TIẾP TỤC ĐỀ TÀI VỀ PHỤ NỮ

“RANH NGÔN VỀ ĐÀN BÀ “

Nước mắt chính là tài hùng biện của đàn bà.
(Thánh EVREMOND)

Nước mắt đàn bà che giấu nhiều cạm bẩy
(DENYS CATON)

Một bông hoa không mùi thơm cũng chẳng được qúi trọng gì hơn một người đàn bà đẹp mà vô duyên
(ẠV. ARNAULT)

Ðàn bà đẹp làm vui mắt, đàn bà hiền làm vui lòng. Người trước là một thứ nữ trang, còn người sau là một kho tàng.
(NAPOLEON)

Trong những lần yêu đầu tiên, người đàn bà yêu người tình, nhưng trong những lần sau thì họ chỉ yêu tình yêu
(LA ROCHEFOUCAULD)

Nên ca ngợi ngày đẹp trời vào lúc tối, nên ca ngợi người đàn bà đẹp vào buổi sáng
(Danh Ngôn Đức)

Không phải cái đẹp của người đàn bà đã làm ta ngây dại, mà chính là tính tình cao thượng của bà ta
(EURIPIDE)

Ðàn bà đã xấu thì không gì xấu xa hơn, nhưng nếu đã tốt thì không gì tốt bằng
(EURIPIDE)

Ra đời trăm trận trăm thắng, về nhà không thắng nổi người đàn bà.
(Napoleon )

Rung động, yêu thương, đau khổ, hy sinh, tất cả sẽ mãi mãi là những trang tình sử của người đàn bà.
(HONORE DE BALZAC)

Người đàn bà được khen ngợi nhiều nhất là người không được người ta nói đến bao giờ
(Danh Ngôn TRUNG HOA)

Ðàn bà lương thiện mà lại xinh đẹp thì trở nên lương thiện gấp đôi
(P.J. STAHL)

Ðối với đàn bà, im lặng là đồ trang sức đẹp nhất.
(EAN JACQUES ROUSSEAU)

Ðàn bà chỉ tha thứ sau khi trừng phạt xong
(Bà DE GIRARDIN)

Làm sao thấy lại dung nhan một người

Trước tiệm phục hồi ảnh cũ

Cụ già tới tiệm phô tô
Mang theo tấm ảnh một cô gái làng
Chỉ còn là bóng thời gian
Cụ mong thấy lại hồng nhan một người

Phục hồi ảnh cũ. Dễ thôi
Đưa vô máy quét qua rồi là xong
Vẫn còn đôi má tươi non
Vẹn nguyên khoé mắt liếc mòn tim ta.

Mặc chàng thợ ảnh ba hoa
Cụ chăm chắm đón người xa sắp về

Nhưng… rồi đâu tấm váy quê
Đâu rồi chiếc nón nghiêng che tóc người.
Một cô ăn ảnh tươi cười
Rất xinh. Nhưng chẳng phải người trông mong

Cụ ôm ảnh cũ vào lòng
Dòng sông tưởng tiếc đầy trong mắt lòa
Mặc chàng thợ ảnh lu loa
Cụ rơi về phía sân ga đợi chiều.

Nguyễn Hàn Chung

Phụ nữ Việt bị lừa bán ra ngoại quốc

Các cô gái trẻ  trong một đám cưới

HÀ NỘI (TH) – Hàng năm, trong số hàng ngàn phụ nữ và trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài, 65% là bị bán sang Trung Quốc, theo một bản phúc trình được kể lại trên tờ Tuổi Trẻ ngày 22 tháng 2, 2010.

Thỉnh thoảng người ta lại thấy báo chí loan tin khám phá một đường dây buôn người ra nước ngoài nhờ sự tố cáo của nạn nhân trốn thoát về nước.

Theo văn phòng thường trực chương trình quốc gia phòng chống buôn bán phụ nữ của nhà cầm quyền Hà Nội, “Cả nước có 255 địa bàn trọng điểm, 89 tuyến trọng điểm về buôn bán phụ nữ và trẻ em” qua “kết quả điều tra cơ bản, rà soát của công an các địa phương,” báo Tuổi Trẻ nói.

Theo nguồn tin “tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em diễn ra trên cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trong đó, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc chiếm khoảng 65% tổng số vụ. Các nạn nhân thường bị bán với mục đích làm gái mại dâm, lấy chồng hoặc bóc lột sức lao động. Có một số trường hợp bị bán để lấy nội tạng… Cơ quan công an còn phát hiện một số vụ trẻ em Trung Quốc bị đưa trái phép sang Campuchia rồi đưa đi nước thứ ba (như Anh, Pháp, Ðức).”

Nguồn tin nói rằng nếu qua đường hàng không, “các nạn nhân chủ yếu bị đưa qua hai cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sang nhiều nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Hong Kong, Macau,… một số nước châu Âu, Mỹ,… dưới hình thức du lịch, kết hôn, xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi.”

Ngày 22 tháng 10, 2009, nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra con số thống kê cho thấy từ năm 2004 đến 2009 “cả nước phát hiện 1,586 vụ, 2,888 đối tượng lừa bán 4,008 phụ nữ, trẻ em (tăng 1,090 vụ, 2,117 đối tượng và 2,935 nạn nhân) so với năm năm trước,” theo tin của Tuổi Trẻ tường thuật.

Các kẻ trung gian lừa gạt để buôn người thường lợi dụng những phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, éo le về tình cảm… hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao, kết hôn giả, đưa đi lao động ở nước ngoài, du lịch, thăm thân nhân, buôn bán qua lại biên giới hoặc thông qua mạng Internet để làm quen với học sinh, sinh viên sau đó bán lại cho các tổ chức buôn người ra nước ngoài.

Trước đây, từng có những vụ lợi dụng khu vực miền núi vắng vẻ, một số người Việt “cấu kết với người nước ngoài tổ chức thành từng toán đột nhập nhà dân, giết người thân, chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em (ở Hà Giang)…” tờ Tuổi Trẻ viết. “Tại một số địa phương đã xuất hiện nạn buôn bán đàn ông, bán cho các chủ lò gạch, khai thác quặng tại Trung Quốc; buôn bán nội tạng cho các bệnh viện tư tại Trung Quốc.”

Tại phía Nam, một số trẻ em chỉ mới 5 hay 7 tuổi cũng đã bị bán cho các tổ chức phục vụ tình dục bệnh hoạn ở trên đất Cam Bốt.

Ngày 8 tháng 2, 2010, đài truyền hình CNN đưa một ký sự về tình trạng dung dưỡng tệ nạn mãi dâm trẻ em của nhà cầm quyền Cam Bốt, trong đó một số không nhỏ là trẻ em Việt Nam.

Ngày 2 tháng 4, 2009, đài RFA tường trình một chuyến đi của một vị linh mục Công Giáo giả danh khách chơi bệnh hoạn để tìm cách cứu chúng. Kẻ cầm đầu động mãi dâm trẻ em cũng là người Việt Nam.

@ Người Việt