Thành tích của trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

Trong 10 năm, từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh, nhẩy lên Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội. Từ một thượng úy chủ quán cháo lòng, sống rách nát, sau 5 năm đã trở thành một triệu phú đô-la và bây giờ thực chất là một ông chủ kinh doanh cả kinh tế lẫn chính trị trên lưng Nhà nước với nhiều tham vọng và nhiều thủ đoạn mới để tiến thân hòng làm nguyên thủ quốc gia.

I- Bản chất :
Từ một học viên đang học tại Học viện kỹ thuật quân sự, nhiều lần trộm cắp trong Học viện, rồi một lần bị bắt quả tang phá mái nhà kho chui vào ăn cắp quân trang của Học viện, mặc dù biết là con của ông Nguyễn Chí Thanh nhưng Học viện vẫn phải đuổi học. Sau đó, nhờ uy tín của gia đình, Vịnh xin được vào học trường sĩ quan Thông tin, học không được, rồi xin vào Bộ tư lệnh Thông tin làm việc một vài tháng rồi về Cục 2 công tác.
Sau 4 năm làm trợ lý, loay hoay mở quán cháo lòng không thu hút được khách, cuối năm 1989 nhờ sự giúp đỡ tích cực của người anh rể là Lê Việt Bắc (thư ký ông Ðào Ðình Luyện) và hội G7(1) cho ra đời Công ty du lịch, dịch vụ và thương mại (TOSECO) do Vịnh làm Giám đốc. Cương lĩnh đầu tiên của Vịnh với cấp dưới thuộc quyền và thân bằng cố hữu là: “Phải bằng mọi cách kiếm được nhiều tiền, bỏ túi được nhiều cán bộ cấp cao để dễ bề thao túng”. Cương lĩnh này đã thực hiện được bằng cách:

1. Kiếm tiền thông qua danh nghĩa tập thể:
Lấy danh nghĩa công ty TOSECO gấp rút xin đất, xin nhà với danh nghĩa làm bình phong cho hoạt động nghiệp vụ, làm nhà ở cho cán bộ. Sau khi xin đất, nhà… Vịnh chia ra các lĩnh vực sau đây:

a) Mở Công ty liên doanh như khu biệt thự quận 10, khu cao ốc Hồ Tây, nhà hàng bia ôm trong khu triển lãm Giảng Võ mang tên “Quê Hương”, đồng thời cho thành lập Công ty xây dựng và thương mại Hồng Bàng ở phía Bắc và Công ty HB ở miền Nam. Hai Công ty xây dựng và thương mại do con trai và con rể của ông Vũ Chính (bố vợ Vịnh, Tổng cục trưởng TC

2) làm giám đốc. Vốn của 2 Công ty này đều huy động trong nội, ngoại vợ chồng Vịnh và nhóm G7 như ông Ngọc, ông Kháng, ông Trung, ông Nhu, ông Bắc, ông Hoàng Dũng, ông Phùng Hưng ở Văn phòng Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu và một số quan chức thân tín khác đứng ra để góp vốn liên doanh hoặc trực tiếp nhận xây dựng các công trình đặc biệt của Bộ quốc phòng không phải đấu thầu thiết kế dự toán, tất cả đều được thông qua phạm vi hẹp thanh toán quyết toán bằng cách dùng mọi sức ép từ những vụ đặc biệt của cơ quan Văn phòng Bộ Quốc phòng và Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu để chấp nhận giá mà Hồng Bàng và HB đề nghị. Riêng việc này và gia đình đã thu được:

– Các khoản tiền đền bù đối tác liên doanh, tiền lời xây dựng công trình.
– Các khoản lời từ liên doanh rút ra làm nghiệp vụ.
Một điểm đáng chú ý là sau khi chiếm đoạt tiền hoa hồng và đền bù từ liên doanh biệt thự quận 10, phó Giám đốc TOSECO là Ðào Quang Thép bị loại vì thắc mắc trong ăn chia.
b) Bằng nhiều lần thủ đoạn chiếm đoạt các khu nhà của các đơn vị và lấy cớ để kinh doanh nghiệp vụ.
Ðầu tiên là lừa ông Hoàng Hữu Thái, Tư lệnh hải quân khu nhà 1A công trường Mê Linh Sài Gòn để liên doanh. Sau khi hải quân đồng ý thì Vịnh và G7 lập luận hải quân không cần kinh doanh và đề nghị Bộ quyết định chuyển cho TC2 (Tổng cục 2) làm nghiệp vụ. Thế là hải quân cay đắng mất đất. Ðến giờ này trung tướng Hoàng Hữu Thái, nguyên tư lệnh hải quân vẫn phàn nàn lỗi lầm của mình là đầu hai thứ tóc mà bị Vịnh lừa. Ðược đất rồi, Vịnh xin ngân sách quốc phòng giao công ty HB xây dựng làm trung tâm thương mại quốc tế rồi cho thuê lấy tiền. Lại một lần nữa gia đình Vịnh thu được khoản tiền khổng lồ từ việc này. Quân khu 7 mất luôn nhà 51 Trương Quốc Dung và một số khu vực khác ở Biên Hòa, Vũng Tàu. Cục đối ngoại mất khu 45 đường Trường Chinh và nhà khách Liễu Giai, Tổng cục chính trị mất nhà khách 14A Lý Nam Ðế, nhà nghỉ Ðồ Sơn, Quân chủng phòng quân mất bãi pháo hồ Trúc Bạch, quân khu 5, quân khu 3 đều mất những khu vực quan trọng. Hà Nội mất hàng ngàn m2 trong triển lãm Giảng Võ, sàn nhẩy Queen Bee Láng Hạ. Ðáng chú ý là điểm ăn chơi đó rất lãi mà nhà nước không thu được bao nhiêu, biến thành những điểm tiêu cực của xã hội. Các vũ nữ đẹp đều được hiến cho Bắc (anh rể Vịnh) và G7. Sau đó còn có cô được lấy về làm giám đốc nhà khách 14A Lý Nam Ðế hiện nay.

Không một ngày cống hiến cho cách mạng mà cô ta nghiễm nhiên có xe con mang biển số 80B (biển của Trung ương) phục vụ riêng, có quân hàm thiếu tá, nhà nghỉ của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tại Ðồ Sơn, nhà khách TOSECO ở Vũng Tàu đều trở thành nhà chứa cho người thân của Vịnh đến lúc không có khách thì kinh doanh vì đó là TC2 thì có sai phạm gì đều lấy lý do nghiệp vụ để giải quyết. Các khu nhà đẹp đó, Vịnh và G7 đều xin được ngân sách quốc phòng cấp để cải tạo, xây mới và đều giao Hồng Bàng và HB xây dựng. như vậy, Vịnh và gia đình lại một lần nữa thu tiền qua xây dựng công trình và kinh doanh nghiệp vụ với các hình thức mở các tụ điểm chơi bời cho các quan chức nhà nước, tiền lãi cổ phần. Các phương tiện, nội thất trang bị rất hiện đại
c) Ðối với đất xin nhà ở cán bộ, Vịnh cấp cho cán bộ khá chu toàn nhưng những khu đẹp như đường Trường Sơn, đường Sư Vạn Hạnh đều chia cho những G7 đã có công như ông Nhu (thư ký ông Khuê) ông Bắc (thư ký ông Luyện, anh rể), ông Kháng ở Văn phòng Bộ Quốc phòng… Ở đây Vịnh không thu tiền nhưng dùng chính sách thưởng cho G7 để làm mối ràng buộc để ép những việc khác đặc biệt là Kháng. Nhu và Hồ Sỹ Hậu đã trình Bộ trưởng ký cấp cho Vịnh tất cả trên 40 xe con xịn các loại để hoạt động đi lại và kinh doanh. Thực tế đội xe con chở khách của Vịnh đóng ở Thụy Khuê hoạt động rất mạnh.
Như vậy, xem từ các mục a, b, c nêu trên chỉ có ban kiểm tra đặc biệt của TW mới có thể kiểm kê được trong 10 năm qua Vịnh đã bày trò chiếm nhà đất được bao nhiêu chỗ. Hiệu quả cho nhà nước và nghiệp vụ, cho Ðảng được những gì?

II- Kiếm tiền qua những hợp đồng thương mại:
Với lý do TOSECO có chức năng thương mại nên từ khi có ngân sách đặc biệt, Vịnh đã ký nhiều hợp đồng mua máy bay, tàu thủy, phụ tùng cho phòng không, không quân, thiết giáp, đóng tàu trên 300 triệu đô-la với cơ chế G7 thao túng. Thủ trưởng Bộ buộc cho phép TOSECO được hưởng hai chữ “bí mật” nên không cần đấu thầu. Mỗi chuyến hàng chở từ Nga về đến sân bay, Vịnh đều cho xe bọc kín ra lấy hàng và đi cửa sau, không qua bất kỳ một cửa kiểm soát nào. Với số tiền này, chúng khôn khéo bỏ túi tất cả các cấp lãnh đạo và bịt kín tất cả những chuyện chúng làm hại quốc phòng và gây thiệt hại nhiều trăm triệu đô-la của nhà nước như thế nào.
Không có hợp đồng thẩm định các hợp đồng cho nên mua thì rất đắt (người môi giới ở SNG đều là chân tay của Vịnh), chất lượng kém. Ví dụ như mua SU27 thì báo công với Bộ là rẻ hơn Trung Quốc mua, nhưng thực tế lừa Bộ ở chỗ phía Trung Quốc mua là mua SU27 đánh biển, giá TOSECO mua là SU27 đánh không. Tai hại hơn khi diễn tập ở biển đưa loại SU27 này ra biểu diễn thì mới rơi ngay xuống biển gây mất của, chết người. Một thí dụ khác là mua tàu, thiết bị vật tư đóng tàu, thiết bị sửa chữa máy tàu đều mua đắt, thiết bị cũ mà không phải chịu trách nhiệm trước cảnh sau gần 10 năm mà tàu chiến vẫn chưa ra tàu, nhà máy vẫn chưa ra nhà máy. Trung ương cứ đến nhà máy X50, X51 Ba Son của Hải quân Tổng cục kỹ thuật, Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế, các quân binh chủng để tìm hiểu về vấn đề này thì rõ. Ðặc biệt dây chuyền X50, tư lệnh hải quân Mai Xuân Vinh kiên quyết không cho nghiệm thu, nhưng sau nhiều lần Vịnh dùng Bộ ép nên vẫn phải nghiệm thu.

Như vậy, Vịnh và cộng sự đã kiếm được hàng chục triệu đô là tiền môi giới, hoa hồng lại quả (qua cộng sự), tiền chi phí vênh khi thực hiện hợp đồng theo cơ chế nghiệp vụ mà không ai sờ đến.

Sau khi cơ chế của Bộ chặt hơn thì Vịnh chuyển ngay ra kiếm tiền “Chinh tắc” hơn là việc thành lập hệ thống tình báo công nghệ: Cục tình báo công nghệ, Trung tâm B5, Công ty SECOTEX (với danh nghĩa của Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế), Công ty HITACO (với danh nghĩa là Tổng cục kỹ thuật) và xin được hàng ngàn m2 đất và đang xúc tiến xây dựng dự án xin nhà nước đầu tư khu công nghệ cao thông qua Vụ Khoa giáo Văn phòng chính phủ (theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ðoàn Mạnh Giao). Các Công ty trung tâm nói trên đều được nhà nước bao cấp toàn bộ, nhưng hầu như giành tư cách ký kết các hợp đồng nhập ngoại để đầu tư cho khối bảo đảm kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng.

Ngoài các Công ty nói trên, Vịnh đã chỉ đạo bố vợ là Vũ Chính cho phép mỗi Cục trong TC 2 thành lập ít nhất một Công ty bình phong làm công việc dân sự để lấy người, phương tiện của quân đội kinh doanh thương mại, tập hợp một số thành phần lao động xuất khẩu ở nước ngoài để làm đại diện cho Vịnh, hoặc thành lập Công ty bình phong ở nước ngoài lấy ngân sách nhà nước trang bị cho quốc phòng nhằm phục vụ tìm kiếm đối tác phục vụ cho những hợp đồng thương mại nói trên.

Thử hỏi trong 6 năm qua ngân sách Nhà nước đã chi cho chương trình tình báo công nghệ hàng trăm tỷ đồng nhưng chưa thu lại kết quả gì về công nghệ cho quân đội để áp dụng vào sửa chữa và sản xuất trang bị. Người đứng đầu ngành tình báo công nghệ hiện nay là Hùng, một cộng sự tin cẩn nhất của Vịnh từ lúc còn cùng ở Công ty TOSECO. Ở TC 2 hiện nay có hai người giàu nhất, triệu phú đô-la, là Vịnh và Hùng, nhờ kiếm được nhiều tiền trên những hợp đồng mua sắm của Bộ Quốc phòng.

III- Bỏ túi cán bộ của Ðảng và quân đội như thế nào?
Ngay khi thành lập TOSECO, người được Vịnh cử làm Phó Giám đốc thường trực phía Bắc là Tấn (em của Ðặng Kháng – Trưởng phòng tổng hợp của Văn phòng Bộ Quốc phòng, Kháng là một trong những nhân vật trụ cột của G7) thuê có văn phát triển cho Công ty là Bắc (anh vợ Vịnh -thư ký ông Ðào Ðình Luyện) với mức lương 500 USD/tháng dưới danh nghĩa thuê 1 phòng nhà ở của Bắc làm đại diện, cử cháu ông Ðào Ðình Luyện là Ðào Quang Dũng làm Tổng đại diện ở Moscow cặp bồ với Thị Phương (vợ của một cán bộ cao cấp của TC2) tại Sanh Pê-tec-bua để làm hậu thuẫn dung nạp thêm các cộng sự đang là lao động xuất khẩu để kiếm hàng. Sau đó lần lượt đưa con ông cháu cha về Công ty như con của Văn Phác, Hà Thị Quế, Ðỗ Ðức, Cao Tiến Phiêm…

Sau khi có tiền, có phương tiện và tư cách đầy đủ về nghiệp vụ, Vịnh đã bỏ túi bằng gái, bằng tiền, bằng nhậu, bằng những đêm nhất dạ đế vương mà điển hình là các tướng lĩnh ở những vị trí quan trọng có thể giúp Vịnh được nhiều việc như Lê Khả Phiêu, Lê Văn Hân (Cục trưởng Cục cán bộ), Ðoàn Mạnh Giao (Văn phòng Chính phủ), Dương Ðàm (Cục trưởng Cục quân lực), Hoàng Dũng (Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu), Nguyễn Hữu Cảng (Cục trưởng Cục Tài chính)… cộng với sự chiều chuộng vô biên cho hội G7 như Sáu Ngọc, Hồ Sỹ Hậu, Ðặng Kháng, Quang Trung, Việt Bắc, Nhu, Phùng Hưng và một số chuyên viên quan trọng khác. Chúng ta thử đánh dấu hỏi tại sao chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Khả Phiêu đã dễ dàng nhường cho các khu nhà khách quan trọng cho Vịnh kinh doanh? Tại sao lại đưa một cô ca ve về làm giám đốc nhà khách 14A Lý Nam Ðế, cho đeo lon thiếu tá và lại thân thiết Lê Khả Phiêu và Lê Văn Hân hơn mọi người bình thường khác.
Bằng mê hồn trận, tuyển con cháu họ hàng của những nhân vật quan trọng, dùng tiền, dùng gái, Vịnh đã bỏ túi được nhiều cán bộ cao cấp, đã thành công mỹ mãn về kinh tế và công danh chính trị. Vừa là triệu phú đô-la, vừa được mỗi năm thăng một cấp quân hàm. Mỗi năm lên mỗi chức vụ. Xây dựng được một hệ thống đàn em với các tụ điểm nhảy đầm, bia ôm, gái điếm “bình phong”, được các Công ty trong và ngoài nước cống nạp đều đặn. Tính ra Vịnh đã có 7 cơ ngơi riêng ở khắp đất nước đứng tên khác nhau với đơn giá xây dựng bình quân 4 triệu đồng/m2. Vợ của Vịnh ngày ngày tự lái xe con xịn đi làm, lúc nào cũng ăn mặc đeo kính đen trông như một minh tinh màn bạc cỡ thế giới mà bên Hồng Kông ai cũng biết và phải gờm. Khi Vịnh lên Tổng Cục phó đã mua ngay trên 2000 m2 đất Thụy Phương (phía nam cầu Thăng Long) để làm dinh thự. Trong khi đó có biết bao nhiêu chiến sĩ anh hùng hoạt động cống hiến suốt đời cho ngành tình báo dù có còn sống có công cũng chưa bao giờ được đặc cách đề bạt vượt cấp, vượt chức và có một cuộc sống để vươn như Vịnh.
Sau khi có chức có quyền Vịnh muốn thỏa mãn giấc mộng làm nguyên thủ quốc gia, ngoài việc tổ chức ghi âm quay phim khi chiêu đãi các Xếp, Vịnh nghĩ ra trò nghe trộm điện thoại của tất cả các quan chức quan trọng thuộc các tỉnh thành, quận đội từ trung ương để thực hiện thủ đoạn cao nhất của lưu mạnh chính trị.

Khi Phạm Thanh Ngân và Lê Khả Phiêu đã bị Vịnh đút túi dễ dàng nghe theo và quyết định việc này, mọi công tác tổ chức thực hiện đều do Vịnh trực tiếp tiến hành. Nếu không sớm chấm dứt được việc này thì tương lai của các nguyên thủ quốc gia cũng bị bỏ túi, kết cục của Việt Nam là Ðảng, chính quyền đều bị Vịnh thao túng lũng đoạn thông qua hệ thống tình báo quân đội do Vịnh đứng đầu.

IV- Tại sao trong 10 năm Vịnh làm được nhiều chuyện lớn như vậy?

1- Nhờ bản chất lưu manh và nhiều thủ đoạn

2- Nhờ có G7 và khi G7 bị Bộ Quốc phòng phân hóa thì Vịnh đã tụ tập dàn xếp động viên G7 (kể cả anh rể Vịnh là Bắc bị rời khỏi Bộ Quốc phòng) là hãy biết chấp nhận và chơi bời. Nếu Vịnh can thiệp giúp đỡ thì cả thuyền sẽ bị chìm và chết tất cả. Vịnh hứa sẽ đảm đương việc khôi phục lại G7 mạnh hơn, ví dụ: thay cho tướng Hoàng Dũng thì phải biết xây dựng và sử dụng tướng Cao Tiến Phiêm thay Ðặng Kháng thì xây dựng Võ Mai Nhẫn… Kết quả là Phiêm đã vì triển vọng của một đứa con mà ra sức giúp Vịnh được nhiều việc hơn trước mà đặc biệt là thành công trong lĩnh vực ma-phia về chính trị. Khi Vịnh lên Tổng cục trưởng TC 2 thì đã bàn với Cao Tiến Phiêm đưa Trung, Kháng, trở về những vị trí quan trọng ở cơ quan Bộ Quốc phòng để vừa thể hiện ân nghĩa của mình với các đàn anh, vừa có những đệ tử trung thành trong chương trình lưu manh chính trị của Vịnh.

3- Nhờ có bố vợ là Tổng cục trưởng TC2 ở TC2. Hiện nay người ta đều có bình luận chung rằng: Không có Vũ Chính thì không có Chí Vịnh (Vịnh không có thể lên nhanh được như thế mà không có Chí Vịnh thì cũng không có Vũ Chính (vì Vũ Chính lên được Tổng cục trưởng một phần quan trọng nhờ vào sự dàn dựng vận động bằng tiền, bằng gái và lừa lọc của Chí Vịnh và G7)

4- Tất cả sự tham gia của Vịnh vào các chương trình mua sắm trang bị của Bộ Quốc phòng đều được coi là công của Vịnh nên cơ quan TC 2 cũng nghĩ Vịnh là người có công (mặc dù toàn bộ các công trình này đều không đạt chất lượng và giá lại cao gấp nhiều lần nếu mua chính thức). Ðây là một trò lừa đảo mang tính lưu manh chính trị, đồng thời củng cố vững chắc thêm chính sách gia đình của bố con Vũ Chính – Chí Vịnh tại TC 2.

5- Với vai trò vị trí của TC 2, Vịnh có điều kiện tiếp cận và đút túi các cán bộ cao cấp của quân đội và nhà nước.

6- Trong số con ông cháu cha và bạn bè thân hữu của Vịnh được tuyển vào TC 2 là không một ngày làm lính, không được học tập bản chất truyền thống của quân đội, được tuyển vào 93, 94, 95 và 96 này đều đã được đeo quân hàm thiếu tá, trung tá là phổ biến cá biệt có trường hợp là thượng tá. Làm như vậy, Vịnh vừa có công với gia đình họ đồng thời thiết chặt sự chân thành của những người đó với mình. Nếu không thao túng được Cục cán bộ và Tổng cục chính trị thì vẫn không thể giải quyết được:

Từ các vấn đề nêu trên, đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW:

1- Loại khỏi trên trùm lưu manh, tham nhũng, tội phạm Nguyễn Chí Vịnh ra khỏi Ðảng Cộng sản và quân đội Việt Nam.

2- Không cho phép tình báo quân đội (TC2) thành lập doanh nghiệp, không được kinh doanh nghiệp thương mại mà chỉ được cắm người vào các tổ chức hoặc các Công ty cần thiết.

3- Ðất nước Việt Nam có dân tộc anh hùng, có Ðảng vững mạnh, có đủ các ban an ninh, bảo vệ trong quốc phòng cũng như Bộ Nội vụ không cần có TC 2 mà trả về vị trí Cục 2 thuộc Bộ Tổng Tham mưu/Bộ Quốc phòng như giai đoạn trước đây chúng ta đã từng thắng Mỹ.

4- Sau đại hội, chấn chỉnh tổ chức quân đội cho vững mạnh, trước hết là chấn chỉnh TC 2 chọn người hiền tài cho đất nước.
Võ Ðồng Ðội

@THEGIOINGUOIVIET


Chú thích:

(1) G7 là nhóm các thư ký có quyền thế của Bộ, Thứ trưởng và Trưởng nhóm các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

BI SỬ THUYỀN NHÂN

NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

Trong một tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action,” viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống.  Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”.  Thế giới đã bước qua Thế Kỷ 21, nhưng bạo lực chiến tranh do cuồng vọng bá chủ của con người vẫn làm nối tiếp thảm kịch tị nạn với những làn sóng di tản lánh nạn mang tên những địa danh mới như Kosovo, Đông Timor, Chechnya và Darfur.  Tuy nhiên có lẽ trong lịch sử của nhân loại, ít khi nào có một cuộc di tản bi thảm và kéo dài như các làn sóng thuyền nhân rời Việt Nam kể từ sau 1975 cho mãi đến thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ vừa qua.  Sự phi lý của thảm kịch thuyền nhân Việt Nam còn nổi bật vì những người tị nạn Việt Nam đã phải rời quê hương ra đi để tìm quyền sống, trong khi tiếng súng đã không còn trên lãnh thổ của đất nước họ.  Vào thời đó, khi niềm ước vọng hòa bình mà mỗi người dân Việt đều ấp ủ trong lòng từ bao nhiêu năm trời mới vừa ló dạng, đáng lẽ toàn dân tộc đã có thể nối tay nhau để cùng kiến tạo một đất nước đã phải chịu quá nhiều khổ đau và mất mát trong gần nửa thế kỷ khói lửa triền miên.  Trái lại, lòng thù hận quá đà và niềm cuống tín chủ nghĩa mù quáng của những người nắm quyền lực bằng súng đạn đã tiếp tục bao phủ đất nước và dân tộc trong một không gian đàn áp và khủng bố tàn bạo, khiến cho người dân miền Nam thời đó chỉ còn một lối thoát là lao mình ra biển cả để tìm con đường sống.  Với một niềm hy vọng và một lời cầu nguyện, hàng chục ngàn gia đình gồm cả trẻ thơ và bô lão đã ra khơi hướng về những bến bờ hy vọng, bất kể những hiểm nguy mà có lẽ tất cả mọi người đã dự đoán được trước khi quyết định ra đi.

Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang.  Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5,000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4,000 tị nạn, Tân Gia Ba 1,800 người, và có khoảng 1,250 người cũng đã đến Phi Luật Tân.  Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng.  Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15,000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á.  Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Vào cuối năm 1978, đã có 62,000 thuyền nhân người Việt tị nạn tại các nước Đông-Nam Á.  Riêng trong tháng 6 năm 1979, đã có trên 54,000 thuyền nhân Việt Nam đến tị nạn tại các nước nói trên.  Những làn sóng tị nạn này đã khiến cho các nước trong khối Đông Nam Á, như Mã Lai Á, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Nam Dương tuyên bố không nhận thêm người tị nạn từ Việt Nam, khiến cho những đợt thuyền nhân đến sau đã bị xua đuổi cấm không cho lên bờ.  Cũng kể từ đó, con số thuyền nhân tử vong trên biển cả cũng đã gia tăng.

Sau những cuộc hành trình hãi hùng lênh đênh trên đại dương, một số thuyền nhân cũng đã đến được bến bờ tạm dụng.  Những lớp người này đã đem cho thế giới bên ngoài những mẫu chuyện về người cha, người mẹ, đã phải chia nhau những hạt cơm rơi từ miệng những đứa con; đến chuyện chia nhau từng giọt nước quý hơn vàng được vắt ra từ miếng vải thấm mưa, để đánh lừa những cơn đói khát triền miên.  Hay là những chuyện thương tâm về người chết đã cứu được người sống với thịt máu của chính mình.  Hoặc nữa là những chuyện nói nhỏ, kể về những trường hợp phải đương đầu với hải tặc.  Ngoài những mối đe dọa do sự đầy đọa của con người đối với con người, những thuyền nhân này còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên.  Những cơn phong ba bão táp đã khiến cho không biết bao nhiêu thuyền nhân làm mồi cho biển cả.  Không ai dám phỏng đoán với mỗi người có cơ may đặt chân lên bến bờ tự do, đã có bao nhiêu người hy sinh trên đại dương.

Cuối cùng, làn sóng người tị nạn Việt Nam bằng đường biển đã viết lê thiên bi sử của thuyền nhân, và những câu chuyện hãi hùng của các cuộc vượt biển của người tị nạn Việt Nam đã đánh động được lương tâm thế giới.  Vào tháng Ba 1979, chương trình Ra Đi Có Trật Tự ra đời để cố gắng ngăn chặn những làn sóng vượt biển.  Ngoài ra, cũng vào thời gian này, các chương trình cứu người vượt biển đã được một số tổ chức thiện nguyện quốc tế phát động hai chiếc tầu cứu vớt thuyền nhân ngoài biển là Anamur do một tổ chức từ thiện Đức Quốc vận động vào năm 1979 L’Ile de Lumiere của tổ chức từ thiện Pháp Medecins du Monde điều hành vào năm 1980 đã cứu mạng được nhiều thuyền nhân Việt Nam lênh đênh ngoài biển cả trong khoảng thời gian từ 1979 cho đến 1990.

Chương Trình Trợ Giúp Thuyền Nhân của Ca Tị Nan Liên Hiệp Quốc Qua các giai đoạn

Những chương trình trợ giúp người tị nạn Việt Nam thuộc Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (The United Nations High Commissioner for Refugees “UNHCR”), đã khởi sự từ năm 1973, và đã có ở Hà Nội kể từ 1975, do lời mời của chính phủ Hà Nội.  Kể từ năm 1973, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã có mặt tại Việt Nam để trợ giúp cho nhiều làn sóng người di tản nội địa, đã phải dời chỗ ở nhiều nơi lánh nạn, khi quân đội Bắc Việt bắt đầu tràn vào vùng Bến Hải để công khai tấn công miền nam sau khi Hòa Đàm Ba Lê mới được ký kết giữa hai bên.

Vào cuối thập niên 1970, thảm kịch những làn sóng thuyền nhân từ Việt Nam vượt biển đi tìm tự do đã tác động mạnh vào dư luận quốc tế và trở thành động cơ thúc đẩy Cao Ủy Tị Nạn Liên hiệp quốc phát động một chương trình trợ giúp quy mô lớn đặc biệt nhắm vào những người tị nạn Việt Nam bắt đầu đổ xô ra biển cả để tìm đường thoát khỏi cuộc sống đầy đọa dưới chế độ Cộng Sản.  Những làn sóng di tản bằng đường biển từ thời đó đã mang đến cho thiên bi sử thuyền nhân Việt Nam kéo dài gần 20 năm, từ 1975 cho đến cuối thập niên 1990.

Từ 1979 đến 1991: Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự(Orderly Departure Program, “ODP”)

Vào những năm cuối cùng của thập niên 1970, những thông tin về thảm kịch thuyền nhân Việt Nam đã làm rung động dư luận thế giới, và thúc đẩy Liên Hiệp Quốc vào cuộc để tìm một giải pháp cho vấn đề.  Vào thời đó, UNHCR đã thiết lập Chương Trình ODP để đưa những người muốn rời khỏi Việt Nam ra đi bằng những phương tiện an toàn hơn, trong khuôn khổ của một chương trình trợ giúp người tị nạn do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Sau khi những lời kêu cứu cảu chính những thuyền nhân thoát nạn, cũng như những nỗ lực vận động của các tổ chức thiện nguyện quốc tế, khơi động sự chú tâm của cộng đồng thế giới, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một hội nghị tại Geneve vào tháng Ba 1979 để tìm một giải pháp cho vấn đề thuyền nhân Việt Nam.  Tại hội nghị này, một Bị Vong Lục đã được ký kết theo đó Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc được ủy thác trách nhiệm thiết lập một chương trình ra đi có trật tự, để giúp cho những người muốn rời khỏi Việt Nam có thể ra đi bằng những phương tiện an toàn hơn.  Cho đến khi chương trình ODP được trao phó cho tổ chức thiện nguyện quốc tế International Organization for Migration(IOM) vào cuối năm 1991, UNCHR đã giúp đỡ cho 330,000 thuyền nhân, trong đó có 13,252 người Cam Bốt, rời khỏi các trại tị nạn tại Đông Nam Á để đi định cư tại các nước thứ Ba.

Từ năm 1988 đến 1997: Trợ giúp hồi hương(Thuyền nhân Việt Nam) theo Chương Trình Hành Động Toàn Diện CPA.

Với việc thông qua Chương Trình Hành Động Toàn Diện vào năm 1989(Comprehensive Plan of Action CPA) dành cho những người tị nạn Đông Dương, UNHCR đã thiết lập những thể thức để đưa người tị nạn hồi hương ở một quy mô rộng lớn.  Chương trình này dành cho những thuyền hân đã được thanh lọc, và không hội đủ điều kiện để được định cư tại các nước thứ ba.  Trong khuôn khổ của Chương Trình CPA, UNHCR đã cấp những khoảng trợ cấp tái định cư trực tiếp cho những thuyền nhân chấp thuận hồi hương dưới hình thức một khoản tiền mặt.  Ngoài ra, UNHCR cũng thực hiện một chương trình kiểm tra hậu hồi hương theo chương trình này.  Mục đích của chương trình kiểm tra hậu hồi hương là để theo dõi việc định cư những người hồi hương và tránh những trường hợp nhữg thuyền nhân bị chính quyền Việt Nam trừng phạt vì đã ra đi tị nạn.

Vào cuối năm 1988, đã có trên 110,000 thuyền nhân từ các trại tị nạn Á Châu hồi hương và được tái định cư tại những địa phương họ đã rời trước đây.  Chương trình Hành Động Toàn Diện CPA của UNHCR chính thức chấm dứt vào ngày 30 tháng 6 năm 1996, đối với những trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á, và vào ngày 30 tháng 6, 1997 tại các trại tị nạn Hồng Kông.

Thảm kịch thuyền nhân Việt Nam chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1999, sau khi chương trình tái định cư những thuyền nhân hồi hương theo chương trình CPA được hoàn tất.


@SaigonTimes

CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI TỰ DO ĐẦU TIÊN TẠI HUNGARY

20 NĂM TRƯỚC
Sau 4 thập kỷ dưới chế độ độc đảng, vào ngày 25-3-1990, Đệ tam Cộng hòa Hungary đã tổ chức vòng 1 cuộc bầu cử Quốc hội tự do và đa đảng đầu tiên: 34 đảng và 1.623 ứng viên (trong số đó có 199 ứng viên tự do) đã “vào cuộc” để giành thiện cảm của hơn 7 triệu 798 ngàn cử tri.

Ông Orbán Viktor (giữa), thủ lĩnh phe đối lập hiện tại, trong những sự kiện diễn ra 20 năm trước – Ảnh tư liệu

Nhìn lại lịch sử, trong quá trình chuyển đổi thể chế năm 1989, tại các cuộc đàm phán Bàn tròn Dân tộc, những người tham dự đã bàn thảo và thông qua vào tháng 9-1989 những đạo luật căn bản, trong đó có Luật Bầu cử mới.

Khi đó, Đảng Công nhân Xã hội Hungary (MSZMP, tức Đảng Cộng sản) vẫn có vị thế tương đối mạnh và đã thể hiện được mong muốn của họ một cách đáng kể trong các cuộc hội đàm với các phe, nhóm chính trị đối lập. Các lãnh tụ cộng sản theo hướng cải tổ tin tưởng rằng ngay cả khi định chế bầu cử dân chủ được thực thi, họ cũng vẫn giữ được vai trò bao trùm, ngay cả trong khuôn khổ một chính phủ liên hợp, cho dù họ phải từ bỏ vai trò độc đảng.

Ngày 20-10-1989, Quốc Hội Hungary thông qua đạo luật số XXXIV (năm 1989) về việc bầu chọn các dân biểu Quốc hội (Luật bầu cử mới) với 286 phiếu thuận, 20 phiếu chống và 24 phiếu trắng. Ngày 22-12-1989, tổng thống lâm thời Szűrös Mátyás đưa ra quyết định về thời điểm của cuộc bầu cử: vòng 1 (25-3-1990), và vòng 2 (8-4-1990). Ngày 16-3-1990, Quốc hội Lâm thời tuyên bố tự giải tán.

Theo Luật Bầu cử mới, các ứng viên dân biểu phải thu thập được ít nhất 750 phiếu ủng hộ từ giới cử tri trong thời gian từ ngày 24-1 đến ngày 23-2-1990. Tính đến cuối tháng 2-1990, đã có 19 đảng đưa ra được bảng cử khu vực, và 12 đảng đưa ra được bảng cử toàn quốc.

Hội đồng Châu Âu đã cử sang Hungary một nhóm quan sát gồm đại diện của 16 quốc gia và nhóm này nhận định rằng, quá trình chuẩn bị cho kỳ bầu cử đã thỏa mãn hoàn toàn mọi yêu cầu thường lệ của các định chế dân chủ Phương Tây. Sau 43 năm, vào ngày 25-3-1990, Hungary lại có một cuộc bầu cử Quốc hội tự do và đa đảng: trong vòng 1, 4,9 triệu cử tri (tỉ lệ 65,1%) đã đi bầu các đại diện cho mình.

Sau 2 vòng bỏ phiếu, cuộc bầu cử đem lại một bất ngờ lớn đối với giới ký giả ngoại quốc: những người cộng sản cải tổ, vốn có vai trò rất lớn trong biến chuyển dân chủ năm 1989 tại Hungary, đã không có được vai trò đặc biệt trong Quốc hội mới. 33 ghế của Đảng Xã hội Hungary MSZP (được thành lập bởi các yếu nhân thuộc phe cải tổ trong Đảng Cộng sản) được coi là một kết quả trung bình, so với chiến thắng ngoạn mục của phe đối lập.

Chung cuộc, các lượng lực đối lập đã đại thắng với kết quả Diễn đàn Dân chủ MDF (165 ghế), Liên đoàn Dân chủ Tự do (94 ghế), Đảng Tiểu chủ Độc lập FKGP (44 ghế), Liên đoàn Thanh niên Dân chủ FIDESZ (22 ghế), Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo Nhân dân KDNP (21 ghế).

Trong Quốc hội mới, còn có đại diện của một đảng nhỏ là Liên minh Nông nghiệp (1 ghế) và 6 ghế dành cho các dân biểu độc lập.

Quốc hội mới của Đệ tam Cộng hòa Hungary được thành lập vào ngày 2-5-1990 và vị thủ tướng đầu tiên của nước Hungary dân chủ là ông Antall József, đứng đầu liên minh cầm quyền MDF-FKGP-KDNP. Trong dịp này, giới quan sát quốc tế đã bày tỏ sự ngưỡng mộ trước ý thức công dân của giới cử tri Hungary, những người đã dùng lá phiếu của mình một cách nghiêm túc và trách nhiệm sau hơn 4 thập niên dưới thể chế cộng sản.

Trần Lê tổng hợp

@Nhip cau the gioi