Đọc đi, để… lãng quên Steve Jobs!

SGTT.VN – Con đường Steve Jobs là một cuốn sách khá chuyên biệt, khi đi sâu vào phân tích những khía cạnh làm nên phong cách lãnh đạo cách tân của Steve Jobs, phù thuỷ ngành công nghệ, biểu tượng của đam mê và sáng tạo.

Nhưng điều thú vị mà cuốn sách mang nhiều hơi hướm “kinh điển” này đem đến lại chính là cảm giác: cứ đọc đi, để mà… lãng quên Steve Jobs!

Không nghi ngờ gì một tài năng kiệt xuất

Cuốn sách gần như làm cho người đọc cảm nhận rõ nét nhất ở vẻ giản dị và thân thiện trong cách sắp xếp nội dung, nó giúp khắc hoạ khá rõ ràng và chỉn chu về phong cách làm việc của Steve Jobs. Một phần gây ấn tượng nữa mà cuốn sách xoáy sâu vào, đó là cách Steve Jobs tập hợp nhân tài, tôn vinh và tưởng thưởng những con người thực sự là “tay chơi hạng A”.

Một khích lệ lớn lao cho những con người bước vào hàng ngũ “làm hải tặc, không làm hải quân” dưới trướng Steve Jobs, là được khơi gợi và phát huy tối đa con người nghệ sĩ trong họ, ông chia sẻ với họ động lực mạnh mẽ và viễn kiến đầy hấp dẫn – “làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn”.

Điều ông tập trung xây dựng ở những cộng sự của mình, đó là thứ tình yêu, đam mê với sản phẩm, với công việc mà họ làm hàng ngày, chính tình yêu ấy tạo thành thứ keo gắn chắc chắn và tự nguyện, để mọi “tên cướp biển quậy phá và sáng tạo điên rồ” sẵn sàng chịu sức ép, sẵn sàng đập đi và xây lại, tất cả vì “sự hoàn hảo tuyệt đối”.

Chuẩn mực hoàn hảo trong phong cách làm việc và lãnh đạo của Steve Jobs đã được khẳng định, và hơn hết, nó khiến người ta phải say sưa tán tụng. Thế nhưng…

Hãy lãng quên Steve Jobs!

Con đường Steve Jobs – Lãnh đạo cách tân cho thế hệ mới – Tác giả: Jay Elliot & William L. Simon – Người dịch: Lại Hoàng Hà, Trần Thị Kim Cúc, NXB Trẻ ấn hành tháng 11.2011

Suy cho cùng, điều gì làm nên một Steve Jobs cực đoan và thuyết phục đến như vậy? Câu trả lời chỉ có một: đam mê.

Điều đó thể hiện ở khao khát sáng tạo không ngừng nghỉ của Steve Jobs. Tác giả đã có một nhận xét sắc sảo trong cuốn sách: những lãnh đạo công ty kiểu truyền thống chỉ tìm kiếm “cơ hội tiếp theo cho bản thân” và, nếu cần, là nhảy việc từ nơi này đến nơi khác. Còn với Steve Jobs, “sản phẩm tiếp theo” trước hết mang nghĩa “một sáng tạo mới”, và mọi thách thức phải chinh phục, mọi giới hạn bị phá bỏ, chỉ nhằm phục vụ một mục tiêu, không phải là “Steve Jobs hoàn hảo hơn” – mà “sản phẩm hoàn hảo nhất”.

Đó chính là lý do mà bạn hãy đọc cuốn sách, chỉ để quên đi câu chuyện của Steve Jobs. Ông tự cho mình quyền được chối bỏ những “kinh điển”, những quy cách tưởng như đã thành “khuôn vàng thước ngọc”, ông tự cho mình quyền mơ ước, tưởng tượng và sáng tạo, và ông thôi thúc những cộng sự của mình ráo riết tạo nên những trải nghiệm công nghệ duy mỹ hơn, phá cách hơn.

Thế giới, cuộc sống này vốn được nối dài bất tận bởi những khám phá mới, những quy tắc được xác lập rồi phá bỏ, những giới hạn được nới thêm và bung ra, và cụ thể, với thị trường, là những sản phẩm đột phá, định nghĩa lại cách nhìn nhận và thói quen của người tiêu dùng.

Nghĩ như vậy, thì tượng đài mang tên Steve Jobs đã được “xây nên” chỉ để đợi chờ được phủ định, bởi những phát kiến mới mẻ, những sáng tạo còn điên rồ hơn nữa, bằng nỗ lực nâng cao hơn nữa cái gọi là “chuẩn mực hoàn hảo”. Và điều đó chỉ có thể thực hiện được trong tay những người cũng rừng rực đam mê, miệt mài không ngừng nghỉ với công việc của mình, biết tìm ra một sản phẩm tâm đắc và đặt nó ở vị trí trung tâm trong mọi sáng tạo.

Vậy thì, cứ ngưỡng mộ Steve Jobs, nhưng chớ có rập khuôn, hãy tạm lãng quên ông, để tự tìm cho mình một con đường khác, cho mình một không gian đủ thoáng rộng và tự do, để “tư duy khác biệt”!

Lạc Nguyên

CẬP NHẬT TIN 10-11-2011

Giới quân sự Mỹ coi châu Á là ưu tiên hàng đầu, dù ngân sách quốc phòng bị cắt giảm

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Seoul. Ảnh chụp ngày  28/10/2011 (REUTERS)

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Seoul.
Ảnh chụp ngày 28/10/2011 (REUTERS)

Cùng với việc rút quân khỏi Irak và giảm bớt số lính ở Afghanistan, giới quân sự Mỹ hy vọng từ nay, Hoa Kỳ có thể chuyển hướng, tập trung chú ý hơn tới châu Á, nơi được đánh giá là có vị trí chiến lược trong chính sách đối ngoại của Washington, bất chấp áp lực cắt giảm ngân sách.

Vào tháng 10, trong chuyến công du đầu tiên tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kể từ khi nhậm chức, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã liên tục nhắc lại rằng Hoa Kỳ đang ở thời điểm chuyển hướng sau 10 năm chiến tranh.

Khi dừng chân tại Nhật Bản, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói, « Chúng tôi có cơ hội để tăng cường sự hiện diện ở Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ làm việc này ». Thông điệp hướng tới các đồng minh và đối tác trong khu vực rất rõ ràng. Trong một tài liệu gửi các nhân viên bộ Quốc phòng, ông Panetta viết : Hoa Kỳ cam kết duy trì và gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Giới phân tích cho rằng Washington đưa ra những cam kết như trên để làm giảm bớt những lo ngại của các đồng minh hiện đang phải đối mặt với sức mạnh và thái độ quyết đoán của Trung Quốc, cũng như những rủi ro nguy hiểm đến từ chế độ Bắc Triều Tiên.

Ông Ralph Cossa, chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương, thuộc viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế – CSIS tại Honolulu nói với AFP rằng ở châu Á, có một mối quan ngại là Trung Quốc ngày càng mạnh và tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi khu vực. Do vậy, những việc mà Hoa Kỳ làm hiện nay là nhằm trấn an mọi người rằng Mỹ không có kế hoạch rời bỏ nơi đây.

Theo các quan chức Hoa Kỳ, việc quân đội Mỹ chấm dứt sự hiện diện tại Irak và từng bước rút hết quân ra khỏi Afghanistan vào trước cuối năm 2015 đã tạo ra một sự chuyển hướng quan trọng nhắm sang châu Á-Thái Bình Dương.

Trên tạp chí Foreign Policy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton viết, tổng thống Barack Obama đã đề ra « hướng chiến lược » tập trung vào châu Á ngay từ đầu nhiệm kỳ của ông.

Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC, được tổ chức vào cuối tuần này tại Hawaii là dịp để Washington khẳng định lại sự gắn bó với khu vực, đặc biệt là qua việc thúc đẩy tiến trình đàm phán một hiệp định tự do mậu dịch.

Sau chuyến công du Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta vào tháng 10, tổng thống Barack Obama sẽ tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia, vào trung tuần tháng 11. Các hoạt động ngoại giao này thể hiện sự cam kết ở mức độ cao của Mỹ đối với châu Á.

Chuyên gia Cossa nhận định, các chính quyền của đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều có chính sách đối ngoại rõ ràng, mạch lạc tại châu Á. Đó là « tập trung vào việc duy trì liên minh, thúc đẩy quan hệ đối tác, đẩy mạnh hợp tác và tự do mậu dịch và những điều này đã không hề thay đổi ».

Bộ trưởng Panetta cho biết là vai trò quân sự của Mỹ tại châu Á không nằm trong kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng, được dự tính lên tới 450 tỷ đô la trong 10 năm tới. Thế nhưng, theo giới chuyên gia, chưa có dấu hiệu gì cho thấy quân đội Mỹ có những kế hoạch mở rộng sự hiện diện tại Thái Bình Dương.

Hiện nay có khoảng 85 000 nhân viên quân sự Mỹ được triển khai trong khu vực, chủ yếu ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trong những năm tới, Hoa Kỳ có kế hoạch giảm bớt quân số tại đây.

Một số chuyên gia quân sự cho biết là hải quân Mỹ cũng giảm số tàu chiến trong vùng, từ 320 tàu vào năm 2001 xuống còn 284. Có khả năng Washington loại bỏ một trong số 11 hàng không mẫu hạm để tiết kiệm.

Trước sức ép cắt giảm ngân sách, một số tướng lãnh Mỹ đề xuất giải pháp « triển khai trước » : Xây dựng cơ sở hạ tầng tại châu Á và đưa thêm tàu chiến đến khu vực này, như vậy, vừa bớt được tốn kém về nhiên liệu, vừa tăng cường được sự hiện diện quân sự tại đây. Ví dụ đầu năm nay, Washington thông báo có kế hoạch đưa một số tàu chiến đến Singapore.

======================================================

Ngải Vị Vị cứng đầu : Bắc Kinh nhức óc

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị tại Bắc Kinh. Ảnh chụp hồi tháng 10/2011 (Reuters)

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị tại Bắc Kinh. Ảnh chụp hồi tháng 10/2011 (Reuters)

Giới lãnh đạo Bắc Kinh hiện đang phải đau đầu với Ngải Vị Vị, người nghệ sĩ Trung Quốc tài ba nhưng nổi tiếng là hay nói thẳng. Để khóa miệng ông, chính quyền đã dùng biện pháp bắt giam, nhưng không mấy hiệu quả. Gần đây, họ dùng thủ đoạn tài chánh, truy thuế cực cao, và đòi trả thật nhanh. Âm mưu này cũng có nguy cơ thất bại vì nghệ sĩ đang được dân chúng hết lòng ủng hộ.

Báo giới Pháp ngày 09/11/2011, từ Le Figaro đến Libération, đã theo dõi diễn biến tình hình một cách lý thú, nhất là trước cảnh hàng chục ngàn người ồ ạt bỏ tiền ra giúp ông Ngải Vị Vị trả thuế. Phải nói là chính quyền Trung Quốc đã giam giữ ông Ngải Vị Vị trong hai tháng trời (từ tháng Tư đến tháng Sáu). Hành động này đã làm dấy lên là sóng phản đối ở ngoài nước, buộc chính quyền phải thả ông ra.

Không chịu thua, chế độ đã sử dụng một biện pháp tài chính “chính đáng” để đánh gục ông : Truy thuế thật cao – 15 triệu yuan (1, 7 triệu euro) – và phải trả trước ngày 15/11. Thế nhưng chính quyền không ngờ là họ lại phải đứng trước một tình huống khó xử : người Trung Quốc ồ ạt quyên góp giúp người nghệ sĩ cứng đầu này trả thuế.

Le Figaro trong hàng tựa ở bài báo trang quốc tế ghi nhận : « Hàng ngàn người Trung Quốc đã góp tiền giúp Ngải Vị Vị » và nhìn thấy là ông đang trở thành mối nhức óc khó xử đối với Bắc Kinh. Việc hàng ngàn người động viên nhau để giúp Ngải Vị Vị là một thất bại mới trên mặt hình ảnh đối với chính quyền, bị gậy ông đập lưng ông.

Le Figaro nhắc lại chỉ trong 4 ngày, hơn 20.000 người đã đóng góp khoảng 6 triệu yuan. Mỗi sáng, ông Ngải Vị Vị đều thấy tiền rải rác trên sân của nhà của ông, bọc quanh trái cây, hay xếp thành hình máy bay. Tiền cũng được chuyển qua bưu điện, qua internet. Chính quyền Bắc Kinh không ngờ là có một phản ứng như thế từ phía người dân.

Không chỉ góp tiền, nhưng người góp tiền cũng kèm theo những bình luận khó chịu đối với chính quyền. Một người cho biết đã cho 289,64 yuan, con số nhắc đến cuộc đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 4/6/1989.

Libération chạy tựa : « Thất bại của chính quyền vang dội » cho bài phỏng vấn dài mà ông Ngải Vị Vị dành cho thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh Philippe Grangereau thực hiện.

Trong phần mở đầu, Liberation giải thích là đối với người Trung Quốc bây giờ, nghệ sĩ Ngải vị Vị là người đấu tranh cho tự do của họ. Ông đã không ngừng lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc vi phạm quyền người dân. Tờ báo trích lời một đạo diễn, cùng với một chục người khác đến tận nơi hôm qua trao tiền giúp ông Ngải Vị Vị trả thuế. Đạo diễn này giải thích : « Tại vì Trung Quốc không có bầu cử tự do cho nên đối với tôi, đây là cách để nêu thái độ bất bình của tôi trước đường lối độc đoán của chính quyền ».

Bên cạnh nhà đạo diễn, có một doanh nhân mang đến 3 xấp tiền dầy, cũng giải thích : « Phong trào dân chủ đã bắt đầu với bức tường dân chủ năm 1979 và đấu tranh không ngơi nghỉ từ thời đó. Những gì chúng tôi không đạt được với phong trào Thiên An Môn 1989, chúng tôi tiếp tục đeo đuổi bây giờ ».

Trả lời câu hỏi Libération, ông Ngải Vị Vị cho biết phần đông những người gởi tiền cho ông là thanh niên, họ thường sử dụng Internet và biết ông, họ nói với ông ‘’chúng tôi ủng hộ ông’’, và họ biết là sẽ lấy lại được tiền của họ một khi ‘’chúng tôi đưọc sống trong tự do’’.Họ cũng nói với ông là ‘’họ biết những gì ông làm và giúp đỡ ông không khác gì tự giúp mình’’.

Ông Ngải Vị Vị cho biết ông còn rất phân vân là có trả thuế bị truy đòi hay không. Trả thuế truy đòi tức là ông thừa nhận có gian lận thuế, tức là phạm pháp nhưng không trả thì có thể bị kết án 7 năm tù. Ông chưa biết sẽ quyết định ra sao.

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đang gây tranh luận

Cũng nhìn về Trung Quốc, Le Monde nêu bật ví dụ về một nhân vật khác cũng đang làm cho Bắc Kinh khó chiụ, và gây ra tranh cãi, nhưng giữa một số cư dân mạng và báo giới. Tờ báo giới thiệu trong hàng tựa : « Người Mỹ, đại sứ và anh hùng của người dân Trung Quốc ». Ai cũng đoán được rằng nhân vật này không ai khác hơn là ông Gary Locke, đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.

Thông tín viên Le Monde tại thủ đô Trung Quốc mở đầu bài viết với hình ảnh ông Gary Locke, mặc một chiếc sơ mi, tay áo xắn lên, cắm nhang trước một ngôi mộ. Cảnh diễn ra ngày 04/11 vừa qua, gần một ngôi làng tỉnh Quảng Đông, gần thành phố Đài Sơn. Vây quanh ông Locke có khoảng 40 dân làng.

Theo Le Monde, với cử chỉ thắp nhang trước mộ tổ tiên trên đây, đại sứ Mỹ đã tô thêm một điểm son nơi gương mặt mới của nước Mỹ, gương mặt khá bất ngờ mà Gary Locke là đại diện ở Trung Quốc. Sự kiện này cũng làm cho chính quyền Bắc Kinh bất ngờ và bối rối, khó chiụ, trước cảm tình mà cư dân mạng dành cho ông vì bị quyến rũ trước thái độ đơn giản, bình dân của một nhân vật cấp cao như thế và lại là.. người Mỹ, đại diện cho Hoa Kỳ.

Ông Gary Locke đã trở nên một gưong mặt rất quen thuộc đối với nguời Trung Quốc, do nhiệm vụ của ông nhưng cũng đồng thời do gốc gác của ông. Nhưng theo Le Monde, chính là tư cách đơn giản của ông ở vị trí một đại sứ đã được cảm tình cư dân mạng Trung Quốc.

Trên các blog, họ đã chuyền nhau hình chụp lén ông Gary Locke ở sân bay Seattle vào tháng 8, ông đứng trước quầy cà phê Starbucks, một túi đeo lưng trên tay. Rồi ảnh chụp gia đình ông đến sân bay Bắc Kinh, từ vợ chồng, con cái, mỗi người tự kéo va li của mình, họ đi máy bay hạng thông thường.

Ông Gary Locke đã chinh phục được cảm tình, vì đó là điều rất nhạy cảm ở Trung Quốc, nơi cư dân mạng thường xuyên chế nhạo cảnh hách dịch của các quan chức Trung Quốc, mà theo họ, không thể tự tay xách chiếc ô hay chiếc cặp nhỏ của mình. Tháng 9 vừa qua, thì ông Locke và gia đình lại thu hút chú ý khi xếp hàng như mọi người để lên toa cáp treo xem Vạn Lý Trường Thành.

Thái độ này của Đại sứ Mỹ ngược lại, đã bị tờ báo Quang Minh chỉ trích. Theo tờ báo, tư cách người gốc Hoa của ông Locke dễ thu hút cảm tình người dân thường. Đối với tờ báo này, ai có thể khẳng định đấy không phải là ý đồ của Mỹ, sử dụng một người Trung Hoa để gây xáo trộn chính trị ở Trung Quốc. Tờ báo tố cáo Gary Locke mang nặng chủ nghiã thực dân mới của Mỹ.

Một cư dân mạng Trung Quốc đã trả lời : thực dân mới kiểu đó này thì đáng « mở rộng vòng tay đón chào ».

Nhiệm kỳ thủ tướng và giá rau muống

 Lana Huyền Chi
Cầu mong sao trong lịch sử Việt Nam, khi nhắc đến anh Ba Dũng người ta không phải dùng đến biệt danh “thủ tướng rau muống”.
 Thưa các anh chị em,
Hồi 2006, khi anh Ba Dũng mới lên làm thủ tướng, nghe anh ý tuyên bố này nọ và cũng thấy anh ý… đẹp trai, nhà em lạc quan lắm, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp nhiều lắm. Lúc nghe tin anh ý trúng cử cũng là lúc em đang đi chợ. Còn nhớ khi đó giá rau muống là 1000VNĐ/mớ, còn bánh giò thì cũng quãng 1000đ/cái loại có nhân ngon, loại nhân thường thì 500VNĐ/cái.

Sau 5 năm anh Ba tại nhiệm. Chả hiểu làm sao mà giá rau muống dzọt lẹ lên đến 5000VNĐ và bánh giò cũng thế. Nhiều người bảo rằng tại khủng hoảng kinh tế, cái gì chả tăng. Nhưng em không nghĩ thế, lý do:

– Rau muống là thứ rất thông dụng và gần như rẻ nhất Việt Nam, thuộc nhóm củ chuối (đểu nhất là củ chuối, đến bèo, rồi đến rau muống). Ông tây bà đầm nào bị “Việt Nam hóa” nhiều quá được vinh dự gọi là “tây rau muống”, đủ thấy rau muống là đặc trưng là phổ biến ở Việt Nam. Nó chẳng liên quan nhiều đến vàng với dầu hay là các thứ quý hiếm khác mà nước ta phải nhập. Ruộng đất thì của ta, lao động cũng của ta, không phải thuê nước ngoài. Tăng nhiều thế có hợp lý không?

– Nguyên liệu làm ra bánh giò là gạo tẻ, là chút vôi, là thịt, hành, mộc nhĩ và lá chuối, toàn là những thứ ta có sẵn. Công nghệ làm bánh giò cũng có sẵn từ lâu, chẳng phải mua của nước ngoài. Nhiên liệu là củi, là than, ta cũng có sẵn, không phải nhập. Làm sao lại tăng nhiều thế? Có vô lý không?

– Đến phổ thông bình dân, hoàn toàn 100% do ta làm chủ như rau muống với bánh giò mà còn chả quản lý nổi, thế thì, thử hỏi trình các bác các chú các cô lãnh đạo Việt Nam có thể quản lý được thị trường Việt Nam không? Có thể duy trì sự ổn định, bền vững và phát triển nhanh của kinh tế Việt Nam không? (em nghĩ 99,99% là không)

Năm 2011, anh Ba tái cử. Sau đó ít ngày, giá rau muống nhích lên 6000VNĐ/mớ. Có nơi lên đến 7000VNĐ/mớ, thậm chí có lúc có nơi lên đến 10.000VNĐ/mớ. Suy nghĩ theo kiểu “bi quan y trang thực tế” thì có nhẽ khi anh Ba Dũng mãn nhiệm kỳ thứ hai, giá rau muống có thể chắc là lên đến cả chục ngàn đồng.

Thưa các anh chị em. Nhà em không có thù ghét gì anh Ba Dũng, thích là khác (vì anh ý đẹp giai, phong độ), nên chỉ mong anh Ba luôn khỏe và làm thế nào để giá lương thực thực phẩm – đặc biệt là rau muống và bánh giò đừng có tăng giá. Cầu mong sao trong lịch sử Việt Nam, khi nhắc đến anh Ba Dũng người ta không phải dùng đến biệt danh “thủ tướng rau muống”.Chúc các anh chị em Dân Luận luôn khỏe và càng ngày càng có nhiều bài viết hay. Xin hết ạ!

@ Danluan

Chủ nghĩa dân tộc ò ò

Đào Tuấn
54085906_0.jpg

Khi Lý Nhã Kỳ xuất hiện với hình ảnh Vịnh Hạ Long trước… ngực, hẳn nhiều người đã bất giác mỉm cười khi nhớ lại đoạn tiểu thư Julie “ôm đến chết” viên đại tá Pirot trong vở kịch phát hình trực tiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên”. Bấy giờ, khi đoạn phim “lộ ngực khủng” được post lên youtube, đã có lời bình rằng Đại tá Pirot ăn hai trái bom đó thì chết là đúng rồi. (Trả lời phỏng vấn sau đó, người đẹp “thanh minh”: Với những người có số đo vòng 1 lớn tự nhiên không chỉnh sửa như tôi thì mặc gì cũng bị lộ ngực”).

“Bom đạn” như thế, ăn nói như vậy, làm đại sứ du lịch là đúng rồi. Và dù Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế Nguyễn Văn Tình khăng khăng rằng “Chẳng điên mà dùng Lý Nhã Kỳ để gây Scandal”- nhưng rõ ràng, người đẹp đã có vai trò quan trọng trong việc kêu gọi cổ vũ cho Vịnh Hạ Long.

Đơn giản là vì cô quá gợi tình. Và đẹp thì không bao giờ là lỗi cả.
Bởi thế, bỏ mặc những cảnh báo “cả quốc gia đang bị lừa”, hẳn nhiều đấng mày râu sẵn lòng nhắn tin Halong gửi tới 147 (Nhưng chắc là để vote cho nụ cười Lý Nhã Kỳ chứ không phải vì yêu nước). 630 đồng/tin nhắn. Mất nửa cốc trà đá mà vote được cho người đẹp “vòng 1 lớn tự nhiên không chỉnh sửa”, nhân tiện đất nước có được cái danh, dù hão, kể như chả vấn đề gì.

Trò tự sướng, còn gọi là thủ dâm, ở mình giờ có khi lại là một lối thoát hay khi người ta chẳng biết tự hào về cái gì, hoặc giả như trong bối cảnh bị cuộc sống với những khó khăn chật vật thường ngày tát cho đến tối tăm mặt mày.

Nhưng đến sáng nay, đọc hai bản tin TTX về chuyện Hạ Long thì lại thấy thương thương họ Lý.

Đầu tiên là TT&VH với một bản tin về chuyện người nhắn tin bầu chọn nhiều nhất. Anh này tên Hoàng. Ở Đà Nẵng. Làm thợ cơ khí. Dùng điện thoại cào. Nghèo. Theo TT & VH thì anh này cầm số tiết kiệm, khoảng hơn 7 triệu đồng, ra cửa hàng điện thoại nhờ nhắn tin bầu chọn cho Vịnh Hạ Long. “Lý do anh Hoàng nhắn tin nhiều vì vịnh Hạ Long quá đẹp và “Tôi quá yêu Hạ Long. Thế thôi”. Người đàn ông nghèo này đã đốt sạch khoản tiền tiết kiệm 7 triệu khi “bắn” tới 11.601 tin nhắn bầu chọn.

Còn đây là VTC: Cứ thế, anh Hoàng nhắn tin bình chọn cho vịnh Hạ Long. Hết tiền, anh lại nạp. Mỏi mắt, đau tay vì tin nhắn, anh Hoàng lại nghĩ ra cách làm sao nhắn thật nhanh, thật đơn giản. Chỉ trong gần 1 tháng, anh Hoàng đã nhắn gần 12.000 tin nhắn bầu chọn cho Vịnh Hạ Long bằng chiếc điện thoại Nokia 5130 từ số máy 0975695***… Đầu tháng 11, khi để dành được số tiền cũng khá với ý định sẽ mua quà sinh nhật con gái tròn 5 tuổi vào ngày 9/11 sắp đến. Nhưng tiền trong tài khoản điện thoại hết do nhắn tin quá nhiều, lương thì chưa nhận nên anh Hoàng lấy luôn tiền mua quà cho con nạp thẻ điện thoại rồi…hướng Hạ Long mà nhắn.

TT & VH dẫn lời Hoàng “dọa” anh sẽ còn tiếp tục “bắn”. Thế mới kinh.
Vài tiếng sau đó, vietnamplus đưa tin: Lượng tin nhắn bầu chọn cho Vịnh Hạ Long tăng đột biến, từ 7, lên gần 9 triệu.

Với sự nhanh nhạy và sáng tạo của các nhà báo, chưa biết chừng ngày mai sẽ lại có hàng loạt bài viết về những cậu học sinh yêu nước nhịn tiền game để bầu chọn cho Hạ Long. Hay những cụ hưu bán nhà xua con ra đường để lấy tiền “bắn tin”. “Đơn giản vì Hạ Long quá đẹp. Thế thôi”.

Nghi ngờ “tình yêu nước” và “lòng tự hào dân tộc”, đặc biệt là xúc phạm đến việc tiêu tiền của những người nhắn tin thì dứt khoát là bá đạo. Cười nhạo chuyện hơn 11 ngàn tin nhắn quả thực cũng là phường… kiết lỵ. Tuy nhiên, khi “Câu chuyện anh Hoàng”, một người không biết dùng Internet- được đưa lên báo, chỉ thấy hiển hiện sự lạm dụng niềm tự hào dân tộc của dân chúng.

“Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm”. Sự tự ti đôi khi khiến người ta thủ dâm với những cái danh, dù hão. Nhưng cũng không thể vì thế mà xui nhân dân ăn cứt gà sát.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đây bởi Quảng Ninh vừa quyết định treo thưởng cho những người nhắn tin. Theo đó, hễ thuê bao nào nhắn trên 100 ngàn tin sẽ nhận thưởng 10 triệu. Thuê bao nào 1 triệu tin nhận thưởng 20 triệu. Đặc biệt nhất, thuê bao nào trên 10 triệu tin sẽ nhận thưởng 30 triệu.

Vừa mấy hôm trước, cả hăm mấy “kỳ quan” mới có hơn trăm triệu tin nhắn, thế mà giờ Quảng Ninh treo thưởng cho 1 thuê bao với con số 10 triệu tin. Không biết khi đưa ra hình thức cột mỡ này, quan chức Quảng Ninh có sờ lên tai?

Vì đất nước, có thời những bà Mẹ Thứ đã hy sinh đến những đứa con cuối cùng. Nhưng rất khó để có những “anh Hoàng” nhắn đến cả triệu cái tin, tiêu đến cả gia tài vì những cái danh hão được kích động dưới danh nghĩa yêu nước hay tự hào dân tộc.

Thật khó có thể nhịn chửi bậy trước chuyện treo thưởng cột mỡ của Quảng Ninh bởi khi vận động nhân dân chí ít cũng cần tối thiểu sự tôn trọng chứ không thể cứ mặc định họ cũng kêu ò ò như mình.

Với giá bèo nhất 630 đồng/tin nhắn của đầu số 147 thì 10 triệu tin nhắn sẽ không còn chỉ là 1 cuốn sổ tiết kiệm. Con bò cũng có cách lựa chọn khác để bớt ngu đến mức vô đối như những người nhắn tin lấy thưởng.

Và giả dụ ai đó yêu nước đến nỗi nhắn đến 10 triệu tin nhắn thì dứt khoát buông máy cái là vào thẳng Trâu Quỳ.

Người điên cũng có cách lựa chọn khác còn để được coi là điên bình thường.

@ Blog DaoTuan