Thăng long ngày xưa – Bán hàng rong

Đôi quang gánh trên vai có thể coi là phương tiện vận chuyển phổ biến và hiệu nghiệm nhất mà người dân ta sử dụng trước tiên ở nông thôn rồi cả ở Kẻ Chợ. Mãi đến khi người Pháp qua ta thì mới thấy ở Hà Nội có những phương tiện 2 bánh xe xếp ngang (ví như xe tay, xe ngựa, xe xích lô, ôtô…).

Xe có bánh duy nhất là chiếc xe chở lợn, thứ hàng hoá lớn nhất mà người ta cần vận chuyển trên bộ. Còn phần lớn đi lại, vận chuyển bằng thuyền bè trên sông nuớc.

Đôi quang gánh trên vai giúp người dân quê có thể đưa sản vật của mình không chỉ đến những chợ trong thành phố mà ở đây luôn có chỗ cho họ hạ quang gánh để trở thành một cửa hàng nho nhỏ. Cũng với đôi quang gánh, họ có thể dạo khắp các phố phường Hà Nội, với sự quen biết, đôi khi kèm theo những lời rao ngắn mà vang để những cư dân thành phố được phục vụ tận nhà mọi thứ cần có.

Thuở đó, dân Hà Nội chưa đông, xe cộ đi lại chưa nhiều, thì những người bán hàng rong không thể vắng bóng. Nó mang cái nét đẹp tần tảo của những thị dân có xuất xứ và gắn kết với nông thôn.

Các cô bé đi bán hoa bèo Nhật
Các cô bé đi bán hoa bèo Nhật
Những cô gái bán than củi
Những cô gái bán than củi
Gáng bán thỏ
Gánh bán thỏ
Gánh hàng đồng nát
Gánh hàng đồng nát
Quán cháo gáng cho người bình dân
Quán cháo gánh cho người bình dân
 Bán vỏ ăn tràu
Bán vỏ ăn trầu

Dương Trung Quốc

@ BeeNet

Google thách thức cả nước Trung Hoa

Ngô Nhân Dụng

Khi công ty Google từ chối không tiếp tục làm công việc kiểm duyệt mà chính quyền Trung Quốc bắt họ phải chịu để được làm ăn ở xứ này, nhiều người coi đây là một vụ thách thức đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nhưng, tính trên đường dài thì đây cũng là một thách thức đối với mọi người dân Trung Hoa trong lục địa. Ðặc biệt, là thách thức giới trí thức trẻ tuổi. Hơn 300 triệu người Trung Hoa đang sử dụng Internet. Dùng Internet là một bước tiến vào cuộc sống văn minh toàn cầu của thế kỷ 21. Trong hai thế kỷ qua, loài người đã tiến những bước dài trên con đường sống tự do dân chủ. Giới trí thức Trung Quốc chịu cúi đầu trước một bạo quyền của thế kỷ 19 cho tới bao giờ?

Tháng Giêng năm 2010, khi Google bắt đầu phản đối chính phủ Bắc Kinh về những vụ đột nhập vào mạng lưới của họ để ăn cắp các dữ liệu về các nhà trí thức đối lập, rất nhiều thanh niên Trung Hoa đã can đảm bày tỏ ý tán đồng hành động đó. Họ dám đương nhiên mang hoa đến đặt trước trụ sở công ty này ở Bắc Kinh. Trong một ngày, hàng trăm ngàn người bày tỏ ý kiến trên mạng, đại đa số ủng hộ lập trường của công ty ngoại quốc trẻ trung này, mà những người sáng lập cũng cùng tuổi với đa số dân Nét ở Trung Quốc. Một dân Nét đã viết: Nếu Google rút đi, Trung Quốc sẽ trở về “thời đồ đá” trong thế giới mạng lưới! Chúng ta phải khâm phục những bạn trẻ can đảm này.

Nhưng các hành động tỏ ý tán thành như trên cũng chỉ có tính cách “phản kháng bất bạo động” và thụ động. Ba tháng đã qua, Google đã thương thuyết với chính quyền Trung Quốc nhưng không tìm ra giải pháp nào thỏa đáng, bây giờ công ty đã tiến thêm một bước nữa: Rút hẳn dịch vụ dò tìm trên mạng ra khỏi lãnh thổ Trung Hoa lục địa, hướng dẫn các người muốn dùng dịch vụ tìm kiếm của Google sang mạng lưới của họ ở Hồng Kông. Chính phủ Bắc Kinh tiếp tục “đánh trả đũa” với “Trường Thành Lửa,” không cho người dân trong lục địa sử dụng Google. Nghĩa là người dân Trung Hoa muốn tìm hiểu gì về Tây Tạng, về Thiên An Môn thì chỉ được coi những tài liệu đã được chính quyền kiểm duyệt.

Cuộc đấu giữa chính quyền Bắc Kinh và Google tiêu biểu cho hai thế lực, hai quan niệm về văn minh. Một bên là một công ty trẻ mới ra đời được hơn 10 năm, đi tiên phong trên mặt kỹ thuật, lớn mạnh rất nhanh nhờ tinh thần khai phá, dám làm và dám chấp nhận rủi ro. Công ty này, ngay từ khi thành lập, đã chọn một khẩu hiệu: “Không làm ác” (Don’t Be Evil), đề cao mục tiêu đạo đức chứ không còn là thương mại nữa. Bên kia là một chính quyền độc tài hủ lậu muốn kìm hãm tự do của một dân tộc với nền văn minh thuộc hàng xưa nhất thế giới. Chính quyền đó cũng là tàn tích còn sót lại của ý thức hệ Mác xít, đã bị khai tử ngay tại Âu Châu nơi chủ nghĩa và chế độ này được phát sinh. Cuộc đấu trí giữa hai bên sẽ đưa tới kết quả nào, nó sẽ định nghĩa đời sống của thế kỷ 21. Bạo Lực sẽ thắng? Hay sau cùng Ðiều Thiện sẽ thắng?

Nhiều người phê bình hành động của Google là vì hiện nay họ chỉ chiếm 30% thị trường “tra tìm thông tin” ở trong lục địa, cho nên họ có thể bỏ qua mà không bị thiệt hại bao nhiêu; nếu họ chiếm 70% thị trường thì có thể họ sẽ hành động khác. Hơn nữa, công ty này không kiếm lợi ở Trung Quốc được bao nhiêu. Tất cả số thu của họ trong lục địa chỉ chiếm vài phần trăm tổng số thu nhập hơn hơn hai chục tỷ Mỹ kim trên toàn thế giới. Do đó, quyết định từ giã thị trường Trung Quốc không khó khăn lắm. Lời phê bình này chỉ “phỏng đoán” động cơ của công ty Google, gán cho họ những động cơ xấu nhất. Hơn nữa, nói như trên là quên rằng thị trường lục địa phát triển rất mạnh, giá trị tính bằng đô la có thể tăng 40% mỗi năm. Khi tính đến tiềm năng đó, thì phải công nhận hành động từ bỏ một thị trường như vậy là rất can đảm, Google đã đặt nguyên tắc đạo lý lên trên mưu tính doanh lợi lâu dài.

Thông điệp chính của Google là, “Chúng tôi không chấp nhận đóng vai trò kiểm duyệt” cho một chế độ độc tài, để hưởng các lợi lộc kinh tế. Ðây là một thách thức. Thông điệp này có đánh thức giới trẻ Trung Quốc hay không, và họ sẽ hành động như thế nào, chúng ta còn phải chờ tương lai mới biết câu trả lời. Bởi vì hành động của cộng sản Bắc Kinh đối với Google chỉ là một trong nhiều bộ mặt của chế độ này, khi họ kiểm soát thông tin, đàn áp tư tưởng tự do, bấờt chấp quyền sống và phẩm giá của người dân Trung Hoa. Chế độ Bắc Kinh cũng kiểm soát các phương tiện thông tin hiện đại khác, như việc sử dụng Facebook, Twitter, vân vân.

Người dân, và nhất là giới trẻ Trung Hoa, đang phải sống trong một vòng kiểm tỏa giống như những con cua trong một cái giọ. Trong cái giọ đó, con cua này tìm cách leo lên đầu con cua kia, nhưng vẫn không bao giờ leo ra khỏi giọ được. Họ có tự biết như vậy hay không? Chúng tôi nghĩ là họ có ý thức về điều đó.

Một bài trong tờ Vãn Báo (Báo Buổi Chiều) xuất bản trong lục địa, số ra ngày 3 tháng 7, năm 2000, có kể một câu chuyện để tự chỉ trích bản tính thích đấu đá nhau của người Trung Hoa. Bài báo của tác giả Thẩm Xương, kể một chuyện xảy ra ở New York, có thể do tác giả bịa ra để khuyến cáo đồng bào của ông tự răn mình.

Có một công ty Mỹ ở New York thuê rất nhiều công nhân ngoại quốc gốc Á Châu. Cuối năm, ông chủ báo tin sẽ tặng 500 đô la cho các công nhân giỏi nhất. Ông yêu cầu mỗi nhóm người thiểu số họp lại một người trong bọn họ để lãnh thưởng.

Nhóm công nhân Nhật họp rất nhanh chóng, đề nghị một người. Ông chủ cũng đồng ý, vì thấy đó là một công nhân tài giỏi thật. Nhóm người Việt Nam và nhóm người Hàn Quốc họp lâu mới đưa đề nghị lên. Hai người đó đều được tặng 500 đô la, nhưng ông chủ biết họ không giỏi giang gì cả. Người Việt được chọn vì các đồng hương thấy anh ta nghèo nhất, đáng giúp đỡ! Người công nhân Hàn Quốc thì được bầu vì anh ta tính hiền lành, ba phải, không làm mất lòng ai bao giờ. Nhưng nhóm công nhân Trung Hoa thì đến chiều cũng không đề nghị ai cả. Họ không chịu bỏ phiếu coi ai là người đáng lãnh thưởng. Họ đề nghị xin chia đều 500 đô la cho tất cả mọi người trong nhóm, tất nhiên bị từ chối. (Bài này được đăng lại trong sách “Người Trung Quốc và những căn bệnh về nhân cách”).

Thực sự người Trung Hoa có tánh ưa “tranh giành” với nhau về tính nhỏ nhặt mà không nghĩ được chuyện lớn hay không, chúng ta không dám quả quyết như tác giả bài báo trên. Nhưng nói đến tật xấu này thì chắc dân Việt hay người Hoa cũng ngang ngửa như nhau!

Chính quyền cộng sản không phải là triều đại đầu tiên ở Trung Quốc muốn kiểm soát thông tin và đàn áp tự do tư tưởng của người dân. Vào đời Nam Tống, Tống Huy Tông (tên Triệu Cấu) đã ra lệnh “cấm tuyệt” không ai được viết dã sử: “Những kẻ không đắc chí, ẩn nấp khắp nơi, nhòm ngó việc triều đình, bí mật viết dã sử để rao bán tà thuyết!” Các người làm blog, bloggers bây giờ cũng không khác gì những nhà viết dã sử đời trước. Họ cũng “nhòm ngó việc triều đình” và thông báo cho nhau những ý kiến mà nhà nước coi là “tà thuyết!”

Vào thế kỷ 12 kỹ thuật thông tin còn rất thô sơ, Triệu Cấu tưởng rằng chỉ ra lệnh cấm là bưng bít được tin tức. Nhưng cuối cùng lịch sử vẫn biết và vẫn phê phán chế độ hủ bại của ông vua Huy Tông và “thủ tướng” Tần Cối. Thế kỷ 21, việc cấm người ta “viết dã sử” còn khó hơn nữa. Những cố gắng “bịt miệng dân” của chế độ cộng sản cuối cùng sẽ thất bại. Thất bại nhanh hay chậm là tùy theo thái độ và phản ứng của các thanh niên trí thức đang sống trong các giọ cua đó.

Công ty Google đã đứng ra thách thức chính quyền cộng sản Trung Hoa. Họ sẵn sàng từ bỏ các lợi lộc kinh tế để giữ tư cách, bảo vệ phẩm giá của họ. Giới trí thức Trung Hoa có chấp nhận một thử thách như vậy hay không? Tất nhiên, đây cũng là một câu hỏi đặt ra cho giới trí thức và thanh niên Việt Nam!

Chúng ta không cần so sánh người Hán với người Việt. Nhưng thế nào cũng có người đặt câu hỏi rằng “Liệu dân Việt Nam hơn gì người Hán khi phải đối đầu với một chế độ độc tài chuyên chế hay không?” Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chạy đua xem hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam, cùng sống dưới các chế độ độc tài cộng sản, xem bên nào sẽ dám đứng lên phản kháng và đòi tự do mạnh bạo hơn!

Trong lịch sử, dân tộc Trung Hoa, mà đại đa số là người Hán, đã chịu sống dưới các chế độ độc tài chuyên chế do người “ngoại tộc” đứng đầu trong nhiều thế kỷ. Thời Nhà Nguyên, người Mông Cổ đã cai trị nước Tầu trong hơn một thế kỷ. Người Mãn Thanh cũng làm chủ nhân nước Trung Hoa trong gần 400 năm. Người Việt Nam có thể coi là có ý chí rất quật cường. Sau khi ý thức dân tộc phát khởi để giành được độc lập vào thế kỷ thứ 10, không bao giờ người Việt chịu cho ngoại bang cai trị nữa. Ngay trong thời Pháp thuộc kéo dài 60 năm, không lúc nào thiếu các phong trào phản kháng. Có thể nói người Việt bất khuất hơn người Hán khi cần chống ách cai trị của ngoại tộc. Nhưng trước các chế độ độc tài chiếm đoạt các quyền tự do và xúc phạm đến phẩm giá con người thì chúng ta chưa biết dân tộc nào thật sự dũng cảm hơn!

Chỉ khi nào chế độ độc tài hủ lậu đó cũng cho thấy họ khiếp nhược đối với ngoại bang, thì người Việt thế nào cũng phản ứng mạnh! Trong Tháng Ba năm 2010, người Hán đã làm lễ kỷ niệm chiến thắng của Phục Ba Tướng Quân Mã Viện vào năm 43, mà báo chí họ gọi là “Anh hùng Vệ quốc.” Không biết họ nghĩ lúc đó nước Trung Hoa bị ai đánh mà phải có anh hùng vệ quốc? Một đoàn văn nghệ của cộng sản Việt Nam đã được tham dự lễ hội này, ngay tại thị xã Ðông Hưng, sát biên giới Trung-Việt, họ mặc áo dài khăn đóng, chụp hình đăng báo rất đẹp.

Người Việt Nam phải làm gì để tưởng niệm nhớ ơn công đức Hai Bà Trưng đây?

@NguoiViet

Thực chất của việc VN cho Tàu thuê rừng đầu nguồn


Sau khi việc 10 tỉnh của VN cho TC “THUÊ” rừng đầu nguồn không còn giữ được bí mật trước nhân dân VN, TƯĐ/CSVN qua Nguyễn tấn Dũng,đã chỉ thị ngay bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn đi kiểm tra, để qua đó NTD ra công văn số 405/TTg-KTN ngày 9/3/2010 minh định:

“Trong các năm qua, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở các địa phương đã góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, tuy vậy, còn có những dự án chưa thực hiện đúng các quy định của nhà nước.” và quyết định thành lập một phái đoàn liên bộ đi kiểm tra rà soát; đồng thời NTD quy định: “Trong thời gian thực hiện việc rà soát kiểm tra, đánh giá, UBND các tỉnh không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới,và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong phạm vi các lĩnh vực nêu trên”.

Đó là những việc làm theo NTD nói, ở trung ương, còn ở địa phương theo bản tin ngày 17/3/2010 của báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị thì: “Ngày 16/3, ông Trần Văn Tri (TVT), giám đốc sở Kế Hoạch và Đầu Tư Quảng Nam, cho biết, sở dĩ công ty TNHH, một thành viên InnovGreen ĐƯỢC MIỄN 100% TIỀN THUÊ ĐẤT TRONG 50 NĂM VÌ ĐÓ LÀ QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ, ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN CẢ NƯỚC. Ông Tri còn cho biết cũng chưa nhận được văn thư nào của trung ương về việc dừng cho thuê đất trồng rừng đối với doanh nghiệp nước ngoài.”

Câu nói của ông TVT ngắn gọn, cùng với trả lời của giám đốc công ty InnovGreen trong cuộc phỏng vấn với đài BBC, cho thấy rằng  Việc cho “thuê” rừng đã thực hiện theo  chủ trương của CSVN từ 5 năm về trước, chứ không phải đợi tới lúc có kiến nghị gửi tới, TƯĐ/CSVN mới biết là có 10 tỉnh đã cho TC “thuê” rừng. Cũng căn cứ theo một câu trả lời của InnovGreen với đài BBC ngày 10/3/2010, cái gọi là  “thuê” rừng, thực tế chỉ là Tầu đã được CSVN “dâng” rừng, không phải trả tiền thuê trong suốt thời hạn 50 năm của dự án. Tuyên bố của Trần Văn Trí còn cho thấy ở thời đại thông tin điện tử, một công văn của trung ương một tuần lễ sau vẫn chưa tới được địa phương!  Nếu không phải là thế thì NTD chỉ ra công văn để đặng báo với mục đích xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng chứ không phải để thi hành.

Cây bạch đàn còn gọi là cây khuynh diệp, dùng làm bột chế tạo giấy và tinh dầu lấy ra làm dầu gió. Cây này được Hồ chí Minh thúc đẩy trồng rộng rãi. Thực tế là cây làm hại đất đai, khô cằn sau một thời gian. Nhưng không ai dám nói gì vì là lệnh Hồ chí Minh. Đến cuối thập niên 80 mới có những bài viết của một chuyên gia ở Pháp nói về sự tai hại của cây này ở một số hội thảo khoa học hải ngoại. Chính phủ Hà nội sau đó đã ra lệnh cấm trồng bạch đàn. Bây giờ, nhà nước Nguyễn Tấn Dũng lại cho thuê rừng lấy gỗ và  trồng bạch đàn! Chỉ một việc này cho thấy hệ thống  cai trị CSVN cai trị đất nước ra sao.

Trong công văn 405/TTg-KTN, NTD ca ngợi việc thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lãnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động. Thực tế có đúng như vậy không?

Một bản tin ký sự trên báo điện tử Vietnamnet của CSVN ngày 1/3/2010 cho thấy người dân ở xã Đông Quan huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, thuộc khu vực đã cho công ty InnovGreen của TC “thuê” rừng, đã bị chính quyền địa phương và InnovGreen lừa gạt. Bản tin viết: “…đường xá khó khăn thế này, nên khi nghe công ty vào mở đường, đem điện đến, nên không ít bà con đã giao đất rừng cho công ty của người nước ngoài, bất chấp những cây thông xanh tốt nhiều khả năng sẽ bị chặt phá…nhưng khi giao đất cho họ rồi, đến nay tôi mới biết mình đã bị lừa…kể từ khi giao đất rừng, trồng bạch đàn cho công ty InnovGreen xong, đến nay đã hơn năm tháng rồi chị Thiết vẫn chưa được công ty trả tiền công, chứ chưa nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng… chúng tôi có hỏi tiền bồi thường từ đất và cây, thì bất ngờ lại được xã cho biết đất không có sổ thì không được bồi thường… kể từ khi công ty InnovGreen tiến hành trồng bạch đàn từ diện tích đất rừng, thì việc chăn thả trâu bò của các hộ dân chúng tôi cũng hết sức khó khăn…”.

Tóm lại, chuyện cho thuê rừng  trồng cây công nghiệp chỉ là thêm một bằng cớ tập đoàn CSVN sử dụng chiêu bài đầu tư phát triển để thi nhau bán nước ra sao, bên cạnh những chuyện lớn như nhượng đất bán biển mà đảng và nhà nước CSVN gọi là “những vấn đề nhậy cảm”.

Nguyễn Tố

——————

Bài tham khảo

Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
Cập nhật lúc 08:00, Thứ Hai, 01/03/2010 (GMT+7)
,
– Với lời hứa sẽ đền bù đất, cây, mở đường, đưa điện và tạo công ăn việc làm cho bà con thôn xóm, nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đã đồng ý giao đất giao rừng cho Công ty Innov Green (Hồng Kong – Trung Quốc, chi nhánh Lạng Sơn).
Thế nhưng, chưa được hưởng lợi gì từ dự án thì họ đã thấy mình bị “hớ”. Tiền làm thuê trồng rừng bị nợ, những lợi ích khác thì không thấy… Một số ít người dân còn lại thì nhất quyết không đồng ý giao đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài này vì họ không biết con cháu họ sẽ sống bằng gì trên vùng đất khó khăn này?.

Tin lời hứa, dân mất đất trồng rừng?

Xã Đông Quan, huyện Lộc Bình là một xã miền núi nghèo, ngoài nghề trông lúa trên diện tích ruộng khô cằn thì đời sống của các hộ dân trong xã chủ yếu chỉ biết trông chờ vào diện đất đồi núi để trồng rừng, chăn thả trâu bò.

Đời sống của bà con xã Đông Quan cứ bình lặng trôi đi như cái nghèo “khó mà thay đổi được” thì bất ngờ năm 2007 Công ty Innov Green (Hồng Kông – Trung Quốc) vào thuê đất rừng với thời hạn 50 năm để trồng bạch đàn lấy gỗ công nghiệp.

Khi vào xã Đông Quan, công ty có nguồn gốc nước ngoài này đã đem theo những lời hứa hẹn mở đường, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm cho bà con nên nhiều hộ dân đã tin tưởng giao đất rừng cho công ty và tiến hành trồng bạch đàn.

“Nhiều hộ thận trọng lo cho công ăn việc làm của con cháu mai sau nên nhất quyết không giao đất rừng cho công ty”, ông Vi Văn Mài, trưởng thôn Song Sài, xã Đông Quan cho biết.

Theo chỉ dẫn của ông Mài, chúng tôi được anh Lành Văn Nga, một người dân trong thôn chỉ đường đến nhà chị Lý Thị Thiết ở thôn Song Sài. Xung quanh hai bên đường rộng chừng 40 – 50 cm ngoằn ngoèo uốn lượn là những cây thông đã được người dân trồng từ năm 2004 nhờ dự án trồng thông làm giấy của tỉnh Lạng Sơn.

Anh Nga bảo: “Đường sá khó khăn thế này nên khi nghe công ty vào mở đường, đem điện đến nên không ít bà con cả tin đã giao đất rừng cho công ty của người nước ngoài bất chấp những cây thông xanh tốt nhiều khả năng sẽ bị chặt phá”.

Trong căn nhà tuềnh toàng được làm bằng gạch đất của chị Lý Thị Thiết, khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện giao đất rừng cho công ty Innov Green, chị Thiết với khuôn mặt buồn rượi cho biết: “Đã nhiều tháng nay tôi mất ăn mất ngủ vì đã trót giao 3,8ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green trồng bạch đàn. Nhưng khi giao đất cho họ rồi đến nay tôi mới biết mình đã bị lừa…”.

Chị Thiết kể: Đầu năm 2008 người của công ty này và cả người của UBND xã Đông Quan có vào nói với gia đình chị, nếu giao đất rừng cho công ty gia đình chị sẽ được nhận bồi thường tiền đất, tiền trồng thông, ngoài ra gia đình chị còn được nhận vào làm công nhân với mức lương cao.

Tin lời công ty, chị Thiết đã giao 3,8 ha rừng trồng thông cho Công ty Innov Green và chấp nhận bất chấp mưa nắng mất hàng tháng trời đi đào hố, gánh phân lên đồi Pa Cà Nông để trồng bạch đàn cho công ty với mức lương 100 nghìn đồng/ ngày. Nhưng kể từ khi giao đất rừng, trồng bạch đàn cho công ty Inno Green xong đến nay đã hơn 5 tháng chị Thiết vẫn chưa được công ty trả tiền công chứ chưa nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng.

“Công ty có hẹn tôi đến ngày 28/1 sẽ trả tiền công, nhưng cứ hết lần này đến lần khác tôi vẫn chưa được công ty trả tiền công đào hố trồng cây, chỉ có thỉnh thoảng nhận được vài trăm tiền tạm ứng. Trong khi đó tiền bồi thường đất và cây thông đến nay tôi vẫn không nhận được vì nay nghe cán bộ nói đất đó của gia đình sử dụng nhưng chưa cấp sổ”, chị Thiết bức xúc.

Chị Thiết dẫn chúng tôi leo trèo hơn 30 phút trên nhiều quả đồi để đến địa điểm đất đồi đã được công ty nước ngoài này trồng bạch đàn. Số cây bạch đàn không thể đếm xuể, tuy đã trồng được 6 tháng nhưng cũng mới chỉ cao được 50cm. Chị Khiết cho biết, toàn bộ vùng bạch đàn này là công sức của chị và người dân Song Sài.

Cũng như gia đình chị Thiết, gia đình chị Bế Thị Cầu cùng thôn Song Sài đã giao 3 ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green và đi trồng thuê bạch đàn cho công ty nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền công.

Chị Cầu bức xúc: “Giao đất cho công ty rồi chúng tôi phải đi làm thuê cho họ. Nhưng khi chúng tôi trồng cây xong thì tiền công họ cũng không trả đủ. Chúng tôi có hỏi tiền bồi thường từ đất và cây thì bất ngờ lại được xã cho biết đất không có sổ thì không được bồi thường. Cứ đà này không biết gia đình tôi phải làm gì để kiếm sống”.

Được biết, hàng chục hộ dân khác ở thôn Song Sài giao đất, rừng rồi làm thuê cho công ty này cũng đang bị nợ. Và đến nay khi nghe thông tin không được đền bù đất nữa thì họ không muốn giao đất cho công ty của người nước ngoài.

“Giao rừng cho họ con cháu tôi làm gì để sống?”

Không “cả tin” như các hộ dân giao đất rừng cho công ty Innov Green, nhiều gia đình trong thôn Song Sài và cả thôn Nà Lâu, xã Đông Quan kiên quyết không giao đất rừng cho phía công ty Inno Green. Lý do mà các hộ dân không giao đất đưa ra: Tấc đất tấc vàng, mất đất mất việc làm.

Anh Lành Văn Nga (27 tuổi), ở thôn Song Sài cho biết, cuối năm 2007 đầu năm 2008 công ty Innov Green và người của UBND xã có đến yêu cầu gia đình anh giao 3,1 ha diện tích đất rừng cho công ty, nhưng anh nhất quyết không đồng ý.

Anh Ý bức xúc: “Trước đây với diện tích đất rừng chăn thả rộng chúng tôi nuôi trâu nuôi bò thả rất thoải mái, nhưng kể từ khi công ty Inno Green tiến hành trồng 60 ha bạch đàn từ diện tích đất rừng thì việc chăn thả trâu bò của các hộ dân chúng tôi cũng hết sức khó khăn”.

Anh Nga bảo: “Khi công ty vào lấy đất rừng tôi kiên quyết không đồng ý vì thời hạn thuê đất 50 năm thì đời tôi coi như đã hết, nhưng đến đời con cháu tôi lấy đâu ra đất rừng để làm. Không có đất rừng thì chúng tôi chết đói vì ngoài mấy sào ruộng làm không đủ ăn, chúng tôi chỉ biết trông chờ vào diện tích đất rừng để trồng rừng và chăn thả”.

Người nông dân tên Nga này còn cho biết thêm, việc anh không đồng ý giao đất cho dự án không chỉ muốn giữ cho con cháu anh mà việc giữ đất còn là để giữ nước nữa.

Cũng như anh Nga, gia đình anh Vy Văn Ý ở thôn Song Sài được giao 3 ha diện tích đất rừng trồng thông theo dự án trồng thông làm giấy của tỉnh Sơn La từ năm 2004. Đến nay dù diện tích thông còn sống không nhiều nhưng đất rừng là nơi để anh chăn thả trâu bò và những hàng thông đang lớn dần sẽ là vốn liếng để anh để lại cho con cháu anh sau này.

Anh Ý bức xúc: Trước đây với diện tích đất rừng chăn thả rộng chúng tôi nuôi trâu nuôi bò thả rất thoải mái, nhưng kể từ khi công ty Inno Green tiến hành trồng 60 ha bạch đàn từ diện tích đất rừng thì việc chăn thả trâu bò của các hộ dân chúng tôi cũng hết sức khó khăn”.

Cùng quan điểm và kiên quyết như gia đình anh Nga, anh Vy, hàng chục hộ dân ở thôn Nà Lâu cũng kiên quyết không giao đất cho Công ty Innov Green.

Bà Bế Thị Chấm, thành viên hội phụ nữ thôn Nà Lâu cho biết: “Năm ngoái khi chúng tôi bắt đầu trồng thuốc lá trên diện tích đất rừng thì UBND xã và người của công ty Innov Green vào bảo dân chúng tôi nhường đất và đi làm công nhân cho công ty. Nhưng chúng tôi không đồng ý. Vì mất đất là chúng tôi không còn gì cả”.

• Vũ Điệp – Duy Tuấn

————-

Công ty InnovGreen của Trung Quốc trồng thêm 400ha rừng ở Quảng Nam

Sàigòn Tiếp thị 17/3/2010

SGTT – Ngày 16.3, ông Phan Minh Đức, trưởng dự án Trồng rừng Tây Giang của công ty TNHH một thành viên InnovGreen (trụ sở đặt tại thôn Agrồng, xã Atiêng, huyện Tây Giang) cho biết năm 2010 này công ty sẽ trồng mới thêm 400ha rừng ở các xã Lăng, Giang, Atiêng, Bhalêê, A Vương thuộc huyện Tây Giang.

Được biết công ty này là công ty con của công ty TNHH InnovGreen có trụ sở chính tại Hong Kong (Trung Quốc). Công ty (mẹ) đã xin thành lập công ty TNHH Một thành viên InnovGreen tại Quảng Nam và được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 10.7.2008. Trong đó đồng ý cho công ty được trồng rừng nguyên liệu trên diện tích dự kiến 30.000ha tại chín huyện miền núi ở Quảng Nam.

Miễn 100% tiền thuê đất

Vào tháng 7.2009, UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định thu hồi và cho thuê 276,7ha đất ở Tây Giang cho công ty TNHH một thành viên InnovGreen trồng rừng. Từ sau quyết định này, công ty này đã tiến hành ký hợp đồng thuê đất trên diện tích 276,7ha với sở Tài nguyên và môi trường Quảng Nam, mà tiền thuê đất được miễn 100% trong vòng 50 năm.
Ông Bhlinh Mia, phó chủ tịch UBND huyện Tây Giang, cho biết sau khi ký hợp đồng thuê đất, công ty đã triển khai trồng được 40ha rừng (trong đó 10ha ở xã Giang và 30ha ở xã Lăng). Cây trồng là cây keo và bạch đàn cự vỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Công ty đã thuê đồng bào địa phương phát dọn thực bì, trồng cây và trả tiền công từ 80.000 – 120.000 đồng/người/ngày. Hiện nay cây trồng phát triển rất tốt. “Toàn bộ diện tích cấp cho công ty là đất lâm nghiệp 1a, 1b, Nhà nước quản lý”, ông Mia nói thêm.

Tại sao công ty mới ký một hợp đồng thuê đất duy nhất với sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam, trong đó diện tích được thuê là 276,7ha mà công ty lại có ý định tiếp tục trồng thêm 400ha rừng? Ông Phan Minh Đức trả lời, công ty của ông vừa được UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định (số 370, ngày 21.1.2010) giao thêm 725ha đất nữa để trồng rừng tại Tây Giang. Với quyết định này thì diện tích rừng mà công ty ông có thể trồng tại Tây Giang là 1.000ha, nhưng trước mắt ông chỉ xúc tiến trồng thêm 400ha.

Trồng trên đất được giao

Ông Đức cũng cho biết có nghe thông tin dừng việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng ở Việt Nam, tuy nhiên ông khẳng định ông chỉ trồng trên diện tích đã được chính quyền địa phương đồng ý bằng văn bản. Nếu thông tin trên là chính thức, công ty ông không được thuê đất trồng rừng như dự kiến ban đầu là 30.000ha thì “điều đó tất nhiên là có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp”, nhưng nguyên tắc của công ty (mẹ) là đầu tư ở nước nào phải tuân thủ luật pháp nước đó.

Ngày 16.3, ông Trần Văn Tri, giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Nam, cho biết sỡ dĩ công ty TNHH Một thành viên InnovGreen được miễn 100% tiền thuê đất trong 50 năm vì đó là quy định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư, được áp dụng trên cả nước. Ông Tri cho biết cũng chưa nhận được văn bản nào của trung ương về việc dừng cho thuê đất trồng rừng đối với doanh nghiệp nước ngoài (ở Quảng Nam chỉ có công ty TNHH Một thành viên InnovGreen). Nếu có văn bản như vậy thì ông sẽ triển khai ngay bất chấp những phản ứng của phía doanh nghiệp “vì đó là chủ trương của Nhà nước cấp trên”, ông Tri khẳng định.

Nguồn trích:
http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8D%14P