Khi các loài côn trùng Việt Nam ‘làm chuyện ấy’

Các màn “mây mưa” của côn trùng được ghi lại dưới ống kính của một nhiếp ảnh gia Việt Nam có thể khiến nhiều người sửng sốt vì những điều chưa biết về thế giới các loài bé nhỏ.

Là nhóm động vật phong phú và đa dạng nhất trên trái đất, côn trùng có thể được bắt gặp ở gần như tất cả các môi trường sống, từ trong nhà cho đến ngoài trời, từ thành phố tới nông thôn, từ sông suối cho đến những đỉnh núi cao, từ sa mạc đến các vùng địa cực…

Sức sinh sản mạnh mẽ của côn trùng là một trong những nguyên nhân lý giải cho số lượng đông đảo cũng như sự thành công của chúng sau 400 triệu năm tiến hóa.

Ở Việt Nam, anh Võ Hoàng Lắm, sống tại TP HCM, là một người say mê tìm hiểu thế giới côn trùng, đồng thời là một nhà nhiếp ảnh nghiệp dư đã có những ghi nhận thú vị về cuộc sống của các loài côn trùng. Trong đó, có hoạt động duy trì nòi giống của chúng.

Sau đây là một số hình ảnh được anh Võ Hoàng Lắm thực hiện:

S.T

Mỹ sắp trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết Mỹ đang trên đà vượt qua cả Ả Rập Saudi và Nga để trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới lần đầu tiên kể từ những năm 1970.khai thac dau mo tai My

HÌnh ảnh khai thác dầu tại mỏ dầu Permian Basin ở thị trấn dầu mỏ Midland, Texas, vào ngày 21 tháng 1 năm 2016. (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)

EIA dự đoán rằng sản lượng dầu thô của Mỹ trong cả năm 2018 sẽ đạt trung bình khoảng 10,8 triệu thùng/ngày. Điều này có nghĩa rằng tổng sản lượng dầu thô Mỹ năm nay sẽ tăng thêm trung bình 1,4 triệu thùng/ngày so với năm 2017. Nếu dự báo của EIA chính xác, mức sản lượng này sẽ vượt qua kỷ lục sản lượng dầu mỏ mà Mỹ khai thác được trong năm 1970.

Cũng theo EIA, đà tăng trưởng sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ tiếp tục trong năm 2019 và có thể đạt mức trung bình 11,8 triệu thùng/ngày.

Trong một tuyên bố phát hành mới đây, IEA cho hay: “Nếu những dự đoán này thành hiện thực, Mỹ sẽ là nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trong năm 2018 và 2019”.

Theo Epoch Times, năm ngoái Nga và Ả Rập Saudi sản xuất trung bình khoảng 10 triệu thùng/ngày và Mỹ đạt khoảng 9,4 triệu thùng/ngày. Nếu cả Ả Rập Saudi và Nga vẫn tăng đều sản lượng trong năm tới, họ có thể vẫn giữ khoảng cách với Mỹ.

Epoch Times nhận định sự gia tăng sản lượng dầu mỏ từ đá phiến của Mỹ đã làm thay đổi động lực trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Sản lượng dầu từ đá phiến Mỹ đã tăng đáng kể trong các năm 2012 tới 2015 nhờ vào cách mạng khai thác dầu mỏ từ đá phiến với các cải cách công nghệ như dùng sức ép thủy lực để tách dầu mỏ khỏi đá phiến.

Tuy nhiên, giá dầu thế giới trong giai đoạn 2014 – 2017 đã giảm mạnh khiến 1/3 công ty Mỹ khai thác dầu từ đá phiến đã bị phá sản hoặc kiệt quệ về tài chính.

Các thành viên OPEC đã bán dầu ở mức chấp nhận lỗ để kìm giá xuống mức thấp và đẩy các công ty Mỹ ra khỏi thị trường khai thác dầu mỏ. Nhưng phần lớn các nhà sản xuất dầu mỏ từ đá phiến của Mỹ vẫn kiên cường bám trụ bằng cách giảm chi phí sản xuất, vận hành, theo đánh giá của Epoch Times.

Trong vòng 12 tháng qua, với chính sách ủng hộ thị trường dầu mỏ của chính phủ Trump, sản lượng dầu mỏ tại Mỹ đã tăng lên đều đặn.

Ông Andrew Slaughter – chuyên gia năng lượng và giám đốc điều hành của công ty tư vấn Deloitte Services LP nói với Epoch Times rằng hiện nay, với mức giá dầu thô trung bình khoảng 60 USD tới 70 USD/ thùng cho phép các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ “tái đầu tư vào các giếng dầu và tăng thêm quy mô sản xuất”.

Ngoài ra, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cũng duy trì ở mức cao, điều này khuyến khích các công ty Mỹ tăng sản lượng khai thác.

Chuyên gia Slaughter nói thêm rằng nhu cầu dầu mỏ tăng cao trong khoảng 2 năm qua là do được thúc đẩy từ môi trường kinh tế lành mạnh tại Châu Á và Bắc Mỹ, và kinh tế Châu Âu cũng đang trên đà phục hồi.

Yên Sơn / trithucvn

Vô tình dành thời gian hiệu quả nhất trong ngày để sống cuộc đời của người khác: Hãy kích hoạt “mỏ neo sáng tạo” ngay trước khi quá muộn!

Vô tình dành thời gian hiệu quả nhất trong ngày để sống cuộc đời của người khác: Hãy kích hoạt "mỏ neo sáng tạo" ngay trước khi quá muộn!

Sự ưu tiên vô thức này sẽ khiến cuộc đời bạn mãi không khá lên được..

Những việc không tên dài dằng dặc

Để đạt được một thành côngnhỏ nào đó, như hoàn thành một cuốn sách của riêng mình; điểm IELTS cao như ý muốn; cơ thể khỏe khoắn, 6 múi cuồn cuộn; dậy từ 5 giờ sáng đều hơn vắt chanh để đọc sách, tìm kiếm tài liệu… rõ ràng đòi hỏi chúng ta cần phải đầu tư thời gian, chất xám và sự kiên trì.

Những điều này sẽ chẳng bao giờ đạt được nếu ta vẫn đang mải mê dành thời gian buổi sáng để trả lời email của người X, inbox Facebook của bạn Y, direct message trên Instagram của bạn Z.

Chẳng ai thích cảm giác có người khác đang chờ đợi mình đúng không? Đấy là lý do khiến buổi sáng khi bắt đầu làm việc, nếu ta thấy một loạt tin nhắn Facebook, một list email cần trả lời – ta thường có xu hướng “dọn dẹp” những thứ này trước tiên. Chúng ta tự an ủi bản thân mình là, dọn dẹp xong các thứ này rồi ta sẽ tập trung hơn cho công việc cần làm.

Vấn đề của cách tiếp cận trên chính là, ta đang dành ra thời gian hiệu quả nhất trong ngày của bản thân cho sự ưu tiên của người khác.

Nếu bạn dành cả buổi sáng để trả lời tin nhắn, khả năng là đều trưa hoặc đầu giờ chiều bạn mới xong để bắt đầu tập trung vào việc cần làm, và lúc này thì cơn buồn ngủ sẽ sầm sập lao tới. “Thôi để mai làm vậy,” – đa phần mọi người sẽ tự an ủi mình như thế.

Nhưng ngày mai lại xuất hiện một mớ inbox, email và vô số những việc nho nhỏ cần phải làm khác. Nếu cuộc sống bạn đang trải qua đúng như thế nào, bạn sẽ chỉ mãi mãi dành thời gian của mình cho những việc phát sinh, những việc theo yêu cầu của người khác mà thôi. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thời gian để làm cho riêng mình nữa.

Vô tình dành thời gian hiệu quả nhất trong ngày để sống cuộc đời của người khác: Hãy kích hoạt mỏ neo sáng tạo ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 1.

Ưu tiên việc mình trước, việc người sau

Một thói quen đơn giản mà bạn có thể tập ngay sau khi đọc bài viết này đó là thay đổi thói quen làm việc của bản thân, tập trung vào việc mình trước, việc người để sau. Có nghĩa là: bạn nên “khóa” hẳn một khoảng thời gian mỗi ngày dành cho việc gì mà bạn cần tập trung và cần dành thời gian nhất. Lúc đó nên tránh xa điện thoại, Facebook cũng như email (có thể là cả YouTube và Instagram nữa).

Tôi từng là một người nước đến chân mới nhảy. Việc thay đổi thói quen như thế này giúp tôi trở thành một người viết hiệu quả hơn. Ví dụ, tôi dành ra 2-3 tiếng vào sáng sớm cho việc viết sách và viết blog. Nếu được, tôi hạn chế họp vào buổi sáng – vì buổi sáng là thời gian hiệu quả nhất của bản thân. Vậy nên dù có vấn đề gì xảy ra, tôi đều đã ưu tiên để hoàn thành việc viết của mình rồi.

Đương nhiên là có rất nhiều lúc khi tôi đang tập trung và sẽ có người làm phiền hoặc có tin nhắn Facebook hoặc email đang chờ phản hồi lại. Nhưng tôi nghĩ đơn giản là, trả lời muộn một chút cũng không sao.

Khi làm việc theo cách này, tôi đang loại bỏ và giảm nhẹ đi những kì vọng và áp lực mà người khác vô tình đưa gánh lên vai. Nghe thì dễ vậy thôi, bạn sẽ cần cố gắng nhiều lắm để “tránh xa thế giới” đó, dù chỉ là một tiếng thôi. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, hoặc người khác sẽ thấy buồn, khó chịu vì bạn không phải hồi lại họ. Nhưng tôi nghĩ là thà bạn làm một vài người buồn vì vài điều nhỏ, còn hơn là bỏ qua giấc mơ mình đang theo đuổi chỉ để dọn hết đống inbox, đúng không?

Vô tình dành thời gian hiệu quả nhất trong ngày để sống cuộc đời của người khác: Hãy kích hoạt mỏ neo sáng tạo ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 2.

Sống trọn vẹn cuộc đời của mình

Tập trung làm việc và lúc năng lượng của mình lên cao nhất. Có một vài khoảng thời gian trong ngày mà bản thân chúng ta làm việc tốt nhất. Với phần lớn mọi người, đó là khoảng thời gian buổi sáng và cuối giờ chiều. Thời điểm này, bạn nên hạn chế tụ tập hẹn hò. Trong trường hợp chưa biết, bạn hãy dành ra 1 tuần hoặc 1 tháng ghi chép lại thời gian biểu của bản thân để hiểu tìm được đích xác “thời điểm vàng” trong ngày của bạn.

Kích hoạt “mỏ neo” sáng tạo. Khi làm việc vào những khung giờ hiệu quả như trên, bạn hãy cố gắng tạo ra cho bản thân một môi trường lặp đi lặp lại mỗi ngày. Ví dụ nghe cùng một kiểu nhạc, ngồi ở cùng một nơi, ngửi cùng một mùi – dần dần não ta sẽ quen và cứ gặp không gian đó là tích cực sáng tạo.

Lên danh sách ít thôi. Thường ta có xu hướng lập ra một to-do-list dài thật dài. Bí kíp ở đây là, bạn hãy tập cách viết tối đa 3 việc phải làm ngày hôm nay thôi. Nếu bạn cứ cố gắng thêm vào danh sách những việc cần làm nhiều, bạn sẽ chẳng bao giờ làm xong được cả. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ chẳng bao giờ có động lực thôi thúc để làm việc và tận hưởng cảm giác hoàn thành việc gì đó.

Ghi lại thời gian. Bạn nên tập thói quen cho bản thân ghi lại các lịch hẹn, các việc mình đã làm và cần làm vào giấy, hoặc note trên điện thoại. Việc ghi lại này giống như ta rót từ não ra giấy, giúp ta ghi nhớ. Não ta sẽ có thời gian và không gian để nghiên cứu các việc khác kĩ càng hơn.

Có khung thời gian làm việc cụ thể. Kể cả bạn đang là một người làm việc tự do hay một bạn sinh viên vẫn đang tìm việc, hãy tự lên một khung thời gian làm việc cho bản thân mình. Bạn nên phân chia thời gian trong ngày ra cho những loại công việc khác nhau, ví dụ: việc cần sự sáng tạo tập trung, họp, việc giấy tờ hành chính, việc khác… Điều này giúp bạn phân bổ thời gian tốt hơn và đặc biệt phù hợp để giúp bạn tránh trở thành một người “nghiện việc”.

Hy vọng, mỗi chúng ta sẽ được sống trọn vẹn cuộc đời của mình – chứ không phải ưu tiên đi giải quyết, xử lý những kỳ vọng, gợi ý của người khác.

 Lê Tuấn Anh / Trí thức trẻ

GIÁM ĐỐC CÔNG AN TỈNH BÌNH THUẬN ĐI CHƠI DỐI GIÀ Ở ĐỨC

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thân – giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận – Ảnh: ĐỨC TRONG
TUỔI TRẺ
16/07/2018 20:21 GMT+7

TTO – Tối 16-7, ông Nguyễn Ngọc Chỉnh – giám đốc Sở Nội vụ Bình Thuận – xác nhận địa phương vừa cấp quyết định cho 10 cán bộ, công chức qua Đức đi “tham quan, tiếp cận công nghệ 4.0 về xây dựng hạ tầng khu dân cư ven biển”. 

Toàn bộ chi phí cho đoàn cán bộ, công chức trên do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Trường Phúc Hải – doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng hạ tầng, khu dân cư lấn biển ở TP Phan Thiết, Bình Thuận – đài thọ. Lịch trình của chuyến đi trên chia làm hai đợt. Đợt thứ nhất kéo dài từ ngày 1 đến 15-7 và đợt còn lại từ 16 đến 31-7.

Trong số 10 cán bộ công chức trên có ông Huỳnh Đa Trung, bí thư Huyện ủy Đức Linh (huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận), nghỉ hưu theo chế độ đúng vào ngày khởi hành qua Đức, ngày 1-7.

Ngoài ra, danh sách khởi hành đợt 2 còn có thiếu tướng Nguyễn Văn Thân, giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận. Được biết, thiếu tướng Thân cũng sắp nghỉ hưu.

Theo ông Chỉnh, do đoàn cán bộ công chức trên không nằm trong kế hoạch đào tạo, cử đi học tập ở nước ngoài của địa phương nên hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước.

Ông cho biết thêm những trường hợp này do đích danh doanh nghiệp mời nên địa phương chỉ là tạo điều kiện theo thủ tục về quy chế quản lý cán bộ, công chức đi nước ngoài.

Phóng viên Tuổi Trẻ đặt câu hỏi liệu chuyến tham quan, học tập của những cá nhân trên có phù hợp với đặc thù công việc và thời gian đương nhiệm không? Ông Chỉnh cho biết do những cán bộ này không nằm trong kế hoạch, chương trình đào tạo của địa phương nên không xem xét đến.

Riêng trường hợp ông Huỳnh Đa Trung, ông Chỉnh cho hay do doanh nghiệp có lời mời từ đầu năm 2018 nhưng vì nhiều lý do nên đến nay mới xem xét cấp quyết định cho đi.

Vì sao tất cả các quyết định trên đều ký vào ngày 11-6, ngày mà tỉnh Bình Thuận đang trong cao điểm bị những đối tượng quá khích gây rối? Ông Chỉnh cho rằng do kế hoạch đã có từ lâu, đúng ngày thì phải ký cho hoàn tất thủ tục.

Ngoài ông Huỳnh Đa Trung và thiếu tướng Nguyễn Văn Thân, chuyến tham quan học tập trên còn có 8 cán bộ đang là giám đốc, phó giám đốc, lãnh đạo một số ngành của tỉnh Bình Thuận.

Quyết định cho thiếu tướng Nguyễn Văn Thân đi “tham quan, tiếp cận công nghệ 4.0
về xây dựng hạ tầng khu dân cư ven biển”
ĐỨC TRONG

Tin NÓNG: ĐÌNH BẢN BÁO TUỔI TRẺ ĐIỆN TỬ 3 THÁNG, PHẠT 220 TRIỆU

Pháp luật TP HCM
Thứ Hai, ngày 16/7/2018 – 19:18 

(PLO)- Hôm nay, 16-7-2018, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT Lưu Đình Phúc đã ký Quyết định số 140/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với báo Tuổi Trẻ.
Theo đó, báo Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí điện tử (đình bản) với báo Tuổi Trẻ Online trong thời gian ba tháng và buộc cải chính xin lỗi với hai nội dung thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu.

Theo quyết định, báo Tuổi Trẻ Online đã có hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình” trên báo ngày 19-6-2018 và thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?” trên báo Tuổi Trẻ Online ngày 26-5-2017.

Quyết định xử phạt này có hiệu lực kể từ ngày ký và báo Tuổi Trẻ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

TÙNG NGUYỄN
____________

.

_______________

Toàn văn bài báo:

Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình 

Tuổi trẻ
19/06/2018 09:44 GMT+7

TTO – Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này. 

Đại biểu Quốc hội, chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt tay cử tri tại buổi tiếp xúc
sáng 19-6 – Ảnh: TỰ TRUNG

Sáng 19-6, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM tổ chức buổi tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Các đại biểu đơn vị số 1 gồm chủ tịch nước Trần Đại Quang, phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, Nguyễn Như Khuê, Lâm Đình Thắng và Ngô Tuấn Nghĩa đã tiếp xúc cử tri các quận 1, 3 và 4.

Lãnh đạo phải nêu gương 

Nhiều cử tri bày tỏ sự quan tâm đến nội dung dự thảo luật về đặc khu và Luật An ninh mạng. Trong đó tất cả ý kiến của cử tri không đồng tình việc dự thảo luật về đặc khu cho phép thuê đất đến 99 năm.
.

Một cử tri đang nêu những vấn đề tâm huyết về các vấn đề quan trọng
của đất nước. Ảnh: TỰ TRUNG

Cử tri Lê Thanh Tùng (quận 3) nói: “Với Việt Nam, cử tri cho rằng 100 năm được xác định là nhượng địa, có lẽ vì vậy mà dự thảo luật “lách” còn 99 năm, do đó nên cần nghiên cứu lại cho kỹ trước khi thông qua. Chúng ta phải nghiên cứu cho kỹ, không bao giờ quên bài học về Hoàng Sa, Trường Sa để giữ vững niềm tin của người dân, chủ quyền của tổ quốc”.

Ông Tùng cũng đề nghị lãnh đạo các cấp quan tâm xử lý nghiêm vụ thu hồi giải tỏa dẫn tới khiếu kiện kéo dài xảy ra tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

“Dù cán bộ cấp cao của TP có dính líu, đương chức hay về hưu thì cũng không thể tránh né, cần phải xử lý nghiêm để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và xây dựng một thành phố nghĩa tình, đáng sống” – ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, lãnh đạo cấp cao cần nêu gương hơn nữa vì đã có trường hợp lãnh đạo lên diễn đàn nói mà dân không tin vì họ không gương mẫu, nói không đi đôi với làm.

Tham nhũng, vi phạm Luật Đất đai làm dân đau lòng

Cử tri Nguyễn Hữu Châu (quận 3) gay gắt nêu ra các vấn đề về tham nhũng, lãng phí và vi phạm Luật Đai tại một số dự án ở TP.HCM.
.

Cử tri Nguyễn Hữu Châu kiến nghị về việc phải xử lý nghiêm các sai phạm
về ngân hàng, đất đai – Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Châu cho rằng việc xử lý đến cấp ủy viên Bộ Chính trị trong vụ vi phạm tại Tập đoàn Dầu khí, các tướng công an dính líu tới tổ chức cờ bạc xuyên quốc gia, nhiều nguyên lãnh đạo các ngân hàng… vừa qua thể hiện một bước tiến dài về công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

Dù vậy, ông Châu vẫn băn khoăn về hàng loạt vụ việc khác, đề nghị Quốc hội theo dõi, chỉ đạo xử lý.

“Vụ Mobifone mua AVG rất nghiêm trọng với một kịch bản, đạo diễn có nhiều khuất tất gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Tới nay mới xử lý sai phạm một vài cá nhân, trong khi hàng loạt người có liên quan chưa bị xử lý, đề nghị phải xử lý nghiêm” – ông Châu kiến nghị.

Theo ông Châu, việc xử lý cán bộ sai phạm như vừa qua là cần thiết, nhưng chừng đó là chưa đủ mà phải xử lý cả những cán bộ sai phạm mà sau đó được bố trí ở chức vụ cao hơn.

“Ý kiến tâm huyết, xác đáng” 

“Rất nhiều ý kiến của các cử tri hết sức tâm huyết, xác đáng, chúng tôi trân trọng tiếp thu. Vấn đề gì thuộc thẩm quyền của chúng tôi trên vai trò, vị trí được giao sẽ thực hiện hết trách nhiệm của mình.

Chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến của các cử tri, báo cáo đầy đủ với Quốc hội và trao đổi với cơ quan chức năng để xử lý, giải quyết”, đại biểu Trần Đại Quang nói khi phát biểu ý kiến tiếp thu ý kiến của cử tri.
.

Đại biểu Trần Đại Quang hứa sẽ báo cáo Quốc hội và xử lý các vấn đề
thuộc trách nhiệm được giao – Ảnh: TỰ TRUNG

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói: “Dự thảo Luật Đặc khu là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng khu vực đặc biệt, có sức cạnh tranh, phát triển mạnh nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Chủ trương này đã được thế chế hoá trong Hiến pháp và nhiều bộ luật đã được thông qua trước đó, trong đó có Luật Quốc phòng”.

Ông Quang dẫn chứng quá trình xây dựng dự thảo Luật Đặc khu rất công phu, Ban soạn thảo đã tổng kết, đánh giá các mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam trong 25 năm qua.

Chính phủ cũng nghiên cứu 13 quốc gia, vũng lãnh thổ khác, cả thành công lẫn thất bại; khảo sát, nghiên cứu các cơ chế chính sách đặc thù.

Dự thảo cũng đã được đưa ra lấy ý kiến của các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín, lấy ý kiến của người dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Quốc hội.

“Việc xây dựng luật này là đặc biệt quan trọng, cấp thiết. Quá trình xây dựng dự thảo luật diễn ra trong nhiều năm, lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, người dân. Tuy nhiên tới hôm nay, tôi nhận thấy vẫn chưa đủ, chưa rộng rãi và sâu rộng, sau hôm nay chúng tôi sẽ có kiến nghị tiếp tục”, đại biểu Trần Đại Quang nói.

Liên quan tới Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua, ông Quang khẳng định đây là xu thế chung của quốc tế, không thể tránh khỏi.

Việc ban hành luật là nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức cũng như Nhà nước chứ không xâm phạm đời tư của công dân.

Theo chủ tịch nước, những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, TP.HCM là do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo phá rối an ninh trật tự. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị bắt giữ, xử lý.

Về chống “giặc nội xâm” tham nhũng, chủ tịch nước cho rằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng chưa hài lòng. Quốc hội, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm từ các vụ việc lớn tới cả nạn tham nhũng vặt đã khiến người dân thấy nhức nhối.

Ông Quang cũng đồng tình với các ý kiến kiến nghị cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo Quốc hội về nội dung này.

Cần có Luật Biểu tình 

Nhiều cử tri kiến nghị Quốc hội ban hành Luật Biểu tình càng sớm càng tốt để người dân thực hiện quyền hiến định của mình một cách hợp pháp, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Một cử tri kiến nghị: “Quốc hội đã giao Chính phủ, Bộ Công an chủ trì xây dựng dự thảo luật. Theo tôi, không nên giao cho Bộ Công an nữa, vì bộ này hiện quá bận rộn với việc đảm bảo an ninh trật tự.

Thêm vào đó, Bộ Công an cũng là cơ quan thực thi luật. Nên giao cho một cơ quan khác xây dựng, có sự tham gia của Chính phủ, Bộ Công an cũng như các đơn vị khác.

Quốc hội cũng cần nghiên cứu chủ động xây dựng luật chứ không đợi Chính phủ, các bộ, ngành xây dựng rồi góp ý thông qua, như vậy là không đúng với bản chất của cơ quan lập pháp”.

Nguồn Tuổi Trẻ 

Bài được lưu trữ tại đây:
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tin-tuc/chu-tich-nuoc-dong-y-can-ban-hanh-luat-bieu-tinh-12153

Nixon đến Trung Quốc và Trump “đến với nước Nga”: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần

Có vẻ như Mỹ đang muốn chơi “lá bài Nga” để kiềm chế Trung Quốc và giành lại thế thượng phong trong quan hệ nước lớn.

Cách đây hơn 40 năm, cặp bài trùng khét tiếng Nixon-Kissinger đã tạo ra cơn địa chấn chính trị với chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc, mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ đối đầu.

Chính “lá bài Trung Quốc” là một trong những “siêu vũ khí” của Mỹ, giúp nước này kiềm chế thành công Liên Xô trong suốt nửa sau của Chiến tranh Lạnh.

Mỹ đã từng vận dụng thành công con bài Trung Quốc để buộc Liên Xô phải chấp nhận hoà hoãn vào những năm 70. Bằng việc khai thác mâu thuẫn Xô – Trung ở mức tối đa, Mỹ đã tạo động lực để cả hai nước này theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, từ đó cho phép Mỹ có nhiều khoảng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn.

Trong mối quan hệ tay ba Mỹ – Trung – Nga, Trung Quốc và Nga thường có xu hướng xích lại gần nhau để cân bằng lại với Mỹ, trong khi Mỹ luôn tìm cách để phân tách họ thông qua lôi kéo hay trung lập hóa một nước.

Ngày nay, vật đã đổi, sao đã dời, Trung Quốc vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược số một của Mỹ. Có vẻ như Mỹ đang muốn chơi “lá bài Nga” để kiềm chế Trung Quốc và giành lại thế thượng phong trong quan hệ nước lớn.

Hôm nay, ngày 16/7, Tổng thống Trump có cuộc gặp với Tổng thống Putin tại Helsinki, Phần Lan, bất chấp những căng thẳng hiện nay trong quan hệ hai nước. Điều này không khỏi khiến nhiều người nhớ đến chuyến thăm Trung Quốc lịch sử của Nixon năm 1972. Đại văn hào Mark Twain đã từng nói rằng “lịch sử không bao giờ lặp lại nhưng nó thường gieo vần”

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 1.

Nói đến các cặp “kỳ phùng địch thủ” trong nền chính trị hiện đại, có lẽ cặp Mỹ – Nga là tiêu biểu nhất.

Trong Thế Chiến II, do đối mặt với mối hiểm hoạ sống còn từ Đức Quốc Xã, hai bên dù không muốn nhưng buộc phải tham gia vào một cuộc “hôn nhân vụ lợi” để đánh bại thế lực bá quyền này. Sợi dây liên kết lợi ích vốn rất mong manh này đã đứt ngay giây phút quân Đồng minh giành chiến thắng chung cuộc vào mùa hè năm 1945.

Những gì diễn ra sau đó thì ai cũng biết: một loạt các mâu thuẫn về lợi ích ở những khu vực chiến lược trọng yếu trải dài từ Tây Âu đến Đông Á, những xung đột không thể dung hoà về ý thức hệ, sự ra đời của vũ khí hạt nhân, cuộc cạnh tranh để vươn lên vị trí số 1 thế giới … gần như khiến Chiến tranh Lạnh trở thành kết cục không thể tránh khỏi dành cho hai cựu đồng minh này.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 2.

Trong suốt những thập kỷ đối đầu, các cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vẫn diễn ra, ngay cả trong những thời điểm cạnh tranh căng thẳng nhất.

Đó là những lúc họ gặp nhau để bàn về những vấn đề thế giới, quyết định số phận của một quốc gia hay khu vực, để “tháo ngòi” căng thẳng hạt nhân hay thậm chí cũng có những thời điểm gặp nhau với niềm hy vọng sẽ hạ nhiệt căng thẳng Chiến Tranh Lạnh.

Trên thực tế, thượng đỉnh Trump – Putin sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh thứ 30 giữa nguyên thủ hai nước này kể từ khi Eisenhower và Khrushchev lần đầu gặp nhau tại Geneva năm 1955.

Trong số 30 cuộc gặp thượng đỉnh thì có đến 14 cuộc gặp dẫn đến việc ký kết những thỏa thuận lớn như Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) giữa Nixon và Brezhnev năm 1972, Hiệp ước loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF) giữa Reagan và Gorbachev năm 1987 hay gần đây nhất là Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) giữa Obama và Medvedev năm 2010.

Lịch sử thượng đỉnh Nga-Mỹ vốn cũng không chỉ toàn màu hồng. Bên cạnh thành công thì cũng có không ít các cuộc gặp kết thúc trong thất bại thảm hại.

Sự kiện máy bay trinh thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ của Liên Xô cùng sự phủ nhận hoàn toàn từ phía Mỹ đã khiến Khrushchev tức giận bỏ về sớm trong cuộc gặp thượng đỉnh năm 1960 tại Paris.

Cuộc thượng đỉnh Kennedy – Khrushchev năm 1961 tại Vienna cũng bị coi là một thất bại lớn khi lãnh đạo hai bên không thể đạt được đồng thuận trong việc đàm phán hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân, do những mâu thuẫn sâu sắc về tình trạng của thành phố Berlin – vốn nằm sâu trong lòng Đông Đức.

Những thất bại lớn này là lời cảnh báo đối với những ai đang đặt quá nhiều niềm kỳ vọng vào một sự đột phá sau cuộc gặp sắp tới giữa hai nguyên thủ Mỹ – Nga.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 3.

Con đường đến cuộc gặp Trump – Putin tại Helsinki, Phần Lan ngày 16/7 đã trải qua nhiều thăng trầm.

Cần lưu ý rằng mầm mống của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Nga đã xuất hiện ngay từ chiến dịch tranh cử Tổng thống trước tháng 11/2016. Khi đó ông Trump đã thể hiện thiện cảm đặc biệt với ông Putin, và ngỏ ý khi thắng cử sẽ đưa Mỹ và Nga lại gần nhau.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 4.

Trong giai đoạn tranh cử, ông Trump từng thể hiện thiện cảm với ông Putin. Ảnh: Reuters

Hành động có phần cảm tính này của ông Trump sau đó phần nào đã làm hại ông, bị dư luận coi là con rối của ông Putin và khởi nguồn vụ điều tra Nga can thiệp vào bầu cử.

Những sức ép nội bộ đã ngăn cản chính quyền ông Trump không thể cải thiện quan hệ với Nga. Ngược lại, họ đã tuyên bố Nga cùng Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh xét lại” tại chiến lược an ninh quốc gia vào tháng 12/2017.

Những diễn biến sau đó càng khiến cho quan hệ hai nước đi xuống: Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán và trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga vào tháng 3/2018 sau khi nghi ngờ vụ đầu độc gián điệp tại Anh, tiếp theo đó là cuộc không kích của Mỹ – Anh – Pháp vào Syria với cáo buộc chính phủ Assad do Nga hậu thuẫn đã sử dụng vũ khí hóa học.

Mặc dù sức ép nội bộ và những diễn biến không thuận ở bên ngoài đã không cho phép ông Trump tiến gần hơn tới Nga, chính quyền ông Trump dường như vẫn chưa từ bỏ ý định này. Trong suốt thời gian qua, hai bên vẫn giữ kênh liên lạc để trao đổi thường xuyên.

Bản thân ông Trump và ông Putin đã gặp nhau hai lần: lần đầu tiên tại Thượng đỉnh G20 ở Đức (5/2017) và lần thứ hai ở Tuần lễ Cấp cao APEC tại Việt Nam (11/2017). Tuy nhiên, trước những con mắt dò xét và lịch công tác dày đặc, hai nhà lãnh đạo không có nhiều thời gian để trao đổi riêng.

Chỉ mới đây, khi mà chính quyền Mỹ phần nào đã có sự ổn định hơn ở trong nước, và sau cuộc gặp với ông Kim Jong-un thì uy tín về đối ngoại tăng lên, thì ông Trump bắt đầu đánh tiếng mong muốn gặp Nga.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 5.

Câu hỏi đặt ra là động cơ nào khiến hai nhà lãnh đạo Mỹ – Nga lại quyết định gặp nhau?

Với Nga, ưu tiên cao nhất của họ là thoát khỏi hoàn cảnh bị bao vây kinh tế để có cơ hội phát triển. Kinh tế Nga về ngắn hạn thì có cải thiện nhưng về dài hạn thì đã tụt hậu rất nhiều kể từ khi bị cấm vận sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014. Tổng thống Putin hiểu rằng không có sự ủng hộ của Mỹ và cá nhân ông Trump thì sẽ không làm được việc này.

Xa hơn nữa, Nga cũng có nhu cầu được trở lại G8, cải thiện hình ảnh của mình trên trường quốc tế, tiếp nối đà thành công của World Cup vừa qua.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 6.

Tổng thống Nga Putin tổ chức thành công World Cup 2018. Ảnh: Reuters

Về phía Mỹ, các động cơ của họ phải kể đến yếu tố Trung Đông, Châu Âu và Trung Quốc.

Với Trung Đông, Mỹ hiện có nhu cầu rút lui chiến lược tương đối khỏi khu vực này, vận động sự ủng hộ của Nga với vấn đề Israel và Iran. Ngay cả khi Mỹ phải chấp nhận thực tế về thành công của bộ ba Nga-Iran-Assad trên chiến trường, họ cũng vẫn muốn duy trì chỗ đứng của mình ở khu vực này thông qua việc đảm bảo an ninh cho Israel và củng cố khả năng của các lực lượng người Kurd ở phía Bắc Syria.

Với Châu Âu, ông Trump đang gây sức ép mạnh với NATO về chia sẻ gánh nặng quân sự và với EU về kinh tế thương mại. Một cuộc gặp với ông Putin “trên lưng” các nước Châu Âu sẽ thể hiện một nước Mỹ dám làm, không kiêng nể, sẵn sàng ép buộc đồng minh theo ý mình.

Và động cơ thứ ba là với Trung Quốc – cường quốc đang vươn lên thách thức vị trí siêu cường số 1 của Mỹ.

Sự trùng lặp về thời điểm giữa những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm xoa dịu căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ cùng mối đe dọa chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày một gia tăng trong thời gian gần đây buộc người ta phải nghĩ rằng Trump và các cố vấn của mình đang cố gắng vận dụng “lá bài Nga” để đẩy Trung Quốc vào thế bị động trong quan hệ nước lớn.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 7.

Có những lý do để không nên quá kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Nga lần này sẽ đạt kết quả lớn ngay lập tức. Về cơ bản, cuộc gặp sẽ mang tính “mở cửa” để hai bên tiếp tục trao đổi, đàm phán cải thiện quan hệ. Tương tự như câu chuyện hòa dịu bán đảo Triều Tiên với thượng đỉnh Trump – Kim ngày 12/6 vừa qua.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 8.

Về nội bộ Mỹ, mặc dù ông Trump “dám chơi”, sức ép và rào cản để đến với Nga vẫn rất lớn.

Về đối ngoại, từ vấn đề Crimea cho đến khủng hoảng Syria, Nga bị xem như kẻ chuyên phá rối, hay thậm chí có tham vọng bá quyền ở khu vực, đi ngược lại với “giá trị Mỹ”.

Nội bộ Mỹ vốn đã quen với việc coi Nga là “cái gai trong mắt”, hay “con ngáo ộp” để vận động sự ủng hộ trong nước và cả đoàn kết với đồng minh NATO. Thậm chí người ta còn nói đến sự xuất hiện của “chủ nghĩa bài Nga” khi những phương thức tuyên truyền suốt bao nhiêu thập kỷ, qua cả báo chí và Hollywood đã xây dựng một hình ảnh Nga xấu xí trong con mắt người Mỹ.

Vấn đề đã càng trở nên nghiêm trọng hơn khi phía Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 để giúp Trump đánh bại Hillary. Do đó, mọi nỗ lực để hàn gắn quan hệ Mỹ – Nga chắc chắn sẽ vấp phải sự chống đối hết sức mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ, đặc biệt từ đảng Dân chủ.

Trong trường hợp đó, dù chính quyền Trump có quyết tâm chính trị rất lớn đi nữa thì với sự phản đối từ Quốc hội, việc hoàn toàn “đảo chiều” quan hệ hai nước ngay lập tức là gần như không tưởng.

Do đó, để cải thiện thực sự được quan hệ với Nga thì chính quyền tổng thống Trump phải tìm kiếm được lý do mà nội bộ đồng ý là chính đáng.

Vào thập kỷ 70, tổng thống Nixon đã làm được điều đó vì có lý do chiến tranh Việt Nam, người dân và chính giới rất mong muốn chính phủ rút quân khỏi Việt Nam. Và thời điểm đó mọi sự cũng thuận lợi cho Nixon khi Mỹ và Trung Quốc không có nhiều điểm đối đầu trực tiếp, và mâu thuẫn Xô – Trung lên đến đỉnh điểm. Lá bài “ly gián” do đó có thể được sử dụng hiệu quả.

Còn bây giờ thì lại khác.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 9.

Là người luôn tự tin cho rằng mình có thể “tái khởi động” quan hệ với Nga vốn đã đóng băng từ lâu nay, Donald Trump chắc chắn sẽ nỗ lực hết sức để chứng tỏ rằng mình là một nhà đàm phán đại tài. Sự quyết tâm của Trump sẽ là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để làm nên một cuộc thượng đỉnh thành công.

Một trong những “điềm lành” cho phía Nga là cách mà Trump đang hành xử với các đồng minh NATO của mình.

Một vị tổng thống Mỹ khác như Obama hay Clinton nếu thăm NATO trước khi thăm Nga thì thường sẽ nhấn mạnh cam kết an ninh của Mỹ, thậm chí sẽ cố gắng thổi phồng mối đe dọa từ Nga để tăng cường tình đoàn kết trong khối.

Là người luôn giương cao ngọn cờ “America First” (nước Mỹ trước tiên), đối với Trump, điều quan trọng nhất không phải là đảm bảo an ninh của các đồng minh mà là yêu cầu những nước này phải chia sẻ gánh nặng quốc phòng nhiều hơn.

Những tín đồ của chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế đã lý giải một trong những nguyên nhân của việc Nga can thiệp vào Ukraine năm 2014 đó là vì NATO đã mở rộng đến sát biên giới của họ.

Về lâu dài việc NATO nâng cao chi tiêu quốc phòng có thể đặt ra thách thức an ninh lớn hơn đối với Nga, nhưng các nhà lãnh đạo ở điện Kremlin cũng hiểu rằng sẽ không dễ để Trump ép được tất cả các đồng minh NATO hoàn thành chỉ tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng – điều mà tất cả các tổng thống Mỹ trước đây đều thất bại.

Hơn nữa, bản thân việc Trump giữ vững lập trường cứng rắn với các đồng minh trong ngắn hạn thậm chí sẽ là tín hiệu tốt đối với Nga bởi nhiều khả năng nó sẽ gây rạn nứt trong khối NATO thay vì khiến tất cả đoàn kết hơn.

Với khởi đầu thuận lợi như vậy, sẽ có dư địa để hai bên cùng bàn bạc và giải quyết các vấn đề nóng, đặc biệt là ở khu vực Đông Âu và Trung Đông.

Việc đạt được một thỏa thuận “ngầm” về vai trò của Ukraine ở Châu Âu sẽ giúp cho quan hệ Nga – Mỹ tan băng ít nhiều. Tuy nhiên đây không phải là điều dễ dàng bởi một thỏa thuận về Ukraine đủ làm Nga hài lòng gần như chắc chắn sẽ yêu cầu phía Mỹ phải dỡ bỏ bớt các lệnh trừng phạt kinh tế và thậm chí công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Sự song trùng lợi ích của đôi bên có phần lớn hơn ở Syria khi chính quyền Trump đã thể hiện rất rõ mong muốn rút quân khỏi Syria trong tương lai, đồng thời chấp nhận từ bỏ yêu cầu Assad phải “ra đi”.

Không phải tự nhiên mà phía Nga phản ứng tương đối mềm mỏng sau khi Mỹ và các đồng minh tấn công Syria vào tháng 4 vừa qua. Một thỏa thuận cho phép cả hai rút quân khỏi Syria và giữ nguyên chế độ hiện nay do Assad đứng đầu có thể làm thoả mãn cả đôi bên.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 11.

Một điểm rất đáng lưu ý rằng: Ông Trump đang ở trong thời điểm rất nhạy cảm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11/2018, nếu phe Cộng Hòa đạt kết quả tốt thì sẽ tạo tiền đề cho nhiệm kỳ 2 của ông Trump. Ngược lại, nếu Đảng Cộng Hòa để mất hạ viện thì chính quyền Trump sẽ phần nào bị “trói tay” trong 2 năm nhiệm kỳ còn lại. Do đó, quyết định gặp Nga trong thời điểm này chẳng khác gì ông Trump tạo cớ cho phe chống đối ở trong nước.

Từ khi nhậm chức đến nay, dường như mọi bước đi chính sách của chính quyền Trump đều có mục đích đối nội, nhưng lần này, có lẽ ông Trump sẵn sàng làm khác.

Người lạc quan thì cho rằng ông Trump thực sự bắt đầu hiểu về lợi ích chiến lược hơn ưu tiên ngắn hạn. Còn kẻ nghi ngờ thì sẽ nói thực chất vị Tổng thống doanh nhân này chỉ đơn thuần tìm cách tiếp tục “ghi danh” sau thành công tương đối của cuộc gặp trước đó với Triều Tiên.

Thực tế, vị Tổng thống lần thứ 45 của Hoa Kỳ đã cho chúng ta thấy hết lần này đến lần khác là:

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 12.

Trước đó chẳng ai dự đoán được rằng ông sẽ “cứng với đồng minh” như Canada, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như NATO về kinh tế thương mại và chia sẻ gánh nặng quân sự. Cũng chẳng ai dự đoán được là ông sẽ “mềm” với đối thủ như trường hợp với Triều Tiên và Nga.

Một điều thú vị trớ trêu là: Nếu đem ra so sánh, có lẽ các cuộc gặp giữa Mỹ và các đối thủ truyền thống như Triều Tiên, Nga có tỷ lệ thành công cao hơn so với cuộc gặp các đồng minh với Mỹ như tại G7, NATO v.v…

Chuyến công du của ông Trump lần này tới Châu Âu là nhằm tham dự thượng đỉnh NATO và thăm Anh quốc, rồi mới đến Phần Lan gặp ông Putin. Nhưng dường như hai sự kiện trước đó đã và đang bị phủ bóng bởi Helsinki 16/7.

Nixon đến Trung Quốc và Trump đến với nước Nga: Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vần - Ảnh 13.

Bức ảnh chụp Tổng thống Trump và các lãnh đạo NATO. (Ảnh: Getty)

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Putin lần này vì thế không chỉ là câu chuyện của hai nước Mỹ – Nga. Họ gặp nhau có đạt kết quả gì hay không thì hạ hồi còn phân giải. Nhưng một điều chắc chắn là cả thế giới đang nhìn về phía họ.

Những con mắt lo ngại đó không chỉ đến từ phương Tây là các nước Châu Âu đồng minh của Mỹ, mà còn đến từ Trung Đông và ở xa Helsinki hơn là ở Châu Á, nơi có một cường quốc đang vươn lên thách thức vị trí số một vốn được Mỹ ngự trị từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay.

Năm 1972, “Nixon goes to China” – là câu nói hàm ý rằng chỉ có một lãnh đạo “bất thường” và dám làm như Nixon có thể đến Trung Quốc để thay đổi toàn bộ bàn cờ đại chiến lược khi đó. 46 năm sau đó, dường như ông Trump có mong muốn “đến với nước Nga”, trở thành một người thay đổi thế giới như vậy.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô gặp nhau để quyết định sự thay đổi của thế giới. Lần này, tại Helsinki, cục diện thế giới với những biến chuyển mới chính là lực đẩy khiến hai cường quốc này tìm đến nhau. Liệu rằng lịch sử sẽ lặp lại, hay chí ít sẽ gieo vần?

Theo Trithuctre

Tin tức Thế giới

Tổng thống Trump: “Không kỳ vọng nhiều” vào cuộc gặp với ông Putin

Tổng thống Trump: “Không kỳ vọng nhiều” vào cuộc gặp với ông Putin

Tổng thống Trump cho biết, “không kỳ vọng nhiều” vào cuộc gặp với ông Putin.

Trước cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra nhận định rằng, ông “không kỳ vọng nhiều” vào cuộc gặp với ông Putin tại Helsinki vào hôm nay (16/7).

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ đang là đề tài nóng khiến các đồng minh trong khối NATO của Mỹ lo ngại về khả năng ông Trump sẽ ký kết một số thỏa thuận đơn phương với Tổng thống Putin làm ảnh hưởng tới ưu thế của liên minh quân sự.

“Tôi tới đó với tâm trạng không kỳ vọng gì nhiều. Tôi không hề có bất cứ sự kỳ vọng lớn nào”, ông Trump chia sẻ với hãng tin CBS News tại Turnberry, sân golf ở khu vực bờ biển phía tây Scotland.

Trước đó, hôm 13/7, một bồi thẩm đoàn liên bang Mỹ đã cáo buộc 12 sĩ quan Nga tấn công hệ thống máy tính của đảng Dân chủ nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016.

Về phần mình, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh, chính những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 là nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ khó có thể đưa ra các thỏa thuận với Moscow.

Ngay cả cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng bày tỏ không mấy kỳ vọng vào cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Putin và xem đây chỉ là một cuộc gặp song phương đơn thuần, do đó sẽ không có bước đột phá nào xảy ra.

“Đây không phải là một cuộc họp thượng đỉnh. Đây chỉ là một cuộc gặp. Đây chỉ là nỗ lực để kiểm chứng liệu chúng tôi có thể làm xoa dịu tình hình cũng như xóa bỏ một số vấn đề nguy hiểm khỏi mối quan hệ hiện thời”, Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman chia sẻ với hãng tin NBC News.

=============================

Không phải Pháp, Tổng thống Putin và Nga đã làm nên “World Cup vĩ đại”

Không phải Pháp, Tổng thống Putin và Nga đã làm nên "World Cup vĩ đại"

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic trong lễ bế mạc World Cup 2018. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin và nước Nga đã tổ chức giải World Cup thật sự vĩ đại.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh ngày 16.7 tại Helsinki, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng thông điệp chúc mừng trên Twitter nhân kết thúc giải vô địch đóng đá thế giới – World Cup 2018 .

“Chúng tôi xin chúc mừng Tổng thống Putin và nước Nga về việc tổ chức giải đấu World Cup thật sự kỳ vĩ, một trong những giải đấu tuyệt vời nhất trong lịch sử!” – ông Donald Trump viết.

Ngôi vị quán quân World Cup 2018 thuộc về đội tuyển Pháp , trong trận chung kết đã đánh bại đội tuyển Croatia với tỉ số 4-2.

Tổng thống Putin trước đó đã tiếp Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach, người đến Mátxcơva để dự trận chung kết World Cup 2018.

Nhân vật số 1 của IOC tuyên bố rằng nhiều quốc gia ghi nhận sự ân cần chu đáo của chủ nhà giải vô địch bóng đá thế giới.

“Tôi cho rằng sự tiếp đón nồng hậu mà người dân Nga dành cho các vị khách nước ngoài đã làm thay đổi nhiều đánh giá có thể từng nghe ở nhiều nước khác nhau trước đây. Sự tiếp đón đó cho thấy Nga là vị chủ nhà ân cần hiếu khách và cuốn hút toàn thế giới” – Sputnik trích lời ông Thomas Bach.

Đáp lại, Tổng thống Putin nói trong cuộc gặp: “Hy vọng là chúng tôi lặp lại được thành tích tổ chức những sự kiện thể thao quốc tế lớn, khả năng mà chúng tôi đã chứng tỏ khi tiến hành Thế vận hội Olympic ở Sochi”.

Ông Thomas Bach nhấn mạnh, ông rất vinh dự khi có dịp thăm Nga nhân giải đấu bóng đá và chân thành chúc mừng Tổng thống Nga Putin về thành công to lớn của World Cup.

Hôm 14.7, Ban tổ chức World Cup Nga nói rằng giải đấu này giúp cải thiện hình ảnh của Nga ở nước ngoài. Trước đó, các tổ chức nhân quyền từng kêu gọi lãnh đạo các nước phương Tây tẩy chay World Cup ở Nga vì sự can dự của Mátxcơva ở Syria.

Alexei Sorokin, giám đốc điều hành của ban tổ chức địa phương, cho biết Nga đã đón hơn một triệu khách nước ngoài trong suốt giải đấu và rằng 12 sân vận động World Cup có tỉ lệ chiếm chỗ ngồi 98%.

Giải đấu kéo dài một tháng, kết thúc với trận chung kết giữa Pháp và Croatia tại sân vận động Luzhniki ở Mátxcơva, không có sự cố an ninh lớn nào. Những lo sợ trước sự kiện này về tình trạng kì thị chủng tộc và bạo lực của cổ động viên quá khích đã không thành hiện thực.

“Nó đã thay đổi nhận thức về Nga ở nước ngoài” – ông Sorokin nói trong một cuộc họp báo. “Nó cho thấy chúng tôi là ai. Chúng tôi đã cho thấy chúng tôi là một quốc gia cởi mở, thân thiện, hiếu khách”.

Mặc dù cổ động viên từ các nước Châu Âu đông hơn so với từ các nước Châu Mỹ Latin, ông Sorokin nói rằng sự quan tâm của Châu Âu đối với World Cup tăng lên khi giải đấu tiếp diễn.

Dẫn ra sự gia tăng về số lượng yêu cầu thẻ cổ động viên của du khách Anh khi nước này tiến vào những vòng trong, và với trận đấu tranh hạng ba, ông Sorokin nói định kiến về Nga đã bị phá vỡ trong giải World Cup.

“Các bạn thấy chúng tôi đã làm hết sức mình để chào đón bất kì người hâm mộ nào từ bất kì quốc gia nào, từ bất kì nơi nào trên thế giới” – ông nói.

Sự thành công của Nga trên sân đã khiến World Cup đặc biệt hấp dẫn đối với nước chủ nhà.

“Nó không chỉ thay đổi nhận thức về Nga ở nước ngoài, nó đã thay đổi chúng tôi” – ông Sorokin nói. “Bây giờ chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể. Chúng tôi có thể đá bóng tốt, chúng tôi có thể tổ chức các sự kiện có tầm quan trọng toàn cầu”.