35 năm đối kháng

Trong thời đại thông tin tòan cầu, mạng lưới thông tin hải ngọai không phải chỉ thực hiện vai trò thông tin đại chúng, còn tạo một môi trường để những cá nhân, những lực lượng đối kháng trong và ngòai nước tìm hiểu và tôn trọng sự khác biệt nhằm hướng đến việc kết hợp đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam.

Với lịch sử giai đọan 35 năm vừa qua (1975-2010) dù ngắn nhưng là một giai đọan cực suy của dân tộc Việt Nam, một giai đọan mà người Việt phải đối kháng với thể chế độc quyền tòan trị cộng sản, lúc theo Liên Sô lúc theo Trung Quốc.

Tại sao lại không phải là đối lập?

Đối lập chỉ tồn tại và phát triển dưới thể chế tự do. Cả người cầm quyền, người đối lập và người dân đều phải dựa trên Hiến pháp để dòm chừng, để lên tiếng, để kiểm sóat và cạnh tranh lẫn nhau. Có đối lập các chính sách cũ sẽ được hòan chỉnh hơn, hay dựa trên nền tảng Hiến Pháp để đề ra những chính sách mới ưu việt hơn. Nhờ đối lập những thành qủa của thể chế dân chủ được tối ưu trong hòan cảnh và điều kiện của từng quốc gia. Nói tóm lại đối lập đưa xã hội, dân tộc, đất nước ngày một thăng tiến.
Thể chế cộng sản ngược lại đề ra việc tiêu diệt cái cũ để xây dựng cái mới. Mới và cũ bao gồm từ văn hóa, văn học, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, … đến con ngừơi. Cái mới lẽ ra phải tốt đẹp hơn cái cũ, thực tế đã chứng minh ngược lại và kết quả là sự sụp đổ của hầu hết các quốc gia bị cộng sản chiếm đóng.

Dưới chế độ cộng sản mọi quyết định trọng đại lại đều đến từ một cá nhân hay một nhóm cầm quyền. Không có đối lập, không dân chủ, người dân bắt buộc phải tuân theo các nghị quyết các quyết định do đảng đề ra. Thậm chí người dân còn phải tuân theo các lệ làng do cán bộ địa phương đề ra. Không tuân theo sẽ bị khép vào thành phần phản động, phản cách mạng và bị đẩy về phía đối kháng.

Dưới thể chế cộng sản Việt Nam , cái mới gồm tư tưởng, phương cách suy nghĩ và hành động lúc thì theo Trung Quốc lúc lại theo Liên Sô . 35 năm đối kháng có thể được chia làm 2 giai đọan: giai đọan ĐCSVN theo Liên Sô (1975-89) và giai đọan theo Trung Quốc (1989-2010).

Giai đoạn ĐCSVN theo Liên Sô (1975-89)

Trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa là một chiến trường cho hai khối tự do và cộng sản thử bom đạn. Trong khi Hoa Kỳ rút chạy thì Liên Sô, Trung Quốc cùng tòan Khối Cộng sản lại quyết tâm tài trợ cộng sản Bắc Việt xâm lấn miền Nam. Cộng sản Bắc Việt thì bất chấp mọi hiệp định quốc tế đã ký trước đây vượt vĩ tuyến 17 thôn tính miền Nam. Dẫn đến ngày 30/4/1975.

Để xây dựng một thể chế mới gồm những con người mới, dân miền Nam bị khép là ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân. Các trại tù được dựng lên khắp nơi nhằm “cải tạo” xã hội ngụy. Các khu kinh tế mới được dựng lên để đẩy ngụy dân khỏi các thành phố, dành chỗ cho cán bộ từ Bắc vào. Các tà sách ngăn sông cấm chợ, đánh tư sản mại bản, quốc doanh hóa, hợp tác hóa công nông nghiệp nhằm biến miền Nam thành miền Bắc rập theo khuôn khổ mô hình kinh tế và chính trị Liên Sô.

Về văn học, văn nghệ, nghệ thuật và hình thức bề ngòai xã hội miền Bắc trước 1975 lại giống như một xã hội Trung Hoa thu nhỏ. Chỉ cần xem lại sách báo, báo chí hay phim ảnh trước đây bạn sẽ thấy ngay từ cách ăn mặc, cách hành xử, lời ca, điệu nhạc, đến phong cách hành văn đều xuất phát từ hay bị ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc . Do hai đảng cộng sản Việt Nam – Trung Quốc sau 1975 đã trở thành kẻ thù không đội trời chung . ĐCSVN vì thế muốn thóat khỏi ảnh hưởng của văn hóa cách mạng kiểu Trung cộng. Nhưng vẫn mang tính chất cưỡng bức áp đặt nhằm phục vụ tuyên truyền cho đảng cộng sản. Vì thế trong nước vẫn tồn tại nền văn học nghệ thuật đối kháng chống lại sự áp đặt của ĐCSVN lên nền văn học nước nhà.

Vừa thóat ra khỏi chiến tranh, ĐCS lại tiếp tục sử dụng bạo lực cách mạng, dùng chuyên chính vô sản để đàn áp mọi suy nghĩ, mọi tiếng nói khác biệt. Việt Nam từ Bắc xuống Nam trở thành một nhà tù. Một vài cán bộ cấp dưới bất đồng phải lén núp “xé rào” nhà tù làm ngược lại các sách lược của đảng. Xé rào là cụm từ do chính những đảng viên xé rào đặt ra.

Trong giai đọan này, ĐCSVN nhận một nguồn viện trợ dồi dào từ Liên Sô để biến Việt Nam thành một chư hầu thực hiện vai trò quốc tế tại Á Châu . Từ 1979 đến 1989, ĐCSVN đã đưa đất nước vào 2 cuộc chiến tranh nội bộ các đảng cộng sản: xâm lấn Cam Bốt ở miền Nam và chiến tranh biên giới với Trung Quốc tại miền Bắc. Hằng trăm ngàn thanh niên đã bỏ mình trong hai cuộc chiến. Hằng trăm ngàn người khác đã trở thành những thương binh tàn phế một phần cơ thể. Ảnh hương đến tinh thần hàng triệu gia đình Việt Nam , ảnh hưởng này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nhiều phần đất, phần biển do ông cha để lại hiện nay vẫn còn bị Trung cộng chiếm đóng và được ĐCSVN chính thức công nhận sự chiếm đóng.

Sự phản kháng rõ nét nhất là hàng triệu người trên con thuyền nhỏ hay bằng mọi phương tiện rời miền Bắc sau 1954 và sau 1975 đã bỏ nước ra đi. Đa số những người bỏ nước ra đi vẫn tiếp tục đối kháng với ĐCS một cách mạnh mẽ trên mảnh đất tái cư. Cũng có người từ hải ngọai trở về chiến đấu cho tự do. Để đương đầu với chuyên chính, giai đọan này những người chống cộng phải chọn gắn liền giữa đấu tranh chính trị và vũ trang.

Vì thể chế cộng sản đi ngược với chiều tiến hóa của nhân lọai và đi ngược với lòng người, nên dân tộc các quốc gia Đông Âu và Liên Sô đã lần lượt đứng lên giành lại quyền tự quyết dân tộc. Các lực lượng đối kháng Việt Nam phần bị đàn áp, phần không tiên đóan trước sự sụp đổ của chế độ cộng sản Âu châu, phần thiếu thông tin, thiếu liên kết nên gần như đứng ngòai cuộc thay đổi tòan cầu, không thể hướng dẫn quần chúng đẩy mạnh tiến trình dân chủ cho Việt Nam.

Giai đoạn ĐCSVN theo Trung Quốc (1989-2010)

Đứng trứơc khủng hỏang và lo sợ sự sụp đổ, Đại Hội lần thứ VI ĐCS Việt Nam đã phải chấp nhận đổi mới thay vì chết. ĐCS một mặt phải cởi trói kinh tế, giao thương với các quốc gia tự do, mặt khác phải vội vàng thần phục Trung Quốc lấy chỗ dựa tiếp tục đàn áp mọi nỗ lực đối kháng.

Nhờ cởi trói kinh tế, một phần người Việt đã nhanh chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng để hướng đến một đời sống vật chất cũng như tinh thần cao hơn thì giáo dục và huấn luyện kỹ năng là hai yếu tố quan trọng lại không được ĐCS để ý tới. Đa số lao động Việt Nam vẫn chỉ dựa vào nông nghiệp, vào kỹ nghệ đơn thuần, du lịch và vào việc tận dụng tài nguyên thiên nhiên.

Trong thời gian gần đây do trình độ quản lý kinh tế yếu kém, Việt Nam đang quay lại thời kỳ với mức lạm phát phi mã, nhiều lần phải phá giá đồng tiền, đầu tư và xuất cảng sút giảm, nạn thất nghiệp gia tăng, nợ quốc tế càng ngày càng chồng chất… đa phần dân chúng đã nghèo lại nghèo thêm. Thiếu quyền lực chính trị, quyền lợi kinh tế của dân chúng gần như không được quan tâm. Việc tận dụng tài nguyên quốc gia và lệ thuộc vay mượn thế giới là một cách ăn cướp của các thế hệ con cháu chúng ta.

Trong khi ấy để kiểm sóat chính trị, nhiều xí nghiệp quốc doanh được cổ phần hoá đã lọt vào tay của một số đảng viên cao cấp hay gia đình, tạo nên một tầng lớp đại gia tư bản đỏ. Tầng lớp này nắm cả độc quyền kinh tế lẫn chính trị nên càng ngày càng trở nên giàu có và quyền thế. Hố ngăn cách giữa thiểu số này và đa số dân chúng nghèo khổ đang ngày một sâu hơn. Chênh lệch giàu nghèo, sự bất bình đẳng đang đào sâu các tiềm ẩn đối kháng, đến mức độ không kềm hãm được sẽ là nguyên nhân cho mọi biến động xã hội – chính trị.

Thiếu quyền lực chính trị dân Việt cũng trở thành nạn nhân của quốc nạn tham nhũng. Thêm vào đó một cuộc khủng hỏang tòan diện đang càng ngày càng lan rộng trên mọi lãnh vực đến mọi tầng lớp xã hội. Sự bất mãn càng ngày càng bộc phát để đến một lúc nào sẽ phải bùng nổ.

Đảng cộng sản còn luôn phải đối đầu với hàng loạt các cuộc đình công đòi tăng lương đòi bảo đảm quyền lao động. Những cuộc biểu tình chống tham nhũng, chống bất công trong việc qủan lý đất đai và một cao trào đòi đất của giáo hội Công giáo và các tôn giáo khác đã bị đảng cộng sản cướp đi sau khi chiếm được chính quyền. Nhiều cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo hay của đồng bào sắc tộc chống lại áp bức bất công. Dẹp được cuộc biểu tình này thì xẩy ra cuộc biểu tình khác. Các cuộc biểu tình thì càng ngày càng thu hút được nhiều người hơn, có tổ chức hơn và xẩy ra gần thủ đô Hà Nội hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra khi mọi người đồng tâm đứng lên đòi lại quyền tự quyết dân tộc.

Khi mức độ đối kháng của các tầng lớp dân chúng càng ngày càng nâng cao, ĐCS lại phải lộ rõ bản chất buôn dân bán nước. Nhiều phần lãnh thổ, lãnh hải do ông cha ta để lại đã được ĐCS chính thức trao cho Trung Quốc. Nhà cầm quyền Việt Nam đã để mặc cho Quân Đội Trung Quốc bắn, bắt, cướp tàu, đòi tiền chuộc khi các ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng lãnh hải Việt Nam. Khi các anh chị sinh viên biểu tình xác định “Hòang Sa Trường Sa Biển Đông là của Việt Nam ” lại bị công an cộng sản xuống tay đàn áp. Người dân đã mất cả quyền được yêu nước được chống xâm lăng.

Đảng CS còn chủ trương để Trung Quốc tiến hành khai thác bauxite Tây Nguyên dù đã gặp phản đối mạnh mẽ cả trong lẫn ngoài đảng. Việc này đã tạo ra một cao trào phản kháng từ tầng lớp trí thức trong nước. Lần đầu tiên hằng ngàn trí thức đã công khai ký tên phản kháng một chủ trương đã được Bộ Chính Trị ĐCS thông qua.

Gần đây lại đến việc các nhà cầm quyền địa phương cho Trung Quốc mứơn rừng Việt Nam mà quên đi quyền lợi của dân tộc luôn bị nước này nhòm ngó. Việc này tạo thêm một khoảng cách giữa những người yêu nước chân chính và tập đòan lãnh đạo cộng sản buôn dân bán nước.

Sự kiện Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) tự gỉai thể là thí dụ đối kháng mạnh mẽ nhất của tầng lớp trí thức Việt Nam . Viện được xem là một bầu trí tuệ của Việt Nam . Đa số các thành viên của Viện đã tích cực đóng góp trong quá trình đổi mới kinh tế sau Đại Hội VI . Viện tập trung nghiên cứu về kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội… khổ nỗi dưới sự cầm quyền của đảng Cộng sản, Việt Nam càng ngày càng lâm vào khủng hoảng toàn diện, đời sống dân chúng thì mỗi ngày một tệ hại hơn. Kết quả những công trình nghiên cứu thường phơi bày sự thật rất trái ngược với luận điệu tuyên truyền của đảng. Để họ phải ra Quyết Định 97 bịt miệng các thành viên trong Viện. Phản kháng lại các thành viên Viện đã quyết định tự giải thể, nhưng tuyên bố cá nhân sẽ tiếp tục phản biện các chính sách sai trái của nhà cầm quyền Việt Nam.

Báo chí một công cụ của đảng cộng sản, thế mà trong thời gian qua nhiều nhà báo bị tạm giam, bị bắt hay mất việc, nhiều Tổng biên tập bị thay đổi, nhiều tờ báo bị đóng cửa cũng chỉ vì thông tin trung thực khách quan và toàn diện phản lại các tuyên truyền chính thống do ĐCS đề ra.

Trong thời gian gần đây các cụm từ “diễn tiến hoà bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” càng ngày càng được nhà cầm quyền cộng sản sử dụng một cách thường xuyên hơn trên các Nghị Quyết, các cơ quan truyền thông báo chí. Việc làm này tự nó cho thấy ĐCS đang lo sợ những thách thức độc quyền cai trị từ bên trong hệ thống.

Trong khi các lực lượng đấu tranh cho dân chủ đã công khai từ bỏ đấu tranh vũ trang thì ĐCS lại lo sợ quân đội sẽ đứng về phiá người dân để giành lại các quyền tự do cho dân tộc. ĐCS lo sợ vì đa số cán bộ trung và cao cấp trong quân đội đều trưởng thành trong cuộc chiến tại Cam Bốt và cuộc chiến chống bá quyền Trung Quốc. Trưởng thành trong chiến tranh họ có cách nhìn và suy nghĩ rất khác với thiểu số cầm quyền cộng sản. Trong khi tập đòan lãnh đạo lại càng ngày càng cấu kết với Trung Quốc đi ngược quyền lợi dân tộc.

Về phong trào Cách Mạng, thêm vào các tổ chức đảng phái chính trị thành lập từ trước, ngày 8-4-2006 Khối 8406 được thành lập. Khối là một tổ chức quần chúng đấu tranh với “mục tiêu giải thể chế độ cộng sản độc tài toàn trị, giành lại các quyền tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam bằng đường lối bất bạo động”. Từ chỉ gồm 118 thành viên ban đầu, nay đã tăng lên hàng chục ngàn thành viên gồm đủ mọi tầng lớp, mọi tổ chức đấu tranh ở khắp nơi trong và ngòai nước. Khối đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận. Lo sợ trước sự phát triển của lực lượng đối kháng nhiều thành viên trong Khối đã cộng sản bắt bớ, tù đày, cô lập.

Trong thời đại thông tin tòan cầu, mạng lưới thông tin hải ngọai không phải chỉ thực hiện vai trò thông tin đại chúng, còn tạo một môi trường để những cá nhân, những lực lượng đối kháng trong và ngòai nước tìm hiểu và tôn trọng sự khác biệt nhằm hướng đến việc kết hợp đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam.

35 năm là một giai đọan đủ dài để các tổ chức đối kháng trửơng thành và chủ động hướng dẫn quần chúng đấu tranh. Sắp tới Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu sẽ tổ chức một Nghị Hội Người Việt Tự Do Trên Toàn Thế Giới. Mục đích của Nghị Hội là để kết hợp các cá nhân, các hội đòan, đòan thể, các đảng phái trong cộng đồng người Việt trên tòan thế giới, tạo thế liên kết, đồng nhất phương cách đấu tranh và phân công tác. Để từ đó mọi người Việt yêu chuộng tự do trên tòan thế giới chủ động dồn tổng lực tấn công đánh đổ chế độ độc tài cộng sản.

Bài viết này sẽ được trình bày trong “Đêm thắp nến tri ân các chiến sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 30-4-2010” tại Victoria (Úc châu). 35 năm là một khỏang thời gian thật dài trong một đời người. Nhiều người chào đời sau 1975 ngày nay đã trở thành người đại diện cho Phong trào Dân chủ như luật sư Lê Thị Công Nhân, hay đại diện cho Cộng đồng như ông Nguyễn văn Bon, chủ tịch Cộng đồng tại Victoria, trưởng ban tổ chức đêm nay. Được biết “Đêm Thắp Nến” sẽ có sự hiện diện của nhiều bạn trẻ và sinh viên tại Victoria, nhiều bạn sau đó sẽ nhập đòan người hướng về Canberra cho “Đêm Tâm Tình Tuổi Trẻ”. Tương lai cộng đồng và đất nước thuộc về các bạn.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28/4/2010

Tuyên bố của nhà báo Bùi Tín nhân ngày 30-4-2010

Gần đây Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân ở Hà Nội đã mở hội nghị để viết lại tài liệu lịch sử về ngày 30-4-1975, với ý định được tuyên bố là «thuật lại thật chính xác những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy tại Dinh Độc lập giữa Sài Gòn»’.

Thật đáng tiếc là tài liệu được tạo nên có một số điều sai sự thật.

Là một người chứng kiến tại chỗ, tôi buộc lòng phải lên tiếng, không hề vì động cơ cá nhân.

Tôi giữ thái độ trung thực, tôn trọng sự thật đúng như nó có, không tô vẽ gì thêm – không tự vẽ thêm râu ria – cũng không để ai khác nhận vơ những điều chính tôi đã phát biểu.

Trong tài liệu nói trên của Bộ Tổng tham mưu, không hề nói gì đến chuyện tôi, Bùi Tín, lúc ấy là Thượng tá QĐND, cũng là cán bộ cao cấp duy nhất chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh vào buổi trưa và xế chiều ngày 30-4-1975 tại «Dinh Độc Lập».

Tôi không hề mảy may có ý tranh dành tiếng tăm hay vinh dự gì trong thời điểm lịch sử này.

Biết bao liệt sỹ của 2 bên đã nằm xuống, trong đó có nhiều bạn thân, đồng đội, anh em, con cháu trong dòng họ của tôi. Việc tranh dành công trạng là điều tôi coi là xấu xa đáng sỉ nhục.

Nhưng lịch sử là lịch sử. Sự thật lịch sử cần tôn trọng tuyệt đối. Nói sai lịch sử về một số chi tiết có thể gây nghi ngờ về nhiều điều lớn hơn.

Do có những nhận định mang tính chất bôi xấu, vu cáo là tôi đã tự nhận là người nhận đầu hàng của tướng Dương Văn Minh, thậm chí cho là tôi không hề có mặt ngày 30-4 ở Dinh Độc Lập, nên tôi thấy cần nói rõ sự thật chân thực là như sau:

-Tôi đến Dinh Độc lập cùng Trung tá Nguyễn Trần Thiết – phóng viên ban biên tập quân sự của báo QĐND – lúc 12 giờ rưỡi trưa ngày 30-4-1975, sau khi đoàn cơ giới của Lữ đoàn xe tăng 202 của Quân đoàn 2 đột nhập vào trong sân;

-Tôi và Trung tá Thiết ra ngoài cổng Dinh hỏi chuyện vài thanh niên cưỡi xe gắn máy đang tò mò xúm quanh mấy xe tăng, rồi vội vào cùng đi khắp các tầng, các phòng của dinh Độc Lập. Xong chúng tôi tìm ngay chỗ ngồi viết bài tường thuật để gửi gấp về Hà Nội, vì biết rằng ngoài tòa soạn đang mong chờ cho số báo in ngay tối nay.

-Tôi đang viết bài thì Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn 202 và Trung tá Nguyễn Văn Hân, trưởng Ban Bảo vệ của Quân đoàn 2, cùng đến yêu cầu tôi vào gặp nội các Dương Văn Minh. Tôi từ chối việc này, vì tôi không được giao trách nhiệm, lại đang chăm chú lo viết bài báo. Tôi trả lời 2 trung tá: «Các anh nên đưa 1, 2 người ra đài phát thanh để công bố tin toàn thắng đi, nên làm gấp để cả nước và thế giới biết». Sau này gặp lại anh Tùng, tôi mới biết 2 anh trung tá ấy cùng nghĩ rằng cấp trung tá chỉ là cán bộ trung cấp, nên việc làm không đủ giá trị theo quân phong quân kỷ. Họ cần ý kiến một cán bộ cao cấp, mà lúc ấy không có một ai khác là tôi, họ biết tôi là cấp thượng tá, là phó tổng biên tập báo QĐND.

[Cần nói rõ thêm để các bạn ở ngoài quân đội biết là giữa Trung tá và Thượng tá là khác không chỉ một cấp, mà khác hẳn một bậc. Cán bộ sơ cấp từ Thiếu uý lên Đại úy là bậc Sơ cấp, từ Thiếu tá và Trung tá là bậc Trung cấp, từ Thượng tá lên cấp Tướng là bậc Cao cấp. Phân biệt 3 cấp ấy rất rõ, khác hẳn nhau, từ bếp ăn, phòng ngủ, nhà ở, quân phục, tiền lương, sổ mua hàng, lớp học, trường học, hội nghị, tài liệu đều phân biệt rõ.]

Ngay sau đó, Trung tá Bùi Văn Tùng đưa ông Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn để loan tin đầu hàng trong vòng nửa tiếng rồi cùng trở về dinh Độc Lập, chờ cấp trên vào; họ chờ nhất là Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn II. Tôi cũng đã viết gần xong bài báo. Tôi còn nhớ Trung tá Thiết mở hộc bàn giấy của tổng thống lấy ra tờ giấy cứng in Thực đơn của Tổng thống trưa 30-4-1975, trên đó có 2 món chính là: «gân bò hầm sâm» và «cá thu kho mía», đưa cho tôi xem để ghi thêm trong bài báo cho sinh động.

Hai Trung tá Tùng và Hân lại khẩn khoản nói với tôi: họ đang ngồi chờ trong kia, chừng 30 người, các ông tướng chưa ai vô, anh vào gặp họ đi, để họ chờ lâu không tiện.

Anh Thiết bàn với tôi: «Anh vào gặp họ đi, ta cùng vào rồi sẽ viết thêm vài chi tiết, sau ta sẽ vào trại Davis – Tân Sơn Nhất, nhờ tổ thông tin đánh bài báo ra Tổng cục chính trị».

Trung tá Hân dẫn 2 chúng tôi vào phòng họp lớn. Anh Hân, trên cương vị trưởng ban bảo vệ Quân đoàn hiện là người sắp xếp trật tự của dinh Độc Lập. Anh vào trước, báo tin: «Tất cả đứng dậy! Sắp có một cán bộ cao cấp QĐND vào gặp các ông!»

Tôi và anh Thiết bước vào. Phòng khách rộng lớn, ghế ngồi lót dạ đỏ, trên bàn có những cốc nước và mấy hộp hạt đào lộn hột. Anh Thiết ghi tên suốt lượt cả 28 người có mặt, từ các ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền đến các ông Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Có, Bùi Tường Chiểu, Nguyễn Hữu Hạnh, Bùi Hòe Thực, ông Diệp, ông Trường v…v…

Vừa lúc ấy, Trung tá Hân đón tổ quay phim Quân giải phóng (có 2 người) vào. Ông Minh bước tới trước, nói chậm rải:-«Thưa quý ông! Chúng tôi chờ quý ông từ buổi sáng đặng chuyển giao chính quyền».

Tôi đáp ngay: «Các ông còn có gì mà bàn giao; không thể bàn giao khi trong tay không còn có gì!»

Tôi không nói gì đến chuyện đầu hàng vì 2 Trung tá Tùng và Hân đã cho tôi biết ông Minh vừa tuyên bố đầu hàng ở đài phát thanh. Ý tôi muốn nói là không thể có chuyện bàn giao chính quyền, vì tình hình đã ngả ngũ xong xuôi.

Tôi thấy các ông Minh, Mẫu, Huyền, Hảo, Có …đều buồn. Ông Minh cúi hẳn đầu, tôi thấy cằm ông lún phún râu, đường gân 2 bên má co giật nhẹ. Tôi liền an ủi: «Hôm nay là ngày vui. Hòa bình đã đến. Cuộc chiến tranh đã kết thúc. Chỉ có người Mỹ là thua. Tất cả người Việt nam ta là người chiến thắng».

Tôi thấy một số vị gật gật đầu, ông Mẫu nở nụ cười vui vẻ, tán đồng. Tôi liền thêm: «Bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều có thể coi ngày hôm nay là ngày vui lớn của mình».

Sau đó tôi mời mọi người ngồi, uống nước, trò chuyện thân mật. Tôi hỏi chuyện ông Minh, sức khỏe ra sao, ngày ông chơi mấy «sét» tennis ? Collection phong lan của ông có bao nhiêu giò rồi? có những loại hiếm quý nào? Ông trả lời hết, vui vẻ, tự nhiên …

Tôi quay sang ông Mẫu hỏi ông từ giã miền Bắc từ hồi nào? Ông còn nhớ gì về vùng quê Chèm Vẽ…nay Cầu lớn Thăng Long qua gần đấy; tôi hỏi về trường Luật ông đang dạy, tôi cũng hỏi ông: Sao tóc ông đẹp, dài vậy, tôi nghe có hồi ông cắt tó phản đối chính quyền ? ông cười, đó là chuyện 2 năm trước, ông luôn mê say với sinh viên trẻ ngành Luật…

Một lát sau, ông Nguyễn Văn Hảo yêu cầu gặp riêng tôi. Tôi cùng ông ngồi cạnh chiếc bàn con bên cửa sổ lớn nhìn xuống sân trước, ông nói: «Tôi là Nguyễn Văn Hảo, giáo sư, phó thủ tướng đặc trách kinh tế, xin báo với riêng ông một tin quan trọng: bọn này đã giữ lại trong kho Ngân khố quốc gia hơn 16 tấn vàng, không cho họ mang ra khỏi nước, mong quý ông báo ra Hà Nội cho người vô nhận…»

Tôi hỏi kỹ lại và tối đó tôi điện ngay cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị. Ngày 2-5 Hà Nội cho chuyên cơ IL 18 vào Sàigòn nhận đủ hơn 16 tấn vàng ấy.

Đêm ấy, tôi gửi bài báo «Sài Gòn 30-4: Trong ánh chớp của lịch sử» in trên số báo QĐND ra sáng 1-5-1975, do tổ thông tin của Đoàn đại biểu Mặt trận Giải phóng trong Ban Liên hợp 2 bên trong trại Davis – Tân Sơn Nhất chuyển bằng tín hiệu morse. Đây là bài báo duy nhất gửi được từ Sài Gòn, vì bưu điện bị đóng cửa liền 2 ngày. Fax, điện thoại viễn liên, điện báo đều tắc. Do chuyển bằng morse, tên 2 món trong thực đơn của tổng thống bị sai, «cá thu kho mía» thành «cá thu kho giá» và «gân bò hầm sâm» thành «gan bò hầm sâm»!

Sáng 1-5 tôi gặp các phóng viên Boris Galash (Tây Đức) và Tiziano Terzani (Ý) và nhận chuyển giúp 2 bài báo ngày 30-4 của họ qua con đường Thông tấn xã Viêt Nam ở Hà Nội. Họ mừng rỡ vô cùng vì đó là điều họ lo, sốt ruột nhất. Bài báo đến được Berlin, Bonn và Roma.

Những sự việc trên đây tôi ghi lại thật đúng với thực tế lịch sử.

Trong tài liệu chính thức của bộ Tổng tham mưu, các câu nói của tôi trên đây được đặt trong miệngTrung tá Bùi Văn Tùng (!). Tôi khá thân với anh Tùng, từng ghé thăm 2 vợ chồng anh. Tôi tin là anh Tùng sẽ có thể đến lúc không ngại gì nói rõ sự thật đầy đủ.

Có những nhân chứng còn sống, về những lời nói của tôi trưa hôm ấy, như các ông Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Hữu Hạnh, các ông Diệp, Trường (tôi không nhớ họ)… cũng như tổ phim Giải phóng hay nhà báo Nguyễn Trần Thiết rất ngay thật thẳng tính.

Sự thật là hoàn cảnh ngẫu nhiên đưa đẩy để tôi là cán bộ cấp cao duy nhất của QĐND có mặt tại dinh Độc Lập trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ chiều 30-4-1975 để chứng kiến và chút ít tham gia sự kiện lịch sử này.

Vị tướng đầu tiên tôi gặp lúc đã xế chiều ở Dinh Độc lập là Thiếu tướng Nam Long, phái viên của bộ Tổng tham mưu, tôi cùng tướng Nam Long chụp chung ảnh kỷ niệm. Tối mịt Thiếu tướng Nguyễn Hữu An mới đến, khi quanh sân anh em nổi lửa nấu cơm, mỳ ăn liền.

Sở dĩ một số báo nước ngoài cứ nói phóng lên là tôi là người nhận đầu hàng của tướng Minh là vì tướng Trần Văn Trà chủ tịch ủy ban Quân quản Sài Gòn hồi tháng 9-1975 có lần giới thiệu tôi với các nhà báo Nhật, Pháp, Thái lan, Hoa Kỳ … rằng : đây là nhà báo, sỹ quan cao cấp nhất chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn. Rõ ràng «chứng kiến » và «nhận» là 2 điều khác nhau.

Hồi 1989, khi tôi đưa nhà báo Mỹ Stanley Karnow đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà khách chính phủ (đường Ngô Quyền), ông Giáp giới thiệu với S. Karnow: Đại tá Bùi Tín là sỹ quan cao cấp nhất có mặt ở Dinh Độc Lập khi chính quyền của tướng Minh đầu hàng.

Từ đó, có thể có người hiểu sai, hiểu lầm cho rằng tôi là người nhận đầu hàng. Cũng có thể có người hiểu sai, cho rằng khi tôi nói «không còn gì để bàn giao» thì cũng có nghĩa là tôi đòi họ phải đầu hàng tôi!

Đã có bài báo tiếng Việt ở Pháp bịa ra rằng: Bùi Tín rút súng chĩa vào nội các Dương Văn Minh, hét mọi người phải giơ tay đầu hàng, rồi bắn loạn xạ lên trời để thị uy, làm phách…!

Tôi không bao giờ nhận một điều gì không phải của mình, không do mình làm.

Hơn nữa, sự có mặt của tôi ngày 30-4 -1975 ở Sài Gòn với hy vọng hòa giải và hòa hợp dân tộc trọn vẹn đã sớm tan thành mây khỏi, với chính sách thực tế của lãnh đạo CS là chiếm đóng, trả thù, đày đọa các viên chức, binh sỹ, đồng bào ruột thịt ở miền Nam, tịch thu quyền sống tự do, có nhân phẩm, nhân quyền của nhân dân cả nước suốt 35 năm nay. Gần 20 năm nay họ để cho bọn bành trướng uy hiếp, mua chuộc, để chúng lấn đất, lấn biển, lấn đảo, giết hại ngư dân ta…

Do tình hình đất nước nguy kịch như thế, đã 20 năm nay, tôi chỉ một điều tâm niệm là góp hết sức thực hiện đoàn kết thống nhất dân tộc, cùng toàn dân đấu tranh dành lại các quyền tự do dân chủ bị một chế độ độc đảng toàn trị tước đoạt hơn nửa thế kỷ nay.

@ Voa

Hòa hợp hòa giải ? Không bao giờ nếu…

Nhạc sĩ Tô Hải

Nhân ngày 30 tháng tư thứ 35 đến,tớ nằm đọc cả trăm bài viết rất chi là chân thành của nhiều nhà chính trị, trí thức, văn nghệ sỹ,nhà báo của “phe thắng”, đề xuất với “phe thua”… Tớ cũng chẳng còn muốn nhắc lại những lời nói hay ho và rất…”chính trị”của ông Trần văn Trà là “Người Việt nam không có ai thắng, ai thua.

Chỉ có Đế Quốc Mỹ là thua”,  (được ông Nguyễn Thành Tài,,phó chủ tịch t/p HCM thận trọng nhắc lại nguyên xi vế một nhưng bỏ vế hai  trên HTV tối qua) . Tớ chỉ thương cho mấy hạt muối bỏ biển (ý của thi-nhạc sỹ N.T.T) đã không nói hết được những gì là gan ruột của mình về giấc mơ hòa hợp không bao giờ thanh hiện thực,… mà khảng định rứt khoát về 4 cái chữ hòa giải-hòa hợp như sau: KHÔNG! KHÔNG BAO GIỜ CHUYỆN ĐÓ TRỞ THANH HIỆN THỰC! NẾU…

Lý do:

-Làm sao có thể hòa giải-hòa hợp với hàng vạn gia đình, con cháu họ khi cha ông họ bị cướp sạch ruộng đất, nhà cửa, bị đấu tố rồi giết hại bằng đủ kiểu dã man như thời Trung Cổ bởi những Đoàn, Đội Cải cách ruộng đất cơ chú?

-Làm sao có thể hòa giải với cả triệu người vì quá sợ cải cách mà bỏ cả quê hương bản quán,mồ mả cha ông,mà bông bế nhau chay vô Nam ? rồi còn bị người ta tuyên truyền là bị  ”cưỡng ép, theo Chúa vào Nam”?

-Làm sao có thể hòa giải với hàng triệu gia đình, sau chiến thắng Điện Biên, phải bỏ hết của cải, nhà cửa, xưởng máy  “di cư”vô Nam để tìm tự do. Những người ở lại, thì mất hết sau các đợt cải tạo tư sản,cải tạo nhà đất, bị tịch thu từ cái máy may đến cửa hàng không quá 3 mét ở các phố hàng Đào, hàng Ngang, hàng Trống….và nhiều nhà hơi cao, cửa hơi rộng cũng vị tịch thu hoặc bố trí cho thành phần cốt cán vào ở cho đến nay cũng cấm đòi lại.  (Giới văn nghệ cũng có hàng trăm người hoặc mất béng, hoặc “chiếm đóng”tọa hưởng kỳ thành cho tới hôm nay. (Cứ hỏi xem vợ NSND Đặng nhật Minh xem vợ ông, có cái nhà to đùng phố hàng Chuối bị trưng thu làm trụ sở Hội LHPNVN nay đã đòi được hay chưa? Hỏi hàng vạn người bị kiểm tra hành chính (sau 75) chỉ vì có nhà cao hơn 2 tầng(!?) nên bị tịch thu chỉ bằng bằng một lệnh mồm xem có ai được xin lỗi và trả lại cùng với tủ lạnh, tivi mà người ta khuân từ vùng mới “giải phóng” ra  chứ chẳng chiếm đoạt ,bóc lột của ai xem. Có ai đuợc trả lại chưa? Tớ tin là chưa vì tớ có ông anh họ ,Tô Ninh,chẳng phải tư sản,chẳng phải địa chủ mà còn là cựu chiến binh -cựu nhà báo nữa cũng bị “đánh” một cách bất hợp pháp như thế , đến nay gần chết vẫn…chưa được trả lại ngôi nhà Hàng Bông Ruộm! Làm sao hòa giải với ông ấy chứ?

-Làm sao hòa giải với con cháu những người văn nghệ sỹ, trí thức bị đi tù không án, không thời hạn, thậm chí ra tù cũng chết dần chết mòn cả thể xác lẫn sự nghiệp dù hôm nay có đền bù một cái giải thưởng này nọ kèm theo tí tiền còm nhưng không một lời xin lỗi!! Tớ không tin con cái, cháu chắt họ thôi căm thù đâu!

-Làm sao có thể hòa giảỉ với hàng triệu gia đình có cha, ông là sỹ quan phía “bên kia”bị đánh lừa bằng những lời hứa hẹn kiểu ông Trần văn Trà “Người Việt Nam không ai thắng ai thua, chỉ có Đế Quốc Mỹ là thua thôi!”, đã hồ hởi (?) đi “học tập mang theo lương thực 10-20″ ngày để rồi bị đi mút mùa ở các trại cải tạo nơi rừng sâu nước độc, để ỏ nhà vợ con bị xua đi kinh tế mới…và không ít người đã mất xác cho đến nay, bao gia đình vẫn phải về tìm hài cốt ở những nơi họ từng bị “học tập”,dưới danh nghĩa “khúc ruột ngàn dặm” một cách đắng cay va mai mỉa…

-Làm sao có thể hòa giải-hòa hợp với những người phải bỏ nước ra đi, sống ở quê người, những người bị làm mồi cho cá mập đại dương,  cho lũ cướp biển ,bỏ lại tất cả của cải,nhà cửa, xe cộ cho mấy ông cán bộ lấy làm chiến lợi phẩm ? Cho đến tận hôm nay,mỗi lần về “du lịch thăm quê”nhìn ngôi nhà mình, cửa hàng mình, xưởng máy mình nay đã trở thành “của riêng” của mấy ông cán bộ cs đang làm chủ hợp pháp có đầy đủ giấy đỏ giấy hồng mà chỉ dám đi qua mà chửi đổng? (Riêng giới văn nghệ sỹ ,cho tới hôm nay cũng được làm chủ ít nhất cả trăm villa của những “kẻ thua phải bỏ chay”,có vị do “bán đi kiếm cái nhà ngoại ô” nay đã có trong tay cả mấy ngàn cây vàng. Các vị này muốn hòa giải bằng cách trả lại cho các khổ chủ hợp pháp của các tài sản kia  để tiến tới hòa giải-hòa hợp không? Chắc chắn là KHÔNG !

Và còn hàng ngàn, hàng vạn thứ chủ trương, hành động gây thù, gây oán ngàn đời không rửa sạch nữa, xảy  ra suốt hơn 60 năm tớ sống và làm việc trong kinh hoàng và sợ hãi thường trực nữa… Cho nên tớ mới nghĩ rằng:

CHỈ KHI NÀO, NHỮNG KẺ GÂY NÊN THÙ HẬN NHÌN RA LÀ MÌNH CÓ TỘI THÌ MAY RA SỰ HẬN THÙ MỚI ĐƯỢC DẦN DẦN ĐƯỢC NGUÔI NGOAI.

Cụ thể giấc mơ của tớ là : Có một ngày nào đó nước ta có một vài ông to dám nói ra những gì các ông Goóc-Ba-Chốp,En-Xin, Putin và gần đây cả Medvedev nữa ĐÃ NÓI VÀ LÀM thì chẳng cần hô hào, mọi người sẽ lại gần nhau để tìm ra cách hòa hợp hòa giải….Bằng không thì…không bao giờ có ,với cái kiểu CHO PHÉP ĐỰOC HÒA GIẢI, cả!

Tớ cũng mong ước các vị nào đó có vai trò  nặng kí trong “Đảng- Chính- Phủ” hãy tuyên bố đột phá (như Khơ-rút-xốp ở Đai Hội XX ấy).

“ĐẢNG của chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, nay trước nhiệm vụ xây dựng đất nước, đưa cuộc các mạng kinh tế, khoa học, xã hội và nhân văn lên tầm cao mới, chúng tôi thấy không đủ tài năng và trí tuệ. Vậy xin nhường quyền lãnh đạo đất nước cho mọi nhân tài không phân biệt chính kiến, tôn giáo, đảng phái… ra lãnh đạo đất nước bằng một cuộc tuyển cử thật sự công bằng, văn minh”…

Chỉ lúc ấy, mọi giấc mơ về hòa giải-hòa hợp mới thực sự bắt đầu. Bằng không thì đúng như anh Nguyễn Trọng Tạo, ”Làm sao để không còn 30 tháng 4 CHỈ LÀ NHỮNG HẠT MUỐI BỎ BỂ MÀ THÔI!

Nhạc sỹ Tô Hải

Chuyến thăm TQ của Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh: trong nhu có cương

Phúc Lộc Thọ.

Đại tướng Phùng Quang Thanh và Thượng tướng Lương Quang Liệt duyệt đội danh dự Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tại lễ đón.
Căng thẳng ngay từ những bước chân đầu tiên…

Từ ngày 21 tới ngày 28/4/2010, Đại tướng Phùng Quang Thanh-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tiến hành chuyến thăm Trung Quốc. Đây là một nhiệm vụ ngoại giao nặng nề đối với tướng Phùng Quang Thanh bởi: quan hệ giữa hai bên đang như vắt vẻo trên một sợi giây đàn mà chỉ cấn một cử động nhẹ nó đã có thể rung toáng lên những âm thanh mà hình như cả hai bên giường như không muốn nghe.

Đây không phải là một cuộc viếng thăm ngoại giao thông lệ, hiểu hỷ là chính mà là một cuộc gặp gỡ, trao đổi thăm dò và hình như có cả động thái nắn gân nhau. Tướng Phùng Quang Thanh vốn là người ít cười và theo dõi những tấm hình ít ỏi xuất hiện trên mạng về chuyến thăm này thì càng thấy ông ít cười hơn, nhăn nhó và có phần căng thẳng…

Chuyến thăm này chỉ thấy báo Quân đội nhân dân đưa tin một cách sơ sài mặc dù thời gian đi thăm những một tuần ?

Tướng Phùng Quang Thanh thăm Trung Quốc kỳ này sau khi đã đi thăm Hoa Kỳ và Tây Âu ? Vậy chuyến thăm này của tướng quân họ Phùng, cả bên mời và bên đón nhằm đạt mục đích gì ?

Trước hết, đây là chuyến thăm trước khi Đại hội Đảng lần thứ XI sắp diễn ra, nghĩa đang là cái giai đoạn “thai nghén” nhân sự trước cửa Đại hội, mà theo tin vỉa hè thì Tướng Thanh có khả năng vào sâu và lên cao hơn so với vị trí đương nhiệm. Mà Trung Quốc bao giờ cũng hết sức để ý đến những nhân sự chủ chốt, những ông bạn vàng Việt Nam sắp vào vai quan trọng… Do vậy, khả năng chuyến thăm này của Tướng Thanh vừa mang ý nghĩa “ lại mặt “ đối với “ thiên triều “ Trung Hoa, một việc làm thường thấy xưa nay từ cổ chỉ kim…

Tin vỉa hè đồn rằng: Ông Nguyễn Phú Trọng kỳ này sẽ kế ngôi vị của ông Nông Đức Mạnh; gần đây thấy ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện nhiều trên tivi, chịu khó đi đây đi đó để úy lão, để ra mắt, để tranh thủ phiếu? Còn ông Phùng Quang Thanh nghe sẽ thay thế nhiệm vụ của ông Nguyễn Minh Triết, còn chức Thủ tướng đang là cuộc chạy đua giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Trương Tấn Sang…

Tóm lại dân vỉa hè đang bàn tán râm ran nhưng độ chính xác đến đâu của tin này thì còn phải kiểm chứng nhiều ?

Tướng Phùng Quang Thanh nghe nói trong các cuộc thăm dò lấy phiếu tín nhiệm trong nội bộ các ủy viên trung ương đều có phiếu cao.Cùng với với việc ông ghé thăm Trung Quốc, chúng ta thấy Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng cũng rất chịu khó sang Trung Quốc để úy lạo các ông anh thiên triều. Và ông Nguyễn Tấn Dũng cũng giống ông Phùng Quang Thanh đi thăm Trung Quốc ngay sau khi vừa đi Mỹ về ?

Theo dõi chuyến đi thăm của tướng Thanh giới quan sát vỉa hè thấy có mấy chi tiết đáng chú ý sau đây;

1/ Khai cuộc bằng những nước cờ nhu:

Tướng Phùng Quang Thanh là người được Nga đào tạo và theo tin vỉa hè thì ông thuộc phái có thái độ “chơi rắn” với Trung Quốc. Cũng tin vỉa hè nói: bố ông là một du kích-liệt sĩ chống Pháp, bị lính Pháp chặt đầu khi ông còn bé và ông đã được bố dượng chăm sóc.

Chuyến thăm kỳ này ông có mang theo phu nhân, một việc hy hữu bởi xuất ngoại mang theo phu nhân thường chỉ hàng nguyên thủ; dư luận tò mò muốn xem mặt Đại tướng phu nhân nhưng không thấy xuất hiện ảnh.

Cùng với việc khi vừa chân ướt chân ráo đến Bắc Kinh ông gặp và tặng quà ngay các thân nhân của các tướng Trung Quốc Trần Canh, Vi Quốc Thanh và Nguyễn Sơn, những người có nhiều duyên tình với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp ?

Liệu các cử chỉ này có cho thấy, Tướng Thanh muốn thông điệp với phía Trung Quốc: người Việt Nam trọng nghĩa tình, quý tình cảm trong quá hệ giữa hai quốc gia, hai quân đội trong quá khứ; những quân nhân Việt Nam cũng lại rất quý trọng cuộc sống gia đình vợ con, đi đâu cũng kè kè vợ con… Tóm lại không thích gì chuyện chiến tranh đánh đấm.

Cùng với các cử chỉ trên, Tướng Thanh còn mang biếu 30.000 USD cho các nạn nhân của trận động đất tại Trung Quốc…

Tất cả những động thái đó cho thấy tướng Thanh khai cuộc bằng những “nước cờ nhu“…Nhưng sau nước cờ nhu là những thế cờ cương đã được bộc lộ kèm theo.

2/ Những nước cờ cương:

Báo Quân đội Nhân dân cho hay tháp tùng Tướng Thanh là đoàn đại biểu cấp cao bao gồm “đại diện một số cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3; Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Quân chủng Phòng không-Không quân…”

Nghĩa là, phía Việt Nam: luôn chuẩn bị sự sẵn sàng đối mặt không ngán với Trung Quốc cả trong ngoại giao và kể cả khi ngộ sự; việc để tháp tùng những thành phần luốn đối tác của Trung Quốc trên nhiều phương diện là động thái của Tướng Thanh muốn tỏ ra rằng: trong quan hệ với Trung Quốc, kiểu gì cũng chơi, cũng tiếp; Ngoại giao nỷ hảo với nhau cũng xong và nếu cần sẵn sàng đòm nhau thì cũng chơi luôn, mần tuốt, không ngán…

Cũng trong ngày 21-4, sau khi gặp gỡ các gia đình thân nhân của các tướng lĩnh Trung Quốc có duyên nợ với Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có cuộc trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của phóng viên về mục đích, ý nghĩa của chuyến thăm, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu phát hiểu những câu hàm ý chơi rắn: “Đây là một sự kiện quan trọng nhằm thiết thực góp phần triển khai các hoạt động của “Năm hữu nghị Việt – Trung 2010”. Chuyến thăm cũng là dịp để Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới; tăng cường tuần tra liên hợp giữa hải quân hai nước, tiến tới phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn, rà phá thủy lôi, chống cướp biển; đẩy mạnh hợp tác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường hoạt động giao lưu ở các cấp, các mặt công tác…”

Cùng với động thái đối mặt này tại Bắc Kinh trong ngày 21/4/2010, báo Quân đội nhân dân đưa tin ngày 22/4, một đoàn cán bộ, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra thăm đảo Trường Sa mang theo quà và hoa để tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp canh giữ biển đảo. Động thái này cho thấy ý nghĩa của cái khẩu hiệu thời bao câp:” Vui duyên mới không quên nhiệm vụ và cả nợ cũ…”

Lễ thả hoa viếng các liệt sĩ tại Trường Sa.

Theo báo Quân đội nhân dân, tại Lễ tưởng niệm trang nghiêm, xúc động trên boong tàu HQ 960, gần khu vực đảo Cô Lin và Gạc Ma. Chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân giọng nghèn nghẹn: “Chính tại nơi đây, hơn 60 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân nhân Việt Nam đã anh dũng hy sinh… Mặc dù Quân chủng đã làm hết sức mình, nhưng do hoàn cảnh, đến nay nhiều đồng chí vẫn phải nằm lại với biển khơi, với quần đảo quanh năm chịu nhiều bão tố. Các anh ra đi vì Tổ quốc, nhưng để lại bao nỗi nhớ thương, bao niềm hy vọng khi những người thân vẫn đau đáu bên cánh cửa mong đón các anh về…”.

Đây là một việc làm mượn cớ nhân ngày 30/4 nhưng mà báo Quân đội nhân dân phát ra tín hiệu cương phát ra nhằm chuyển tới các “ ông bầu “ chiến tranh Bắc Kinh chăng?

Trong cuộc viếng thăm, Đoàn Việt Nam đã có hội đàm với Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Trung Quốc, đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt.

Sau cuộc tiếp xúc hôm thứ năm, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc nói Bắc Kinh cam kết phát triển quan hệ với Việt Nam.

Ông Lương được Tân Hoa Xã trích lời nói hợp tác quân sự – quốc phòng là một trong các yếu tố nền tảng cho quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung.

Bộ trưởng Lương Quang Liệt kêu gọi hai bên thúc đẩy quan hệ “lâu dài và bền vững”, “tăng đối thoại và củng cố lòng tin vì lợi ích của hai dân tộc”.

Để không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ đó, Thượng tướng Lương Quang Liệt đưa ra 5 điểm. Về một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, Thượng tướng Lương Quang Liệt hoan nghênh và tán thành quan điểm và giải pháp mà Đại tướng Phùng Quang Thanh đưa ra. Trên cơ sở nắm vững nguyên tắc, lấy luật pháp và các thỏa thuận đã ký kết làm căn cứ, hai bên cần phấn đấu giữ ổn định tình hình, vì lợi ích của các quốc gia, không để các thế lực bên ngoài lợi dụng, kích động, làm tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai Quân đội. Quân đội hai nước cần tăng cường giao lưu, trao đổi đoàn, coi đó là biện pháp để tăng cường sự hiểu biết, tin cậy chính trị, học tập, giúp đỡ lẫn nhau.

Quân đội hai nước cần tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm xây dựng quân đội, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị; đào tạo cán bộ; tuần tra chung; giao lưu biên phòng; giao lưu sĩ quan trẻ… Đặc biệt, cần tăng cường triển khai các biện pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục về truyền thống tốt đẹp quan hệ Trung – Việt nói chung và quan hệ về quốc phòng nói riêng.

Điều này cho thấy có lẽ ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc có để ý đến giới Blogger Việt Nam, vì đám này thường lên tiếng chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất , nếu cần phải giáo dục chắc ông Thượng thư Thiên triều khó chịu về đám blogger Việt  Nam nên đã đánh tiếng qua tướng Phùng chắc để chuyển lời tới Ban Tuyên giáo Trung ương, đến Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa-thể thao và Du lịch, đến những ông như Đào Duy Quát, nên giáo dục kỹ đám blogger, đừng để đám này lộng ngôn…Nếu không biết quản lý cẩn thận và giáo dục chu đáo để dám này biết nể sợ thiên triều thì Lương Tướng quân sẽ xua quân sang dạy thêm cho một bài học nữa chăng ???

Tờ China Daily của Trung Quốc trích lời Đại tướng Phùng Quang Thanh nói đối với Việt Nam, “quan hệ Việt-Trung là quan hệ song phương quan trọng nhất”.

Theo tin Tân Hoa xã: Chiều 22, tại Đại Lễ đường Nhân dân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tiếp đồng chí Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.

Ảnh: Chủ khách đều căng thẳng giữ kẽ từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ nét mặt, cả hai ông đêm khoanh tay và hai bàn tay lồng vào nhau để nói rằng: hai ông đều đã biết võ của nhau, kiềng nể nhau nên chủ yếu chỉ đấu võ mồm với nhau là chính…

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình nói, năm nay là kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Việt, cũng là Năm Hữu nghị Trung-Việt, mong hai nước nhân dịp này tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, củng cố tình hữu nghị truyền thống, sâu sắc hợp tác cùng có lợi, xử lý ổn thoả những vấn đề nhạy cảm giữa hai nước, nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diễn giữa hai nước phát triển vào chiều sâu, đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

Ý kiến trên của ông Tập Cận Bình đưa không thấy TTXVN hay báo Quân đội nhân dân đưa, nhất là câu  đầy hàm ý:” xử lý ổn thỏa những vấn đề nhạy cảm giữa hai nước…” Thế nào là ổn thỏa, một câu nói rất dễ nghe, rất mềm nhưng cũng đầy tình chất nước lớn, bề trên. Các chú hãy nhớ lấy nhé: các bác đây rất hiểu và biết điều với các chú, sẽ giải quyết ổn thỏa mọi chuyện cho các chú nếu các chủ biết vâng lời ?

Ha…ha…Song song với những lời tuyên bố dễ nghe và ngọt nhạt này, theo một số mạng báo điện tử của Trung Quốc, 12 giờ 30 phút ngày hôm qua, 20 tháng 4, Trung Quốc đã cho tàu ngư chính ZhuHai- 44183 xuống quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tác nghiệp.

-8 giờ 30 phút ngày 20 tháng 4, theo như kế hoạch lực lượng tham gia tuần tra của hai bên bắt đầu tập trung tại điểm tuần tra đầu tiên (17°47ˊ00″N107°58ˊ00″E. Đến 7 giờ 15 phút ngày 21 tháng 4 hai bên đã cùng nhau tuần tra chung trên tám điểm khác nhau thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ, đồng thời kết thúc lần tuần tra chung lần thứ năm.

Trước việc làm này của hải quân Trung Quốc, một tờ báo mạng của Việt Nam đã bình luận:”Việc Trung Quốc đưa tàu ngư chính xuống quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tác nghiệp là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích kinh tế trên biển của Việt Nam. Trung Quốc cần phải ứng xử theo đúng như công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và tuyên bố chung các vấn đề trên biển với các nước Asean được ký năm 2002.”

Bên cạnh những hành động đơn phương này, một góc khác của biển đông lại xuất hiện một màn kịch khác: Đó là cuộc tuần tra chung giữa Hải  Quân Trung Quốc và hải quân Việt nam. Trong lần tuần tra chung này hai bên đã tiến hành quan sát và xác định được tổng cộng 203 tàu thuyền khác nhau đang hoạt động trong khu vực vịnh Bắc Bộ, trong đó có 73 tàu của Trung Quốc, 9 tàu của Việt Nam và chưa xác định được 212 tàu khác do điều kiện sương mù.
Tóm lại quan hệ Việt Trung trong giai đoạn hiện nay nó mênh mông như biển cả không biết đường nào mà lần: vừa là đồng chí, vừa là anh em, vừa như là những ông “ bạn vàng”, có khi, có chỗ lại như là chó mèo với nhau ( Trung Quốc là chó, còn Việt Nam là…mèo )…

Nhấn mạnh quan hệ hai nước, tướng Thanh mặc cả:”Việc hoàn thành phân giới, cắm mốc trên bộ là một thắng lợi lịch sử của cả hai nước. Trách nhiệm của cả hai bên là phải cùng tìm biện pháp xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển”. Đối với vấn đề biển Đông, đây là vấn đề do lịch sử để lại, Đại tướng Phùng Quang Thanh mềm mỏng và có cả chất cương bên trong: “Hai nước, cần kiên trì các biện pháp hòa bình, nghiêm chỉnh thực hiện tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN, giữ nguyên hiện trạng, không bên nào đóng thêm các đảo đá; đàm phán hòa bình trên tinh thần đồng chí, anh em và luật pháp quốc tế; không đe dọa dùng vũ lực và sử dụng vũ lực… Đây là vấn đề lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực chung của cả hai bên…”

Trên mạng của Hội Nhà văn Việt Nam mới đây có đăng truyện ngắn Nợ nước nợ nhà của nhà văn Văn Chinh; truyện kể về một số vụ đặc công nước của ta đã bắt đầu tập kích một số đơn vị quân đội của một nước Cộng hòa nhân dân… nào đó khi chúng đem xi măng, bêtông đến xây dựng một số đảo nhân tạo tại vũng biển nông. Đặc công ta bí mật tiếp, cài mìn rồi dọa: các bác mà không rút, em cho nổ tung, kết cục là các bác đã phải đánh bài chuồn, không dám tử thủ vì sợ mìn… Chuyện này có liên quan tới những tuyên bố cảnh báo của Tướng Thanh không ?

Trong khi ông Tập Cận Bình thì ngọt nhạt, bề trên, tướng Thanh thì mềm mỏng và cương ngầm thì thứ năm, 22 Tháng 4/ 2010 16:32 , mạng “Tiếng nói Eo biển” của Trung Quốc ngày 21/4 đăng ý kiến của Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng hải quân Dương Nghị về các hoạt động diễn tập gần đây của hải quân Trung Quốc. Ông này tuyên bố:”Ngoài ra, việc Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp cũng làm kinh động đến Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc cần phải thể hiện thế hiên ngang ở Nam Hải (Biển Đông), vì đây thuộc vùng biển do Trung Quốc quản lý và hoạt động trên biển cũng là bình thường. VN quan tâm như vậy là không cần thiết và cũng không có căn cứ. Trung Quốc cũng cần coi trọng sự quan tâm của các nước, cần giải thích với các nước này, tuyên truyền chính sách mục lân, an lân, phú lân của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cần làm gì cũng nên làm, nếu thu chân bó tay sẽ càng làm cho vấn đề an ninh của Trung Quốc ở vào thế khó khăn hơn…”

Ảnh: Phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương nước CHND Trung Hoa Từ Tài Hậu chúc mừng Đại tướng Phùng Quang Thanh sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc.

Nụ cười giữ lễ hơn là do sự kích hoạt của cốc rượu, đúng là: Chén đưa nhớ bữa hôm nay; Chén mừng xin đợi ngày này năm sau…khi Đại hội Đảng XI bế mạc ?!

Tóm lại qua chuyến thăm này của tướng Phùng Quang Thanh, xen xét những diễn biến diễn ra xen kẽ đan cài nhau, giới quan sát chính trường vỉa hè nhận ra: Cả hai bên đều đã tung ra nhiều “đòn gió”, tung khí công ra vờn nhau hơi nhiều; điều này chứng tỏ cái anh chàng khổng lồ Đavis-Trung Hoa kia thực chất cũng chỉ loại con nhà “ già d…non hột “ mà thôi…Dọa là dọa vậy thôi chứ mềm thì nắn và rắn cũng buông thôi…

Nói chung chuyến thăm ngoại giao Trung Quốc lần này của tướng Phùng Quang Thanh đạt yêu cầu: có nhu có cương, có thể chấm điểm 8/10; thế là khá !

P.L.T

@ PhamvietDao Blog

Một kiểu bá đạo “made in China”


Tàu tuần tra của Trung QuốcTrung Quốc điều tàu tuần tra ngay khi có chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam

Tâm Việt-Hanoi

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Việt Nam có mặt tại thành phố Nam Kinh, bắt đầu chuyến thăm tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), từ sáng 26/4.

Một ngày trước đó (25/4), Trung Quốc tuyên bố bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Biển Đông bằng việc điều động hai tàu mới, thay thế hai tàu khác đang làm nhiệm vụ hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc trong khu vực biển quần đảo Trường Sa.

Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam kéo dài đến 1/5 có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh năm 2010 là “năm Hữu nghị Việt – Trung” và hai nước đang kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chuyến thăm Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang của ông Dũng khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam tăng cường quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương cũng như giữa hai quốc gia, triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai đảng và hai chính phủ.

Trung Quốc cử tàu ngư chính đi tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa đúng vào lúc ông Nguyễn Tấn Dũng sắp gặp ông Hồ Cẩm Đào tại Thượng Hải.

Hành động này phải chăng là trùng hợp ngẫu nhiên, hay nó có ý nghĩa gì khác?

” Bá đạo”

Hãy nhìn lại vài ba chục lần trong những năm trở lại đây, mỗi khi có tiếp xúc cấp cao giữa hai đảng và hai nước, TQ bao giờ cũng có “động thái” đặt Việt Nam trước việc đã rồi. Trong nước gọi là “há miệng mắc quai”, nhìn từ phía Việt Nam, hoặc “trùm chăn lại đánh”, nhìn từ ý đồ của Trung Quốc..

Một mặt, mời khách đến nhà, mặt khác đánh “vỗ mặt” khách, không để cho khách kịp phản ứng. Hành động trên đây hoàn toàn có thể coi là một kiểu bá đạo “sản xuất tại Trung Quốc”.

Có đốt đuốc tìm cả ngày cũng không thấy đạo “nước lớn ức hiếp nước nhỏ” trong sách Khổng Tử khi ông trùm Nho này quảng bá lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới thế giới “đại đồng”. Ông cũng đi khắp nơi dạy thiên hạ: “Việc gì mình không muốn chớ đem cho người”.

Phản đối việc TQ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, trước đây, Bộ ngoại giao VN thường thì cũng lên tiếng mau lẹ. Nhưng lần này, cho đến tận ngày 28/4, VN chưa hề có bất cứ một phản ứng nào. Phải chăng vì có đoàn cấp cao chính phủ đang ở trên đất Trung Quốc mà Bộ Ngoại giao im hơi lặng tiếng?

Một bài báo khá xúc động về cuộc họp mặt của hơn 300 sinh viên trường đại học Ngoại thương cũng đúng vào chiều 26/4 để nghe nhà ngoại giao lão thành Dương Danh Dy nói về thân phận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những diễn biến mới nhất xung quanh vấn đề trọng đại này của đất nước đã được đăng trên VietNamnet.

Bài báo trích lời ông Dy xác nhận: “Thời gian qua, với vấn đề Biển Đông, Đảng, Nhà nước ta cũng đã làm được nhiều việc: từ chỗ im lặng đến chỗ lên tiếng, từ chỗ phiếm chỉ, chúng ta đã nêu đích danh thủ phạm”.

Dẫn báo chí chính thống Trung Quốc, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho hay, “Trung Quốc đã chuẩn bị xong cho dư luận về việc sẵn sàng thu phục Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực. 92% của hơn 300 triệu dân mạng Trung Quốc tán thành chủ trương đó”

Thế mà, không hiểu vì nguyên do gì, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, bài báo trên nghe nói được lệnh phải gỡ xuống!

@bbc

Người không nhận tội

“… chủ nghĩa Cộng sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. …”

1 Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “học tập” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm, Hóc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc, tôi lúc nào cũng được “biên chế” cùng tổ, đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ: Kha Tư Giáo (KTG).

Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “cải tạo viên“ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “bài thu họach” những gì mình “tiếp thu” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “liên hệ bản thân”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “cách mạng”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng (như tôi và anh Kha Tư Giáo) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân… Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác.


Anh Kha Tư Giáo thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh.

Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “giúp đỡ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy: TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “nín thở qua sông”, họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.

Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng Võ Đông Giang (VĐG) từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn (?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thoại. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm và trầm tĩnh, anh Giáo nói :

– Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội?

Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng:

– Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…
Anh Giáo ngắt lời:

– “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận.

Tên sư trưởng phản ứng:

– Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.

Anh KTG:

– Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.

Tên sư trưởng:

– Người Cộng sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.



– Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.

Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe:

– Quân phản động!

Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng:

– Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.

Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời:

– Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm, trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.

Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :

– Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam, gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc!

Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng:

– Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?

Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.

Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết.

Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa. Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “giúp đỡ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại, Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều.

Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi:

– Chi vậy ?

– Mai mốt về tặng người yêu – Anh trả lời.

– Chắc là cô bạn rất thích hoa này?

– Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.

– Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.
– Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó!

– Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.

Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết!

Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao?

2

Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Molotova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký:

Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa
Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi
Với cao tay quờ quạng chút hơi người
Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm

Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “cải thiện” bữa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “tiến bộ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt: trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng. Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục.Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một người không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh, nghiêm sắc mặt:

– Anh có đứng lên không?

– Tôi còn mệt.

– Anh không chấp hành lệnh phải không?

– Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.

Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo:

– Anh không đứng lên tôi bắn.

Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp:

– Anh cứ bắn đi !

Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác… Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực:

– Lạy Chúa tôi!

Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “hòa bình” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình!

Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.

Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hóc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại thích hơn.



Nhưng thời khắc định mệnh đã tới! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời, không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, bốc tận rễ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận nhưng vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu:

Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…
Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…

Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở.

Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê Minh Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.

Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt. Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.

3

Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi “Kinh Tế Mới”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành ủy Sài Gòn ở đường Trương Định, quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.

Trong suốt hai mươi năm ở Sài Gòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui.

Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “Viết về nước Mỹ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin, Texas, báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.

Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas:

– Hello! Tôi là Kha Huyền Trân, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…

– Tôi, Duy Nhân đây.

– Chào anh Duy Nhân! Có phải anh là tác giả bài viết “Người Không Nhân Tội”?

– Tôi đây chị.

– Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy…

Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị KHT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói:

– Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.

– Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.

– Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.

– Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng sản suốt đời cũng không hiểu được.

Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị KHT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối.

Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên là không thể nào tìm được! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị Kha Huyền Trân nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.

Sau chị KHT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh KTH tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.

Anh Kha Tư Giáo ơi! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào… Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi: Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ… Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam. Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.

Duy Nhân

© Thông Luận

Tư Liệu: Chân dung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội

Quantcast

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kính gửi:
– Đ/c Bộ trưởng Lê Hồng Anh
– Đ/c Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị
– Đ/c Chủ nhiệm UBKT Trung ương
– Các đ/c Thứ trưởng Bộ Công an
– Đ/c Chủ tịch UBND Hà Nội

Nguyễn Đức Nhanh,
Giám đốc Công an Hà Nội

Thưa các đồng chí lãnh đạo,

Tôi là Nguyễn Tiến, hiện đang công tác tại Công an Hà Nội. Với gần 30 chục năm thâm niên công tác, tôi đã trải qua nhiều đời giám đốc, chứng kiến nhiều chuyện buồn vui của Công an Hà Nội. Nhưng có một sự thật tôi xin mạnh dạn trình bày với các đồng chí lãnh đạo là chưa bao giờ Công an Hà Nội lại nát như hiện nay và người gây ra tình trạng này chính là ông Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công an Hà Nội.

Trước đây, việc chạy chức, chạy quyền cũng đã xảy ra trong Công an Hà Nội nhưng chưa mang tính chất phổ biến. Nhưng từ khi ông Nguyễn Đức Nhanh lên làm giám đốc thì việc chạy chức, chạy quyền đã trở thành phổ biến, đương nhiên, với bất kỳ ai muốn lên giữ vị trí lãnh đạo, dù nhỏ nhất là phó công an phường. Việc bổ nhiệm, luân chuyển đều do ông Nhanh quyết định hết. Các đồng chí Phó giám đốc đều không có vai trò gì. Nhiều trường hợp, ông Nhanh nhận tiền chạy chức, chạy quyền rồi, nhưng bị dư luận Công an Hà Nội không đồng tình, vì số cán bộ đó đã từng bị kỷ luật, ông Nhanh lại lấy danh cấp trên để lấn át, như: “trường hợp này, anh Út, anh Ba, anh Bốn… ở Bộ và Bí thư, chủ tịch TP đã đồng ý rồi” hoặc “trường hợp này do anh Út, anh Ba, anh Bốn… ở Bộ, đ/c Bí thư, chủ tịch TP giới thiệu”. Thủ đoạn này của ông Nhanh ảnh hưởng xấu đến các đ/c lãnh đạo, nhất là những ai không hiểu thủ đoạn, con người thật của ông Nhanh.

Gần đây, ông Nhanh đang dùng chính sách luân chuyển cán bộ đê rung doạ buộc mọi người phải chạy để lấy tiền; đồng thời tạo cớ để đệ tử người Hà Tây cũ (ông Nhanh là người Hà Tây) nắm giữ những chức vụ quan trọng của Công an Hà Nội. Có đồng chí đang làm trưởng một đơn vị ổn định, phát huy năng lực tốt, ông Nhanh điều sang đơn vị khác để tạo điều kiện cho đàn em lên. Ông Hải, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đang làm thủ tục nghỉ hưu, thấy có nhiều người muốn vào vị trí lãnh đạo này, ông Nguyễn Đức Nhanh thông qua một số đệ tử bắn tin ra giá, ai muốn lên trưởng phòng cảnh sát giao thông thì phải nộp 1 triệu đô la. Đã có người nộp 1 triệu đô và đã được ông Nhanh chấm chọn làm trưởng phòng cảnh sát giao thông (đương nhiên, sau khi lên chức họ sẽ tìm mọi cách thu hồi lại số tiền đã đổ ra và đó chính là nguyên nhân gây ra tiêu cực, sách nhiễu nhân dân). Mọi nguồn tiền chạy chức, chạy quyền đều đổ về gia đình ông Nguyễn Đức Nhanh.

Đám cưới con trai ông Nguyễn Đức Nhanh cũng là đám cưới kỳ cục, sặc mùi xã hội đen nhất từ trước đến nay. Ngoài việc tổ chức linh đình diễn ra 03 ngày liền vói lượng khách lên đến mấy nghìn người, ông Nhanh còn sai mấy đệ tử là những tên trùm xã hội đen (chơi với ông Nhanh từ khi ông ta còn là trưởng phòng cảnh sát điều tra) cầm thiệp mời đến gặp những tên có máu mặt trong giới xã hội đen, trùm buôn lậu, đòi nợ thuê, bảo kê nói là ông Nhanh mời nhưng yêu cầu không được đến dự đám cưới. Mời cưới mà không cho đến dự đám cưới thì chỉ có là yêu cầu nộp tiền, gọi là “mừng vọng cháu”. Trung bình mỗi phong bì “mừng vọng cháu” này không dưới 3000 USD. Nhiều tiền nên con trai ông Nhanh (Nguyễn Đức Quang) đã trở thành tay chơi khét tiếng Hà Nội (chỉ cần lên mạng Internet gõ Nguyễn Đức Quang thì sẽ có nhiều bài, ảnh phản ánh việc ăn chơi của Nguyễn Đức Quang).

Xin khẳng định rằng, gia trưởng, độc đoán, ông Nhanh không kém đàn anh đi trước, nhưng nịnh hót, lưu manh thì đàn anh, đàn chị đI trước gọi ông Nhanh là sư phụ.

Thưa các đồng chí lãnh đạo, những việc ông Nguyễn Đức Nhanh làm đã và đang làm nhức nhối Công an Hà Nội. Người dân không tin vào Công an Hà Nội. Cán bộ, chiến sỹ không tin vào lãnh đạo Công an TP. Hà Nội. Vì vậy, tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo cần có những biện pháp chấn chỉnh, củng cố lại Công an Hà Nội:

* Uỷ ban kiểm tra Trung ương kiểm tra toàn diện về ông Nhanh
* Cách chức giám đốc, điều chuyển ông Nguyễn Đức Nhanh về Văn phòng Bộ hoặc Viện chiến lược.
* Bổ nhiệm người có tài, đức làm giám đốc Công an Hà Nội. Tốt nhất là chọn đồng chí ở các Cục, Tổng cục để không dính dáng gì đến các tiêu cực trước đây của Công an Hà Nội.
* Các đồng chí lãnh đạo Bộ cần làm việc với Ban giám đốc Công an Hà Nội để có những biện pháp loại bỏ hoàn toàn hiện tượng chạy chức, chạy quyền hiện nay.

Các đồng chí lãnh đạo cứ khách quan kiểm tra, xử lý, nhưng xin đừng tiết lộ tên tôi.

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo!

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2009
Nguyễn Tiến

Nguồn: Ý Kiến


Những bài viết của tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Ngày: Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010, 2:59

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đảng Bộ Viện KH&CN GTVT
Chi bộ Viện CN Cầu-Hầm

Tên tôi là Đỗ Xuân Thọ, đảng viên hiện đang sinh hoạt tại chi bộ Viện Chuyên Ngành Cầu Hầm thuộc Đảng bộ Viện Khoa học và Công nghệ GTVT. Sau khi đọc xong thông báo số 02/TB-CBCH ngày 15 tháng 4 năm 2010 của chi bộ Cầu Hầm tôi xin trình bầy một số ý kiến sau đây:

Chi bộ khẳng định rằng những ý kiến và quan điểm của tôi trong lá thư gửi BCH TƯ ĐCSVN và cuộc trả lời phỏng vấn của tôi với đài RFA là trái với tư tưởng Mác-Lênin, trái với cương lĩnh chính trị và điều lệ Đảng. Tuy nhiên tôi thấy rằng toàn bộ TƯ ĐCSVN đã phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng  khi cho đảng viên làm kinh tế tư nhân, tôn vinh những nhà Tư sản.cho các lễ hội dân tộc mê tín dị đoan phát triển v.v…sao không đem ra kỷ luật trước đã

Thôi mà, với tất cả sự chân thành, tôi khuyên các đồng chí hãy nhìn thẳng vào sự thật và nhận ra những điều tôi viết trong thư là đúng. Nếu bắt tôi kiểm điểm, tôi sẽ dễ dàng chứng minh TBT Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  là những tên PHẢN BỘI lại CN Mác-Lênin  còn tệ hại hơn Khơ-rút-xôp ở Liên xô cũ…

Thật sự đã đến lúc cần thay con ngựa, già ốm yêu , bệnh tật- CN Mác-Lênin bằng một con rồng hùng mạnh có khả năng quy tụ tất cả sức mạnh của con cháu vua Hùng đó là CN Dân tộc rồi các đồng chí ạ….

Thọ lại khóc rồi vì những người đồng đội xưa đang bắn vào nhau…..

Người viết

Đỗ Xuân Thọ

Thư gửi Ban Biên Tập Báo Quân Đội Nhân Dân

Kính gửi ban biên tập báo Quân đội Nhân dân,

Tên tôi là Đỗ Xuân Thọ, người đã viết bức thư từ đáy lòng đối với Đảng, nay được tranh luận với ông Đỗ Phú Thọ.

Trong bài: “Tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN” của ông Đỗ Phú Thọ đăng trên tờ Quân đội Nhân dân ngày 26/4/2010 ở mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” ông ta cho rằng mô hình này là một mô hình chưa từng có ở đâu, rằng đây là sự sáng tạo tuyệt vời của Đảng CSVN (mà thực chất là của ban Tư tưởng Văn hóa TƯ).

Thưa ông, ông hãy nhìn sang các nước Tư bản, những quỹ cho người thất nghiệp lớn biết chừng nào… Ở một số nước, học sinh, sinh viên còn không mất tiền học… quỹ dành cho người nghèo lúc nào cũng có… Chỉ những người chỉ biết Mác biết Lênin như ông mới tưởng rằng cái mô hình mà các ông đánh cắp của các nước Tư bản rôi gắn cho nó một cái mác XHCN là mới mẻ, là sáng tạo!!! Thật nực cười!!! Tôi nói nó quái gở là vì nó khoác cái tên ĐỊNH HƯỚNG XHCN để lừa dân nhưng thực chất nó là NỀN KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA!!! Nó quái gở còn ở chỗ ở các nước Tư bản, tiền đóng thuế của nhân dân và tiền nhà nước nhân danh nhân dân đi vay của nước ngoài đều được công khai, minh bạch với toàn dân, còn bằng cái “Định hướng XHCN” của các ông thì đến đại biểu quốc hội còn nắm mù mờ chứ đừng nói đến dân!!! Đây chính là môi trường cho lũ quan tham nhũng vơ tiền vào túi!!!! Sau này con cháu chúng ta sẽ è cổ ra trả nợ như Hy Lạp bây giờ.

Thôi mà, chính các ông cũng biết cái mô hình này nó mang tên giả… Đảng đã nói dối làm sao ngăn được các cháu học sinh nói dối… rồi cả dân tộc nói dối… Tôi đau lòng lắm… Nếu cứ ĐỊNH HƯỚNG XHCN u u minh minh thế này thì tiền vay của nước ngoài, 1/4 rơi vào túi một số kẻ đại diện cho cái mô hình này. Sau này con cháu ta trả nợ chúng sẽ chửi cả Đảng, cả Bác Hồ… Thôi mà hãy vất ngay cái CNXH đi!!! Và thay vào đó là CN Dân tộc!!!! Đừng vì các ông đã chọn CN Mác-Lênin làm nghiệp sống của mình mà bắt cả Đảng này bị những đứa con cháu đời sau chửi rủa… Tôi mà như các ông tôi sẽ chuyển sang nghiên cứu Triết học Phương Đông hoặc nếu không có khả năng thì đi bán lòng lợn tiết canh chứ quyết không lừa trẻ con người già.

Kính thư,

Đỗ Xuân Thọ

Tháng Tư và chuyện thuyền ra cửa biển

Tưởng Năng Tiến
Bây giờ, sau khi bước ra biển lớn, kiểm điểm lại cũng chỉ thấy duới thuyền không có ai khác – ngoài những kẻ cầm quyền, cùng với hành lý, thân nhân và gia nhân của họ. Thuyền càng đi xa, khoảng cách giàu nghèo (rõ ràng) càng rộng. Ông bạn Lê Diễn Đức gọi đó là sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn. Phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để đổi lấy sự … đểu cáng như thế thì (đ… mẹ) không chửi thề sao được.

Ông Trần Văn Hương là một chính khách rất tài tử, và cũng rất mờ nhạt, trên chính trường. Không mấy ai biết rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.

Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại nghĩ ra những câu thơ (hơi) kỳ cục – thí dụ như:

Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…

Ở miền Bắc Việt Nam phần lớn quí vị chính khách đều hành nghề cách mạng một cách bền bỉ, liên lỉ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ cũng sính chuyện thơ văn hơn, và cách họ làm thơ (hoặc viết văn) cũng gây lôi thôi phiền phức nhiều hơn – cho cả đống người.

Khi ngồi buồn, họ không gãi háng. Lúc rảnh rỗi, họ cũng không chịu viết văn hay làm thơ chỉ để đọc chơi thôi. Văn thơ của họ khiến cho cả nước phải bận lòng, và không ít người phải bỏ mẹ hay bỏ mạng! Xin đơn cử một thí dụ, một câu thơ nổi tiếng hơn, của một chính khách tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều:

Bỗng nghe vần thắng vút lên cao…

Nói theo ngôn ngữ của binh pháp thì tác giả câu thơ vừa dẫn, ông Hồ Chí Minh, là một người cư an tư nguy. Ông Trần Văn Hương thì ngược lại. Ổng cư nguy tư an. Nói cách khác, và nói theo kiểu miền Nam, là thằng chả lè phè hết biết luôn!

Nghiêm túc, khẩn trương, hiếu thắng và hiếu chiến… không phải là quan niệm sống riêng của ông Hồ. Thi đua lập chiến công dâng Đảng, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, một người làm việc bằng hai, nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài… là lệnh của “trên” đưa xuống và bắt buộc nửa nước phải (triệt để) tuân hành.

Lè phè cũng không phải là thái độ sống chỉ có nơi ông Trần Văn Hương. Ðó là cung cách chung của hầu hết người dân miền Nam. Sự khác biệt giữa ông Trần Văn Hương và dân chúng, có chăng, chỉ là mức độ mà thôi.

Không mấy người dân miền Nam, lúc buồn, chịu ngồi gãi háng (suông) như ông Tổng Thống. Thường, họ vừa gãi háng vừa nhậu lai rai vài xị cho vui – nếu là đàn ông. Họ đánh tứ sắc, đi coi cải luơng, hoặc đi cầm đồ để mua sầu riêng ăn chơi cho đỡ ghiền – nếu là đàn bà, ở đô thị. Ði Hồng Kông hay Nhựt Bổn mua đồ lót và son phấn, nếu là bà lớn. Ði buôn lậu (không chừng) nếu là ông lớn. Và chơi tạt lon, thả diều, đá banh, đá bóng, đá dế, đá cầu, đá kiện, đá cá lia thia hay lắc bầu cua cá cọp – nếu là con nít, ở thành phố.

Chuyện đánh đấm là “chuyện riêng” của một giới người, tụi lính. Hứng chịu bom đạn, tai ương của chiến tranh là nỗi bất hạnh riêng của một số người khác nữa – đám nông dân.

Những chiến dịch hay phong trào hoàn thành kế hoạch nhỏ, nhi đồng cứu quốc, thay trời làm mưa, quyết tâm thu hoạch vượt chỉ tiêu vụ này vụ nọ… nếu phát động ở miền Nam (e) sẽ không có người tham gia, và tác giả của chúng – chắc chắn – sẽ bị dân chúng cũng như báo chí chửi cho… tắt bếp!

Chuyện Nam – Bắc đánh nhau kết thúc ra sao, vào ngày 30 tháng tư năm 1975, mọi người đều rõ. Viết thêm nửa chữ cũng thừa.

Cuộc chiến tàn. Theo sự hứa hẹn của quí vị lãnh tụ (của phe thắng trận) thì từ đây ta sẽ xây dựng đất nước gấp muời lần hơn, ta cũng sẽ đi tắt đón đầu nhân loại, và ta sẽ chuyển đổi từ ăn no mặc ấm qua ăn sang mặc đẹp…

Chuyện dân Việt ăn mặc (sang trọng và đẹp đẽ) ra sao để từ từ rồi tính tới nhưng riêng về cách họ dùng lon, thay gáo, uống nước thì ngó bộ quá tốn công và rất… cầu kỳ – theo như ghi nhận của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:

“Lần về phép này Bá có thêm một thứ quà đặc biệt văn minh khác: Những vỏ đồ hộp nước giải khát các loại. Các mầu xanh, đỏ, hồng, da cam, vàng, lon Heineken, lon Coca Cola, Pepsi Cola, những lon Tiger, San-Miguel, những lon nước ngọt đã uống cạn mà trong những lần xuống tầu đi nước ngoài anh lượm được cho vào túi ni lông mang về…”

“Anh Vận chọn ra những vỏ đẹp nhất, mỗi loại một chiếc, không móp, không méo, đem ra giếng súc rửa sạch rồi bầy vào tủ. Và nhặt bốn vỏ lon khác, mỗi chiếc một mầu bảo lũ trẻ con mài trên nền xi măng trong nhà. Mấy đứa trẻ lao vào mài theo đúng hướng dẫn của anh. Tiếng sào sạo sạo sạo ghê người. Chẳng mấy chốc, cái nắp hộp rời ra. Anh xếp bốn chiếc vỏ hộp lên bàn, nở nụ cười mãn nguyện:
– Làm cốc uống nước…

“Những chiếc vỏ hộp trên bàn, trong tủ, những dấu vết ấy của văn minh làm nhà anh cứ sáng trưng lên, khác hẳn mọi nhà chung quanh. Nhà anh đã có hơi hướm của một thế giới khác, một thời đại khác khi các nhà chung quanh vẫn còn đang triền miên thời làm nương, thời lúa nước. Và đến khi lũ trẻ được thoải mái chơi nghịch những vỏ lon còn lại mới thật tưng bừng. Đúng là một ngày hội…” (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008, 436 – 437).

Điều kiện sống, cũng như niềm vui “tưng bừng” trong “ngày hội” của dân Việt, như vừa được mô tả – dường như – có làm cho một số người cảm thấy bất an, hoặc không được hài lòng cho lắm. Tác phẩm Biển Và Chim Bói Cá (trong một buổi hội thảo, do công ty Nhã Nam tổ chức, vào ngày 20 tháng 3 năm 2009) đã được “bình” và “phê” như sau:

“… chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công. Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến những dòng cuối cùng.”

Có lẽ, người ta chỉ cảm thấy bớt mệt (và thở phào nhẹ nhõm) khi Hà Linh – người viết bài tường thuật thượng dẫn – cho biết thêm rằng “Biển và chim bói cá lấy bối cảnh thời bao cấp.” Đó là một thời đã qua.

Thiệt là mừng hết lớn!

Lịch sử đã sang trang. Chuyện cầu cạnh, bon chen, cậy cục, vay muợn, chạy chọt cho có cơ hội được bước xuống tầu viễn dương – làm một chuyến viễn du – đi đến những chân trời xa lạ (để mang về những cái chai và lon.. rỗng) không còn phải là… đặc quyền của riêng một giới người nào nữa.

Hai muơi năm sau, kể từ lúc “Đảng dũng cảm và quyết tâm đổi mới,” vào năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lớn tiếng hô hào toàn dân “hãy bước ra biển lớn.” Mệnh lệnh của ông đã khiến cho dư luận (hết sức) xôn xao và (vô cùng) phấn khích – trong một thời gian rất dài – qua diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, trên Tuổi Trẻ Online.

Rồi vài năm sau nữa, sau khi thuyền (đã) ra cửa biển, cuộc sống – xem chừng – cũng không khác trước là bao. Hãy thử đọc một đoạn văn khác, của một ngòi viết khác, về sinh hoạt của một vùng đất khác – ở Việt Nam – bây giờ:

“Cả bản xôn xao khi thấy người lạ xuất hiện. Đám trẻ con hầu hết không quần áo, hoặc trên mình chỉ mang một trong hai thứ, mặt mày chúng trông bẩn thỉu, lem luốc và chi chít vết ruồi vàng bọ chó cắn…”

“Tôi hỏi thăm đường đến nhà mấy giáo viên cắm bản, nhưng chẳng có ai biết nói tiếng Kinh cả. Nhìn về phía cuối bản, tôi bỗng thấy một lá cờ đỏ bay phấp phới, đoán rằng đấy chắc là khu vực lớp học, tôi lại nặng nề lê bước về phía đó.”

“Mấy thầy cô giáo thấy tôi xuất hiện, họ không khỏi ngỡ ngàng. Với họ, sự xuất hiện của người Kinh ở bản biên giới này hình như hiếm lắm… Có lẽ cuộc sống người dân tộc La Hủ ở Pa Ủ cũng đơn giản như chính những ngôi nhà mái tranh vách phên của họ. Đơn giản đến lo ngại như những liếp phên cứ rung lên bần bật bởi gió rừng.”

“Ở những túp lều bé nhỏ đến chật chội vì quá đông người đó, mỗi nơi lại có một câu chuyện về hoàn cảnh và những số phận con người. Cuộc sống của mỗi gia đình ngày hai bữa sáng, tối phải lót dạ một cách dè dặt với canh sắn, ngô đồ, còn măng và rau sắn thì dường như ngự trị bữa ăn…, để có một nồi cơm độn sắn cũng hết sức khó khăn! (“Thương Lắm Những Búp Non Ở Trên Cành,” Mạnh Hà, phóng viên TTXVN tại Lai Châu).

– Thôi chết mẹ! Vậy là khi tầu hạ thủy – vì lu bu nhiều chuyện quá – Đảng và Nhà Nuớc đã quên (hú) những người dân ở miền sâu, miền xa, miền rừng núi mất rồi. Đúng không?

– Dạ, thưa không! Cả đống còn đang đứng (lóng ngóng) trên bờ, chớ đâu có riêng chi mấy đám dân thiểu số.

Trong một cuộc chất vấn dành cho những đại biểu quốc hội (đọc được ở vnexpress.net vào hôm 17 tháng 11 năm 2007) Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cao Đức Phát cho biết ở thôn quê “vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm!”

Như vậy là đám nông dân, ở miền xuôi, cũng bị bỏ lại luôn!

– Họ đông quá nên mang theo (e) quá tải chăng?

– Thế còn đám thị dân?

RFA, nghe được vào hôm 23 tháng 3 năm 2009, có bài tường thuật như sau:

“Số liệu của Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội hồi cuối tuần qua cho hay người mất việc làm của cả nước do khủng hoảng kinh tế hiện vào khoảng trên 2 triệu.”

“Đánh giá của giới chuyên gia kinh tế cho rằng con số thật sự còn cao hơn nhiều, vì thống kê của Bộ không kể những người thất nghiệp trong các lãnh vực không chính thức tại thành phố như bán hàng rong và chạy xe thuê…”

“Ít tuần trước, Hiệp Hội Các Làng Nghề Việt Nam cảnh báo là ngày càng có thêm lao động trong ngành thủ công nghệ bị mất việc làm và khoảng 5 triệu nhân công ngành này đang phải đối diện với nguy cơ thất nghiệp nội trong năm nay.”

Chỉ có đám công nhân viên nhà nước ở thành thị là khỏi lo thất nghiệp. Họ chỉ lo không biết xoay sở ra sao để có thể sống lương thiện với đồng lương (tượng trưng) như hiện tại.

Nói tóm lại – và vẫn nói theo kiểu miền Nam – là thuyển đã ra cửa biển … mình ênh! Nhắc đến miền Nam, tôi lại chợt nhớ đến những chuyến tầu (bay) vội vã rời khỏi Sài Gòn – vào tháng Tư, hơn ba mươi năm trước – năm 1975. Trên một số những con tầu này chỉ có quí ông quí bà tai to mặt lớn (cùng với của cải, thân nhân và gia nhân của họ) mà thôi.

Bây giờ, sau khi bước ra biển lớn, kiểm điểm lại cũng chỉ thấy dưới thuyền không có ai khác – ngoài những kẻ cầm quyền, cùng với hành lý, thân nhân và gia nhân của họ. Thuyền đi càng xa, khoảng cách giàu nghèo (rõ ràng) càng rộng. Ông bạn Lê Diễn Đức gọi đó là sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn.

Phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để đổi lấy sự đểu cáng như thế thì (đ… mẹ) không chửi thề sao được. Còn làm sao khác, ngoài vụ văng tục chửi thề thì (đ… má) nói thiệt là tui… không biết!

@Talawas

“Thời Đồ Bành”-Truyện sưu tầm thâm cung bí sử

Một nhân vật khá đặc biệt, học hành không đến nơi đến chốn, khởi nghiệp từ bán đồ bành (áo quần cũ) thành một đại gia lẫy lừng lúc nào cũng cặp kè sát nách và sai khiến cả nguyên thủ.

Chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng các thông tin nêu trong bài, do đó xin đăng lại bài này với sự dè dặt cần thiết, và rất mong độc giả nào là người trong cuộc có thể cung cấp thêm thông tin để làm sáng tỏ sự việc. Để có cái nhìn đa chiều, chúng tôi cũng xin cung cấp những bài viết ca ngợi doanh nhân Thân Đức Nam theo liên kết sau đây:

· Doanh nhân Thân Đức Nam – Người sẵn sàng… “thử lửa”

· Quá trình xây dựng và phát triển của Cienco 5

· Cienco 5 và chuyện… “3T” (kỳ 3)

Khởi nghiệp

Sinh trưởng tại một làng quê nghèo khó thuộc huyện Điện Bàn (Quảng Nam), Thân Đức Nam thuộc tạng chữ không chui được vào đầu, học hành không đến nơi đến chốn. Ít học, không vào được biên chế nhà nước, Nam chọn cách khởi nghiệp dân giã và cũng ít tốn chất xám nhất là bán đồ bành (áo quần cũ, cũng thường được gọi là đồ sida). Sang Campuchia gom áo quần cũ đánh về, trải mấy tấm bạt nơi vỉa hè phố đồ bành Đà Nẵng bán từng cái áo cũ, từng chiếc quần đùi và chăm chỉ cần mẫn đếm từng tờ tiền lẻ nhàu nát.

Tên tục là Thời, bán đồ bành, nên cái tên Thời Đồ Bành có từ đó. Từ một gã bán đồ bành vỉa hè, Thời đã tiến thân vào hàng chúa đất và đại gia như thế nào?

Chúa đất & đại gia

Khi đó, ông Phạm Tuân (không phải tướng Phạm Tuân anh hùng quân đội bay vào vũ trụ), Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO 5) khởi xướng một mô hình khá táo bạo mang tên “doanh nghiệp nhà nước không cần vốn nhà nước”. Tên chữ to tát thế, nhưng nôm na diễn ra cho dễ hiểu là: Ông kêu gọi mấy thằng tư nhân có tiền góp vốn vào, cho tư cách pháp nhân, lập công ty nhà nước thành viên của CIENCO 5, chúng làm gì kệ, miễn hàng tháng hàng năm nộp đúng đủ mức tiền “khoán” cho tổng công ty là được.

Chộp được cơ hội này, Thời bỏ hàng đồ bành, góp tiền nộp ông Tuân và ôm một công ty thành viên của CIENCO 5 đóng tại Quảng Ninh. Khi đó Quảng Ninh còn mông muội trong tư duy đất đô thị.

Nhạy. Là đứa biết nhìn đất ra tiền, Thời mạnh bạo gõ cửa “xúi” lãnh đạo Quảng Ninh chơi bài: đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Nghèo túng, không biết dựa vào đâu để phát triển đô thị, lại lười suy nghĩ, nghe Thời xúi, quan chức Quảng Ninh sướng rơn lên, như tìm được vị cứu tinh cho tỉnh.

Mà Thời thành vị cứu tinh cho Quảng Ninh thật. Bao nhiêu đất đai béo bở ngon ăn tỉnh giao hết cho Thời. Thời cắt véo bán, xây khu đô thị để rồi lại bán. Thời làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị Quảng Ninh, thay đổi cả diện mạo các tư dinh quan chức chính quyền Quảng Ninh và túi tiền của họ. Và hơn cả là thay đổi cả chính con người Thời. Thời bỗng chốc thành ông chúa đất. Khoanh đất bán lấy tiền, rồi lại khoanh tiếp, lại bán tiếp, bán tiếp, bán miệt mài, thu tiền miệt mài…

Thời thành đại gia từ đây, thành ông chúa đất từ đây.

Mua ghế Tổng CIENCO 5 & biến CIENCO 5 thành một Tổng công ty gia đình họ Thân

Cùng lúc đó, ông Phạm Tuân lâm nạn. Mô hình “tổng công ty nhà nước không cần vốn nhà nước” của ông đã hại chính sự nghiệp ông. CIENCO 5 đứng trên miệng vực phá sản. Ông Tuân phải ra đi, nhường ghế tạm quyền cho thuộc cấp từ dưới đôn lên.

Thêm một cơ hội cho Thời. Ôm một núi tiền “đổi” được từ đất ở Quảng Ninh, Thời thừa sức kiếm cho mình được cái ghế Tổng trong lúc giao thời đảo điên này. Nghe đồn để có được cái ghế Tổng CIENCO 5, khi đó Thời đã bỏ ra không dưới 500 tỷ đồng.

500 tỷ đồng để ôm ghế Tổng CIENCO 5 có phiêu lưu quá không, hoặc có đắt quá không?

Không. Quá rẻ và không hề phiêu lưu. Bởi chỉ trong vòng vài năm sau khi ngồi ghế Tổng, Thời đã mau chóng biến CIENCO 5 (Tổng công ty 90 của nhà nước, thuộc Bộ Giao thông- Vận tải) thành một tổng công ty của gia đình họ Thân. Toàn bộ các ghế chủ chốt, rường cột của CIENCO 5 vào tay những người họ Thân, bất kể người đó có học và có chữ hay không, bất kể trước đó họ có nghề ngỗng gì hay chỉ là một thằng phụ hồ, chăn vịt trong quê.

Mặt khác, hàng loạt công ty thành viên của CIENCO 5 được lập với chiến lược mở mang ngành nghề và khuyếch trương thương hiệu, mà thực chất là các công ty của gia đình họ Thân. Đây là những công ty vệ tinh do anh em con cháu họ Thân nắm giữ để chia xẻ, bòn rút công trình, dự án và tiền bạc từ Tổng công ty về. Điển hình như: Công ty 545 do Thân Hóa (anh ruột Thân Thời) làm giám đốc; Công ty 507 do Thân Hoàng làm giám đốc; Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc Cienco5 (Cienco5 Land) do Thân Lâm làm giám đốc; Công ty Nam Việt Á do Thân An (em ruột Thời) làm giám đốc…

Từ đó, chỉ trong vòng vài năm, Thời, Hóa, Lâm, Hoàng, An… thành những đại gia thâu tóm mọi quyền lực, dự án đường xá, cầu cống và vô khối các dự án đất đai đô thị của CIENCO 5 trên khắp nước.

CIENCO 5 bề ngoài được đẩy thành Tổng công ty nhà nước hạng mạnh, nhưng thực chất trong ruột hoàn toàn mục rỗng. Hàng chục nghìn tỷ nợ nần. Trong khi các công ty vệ tinh gia đình họ Thân mỗi ngày một giàu lên, túi tiền nhà họ Thân ngày một chất cao hơn núi.

Quyền lực họ Thân: sai khiến cả nguyên thủ!

Câu nói nổi tiếng của trùm du đãng Năm Cam “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền” ứng vào Thời và anh em nhà họ Thân cực kỳ chính xác.

Nếu ngày trước khối người phải kiêng nể khi hay tin Thời bỏ ra không dưới 500 tỷ mua ghế Tổng CIENCO5, thì những năm sau này, việc Thời và anh em nhà họ Thân vung tay hàng trăm nghìn tỷ để mưu việc này nọ chỉ là chuyện… nhỏ như con thỏ!

Không phải ngẫu nhiên các dự án khổng lồ và béo bở như: đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây, các khu đô thị hoàn vốn Thanh Hà – Cienco 5, Mỹ Hưng – Cienco 5; dự án đường nối với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, dự án khu nhà ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội… đều rơi vào tay Cienco5 Land. Thậm chí, thiên hạ kháo nhau rằng Thời chính là nhân vật chính trong top đại gia “buộc thế” được Chính phủ và Quốc hội phải thông qua chủ trương mở rộng thủ đô Hà Nội vì lợi ích của các khu đô thị vùng ngoại ô CIENCO5 đang nắm giữ.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà anh em nhà họ Thân liên tục cắp cặp tháp tùng bộ tứ nguyên thủ quốc gia ra công cán nước ngoài. Hình ảnh Thân Thời sát kè Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thân An sát kè Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường thấy trên VTV 1. Thậm chí, mọi dự án khởi công, động thổ, khánh thành dù to hay nhỏ của anh em nhà họ Thân đều luôn có sự hiện diện của ít nhất một trong 4 vị bộ tứ nguyên thủ. Chuyện không ai có thể tin, nhưng là sự thật, sự thật 100%: Ngày 30 Tết, dù bận trăm công nghìn việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không về thăm chúc Tết dân chúng nghèo khó địa phương, bỏ cả việc của Chính phủ đã sắp đặt trước ở Hà Nội để bay vào Đà Nẵng thăm, tặng quà và chúc Tết công nhân đang xây dựng khách sạn gia đình họ Thân.

Còn nữa, trong một chuyến thăm và làm việc với Đà Nẵng, toàn bộ lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMT TP Đà Nẵng phải ngồi đợi gần 2 tiếng vì Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được Thân Thời dắt về quê để thắp hương cho ông bố họ Thân.

Thậm chí, trong một dịp làm đại lễ dâng hương cho hương hồn các liệt sĩ tại tỉnh Quảng Bình, Thời đã cho mời Chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào. Tại đây, Thời đạo diễn cho “nhà ngoại cảm” Hằng diễn trò đứa con của ông Triết chết từ thời chiến tranh hiện về làm náo động Quảng Bình, ồn khắp nước và đánh động lòng mê tín dị đoan cổ hủ trong con người vị Chủ tịch nước. Từ đó, ông Triết gắn chặt với Thời hơn, thương Thời hơn và dễ bị Thời sai khiến hơn.

Tại Hà Nội, quan chức hàng Bộ trưởng, Ủy viên trung ương Đảng, thậm chí toàn bộ 15 vị trong Bộ Chính trị không ai là không biết, thậm chí thân quen với cái tên Thân Đức Nam (Thân Thời). Một số ghế Ủy viên trung ương Đảng được chính Thời dựng lên. Điển hình nhất là Nguyễn Xuân Phúc. Từ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Phúc được Thời lót đô la cho vào trung ương, ngồi ghế Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Thiên hạ đồn rằng, bây giờ Thời bảo Bộ trưởng Phúc đứng là đứng, ngồi là ngồi, bảo đi là phải đi, bảo ỉa là phải rặn ra mà ỉa!

Trước ông Phúc, một nhân vật quyền uy trong Bộ Chính trị cũng bị Thời dắt mũi sai khiến- đó là ông Phan Diễn (người đồng hương huyện Điện Bàn với Thời). Khi đó ông Diễn đang là Thường trực Bộ Chính trị (nhân vật thứ hai trong Đảng, sau Tổng Bí thư). Nghe đồn ông Diễn xem Thời như con nuôi.

Người như ông Phúc, ông Diễn nằm trong tay Thời không phải số ít.

Trước thềm đại hội Đảng, lại nghe đồn Thân Thời đang ráo riết một chiến dịch sắp xếp nhân sự theo ý Thời. Đêm đêm, tại Hà Nội, người ta thấy Thời cắp cặp gõ cửa hết ông này đến bà nọ, hầu như không sót ai trong danh sách 15 vị Ủy viên Bộ Chính trị. Xe Thời đến là những gã cảnh sát gác cổng liền cúi rạp mình chào.

Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Thời và anh em nhà họ Thân đều đi xe biển xanh 80 – loại biển số dành riêng cho quan chức Chính phủ và trung ương Đảng.
Người Hà Nội