CƯỜI CHÚT CHƠI

 Tính đãng trí của André-Marie Ampère

Một hôm, ông có việc phải ra khỏi nhà vào buổi sáng. Lúc đi, ông khoá cửa và viết mấy chữ hẹn ở cánh cửa: “Ampere  đi vắng, 16 giờ mới có mặt ở nhà.”

Ông đi công chuyện, 14 giờ đã xong, ông trở về nhà mình. Đến nơi thấy dòng chữ nói trên, đang mãi suy nghĩ, ông quên khuấy mình chính la Ampe, ông thở dài, xem đồng hồ và lẩm bẩm:

-Vậy là mất đứt gần hai giờ chờ đợi.

Bài giảng của Đemosten

Đemosten là một triết gia cổ Hy Lạp, có tài hùng biện. Một hôm, đang giảng bài, thấy học trò lơ đãng, ông bèn kể một câu chuyện như sau:

“Một người kia phải đi qua sa mạc. Người ấy vào chợ, đến chỗ mướn lừa. Hắn mướn một con lừa, trả tiền trước và giao hẹn với kẻ cho thuê:

-Tôi mướn lừa của anh, anh dắt lừa, tôi ngồi trên lưng lừa qua sa mạc.

Đường xa, trưa, càng nắng. Người cưỡi lừa bị nóng bức, chịu hết nổi. Giữa sa mạc, chỉ có một bóng mát duy nhất là bóng con lừa. Hắn bèn nhảy xuống, núp bóng lừa mà đi.

Gã cho mướn lừa thấy vậy, liền dừng lại, không đi nữa.

Người mướn lừa hỏi: – Sao không đi tiếp?

Gã kia đáp: – Phải trả thêm tiền.

– Tiền gì?

– Tiền thuê bóng con lừa. Vì ông chỉ mướn con lừa, chớ ông có trả tiền mướn cái bóng của nó đâu.

Anh mướn lừa giận quá, đang tìm chữ xứng đáng để nói với đứa cho mướn lừa…”

Nghe nói, cả lớp xôn xao chờ đợi.

Đemosten mới nói:

– Thưa các bạn, cái chính là bài tôi giảng thì các bạn chả chú ý, lại đi chú ý đến câu chuyện cù lần của thằng cho mướn lừa!

Honoré de Balzac bói chữ

Honoré de Balzac rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.

Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ ông đoán giúp tính tình, số phận của cậu học trò đó.

Honoré de Balzac  chăm chú xem cuốn vở, lật đi lật lại hồi lâu rồi nhận xét:

– Xin lỗi bà, dầu điều này có làm bà phiền lòng, tôi cũng buộc phải nói thẳng ra rằng, đứa bé này cẩu thả, đần độn. Sau này may mắn lắm nó cũng chỉ làm nổi một chức thầy ký tỉnh lẻ là cùng.

Khi Honoré de Balzac ngừng lời, bà cụ chậm rãi nói:

– Ông Balzac ạ, lẽ nào ông lại không nhận ra bà giáo cũ và cuốn vở của ông?

Sưu tầm qua Net

CẬP NHẬT TIN 3-11-11

VN ‘chủ động đón công ty Nhật’

Thủ tướng Dũng gặp Thủ tướng Noda ở Tokyo hôm 31/10.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đề nghị chủ động đón nhận đầu tư từ các công ty Nhật trong các dự án hạ tầng của Việt Nam.

Đề nghị được đưa ra tại một cuộc họp và ăn sáng với Bộ trưởng vận tải Takeshi Maeda ở Tokyo hôm thứ Tư.

Ông Dũng ghi nhận rằng việc hình thành hợp tác công tư, theo đó khu vực nhà nước và tư nhân hợp tác ngay từ các giai đoạn lập kế hoạch ban đầu để phát triển cơ sở hạ tầng, là quan trọng nhằm để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt, cảng biển và sân bay, báo  Mainichi của Nhật đưa tin ngày 2/11.
Giới lãnh đạo của 20 công ty của Nhật, bao gồm cả các nhà tổng thầu, đã tham dự cuộc họp này, và họ nhấn mạnh về khả năng công nghệ cũng như kế hoạch sẵn sàng tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Thủ tướng Việt Nam phản hồi lại rằng chính phủ của ông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xúc tiến các dự án đầu tư công tư.Các công ty Nhật và Việt Nam đã đồng ý thành lập một liên doanh để đầu tư xây dựng và phát triển cảng Lạch Huyện ở miền Bắc Việt Nam.Đây là một trong số các dự án vừa được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) và Bộ Tài chính Việt Nam ký kết Hiệp định vay vốn có trị giá 92,6 tỷ yên (1,2 tỷ Đôla).Bớt phụ thuộc TQ

Vào ngày 1/11 báo  Yomiuri có bài cổ vũ cho tuyên bố chung của hai thủ tướng về cam kết để Nhật xuất khẩu công nghệ nhằm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.Bài báo nói “Nhật phải mở rộng hợp tác Việt Nam trên cơ sở trung và dài hạn nhằm phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn liên quan đến việc vận hành và bảo trì các lò phản ứng”

Hồi đầu năm nay thỏa thuận khung về pháp lý để hợp tác song phương đã được ký kết nhưng quốc hội Nhật vẫn chưa thông qua thỏa thuận này.

“Đảng cầm quyền và phe đối lập nên đoàn kết để thông qua thỏa thuận này càng nhanh càng tốt”, Yomiuri bình luận.

Kể từ khi xảy ra vụ tàu đánh cá Trung Quốc va chạm với tàu tuần tra Nhật Bản tại ngoài khơi quần đảo Senkaku vào năm ngoái, Bắc Kinh đã có các biện pháp cứng rắn hơn khi xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản.

Trung Quốc hiện là nước khống chế 90% hoạt động sản xuất đất hiếm toàn cầu và xuất khẩu có giới hạn khiến giá đất hiếm tăng mạnh.

Do vậy Nhật coi dự án cùng khai thác đất hiếm tại Lai Châu ở Việt nam có ý nghĩa chiến lược nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Báo Yomiuri cho hay chính phủ Việt Nam và Nhật Bản cũng đã nhất trí rằng Nhật sẽ nhận người Việt muốn làm y tá hoặc nhân viên điều dưỡng tại Nhật Bản.

Được biết chính phủ Nhật sẽ cân nhắc mở chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam cho kế hoạch này.

=============================================================================

Sắp xử vụ trung tá công an đánh chết dân

Ông Trịnh Xuân Tùng qua đời từ hồi tháng 2/2011

Tin cho hay, phiên tòa sơ thẩm xét xử nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, người bị cáo buộc đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vì không đội mũ bảo hiểm, sẽ diễn ra ngày 17/11 tới.

Vụ đánh chết người gây bức xúc dư luận xảy ra từ hồi cuối tháng Hai, nhưng tới nay hồ sơ vụ án mới được hoàn tất.

Truyền thông trong nước dẫn nguồn Tòa án Nhân dân TP Hà Nội nói ông Ninh sẽ bị xét xử tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ, theo Khoản 1, Điều 97 Bộ Luật Hình sự.

Trước đó ông Nguyễn Văn Ninh, nguyên Công an Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, cùng ba dân phòng có liên quan đã bị đình chỉ công tác.

Ông cũng bị tước quân tịch và đình chỉ sinh hoạt Đảng, đồng thời bị truy tố.

Gia đình ông Trịnh Xuân Tùng trong nhiều tháng nay đã vận động để đòi công lý cho ông.

Sự việc xảy ra hôm 28/02 tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội, khi ông Tùng, 53 tuổi, thuê xe ôm tới địa điểm này để lên đường vào Nam.

Giữa người lái xe ôm – ông Phạm Quang Hùng, với Trung tá Nguyễn Văn Ninh và đội tự quản đã có cãi cọ khi ông Ninh muốn xử phạt người này vì không đội mũ bảo hiểm.

Ông Phạm Quang Hùng thuật lại với BBC rằng sau đó, khi bị đưa về trụ sở công an làm việc, gia đình có xin phép đưa ông Trịnh Xuân Tùng đi cấp cứu “nhưng công an không cho”.

Chẩn đoán ban đầu của các bác sỹ là ông Trịnh Xuân Tùng bị tổn thương hai đốt sống cổ gây liệt tứ chi và liệt cơ hô hấp gây tắc nghẽn đường phổi.

Ông đã được phẫu thuật ngày 01/03, nhưng tình trạng xấu đi và qua đời một tuần sau đó tại bệnh viện.

Ghi âm lời kể của nạn nhân

Trong phỏng vấn mới nhất dành cho BBC, cô Trịnh Kim Tiến, con gái ông Trịnh Xuân Tùng, nói trước khi qua đời ông đã thuật lại những gì xảy ra và ‘gia đình đã thu âm lại toàn bộ’.

Theo lời kể của cô Tiến, gia đình đã nhiều lần xin công an cho ông được đi cấp cứu, nhưng bị từ chối vì cho rằng họ ‘ăn vạ’.

Ông Nguyễn Văn Ninh còn bị mô tả đã nói: “Lúc này mày to mồm lắm mà, bây giờ còn đòi đỡ? Đỡ vài cái vả ấy.”

Các chi tiết nói về sự nhẫn tâm của nhân viên công quyền khi đăng tải trên mạng internet đã khiến dư luận bàng hoàng.

Báo chí Việt Nam thời gian gần đây đã đưa tin về hàng chục vụ công an đánh dân, nhiều vụ dẫn đến tử vong.

Tình trạng lạm dụng quyền lực của cơ quan thi hành công vụ khiến dư luận hết sức bất bình.

Tổ chức Human Rights Watch nói họ đã có hồ sơ về 19 vụ tàn bạo của cảnh sát Việt Nam trong năm 2010 khiến 15 người chết.

========================================================

‘Bom tấn’ tín dụng đen ‘nổ’ tại Trung Quốc
Hiện tượng vay nóng chợ đen đang lan tràn và ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đứng bên bờ vực phá sản vì không thể xoay sở tiền trả khoản nợ với lãi suất “trên trời”.

Một bài viết đăng trên tờ Financial News, cơ quan ngôn luận của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mô tả, “cơn điên” lãi suất tư nhân đang thổi phồng “bong bóng” kinh tế Trung Quốc.

Trong một cuộc họp kín của Chính phủ với các tổ chức tín dụng, Chủ tịch Liu Mingkang của Ủy ban Điều phối Ngân hàng Trung Quốc cũng cho hay, chỉ các tỉnh ven biển phía Đông Trung Quốc hiện có khoảng 3.000 tỷ nhân dân tệ (470 tỷ USD) lưu thông trong hệ thống tín dụng ngoài ngân hàng.

Khách hàng quen thuộc của các “ngân hàng đen” này là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Vì không thể tiếp cận khoản vay của các ngân hàng trong bối cảnh Trung Quốc đang thực hiện việc thắt chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp phải quay sang thị trường “tín dụng đen” với lãi suất hàng năm lên tới 100%, cao gấp hơn 15 lần so với lãi suất cho vay chuẩn mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc áp dụng. Hậu quả là họ không thể trả nợ.

Các ngân hàng “đen” đang hoành hành tại Trung Quốc. Ảnh: Fiscal Times.

Theo ông Cai Hua, phát ngôn viên của Hiệp hội Nghiên cứu Zheshang, năm qua, Chiết Giang, nơi có khoảng 2,4 triệu doanh nghiệp tư nhân với doanh thu hơn 1,5 triệu nhân dân tệ, cùng một số tỉnh miền Đông khác đem lại 53% GDP của cả Trung Quốc. Tuy nhiên, khoảng 80% các doanh nghiệp ở tỉnh Chiết Giang phải vay vốn kinh doanh từ hệ thống tín dụng ngầm.

Những nhà cho vay nặng lãi đặc biệt tích cực ở thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang. Trong ba thập niên qua, thành phố này sản xuất hàng loạt mặt hàng tiêu dùng với giá hết sức rẻ – từ giày dép, bật lửa đến kính mắt.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu nói chung của Trung Quốc đang suy giảm do tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp và tiền lương trả cho công nhân đang tăng cao, nhiều doanh nghiệp ở Ôn Châu đã rơi vào cảnh khó thanh toán nợ nần và dẫn tới tình trạng phá sản hàng loạt.

Cụ thể, trong số 360.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ôn Châu, từ đầu năm đến nay có 30% giảm hoạt động hoặc đóng cửa. Một số doanh nghiệp phá sản đã phải vay ngoài với lãi suất mỗi năm lên đến 120%.

Ngoài ra, cả trăm chủ doanh nghiệp đã tìm cách bỏ trốn ra nước ngoài hoặc ẩn nấp đâu đó, trong đó phải kể đến Chủ tịch Zhejiang Center Group Co. Ltd. Thêm vào đó, có tới ba người tự sát, để lại những món nợ kếch xù.

Li Jun, một chủ nhà máy sản xuất bật lửa ở Ôn Châu, cho biết: “Do suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008, chúng tôi không có đơn đặt hàng. Bây giờ có một vài đơn đặt hàng, nhưng chúng tôi không dám nhận vì vay ngân hàng không đủ. Một số nhà máy sản xuất bật lửa vừa đóng cửa và bắt đầu chuyển sang cho vay, chắc chắn lợi nhuận cao hơn. Chúng tôi cũng muốn làm như thế”.

Không riêng gì Ôn Châu, các quỹ tín dụng đen cũng phổ biến ở nhiều tỉnh thành của Trung Quốc như Quảng Đông hay khu vực Nội Mông. Với quy mô gần 2.400 tỷ USD như ước tính của chuyên gia kinh tế Diêu Vệ thuộc Ngân hàng Societe Generale, mảng tài chính ngầm của Trung Quốc chiếm gần 1/3 toàn bộ các khoản vay của nước này.

Theo giới phân tích, sở dĩ tín dụng đen ngày càng phát triển tại Trung Quốc là do khu vực ngân hàng quốc doanh đang tìm cách siết chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát các tín dụng đen cũng hết sức khó khăn bởi vấn đề nguồn vốn. Ông Gary Lưu thuộc Trường Kinh doanh quốc tế Trung Quốc – châu Âu tại Thượng Hải cho biết, một phần vốn của quỹ tín dụng đen đến từ các ngân hàng nhà nước. “Chẳng hạn, bạn là một nhân viên ngân hàng và giúp bạn mình thế chấp nhà để vay tiền. Số tiền này sau đó được cho các con nợ bên ngoài vay lại và cứ thế số tiền được chuyển tiếp trong thị trường ngầm”, ông Lưu giải thích.

Ngoài ra, những doanh nghiệp lớn, thường thuộc sở hữu nhà nước, có thể vay tiền ngân hàng với lãi suất ưu đãi khoảng 7,2%. Thông qua các doanh nghiệp bên thứ 3 như là các công ty tài chính, những doanh nghiệp lớn này có thể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay lại với lãi suất cao, có thể lên tới 36 – 60% mỗi năm.

Phức tạp hơn khi phần còn lại của số vốn đến từ chính các khoản tiền tiết kiệm của người dân. Với lãi suất tiết kiệm chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ lạm phát hiện ở mức 6%, nhiều người sẵn sàng góp vốn cho những tổ chức cho vay nặng lãi để hưởng lời. Một khảo sát ở Ôn Châu cho thấy, 90% gia đình tham gia hệ thống tài chính ngầm.

Trước tình trạng này, Chủ tịch Liu Mingkang Uỷ ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc khẳng định siết chặt kiểm soát đối với tín dụng đen. Theo ông, uỷ ban này đang tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm đảm bảo các hoạt động “tín dụng đen” sẽ không đẩy hệ thống tài chính vào nguy hiểm.

Tham luận bài viết “Thế Kỷ Thái Bình Dương” của Bà Hillary Clinton

Debating the Pacific Century

Bạn đọc Dân Luận chuyển ngữ

Bài viết này gồm của 4 nhà quan sát Chính Sách Ngoại Giao hàng đầu của Mỹ được Foreign Policy mời tham luận bài viết “Thế Kỷ Thái Bình Dương” của Bà Hillary Clinton. Mỗi bài viết có những nhận xét thật táo bạo, chính xác và hợp lý, hy vọng là Mỹ sẽ thực hiện bằng hành động thực tế sáng suốt để kiềm chế sự hung hãn của bọn bá chủ bành trướng Bắc Kinh. Xin tạm dịch và chia xẻ với bạn đọc Dân Luận.

1. Richard McGregor: Một kế hoạch đầy tham vọng một cách lừa bịp và tốn kém

Đây có thể là bước đầu tiên cho ngoại giao Mỹ: Các nhà lãnh đạo của 2 nước cộng sản thành công nhất còn sống sót của thế giới đã gặp nhau tại Bắc Kinh trong tuần này, và trong một khía cạnh nào đó, Washington có thể được cho là có công để đưa họ lại với nhau.

Hồ Cẩm Đào, người đứng đầu Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc, tiếp đón đối tác Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, cho các cuộc đàm phán chính thức tại thủ đô Trung Quốc, hai bên đồng ý cùng nhau làm việc để giải quyết tranh chấp lãnh thổ của họ trong vùng biển Nam Trung Hoa. Với Trung Quốc thở ra lửa trên vấn đề này trong 18 tháng qua, Việt Nam đã ép Washington tham gia, do đó giúp cung cấp cho Hà Nội một nền tảng mà từ đó khởi động lại một cuộc đối thoại với Bắc Kinh.

Sự quyết đoán của Trung Quốc là một món quà cho Mỹ ở châu Á, rõ ràng là có gì đó trong giọng điệu lạc quan của bài viết của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong số bào hiện hành Foreign Policy. Mỹ thường bị bỏ rơi bởi các nhà lãnh đạo trong khu vực vào những năm 1990, cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã xếp cánh buồm thăng tiến của họ. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Mỹ bị bận tâm với Iraq và Afghanistan, trong khi châu Á bị mê hoặc bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong hai năm qua, tuy nhiên, Mỹ đã được chào đón trở lại vào khu vực này với cánh tay rộng mở, khi nhiều nước lập hàng rào chống lại Trung Quốc đang trổi dậy. Và nếu lời Bà Clinton là đáng tin cậy thì chính quyền Obama đang hướng về phía Đông một lần nữa, với các kế hoạch to lớn được dự trù. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Mỹ trong thập kỷ tới, Bà viết, là sẽ “có nhiều đầu tư được gia tăng đáng kể – ngoại giao, kinh tế, chiến lược, và những mặt khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Đây là một tuyên bố đặc biệt tại một thời điểm tự xét nội bộ và cắt giảm quốc phòng ở Washington.

Những bước đầu tiên cho việc tái tiếp cận mới ở châu Á đã được thực hiện. Quan hệ quốc phòng với Singapore đã được tăng thêm chiều sâu. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Úc trong tháng Mười Một sắp tới, ông sẽ công bố một chương trình thăm viếng mới của các chiến thuyên và đặt trong tâm vào các vùng phía bắc của Úc. Cũng trong tháng đó, tổng thống sẽ đến Bali để tham dự lần đầu tiên của ông trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và ở Hawaii cho cuộc họp hàng năm với các vị lãnh đạo quốc gia trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Tất cả điều này, tất nhiên, là một khúc dạo đầu cho trò chơi chính: cho dù Mỹ và Trung Quốc có thể gác lại những sự bất đồng giữa họ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trung Quốc sẽ không thích phần lớn bài viết của Bà Clinton. Như Minxin Pei ghi chú trong một bài phân tích trong Tờ Diplomat, “Lời tuyên bố của Bà Clinton sẽ được Bắc Kinh đơn giản xem như là một lời tuyên bố của Mỹ rằng Mỹ nhất định duy trì sức mạnh vượt trội ở châu Á – Thái Bình Dương… Một thông điệp chiến lược cho tất cả các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, rất là rõ ràng: đừng loại bỏ chúng tôi ra và thậm chí không nên nghĩ về việc xua đẩy chúng tôi”.

Nhưng liệu Mỹ có thể có đủ khả năng để thực hiện một cam kết đáng kể ở châu Á trong khi thâm hụt ngân sách đang phình to? Và Trung Quốc có lợi gi để thỏa thuận với sức mạnh của Mỹ trong khi TQ có đủ sức để tích lũy sức mạnh cho riêng mình? Hòa Bình kiểu Mỹ đã phục vụ tốt cho khu vực châu Á kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Liệu Mỹ có khả năng đăt TQ vào tầm ảnh hưởng của mình hay không, đây là thách thức lớn nhất mà Mỹ đã phải đối mặt trong nửa thế kỷ qua.

Richard McGregor là trưởng văn phòng Washington của tờ Financial Times và là tác giả của bài viết “Đảng: Thế giới bí mật của Các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc”.

2. Daniel Twining: Liệu chính quyền Obama có sẵn sàng hổ trợ bài nói chuyện của Bà Clinton bằng hành động?

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xứng đáng có công đã đặt ra một tầm nhìn toàn diện cho Mỹ tiếp cận trong Thế kỷ Indo-Thái Bình Dương. Bà và nhóm Châu Á của bà, đứng đầu là Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell, đã tích cực trong quá trình thăm viếng khu vực Châu Á và đưa ra nhiều dấu hiệu hỗ trợ liên minh của Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Úc; hợp tác chiến lược với Ấn Độ, bao gồm cả thông qua một sự hợp tác quan trọng mới của Mỹ-Ấn Độ-Nhật Bản; mối quan hệ sâu sắc hơn với Indonesia; sự tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông); và tiếp cận với các quốc đảo ở Thái Bình Dương. Sự năng động này là một lời nhắc nhở rằng Chính Sách Châu Á có tính song phương đặt cơ sở ở Washington và rằng Mỹ không bao giờ “bỏ rơi” Châu Á như trong những năm George W. Bush làm tổng thống đã làm. Thật vậy, sự cởi mở có tính lịch sử của Tổng thống Bush với Ấn Độ nói riêng đã giúp tạo ra một môi trường chiến lược thuận lợi hơn cho sự tiếp cận với khu vực này của Barack Obama.

Một câu hỏi khó hơn là liệu chính quyền Tổng thống Obama có cam kết duy trì một sự cân bằng quyền lực đáng cổ súy trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương – nếu không thì nhiều mục tiêu đáng khen ngợi của Bà Clinton sẽ không thể đáp ứng. Đề xuất ngân sách của Obama sẽ cắt giảm chi tiêu quốc phòng Mỹ 1 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới. Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển vũ khí tinh vi rõ ràng được thiết kế để loại trừ quân đội Mỹ ra khỏi các vùng duyên hải ở châu Á. Rất khó để hiểu làm thế nào Mỹ có thể tăng cường các cam kết bảo an và sự hiện diện của Mỹ ở châu Á – điều này được sự hỗ trợ cả hai đảng ở Washington và được sự đồng ý rộng khắp của các quốc gia trong khu vực – thậm chí là vị Tổng tham mưu trưởng [tức tổng thống Mỹ] đề xuất việc chiết giảm lực lượng vũ trang của Mỹ.

Đáng chú ý hơn cả là tầm nhìn châu Á của Bà Clinton tập trung vào một quốc gia nhiều hơn so với các quốc gia khác. Quốc gia đó không phải là quốc gia đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, Nhật Bản. Nó cũng không phải là Ấn Độ dân chủ của 1,3 tỷ người, một cộng đồng chiến lược với một sự đồng thuận lợi ích với Mỹ trong việc duy trì trạng thái cân bằng ở châu Á, đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở Afghanistan và Pakistan, và duy trì an ninh hàng hải. Nhưng quốc gia đó, hơn bất kỳ nước nào khác, là Trung Quốc – một đối thủ đang lên có sức cạnh tranh ngang hàng – mà Bà Clinton dường như có chủ đích để an tâm. Sự từ chối gần đây của Mỹ để bán loại máy bay chiến đấu tiên tiến cho Đài Loan được xem là phù hợp với nhận xét này.

Cách tiếp cận này dường như làm cho mọi điều trở nên sai quấy, thay vì, chính Trung Quốc phải có gánh nặng để trấn an Mỹ. Dầu sao đi nữa, chính Mỹ và các đồng minh đã tạo ra mối an ninh ở châu Á trong 60 năm qua – bao gồm cả cho Trung Quốc kể từ khi nó tự do hóa kinh tế vào năm 1978. Ngược lại, sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng và sự quyết đoán đối ngoại của Trung Quốc tạo ra cảm giác không an toàn nghiêm trọng trong con mắt của các quốc gia láng giềng, làm xói mòn sự ổn định đã từng giúp bảo đảm phép lạ kinh tế của châu Á.

Clinton một cách chính xác lưu ý rằng lãnh đạo kinh tế của Mỹ ở châu Á là rất quan trọng. Đo bằng thương mại hàng hoá và các dịch vụ cộng thêm các dòng vốn đầu tư, chính Mỹ – không phải Trung Quốc – là quốc gia đối tác kinh tế lựa chọn của hầu hết các quốc gia châu Á. Tuy nhiên, cho đến tuần trước, chính quyền Obama đã từ chối để gửi lên Quốc hội một thỏa thuận tự do thương mại với Nam Triều Tiên, một thỏa thuận đã được đệ trình lên kể từ khi ông nhậm chức tổng thống. Mỹ đã hạ thấp tầm mức đối thoại kinh tế với Nhật Bản và tiếp tục làm chậm một hiệp ước đầu tư song phương với Ấn Độ. Các vụ đàm phán có tính kỹ thuật về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương không thể thay thế cho một chiến lược mạnh mẽ với các lãnh đạo kinh tế Indo – Thái Bình Dương.

Cựu Phó Bộ trưởng Ngoại giao James Steinberg của Obama đã thường nói với giới thượng lưu châu Á rằng quan hệ Mỹ-Trung Quốc cũng giống như quan hệ Anh – Mỹ một thế kỷ trước – và cũng như Anh lúc đó [chuyển nhượng quyền lãnh đạo thế giới cho Mỹ], Mỹ ngày nay đang chuẩn bị một sự chuyển nhượng một cách hòa bình việc lãnh đạo các vấn đề quốc tế cho Trung Quốc đang trỗi dậy. Thông điệp này được xem là tệ hại trên khắp châu Á. Như nhà học giả quốc tế ông K. Subrahmanyam của Ấn Độ mới đây đã nói, người châu Á (bao gồm cả Ấn Độ) thật là vui sướng để sống dưới sự siêu cường của Mỹ – và từ chối thay thế nó bằng quyền bá chủ của Trung Quốc.

Đây là một việc tốn kém và là một thách thức đối với Mỹ để duy trì tính ưu việt ở Thái Bình Dương trong sự thách thức của Trung Quốc. Bài phát biểu hay rất tốt, nhưng hành động quan trọng hơn.

Daniel Twining viên cao cấp cho châu Á tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ và là thành viên cũ của đội ngũ nhân viên lập kế hoạch chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ.

3. Minxin Pei: Một hình ảnh tốt đẹp, nhưng các mảnh có phù hợp với nhau không?

Là một lập luận rõ ràng và toàn diện về chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bài luận của Ngoại Trưởng Hillary Clinton, “Thế Kỷ Thái Bình Dương Của Mỹ” có thể dường như hơi trễ. Bài viết không thể đến vào một thời điểm thuận lợi hơn cho Washington. Một sự kết hợp của các yếu tố, một số yếu tố ngẫu nhiên và một số khác không, đã cho phép Mỹ tái thiết lập tính ưu việt của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong hai năm qua sau nhiều năm bị quên lãng bởi chính quyền Bush. Để chắc chắn, chính quyền Barack Obama đã bắt đầu gặt hái những thành quả của ngoại giao tiếp cận lại với khu vực này. Các chuyến thăm cao cấp của các nhà ngoại giao Mỹ, đặc biệt là các chuyến đi của Bà Clinton vào vùng này, đã cải thiện rất nhiều cái nhìn của các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với Mỹ. Sự quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ gần đây cũng làm các quốc gia láng giềng xa lánh TQ và đẩy họ đến gần hơn với Washington.

Trong những trường hợp như vậy, một tuyên bố chính sách toàn diện tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực sẽ trấn an rất nhiều các đồng minh của mình và bày tỏ rõ ràng chiến lược của Mỹ với các đối thủ cạnh tranh của Mỹ, chủ yếu là Trung Quốc. Về bản chất, bài viết của Bà Clinton không có gì mới. Cái gọi là “sáu dòng chính của hành động” – như Bà Clinton mô tả chúng, “củng cố liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc hơn mối quan hệ của chúng ta với các cường quốc mới nổi, kể cả với Trung Quốc; tiếp cận với các tổ chức đa phương trong khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; tạo dựng sự hiện diện quân sự trên bình diện rộng; và thúc đẩy dân chủ và nhân quyền”- là những điều ai cũng biết. Khẳng định lại hoặc viết chúng ra bằng các cụm từ mới hơn không thay đổi bản chất của nó hoặc chính sách của Mỹ.

Tuy nhiên, các thách đố nghiêm trọng liên quan đến chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn còn đó. Điều quan trọng nhất có lẽ là mục tiêu chiến lược lâu dài của Washington. Mục tiêu dài hạn của Mỹ đang cố gắng hoàn thành với sáu dòng này là gì? Duy trì tính ưu việt của Mỹ mãi mãi? Ngăn chặn sự xuất hiện của một bá chủ địa phương?

Thách đố khác là 6 dòng hành động này hòa hợp với nhau như thế nào; không phải lúc nào cũng tương thích với nhau, và trên thực tế, thường xung đột nhau. Ví dụ, làm sâu sắc hơn quan hệ với Trung Quốc chắc chắn xung đột với việc triển khai đáng kể sự hiện diện của quân đội Mỹ (mà Bắc Kinh xem là một mối đe dọa đối với an ninh của nó), thúc đẩy nhân quyền và dân chủ (mà Trung Quốc thật sự không thích), và duy trì các liên minh an ninh song phương (mà Trung Quốc xem như một di tích của chiến tranh lạnh).

Thách đố cuối cùng là liệu Washington có đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách của mình một cách hiệu quả trong khu vực hay không. Rõ ràng, khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ làm giảm đáng kể khả năng của Mỹ để tài trợ cho các chính sách đối ngoại của mình. Nhưng với hệ thống chính trị Mỹ trở nên hướng nội hơn, vốn chính trị cần thiết đối với các sáng kiến chính sách đối ngoại táo bạo cũng hạn hẹp. Lấy ví dụ, đề nghị cho “Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương”, một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thiết lập một khu vực tự do thương mại trong khu vực. Các quốc gia được bao gồm trong đề xuất này có thể được kích thích, nhưng rắc rối là không có ai ở Washington có vẻ thực sự hiểu TPP nghĩa là gì. Để làm đề xướng đáng tin cậy, chính quyền Obama cần làm nhiều hơn là nói.

Minxin Pei là một giáo sư của chính phủ ở Claremont McKenna College.

4. David Rothkopf: Sự thành công quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Obama và Clinton

“Thế Kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mô tả chu đáo và toàn diện các sáng kiến chính sách đối ngoại có nhiều khả năng để sau này được xem như là thành công nhất và quan trọng trong chính sách đối ngoại thời kỳ Barack Obama-Clinton. Rất có thể Bà Clinton sẽ không còn là Ngoại Trưởng vào cuối năm tới, và do đó rất có thể là di tích chung của Bà với tổng thống sẽ bao gồm chủ yếu bằng một “trục đòn bẩy” có hệ thống, được thực hiện tốt, thường nằm dưới tầm radar mà Bà mô tả trong bài viết của bà.

Mặc dù những cuộc xung đột ở Trung Đông và Trung Á đã tiêu thụ phần lớn tâm trí và nguồn lực của chính phủ Mỹ và cuối cùng, như Bà Clinton ghi chú, sự chú ý của Mỹ đang chuyển đổi. Điều này một phần là do một lý do mà Bà đã trích dẫn: sự rút lui các cơ sở Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Nhưng đó cũng là do một thực tế rằng Mỹ đang xa dần với một tầm nhìn trên thế giới rằng “cuộc chiến chống khủng bố” là ưu tiên hàng đầu như của chính quyền của George W. Bush. Và ngoài ra, là do trên thực tế những vấn đề quan trọng nhất ở Trung Đông và Trung Á – như tương lai của chương trình hạt nhân của Iran cho đến thay đổi thị trường năng lượng toàn cầu cho đến nhiệm vụ ngăn chận các mối đe dọa từ bên trong Pakistan – ngày càng phụ thuộc vào hành động và vị trí không phải của các quốc gia trực tiếp liên quan mà là do Trung Quốc và Ấn Độ.

Daniel Yergin nói với tôi trong một cuộc thảo luận gần đây của chúng tôi về quyển Quest, một cuốn sách mới của ông viết về tương lai của năng lượng, hầu như tất cả các nhu cầu mới cho năng lượng của Trung Đông sẽ đến từ Trung Quốc hay Ấn Độ. Sức mạnh lớn mà ảnh hưởng của nó có nhiều khả năng làm thay đổi quan điểm trong các tòa án dư luận quốc tế – chưa nói đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc – về tương lai của chương trình hạt nhân của Iran là phụ thuộc vào Trung Quốc. Cả Ấn Độ và Trung Quốc có những vai trò quan trọng để quản lý những quan hệ với Pakistan và Afghanistan.

Tất cả đều minh họa một cách rõ nét lý do tại sao trục đòn bẩy phải đến châu Á. Cũng như là cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại ở châu Âu có lẽ việc đầu tiên mà sự can thiệp của Trung Quốc có thể là điều quan trọng nhất mà các cường quốc có thể làm là để tài trợ hoặc không tài trợ một mạng lưới an toàn hoặc một sự can thiệp nào đó quan trọng cho thị trường quốc tế. Khi vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc và Ấn Độ và là người tiêu dùng các nguồn tài nguyên từ các nơi khác trên thế giới – hoặc ảnh hưởng đang tăng của họ giữa các cường quốc mới nổi đang tìm cách có một tiếng nói độc lập, có ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế.

Tăng trưởng kinh tế và kích thước dân số của Châu Á, năng lực sản xuất và nhu cầu của nó, sự lãnh đạo công nghệ của nó và tầm quan trọng địa lý chính trị của các quốc gia chính yếu, tất cả là những lý do tại sao chính quyền Obama đã phải ngay lập tức và quyết định đặt một chính sách Châu Á mới, có tính chiến lược và toàn diện vào ưu tiên cao. Người ta gần như có thể nói một quyết định như vậy là không thể tránh khỏi. Nhưng tất nhiên, chính quyền trước đó đã thực hiện một phép tính rất khác nhau, ngay cả khi có nhiều xu hướng tương tự đã hiện rõ cho các nhà quan sát thậm chí trước khi Bush nhậm chức.

Nhưng sáng kiến đối ngoại của chính quyền Obama không những kịp thời mà còn là một sự công nhận đơn giản của sự thật hiển nhiên. Nó không những thông minh và có hệ thống. Trọng tâm là, một sự cần thiết, là tiếp cận với Trung Quốc. Nỗ lực này đã được tiến hành, công khai và riêng tư, và ở cả cấp cao và thấp. Nói cách khác, điều này là những gì được mong đợi, mặc dầu nó không được êm xuôi trong mọi vấn để – thực sự nó không bao giờ có thể êm xuôi được. Bài viết cũng có một giọng điệu trung dung một cách khôn ngoan, né tránh những câu chuyện cường điệu phản tác dụng và cực đoan mà đã thường xảy ra trong các khoảng trước đây trong quan hệ ngoại giao.

Hơn nữa, chính quyền tìm kiếm sự cân bằng rất có ý thức ở mọi cấp độ – giữa các thành phần khác nhau trong mối quan hệ với Trung Quốc và giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Xây dựng trên nền tảng quan trọng được thực hiện trong thời gian chính quyền Bill Clinton và Bush, là việc tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ – bao gồm cả việc ủng hộ mục tiêu của Ấn Độ để trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – đó là một sự thành công đặc biệt. Tuy nhiên, chính quyền cũng đã chắc chắn làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Nhật Bản bất kể sự rối loạn chức năng chính trị của nước đó, ví dụ như Mỹ đã nhanh chóng giúp đỡ Nhật trong thảm họa hạt nhân Fukushima. Chính quyền Mỹ đã làm việc cẩn mẫn trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Và nó đã, như Ngoại trưởng Clinton ghi chú trong bài của Bà, không dừng lại với các quốc gia có sức gây chú ý nhiêu nhất trong khu vực; từ Miến Điện cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long; từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến quần đảo Trường Sa, chính quyền đã công nhận câu châm ngôn của Mies van der Rohe rằng “Thượng đế nằm trong các chi tiết” được áp dụng trực tiếp đến ngoại giao như nó được áp dụng trong kiến trúc.

Hơn nữa, cũng là công của Bà Clinton, Bà đã giám sát sáng kiến này trên danh nghĩa của tổng thống trong cách tốt nhất có thể. Bà đã tích cực bỏ công sức vào, làm việc đằng sau hậu trường khi thích hợp và đứng phía trước và là tiếng nói của Mỹ khi được cần đến. Bà đã phục vụ tổng thống và quốc gia bằng bỏ sang một bên cái tôi của Bà và xăng tay áo làm những công việc quản lý các mối quan hệ tẻ nhạt và quan tâm đến những chi tiết vụn vặt là những gì Bà làm hằng ngày. Bà cũng uỷ quyền và hướng dẫn đội ngũ của mình tại Bộ Ngoại giao, với công việc quan trọng đang được thực hiện gần như liên tục và trôi chảy của Phó thứ trưởng, thư ký, trợ lý thư ký, đại sứ, và các cấp làm việc khác.

Kết quả là chưa bao giờ Mỹ được tôn trọng hơn trong khu vực và đã cảm nhận sâu sắc hơn đến các vấn đề của thời điểm. Sự thay đổi vị trí tập trung, do đó, đứng lên cùng hàng với các thay đổi cực kỳ quan trọng khác được giám sát bởi nhóm nghiên cứu an ninh quốc gia của Obama – bao gồm cả khôi phục lại danh tiếng quốc tế của Mỹ, sự thay đổi từ chủ nghĩa đơn phương thành chủ nghĩa đa phương, và sự thay đổi từ cách tiếp cận “phẫu thuật tim mở” trong chiến tranh chống khủng bố thành phương pháp tiếp cận giải phẩu kín (trí thông minh, lực lượng đặc biệt, máy bay không người lái). Tất cả cùng đại diện cho một “trục đòn bẫy” – để sử dụng lời của Bà Clinton – là một trong những gì quan trọng nhất trong lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ gần đây, và có thể được nhìn thấy không chỉ là một điểm quan trọng trong “thế kỷ Thái Bình Dương” nhưng trong thực tế là một điểm quan trọng trong sự chuyển tiếp từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21.

David Rothkopf là một học giả thỉnh giảng tại Carnegie Endowment for International Peace và là tác giả của Power, Inc. sắp phát hành vào đầu năm 2012.

@DanLuan