KHOA HỌC GIỚI TÍNH : Đàn ông muốn sex, phụ nữ muốn yêu

Khi không hiểu được nguyên tắc và cơ chế khoa học về giới tính, giữa nam giới và phụ nữ không bao giờ đạt đến sự đồng thuận.

Trong mối quan hệ tình yêu nam – nữ, có một số mệnh đề như sau:

– Đàn ông thất vọng với phụ nữ vì họ hiếm khi hoặc không bao giờ chủ động đòi hỏi chuyện ấy

– Phụ nữ thất vọng với đàn ông vì họ luôn muốn quan hệ tình dục

– Phụ nữ đổ lỗi cho đàn ông rằng họ chẳng biết thế nào là yêu đương lãng mạn

– Đàn ông cáo buộc phụ nữ rằng phụ nữ chỉ biết nói về tình yêu mà chẳng làm gì cho nó

Cho dù bạn là đàn ông hay phụ nữ thì cũng nên đọc kỹ những lời khuyên này để biết cách giảm thiểu nỗi thất vọng và quan trọng hơn là thêm hiểu về nửa kia của mình. “Đàn ông muốn sex, phụ nữ muốn yêu”, điều này chẳng có gì sai cả. Nó đơn giản chỉ là một sự khác biệt!

Testosterone sản sinh trong cơ thể kích thích ham muốn tình dục ở con người. Một người nam giới bình thường có thể sản xuất lượng hoóc-môn này nhiều hơn phụ nữ 20 lần. Nói cách khác, cảm giác mà người đàn ông không quan hệ tình dục trong một ngày giống hệt như cảm giác của phụ nữ không làm chuyện ấy trong 20 ngày. Vì vậy, đừng đổ lỗi cho nhau trong chuyện này mà hãy hiểu rằng đó là đặc điểm giới tính quy định.

Sự “thảnh thơi” trong áp lực về chuyện quan hệ tình dục cho phép phụ nữ được kén chọn nhiều hơn người sẽ làm chuyện ấy với mình. Mặc dù vậy thì nhiều khi phụ nữ vẫn lựa chọn sai và phải trả một cái giá quá cao. Nhất là khi không nhận được sự chia sẻ, thương yêu từ phía người đàn ông của mình.

Cũng trên cơ sở chênh lệch lượng hoóc-môn testosterone, đàn ông có xu hướng thích chinh phục, thích số lượng, trong khi phụ nữ thích chất lượng. Đây là lý do giải thích tại sao đàn ông luôn tìm kiếm tình dục và phụ nữ tìm kiếm tình yêu.

Tình yêu với người phụ nữ thể hiện bằng việc người đàn ông của họ đảm bảo cuộc sống gia đình, giúp họ nuôi dạy con cái. Và với phụ nữ, tình dục đạt đỉnh cao khi cả hai người có sự cam kết về tình cảm. Ngược lại, đối với một người đàn ông, tình dục là hành động thể chất giúp giảm bớt áp lực do testosterone gây ra và tích lũy nghiệm. Chỉ sau khi căng thẳng qua đi, một người đàn ông mới cảm nhận được là tình yêu đối với phụ nữ. Trong một số trường hợp, người đàn ông biến mất ngay sau khi họ thỏa mãn ham muốn bởi đó không phải là tình yêu, đó là áp lực testosterone.

Đàn ông yêu thông qua tình dục. Còn phụ nữ quan hệ tình dục thông qua tình yêu. Cả hai quá trình này đều xảy ra một cách vô thức và chúng ta không thể nào nhận biết rõ ràng về chúng. Thực tế đó vẫn tồn tại từ khi xuất hiện loài người đến nay và dù có lúc một trong hai giới tính bất mãn về nhau nhưng cuối cùng đều tìm đến một thỏa hiệp để duy trì nòi giống. Hiểu được sự khác biệt giới tính để mỗi người tự điều chỉnh hành động của mình nhằm mục đích cuối cùng là hạnh phúc gia đình và tình yêu bền vững.

Kha Di

@ngoisao

 

CẬP NHẬT TIN 17-11-11

Một Việt Kiều ở Nhật ủng hộ 100 triệu đồng xây cầu tại Quảng Bình
Ông Ngô Hùng Lâm trao tiền quyên góp cho Đại sứ Nguyễn Phú Bình

Ngày 16/11, ông Ngô Hùng Lâm, một doanh nhân tại Nhật Bản đã trao số tiền trị giá 100 triệu đồng cho ĐSQ Việt Nam tại Nhật Bản để đóng góp cùng Báo Dân trí xây dựng một cây cầu cho trẻ em đi học tại xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Phát biểu tại Lễ tiếp nhận tiền quyên góp, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình đánh giá cao tấm lòng hảo tâm của ông Ngô Hùng Lâm. Đại sứ cho rằng ông Lâm là tấm gương điển hình cho cộng đồng người Việt tại Nhật Bản vừa nỗ lực xây dựng sự nghiệp tại Nhật Bản vừa hết lòng hướng về đất nước.

Ông Ngô Hùng Lâm cho biết, qua Báo Dân trí được biết thông tin các em học sinh ở tỉnh Quảng Bình phải ngày hai buổi bơi qua sông để đến trường, ông đã quyết định đóng góp vào quỹ xây cầu của Báo Dân trí. Quyết định này được cả gia đình hưởng ứng khi 2 người con của ông cũng đóng góp 10% số tiền ủng hộ lần này. Ông Ngô Hùng Lâm chia sẻ:

“Đã là người Việt nam thì phong tục của Việt Nam chúng ta là lá lành đùm lá rách. Lời Bác cũng từng khuyên như thế, phải đùm bọc lẫn nhau mới thành đạt được. Ngày hôm nay cơm ăn áo mặc tôi đã có. Tôi không quên được những cháu gặp tai nạn hay hoàn cảnh nghèo khó ở quê nhà. Tôi bớt một chút lòng của mình để các cháu được ấm lòng. Tôi cũng mong sau này sẽ làm ăn được để có điều kiện giúp đỡ nhiều hơn cho các cháu. Đó là nguyện vọng của tôi.”

Ông Ngô Hùng Lâm là một doanh nhân chuyên kinh doanh siêu thị hoa. Ông đã có nhiều hoạt động hướng về quê hương như tặng quà cho trẻ em nhiễm chất độc da cam, ủng hộ cho Quỹ khuyến học Đèn đom đóm. Ông Lâm đang ấp ủ kế hoạch vận động quyên góp để xây trường học tại các vùng khó khăn ở Việt Nam.

=========================================================

Bill Gates giúp phát triển internet ở VN

Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, gúp đỡ Việt Nam 30 triệu đôla Mỹ để phát triển internet tại vùng thôn quê, theo trang chuyên về công nghệ thông tin The Next Web.
Trang tin này dẫn nguồn báo Thanh Niên nói ngoài khoản tiền tài trợ, Quỹ Bill và Melinda Gates cũng tặng các phần mềm của Microsoft trị giá hơn 3,6 triệu đôla cho sáng kiến trị giá 50 triệu đôla Mỹ của chính phủ Việt Nam nhằm cung cấp các kỹ năng máy tính căn bản và các lợi ích của internet cho 760.000 người.
 Dự án sẽ đem lại hơn 12.000 máy tính kết nối internet tại 1.900 thư viện (65% thư viện trong cả nước) tại 40 tỉnh tụt hậu nhất Việt Nam.
The Next Web nói người Việt Nam tại các địa phương có thể vào internet miễn phí hoặc chỉ phải trả phí bằng 50% mức phí truy cập hiện hành.
Bà Deborah Jacobs, Giám đốc Sáng kiến Thư viện Toàn cầu tại Quỹ Bill & Melinda Gates, được dẫn lời nói dự án này có thể góp phần lớn vào việc giảm khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn.
“Qua dự án thử nghiệm, chúng ta đã thấy sự tiếp cận thông tin và công nghệ có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân ở khắp Việt Nam.
“Chỉ với cam kết lâu dài của Chính phủ Việt Nam và các đối tác khác chúng tôi mới có thể mang lại thay đổi bền vững,” Bà Jacobs nói.
‘Tụt hậu’
The Next Web nói ít khả năng Facebook sẽ nằm trong số các trang người dân nông thôn có thể truy cập vì chính phủ Việt Nam đang chặn trang web này.
Tuy vậy trang web chuyên tin công nghệ thông tin này nói Facebook vẫn là mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam.
The Next Web cũng trích một báo cáo mới đây của Nielsen theo đó rất ít người Việt Nam có máy tính bảng tính theo phần trăm dân số trong khi 25% có máy tính xách tay, notebook hay netbook và 32% có điện thoại kết nối internet.
Các thống kê này cho thấy Việt Nam đứng sau Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Về thời gian sử dụng internet trong tuần, Việt Nam chỉ hơn Indonesia và kém ba nước còn lại.
Việt Nam bị Tổ chức Phóng viên Không Biên giới liệt vào danh sách các nước bị coi là “kẻ thù của internet” và bị các tổ chức nhân quyền lên án vì bỏ tù nhiều công dân mạng.
Tuy nhiên Hà Nội nói số người dùng internet tại Việt Nam liên tục tăng và họ chỉ kết án tù những người vi phạm pháp luật.
======================================

Việt Nam xây dựng Trung tâm vũ trụ

Ông Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ

Tin cho hay Trung tâm vũ trụ đầu tiên của Việt Nam sẽ sớm được khởi công và dự định hoàn tất năm 2018.

Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam là chủ dự án xây dựng tổng kinh phí hơn 600 triệu đôla, với hỗ trợ của Nhật Bản.

Được biết địa điểm đặt trung tâm này là tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

Trung tâm vũ trụ sẽ là nơi nghiên cứu và sản xuất các vệ tinh nhỏ của Việt Nam, phục vụ nhu cầu dự báo thời tiết, quan trắc, thăm dò, thu phát sóng truyền thanh-truyền hình và tìm kiếm cứu nạn. Tại đây sẽ có khoảng 350 chuyên gia và cán bộ làm việc.

Nghiên cứu vũ trụ là ngành mới ở Việt Nam, bản thân Viện Công nghệ Vũ trụ mới được thành lập 5 năm nay.

Tuy nhiên, trước đây với sự bảo trợ của Liên Xô cũ, Việt Nam cũng đã tham gia một số dự án nghiên cứu vũ trụ.

Công dân Việt Nam Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ trên phi thuyền Soyuz 36 của Liên Xô hôm 23/07/1980 và quay về Trái đất 7 ngày sau đó.

Ông Phạm Tuân, phi công quân đội, người sau này được phong chức Trung tướng, được nói khi trên quỹ đạo đã chụp ảnh Việt Nam và tiến hành thí nghiệm trên bèo hoa dâu của Việt Nam.

Sau ông, không có thêm công dân Việt Nam nào thực hiện công việc này.

Năm ngoái, Việt Nam thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam với 13 thành viên, chuyên trách nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ.

Việt Nam cũng đã phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 hồi năm 2008.

 

 

Một gia đình yêu nước bất khuất

Vũ Nhật Khuê

Trước hết, tôi xin cúi đầu tri ân những ân tình mà quý bạn đọc của Dân Làm Báo dành cho gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn. Thử đặt mình vào vị trí bị khủng bố 24/24 bằng đủ thứ hình thức, ngay cả những người hàng xóm tốt bụng cũng e dè, nhưng từ trong nghịch cảnh ấy nhận được nhiều cú điện thoại thăm hỏi từ khắp thế giới quan tâm thăm hỏi thì tinh thần của quý vị sẽ như thế nào?

Trước khi đi vào những “chuyện bây giờ mới kể” về gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, được sự cho phép trong chừng mực của những người thân của nhà văn yêu nước, chúng tôi qua diễn đàn này xin công bố vài điều về những thông tin cần thiết mà chúng tôi hứa sẽ cung cấp cho quý vị.

Liên lạc gia đình nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn theo địa chỉ như sau:

HUỲNH THỊ HƯỜNG
HUỲNH THỊ THU HỒNG
Hùynh Ngọc Tuấn
Đội 1, Thôn Phú Quý, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Điện thọai bàn: 0510 – 3 85 87 36
Đi động của chị THU HỒNG: 0122 544 0382
Email: quangda1959@gmail.com

Về thông tin số tài khoản của chị Thu Hồng như sau:

HUỲNH THỊ THU HỒNG
Tài khoản số: 2727. 2799. 0376. 4890
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Agribank Chi nhánh Quảng Nam

*

Nếu tên của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn thì tôi viết thường nhưng tên của chị HƯỜNG và chị THU HỒNG thì phải viết hoa. Bởi vì hai chị gần như suốt “thời con gái đã qua” của mình đã dành trọn cho gia đình khổ nhọc của một nhà văn yêu nước tha thiết. Hai chị, hết chạy đầu này kiếm tiền, chạy đầu kia mượn gạo nuôi 3 đứa cháu mồ côi nheo nhóc, thì lại tất tả xuôi các chuyến xe đò ra Bắc đi nuôi tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn. Giờ đây các cháu khôn lớn nhưng vẫn chưa yên mỗi khi có “khủng bố đến” thì chính hai người phụ nữ miền biển này ra đương đầu. Cũng nhờ chị THU HỒNG đấu tranh dữ dằn mới có đoạn phim ngắn về đàn áp gia đình này lưu truyền trên internet. Hai người phụ nữ đã can trường giữa một bầy quỹ dữ để bảo vệ anh trai ốm yếu và 3 đứa cháu tội nghiệp.

Hiện 4 cha con anh Huỳnh Ngọc Tuấn ở chung nhà bà mẹ già 85 tuổi cùng 2 cô em gái can trường. Bà cụ 85 tuổi thường xuyên bị chứng tâm thần phân liệt hành hạ có lẽ vì chứng kiến nhiều khổ đau bất công đến với con cháu của mình. Gánh nặng gia đình 7 người hằn sâu trên những đôi quang gánh tần tảo của chị HƯỜNG và chị THU HỒNG. Khánh Vy dạy tiếng Anh cho đám trẻ trong xóm (thường thì bà con thương tình dẫn con cháu đến nhờ Khánh Vy dạy) cũng chỉ đủ trang trải việc học của cá nhân em. Còn tiền học của Thục Vy, Trọng Hiếu, tiền thuốc men cho bà cụ, tiền thuốc cho anh Tuấn, ăn uống, phải không này nọ là do hai chị Hường và Thu Hồng lo liệu tất cả.

Những ngày qua thì nhiều lúc liên lạc với gia đình nhà văn phải qua gián tiếp những người thân. Điện thoại bàn nhiều khi “rớt mạng” khó hiểu. Xung quanh xóm của nhà văn cũng có nhiều tiệm internet nhưng gia đình anh Tuấn mà vào tiệm nào chưa kịp ngồi thì tiệm internet đó bị lập biên bản. Vì tình nghĩa xóm giềng và miếng cơm của họ nên gia đình anh Huỳnh Ngọc Tuấn coi như tự “quản chế” mình. Tình trạng theo như tâm sự của nhà văn là tù bí mật. Nhà văn chia xẻ nỗi niềm thèm khát vào internet để chỉ đọc email của bạn bè như cá thèm nước.

Thục Vy đi lễ nhà thờ với bạn trai thì cũng có vài “người quen” bám theo “bảo vệ”. Xung quanh gia đình nhà văn thì hoàn toàn không có người LẠ mà chỉ có những người từ quen quen tới quen thuộc theo dõi canh chừng.

Muốn liên lạc với nhà văn thì tôi phải “quá giang” qua người bạn cũng ở Tam Phú giúp đỡ để chúng tôi “kết nối”. Nghe giọng của anh có vẻ bị ốm nhưng anh Tuấn nói về những người bạn tù chính trị của anh nhiều hơn. Anh kể về người anh hùng Trương Văn Sương với nhiều kỷ niệm đẹp. Anh hùng Trương Văn Sương thì lớn tuổi hơn nhà văn nhưng theo nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn thì “Chú Sương khỏe lắm em à hay giúp đỡ và nhường nhịn cho các anh em tù chính trị”. Cái chết của anh hùng Trương Văn Sương theo nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn là có nhiều ẩn khuất và khó hiểu.

Nhà văn khẳng định là hiện nay anh không thuộc bất cứ một đảng phái chính trị nào. Anh muốn cho ngòi bút của mình trung lập. Nhắc đến 3 đứa con của mình thì anh Tuấn hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn cá nhân của các cháu. Dường như anh tự hào về 2 cháng rễ tương lai của mình lắm. Anh không bi quan cho số phận của mình mà lo lắng cho các con của anh nhiều hơn. Anh cũng muốn gởi lời cám ơn đến tất cả quý độc giả đã quan tâm đến gia đình của anh trong thời gian qua.

Kính thưa quý bạn đọc xa gần!

Khi nhà cầm quyền ra tay đàn áp gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn thì sự quan tâm của quý vị như là câu trả lời cho hành động bất chấp pháp luật và đạo lý như họ từng quen làm. Chúng ta hãy hành động trong khả năng của mình để chứng tỏ cho bạo quyền thấy là chính nghĩa vẫn còn và công lý cần phải được tôn trọng. Hãy cùng thắp lên một ngọn nến về niềm tin để tình yêu lan tỏa đến những nơi băng giá. Bắt đầu từ những việc rất nhỏ: email thăm hỏi, nhắn tin, điện thọai không chỉ cho gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn mà còn nhiều gia đình khác như anh Điều Cày, anh Bà Sài Gòn, Nguyễn Tiến Trung, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, chị Phạm Thanh Nghiên, nhà giáo Phạm Minh Hoàng, anh Vi Đức Hồi, gia đình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ…

Chúng tôi biết là nhiều đảng viên âm thầm vào đây xem và nhiều cán bộ tỉnh Quảng Nam cũng vào đây theo dõi tin tức. Cũng nhân đây xin nhắc chuyện vừa rồi một Hội Thánh Bap Tít gần nhà anh Tuấn tại Thôn Phú Quý, xã Tam Phú, Tam Kỳ cũng bị một đám “quần chúng tự phát, chúng tự phát quần” đến vây đánh làm bị thương nhiều người đang cầu nguyện. Cùng với chuyện xây tượng đài hơn 410 tỷ VND thì Tam Kỳ nổi lên như một địa danh đầy tai tiếng. Đừng biến Tam Kỳ thành cái hố rác cho người phỉ nhổ là nơi chỉ có: KỲ CỤC-KỲ QUÁI-KỲ QUẶC.

@Danlambao

Sức lan tỏa vụ kiện Vinashin ‘sẽ rất lớn’

Vinashin có hàng chục tổng công ty là công ty con đầu tư vào ngành không phải đóng tàu

Một trong các kinh tế gia hàng đầu tại Việt Nam cảnh báo hệ lụy lớn trong vụ Vinashin nếu chủ nợ thắng kiện.

Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương, cảnh báo điều ông gọi là “sức lan tỏa của vụ kiện sẽ rất lớn”.

Ông Thành nói “khả năng họ (chủ nợ) sẽ thắng” sẽ làm cho chỉ số tín nhiệm về nợ của Chính phủ Việt Nam bị giảm xuống.

Chính phủ “sẽ khó đi vay trên thị trường tín dụng quốc tế hoặc đi vay được nhưng sẽ chịu lãi suất cao”.

“Dù đây là  khoản tiền không có bảo lãnh của Chính phủ, nghĩa là Chính phủ không phải trả thay, nhưng Chính phủ phải bằng cách này hay cách khác, ví dụ cho Vinashin tạm ứng (vay) để trả nợ”.

“Song, khi đó, Chính phủ phải công khai, minh bạch cho Quốc hội và nhân dân được biết”, ông Thành được báo chí trong nước trích dẫn.

Khuyến cáo của ông Thành được đưa ra dường như ngược chiều với quan điểm của Chính phủ Việt Nam khi Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được trích dẫn nói điều ông gọi là “Vinashin tự vay thì tập đoàn sẽ phải tự trả”.

“Chính phủ không trả nợ thay cho Vinashin”, ông Ninh nói thêm.

“Chưa cập nhật”

Trong khi đó Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói với báo chí trong nước rằng “Chính phủ vừa có báo cáo cụ thể đến Quốc hội về tình hình của Vinashin, còn việc Vinashin bị công ty nước ngoài kiện thì cá nhân tôi chưa cập nhật”.

Ông Huệ hiện chưa tiết lộ cụ thể về phương án xử lý.”Chuyện nợ nần tranh chấp xảy ra là rất bình thường.”

Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Vụ bê bối Vinashin được hâm nóng lại tại Việt Nam sau khi truyền thông trong nước đồng loạt chạy tin trích lại của  BBC Việt ngữ đã đưa ngày 08/11/2011 về việc tập đoàn này và 21 công ty con bị khởi kiện tại tòa ở London.

Giới chức tại tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm, nơi nhận và mở hồ sơ vụ kiện đầu tháng 11, nói với BBC Việt ngữ sáng ngày 16/11 rằng nội dung đơn kiện vẫn đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết trong nay mai.

Xét về tiếng nói từ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội – Nguyễn Đức Kiên được VnExpress trích dẫn nói “chuyện Vinashin bị kiện không bất ngờ cả bởi trong kinh doanh, chuyện nợ nần tranh chấp xảy ra là rất bình thường”.

“Về nguyên tắc, Vinashin nợ 600 triệu đôla thì tập đoàn sẽ phải có trách nhiệm trả nợ, không ai có thể trả thay”.

“Trong các công ty con của Vinashin, doanh nghiệp nào vay thì đơn vị ấy phải chịu trách nhiệm đàm phán với đối tác để trả nợ”, ông Kiên nói.

Khoảng thờii gian này năm ngoái, Quốc hội Việt Nam bác bỏ đề nghị lập ủy ban điều tra Vinashin, viện dẫn đề xuất “đúng pháp luật” của đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết là “chưa cần thiết”.

Vinashin, tập đoàn bên bờ vực phá sản, đã và đang được tái cơ cấu theo hướng chuyển một số tài sản, dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines).

Mới đây chín quan chức cao cấp của Vinashin bị đề nghị truy tố vào tháng Chín năm nay sau khi công an Việt Nam mô tả là đã hoàn tất điều tra giai đoạn một.

 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng Tám năm 2010 đưa ra một số kết luận về vụ Vinashin nhằm khắc phục điều họ gọi là “lòng tin trong dân” và những tác động tiêu cực đến “ổn định chính trị”.

@bbc