Phố Thuốc Bắc – nơi lưu giữ những sắc màu Hà Nội xưa

Phố Thuốc Bắc từng là trung tâm mua bán dược phẩm của Hà Nội xưa. Không có các đình, đền chùa cổ kính, nhưng phố lại có một địa điểm nổi tiếng là nhà số 87…

Phố Thuốc Bắc là con phố dài khoảng 330 m, kéo dài từ phố Hàng Mã đến phố Hàng Thiếc ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội. Phần lớn phố này xưa là đất thôn Đông Thành, đoạn cuối (mạn Hàng Bồ) là thôn Nhân Nội, thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương.

Tên gọi phố Thuốc Bắc bắt nguồn từ việc đoạn giữa phố từ nhiều thế kỷ trước đã nổi tiếng với các hiệu thuốc Đông y Trung Hoa, mà người dân quen gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam – sử dụng nguyên liệu chủ yếu là cây thuốc bản địa Việt Nam.

Người bán thuốc ở khu vực này phần đông gốc từ làng Đa Ngưu, làng chuyên nghề buôn thuốc Bắc, ra Hà Nội làm ăn. Các cửa hiệu thường có quan hệ họ hàng hoặc làng xóm nên nếu không có đủ thuốc trong đơn của khách thì vẫn thường lấy lẫn của nhau mà bán, không cần nhiều vốn.

Hiệu thuốc thời xưa cũng khá đơn giản: Những thúng mẹt đựng các vị thuốc sống được bày ngay xuống mặt đất từ trong nhà ra đến ngưỡng cửa; thuốc để nguyên cả cành, cả rễ chưa cắt, củ chưa thái, những gói giấy bọc những hạt nhỏ, mùi các vị thuốc bốc ra thơm lừng cả phố…

Một điều cần lưu ý là phố Thuốc Bắc xưa chỉ tương ứng với một đoạn ngắn của phố Thuốc Bắc bây giờ – đoạn từ ngã tư Hàng Vải đến ngã ba Hàng Bút.

Vào thời thuộc địa, chính quyền đã gộp các đoạn phố gồm Thuốc Bắc (cũ), Hàng Bút (cũ), Hàng Vải Thâm, Hàng Áo và Hàng Khóa thành một phố thẳng dài, đặt tên là tue des Médicaments (phố Hàng Thuốc). Từ năm 1945, phố chính thức mang tên Việt là Thuốc Bắc.

Trong giai đoạn Toàn quốc kháng chiến 1946-1947, phố Thuốc Bắc là một mặt trận kiên cường, anh dũng của quân dân thủ đô. Cùng với phố Hàng Vải, Hàng Bút, phố Thuốc Bắc hợp lại thành khu Đông Thành thuộc Liên khu I.

Vào đêm 16/1/1947, tự vệ khu Đông Thành đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, bắn rơi chiếc máy bay địch đầu tiên bằng súng trường tại chính khu phố Hàng Vải, Hàng Bút và Thuốc Bắc này.

Ngày nay, Thuốc Bắc vẫn là phố buôn bán tấp nập. Kiến trúc trên phố là sự pha trộn của các kiểu cũ và mới, trong đó có một số ngôi nhà mang phong cách phương Tây, xây trong nửa đầu thế kỷ 20.

Nghề buôn bán thuốc Bắc của phố hầu như không còn mà đã dời sang phố Lãn Ông ở cạnh đó. Mặt hàng đặc trưng trên phố Thuốc Bắc hiện tại là đồ kim loại như khóa, dụng cụ cơ khí, két bạc, inox gia dụng…

Không có các đình, đền chùa cổ kính, nhưng phố Thuốc Bắc lại có một địa điểm nổi tiếng là nhà số 87. Trong con hẻm của khu nhà này có một căn hộ nhỏ, là nơi cố họa sĩ Bùi Xuân Phái nhiều thập niên miệt mài vẽ tranh “phố Phái” – dòng tranh gắn liền với những ký ức về phố cổ Hà Nội…

Một số hình ảnh khác về phố Thuốc Bắc:

Theo KIẾN THỨC

Tôn Thất Tùng – người thầy thuốc làm rạng danh nền y học Việt Nam

Là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan, suốt cuộc đời, Giáo sư Tôn Thất Tùng luôn gắn bó với bệnh viện và bệnh nhân. Làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời, ông đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị.

Cha đẻ của “phương pháp Tôn Thất Tùng” trong phẫu thuật gan

GS Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 trong một gia đình quý tộc tại Thanh Hoá. Cha ông qua đời khi ông mới ba tháng tuổi. Mẹ ông đã đưa gia đình vào Huế và định cư ở đó. Từ chối làm quan, người thanh niên Tôn Thất Tùng đã ra Hà Nội học trường Bưởi (Chu Văn An ngày nay) và năm 1932 bắt đầu vào học Trường Đại học Y khoa Hà Nội với suy nghĩ đây là nghề “tự do”, không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân.

Thông minh xuất chúng, mới 27 – 28 tuổi, Tôn Thất Tùng đã có công trình được tặng huy chương bạc của Liên hiệp Pháp và huy chương bạc của Đại học Y Paris. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông đã công bố 62 công trình trên các tạp chí y học Pháp ở Paris và ở Viễn Đông.

Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch” còn được gọi là “Phương pháp mổ gan khô” hay “Phương pháp Tôn Thất Tùng”. Phương pháp này cho phép cắt gan chỉ mất 4-8 phút trong khi, nếu theo phương pháp vẫn được coi là kinh điển mang tên vị giáo sư người Pháp Lortat-Jacob, thì phải mất 3-6 giờ. Sáng chế của Tôn Thất Tùng không phải là do sự “khéo tay”, thay đổi kỹ xảo vụn vặt, như có người lầm tưởng, mà chính là bắt nguồn từ những nghiên cứu cơ bản do anh sinh viên nội trú thuộc dòng dõi hoàng gia này thực hiện trong những năm 1935-1939.

Lần đầu tiên trong nền y học thế giới, Tôn Thất Tùng đã mô tả các mạch máu và ống mật trong gan sau khi phẫu tích hơn 200 lá gan người chết. Trên cơ sở đó ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp với nhan đề: “Cách phân chia mạch máu của gan”. Đây là một công trình thuộc về giải phẫu loài người chứ không phải riêng cho Việt Nam, nên ông đã hướng nghiên cứu của mình vào việc cắt gan, lĩnh vực mà cả thế giới chưa có ai dám đề cập. Bản luận án được đánh giá rất cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông. Với bản luận án này, Tôn Thất Tùng đã được Trường Đại học Tổng hợp Paris tặng Huy chương bạc.

Năm 1939, khi Tôn Thất Tùng trở thành bác sĩ nội trú ở Bệnh viện Phủ Doãn (BV Việt-Đức ngày nay), sau nhiều lần cắt trên gan người chết, ông đề xuất với thầy hướng dẫn về phương pháp của mình. GS.Mayer-May tán thành nhưng còn e sợ. Một hôm có một bệnh nhân chuẩn đoán tưởng là ung thư dạ dày nhưng khi mổ lại phát hiện bị ung thư gan của thùy gan trái. Để thực hiện ca giải phẫu này, dưới sự hướng dẫn của BSTôn Thất Tùng, GS.Mayer-May đã tiến hành cắt bỏ thùy gan trái cho bệnh nhân. Đây là phương pháp cắt gan mới, bởi theo khảo cứu của Tôn Thất Tùng, từ năm 1938 trở về trước y học thế giới mới cắt gan 87 lần – một con số không đáng kể vì cắt gan “không kế hoạch”, nghĩa là cắt vu vơ, gặp mạch máu thì buộc lại.

Thấy bệnh nhân sống sót sau khi mổ, GS.Mayer-May bảo Tôn Thất Tùng: “Anh chép lại bệnh án trao cho tôi ngay. Chúng tôi sẽ gửi báo cáo này lên Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris”. Không ngờ, tại đây bản báo cáo bị công kích dữ dội, vì “ý tưởng của Tôn Thất Tùng quá mới”. Mãi đến năm 1952, tại Hội nghị Phẫu thuật quốc tế ở Copenhaghen – Đan Mạch phương pháp cắt gan của ông mới được thừa nhận.

Năm 1963, GS Tôn Thất Tùng cho công bố phương pháp cắt gan mới trên tờ “The Lancet” ở London, tờ tạp chí rất nổi tiếng trong ngành phẫu thuật thế giới. Công trình gây chấn động dư luận. Chỉ sau một tháng, hơn 100 nhà phẫu thuật từ Mỹ đến Australia gửi thư sang Hà Nội, xin ông tài liệu về Phương pháp cắt gan này. Phương pháp này cũng được đưa vào “Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật” của Pháp, và được in trong “Chọn lọc các Tài liệu Sản khoa và Phẫu thuật” của Mỹ…

Năm 1977, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng GS Tôn Thất Tùng Huy chương vàng phẫu thuật quốc tế Lannelongue, giải thưởng cao quý nhất trong ngành phẫu thuật thế giới, 5 năm mới tặng 1 lần cho một nhà phẫu thuật xuất sắc tại thời điểm đó.

Đến năm 1979, GS Tôn Thất Tùng đã thực hiện khoảng trên 700 ca cắt gan lớn, nhỏ, bỏ xa một nhà phẫu thuật Singapore đứng sau ông cắt hơn 100 ca. Ngày nay, mổ gan khô đã trở thành một trong hai phương pháp cắt gan chính trên toàn thế giới.

Xây dựng một nền y học Việt Nam hiện đại

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, GS Tôn Thất Tùng được giao nhiệm vụ chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng trong thời gian đó, ông đã viết cuốn sách tóm tắt kinh nghiệm nghiên cứu về giun với vấn đề “Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật”. Đây là cuốn sách khoa học thuộc ngành Y được xuất bản đầu tiên tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một thời gian sau, ông được cử làm Giám đốc bệnh viện Phủ Doãn và cùng với giáo sư Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi Pháp nổ súng tái xâm lược Đông Dương, ông tham gia tổ chức cứu chữa thương bệnh binh, xây dựng các tuyến mổ xẻ như ở mặt trận Tây Nam Hà Nội cùng các bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, Hoàng Đình Cầu… Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ông vẫn tham gia tổ chức điều trị, phát triển ngành y tế, đồng thời với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng trường Y khoa Việt Nam, dù phải di chuyển nhiều lần, ở nhiều địa bàn như Vân Đình, Hà Đông (1946), Lăng Quán, Tuyên Quang (1947), Phù Ninh, Phú Thọ (1948), Đại Lục, Phú Thọ (1949), Chiêm Hóa, Tuyên Quang (1950)… Ông cũng được cử làm làm cố vấn phẫu thuật ngành quân y ở Bộ Quốc Phòng. Cũng trong thời gian này, cùng với Giáo sư Đặng Văn Ngữ, ông đã góp phần sản xuất Penicillin phục vụ thương bệnh binh trong điều kiện dã chiến. Năm 1947, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế và giữ chức vụ này cho tới năm 1961.

Từ năm 1954, ông làm Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, và giữ cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại Đại học Y Dược Hà Nội. Ông đề cao việc tiếp thụ y học phương Tây để xây dựng và phát triển nền y học của Việt Nam, nghiên cứu bệnh tật và chữa trị cho người Việt Nam, đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật phát triển ngành ngoại khoa Việt Nam.

Ngày 5-5-1958, GS Tôn Thất Tùng thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên và đến năm 1965 ca mổ tim bằng máy tim – phổi nhân tạo đã thành công như mong đợi. Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị các vết thương do bom bi, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và rất nhiều công trình khoa học khác…

Ngoài ra, ông còn có công lao to lớn trong việc đào tạo một đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn, là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò…

Do công lao và những cống hiến to lớn đối với đất nước, GS Tôn Thất Tùng được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật và nhiều huân, huy chương khác…

Ngày 7-5-1982 ông qua đời tại Hà Nội. Hơn ba thập kỷ đã trôi qua, nhưng những cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cho nền y học Việt Nam và thế giới của GS Tôn Thất Tùng còn sống mãi. Không chỉ Huế và Hà Nội mà ở cả TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Đồng Tháp đều có con đường mang tên ông.

Theo LINH QUANG / TTXVN

Vũ Hán thực tế đã có bao nhiêu người chết?

Sau khi Minh Huệ Net đăng bài viết “Vũ Hán: Ít nhất có 20.822 ca tử vong vì viêm phổi Vũ Hán trong tháng Hai”, các độc giả ngay lập tức cung cấp thêm nhiều tính toán dựa trên số liệu thực tế. Kết quả tính toán trong bài viết “Ít nhất 20.822 ca tử vong trong tháng Hai” cho biết, theo ước tính, chỉ trong tháng Hai, số người chết vì viêm phổi Vũ Hán của Vũ Hán là 20.822 người, sang tháng Ba con số này đã tăng lên 60.000 người. Theo các yếu tố tính toán được tổng hợp từ độc giả, số người chết thực tế trong tháng Hai có thể lên tới 54.280 người, chiếm 0,5% trong 9.083.500 nhân khẩu có hộ tịch tại Vũ Hán.

Hãy cùng xem phân tích chi tiết dưới đây.

Theo điều tra thực địa của các nhà báo, dựa trên số liệu công bố chính thức của Trung Cộng, bình quân mỗi ngày tại Vũ Hán có 137 ca tử vong không liên quan đến viêm phổi Vũ Hán. Vũ Hán tổng cộng có 74 lò hoả thiêu, mỗi thi thể hoả thiêu cần 1 giờ đồng hồ. Trong vòng 38 ngày từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 19 tháng 2, bình quân mỗi ngày tại đây có 40 ca tử vong vì dịch bệnh. Nếu mỗi ngày làm việc 8 tiếng, vậy một nhà tang lễ Hán Khẩu có thể đốt 240 xác chết mỗi ngày, mà không cần phải tăng ca. Tuy nhiên, tất cả các nhà tang lễ tại Vũ Hán từ sau Tết đến nay hoạt động 24 giờ không ngừng nghỉ, hơn nữa còn có trường hợp một lò đốt nhiều xác chết.

Theo ước tính của độc giả, Vũ Hán có 74 lò đốt xác, làm việc cả ngày 24 giờ, mỗi giờ đốt một thi thể, vậy thì số người chết thực tế mỗi ngày tại đây là 1.776 người, nhân với 30 ngày sẽ là 53.280 người.

Ngoài ra, vào trung tuần tháng Hai, tại Vũ Hán xuất hiện thêm 40 cabin đốt rác thải y tế di động. Cư dân mạng Vũ Hán bình luận: “Số ít trong này là để đốt xác người”, “Người chết quá nhiều rồi, một cabin này có thể đốt được 5.000 kg.” 5.000 kg là thế nào? Trung bình, một di thể nặng 65 kg, vậy 5.000 kg là 77 người! Một ngày có bao nhiêu “cabin đốt rác thải y tế di động” hoạt động? 30 ngày thì sao? Nếu như tính một ngày có 1 cabin hoạt động, vậy 30 ngày có thể đốt 2.310 thi thể.

Một báo cáo trên Minh Huệ Net có đề cập tới một người Vũ Hán sống ở tỉnh Sơn Đông, trước đó một thời gian cô gọi điện nói chuyện với người thân tại Vũ Hán về tình hình dịch bệnh. Người nhà cô nói rằng: “Ở làng bên cạnh cả làng đều bị nhiễm rồi. Nhưng chính phủ không tiến hành các công tác cứu chữa, mà lại phong tỏa cả làng. Vài ngày phái người đến gõ cửa từng nhà. Nếu như nghe thấy trong nhà có động tĩnh thì liền rời đi, còn nếu không, thì phá cửa xông vào, cho xe đến chuyển xác chết đến những chiếc hố đã được đào sẵn ở ngoài làng và trực tiếp chôn. Những chiếc hố được chuẩn bị trước này rất rộng, không khác gì mộ chôn tập thể.

 Dữ liệu từ Windy: Lượng khí Dioxit bốc lên từ khu vực Vũ Hán tương đương lượng hỏa táng hơn 14.000 thi thể

Vậy một làng của tỉnh Vũ Hán có bao nhiêu người? Theo thông báo chính thức từ “Hệ thống phân tích và khai thác dữ liệu vĩ mô Trung Quốc (CNKI)”, vào năm 2004 dân số ở khu vực nông thôn Vũ Hán là 3.427 người, cả tỉnh có 2.130 làng. Sau 10 năm số dân thành thị tăng lên, dân nông thôn giảm đi, nhưng số dân giảm từ 16.089 xuống chỉ còn 1.000 người là một con số không hiện thực. Nếu tính một làng có 8.000 người, “cả làng nhiễm” có nghĩa là làng đó có vài nghìn người thậm chí trên vạn người nhiễm bệnh, trong đó 10% số người nhiễm bị chết vậy số người chết phải lên tới vài nghìn hoặc vài chục nghìn người. Những thi thể này đều bị đem đi chôn, mà không được đưa đến nhà tang lễ hỏa thiêu. Ước tính có khoảng 1.000 người như thế này.

Tuy nhiên, theo công bố của Ủy ban Y tế Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tính đến ngày 25 tháng 3, tổng số người chết vì viêm phổi Vũ Hán là 2.531 trường hợp. Con số được tuyên bố chính thức của Trung Cộng này chỉ chiếm 4,7 % con số tính ra được dựa trên tình hình thực tế trong tháng Hai.

“Trung Cộng dối trá, dân chúng mất mạng.” May mắn thay, ngày càng có nhiều người dân biết rõ chân tướng dịch bệnh tại Đại Lục, tin rằng sẽ càng ngày càng có nhiều người không nghe theo những lời nói dối của Trung Cộng nữa.

Trong họa có phúc, Thần vẫn luôn bảo hộ những người thiện lương. Dịch bệnh lần này không hề xảy ra giống những gì dự ngôn “Lưu Bá Ôn bia ký” đã dự liệu. Nếu thật sự “kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba”, vậy thì những người đến nay vẫn chưa hiểu rõ bản chất của Trung Cộng còn quá nhiều, toàn thể nhân loại sẽ không kịp trở tay, sẽ hối hận không kịp.

Theo Minh Huệ Net

Đại dịch phơi bầy nhiều bí mật quốc gia

Hình min hoạ. Áp phích cổ động chống dịch COVID-19 ở Hà Nội hôm 2/4/2020

Hình min hoạ. Áp phích cổ động chống dịch COVID-19 ở Hà Nội hôm 2/4/2020

Đại dịch Virus Vũ Hán gây ra đã tạo nhiều sự thay đổi, đảo lộn cuộc sống thường ngày của mọi người dân không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới.

Chỉ trong chưa đầy một tuần trên mạng xã hội và dư luận Việt Nam khá choáng váng và xáo trộn bởi những văn bản do cơ quan công quyền Việt Nam đưa ra.

Ngày 23/3/2020, Sở Tài nguyên – Môi trường Tp HCM ra văn bản khẩn số 2285/STNMT-CTR do Phó Giám đốc Sở Nguyễn Thị Thanh Mỹ ký với nội dung chuẩn bị tinh thần cho việc ứng phó khẩn cấp với dịch do corona Virus gây ra.

Văn bản có đoạn nguyên văn như sau: “đặc biệt, với hình huống cần phải hỏa táng các bệnh nhân nặng nhiễm virus covit-19 có thể tử vong” .

Văn bản đã làm cho cả cộng đồng hoảng hốt. Bởi hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam thông thường, thì đây là văn bản xác nhận kế hoạch thiêu sống người bị bệnh nặng do nhiễm virus có thể tử vong, nghĩa là hỏa thiêu khi còn sống?

Công văn của Sở TNMT TP. Hồ Chí Minh
Công văn của Sở TNMT TP. Hồ Chí Minh J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Khi văn bản này được đưa lên mạng xã hội, ngay lập tức đám Dư luận viên – thường được cư dân mạng gọi là “Bò đỏ” – đã lập tức được lệnh nhảy vào các diễn đàn, các trang cá nhân đưa văn bản này lên và phủ nhận văn bản này có thật, rằng đây chỉ là fake news, là sản phẩm của photoshop từ đám phản động hoặc thế lực thù địch…

Đám dư luận viên, “bò đỏ” bằng những lời lẽ hết sức thô tục và dùng đủ mọi thứ bẩn thỉu, rác rưởi để chửi bới trên mọi diễn đàn theo một giọng thường thấy mà đám này rất đặc trưng.

Rằng thì là văn bản mà lại viết “hình huống” rồi “covit-19” thì đúng là loại ngu xuẩn, vô học và không có nhận thức xã hội, làm gì có chuyện làm cán bộ nhà nước đến chức Phó giám đốc sở mà trình độ lại như thế được. Học sinh lớp 3 nó cũng đã biết viết đúng chính tả chứ chưa nói đến cán bộ, lại là Phó giám đốc Sở của cả Thành phố lớn như Sài Gòn…

Rằng thì là văn bản này được photoshop rõ ràng, ai tinh mắt sẽ nhận thấy và chỉ có loại phản động mới làm nên văn bản này, đích thị là phản động mới làm ra thứ đó để chứng tỏ mình phản dân, hại nước chứ người có lương tâm ai lại dám nói đến việc thiêu sống cả người bệnh.

Rằng thì là rõ ràng đây không thể là một công văn được cơ quan nhà nước ban hành. Bởi vì để ban hành một công văn, ngoài người soạn, người duyệt, người đánh máy, kiểm tra, rồi ngược trở lại người ký, đóng dấu… Đủ các thủ tục dài lòng thòng với bao nhiêu người mới có được một cái công văn thì không thể để sai sót được, nếu sai sót thế thì hóa ra cả cái Sở Tài nguyên – Môi trường của một thành phố lớn thế mà ngu cả lũ à?

Nhiều người, nghe đám bò đỏ bằng mọi cách phân bua, phủ nhận, thậm chí còn vẽ chỗ nọ, bôi chỗ kia trên văn bản để chứng minh sự dốt nát của người làm văn bản… thì cũng hoang mang cho rằng đây là văn bản giả chăng?

Thế rồi ngày hôm sau, Sở này có văn bản thu hồi văn bản nói trên. Rồi sở này cùng với Sở Văn Hóa –TTTT phải tổ chức họp báo thanh minh thanh nga rằng là có sai sót.

Công văn của Sở TNMT TP. HCM
Công văn của Sở TNMT TP. HCM Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Ngày hôm sau nữa, Ủy ban thành phố có văn bản số 2537/VP-TH phê bình Sở Tài Nguyên – Môi trường về văn bản 2285/STNMT-CTR và yêu cầu kiểm điểm, kỷ luật…

Đến khi đó, đàn “bò đỏ” của tuyên giáo im bặt hoặc trở giọng rằng thì là cứ nhăm nhe vào những sai sót của cơ quan nhà nước để chê bai…

Nhưng, cũng đến khi đó, thì mọi người đều công nhận những nhận xét của đám “bò đỏ” rằng là đứa làm ra văn bản vừa ngu, vừa kém, vừa thiếu học lại phản động chống lại nhân dân thật sự.

Như vậy, chỉ vì một văn bản của một Sở rất lớn ở một thành phố rất to, mà cả một hệ thống đã mất đến mấy ngày loay hoay từ ban hành, thu hồi, họp báo rồi cả UBND Tp ra văn bản phê bình, chỉ đạo…với bao nhiêu giấy bút, báo chí và thời gian ngay giữa lúc dịch đang tăng từng ngày.

Tưởng rằng việc đó cũng chỉ là họa hoằn, là sơ hở không nên có, dù có bị cho là thiếu học, thiếu hiểu biết và văn hóa thấp… thì cũng chỉ xảy ra ở một cấp Sở của Thành phố.

Nhưng không.

Ngày 31/03/2020, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Văn bản này lại một lần nữa gây hoang mang dư luận khi viết rằng: “Thực hiện cách ly toàn xã hội 15 ngày từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 trên phạm vi toàn quốc với nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”…

Đồng thời văn bản này “yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết…”.

Cùng với việc ra chỉ thị, là hệ thống báo chí bắt đầu lăng xê đến mức cao nhất.

Đọc văn bản này, người ta không thể hiểu cụm từ “cách ly toàn xã hội” nghĩa là gì?

Theo định nghĩa của Tiếng Việt mà mọi người đều hiểu, thì “Cách ly” là “Để ở nơi riêng biệt, không cho tiếp xúc với người khác”.

Theo đúng nghĩa này, thì người ta có thể cách ly một người, một số người hoặc một địa phương… nhưng “Cách ly toàn xã hội” thì không rõ cách ly xã hội này với cái gì? Hay đưa toàn xã hội loài người đi cách ly với loài động vật, trâu ngựa?

Mặt khác, cái yêu cầu “chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết…” đã làm cho người dân không thể định nghĩa được như thế nào là “thật sự cần thiết”. Bởi mỗi người đều có những việc khác nhau, và sự cần thiết thì đối với mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau có sự cần thiết khác nhau không thể đánh đều và điều này cần thiết với người này, chưa hẳn đã cần thiết với người khác. Thế là, mỗi người định nghĩa “cần thiết” theo một cách.

Thế rồi khắp nơi bắt đầu thực hiện chỉ thị của Thủ tướng. Có điều là mỗi nơi thực hiện một cách khác nhau theo cách hiểu của mình.

Có nơi đổ đất đá, làm hẳn một con đê ngang đường quốc lộ, đường vào huyện, xã, có nơi rào hàng rào dây thép gai kiểu “rào làng chiến đấu”. Có nơi lập trạm, chốt chặn người và xe cộ đi lại, lưu thông… Thế là tất cả mọi cuộc đi lại, lưu thông đều bị ngăn chặn, thậm chí cả người đi bệnh viện cũng hết đường.

Đồng thời, lực lượng bảo vệ, công an được huy động tối đa và họ thả sức hành động theo cách hiểu biết và suy nghĩ vốn hạn hẹp của mình mà suy diễn từ văn bản Chỉ thị của Thủ tướng.

Nghĩa là tất cả mọi nơi đều thả sức suy diễn và hành động theo ý thích của mình và người dân thì cứ vậy mà chấp nhận, dù cái định nghĩa kia cả người thực hiện lẫn đối tượng đều không hiểu Thủ tướng định nói gì.

Chính vì vậy, nhiều điều hết sức hài hước và làm dư luận ngày càng hoang mang, xã hội hỗn loạn.

Cũng vì thế, chỉ trong mấy ngày sau đó, văn phòng chính phủ lại phải lên đài truyền hình và báo chí giải thích rằng cái này được cái kia thì không, rằng ý thủ tướng thế nọ, còn cái kia không đúng ý thủ tướng…

Và đất nước cứ như một trò hề mỗi người diễn một vở mà chẳng ai hiểu ai.

Thế rồi 5 ngày sau, lại chính Văn phòng Chính phủ lại có văn bản Văn phòng số 2601/VPCP-KGVX để hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Tiết lộ bí mật quốc gia

Có thể nói rằng, với một cơ quan ở thành phố, cán bộ ra văn bản mà đám “bò đỏ” xác nhận rằng như vậy chưa đủ trình độ lớp 3 thì đã đành là hiện tượng phổ biến. Nhưng đến Thủ tướng mà nói một câu, ra một văn bản để cả xã hội không thể hiểu được, dẫn đến việc loạn, thì quả là… bó tay.

Và thế là trên mạng Internet, nhiều người đã phải khuyên Thủ tướng rằng: Có lẽ với trình độ Thủ tướng mà như thế, thì ngoài các ban, bệ cần thiết để soạn thảo văn bản, tham mưu đủ mọi mặt thì cần thêm một Ban tham mưu về ngôn ngữ nữa mới đủ.

Có lẽ, không phải điều này ông Thủ tướng không nghĩ đến. Nhưng điều này thật khó, vì người ta có thể tham mưu nhiều thứ, nhưng với trình độ “Cờ Lờ Mờ Vờ” như câu chuyện vẫn truyền miệng về Thủ tướng, thì quả lá rất khó có ai tham mưu cho được.

Và để khắc phục những điều đó, là việc ngoài khả năng của các quan chức cộng sản ngày nay.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của nhà nước, thì đến nay, con virus Vũ Hán chưa giết chết người nào tại Việt Nam, nhưng nó đã giết chết khá nhiều uy tín chính trị cũng như bộc lộ trình độ của nhiều người vì nó đã làm lộ nhiều “Bí mật quốc gia”.

J.B. Nguyễn Hữu Vinh

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Cập nhật tình hình viêm phổi Vũ Hán (chiều 06/4)

Tổng hợp số liệu tại 10 quốc gia có nhiều ca nhiễm virus Corona Vũ Hán nhất thế giới

Quốc gia Số ca nhiễm COVID-19 Số ca tử vong
Hoa Kỳ 335.803 9.597
Tây Ban Nha 135.032 13.055
Ý 129.681 15.950
Đức 101.313 1.585
Pháp 92.839 8.078
Trung Quốc 83.535 3.331
Iran 60.500 3.739
Vương quốc Anh 47.806 4.934
Thổ Nhĩ Kỳ 27.069 574
Thụy Sỹ 21.193 725

Xem thống kê số liệu toàn cầu tại đây: Số liệu toàn thế giới