5 ngộ nhận nguy hiểm về cao huyết áp

Bệnh nhân cao huyết áp cần đo huyết áp thường xuyên.
(Khoahoc)
Một số “kiến thức” khá phổ biến về bệnh cao huyết áp thực ra lại rất sai lầm, và vì thế có thể gây nguy hiểm cho bạn hoặc người thân.

Những ngộ nhận đó là:

Huyết áp tăng theo tuổi là bình thường

Huyết áp sẽ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, đặc biệt vào giai đoạn lão hóa, huyết áp tối đa tăng rõ rệt nhất. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng bình thường, mà rất có hại sức khỏe. Người có huyết áp tối đa cao có nguy cơ gặp phải các tai biến nguy hiểm nhiều gấp 3 – 6 lần so với người có huyết áp tối đa bình thường, cần có biện pháp điều trị để phòng ngừa các bệnh về tim và mạch máu não.

Chỉ khi căng thẳng cao độ mới tăng huyết áp

Một số người cao tuổi cho rằng, “cao huyết áp” là cụm từ dùng để chỉ những người bị kích thích về tinh thần và bị căng thẳng về thần kinh. Dựa trên quan điểm sai lầm đó, một số người mắc bệnh cao huyết áp chỉ uống thuốc khi bản thân họ cảm thấy khó chịu, căng thẳng về tinh thần. Kiểu uống thuốc này chẳng khác gì uống mấy viên tetracyclin khi cảm thấy nhức đầu.

Nhưng nên biết rằng, cao huyết áp không chỉ do đơn giản là do căng thẳng về tinh thần. Rất nhiều người sống trong điều kiện thoải mái nhẹ nhàng mà vẫn bị bệnh.

Có thể đánh giá bệnh nặng nhẹ bằng cảm giác

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp và tình trạng bệnh tật đôi khi không giống nhau. Có khi triệu chứng rất rõ ràng nhưng huyết áp lại không cao. Ngược lại, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn. Do không nhận biết được chính xác các triệu chứng của bệnh, họ không uống thuốc, dẫn tới các chứng bệnh khác cùng phát sinh như tim phì đại, nhồi máu cơ tim…

Còn với người cao huyết áp mà triệu chứng lâm sàng không có cũng cần tiến hành điều trị giảm huyết áp một cách tích cực, điều này phụ thuộc vào tuổi tác, chỉ số huyết áp, tình trạng tổn thương của các phủ tạng như: tim, não, thận và các nhân tố gây nguy hiểm khác.

Để đánh giá đúng tình trạng bệnh, cần đo huyết áp thường xuyên.

Tự chọn cách điều trị cũng không sao

Có một số người, bác sĩ khuyên song song với việc uống thuốc huyết áp hằng ngày, cần phải chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng họ lại cho rằng không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên để thay thế.

Trên thực tế, tuyệt đại đa số những phương pháp ngoài uống thuốc như vừa nêu chỉ là các phương pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế thuốc.

Bệnh có thể tự khỏi

Rất nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc đã trở lại mức huyết áp bình thường thì tự cho phép mình ngừng thuốc vì đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Trên thực tế, số lngười mắc bệnh cao huyết áp điều trị khỏi rất hiếm, nên cần phải cảnh giác, liên tục kiểm tra, điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng do nó gây ra. Phần lớn bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.

Chúng ta sắp sống trong thế giới của Trung Quốc (Trung Quốc đang viết lại các luật lệ về thương mại, công nghệ, tiền tệ, khí hậu, và những thứ khác)

Rana Foroohar – Melinda Liu

Liệu có phải tình cờ mà tạp chí Newswweek đăng tiểu luận này ngay sau tuyên bố của Ôn Gia Bảo ngày 14/3 mới đây trước báo chí rằng: TQ không thể là một bá quyền, TQ vẫn là nước đang phát triển trong 100 năm nữa, v.v và v.v.

Vừa đọc “Giấc mơ TQ”, lại đọc bài này, đọc xong không khỏi giật mình: Có bao nhiêu trong số những người nắm vận mệnh dân tộc thực sự lo lắng cho một âm mưu “diễn biến hòa bình”đang lù lù ở phương Bắc thay vì luôn kêu gào chống một thứ “diễn biến hòa bình” tưởng tượng từ phương Tây?

Những vẻ ngoài mềm mỏng ngọt ngào của những kẻ cổ họng (tham vọng) cực lớn, lòng dạ (mưu mô) cực sâu ở liền vách nhà mình mới thật đáng sợ phải không ạ? Đến lúc này mà vẫn không dám (hay không muốn, vì lý do gì đó?) xác định nguy cơ thực sự của đất nước là ở đâu thì quả thực không sao hiểu nổi!!!

Dịch giả

Nhớ lại thời Tổng thống Obama sống ở Indonesia, cuối thập kỷ 1960, lúc đó TQ lù lù ở phía Bắc, nơi các cán bộ cộng sản âm mưu nhập cảng cuộc cách mạng của họ vào phần còn lại của châu Á. Thành phố Jakarta mà ông sắp đến thăm cuối tháng này có một thái độ hoàn toàn khác đối với nước CHND. Các công ty địa phương đang giao dịch bằng đồng nhân dân tệ, hơn là bằng đồng đô la. Nếu như Jakarta lâm vào khó khăn tài chính, như hồi năm 1997, nó có thể kêu gọi 120 tỷ $ của quỹ dự trữ khu vực, một phiên bản châu Á duy nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (QTTQT), sẽ được tung ra trong tháng này, một phần do quỹ dự trữ ngoại hối khổng lồ của TQ cấp vốn. Những vấn đề kinh tế và chính trị then chốt của châu Á không còn phải bàn thảo rắc rối qua những chuyến công du như của Obama – giữa các quốc gia riêng rẽ với Hoa Kỳ – mà tại những cuộc họp thượng đỉnh chỉ gồm có TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước Đông Nam Á. “TQ đã là mấu chốt trong sự chuyển đổi tiêu điểm từ “châu Á-Thái Bình Dương” mà phần lớn là Mỹ và Nhật, sang “Đông Á” mà TQ là trung tâm”, đó là lời Martin Jacques, tác giả cuốn Khi TQ cai trị thế giới.

Kể ra cũng công bằng: ai ai cũng hiểu rằng TQ xứng đáng có tiếng nói quan trọng đối với những gì đang tiến triển ở quốc gia lân bang của nó. Nhưng phần lớn chưa để ý rằng Bắc Kinh còn muốn viết – hay ít ra là góp phần viết – những luật lệ đi đường mới cho thế giới. “Giờ đây TQ muốn có chỗ ngồi ở đầu bàn”, Cheng Li, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm TQ John L. Thornton thuộc Viện Brookings Institution nói. “Các nhà lãnh đạo của nó trông đợi mình hiện diện trong số Kiến trúc sư chính của các thiết chế toàn cầu”.

Ta dễ quên rằng những cơ quan quốc tế như QTTQT hay Ngân hàng Thế giới chỉ do một số quốc gia lập nên và do Hoa Kỳ lãnh đạo. Những tổ chức kinh tế ấy có tầm bao quát toàn cầu, nhưng quả cầu này thường bị thống trị bởi siêu cường Mỹ, và các chính sách của nó tràn ngập các giá trị Mỹ. Khi Bắc Kinh còn là tay cò con, các nhà lãnh đạo BK chẳng bao giờ thích cơ cấu của nó nhưng vẫn sống chung với nó, thậm chí còn phải đàn áp những tiếng nói phản đối từ cơ sở để gia nhập Tổ chức Thương mại TG.

Nhưng giờ đây TQ đã có thêm oai quyền trên thế giới, dư luận nội địa đã mang một giọng chiến đấu (và đôi khi sô-vanh hiếu chiến một cách thẳng thừng). Vậy là một mắt nhìn vào lợi ích quốc gia, mắt kia nhìn những lời phê phán bên trong buộc tội chế độ “nuông chiều” phương Tây, BK đã bắt đầu đẩy mạnh hơn việc định hình lại các hệ thống quốc tế để làm chúng thân TQ hơn (và, trong quá trình ấy, tăng thêm cơ hội sống sót cho chế độ).

Trớ trêu thay, các quan chức Mỹ thường phàn nàn rằng BK không tham dự nhiều hơn vào việc điều hành thế giới – chối từ giúp đỡ những nỗ lực lập lại an ninh ở Afghanistan chằng hạn. Nhưng trong phần lớn những trường hợp như thế, TQ đã được yêu cầu tham gia một hệ thống không do nó thiết lập – một hệ thống mà nó coi như mặc nhiên ngả theo lợi ích của phương Tây. Người TQ hăng hái hơn nhiều khi tham gia những nhóm mà họ có góp tay xây dựng, như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một kiểu NATO Trung Á trong đó TQ (có thể danh nghĩa là khách mời) đóng vai trò lãnh đạo. Trong khi liên minh này khởi đầu như một trò đùa vào năm 1966, hiện nay nó đã lớn lên thành một cột trụ của nền an ninh khu vực.

Tương tự, những nỗ lực của BK đẩy đồng yuan (nhân dân tệ) thành đối thủ của đồng đô la nay đang có bước tiến thăm dò. Mấy tháng vừa qua, TQ đã in đậm dấu vào những thỏa thuận trị giá 100 tỷ đô la bằng tiền chuyển đổi với 6 nước, trong đó có Argentina, Indonesia, Hàn Quốc. Đồng yuan đã trở thành đồng tiền mậu dịch chính thức  giữa Đông Nam Á với hai tỉnh của TQ nằm dọc theo biên giới với nó. “Sau đó đồng yuan sẽ được dùng như đồng tiền mậu dịch với Ấn Độ, Pakistan, Nga, Nhật, và Bắc Triều Tiên”, Gu Xiaosong, Giám đốc Viện Nghiên cứu ĐNA ở Nam Ninh nói thế.

Những nước này cuối cùng sẽ có khả năng dùng đồng tiền TQ để giao thương với nhau. Và trong một bước đi không ầm ĩ nhưng quan trọng khác để tiến tới việc làm cho đồng yuan thành đồng tiền chuyển đổi tự do, đồng tiền quốc tế, BK đã phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên của mình tại Hongkong cuối năm ngoái.

Cũng lặng lẽ như thế, BK đang tham gia tái thiết kế mạng Internet. Những tin tức hàng đầu đã tập chú vào cú đấm của TQ cho Google, Công ty này đã thông báo sẽ từ chối tiếp tục tuân theo các luật lệ kiểm duyệt của nước sở tại sau khi mạng của Công ty bị tin tặc từ các máy chủ ở TQ tấn công. Nhưng, một cách riêng rẽ, TQ đã và đang ra sức làm việc về các chuẩn Internet thế hệ sau – cái được gọi là IPv6 (Giao thức Internet phiên bản 6). Phiên bản hiện hành, IPv4, được trông đợi sẽ hết các địa chỉ IP sử dụng được ngay trong năm tới. Với BK thì cái ngày đó không thể tới sớm như mong muốn, vì đại đa số địa chỉ – khoảng 1,4 tỷ vào tháng 8 năm 2007 – đã là của các hãng kinh doanh và cá nhân người Mỹ, chọi với con số ít ỏi 125 triệu của TQ. Tức là không đến 1 địa chỉ IP trên 100 dân, so với 5 trên đầu người ở Mỹ.

IPv6 sẽ cung cấp hàng nghìn tỷ địa chỉ mới cho mọi thứ từ các website đến các thiết bị thông minh tư gia và thiết bị quân sự – và BK nhắm chia phần trong đó. TQ cũng có thể nắm được một cơ hội gián điệp mạng: không như kiến trúc cũ, IPv6 cho phép các địa chỉ gắn với những máy tính hay điện thoại di động cụ thể, điều sẽ cho chế độ khả năng cảnh sát lớn hơn đối với các công dân mạng của nó.

Tất cả những nỗ lực ấy có động cơ là sự trộn lẫn giữa sự tự tin, tự hào, và sự thiếu tự tin. Một mặt, TQ biết năng lực công nghệ của mình tiến bộ một cách vượt bậc và thấy mình có cơ may qua mặt phương Tây về một số lĩnh vực. “Ở TQ và một số nước đang phát triển khác luôn luôn có cảm nghĩ rằng phương Tây là nơi chốn để đến – và bây giờ đột nhiên điều đó không đúng nữa”, đó là lời Ruchir Sharma, lãnh đạo khu vực các thị trường nổi bật của Ban Quản trị đầu tư Morgan Stanley. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu người Hoa đang lũ lượt quay về cố quốc để tiến hành việc nghiên cứu ở những phòng thí nghiệm được cấp bộn tiền.

Mặt khác, người TQ lo lắng rằng họ không được tham gia viết lên những tiêu chuẩn mới, những tiêu chuẩn có thể bị kẻ thù thao túng. Tỷ như chế độ đã cấm các máy tính của chính quyền chạy phần mềm Microsoft, lý do chính là cho rằng phần mềm này có thể chứa một “cổng sau” cho phép Chính phủ Mỹ tung ra những cuộc tấn công bằng Internet  chống lại TQ.

Thực ra, trong khi TQ không nhất thiết nhắm đến việc nắm quyền khắp thiên hạ, mọi  hành động của nước này đều đặt quyền lợi của TQ trên hết. Các chương trình không gian của BK bí mật cao độ, nhưng những năm gần đây họ đã leo lên với cuộc thử thành công đầu tiên vũ khí vệ tinh vào năm 2007, tiếp đến năm nay việc phóng tên lửa đất đối không ngoài tầng khí quyển (mà một số chuyên gia an ninh phương Tây cho là có thể thực sự là một vũ khí diệt vệ tinh loại mới). Đầu tháng này, TQ xác nhận các kế hoạch cho chuyến thăm dò mặt trăng không người lái lần thứ hai vào tháng 10 và việc tung lên một mô-đun không gian phục vụ cho thử nghiệm đầu tiên về cặp phi thuyền với phi thuyền của nước này vào năm 2011, tất cả hướng đến cuộc đổ bộ lên mặt trăng vào năm 2013. Với việc ngân quĩ của NASA sụt giảm, giờ đây TQ là nước duy nhất đầu tư lớn cho thăm dò không gian.

Vì sao có sự hối thúc lên mặt trăng? Rõ ràng BK trông mong đạt nhiều lợi ích vật chất hơn người Mỹ trong những cuộc phiêu lưu thăng thiên của mình. Một số nhà khoa học TQ chắc chắn rằng không gian là nơi tìm ra những nguồn năng lượng mới như helium-3, cũng như những khoáng sản hiếm đã cạn kiệt trên trái đất vì sản xuất công nghiệp; Ye Zili, thuộc Hội Khoa học không gian TQ, được dẫn lời rằng: khi người TQ lên được mặt trăng, họ sẽ không “chỉ lượm một mảnh đá” – rõ ràng ám chỉ những phi vụ trước đây của Mỹ. Các luật lệ cho thăm dò tài nguyên ngoài trái đất chưa được viết lên. Khi có chúng, TQ muốn cọc mốc của mình phải có mặt rõ rệt.

Cũng nguyên tắc ấy giải thích việc nước này toàn diện tiến lên dẫn đầu thế giới: nhắm bảo đảm mình có tiếng nói thực sự trong việc lập ra các luật lệ và tiêu chuẩn tương lai. Nó biết nó có thể leo lên chiếc thang kinh tế một cách dễ dàng hơn trong những công nghệ mới đang phát triển hơn là ở những ngành công nghiệp truyền thống, và do đó TQ, kẻ gây ô nhiễm lớn nhất, lại cũng trở thành nhà nước duy nhất ủng hộ công nghệ xanh. Nhờ những khoản tài trợ lớn của chính quyền, ngày nay nước này trở thành người dẫn đầu thế giới về thiết bị năng lượng mặt trời và gió, và đang tiến nhanh đến việc thiết lập tiêu chuẩn cho các phương tiện giao thông năng lượng sạch thế hệ sau. Pin do hãng BYD của TQ đã được dùng ở ít nhất ¼ thị trường ĐTDĐ thế giới; hiện nay nhà sản xuất pin này đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu đưa pin vào ô tô, vốn là rào cản lớn nhất còn lại trong việc tạo một thị trường có sức sống cho xe hơi chạy điện và chạy hai nguồn năng lượng ghép.

Nhờ những sự uỷ thác từ nhà nước, TQ đã có đội phương tiện giao thông năng lượng sạch lớn nhất thế giới. Với tiến bộ công nghệ, bạn có thể đoan chắc BK sẽ đưa ô tô sạch vào khắp thị trường tiêu thụ trong nước (năm ngoái đã vượt Mỹ về số xe bán được). Và khi người TQ thành công trong việc phát triển không chỉ công nghệ tiêu chuẩn vàng của lĩnh vực xe hơi mà cả một thị trường quy mô lớn, họ có thể trông đợi kiểm soát tương lai của ngành kinh doanh ô tô toàn cầu.

Nếu và khi cái ngày ấy tới, sẽ thật thú vị nhìn xem liệu người TQ – và thế giới – có còn tiếp tục ủng hộ những luật lệ hiện hành về tự do mậu dịch và cạnh tranh mở toàn cầu vốn góp phần cung cấp thái bình thịnh vượng cho họ ở trình độ hiện nay không.  Đã có thể thấy những thay đổi đáng lo ngại trong cách BK đối xử với các công ty nước ngoài. Mười năm trước, BK làm mọi điều có thể được để dụ các nhà đầu tư từ nước ngoài. Bây giờ luật lệ đã thay đổi. Gói tài chính kích thích 88 tỷ đô la của nước này được đưa vào phần rất lớn cho các công ty nhà nước chứ không cho khu vực tư nhân. Những luật liên doanh mới được đưa ra để làm cho các công ty ngoại quốc khó thu nạp công ty TQ hơn.

Tháng 12 năm 2009, Phòng Thương mại Hoa Kỳ và 33 tổ chức kinh doanh khác trên khắp thế giới đã gửi một bức thư cho BK phản đối việc luật hóa mà họ nói rằng sẽ ngăn chặn một cách hữu hiệu các công ty ngoại quốc tiếp cận những thị trường béo bở từ nguồn nhà nước. BK thậm chí còn kiểm soát ngành kinh doanh vốn đầu tư mạo hiểm. Một trong những công ty cổ phần tư nhân hàng đầu thế giới, Carlyle Group, vừa bị buộc phải hợp lực với chính quyền thành phố BK để được phép đầu tư vào thêm các thương vụ ở TQ.

Ý nghĩ rằng khi đã giàu lên, TQ sẽ đơn giản trở thành giống với Mỹ hơn, hay ít ra là thiện cảm hơn với nghị trình của Mỹ, hóa ra là sai lầm. TQ chưa bao giờ thay đổi từ bên ngoài, và giờ đây cũng chẳng có vẻ gì như thế. Giữa những người TQ bình thường, niềm tự hào với triển vọng của quốc gia đi đôi với cảm nghĩ phiền trách rằng mọi sự vẫn còn quá mới mẻ và non trẻ. Bước tiến chóng mặt của sự thay đổi đã có tác động đặc biệt mạnh mẽ với giới trẻ TQ, khiến họ trở nên hướng nội và dân tộc chủ nghĩa hơn – một khuynh hướng mà những chuyên gia như John Lee của Viện Hudson tin rằng sẽ là một tác nhân cho những chính sách mới gây gổ hơn về mặt an ninh, thương mại và ngoại giao. Tính gây gổ này xem ra chỉ có tăng lên kể từ nay đến năm 2012, khi mà bộ phận lãnh đạo cao nhất của ĐCS thay đổi. Các quan chức mánh mung chạy ghế từ nay đến lúc đó sẽ “mất điểm nếu bị coi là quá mềm theo bất cứ kiểu nào trong thương thảo với Mỹ”, đó là lời ông Li ở Viện Brookings.

Rõ ràng TQ vẫn đang xây dựng căn cước của mình: nó là một quốc gia giàu hay nghèo, một siêu cường lãnh đạo trên các vấn đề toàn cầu hay một nước đang phát triển chỉ đơn giản lo cho chính mình? Sự bối rối ấy dường như đưa đến thêm những thất bại như cuộc họp thượng đỉnh về thay đổi khí hậu ở Copenhagen tháng 12 vừa qua, ở đó BK làm hỏng một thỏa thuận khi từ chối cam kết cắt giảm lượng khí thải. Còn hơn nữa là việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo làm mất mặt Tổng thống Obama bằng cách gửi một quan chức cấp thấp đến cuộc gặp tối quan trọng của những nguyên thủ quốc gia toàn cầu. Người ta có thể hỏi: nếu TQ thực sự muốn có một chiếc ghế trong bàn, tại sao lại đưa một thuộc hạ ngồi vào đó?

Theo lời một quan chức ngoại giao biết rõ đường đi nước bước, nhưng không được phép phát ngôn chính thức, Ôn đã không được giao thẩm quyền có những quyết định tại cuộc họp. Để khỏi bị lúng túng vì việc ấy, ông chọn cách tránh mặt (Quan chức TQ thay thế ông đã cự rằng sở dĩ ông ta cũng không thể có quyết định gì hết là do chiếc ĐTDĐ của mình hết pin).

Cuối cùng, đó là nỗi sợ bị sập bẫy do phương Tây giăng ra đã là lý do chính đưa đến ứng xử kiểu nhướng lông mày của phái đoàn TQ ở Copenhagen. Còn lâu mới biết rõ thế giới của chúng ta sẽ ra thế nào khi TQ đã giành được phần tái định hình nó. Nhưng con đường đến cái thế giới còn gập ghềnh lắm.

Hoàng Hưng dịch (Newsweek, 15 –  22/3/2010)

@ BauxitVN

Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc (Phần 1)

Nguyễn Hải Hoành

Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá, với quan điểm: “Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động”.

Từ đầu tháng 3 này người dân Bắc Kinh đổ xô đi tìm mua cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc tác phẩm đầu tiên công khai tuyên bố Trung Quốc (TQ) đặt mục tiêu trong thế kỷ này sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Cuốn sách còn có tựa đề phụ: Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ. Sách in từ đầu năm nhưng nay mới phát hành (và chỉ phát hành ở Bắc Kinh), đúng vào lúc quan hệ TQ-Mỹ căng thẳng hơn bao giờ hết, cuốn sách đang được hàng triệu người TQ xôn xao bàn thảo, nhiều báo đài Anh, Mỹ đều có bình luận.

Tác giả sách là đại tá Lưu Minh Phúc, giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc trường ĐH Quốc phòng TQ, từng được tặng Giải thưởng đặc biệt Thành quả nghiên cứu khoa học Lưu Bá Thừa.

Bìa cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc

Sách chủ yếu trình bày cuộc cạnh tranh chiến lược TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI và quyết tâm của TQ giành mục tiêu quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Tuy đề cập nhiều vấn đề nhưng tác giả tập trung nêu bật một quan điểm: TQ phải xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới và giành lấy vị trí cường quốc số một toàn cầu từ tay Mỹ.

Giấc mơ TQ thể hiện phản ứng của một bộ phận không nhỏ sĩ quan quân đội TQ đối với các vấn đề quốc tế quốc nội hệ trọng. Cùng với các phát biểu gần đây của giới quân đội TQ (như  thiếu tướng Trương Triệu Trung, đại tá Đới Húc…) cuốn sách góp một tiếng nói quan trọng yêu cầu ban lãnh đạo TQ phải cứng rắn hơn với Mỹ.

Sách đã kích thích tinh thần dân tộc của người TQ trước một loạt hành động chống TQ của chính quyền Obama vừa qua. Một bloger TQ viết: Nước ta cần có phái Diều hâu, cần tăng cường giáo dục quốc phòng. Alan Romberg, chuyên gia về vấn đề TQ tại Washington cho rằng chính quyền TQ đang tìm cách kiềm chế những phản ứng như trên vì không muốn gây tổn hại quan hệ với Mỹ, đối tác thương mại quan trọng và dù sao vẫn là cường quốc kinh tế và quân sự số 1 thế giới.

Nhưng Romberg cho rằng lãnh đạo TQ cũng phải xem xét ý kiến của giới tinh hoa trong xã hội, gồm cả các tướng lãnh quân đội. Hãng Reuters đưa tin một giáo sư TQ dạy môn Quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh nhận định: ‘Xã hội TQ đang thay đổi. Nếu xã hội đòi hỏi một lập trường cứng rắn hơn thì việc không để ý đến yêu cầu đó có thể sẽ phải trả giá đắt.”

Sách dày 303 trang, 40 vạn chữ, gồm 8 chương, (chương 2 và 6 chiếm một nửa số trang), chia 38 mục lớn với 174 mục nhỏ, có tính chất một công trình nghiên cứu công phu. Người viết lời giới thiệu sách dưới tựa đề: Cuộc chơi nước lớn TQ-Mỹ mở đầu thời đại mới của lịch sử thế giới là Trung tướng Không quân Lưu Á Châu chính uỷ ĐH Quốc phòng TQ.

Các chương sách có tựa đề như sau: 1. Nhất thế giới – giấc mơ trăm năm của TQ;  2. Đọ sức thế giới: cuộc chiến đấu tranh giành “quốc gia quán quân” giữa Mỹ với TQ;  3. Thời đại TQ – “thời đại Hoàng phúc” (phúc da vàng) của thế giới;  4. Dùng tính cách TQ để xây dựng “vương đạo TQ”;  5. Chiến lược lớn cần có tư duy chiến lược;  6. Chớ nên có ảo tưởng với nước Mỹ;  7. Nước lớn trỗi dậy tất phải có quân đội lớn;  8. Kêu gọi thuyết TQ sụp đổ.

Cuộc cạnh tranh lịch sử

Trong suốt trăm năm qua người TQ đều ấp ủ giấc mơ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Thực ra trước thế kỷ XVI, TQ luôn đứng đầu toàn cầu về tổng sản lượng nền kinh tế, nhưng từ khi châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp thì TQ nhanh chóng tụt hậu, thậm chí còn kém cả những nước nhỏ xíu. Khi thành lập Hưng Trung Hội (1894), Tôn Trung Sơn đề khẩu hiệu “Chấn hưng dân tộc” tức là “Vượt Âu Mỹ, lấy lại ngôi nhất thế giới”; nhưng ông mất quá sớm, chưa làm được gì.

Sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, Mao Trạch Đông đã khẩn trương thực thi tham vọng “Vượt Anh đuổi Mỹ”, phát động các phong trào Đại Nhảy vọt, Công xã nhân dân hao phí cực nhiều sức người sức của nhưng đều thất bại.

Từ thập niên 80, Đặng Tiểu Bình đưa ra bản thiết kế tổng thể sự phát triển của TQ gồm: – mục tiêu hiện đại hoá XHCN để TQ trở thành nhất thế giới;  – đường lối lấy kinh tế làm trung tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản và cải cách mở cửa; – 3 giai đoạn phấn đấu: đi từ no ấm, khá giả đến thực hiện giấc mơ nước giàu mạnh vào nửa đầu thế kỷ XXI;  – chiến lược lớn phát triển hoà bình là thao quang dưỡng hối (giấu thực lực chờ thời cơ). Ông dự kiến TQ sẽ dùng 70 năm thực hiện 3 bước đi: bước 1 dùng 10 năm đạt no ấm, bước 2 dùng 10 năm đạt khá giả, bước 3 dùng nửa đầu thế kỷ XXI thực hiện mục tiêu chấn hưng dân tộc.

Vì TQ trỗi dậy quá nhanh, quy mô quá lớn, trong môi trường quá phức tạp, mô hình trỗi dậy quá độc đáo, tác động quá sâu sắc tới thế giới, cho nên người TQ chưa chuẩn bị xong cho việc nước mình trở thành cường quốc số 1. Tác giả viết Giấc mơ TQ nhằm để đồng bào ông có sự chuẩn bị về nhận thức, tâm lý cho việc lớn đó, cụ thể là thực hiện các mục tiêu sau:

Mục tiêu nhất thế giới: TQ phải tiến tới nhất thế giới về 3 mặt: – tổng sản phẩm quốc nội GDP;  – sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự và sức mạnh mềm;  – GDP bình quân đầu người. Về tổng thể TQ hiện còn yếu hơn Mỹ, tuy trong 6 năm qua GDP TQ vượt 4 nước phát triển, hiện đứng thứ ba toàn cầu nhưng GDP bình quân đầu người lại dưới hạng 100. Cho nên sẽ có 3 nấc đuổi và vượt Mỹ: trước hết đuổi vượt về GDP, rồi đến đuổi vượt về quốc lực tổng hợp, sau cùng đuổi vượt về GDP bình quân đầu người.

Thế kỷ XXI còn 90 năm nữa, có thể chia làm 3 cái 30 năm để thực hiện 3 mục tiêu nói trên. Thời gian như vậy là khá lâu vì phải xét tới sự phát triển của Mỹ có thể xuất hiện kỳ tích và TQ có thể gặp trục trặc.

Nếu trong thế kỷ XXI TQ không trở thành cường quốc số 1 thế giới thì tất nhiên sẽ bị tụt hậu, bị đào thải – tác giả viết.

Mục tiêu lãnh đạo thế giới : TQ không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà còn phải làm lãnh tụ của thế giới. Đó là do Mỹ không còn đủ sức lãnh đạo thế giới, thậm chí dẫn kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ, lại thêm đang sa lầy vào hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan. Chính Mỹ đang kêu gọi TQ liên kết với Mỹ (lập khối G2 hoặc Chimerica) cứu kinh tế thế giới. Hiện nay là thời đại hậu Mỹ. Một chuyên viên TQ nói: Thế giới quá quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ. TQ có đủ tư cách nhất để lãnh đạo thế giới: nước này trước thế kỷ XVI từng giàu nhất thế giới, mô hình kinh tế TQ thành công trong nhiều thế kỷ, sau đó bị tụt hậu rồi nay lại vươn lên, vì thế có kinh nghiệm phong phú nhất để lãnh đạo thế giới. Hiện nay mô hình phát triển của TQ ưu việt nhất, thể hiện ở tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Mục tiêu trở thành quốc gia quán quân: Quốc gia quán quân là một khái niệm mới do Lưu Minh Phúc đề xuất, nhằm phân biệt với quốc gia bá quyền. Trong lịch sử thế giới cận đại, bất cử quốc gia nào giàu nhất, mạnh nhất đều là quốc gia bá quyền. TQ muốn tranh ngôi nhất thế giới nhưng kiên quyết không làm quốc gia bá quyền.

Tác giả viết: Mỹ chỉ muốn bá chủ thế giới, dùng sức mạnh buộc các nước khác làm theo ý muốn của Mỹ, đơn phương gây chiến tranh, trừng phạt các nước Mỹ không ưa. Đó là bá đạo của Mỹ. TQ sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo.

Tác giả Lưu Minh Phúc

TQ thế kỷ XXI phải trở thành TQ vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.

Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá. Lưu Minh Phúc viện dẫn một quan điểm: “Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động”.

TQ hiện nay thứ nhất thế giới về xuất khẩu sản phẩm và sức lao động, còn các thứ xuất khẩu khác đều kém. Bao giờ sản phẩm văn hoá của TQ có thể đi vào khắp thế giới như các sản phẩm vật chất của TQ thì khi ấy mới đến thời đại văn hoá TQ.

Hiện TQ đang ra sức lập các Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để truyền bá văn hoá truyền thống TQ, nhưng hiệu quả chưa đáng kể. “Thực hiện giấc mơ xuất khẩu văn hoá và giá trị còn khó hơn giấc mơ kinh tế,” – tác giả than thở. Một học giả TQ bổ sung ý kiến đó bằng cách trích lời bà Margaret Thatcher viết trong cuốn Nghệ thuật quản lý quốc gia: Chiến lược đối với một thế giới đang thay đổi (Statecraft: Strategies for a Changing World, 2002): TQ sẽ không trở thành siêu cường như Liên Xô, “vì TQ chưa có một học thuyết nào có ảnh hưởng truyền bá quốc tế, có thể dùng để tăng sức mạnh của mình và làm yếu các nước phương Tây”.

@TuanVNNet

Một phương thuốc huyền diệu : hỗn hợp tỏi, dấm và mật ong

PHƯƠNG THUỐC KHAI THÔNG TÂM MẠCH:
1.      Nước Chanh             1 cup

2.      Nước Gừng               1 cup

3.      Nước Tỏi                    1 cup
4.      Dấm táo                    1 cup

Trộn chung bốn thứ vừa kể, đem đun sôi trên lửa nhỏ độ nửa giờ. Khi dung dịch trên đặc lại còn 3 cups, lấy xuống và để nguội.

Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai.
Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽn. (Khỏi phải đi rọi tim hay thông tim)

Một phương thuốc huyền diệu : hỗn hợp tỏi, dấm và mật ong
Các bác sĩ  hàng đẩu đã phát hiện là sự kết hợp tỏi(garlic), dấm(vinegar) và mật ong(honey) cho ta một liểu thuốc kỳ diệu có thể chữa được mọi bệnh tật từ  ung thư tới viêm khớp. Nhiểu nghiên cứu đáng chú ý tại các đại học nổi tiếng trên thế giới đã chứng tỏ là bài thuốc đơn giản và rẻ  tiền này là một phương thức siêu đẵng để chữa trị hẩu như mọi tai ách. Các chuyên gia đã kiểm chứng là bộ ba tỏi – dấm- mật ong có thể “quét sạch””các  bệnh thông thường lẫn cả các bệnh hiếm xẩy ra . Những bệnh đã được chữa thành công gồm có bệnh Alzheimer, viêm khớp, cao huyết áp, vài loại ung thư, cholesterol cao, cảm lạnh, cúm, đẩy hơi, chậm tiêu, nhức đầu, tim mạch, trĩ, vô sinh và bất lực, đau răng, mập phì, loét và nhiểu bệnh khác nữa,

Trong một nghiên cứu vể viêm khớp, bác sĩ Angus Peters thuộc Đại học Edinburg đã tìm thấy là uống đều đặn mỗi ngày dấm trộn với mật ong làm giảm tới 90 phẩn trăm các đau đớn Theo bác sĩ Raymond Fish thuộc Trung tâm nổi tiếng Obesity Research Center  (London) thì một liểu lượng tỏi và dầm uống mỗi ngày có tác dụng hủy diệt chất béo và giảm ký rất mạnh. Tạp chí Y học The Lancet của Anh đã báo cáo là mức cholesterol giảm trung bình từ 231.4 xuống 224.4 sau khi các người tình nguyện ăn  50 gram tỏi và 4 ounce bơ Điều này chứng tỏ là tác dụng nguy hại của các thức ăn nhiểu chất béo có thể được hoá giải bẵng cách thêm tỏi vào chế độ ăn uống. Một nghiên cứu trên 261 bệnh nhân thành niên thực hiện bởi  German Association of General Practitioners cho thấy là các nhân tố về mức cholesterol và triglyceride trong huyết thanh, có liên hệ với rũi ro bị bệnh tim, giảm một cách đáng kể nếu thêm tỏi đểu đặn vào thực chế Các  nghiên cứu tại Housing’s MD Anderson Cancer Institute Houston, Đại học Pennsylvalnia State University và GCLA  đã cũng cố các bằng chứng trước đây cho rẳng một số chất có trong tỏi  ức chể được các tác nhân gây ung thư vú, kết tràng, thực quản và da. Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCI) đã  phát hiện trong một nghiên cứu trên 1,000 nguời là ăn nhiểu tỏi  làm giảm rũi ro ung thư dạ dày. Theo giáo sư Etik Block thuộc Đại học State University of New York, Albany thì tỏi phóng thích được ít nhất 100 hợp chất sản xuất ra sulfur, tất cả đểu có tiềm  năng y dược cao Không còn  có thể nghi ngờ  là liều thuốc kỳ diệu tỏi, dấm và mật ong có thể  kéo dài tuổi thọ cũa chúng ta nhờ khả năng bảo vê cơ thể chống lại nhiều tác nhân giết người                                                                                                    Bác sĩ Hen Lee Tsao đã viết trên tạp chí Trung hoa Journal of Natural Medicine như sau“ “Các bệnh nhân khi uống hỗn hợp huyển diệu này trước bũa ăn sáng đểu thấy huyết áp và mức  cholesterol giảm đáng kể sau chưa đầy một tuân lễ “, Nhà dinh dưỡng học người Ý  Emilio Steffani cho biết thêm” Sau nhiểu năm kiểm tra một các khoa học, các chuyên gia trên khằp thế giới đã xác nhận là hỗn hợp tỏi, dấm và mật ong là một liều thuốc huyển diệu của Thiên nhiên Bác sĩ Jack Soltanoff, chuyên gia dinh dưỡng tại New York, đã  ca ngợi các lợi ích của dấm táo apple cider vinegar. Ông nói “ Cả ba nguyên liệu công hiệu trên đều sẵn có ở mọi nơi  và nếu dùng mỗi ngày chỉ tốn vài pennies  thế mà chẳng hiểu tại sao lại không được  sử dụng rộng rãi hơn” Ông đã ghi nhận nhiểu thành quả tốt đẹp trong số các bệnh nhân viêm khớp của ông.  Ông nói “ Tôi đã chứng kiến nhiểu bệnh nhân viêm khớp khi uống đã  cảm thấy dễ chịu ngay. Chỉ trong vài tuẩn lể phần lớn các bệnh nhân bị vìêm khờp hành hạ đã có thể hoạt động  bình thường “ Bác sĩ Tsao ca tụng hết mình sự hiệu nghiệm cũa mật ong.  Mât ong được miêu tả là một thực phẩm hoàn hảo , chứa ít nhất 31 ch ất dinh dưỡng, 13 khoáng chất, các thành phần cấu tạo của 9 vitamin, 6 acid và 4 enzym then chốt, Những bệnh nhân uống hàng ngày hỗn hợp dấm và mật ong trông tráng kiện hơn,  không bao giờ bi cảm lạnh và bị  bệnh nhiễm khuẫn, và nói chung họ khoẻ mạnh hơn những người khác. Như vậy việc liểu thuốc linh nghiêm này có thể kéo dài tuổi thọ bẳng cách bảo vệ chúng ta chống lại các tác nhận giểt người  là một vần để không còn phải bàn cãi. Mật ong không những giúp cho liểu thuốc dễ uống hơn nhờ vị ngọt cũa nó mà còn giúo cơ thể có khả năng hấp thu các dược tính cũa những nguyên liệu trong thuốc. Tỏi là môt kho dư trữ vitamin và khoáng chất, nhưng điều làm các nhà khoa học hứng khởi nhất là trong tỏi có chất allicin, một enzyme (amino acid) có tácdụng kích thích hệ miễn dịch Cách pha chế liểu thuốc tỏi, dấm và mật ong Trong một bát trộn đều một cup dấm cider vinegar , một cup mật ong và  tám củ tỏi đã xắt nhỏ. Cho tấr cả vào trong máy xay rồi xay với vận t ốc cao trong 60 giây . Đổ hỗn hơp v ào trong môt hũ ,. đậy kín và để trong tủ lạnh ít nhất 5 ngày. Liểu lượng bình thuờng là 2 muỗng  nhỏ hỗn hợp trên đây trong môt cốc nước hay nuớc trái cây (nuớc nho hay cam là tốt nhất), uống trước bữa ăn sáng. Có thể uống thêm một ly nữa vào buổi chiểu tối.

@ Bạn bè gửi đến