CÂU TRUYỆN CUỐI TUẦN : Người đàn ông ngồi tù 103 năm vẫn sống trở về

Khi b kết án tù 103 năm vào cui thế k 19, chc ông Golley không bao gi nghĩ mình sng đến ngày được th. Nhưng điu kỳ l đó đã xy ra.

Trong kỷ lục Guiness, người sống thọ nhất thế giới cũng chỉ bước qua tuổi 125 với những điều kiện sống được cho là khá hoàn hảo. Tuy nhiên gần đây, trong một cuốn sách mới được xuất bản tại Nga, người đàn ông có tên Golley đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi sống thọ tới 120 tuổi, đặc biệt là trong 103 năm, ông này phải sống sau chấn song của nhà tù vì tội giết người.Cuốn hồi ký gây chấn động
Câu chuyện đặc biệt của ông Golley đã được nhiều người vùng Seberia của Nga biết tới vào năm 1998, khi người đàn ông này ra tù sau 103 năm thụ án. Tuy nhiên, cái tên Golley mãi mãi chỉ gói gọn trong một phạm vi hẹp nếu như vào tháng 9 vừa qua, cuốn sách tự thuật của người đàn ông này không được xuất bản tại Nga. “Đó là một câu chuyện kỳ khôi, một phép lạ mà tôi lần đầu tiên được nghe thấy trong đời”, giám đốc của nhà xuất bản, nơi phát hành cuốn sách của ông Golley, nhận xét. 
Theo như những gì cuốn sách viết, vào năm 1895, cậu trai trẻ Golley 17 tuổi sống cùng gia đình tại vùng Seberia của nước Nga. “Gia đình tôi sống khá bình an với công việc chính là chăn nuôi gia súc trên các thảo nguyên rộng lớn. Ngay từ nhỏ, tôi đã giúp đỡ bố mẹ chăn bò, cừu. Cuộc sống sẽ tiếp tục diễn ra êm đẹp như vậy nếu như không có cái ngày khủng khiếp đó”, ông Golley kể lại.

Ông Golley ngày ra tù.

Đó là một ngày tháng 8 năm 1895. Do con bò của gia đình đi lạc vào trang trại nhà hàng xóm nên chàng thanh niên 17 tuổi Golley đã bị người này mắng té tát. Không những thế, do có mâu thuẫn từ trước nên người hàng xóm đã không trả lại con bò cho gia đình Golley. Tức giận vì hành vi ngang ngược, Golley trong lúc nóng giận đã nổ súng giết chết người hàng xóm. “Bà vợ nhà hàng xóm nói rằng tôi phải trả giá cho tội ác của mình. Để tôi chết thì không đáng nên bà ta đã câu kết với các nhà chức trách địa phương để bắt tôi phải chết trong tù”, Golley kể lại trong cuốn sách. Thế là chàng thanh niên Golley bị tuyên án… 100 năm tù giam. “Người ta tuyên án thế là mong muốn tôi chết dần chết mòn trong tù. Có ai sống được đến 100 tuổi để ngồi tù như tôi đâu. Lúc đó tôi đã nghĩ cuộc đời mình kết thúc từ đây”, Golley bộc bạch. Sau một năm thụ án, Golley đã lên kế hoạch trốn tù, nhưng chỉ một tháng sau đã bị bắt lại, và “được” cộng thêm ba năm nữa, thành 103 năm. Cuộc sống hai thế kỷ trong tù Kể về cuộc sống 103 năm trong tù , Golley nói rằng ông đã sống trong một thế giới hoàn toàn biệt lập mà không hề biết những sự việc thay đổi xung quanh mình. Khi được ra khỏi nhà tù vào năm 1998, ông cứ ngỡ bản thân đang lạc vào một thế giới khác. “Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy máy bay. Lần đầu tiên khi nhìn thấy nó, tôi cứ ngỡ đó là con chim khổng lồ bay lạc phía gần nhà mình. Tôi đã thốt lên rằng sao có một con chim to đến như vậy”. Cũng theo Golley, tất cả những vật dụng của thế giới hiện đại như vô tuyến và máy tính ông cũng chưa bao giờ được nghe tới. Thậm chí, khi đất nước Nga trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, ông cũng không hề hay biết. “Cuộc sống của tôi ở trong tù chỉ là sáng được mở cửa đưa đi lao động. Tối về bị nhốt sau chấn song của trại giam. Tôi không được đọc báo, không được ai thông tin về những diễn biến bên ngoài. Vì thế tôi cũng không biết rằng, bố mẹ mình đã chết trong một cuộc ném bom của phát xít Đức trong thế chiến thứ nhất”, người đàn ông này nghẹn ngào nói. Cuộc sống trong tù của Golley diễn ra vô cùng tẻ nhạt và vô vị. Người đàn ông này đã phải sống một cuộc đời bị cô lập trong một thời gian dài dằng dặc. Golley cho biết rằng, hằng ngày ông chỉ làm bạn với chiếc giường và chiếc ghế duy nhất trong phòng giam mà ông được sở hữu. Trong hơn 100 năm sống trong tù, Golley luôn phải tắm nước lạnh và chưa bao giờ có được một mẩu xà phòng để làm cho cơ thể thơm tho hơn. “Một tuần một lần chúng tôi được dồn vào nhà tắm công cộng để kỳ cọ cơ thể. Đã có đôi lần tôi muốn có một chút xà phòng, nhưng những người lính gác đều quát vào mặt tôi rằng có ai nhìn hay ngửi ông nữa đâu, cần xà phòng làm gì. Những lúc như thế tôi đã nghĩ rằng, tôi sẽ phải chết mục xương trong nhà tù tăm tối này”. Một điều đặc biệt nữa là ông Goolley cũng chưa bao giờ được nhìn thấy phụ nữ từ khi bước chân vào nhà tù năm 1895. Golley cho biết, nhà tù nơi ông trải qua 103 năm chỉ nhốt các tù nhân nam, tù nhân nữ được giam ở một khu khác. Hơn nữa, sự nghiêm khắc của những người quản giáo đã khiến cho chuỗi ngày dằng dặc phải sống trong tù của ông chưa một giây phút dù ngắn ngủi được ngắm một bóng hồng đi qua. Cũng trong cuốn tự truyện, người đàn ông này viết: “Tôi đã chứng kiến sự ra đi của những người bạn tù cùng lứa tuổi từ cách đây vài chục năm. Có người chết vì bệnh tật, cũng có người chết vì tuổi cao sức yếu. Mặc dù mỗi người chết một cách khác nhau nhưng ai cũng có nguyện vọng trước khi chết được ra khỏi nhà tù một lần. Nhưng chẳng mấy ai thực hiện được điều đó. Được chứng kiến những cái chết cô đơn trong nhà tù như vậy, tôi luôn bảo mình rằng, phải sống đến khi ra khỏi nhà tù này, dù thời gian có dài thế nào đi chăng nữa”. “Bắt đầu lại cuộc đời chưa bao giờ là muộn” Tưởng chừng như nguyện vọng được ra khỏi nhà tù chỉ là chuyện viển vông, tuy nhiên những điều kỳ diệu của cuộc sống vẫn luôn xảy ra. Năm 1998, sau đúng 103 năm thụ án, ông Goolley đã chính thức được ra tù. Vào thời điểm đó ông tròn 120 tuổi. “Đó là một phép lạ mà chính bản thân tôi cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới”, Goolley nói.
Ngày Goolley được trả tự do trở thành một ngày hội lớn của nhà tù nơi ông đã gắn bó phần lớn cuộc đời mình. Nhớ lại ngày đó, ông Goolley bồi hồi: “Trước khi ra tù, tôi đã được đưa đi cắt tóc gọn gàng. Những người quản trại đã góp tiền để mua cho tôi bộ quần áo mới và tặng tôi 50 rúp để bắt đầu cuộc sống mới. Họ nói với tôi rằng, cuộc đời bắt đầu lại chưa bao giờ là muộn và tôi thấy điều đó thật đúng”. Khi được hỏi vì sao vẫn giữ được sức khỏe tốt mặc dù đã 120 tuổi, ông Goolley cho rằng bản thân ông đã phải làm việc chăm chỉ và đều đặn khi ở tù. “Đừng nói rằng cuộc sống trong tù không đem lại cho tôi điều gì tốt đẹp. Chúng tôi ở đây đều phải làm việc và ăn uống theo quy định, vì thế tôi nghĩ rằng tôi đã sống khỏe do được rèn luyện ở trong tù”. Cũng vì sức khỏe còn tốt, nên ngay sau khi ra tù, ông Goolley muốn tìm một công việc phù hợp để có thể tự kiếm tiền nuôi sống bản thân. Trong bữa tiệc nhỏ do chính tay tù nhân làm để chia tay người tù cao tuổi nhất và là người phải sống trong tù lâu nhất, được hỏi có mong muốn gì khi được tự do, ông Goolley đã khiến mọi người phải bật cười vì thái độ thành thật của mình: “Việc đầu tiên tôi muốn làm là được tắm nước nóng, uống một ngụm Vodlka và sẽ cố gắng để lấy vợ”. Theo ông Goolley, cuộc sống mới của ông được bắt đầu với những việc ông đã không thể làm hoặc chưa kịp làm trước khi bước chân vào tù. Ông không ngại nói mình sẽ tìm một người bạn đời ở lứa tuổi gần đất xa trời. Goolley luôn tự tin sẽ có những người phụ nữ thấu hiểu hoàn cảnh đặc biệt của ông và tìm đến ông để chia sẻ. “Tôi chưa từng hẹn hò hay cầm tay bất kỳ cô gái nào trong suốt 120 năm của cuộc đời. Vì thế khi được ra tù, tôi muốn có một người phụ nữ ở bên cạnh mình để bù đắp cho những tháng ngày tù tội của tôi. Tôi nghĩ rằng mình không quá già để có nguyện vọng như thế”, ông Goolley nói. Những người trong gia đình của ông Goolley như bố mẹ và anh chị em đều đã chết trong chiến tranh thế giới thứ nhất, vì thế khi ra tù, người đàn ông này phải sống  một mình. Biết được hoàn cảnh đặc biệt của ông, chính quyền địa phương nơi Goolley từng sinh sống có ý định đưa ông vào trại dưỡng lão, tuy nhiên ông từ chối. Giải thích lý do, Goolley cho biết ông muốn một cuộc sống tự do tự tại, không theo quy định hay khuôn khổ nào nữa. Ông Goolley cũng bày tỏ rằng, chỉ sống tự do thì ông mới có thể thực hiện được những ước muốn trên của mình.

Theo NĐT

 

Obama dùng lá bài Thái Bình Dương để ngáng chân Trung Quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đứng giữa Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, chụp ảnh kỷ niệm cùng các nguyên thủ khác của các nước ASEAN trước khi dự tiệc chiêu đãi tối 18/11/2011 tại Bali, Indonesia.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đứng giữa Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, chụp ảnh kỷ niệm cùng
các nguyên thủ khác của các nước ASEAN trước khi dự tiệc chiêu đãi
tối 18/11/2011 tại Bali, Indonesia. REUTERS/Larry Downing

Bài viết của thông tín viên của nhật báo cánh tả Libération từ Washington hôm nay mang tựa đề « Obama đưa ra lá bài Thái Bình Dương ». Tác giả nhận định, trong chuyến công du châu Á lần này, Tổng thống Mỹ muốn lợi dụng mối quan ngại của các quốc gia trong khu vực trước Trung Quốc, để tăng cường sự hiện diện về kinh tế và quân sự tại đây.

Bài báo mở đầu bằng nhận xét, Hoa Kỳ không chỉ có một « Tổng thống của Thái Bình Dương », mà cả một « thế kỷ Thái Bình Dương » đang mở ra trước mặt. Tại vòng công du tuần này từ Hawaii sang Úc rồi đến Indonesia, ông Barack Obama đã nhấn mạnh ý định sẽ trở lại khu vực có tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ này, đầy hứa hẹn về công ăn việc làm. Vào thời điểm muốn rút chân khỏi Irak và Afghanistan, Hoa Kỳ nay có thể duy trì và thậm chí tăng cường lực lượng tại châu Á – Thái Bình Dương, như đã hứa hẹn trong bài diễn văn tại Quốc hội Úc hôm qua. Tổng thống Mỹ sau đó đã đến Darwin ở miền duyên hải phía bắc nước Úc, để loan báo sẽ đưa đến 250 thủy quân lục chiến. Một con số hãy còn khiêm tốn nhưng sẽ tăng lên, và lại mang tính biểu tượng cao: Darwin từng là căn cứ của tướng MacArthur để tái chinh phục Thái Bình Dương hồi Đệ nhị Thế chiến.

Trong vòng công du trước đây vào tháng 11/2009 đi thăm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, ông Obama đã tự cho mình là « Tổng thống Mỹ đầu tiên của Thái Bình Dương », do ông sinh ra ở Hawaii và lớn lên ở Indonesia. Lần này, các cố vấn của ông nói đến một thời điểm quyết định, khi Hoa Kỳ sẽ dịch chuyển từ Trung Đông sang Viễn Đông. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhắc nhở, thế kỷ 21 sẽ là « thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ ».

Theo Le Monde, sở dĩ đối với ông Obama, châu Á đã trở nên quan trọng hơn, đó là vì thế mạnh đang lên của Bắc Kinh, và đây cũng là mục đích chính của chuyến công du. Tuy không đến Trung Quốc, nhưng ông Obama đã gặp ông Hồ Cẩm Đào tại hội nghị thượng đỉnh APEC, để nhắc nhở Bắc Kinh nên xử sự « một cách người lớn » và « tôn trọng các nguyên tắc » của thương mại quốc tế.

Nicholas Consonery, nhà phân tích của Eurasia nhận xét : « Những gì đã thay đổi với chính quyền Obama, đó là sự cất cánh của Trung Quốc khiến nhiều nước trong khu vực yêu cầu có sự hiện diện của Mỹ để làm đối trọng ». Tại hội nghị APEC, ông Obama đã xúc tiến dự án Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhằm lập ra một khu vực tự do mậu dịch. Ngoài Hoa Kỳ, các nước tham gia là Úc, Niu Dilân, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Brunei, Chilê, Peru, bên cạnh đó Nhật Bản, Mehico và Canada cũng tỏ ra rất quan tâm.

Nhưng Trung Quốc, vốn muốn phát triển một không gian thương mại thuần Á chung quanh ASEAN, thì lại vắng bóng. Giáo sư Aaron Friedberg của trường Princeton ghi nhận : « TPP được xây dựng trong bối cảnh có sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ…Động cơ chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á khi tham gia TPP là vì không muốn bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc ».

Sự kiện ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, cũng là đã dẫm chân lên quyền lợi của Bắc Kinh. Nhà phân tích Richard Cronin của trung tâm Stimson giải thích: « Ban đầu thì Trung Quốc muốn thúc đẩy các cuộc hội nghị thượng đỉnh này vì muốn đóng vai trò lãnh đạo. Từ lúc mà các thành viên muốn mời thêm Hoa Kỳ tham dự, Trung Quốc cảm thấy không có mấy lợi ích nữa… ».

Tuy vậy nhiều chuyên gia lại tỏ ra không mấy đồng tình về việc Hoa Kỳ đang chuyển hướng từ Trung Đông sang châu Á. Một số nhắc nhở, Barack Obama không thực sự là « Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên » của Mỹ, vì John F.Kennedy hay George Bush cha cũng đã từng tham gia Đệ nhị Thế chiến, còn William Taft (Tổng thống Mỹ 1909 – 1913) từng là Thống đốc Philippines.

Bài xã luận của tờ Washington Post cho rằng « Chuyển hướng sang châu Á không làm mất đi những đe dọa về an ninh đối với Mỹ tại Cận Đông ». Tờ báo nhấn mạnh, « Mùa xuân Ả Rập » mở ra « những cơ hội lớn » cho ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo Richard Cronin thì « Dù vậy, không phải là phóng đại khi dùng chữ bước ngoặt. Khi ông Bush tiến hành cuộc chiến Irak, người ta cứ nghĩ sẽ mở ra được những căn cứ chiến lược tại một nước láng giềng của các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Rõ ràng là điều đó đã không xảy ra, tương lai của Hoa Kỳ không nằm ở khu vực này. Điều này mở ra các khả năng để đầu tư cho châu Á ».

@ RFI

Ba – Tư đại chiến (phần 1)

Trềnh A Sáng

Nhìn về hai phía Nguồn Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images

DCVOnline: Trở lại với độc giả DCVOnline, Trềnh A Sáng tiếp tục phơi bày những màn đấu đá hậu trường của các thế lực tối cao trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam cùng các đối tượng được lôi kéo vào để phục vụ cho những cuộc thanh toán lẫn nhau này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những nhận định về bản chất của những màn đấu đá này cũng như có hay không tác động đến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Bài này không nói về một cuộc chiến tranh nào đó ở xứ Persia (Ba Tư) mà bàn về những màn đấu đá liên miên giữa hai lãnh đạo nằm trong bộ tứ trụ của Việt Nam: Ba Dũng và Tư Sang.
Ngay trong giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình làng nội các mới giữa mùa hè 2011, nhà báo Huy Đức viết:
“Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ.”

Huy Đức quả là một phù thủy chính luận. Chỉ với hai câu, ông đã nói trúng chóc một điểm yếu (cũng có thể là thế mạnh) của ông Ba Dũng: Thủ tướng không sử dụng được người trí thức.
Không chơi với trí thức ở một mặt nào đó được coi là điểm yếu. Nhưng mặt khác, thực tế ông Dũng đang rất thành công trong việc thao túng công an, quân đội, doanh giới để phục vụ cho cơ đồ quyền lực của mình, cho thấy ông không có nhu cầu cậy đến những kẻ dài lưng tốn vải. Chơi với đám chữ nghĩa rất phiền, vì chúng nhiều chuyện và dễ phản trắc. Công an, quân đội có súng, có đất, có máy ghi âm, quay phim, có dùi cui, roi điện… lợi hại hơn nhiều.
Đặc điểm này của Ba Dũng rất khác với đối thủ chính trị của ông – Tư Sang.
Sau khi rời Sài Gòn để nắm các vị trí chủ chốt (nhưng hạng hai) ở Trung ương Đảng, ông Tư Sang một mặt xây dựng hệ thống sân sau gồm các tập đoàn kinh tế hùng mạnh, mặt khác sử dụng và lợi dụng giới trí thức – gián tiếp hoặc trực tiếp – để tiêu diệt các đối thủ chính trị cũng như củng cố hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo quyền lực, cấp tiến trong một hệ thống Đảng đang ngày một trì trệ vì cơ chế cán bộ phi khoa học, không trọng người tài.
Nếu như Ba Dũng nhận thấy quân đội, công an, doanh giới như là những công cụ đầy sức mạnh thì Tư Sang, ngoài việc “làm kinh tế” để có được lực lượng, đã coi giới trí thức như một vũ khí đắc lực cho mưu đồ của mình.
Trực tiếp, ông Sang sử dụng ngay đội ngũ báo chí vốn là công cụ hiển nhiên của Đảng, hay chính xác hơn, là công cụ của những Đảng viên thượng đỉnh như ông. Gián tiếp, ông dùng các biện pháp rò rỉ tin tức cho cộng đồng mạng, những trí thức ít có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin chính thức từ đội ngũ cấp cao của Đảng nhưng lại rất dễ dàng tin vào các thông tin có tín chất chống lại một “ai đó” trong chính quyền. “Ai đó” càng có giá trị hơn nếu nằm trong Bộ Chính trị. Nếu “ai đó” là Ba Dũng thì càng hay. Chứ sao?
Ông Sang, từ vị trí Thường trực Ban Bí thư, đã tận dụng “quyền miễn trừ” của Đảng, để tấn công Ba Dũng trên mặt trận báo chí chính thống và ngoài chính thống. Trong khi mà bộ máy chính trị của Việt Nam ngày càng trở nên thiếu hiệu quả, nhất là trong thời buổi kinh tế nhiều biến động như hiện nay, thì việc phê phán chính quyền bùng lên như một phản xạ tự nhiên, một khát vọng cháy bỏng, như cách thức để người ta giải tỏa ẩn ức trong lòng; như là một que diêm được vứt vào khu rừng khô vậy. Và trong khi Đảng là một khái niệm bất khả xâm phạm (đối với báo chí lề phải), thì những bộ phận khác trong chính quyền, chẳng hạn Chính phủ, đã trở thành nơi để người ta trút giận. Tư Sang đã tận dụng triệt để thực tế này để hạ Ba Dũng.

Cách đây vài năm, khi vụ bauxite Tây Nguyên trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, qua các trang mạng, người ta đã dễ dàng bắt gặp hình ảnh một Thủ tướng Dũng thân Tàu, “nhận 150 triệu USD từ Tàu” để thông qua dự án; người ta cũng bắt gặp một Ba Dũng với chú con rể Henry Bảo Hoàng thao túng đầu tư tại Việt Nam bằng những dự án thâm thâm u u.

Trên mạng, người ta dễ dàng chửi “Dũng và Mạnh bán nước”. Còn Tư Sang, ở vào vị trí Thường trực Ban Bí thư, có Nông Đức Mạnh hứng mũi dùi từ “lề trái” giùm, đã tìm thấy một nơi trú ngụ an toàn, để từ đó tiếp tục tung ra các đòn độc triệt hạ đối thủ chính trị. Còn báo chí “lề phải” thì, chửi gần chửi xa chẳng qua chửi Dũng, đâu có dám đụng trực diện vào Đảng, mà Tư Sang đang nắm vai trò Thường trực Ban Bí thư.
Vụ Posco Vân Phong, ký rồi lại hoãn, hoãn rồi lại ký năm nào cũng là màn đối chưởng giữa hai cao thủ võ lâm: Tư Sang và Ba Dũng. Ba Dũng ký thì Tư Sang chống, đến khi Tư Sang ừ thì Ba Dũng chặn. Luôn luôn vậy, ngay trong nội bộ Bộ Chính trị, sự đối đầu cứ chan chát, nhưng cũng có lúc hai bên tìm đến giải pháp thỏa hiệp.
Cuộc chiến càng trở nên cam go hơn với Ba Dũng khi các vụ Vinashin, đường sắt cao tốc được phe Tư Sang tung ra, vừa trên mặt trận báo chí chính thống, vừa trên các trang mạng “lề trái”. Trên nghị trường Quốc hội, vài ông nghị hoặc giả có chút tâm huyết, hoặc giả là người của Tư Sang, đứng lên chửi Ba Dũng chan chát. Có ông, ăn phải gan cóc tía, còn đòi lập ủy ban điều tra Ba Dũng.
Viên cựu quân nhân đến từ vùng U Minh tối tăm mặt mũi trong một cuộc chiến mà Tư Sang đã tận dụng rất tốt các mũi tên bọc chữ, tức giới trí thức. Những người trí thức, một số rất ít biết được bản chất của vấn đề và là công cụ chính thức của Tư Sang, còn đại đa số chỉ vô tư tấn công Ba Dũng như là một cách xả hết giận dữ vào cái chính thể mà họ chán ghét, hay trần tục hơn, để trở thành một ngôi sao bất đồng chính kiến.
Kết quả là, Ba Dũng, Nông Đức Mạnh đã được vẽ chân dung là những kẻ thân Tàu, bán nước, còn Tư Sang và một nhân vật đậm chất giải trí bưng biền – Nguyễn Minh Triết – trở thành những niềm hy vọng le lói còn sót lại cho những ai nặng lòng với Tổ quốc.
Ngay cả một trang blog nổi tiếng chống chế độ là Change We Need thời đó cũng từng viết: “Trong BCT (Bộ Chính trị – NV) chỉ có 3 người tỏ rõ quan điểm phản đối những “vấn đề Trung Quốc” trong sự kiện bô-xít Tây Nguyên là ông Triết, ông Sang và ông Trương Vĩnh Trọng; trong khi đó phía ủng hộ lại đến 5 người: ông Mạnh, ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hồ Đức Việt và ông Tô Huy Rứa; 7 người còn lại thì không bày tỏ quan điểm rõ ràng”.
Một hình ảnh Tư Sang rất đẹp đẽ đã được hình thành, kể cả trong mắt dân “lề trái”.
Đó là trên truyền thông, cả lề trái lẫn lề phải. Còn trong thực tế chính trường, Ba Dũng còn nhận được những đòn đau đớn hơn nhiều.
Đại hội Đảng lần 9 tại Tp. HCM, một sự kiện quan trọng trước Đại hội Đảng toàn quốc lần XI vừa qua, con trai của Ba Dũng là Nguyễn Thanh Nghị – lãnh đạo một trường đại học lớn và nay vừa mới đi vào lịch sử với tư cách là vị thứ trưởng trẻ nhất của nước Việt Nam thống nhất – chỉ nhận được 17/400 phiếu bầu thành ủy viên. Tất nhiên tại nơi thành trì của Tư Sang, con trai Ba Dũng nhận quả đắng là điều dễ hiểu.
Điều đáng nói là, ngay sau đó, trong cuộc bỏ phiếu đặc cách tại Bộ Chính trị cho khả năng Nguyễn Thanh Nghị trở thành Ủy viên trung ương dự khuyết, con trai ngài thủ tướng cũng chỉ được 2/15 phiếu bầu. Tất nhiên, một phiếu là của “phụ hoàng”, nhưng phiếu còn lại của ai? Còn ai trồng khoai đất này nữa! Đó chính là Lê Hồng Anh, lãnh đạo lực lượng công an. Tới thời điểm này, Tư Sang dường như đã khuynh loát được chính trường Việt Nam.
Nhưng chưa đâu, từ từ cháo mới nhừ. Phe Tư Sang hãy đợi đấy. Ba Dũng có thể là một y tá, một sĩ quan quèn trong lực lượng bộ đội địa phương khu vực Kiên Giang – Cà Mau, nhưng trên chính trường, ông ta là một vị tướng có tài hô phong hoán vũ.
Một cuộc phản công mãnh liệt được tung ra, với nòng cốt là lực lượng của công an và quân đội. Những sân sau của Tư Sang, Sáu Phong ở Bình Dương và Sài Gòn, từ Tập đoàn Tân Tạo tới Phương Trang, bị một trận tơi bời. Song song đó là các áp phe chính trị – trong đó có việc cơ cấu ghế cho con em, đồng minh của các cán bộ cấp cao để tạo thêm vây cánh – được phe Ba Dũng thực hiện ráo riết.
Những nhân vật gần đây vốn lừng khừng, đã ngã về phe Ba Dũng theo sau những đảm bảo về cơ cấu nhân sự. Các chiến dịch “bão táp sa mạc” đã giúp phe Ba Dũng giành lại thế thượng phong trên chính trường. Ngoạn mục và chớp nhoáng. Ngay cả Tổng bí thư Nông Đức Mạnh rốt cuộc cũng dành lá phiếu cho Ba Dũng, sau khi cậu quý tử Nông Quốc Tuấn đã tìm được bến đỗ khá khẩm ở một tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.

Trái: Khi gà đá được gắn thêm … cựa sắt. Phải: Gà Ủy viên dự khuyết, tân thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị. Nguồn: DCVOnline tổng hợp


Lúc bấy giờ, phe Tư Sang và cả những đồng minh nhất thời của ông như Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt… đều khốn đốn. Hội nghị 13 vào đầu tháng 10.2010 đã chứng kiến một sự “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” của phe Ba Dũng. Hồ Đức Việt bắt đầu bị “out” từ đây. Nguyễn Văn Chi chuẩn bị về hưu, nhưng bi kịch hơn, những toan tính của ông Chi cho cậu quý tử Nguyễn Xuân Anh – cụ thể là một ghế Ủy viên dự khuyết ở Trung ương – cũng dần nhạt nhòa.
Tới hội nghị 14, cuộc chiến phân phối ghế vẫn nghiêng về phe Ba Dũng, trong khi phe Sang, Chi bị đẩy lùi tới miệng vực, người thì chuẩn bị nhận quyết định về hưu, như Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Nguyễn Minh Triết; người thì vẫn còn cơ hội ở lại nhưng với một viễn cảnh bị cô lập ở Bộ Chính trị, như Tư Sang.
Các bậc phụ huynh là vậy, con đường hoạn lộ của lớp quý tử cũng bị tác động theo những chiều hướng này. Nguyễn Xuân Anh dường như không còn mơ tới ghế Ủy viên Trung ương dự khuyết, tức là có thể đành chấp nhận một ghế nào đó ở Đà Nẵng mà thôi, đừng mơ tới viễn cảnh dăm ba năm nữa đáp chuyên cơ xuống Hà thành.

Trong khi đó, Nguyễn Thanh Nghị từ chỗ tả tơi ở Sài Gòn và trong cuộc họp kín của Bộ Chính trị như đã nói ở trên, giờ đây dưới sự nâng đỡ của cha và các đồng minh của cha, đang lên như diều gặp gió. Một ghế Ủy viên dự khuyết Trung ương đã chờ sẵn, một ghế thứ trưởng cũng đã xong, sau đó nữa thì sẽ là các bậc thang danh vọng theo con đường hoạn lộ mà phụ huynh Ba Dũng đã thiết kế sẵn, tất nhiên là với điều kiện Đảng còn.
Vũ khí của Tư Sang – đám báo chí tay sai lề phải – đến giờ phút này đã không còn sử dụng được nữa. Một bộ phận bị lực lượng công an của Ba Dũng khống chế, như Tâm Chánh ở Sài Gòn Tiếp Thị, Công Huynh ở Tiền Phong; một bộ phận khác thì lui về với phương sách an toàn là bạn.

© DCVOnline

Ba – Tư đại chiến (phần 2)

Trềnh A SángBa – Tư đại chiến (phần 2): Người dân Việt Nam được gì?Vào thời điểm xung quanh Đại hội, các nhà báo nắm vai trò chủ chốt ở các tòa soạn luôn phải thuộc nằm lòng một điều: không đụng gì tới chính sách kinh tế của chính phủ, khác rất xa với các màn đánh đấm mà báo chí được “tự do” thi triển trước đó không lâu.Cũng phải kể đến một nguyên tắc mà dân làm báo phải thuộc nằm lòng ở Việt Nam, và Ba Dũng cũng hiểu rất rõ, đó là trước thềm mỗi Đại hội Đảng, báo chí không được đề cập quá nhiều đến chuyện tiêu cực của chính quyền. Cho nên, dù Tư Sang vẫn đích thân hoặc cho tay chân đi úy lạo các đầu mối báo chí, nhưng những mũi tên bọc chữ đã không thể phát huy tác dụng trong hoàn cảnh này.

Lép vế, nhưng phe Tư Sang vẫn cầm cự dai dẳng với những cú đâm ở hậu trường, chủ yếu nhằm vào chính sách kinh tế và phong độ tả tơi của các tập đoàn trong nhiệm kỳ vừa qua của Ba Dũng. Trong các cuộc họp kín của Bộ Chính trị, đã không ít lần Tư Sang và Nguyễn Văn Chi lật bài ngửa, quăng hồ sơ chống lại phe Ba Dũng lên bàn kèm theo những điều kiện thỏa hiệp. Cho nên rốt cuộc đã phải tiến hành thêm một cái hội nghị nữa: Hội nghị 15, trước khai mạc Đại hội XI chỉ có hai ngày!

Ai cũng biết cái hội nghị này, cũng như hai cái 13 và 14, có trọng tâm là nhân sự. Chính ông Mạnh cũng đã nói điều đó, rằng “tại Hội nghị Trung ương 15 lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét và quyết định các nội dung: giới thiệu bổ sung nhân sự Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XI…”.

Nhìn từ bên ngoài

Đây là lúc chốt lại những thỏa hiệp cuối cùng. Và rốt cuộc thì mọi việc diễn ra như chúng ta đã biết. Ba Dũng cài cắm người vào hết các chức vụ quan trọng, rải đều từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, anh Ba Kiên Giang rốt cuộc cũng phải có một số nhượng bộ cho ông Chi và ông Sang. Đồng chí Trương Tấn Sang của chúng ta – tức Tư Sang – được trao một chiếc ghế mà theo truyền thống là có ít quyền lực nhất trong tứ trụ – chủ tịch nước.

Nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Tôi nhớ ông giáo sư Carl Thayer người Úc từng nhận định, đại ý rằng trong chính trường Việt Nam hiện tại thì chỉ có Tư Sang mới may ra kiềm chế được Ba Dũng. Quả đúng như vậy. Như kiểu Tào Tháo nói với Lưu Bị thuở xưa, rằng trong gầm trời này chỉ có Lưu Huyền Đức huynh và Tào Mạnh Đức đệ là anh hùng.

Khi vừa ngồi yên trên chiếc ghế chủ tịch nước, ông Tư Sang lập tức biến vị trí chủ tịch nước vốn là nơi ngồi chơi xơi nước như thời Trần Đức Lương, hay là nơi tấu hài như thời Nguyễn Minh Triết, trở thành một chiếc ghế quyền lực như thời Lê Đức Anh. Vào tay cao thủ thì lá cỏ mong manh cũng có thể thành vũ khí, một thành trì nhỏ cùng dăm ngàn quân sĩ ở Tân Dã cũng được Lưu Bị biến thành nơi phát khởi của một đội quân hùng mạnh. Tư Sang chính là Lưu Bị thời nay. Một chính trị gia kỳ tài hay là một kẻ bụng dạ hiểm sâu, tùy góc nhìn của người phán xét.

Nhưng khác với đại tướng Lê Đức Anh, vốn chỉ giỏi đánh đấm nơi hậu trường, ông Sang tỏ ra là một chính khách giỏi cả đối nội (kể cả đối đầu) lẫn đối ngoại. Ông đã xây dựng cho mình hình ảnh một nguyên thủ năng động, lo cho dân cho nước, và đặc biệt là có hơi hướm “chống Tàu” (như đã nói ở phần đầu). Ông Sang đã bắt đầu củng cố uy tín bằng các chuyến công du trong và ngoài nước, bằng những phát biểu ồn ào ngay khi ngồi chưa ấm chỗ.

Khác hẳn với người tiền nhiệm Sáu Phong đầy chất “u-mua” bưng biền, Tư Sang mạnh mẽ hơn, chính trị hơn, nên dễ lấy lòng đám trí thức hơn. Một vài chuyến công du, một vài phát biểu về hợp tác với Ấn Độ, Philippines khiến đám trí thức “chống Tàu” nức dạ. Ồ, mạnh mẽ quá! Một lãnh đạo Việt Nam phải cương như thế chứ!

Trên mạng, đã thấy không ít nhân sĩ trí thức trầm trồ: “Anh Tư hay quá!”, “Hoan hô anh Tư!”. Dân trí thức Việt Nam, dù là hô hào dân chủ hay chống Tàu kịch liệt, thì rốt cuộc cũng chỉ là những kẻ mang nặng tư tưởng Nho giáo, tôn sùng lãnh đạo một cách ngu ngốc mà thôi.

Trên mặt trận công khai là vậy, còn phía sau cánh gà, Tư Sang bắt đầu sử dụng lại các chiêu thức cũ, một mặt chỉ đạo đám nhà báo tay chân viết bài tấn công phe Ba Dũng, một mặt rò rỉ thông tin cho những cây bút tự do trên mạng chửi ông Ba Rạch Giá và nội các của ông ta. Một số cây bút tự do gạo cội, sau thời gian dài núp bóng trùng với giai đoạn tả tơi của Tư Sang, giờ lại hồi sinh bằng các bài viết tấn công trực diện vào Ba Dũng và các đồng minh.

Cuộc chiến ở hiệp hai coi bộ gay cấn không kém ở hiệp một, khi Ba Dũng bắt chước được một vài chiêu thức của Tư Sang, mượn dăm tờ báo của người cao tuổi, cựu chiến binh tấn công một nữ dân biểu và là chủ một mạng lưới kinh tế sân sau của Tư Sang.

Nhưng khác với Tư Sang vốn là một Lưu Bị trong việc dùng người trí thức, Ba Dũng chỉ là một gã võ biền. Ngay cả khi sử dụng báo chí để đánh đối thủ, ông Dũng vẫn quen với cách đánh đấm vốn là đặc trưng của công an, quân đội. Nếu như khi Tư Sang đánh Ba Dũng, vụ Vinashin, vụ lạm phát…, báo chí có những bài phân tích có thể coi là khá sâu sắc; thì giờ đây, khi Ba Dũng đánh Tư Sang, những cây bút phường chợ búa đã được huy động, với những ngôn từ tương tự như báo Công An Nhân Dân đánh “bọn phản động”.

Nếu như ở nhiệm kỳ trước, người ta thấy Tư Sang luôn chú trọng đánh vào hậu phương của Ba Dũng – tức là những tập đoàn kinh tế do ông thủ tướng chống lưng, thì ở nhiệm kỳ mới, người ta thấy Ba Dũng dùng chính chiêu thức của Tư Sang để đánh Tư Sang. Mượn mấy tờ báo người già để đánh bà Đặng Thị Hoàng Yến chỉ là một trong rất nhiều đòn mà Ba Dũng đã học được từ Tư Sang trong chiến dịch đánh vào hậu phương của đối thủ chính trị.

Trong thời gian gần đây, một loạt dự án lớn của tập đoàn Tân Tạo đã bị rút giấy phép, chẳng hạn các dự án đảo nhân tạo Hải Âu, khu đô thị – công nghiệp chất lượng cao và dự án khai thác mỏ đá Hòn Sóc đều ở Kiên Giang, quê hương của anh Ba Dũng. Ai cũng biết Tân Tạo vốn là sân sau của Tư Sang, mỗi một thành công của tập đoàn này đều có dấu ấn của Tư Sang, mỗi một sự kiện của Tân Tạo thì Tư Sang cũng đều tham dự để “pi-a”. Trong chuyến thăm Đại học Tân Tạo hồi Tết Kỷ Sửu, ông Sang, khi đó là thường trực Ban Bí thư, nói rằng trường này sẽ sớm đạt chuẩn quốc tế, vào top ASEAN, sau đó là Châu Á và thế giới.

Tân Tạo là “hổ tướng” của Tư Sang. Nên chi việc Ba Dũng cho báo Cựu Chiến Binh và Người Cao Tuổi đánh thẳng vào Tân Tạo cũng giống như Tôn Quyền cử Lã Mông đi tiêu diệt Quan Vân Trường vậy.

Phong độ chói sáng của Tư Sang trên chính trường ở đầu hiệp hai là một bất ngờ lớn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cho nên anh Ba Rạch Giá đã vội vã sử dụng chiêu thức cũ của Tư Sang để triệt hạ đối thủ: đó là đánh vào các tập đoàn sân sau.

Trận đấu mới tới phút 60, vẫn còn dài và sẽ còn nhiều gay cấn. Quý vị hãy bình tâm theo dõi.

Nhưng đến đây, có một câu hỏi cần được trả lời, đó là: những màn đấu đá thượng đỉnh nơi kinh kỳ sẽ ảnh hưởng gì tới vận mệnh đất nước, vận mệnh đảng Cộng sản, tới cuộc sống của người dân Việt?

Tất nhiên, trong các cuộc đấu ấy, bất luận Ba Dũng hay Tư Sang thắng thì chính trị Việt Nam vẫn không vì thế mà tốt lên. Tư Sang tốt hơn Ba Dũng và khi Tư Sang lãnh đạo thì đất nước sẽ tốt hơn, Việt Nam sẽ cứng hơn với Trung Quốc ư? Câu trả lời chắc chắn là không. Về mặt con người, Tư Sang không chắc tốt hay xấu hơn Ba Dũng. Nhưng cái cơ chế chính trị này buộc họ phải xấu như nhau.

Các vụ phanh phui Vinashin, Tân Tạo… được các đối thủ chính trị, ở đây là Tư Sang và Ba Dũng, tung ra để triệt hạ lẫn nhau, chứ không vì lợi ích quốc gia. Một khi cuộc chiến đến lúc cần phải thỏa hiệp, thì họ sẽ ngồi vào bàn. Chiếc bánh quyền lực sẽ lại được chia theo tỉ lệ mới.

Phố nghèo Hanoi

Nhưng bất luận tỉ lệ nào, người dân luôn không có phần ở đó. “Bên nào thắng thì nhân dân đều bại”, nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế khi nghĩ về chiến tranh với hình thức nguyên thủy là súng đạn trên chiến trường. Còn ở Việt Nam, cuộc chiến quyền lực đỉnh cao không cần đến súng đạn, nhưng hậu quả vẫn giáng xuống đầu người dân một cách trầm trọng.

Tuy thế, những cuộc đấu đá nội bộ này cũng có mặt tích cực cho đại cuộc. Trước mắt, nhờ Tư Sang đánh Ba Dũng mà chúng ta mới biết đến một Vinashin nợ đầm nợ đìa, mới thấy một dự án tàu lửa cao tốc bị dừng lại… Ở các nước dân chủ phương Tây, các đảng chính trị cạnh tranh với nhau để giành quyền lực. Ở Việt Nam, chỉ có một đảng, nhưng các ông ấy cũng đấu đá lẫn nhau. Đó là một dạng thức vận động để cân bằng quyền lực. Còn về lâu về dài, những cuộc đấu đá này sẽ khiến uy tín của đảng Cộng sản bị xói mòn.

Đảng Cộng sản Liên Xô sau khi Lenin mất đã liên tục chứng kiến những cuộc đụng độ sau cánh gà, những màn triệt hạ lẫn nhau giữa các nhân vật chóp bu. Stalin tống đuổi Trotsky và cuối cùng phang một nhát rìu vào đầu đối thủ. Cuối đời, Stalin cũng thất sủng cố vấn của mình là “Cocktail” Molotov. Đến lượt mình, Nikita Khrushchev đã làm tất cả để tiêu diệt tàn dư của Stalin, từ trùm mật vụ Lavrentiy Beria đến bộ ba Nikolai Bulganin, Vyacheslav Molotov và Lazar Kaganovich. Rồi cuộc chiến quyền lực tiếp diễn và Khrushchev trở thành nạn nhân của nhóm Leonid Brezhnev, Anastas Mikoyan, Vladimir Semichastny và Nikolai Podgorny.

Những cuộc chiến ấy cứ tiếp diễn, như những khối u không ngừng lớn lên, di căn tứ phía trong lòng một cơ thể của gã khổng lồ Liên Xô với vẻ ngoài rất cường tráng. Cho đến một ngày, khối u đó bùng phát ra bằng những tuyên bố của Mikhail Gorbachev cách nay hơn 20 năm.

Câu chuyện ở Việt Nam được dự báo cũng sẽ diễn tiến theo chiều hướng mà Liên Xô từng kinh qua. Nhưng trong kỷ nguyên mà thông tin chạy nhanh bằng tốc độ ánh sáng này, tiến trình di căn của khối u trong lòng Đảng được dự báo là sẽ rất nhanh.

© DCVOnline