Tin tức thế giới

Hành trình ra khỏi hang “căng thẳng hơn phim kinh dị” của các cầu thủ Thái Lan

[ĐỒ HỌA] Hành trình ra khỏi hang "căng thẳng hơn phim kinh dị" của các cầu thủ Thái Lan

Để ra được khỏi hang, các cầu thủ nhí phải vượt qua một đoạn “thắt cổ chai” vô cùng nguy hiểm.

Anmar Mirza, điều phối viên quốc gia của Chiến dịch Giải cứu Hang động, chia sẻ: “Tôi không nghĩ có bộ phim kinh dị nào có thể so sánh với những gì xảy ra trong hang… Tôi đã tham gia cứu hộ trong hang động hơn 30 năm nay và tôi chưa bao giờ trải qua tình huống nào phức tạp tới mức như thế này”.

“Sự tin tưởng giữa các em nhỏ và thợ lặn chiếm tới 90% khả năng thành công của việc cứu hộ,” Mirza nói.

Đồ họa dưới đây cho thấy hành trình căng thẳng của các thành viên đội bóng nhí cùng những thợ lặn xuất sắc của Hải quân Anh và quốc tế.

[ĐỒ HỌA] Hành trình ra khỏi hang căng thẳng hơn phim kinh dị của các cầu thủ Thái Lan - Ảnh 1.
[ĐỒ HỌA] Hành trình ra khỏi hang căng thẳng hơn phim kinh dị của các cầu thủ Thái Lan - Ảnh 2.

theo Trí Thức Trẻ

========================

Hơn 1 tỉ người dùng, Wechat không thoát khỏi sự kiểm soát của ĐCSTQ

Tại Trung Quốc, Wechat phổ biến đến mức đâu đâu cũng có người dùng, nó đã trở thành xương sống của truyền thông của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì thế mà cảm thấy đe dọa và muốn kiểm soát chặt hơn, đồng thời cũng muốn dùng lượng dữ liệu khổng lồ từ Wechat để kiểm soát người dân.

TO GO WITH China-IT-telecommunication-Tencent,FOCUS BY AMANDA WANGThis photo illustration taken on March 12, 2014 shows the logo of Chinese instant messaging platform called WeChat on a mobile device which has taken the country by storm in just three years. WeChat has taken China by storm in just three years, allowing its more than 300 million users to send text, photos, videos and voice messages over smartphones, find each other by shaking their devices -- a common dating technique -- and even book and pay for taxis. AFP PHOTO/Peter PARKS        (Photo credit should read PETER PARKS/AFP/Getty Images)

Ảnh minh họa từ Getty Images

Theo The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, Wechat hiện có khoảng 1 tỉ người dùng, mấy năm gần đây Wechat đã trở thành kênh thông tin chủ yếu của cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan tại Trung Quốc. Điều này khiến Tencent (công ty sở hữu Wechat) trở thành công ty truyền thông hàng đầu, và ĐCSTQ đã quá quen với việc kiểm soát chặt chẽ kênh thông tin liên lạc  này.

Wechat là một phần mềm miễn phí cung cấp các dịch vụ thông tin đối với người dùng điện thoại thông minh của Công ty Tencent. Người dùng sẽ sử dụng Wechat để nhắn tin, thanh toán hóa đơn, giải trí và chơi trò chơi, hoặc là chia sẻ thông tin và quan điểm. Tuy nhiên ĐCSTQ lo lắng Wechat bị dùng để truyền bá những luận điệu chống lại chính quyền và dùng tên giả để lên mạng làm những hoạt động bất đồng chính kiến.

ĐCSTQ kiểm soát chặt Wechat

Theo Luật an ninh mạng của Trung Quốc, Tencent sẽ phụ trách xóa bỏ những nội dung “phi pháp” trên trang web của mình và trên các nền tảng khác do mình quản lý, bao gồm bất cứ nội dung nào làm nguy hại đến “lợi ích quốc gia”, tổn hại đến “thống nhất quốc gia”. Tencent đã từng bị phạt ít nhất 2 lần vì bất lực trong vấn đề kiểm soát nội dung.

Wechat cũng đã đưa ra biện pháp bằng cách ngăn chặn người dùng lợi dụng nền tảng này để tạo nhóm lớn. Đây cũng có thể là nguyên nhân mà ĐCSTQ chặn các mạng xã hội như Facebook, Twitter.

Trên Wechat, nhóm chat bị giới hạn dưới 500 thành viên, khi một nhóm nào đó có trên 100 người, thì mỗi thành viên mới đều phải được xác nhận số điện thoại.

Rất nhiều người Trung Quốc tin rằng, Wechat bị chính quyền giám sát. Nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền tại Trung Quốc nói, họ từng đăng một số ngôn luận riêng tư trên Wechat, thì bị chính quyền hỏi thăm.

Nhà hoạt động Hồ Giai chia sẻ với WSJ, ông dùng chức năng thanh toán di động trên Wechat để mua một cái súng cao su, kết quả bị an ninh đến hỏi thăm xem có phải ông muốn bắn camera giám sát ở bên ngoài chung cư nơi ông ở hay không.

Hồ Giai nói, “kinh nghiệm chứng minh, Wechat hoàn toàn để lộ thông tin cho chính quyền”, đặc biệt là với những người nằm trong danh sách bị chính quyền giám sát, “mỗi người đều có một gián điệp đang theo dõi họ. Gián điệp này chính là điện thoại thông minh.”

Tencent nói họ không lưu giữ thông tin người dùng Wechat trên máy chủ, chính quyền không thể có được những thông tin này. Tuy nhiên, thông tin trên Wechat không được mã hóa. Theo người nắm rõ tình hình cho biết, khi bị cảnh sát yêu cầu, Tencent có thể lưu lại những thông tin này, đồng thời giao cho chính quyền.

Người thạo tin còn nói, thông tin về Wechat bị chính quyền Trung Quốc theo dõi đã ngăn cản Wechat mở rộng phát triển ra ngoài Trung Quốc.

Tất cả các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, bao gồm cả Tencent và Alibaba, đều bị chính quyền kiểm duyệt. Tuy nhiên sự kiểm duyệt đối với Tencent thì mạnh hơn, bởi vì nó đóng vai trò là mạng xã hội trên internet.

“Alibaba chỉ là một trang web phục vụ người dùng để họ mua hàng trên đó”, “Tencent thì khác, bởi vì nó có chức năng tuyên truyền bà truyền bá thông tin”, Giáo sư Xã hội học tại Đại học Công nghệ Hồng Kông Đinh Học Lương nói.

Bên cạnh việc chính quyền làm nghiêm trong vấn đề sàng lọc thông tin, CEO của Tencent là Mã Hoa Đằng cũng là người có liên hệ giữa các cơ quan giám sát của chính quyền Trung Quốc. Mặc dù ông không phải là đảng viên ĐCSTQ, nhưng lại là Đại biểu Nhân đại toàn quốc.

Người nắm rõ tình hình cho biết, Mã Hoa Đằng và lãnh đạo cấp cao khác trong công ty đang bỏ ra nhiều thời gian hơn nữa để thỏa mãn yêu cầu của chính quyền. Ban giám đốc thường xuyên thảo luận về các thay đổi trong vấn đề giám sát của chính quyền xem thay đổi nào có thể ảnh hưởng đến sản phẩm của Tencent.

Một lãnh đạo cấp cao của Tencent chia sẻ với WSJ có nhắc đến vai trò của Mã Hoa Đằng khi tiếp xúc với quan chức chính phủ đã nói: “Ông ấy là người hướng nội, ông ấy chấp nhận những việc mà ông ấy cần làm”. Vị này còn nói, thực tế, Mã Hoa Đằng càng muốn chìm trong công việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc bị ràng buộc với chính quyền ĐCSTQ

Theo WSJ, để giám sát công dân trong nước, chính quyền Trung Quốc đang xây dựng hệ thống công nghệ cao tiên tiến trên thế giới, trong đó có hệ thống camera, công nghệ nhận dạng khuôn mặt và hệ thống máy tính khổng lồ. Trọng tâm của kế hoạch này chính là các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, họ sẽ công khai làm tai mắt cho chính quyền Trung Quốc trên không gian mạng.

Bao gồm cả các công ty như Alibaba, Tencent, Baidu cũng bị chính quyền yêu cầu phối hợp trợ giúp tìm kiếm tội phạm hình sự, bịt miệng những nhà bất đồng chính kiến. Công nghệ của họ cũng bị dùng trong việc xây dựng mạng lưới giám sát đô thị.

Alibaba có một nhóm nhỏ phụ trách giám sát lưu lượng truy cập của người dùng, gọi là “Cục thần thuẫn Ali”. Cục này cho biết đã hợp tác và trợ giúp cảnh sát xử lý hàng ngàn vụ án.

Trong một quốc gia mà ĐCSTQ kiểm soát hệ thống pháp luật và quyền kinh doanh của các doanh nghiệp, những công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc không có lựa chọn nào khác, bị ép buộc phải phối hợp cùng với ĐCSTQ.

Giáo sư Chính trị học Bùi Mẫn Hân (Pei Minxin) công tác tại Học viện Claremont Mckenna tại Mỹ nói, “công ty lớn có thể trở thành những nạn nhân bị cưỡng hôn”.

==================

Có mặt tại Hà Nội hôm Chủ nhật 8/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng  Bắc Hàn có thể đi theo con đường “tuyệt vời” mà Việt Nam đã trải qua, nhưng để đạt được điều đó, Kim Jong Un phải biết “nắm lấy cơ hội này”. 

US Secretary of State Mike Pompeo (L) meets Vietnam's Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong at the Party's head office in Hanoi on July 8, 2018. - Pompeo shrugged off North Korean accusations of 'gangster-like' behaviour and said sanctions on Pyongyang would only be lifted with 'final' denuclearisation. (Photo by - / various sources / AFP)        (Photo credit should read -/AFP/Getty Images)

Embed from Getty Images

Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ trích lại phát biểu của ông Pompeo tại Việt Nam:

“Trước sự thịnh vượng và mối quan hệ đối tác tưởng chừng không thể xảy ra mà chúng tôi đang có với Việt Nam ngày hôm nay, tôi có một thông điệp với Chủ tịch Kim Jong Un: Tổng thống Donald Trump tin rằng nước ngài có thể tái tạo lại con đường này [của Việt Nam]. Nó sẽ là của ngài nếu ngài nắm lấy cơ hội này. Phép màu này có thể là của ngài; nó cũng có thể là phép màu của ngài ở Bắc Hàn”.

Hoa Kỳ đã thể hiện rõ những gì chúng tôi mong muốn từ Bắc Hàn để có thể bắt đầu chuỗi sự kiện tuyệt vời này. Lựa chọn bây giờ tùy thuộc vào Bắc Hàn và người dân nước này. Nếu họ có thể làm điều này, nó sẽ được ghi nhớ và Chủ tịch Kim sẽ được ghi lại là người hùng của người dân Triều Tiên”.

Ông Pompeo vừa kết thúc chuyến thăm Bắc Hàn 2 ngày để tiếp tục nghị trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim hồi tháng trước. Tuy nhiên ngay sau khi ông rời khỏi Bình Nhưỡng, hãng truyền thông nhà nước Bắc Hàn KCNA chỉ trích ông Pompeo hành xử như “côn đồ”.

Ngoại trưởng Mỹ nói rằng khi ở Bình Nhưỡng, ông đã “thúc đẩy cuộc nói chuyện về phi hạt nhân hóa và họ không phản đối”, nhưng đồng thời thừa nhận con đường phía trước còn nhiều khó khăn và thách thức.

Ông Pompeo tới Việt Nam sau khi bay khỏi Bình Nhưỡng. Việt Nam từng được coi là địa điểm tiềm năng cho hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa ông Kim và ông Trump hồi tháng trước.

Trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, ông Pompeo nói: “một chìa khóa dẫn tới sự trỗi dậy lớn của Việt Nam trong vòng vài thập kỷ qua là nhờ giao tiếp mới với Mỹ”, và điều này “bắt đầu khi Mỹ và Việt Nam cùng nhau làm việc để hồi hương hài cốt của các quân nhân Mỹ hy sinh ở Việt Nam”.

“Trong vòng hai thập kỷ qua, thương mại song phương đã tăng 8.000 phần trăm. Riêng trong 10 năm qua, xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đã tăng hơn 300%, và các công ty Mỹ đã đổ hàng tỷ USD đầu tư vào Việt Nam”. 

Thực tế là chúng tôi đang hợp tác, chứ không phải giao chiến, là bằng chứng cho thấy rằng khi một đất nước quyết định kiến tạo tương lai tươi sáng hơn cho bản thân bên cạnh Mỹ, chúng tôi sẽ giữ đúng lời hứa”.

Trước khi phát biểu trước các doanh nghiệp, ông Pompeo có cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo thông tin đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Trọng nói với nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ rằng dù “rất ngắn ngủi”, chuyến thăm của ông Pompeo “rất quan trọng”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam là đất nước ông muốn tới vì đây là “đối tác quan trọng của Mỹ”.

Ông Pompeo cũng chuyển lời hỏi thăm của Tổng thống Trump tới Tổng bí thư Việt Nam, cũng như nhắc lại chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mattis, đồng thời cho biết rằng cả ông Trump và ông Mattis “thực sự cam kết [phát triển] quan hệ giữa hai nước”.

Ngay trong ngày Chủ Nhật, ông Pompeo đã rời Việt Nam tới Tokyo để tiếp tục chuyến công du 7 ngày của mình.

 

Bình luận về bài viết này