KHOA HỌC GIỚI TÍNH : Những khám phá mới về sex

Một trong những phát hiện thú vị: tình dục không phải là “độc quyền” dành riêng cho giới nào, tuổi nào…

Tình dục không có tuổi

Một nghiên cứu tại Anh năm 2007 đã tìm ra rằng hơn 75% công dân độ tuổi 75-80 của nước này vẫn giữ quan hệ tình dục đều đặn ít nhất tháng 2 lần. Kết quả trái ngược với suy nghĩ của hầu hết mọi người cho rằng tình dục chỉ là “độc quyền” dành riêng cho giới trẻ.

“Tuổi thọ tình dục” của đàn ông lớn hơn phụ nữ

Tính về tuổi thọ trung bình, đàn ông lép vế phụ nữ bởi họ uống bia rượu và thuốc lá quá nhiều. Nhưng nếu tính về quãng thời gian làm chuyện “yêu”, họ lợi thế hơn hẳn. Ở tuổi 55 đàn ông đã có trung bình 15 năm quan hệ tình dục, trong khi phụ nữ chỉ có 10 năm – theo một nghiên cứu mới trên những người lứa tuổi trung niên trở lên tại Mỹ.

Cảm giác tội lỗi có liên quan đến giới

Tình dục đi liền với hạnh phúc. (Ảnh minh họa, nguồn: internet)

Đàn ông thấy tội lỗi khi thiếu chung thủy về thể xác, trong khi phụ nữ cảm thấy tồi tệ ngay cả khi để cảm xúc vượt rào.

Vì sao phụ nữ chờ đợi

Theo một nghiên cứu công bố trên The journal of Theoretical Biology, những phụ nữ “trì hoãn sự sung sướng” thực chất là đang hành động dựa trên một xung lực sinh học để tìm kiếm đối tác phù hợp hơn – và đàn ông thì chờ đợi để chứng minh rằng họ đã sẵn sàng đối đầu với thử thách.

Sướng cũng có thể đau

Theo các nhà nghiên cứu ĐH Nottingham, những người đàn ông “hoạt động” mạnh ở lứa tuổi 20-30, đặc biệt người thường xuyên thủ dâm, có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn người khác. Nhưng nguy cơ này giảm dần theo tuổi tác, và một khi người đàn ông đã bước vào ngưỡng 50, sinh hoạt tình dục dù chỉ ở cấp độ nhỏ thôi cũng có thể bảo vệ họ tránh khỏi căn bệnh này.

Tình dục đi liền với hạnh phúc

Những người phụ nữ được thỏa mãn gối chăn thường sống vui vẻ hơn, bất kể họ ở lứa tuổi nào. Chưa có xác định chính xác về việc chính tình dục giúp họ vui hay thái độ lạc quan mang đến nhiều ham muốn hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng thiếu dục tình có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ tình cảm cũng như ý thức bản ngã của người phụ nữ. Đơn giản là họ sẽ không hài lòng về chính bản thân mình.

Điểm G có thể không tồn tại

Điểm G nổi tiếng, nơi được xem là vùng tập trung khoái cảm lớn nhất của phụ nữ có thể chưa bao giờ tồn tại, nó chỉ có trong tưởng tượng hoặc trong suy nghĩ chủ quan của mỗi người – một nghiên cứu mới hé lộ.

Tình dục cũng có mùi

Mùi mồ hôi của đàn ông sẽ đổi khác khi họ cao hứng tình dục, và phụ nữ có thể nhận ra sự khác biệt giữa mùi đàn ông trong lúc “giao ban” với mùi mồ hôi của họ những lúc bình thường – nghiên cứu công bố trên The Journal of Neuroscience.

Theo Vietnamnet

Thành viên Tathy bình luận về việc con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên chức Thứ Trưởng Bộ Xây Dựng

Bình luận của Lãng bên Tathy:

Anh hơi ngạc nhiên vì quyết định bổ nhiệm của con trai Nguyễn Tấn Dũng ở thời điểm này. Bổ nhiệm một thằng oắt 35 tuổi, chưa có thành tích mẹ gì ghi dấu ấn vào vị trí chính khách (thứ trưởng được coi là chính khách rồi) vào lúc này thì khác đé o gì thằng oắt con béo ụt Kim Jang Un con trai lãnh tụ kính yêu Kim Chính Nhật.

Một Bắc triều tiên dân chúng cao bình quân 1m55 vì đói ăn trong suốt 50 năm và đã bị ngu hóa gần triệt để thì điều này có thể chấp nhận được. Nhưng ở một đất nước như Việt Nam, dân số xa mẹ càng ngày càng nhiều, giao lưu tiếp xúc với các chuẩn mực dân chủ của xã hội tư bản thối nát ngày một lắm, thì hành động này quả là lố bịch.

Dũng bạn thân anh còn đến 3 năm tại vị, việc đé o phải làm một hành vi phản cảm như thế vào lúc này nhỉ. Giá đưa thằng oắt về làm cấp vụ trưởng độ 1, 2 năm rồi bổ nhiệm lên thì còn đỡ chướng mắt.

Kiểu này chắc ông bố tại vị đến năm thứ tư, chắc ông con lên tầm bộ trưởng là vừa. Gadafi với 200 tỷ USD vừa chết trong cay đắng mà các bạn thân anh vẫn húng chó thật

ThanhCong viết:Thứ trưởng thì cần gì phải thành tích. Nói chung mình ủng hộ việc chia làm hai ngạch công chức và chính trị gia. Từ xưa đến giờ, giới công chức dù có leo đến hàm bộ trưởng vẫn bị xếp hạng 2.

Chú Công nói như kon kặk.

Bổ nhiệm con người lên một vị trí ở tầm lãnh đạo một bộ ngành quan trọng quốc gia mà đé o xét đến thành tích thì xét đến cái kặk gì? Người Việt Nam phải bọn ngu muội Bắc Hàn đé o đâu mà thấy việc một thằng oắt con leo lên ghế chỉ bằng lý lịch là hợp lý được?

Hơn nữa, Việt Nam làm đé o có khái niệm công chức đúng nghĩa. Bộ máy gần như nát và kém hiệu năng bởi chế độ lương bổng khuyến khích tham nhũng trong nhiều chục năm. Một thằng tồn tại trong cái bộ máy ấy mà leo lên được tầm bộ trưởng thì phải nói cái tài thượng đội hạ đạp của nó đã thành thần rồi. Còn phải mượn chú Công thương hại cho sự phân biệt đối xử nó chịu nữa chắc?

Có bạn nào liệt kê quãng đường hoạn lộ của ông thứ trưởng oắt này anh lét mắt ngó cái. Anh Lãng trên thông thiên văn dưới tường địa lý mà cũng đé o biết cái thằng này nó bắt đầu cưỡi tên lửa Taepoedong từ cái lúc nào.

ThanhCong viết:Chưa biết anh Nghị trình độ thế nào, cứ để anh ấy làm một thời gian. Chứ cứ chờ leo từng bậc thang một thì oải chết. Chả hiểu Lãng nghĩ thế nào, chứ một số vị trí thứ trưởng bổng lộc và quyền hạn còn kém trưởng phòng hay giám đốc PMU.Đối với một dân đen như mình, việc bổ nhiệm anh Nghị tích cực hơn đưa một ông khu đỉn nào đó lên.

Chú Công nói ngộ đé o tả. Bổ nhiệm con người vào vị trí cấp cao mà chú làm như một trò đùa, thử để xem nó làm được hay không rồi tính. Thế chú nghĩ cái lý lịch con Ba Dũng là để vứt đi chắc? Bộ trưởng trông thấy nó sau còn phải vái nó làm cụ, chứ ở đó mà lo thiếu quyền lực. Không có thành tích thì cũng vẽ ra đủ thành tích. Vị trí của ông thứ trưởng oắt này sẽ không dừng lại lâu ở cái ghế đó, xét đến sự nóng vội của bạn thân anh.

Những chuyện như thế này báo hiệu một dấu hiệu chẳng hay ho gì cho nền chính trị Việt Nam.

Nguyễn Tấn Dũng đã mở đường thì các thể loại quan chức từ cấp xã đến cấp phó thủ tướng cũng chẳng ngại ngần gì mà không học theo. Chủ tịch xã thì chắc cũng cố cơ cấu cho con làm phó bí thư (để thử cho vui, xem nó làm được không như cách chú Công, lịt cụ), huyện thì cơ cấu cho con làm chủ tịch xã … quan chức cấp vụ thì cố cho thằng cu lên trưởng phòng … Con mẹ nó, nghĩ đến cảnh đám lâu nhâu tóc nhuộm xanh đỏ quen vác tiền nhà đi ăn hút giờ nối nhau làm phụ mẫu chi dân. Bộ máy công quyền vốn đã nát bét, không biết sẽ còn nát tới đâu. Anh không biết cái đất nước này đi đâu về đâu. Chúng ta chắc quay ngược lại thời phong kiến.

Dù sao thì dưới thời Võ Văn Kiệt hay Đỗ Mười, cũng không có những chuyện đắng chát như thế này. Loạn mẹ nó từ trên xuống thì cách gì mà vực quốc gia dậy?

Xét cho cùng thì cũng kệ cụ chúng nó. Nát nhanh chút thì Libi đến sớm hơn thôi. Chỉ có điều tiếc là Việt Nam có đến 80 tr dân, gấp Libi khoảng 80 lần. Libi chết hơn ngàn mạng để đổi lấy cái mạng của Gadafi, theo tỷ lệ mà suy đoán, và theo tính phức tạp của tình hình, khéo phải đến 1 – 2 trăm k toi mạng cho một sự thay đổi.

Dân Việt Nam có tiền giờ kiếm thẻ xanh là một trong những mục tiêu số một. Đây đúng là một thời kỳ nghiệt ngã cho đám dân ngu cu đen, vốn chẳng có sự lựa chọn đé o nào cho số phận.

Scrotum viết:Thời buổi này ai làm chính trị cũng vì cái túi của mình thôi, nên mình ủng hộ bạn Nghị, và muốn bạn ấy còn tiến hơn nữa.So với những vị khác vì cái túi của mình, hi vọng bạn ấy đã quá đủ để không phải lo. Đấy là một ưu điểm, tuy rằng còn mơ hồ.Ưu điểm khác nổi bật hơn, đó là tuổi trẻ. Mình thích đội trẻ lãnh đạo đất nước. Dù thế nào đi chăng nữa họ cũng đã được tiếp xúc và ảnh hưởng của các xã hội văn minh hơn mấy bô lão thích nhậu rượu tây với thịt chó.

madcat viết:
Mình cũng muốn ủng hộ bạn Nghị quá, nhưng khổ nỗi các fan của bạn ấy chả nói được câu éo nào ra hồn có dẫn chứng, có lập luận tử tế để bênh vực bạn ấy cả!!!
leonardo viết:
Em thấy các bạn ấy nói nhiều lý do rồi mà, em thống kê lại giúp bác nhá: Trẻ, học trường ngon, công việc đúng ngành đã học, nhã nhặn, biết tiếng Anh, đã từng có thời gian sống cả ở Sài Gòn và Hà Nội, ăn ít (?)…
5xu viết:Tài và Đức của bạn Nghị thì đến thời điểm này các bạn đều thiếu thông tin để đánh giá. Nhỡ bạn ấy rất tài và rất đức độ thì sao?Vả lại chuyện nào ra chuyện ấy. Minh quân đẻ ra hôn quân là bình thường, hôn quân lại có con là minh quân là chuyện thường. Lịch sử đầy rẫy những chuyện như vậy.Bây giờ đặt vấn đề thế này. Nếu một ông thủ tướng anh minh, được cả nước tôn trọng yêu mến, dàn xếp để con ông ấy nối ngôi, con ông ấy học hành tử tế, ngoan ngoãn, liệu nhân dân có nhảy dựng lên như thế này không? Nếu không nhảy thì tại sao lại nhảy lên khi có trường hợp ngược lại? Có gì khác nhau đâu?

Vấn đề này nữa. Anh em ở đây đều đi làm, đi học, kết bạn, kết bè. Với một người bạn mới quen, mọi người có quan tâm đến việc anh bạn mới này sinh ra trong gia đình thế nào, bố mẹ anh ấy là ai không? Tất nhiên là có. Thường là chúng ta dễ có cảm tình và có xu hướng dễ làm thân với những người sinh ra trong những gia đình có địa vị, có truyền thống, có cái gì đó…

Xa hơn nữa, giữa 2 người tài năng như nhau, tuổi tác như nhau, học vấn như nhau, chúng ta sẽ có xu hướng ủng hộ người sinh ra trong gia đình có truyền thống, có máu mặt, quen những việc mà họ đang đi theo từ khi họ còn tấm bé, hay là có xu hướng ủng hộ một người xuất thân chẳng từ đâu cả. Nếu việc ủng hộ đó lại ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, thì xu hướng nào sẽ an toàn hơn?

AOK viết:Xu càng nói càng thấy thói ngụy biện ăn mie vào máu.1. Bạn Nghị có tài thật có đức thật thì phải chứng minh. Vị trí lãnh đạo thì không chỉ cần có tài có đức mà còn phải có kinh nghiệm, bản lĩnh. Việc một người ngồi vào vị trí lãnh đạo mà mọi người không thể biết được người đấy sẽ thành hôn quân hay minh quân theo Xu là chuyện bình thường không? Hay Xu lại kêu là người ngoài biết léo gì mà nói2. Xu quen bợ đỡ hít hà nên mới quá quan tâm bạn có thuộc diện “những gia đình có địa vị, có truyền thống, có cái gì đó…”. Người bình thường người ta chơi với bạn vì bạn là đứa như thế nào là chính. Công việc làm ăn léo nói.

3. Làm léo gì có 2 người như nhau, phải có điểm gì đó khác nhau, quan trọng là có cơ chế chấm điểm rõ ràng và minh bạch hay không thôi. Còn đã động đến lợi ích thì mấy cái “như nhau” kia nó có còn ý nghĩa léo gì nữa, lý luận của Xu như 3 xu ý.

Một số bác ủng hộ chuyện quyền bầu cử tuyệt đối ở nhân dân em thấy chưa ổn, dân mình còn ngu bỏ mie, khéo phiếu bầu của những người ngu (chiếm số đông) kéo tụt cả phiếu bầu của người khôn.

dilah viết:Anh 5Xu: Ở đâu không biết nhưng em bới nát lịch sử Việt nam chỉ thấy Minh quân đẻ ra Hôn quân chứ chưa có trường hợp ngược lại.
nôbita viết:Hố hố, hóa ra đây là quan điểm của anh Xu ạ. Em thì em chả bao giờ có chuyện thích “làm thân với những người sinh ra trong những gia đình có địa vị, có truyền thống, có cái gì đó…” (bạn em nó con nhà ăn mày em vẫn thân) và càng chẳng có chuyện “có xu hướng ủng hộ người sinh ra trong gia đình có truyền thống, có máu mặt..” (đ. việc gì phải nhục vậy, em thật) , nói thẳng ra là Xu thích thế thì cứ tự nhận riêng mình thôi nhé, đừng dùng từ “chúng ta” em nghe sởn hết cả da gà anh ạ.

Nghe lập luận của vài con gián trong đây mà anh Lãng thấy thật ghê sợ.

Thực tế trong xã hội, các cuộc chơi quyền lực luôn gắn với những mối quan hệ cá nhân. Lợi dụng tốt các mối quan hệ là một bước đệm tốt để gặt hái lợi ích. Không phải tự nhiên mà phần lớn lãnh đạo cao cấp các tập đoàn đa quốc gia, khi truy lại lý lịch, lại đều là bạn bè, hay đồng học của các viên chức cao cấp chính phủ. Không phải tự nhiên mà em Kim Phượng lại được bọn tây nhợn chọn làm giám đốc điều hành, khi vừa là một con oắt nứt mắt ra trường, làm đé o có khả năng bươn trải trong thế giới của những tay cáo già tài chính đầu toàn là sạn.

Nhưng lợi dụng quan hệ khác hoàn toàn với việc chấp nhận sự bổ nhiệm đi theo đà làm suy thoái và băng hoại xã hội. Nếu những gì trên net là sự thực, thì ông oắt Nghị này cũng chả giỏi giang gì khi thành tích thi đại học năm 1994 là thi đỗ hệ B, sau 2 năm theo học thì được chuyển sang thành hệ chính quy. Với cái lý lịch con thủ tướng, thì việc được một đại học lèng phèng của Mỹ cấp bằng là chuyện đương nhiên, thậm chí dù có theo học Harvard thì cũng đương nhiên sẽ có bằng. Mỹ lập hẳn ra một chương trình học bổng Fullbright, mục đích nhắm vào những đối tượng có tiềm năng, có quan hệ để leo lên vị trí xã hội cao ở nhiều quốc gia. Đây là một chủ chương chiến lược, một ván bài lâu dài cho lợi ích Mỹ.

Quay trở lại câu chuyện, thực ra thì vị Nghị oắt (thằng này trông cũng béo ụt, gần giống thằng oắt béo ụt Kim Jang Un ở Triều Tiên) này lên tuyển quá sớm, không đáng để chú ý quá nhiều nếu chỉ xét đến một trường hợp cá nhân đơn lẻ. Điều quan trọng là, nó báo hiệu chế độ đang đi vào lối mòn khi tự đào hố chôn mình. Tình trạng quan chức các cấp đưa con cháu vào bộ máy là một chuyện phổ biến từ xưa, nhưng ít nhất, ở hàng lãnh đạo cao cấp nhất thì chưa từng diễn ra. Với việc đương kim thủ tướng nâng đỡ con ruột, chẳng có thành tích mẹ gì với quốc gia, vào ủy viên trung ương rồi thứ trưởng, thì có thể nói Thủ tướng chẳng còn tư cách mẹ gì để quản cấp dưới khi đám này lộng hành và tình trạng nhồi nhét con cháu vào bộ máy sẽ càng trầm trọng. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Ở bình diện quốc gia mà nói, đây là một điều quá đáng sợ. Nó báo trước một tương lai không lành cho sự bất ổn tất yếu, trong lúc quốc gia chịu cả thù trong lẫn giặc ngoài.

Anh thật ngạc nhiên vì làn sóng khốn khó trong xã hội đang vô cùng trầm trọng, khi kinh tế năm 2012 còn dự báo sẽ ảm đạm nhiều hơn. Điện, than, xăng trong năm sau chắc chắn sẽ tăng theo cấp số, tình trạng khốn khó của dân đen đang ngày một bị bần cùng. Đáng ra, đây là lúc chính sách kỹ trị phải thiên về các chính sách vỗ về, an dân và tạo niềm tin cho xã hội, thay vì thế, chế độ lại thực hiện những hành động khiến xã hội càng thêm chia rẽ. Khi bát cơm của người dân đang ngày một ít đi, những câu chuyện thế này, càng làm cho niềm tin của họ về lẽ công bằng, về sự hy vọng vào chế độ ngày một mai một đi. Có lẽ, trong những nước cờ này, các bạn thân anh đã tính quá nhầm. Các bạn hy vọng nhồi con cháu vào làm thế hệ kế cận sẽ giúp củng cố quyền lực và kéo dài hơi hơn cho chế độ, Ở phương diện tập quyền độc tài, các bạn tính không sai. Nhưng về chiến lược lâu dài, điều này chỉ làm hệ thống suy yếu đi nhiều hơn, niềm tin dân chúng giành cho chính quyền mai một đi càng nhiều hơn, và ngày kết của nó, do đó sẽ đến gần hơn dự kiến.

Năm 2012, chính phủ dự trù thu ngân sách 35 tỷ USD, tương đương khoảng 33% GDP, một mức tận thu sức dân đến kinh hoàng, trong khi phúc lợi người dân được hưởng thì vào loại thấp gần nhất thế giới. Bội chi ngân sách dự kiến vẫn vào khoảng 140 nghìn tỷ (khoảng 7 tỷ USD), và như thế chẳng có dấu hiệu mẹ gì cho thấy đời sống dân đen sẽ sáng sủa hơn, bát cơm của họ sẽ có thêm miếng thịt (anh có đọc đâu đó trên mạng, rằng với 10 nghìn đồng, là khẩu phần mua thức ăn của đến 60 học sinh vùng cao). Bức tranh này rồi sẽ xô đất nước đi đâu?

Thực ra, nếu Việt Nam không phải đối mặt với Trung Quốc, thì anh kệ cụ chúng nó. Thằng nào lên xuống với loại người như anh cũng đều giống nhau thôi. Kiểu gì anh cũng ăn trên ngồi chốc cả. Nhưng cái viễn cảnh đáng sợ khi đất nước đại họa lâm đầu, và trên biển TQ tiếp tục vươn dài nuốt trọn những gì còn lại. Nó sẽ bóp nghẹt tương lai con cháu trong hàng trăm năm sau.

Thêm điều cuối cùng với vài thằng hèn mạt mà anh thấy không ít trong dăm post ở topic này. Thượng đội hạ đạp cũng là một cách tốt để tiến thân, nhưng anh Lãng chưa từng thấy một thằng nào có thể gọi là thành công chỉ nhờ tài ton hót và liếm đít. Bọn này đa phần đều bị xếp vào loại người lươn lẹo, lừa bịp, có may lắm mở mặt lên được thì cũng chỉ là vài loại việc tẹp nhẹp, không đáng để nhắc đến. Người có tài, bao giờ cũng có khí chất. Họ biết tận dụng cơ hội, quan hệ nhưng vẫn có những phẩm chất khiến những kẻ được họ cầu cạnh phải vị nể. Thành công thế đé o nào được khi một chút phẩm chất đáng để tự tôn cũng đé o có.

Làm người, cần phải sống làm sao để trước hết mình phải tôn trọng chính mình.

@Danluan

Trưởng thành trong khốn khó

Vũ Nhật Khuê ( Danlambao)…Cô bé Hùynh Thục Vy và cậu bé Hùynh Trọng Hiếu ngày nào giờ đã là những thanh niên mẫu mực. Xã hội bây giờ không lường hết được những khổ đau mà hai em phải hứng chịu khi còn tuổi thơ. Con cái của một tù nhân lương tâm yêu nước đi học trong sự phân biệt đối xử nghiệt ngã rất khốn khổ . Người ta đánh giá một con người không phải bởi tài năng vào đức độ của họ mà bằng cái lý lịch có HỒNG hay không mà thôi…

***

Phó chánh án tỉnh Sóc Trăng ôm vợ người khác bị chồng cô này bắt quả tang chụp hình. Trước đó một thẩm phán ở Cà Mau cũng bị bắt trong nhà nghĩ với vợ của người khác. Những ông quan tòa trắc nết, no cơm ấm cật rồi sinh tật . Chỉ có bọn quan chức lắm tiền mới bê tha đổ đốn chứ còn người nghèo lo kiếm ăn đủ trối chết lấy đâu thời gian mà nghĩ chuyện bậy bạ . Tuy nhiên ngày nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên cũng mải mê với game, cờ bạc, hút chích, trộm cướp. Hư hay nên cũng do chính bản thân mỗi người quyết định

Thế nhưng có một gia đình, dưới tận cùng khổ đau, bị dồn đến nấc thang cuối cùng của khổ nhục mà họ vẫn vươn lên . Cha đi tù đứa bé chị gái mới chỉ 7 tuổi thằng em trai mới 3 tuổi. Vài năm sau người mẹ cũng mất luôn. Chị em ôm nhau lay lất đủ 10 năm nuôi cha trong tù. Câu chuyện của những năm 1992 thế kỷ trước. Vậy mà các em vẫn lớn lên, đi học nên người. Ngày nay những bài viết của hai chị em bloger này làm chấn động dư luận trong và ngòai nước. Hôm nay , họ đang đứng trước một nguy cơ tù tội của ngày xưa khi họ dám lên tiếng cho sự thật và lẽ phải .
Đó là gia đình nhà văn yêu nước Hùynh Ngọc Tuấn ở Tam Ky- Quảng Nam
Cô bé Hùynh Thục Vy và cậu bé Hùynh Trọng Hiếu ngày nào giờ đã là những thanh niên mẫu mực. Xã hội bây giờ không lường hết được những khổ đau mà hai em phải hứng chịu khi còn tuổi thơ. Con cái của một tù nhân lương tâm yêu nước đi học trong sự phân biệt đối xử nghiệt ngã rất khốn khổ . Người ta đánh giá một con người không phải bởi tài năng vào đức độ của họ mà bằng cái lý lịch có HỒNG hay không mà thôi . Xã Tam Phú, ngọai ô thành phố Tam Kỳ bây giờ vẫn còn dấu vết của một làng quê nghèo khó. Dù ngày nay từ Tam Kỳ về biển Tam Thanh có công ty nuôi đà điểu, có du lịch biển, nhiều người nuôi tôm nhưng dân vùng này vẫn còn nghèo huống gì những ngày trước thì càng khốn khó hơn
Huỳnh Thục Vy – Huỳnh Trọng Hiếu
Tôi từng đến nơi đây nhiều lần, con đường từ trung tâm thành phố Tam Kỳ về miền biển Tam Thanh độ chừng hơn 10km tôi thuộc lòng từng ngôi nhà . Tôi biết nhiều sinh viên đậu đại học nhưng không có tiền đóng học phí nên gác chuyện học hành. Thôn Phú Quý cách xã Tam Tiến huyện Núi Thành chỉ một con đường làng nhỏ . Gần nhà của cha con anh Hùynh Ngọc Tuấn có cái chợ quê, trong cái chợ quê Tam Tiến này có một người bán thịt tên là Thông. Tôi biết anh này tại tòa án thành phố Sài Gòn, Con anh đi học đại học trong Sài Gòn nó giựt điện thọai của người ta và bị Tòa án tuyên tù 2 năm rưỡi. Trong cái phiên tòa này anh ta trình ra đủ thứ giấy tờ liệt sĩ, giấy trả tiền cho nạn nhân và đặc biết giấy chứng nhận anh là AN NINH. Tòa án thành phố nói là đã xem xét rồi mới giảm như vậy, đứa đồng phạm với nó không phải cháu liệt sĩ, không phải con của cán bộ an ninh nên mới đi tù đủ 3 năm rưỡi .
Thiệt tình mà nói lần đầu tiên tôi đến miền quê này cũng chỉ đi thực tế cho biết gia đình của một nhân viên an ninh sống ra sao chứ không nghĩ là đi du lịch thăm biển Tam Thanh nó đẹp như thế nào . Nhưng sau đó có dự án trong khu Kinh tế mở Chu Lai tôi về vùng này. Lúc đó thì chưa biết gì về gia đình nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn cả. Những năm 2006-2007 thì miền quê này có con bão lớn tàn phá nặng nề. Tôi còn nhớ là mỗi sáng chúng tôi hay ngồi quá cà phê xéo xéo trại nuôi đà điểu thì nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn đạp xe đi qua. Vài người dân trong vùng bàn luận về anh với lòng ngưỡng mộ thương yêu. Thực tình mà nói lúc đó tôi cũng chẳng để ý gì nhiều
Một đôi lần giáp mặt chào anh nhưng có lẽ mới đi tù ra và thấy tôi là người lạ, giọng nói cũng khác dân miền biển quê anh, nên anh cũng e dè. Rồi nghiệp cầm bút nó kéo tôi lại gần anh hơn. Hiện giờ anh cũng chỉ biết tôi là « đồng hương» chứ cũng chẳng biết gì nhiều hơn. Nhưng tôi có cơ hội biết về gia đình của anh nhiều hơn. Và cũng mới đây thôi
Tôi tự hào về người đồng hương này. Và dĩ nhiên tôi yêu mến cái gia đình nhà văn yêu nước một cách chân chính này .
Buồng số 6 Tại Nam Hà Tết Năm 2001. Từ trái sang phải: Phan Văn Mỹ, Trương Văn Sương, Huỳnh Ngọc Tuấn, Lê Văn Tiến. Ảnh: Huỳnh Ngọc Tuấn
Dân Quảng Nam cầm bút cũng nhiều nhưng chỉ ít người dám nói thẳng sự thật. Nhà văn Nguyên Ngọc chỉ là số ít trong họ. Có anh nhà văn vừa rồi đạt giải 3 Hội nhà văn với tác phẩm « ĐTVV» và anh đang làm cho Auto Trường Vũ, cũng dân Quảng Nam nhưng anh cũng dám nói thật là anh…hơi bị nhát gan. Lấy cái nồi cơm ra để làm chuẩn mà viết thì không đúng là tố chất của nhà văn « Quảng Nam hay cãi» rồi !
Nhưng cha con của nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn bất chấp hiểm nguy họ vẫn lên tiếng cho sư thật. Họ cầm bút chẳng phải vì cái nồi cơm, ngay cả mái ấm họ cũng chả có phải đi ở nhờ người em gái .
Những động thái của an ninh Quảng nam vừa làm là nhằm dọn đường để bắt anh và triệt hạ đường sống của hai thanh niên yêu nước nồng nàn Hùynh Thục Vy và Hùynh Ngọc Hiếu.
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
10 năm tù và nhiều năm quản chế đã không làm suy giảm lòng yêu nước kiên cường của nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn. Khi chúng tôi hỏi anh có ý định như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là xin đến một nước tự do nào cầm viết tiếp không? Nhà văn trả lời không do dự: TÔI MUỐN Ở VIỆT NAM CÓ CHẾT THÌ TÔI CŨNG MUỐN CHẾT TRÊN QUÊ HƯƠNG MÌNH
Tre chưa già nhưng măng đã mọc. Nhà văn Nguyên Ngọc ít ra cũng có đồng hương trên mặt trận nói lên sự thật. Nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn có mệnh hệ nào do tội ác của nhà cầm quyền tỉnh Quảng Nam gieo ra thì cũng còn có 2 bloger con nối nghiệp cha. Một gia đình yêu nước và trưởng thành trong nghịch cảnh
Tôi tin là thế giới của công nghệ truyền thông thì cha con nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn sẽ không lẽ loi và đơn độc. Thời buổi ngày nay nó khác xa cái thời năm 1992 đó rồi. Ngày xưa nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn đi tù thì an ninh còn đem sinh mạng của 2 đứa bé con trẻ thơ ra hù dọa cũng không làm anh thay đổi bẻ cong ngòi bút thì bây giờ 2 đứa bé con ngày xưa đó chúng đã lớn khôn và là đồng đội của cha nó trong mặt trận truyền thông sẽ tăng thêm nghị lực cho nhà văn. Tôi tin là nhà cầm quyền có bắt bớ cũng chỉ tiếp thêm nguồn năng lượng mới, tạo nên một chất xúc tác mới cho cha con nhà văn chứ hòan tòan chả có lợi lộc gì
Mọi việc hãy còn phía trước. Và biển Tam Thanh chiều nay có cuộn sóng giận dữ trong mùa biển động?
@ Danlambao

Sứ mệnh sinh tử của Obama về thương mại ở châu Á

The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Nếu Barack Obama muốn đảm bảo cơ hội, công ăn việc làm và một thế giới an toàn hơn cho Hoa Kỳ thì không còn gì quan trọng hơn sứ mệnh thương mại của ông đến châu Á.

Châu Á, một điểm quan trọng từng được dự kiến từ lâu, nơi chốn của hơn 50% hoạt động kinh tế thế giới, hiện đang được tăng tốc bởi cuộc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, lạ thường của Trung Quốc và việc đất nước này qua mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của hành tinh. Tính năng động của châu Á đang thay đổi chính thể chế của chính họ, chiến lược của Hoa Kỳ và của cả thế giới. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton từng mô tả cuộc chuyển dịch sang châu Á như một “trục chuyển có tính chiến lược”.

Tuy nhiên, trong khi chính sách đối ngoại của Mỹ và giới lãnh đạo về an ninh đang khéo léo tái tập trung vào châu Á, nhiều nhu cầu cần phải được thực hiện – và nhanh chóng. Đặc biệt là vấn đề thương mại.

Hoa Kỳ đã bị mất tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á trong thập kỷ qua. Năm 2004, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, với tổng thương mại trị giá 192 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc, một đối tác không liên quan gì đến ASEAN trong những năm 1990 là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực, với thương mại hai chiều có tổng trị giá 293 tỉ trong năm 2010.

Trong 10 năm qua, ASEAN đã ký các hiệp định tự do Mậu dịch (FTA) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Hoa Kỳ chỉ có một hiệp định FTA với Singapore trong khối ASEAN. Kết quả đưa đến việc mất đi phần chia và sự hiện diện trong những thị trường năng động và phát triển nhanh nhất thế giới. Thật không ngạc nhiên khi tăng trưởng kinh tế của Mỹ từng phải chịu những khó khăn. Sự thiếu hiểu biết và bỏ bê khu vực Đông Nam Á đã khiến Hoa Kỳ bị mất mát trong việc làm, tăng trưởng và ảnh hưởng.

Đó là lý do tại sao CSIS- Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược Quốc tế Mỹ, Uỷ ban Chiến Lược Mỹ ASEAN đã đề nghị rằng chính quyền Obama phải nắm lấy phần chắc chắn khi tổng thống đi Indonesia dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN lần thứ ba và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đầu tiên của ông ở châu Á. Ông nên nói cho khu vực biết rằng Hoa Kỳ muốn đàm phán về một Hiệp định Tự do Mậu dịch giữa Mỹ và ASEAN. Tín hiệu ấy sẽ gây được tiếng vang lớn tại các thủ đô xung quanh khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Và sẽ chứng minh rằng Hoa Kỳ đã trở lại, nghiêm túc và cam đoan sẽ tái xác định vai trò của mình như một nhà lãnh đạo kinh tế ở Đông Nam Á.

Có một cuộc cạnh tranh thực sự đang diễn ra để xác định việc hội nhập kinh tế của Châu Á sẽ được tiến hành như thế nào. Tầm quan trọng là hết sức lớn. Mô hình thắng cuộc sẽ xác định các tiêu chuẩn, quy tắc, xác định tốc độ của thương mại, đầu tư; hỗ trợ việc chuyển đến một nền tự do thương mại toàn cầu hoặc trở lại một chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa dân tộc. Những kẻ bị bỏ rợi bên ngoài cấu trúc ưu thế sẽ phải trải qua tăng trưởng chậm hơn và việc tham dự từ bên ngoài sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt.

Hai mô hình cạnh tranh là mô hình Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu và mô hình ASEAN + 3 (ASEAN với Trung Quốc, nhật Bản và Nam Hàn) do Trung Quốc dẫn đầu. Cuộc cạnh tranh để hội nhập kinh tế là tốt cho châu Á. Cạnh tranh sẽ làm sắc nét các ý nghĩa cấp bách để các chính phủ phải di chuyển nhanh và dứt khoát hơn. Quan Hệ Đối tác Xuyên Thái Bình dương – TPP là một mô hình toàn diện và liên kết, dựa trên tiêu chuẩn Tự do Mậu dịch cao cấp của Mỹ.

Mô hình ASEAN + 3 của Trung Quốc đặt các mối quan tâm địa chính trị cao hơn các quy luật thương mại, đầu tư cụ thể và liên kết các nước với nhau thông qua một công thức mẫu số chung thấp nhất, vốn rất hiệu quả và có tác động trong ngắn hạn. Theo đó, thương mại sẽ được mở rộng nhanh chóng khi thuế quan được giảm nhẹ, nhưng các quy tắc ràng buộc về đầu tư, mua sắm, sở hữu trí tuệ, môi trường và các quy định lao động sẽ không được giải quyết.

Tóm lại, mô hình do Mỹ dẫn đầu là sâu sắc và đòi hỏi phải có những cam kết chính trị hết sức lớn của các chính phủ hợp pháp nhằm ràng buộc chính mình và cải cách các thực hành và quy định hiện hành. Mô hình do Trung Quốc dẫn đạo tương đối nông cạn và dễ dàng hơn cho các chính phủ tham gia. Đó một mô hình rất đáng chú ý, với các thỏa thuận không ràng buộc thể hiện mục đích chung và một số chi tiết cụ thể chung quanh thuế quan, nhưng lại rất ít nói đến các quy tắc thương mại quan trọng và các quy định khác.

May mắn thay, Obama và Hoa Kỳ đã bắt đầu giải quyết sự thiếu sót của lãnh đạo về thương mại khiến từng dẫn đến việc mất mát nghiêm trọng về chia sẻ thị trường của Mỹ ở châu Á. Gần đây, quốc hội đã thông qua các Hiệp ước về Tự do Mậu dịch với Nam Hàn, Colombia, Panama và sẽ công bố với tám đối tác đàm phán khác về một thỏa thuận nền tảng quan trọng cho Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, báo hiệu cho thấy các cuộc đàm phán đang tiến triển rất thuận lợi để đi đến một thỏa thuận.

Việc đạt được Hiệp ước Tự do Mậu dịch giữa Mỹ-Hàn đã thuyết phục châu Á rằng Hoa Kỳ một lần nữa lại đặt uy tín chính trị của tổng thống đàng sau nền thương mại. Yếu tố này là một lối thay đổi cuộc chơi từng có kết quả ở Nhật Bản, Canada, Mexico và Nam Hàn cho thấy sự quan tâm nghiêm túc trong việc gia nhập TPP, tạo nên sự tiến bộ hướng tới cảnh quan của một Khu vực Mậu dịch Tự do châu Á-Thái Bình Dương như hấp dẫn hơn và có thể đạt đến được.

Thủ tướng Yoshihiko Noda đã công nhận rằng Nhật Bản không thể sống còn nếu đứng bên lề trong khi Nam Hàn di chuyển trước các hiệp ước Tự do Mậu dịch với Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ. Tình báo kinh tế của Nhật Bản là chính xác khi khuyên chính phủ mình rằng Nam Hàn sẽ di chuyển để tham gia TPP ngay sau khi Seoul thông qua FTA Mỹ-Hàn.

Tiến triển về TPP làm cho mô hình ASEAN cộng Ba do Trung Quốc dẫn đạo trở nên ít hấp dẫn hơn thậm chí cả hai vài tháng trước đây. Khối ASEAN + 3, có văn phòng riêng của mình tại Seoul và đã phân phối hội nhập thương mại rộng rãi nhưng nông cạn ở vùng Đông Á. Các đối tác của Trung Quốc trong mô hình ASEAN cộng Ba là một trong những người ủng hộ mạnh nhất cho cạnh tranh thương mại và kiến trúc kinh tế.

Các nước còn lại của châu Á muốn thương mại, các đầu tư và các khoản vay chi phí thấp của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng không muốn bị thống trị bởi đất nước này.

Đa số các nước ở chấu Á cũng bác bỏ ý tưởng cai quản của Trung Quốc ngay cả trong không gian kinh tế và thương mại – một hiện tượng từng được tăng cường trong một năm rưỡi qua khi Trung Quốc đã thử nghiệm xem mình có thể gây áp lực các nước láng giềng châu Á về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông bằng cách thúc đẩy sự thống trị kinh tế mới của mình hay không. Lực ép bởi Bắc Kinh đã bị tránh đỡ khéo léo.

Về chiến lược, cuộc chơi đã được chuẩn bị để Obama đề nghị một Hiệp ước Tự do Mậu dịch giữa Mỹ và ASEAN. Động thái này sẽ gửi tín hiệu rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đầu tư dài hạn trong việc tăng cường ASEAN như một định chế. Điều này sẽ cung cấp một củ cà rốt rất cần thiết để giúp thúc đẩy cải cách chính trị và kinh tế ở Miến Điện, nâng cao năng lực kinh tế và cải cách trong những nền kinh tế kém phát triển như Lào và Cam-pu-chia, và tức khắc di chuyển về phía trước với các nước ASEAN, sẵn sàng và có thể nắm lấy một cơ cấu hoàn toàn tương thích và bổ sung cho TPP. Đồng thời, sẽ tăng cường ASEAN như một điểm tựa về kinh tế và an ninh kiến trúc của khu vực cho vùng châu Á.

Nước cờ cuối là trình bày một trường hợp thuyết phục để Trung Quốc có thể tham gia trong mô hình hội nhập kinh tế bao quát, toàn bộ hơn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chịu từ bỏ những nỗ lực của mình để chỉ ươm mầm của họ vào các diễn đàn mà họ có thể thống trị, một hành vi cuối cùng sẽ giải quyết đưọc các xung đột về cấu trúc ở châu Á vốn có thể gây chia rẽ và làm mất ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đưa Trung Quốc lên con tàu chung và cho phép một vai trò lãnh đạo, nhưng thuyết phục họ để hành xử theo các quy tắc mà mình và các nước láng giềng xung quanh Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương xác định bằng đa phương, là con đường chắc chắn nhất cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. Không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn nếu ông Obama đạt được mục tiêu của mình để đảm bảo người dân Mỹ nắm được cơ hội, có công ăn việc làm và một thế giới an toàn hơn.

Tác giả Ernest Z. Bower là cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và là giám đốc bộ phận Sáng kiến Đối tác Thái Bình Dương tại CSIS- Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, DC. Bài viết này thoạt tiên đã được công bố như một bài bình luận của CSIS Nguồn: ở đây.

Nguồn: The Diplomat

@X-Cafe