Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính

Bút chiến!

Phuoc béo – Việc “Một góc nhìn khác” chê Tổng bí thư Trọng nhu mì, chê Chủ tịch nước Sang không dám nói tên ‘đồng chí X’, chê Thủ tướng Dũng điều hành chính phủ kém… và khen ‘cụ Bá’ (từ của blogger Trương Duy Nhất) có đủ tài khuynh loát đám đông mà trong lịch sử Việt Nam (chắc là cận đại) chỉ có Hồ Chí Minh và Lê Duẩn làm được, đó là chuyện riêng, nhận định riêng của tiên sinh, không bàn cãi làm gì. Nhưng, có những câu từ ngữ nghĩa mà người cầm bút lọc lõi kia đã định hướng và phán quyết khiến người viết bài này thắc mắc, nghi vấn, phải đặt dấu chấm hỏi.

Thật sự dân chủ?
Trong entry “Chia tay cụ Bá“, anh Nhất viết “Chưa có quan tỉnh nào bước chân vào cửa Ba Đình lại được dân tình khen nức nở và kỳ vọng lớn vậy. Nếu có một cuộc bỏ phiếu thật sự dân chủ vào lúc này, tôi tin dân tình cả nước dồn phiếu cho cái tên Nguyễn Bá Thanh nhiều nhất.” Không hiểu tiên sinh hiểu thật sự dân chủ là như thế nào, nhưng đã quả quyết đánh dấu chấm than nhận định của mình là “dân tình cả nước dồn phiếu cho cái tên Nguyễn Bá Thanh nhiều nhất.”
Xem như, bạn đọc đã được mở mắt một khái niệm “thật sự dân chủ” đang chứa đựng trong đầu blogger Trương Duy Nhất so với một khái niệm dân chủ khác thường nghe, đọc, viết, thấy “công bằng, dân chủ, văn minh” thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cái khẩu hiệu ấy đã ngấm sâu trong mỗi người dân và theo suốt hành trình của báo chí cách mạng Việt Nam, nơi mà nhà báo Trương Duy Nhất từng công tác một thời gian rất dài, nơi đã rèn luyện, tạo điều kiện và định hình những bước đi đầu tiên về chuyên môn, cơ sở vật chất, mối quan hệ… của con người Trương Duy Nhất, kết quả là dân cư mạng biết đến một blog lẫy lừng như hiện nay đang dẫn dắt dư luận một khái niệm dân chủ mới mà anh ấy cho là thật sự.
Vậy từ trước đến nay, người dân mình đi bầu, đi bỏ phiếu vì mục đích gì, để làm gì… và có thể coi là vô nghĩa nếu áp dụng cái thật sự dân chủ của anh Nhất. Và cũng nên nhắc lại, cụ Bá nổi như cồn hiện nay chính là nhờ những lần đi bầu, đi bỏ phiếu theo khái niệm dân chủ của báo chí cách mạng Việt Nam đấy.
Thực ra, ông Thanh có được bầu làm Chủ tịch thành phố, Bí thư thành phố hay Tân Trưởng ban Nội chính… thì kết quả ấy có được là do sự chọn lọc giữa ông ta và các đồng chí của ông ta, do sự sắp sếp nhân sự của đảng ông ta. Nhân dân biết được gì, hiểu được gì… trong các chức danh đó mà bầu với bỏ.
Còn nếu bỏ phiếu theo kiểu dân chủ thiện cận của riêng người viết thì ông Nguyễn Bá Thanh cứ ra tranh cử thử xem, nhưng cũng cần phải cho biết đối thủ tranh cử của ông ta là ai chứ.
– Nếu như đối thủ của ông Thanh là giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nhà sử học Dương Trung Quốc, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tiến sĩ Nguyễn Quang A, kinh tế gia Trần Du Lịch…
– Nếu như đối thủ của ông Thanh là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định, blogger Điếu Cày…
– Nếu như đối thủ của ông Thanh là Osin Huy Đức, chủ nhân blog Ba Sàm, chủ nhân blog Quê Choa, chủ nhân blog Một góc nhìn khác, chủ nhân blog Beo…
Thành phần tranh cử mà ‘dữ dằn’ như thế chắc dân tình cả nước phải đau đầu, đắn đo suy nghỉ kỹ càng.., không biết chừng lại dồn phiếu cho cái tên blog Một góc nhìn khác nhiều nhất.
Viết ba láp ba sàm vậy thôi, bà con đừng có vỗ tay mà tội nghiệp.
Anh Nhất khen cụ Bá thì anh Nhất có quyền bỏ phiếu, nhưng đừng ép chữ ‘thật sự dân chủ’ để định hướng, dồn dân tình cả nước bỏ phiếu nhiều nhất vào một cái tên Nguyễn Bá Thanh mà không cho nhân dân biết đối thủ tranh cử với ông ấy là nhân vật nào thì thật sự là quá ẩu, còn nếu chỉ một mình ông ta ra ứng cử thì nói làm gì nữa, có thể phong thánh cho tiên sinh vì đoán quá đúng.
Riêng chuyện bầu bán giữa ông ta và các đồng chí của ông ta, của đảng ông ta thì xin miễn bàn. Và dân tình cả nước cũng đừng có mơ…
 
Đúng sai gì không biết?
BBC vừa mới đăng bài “Tại sao kỳ vọng vào Nguyễn Bá Thanh?“, nhà báo Trương Duy Nhất cho biết “Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.” Khi túng tiền, nhiều người đàng hoàng cũng đã tìm cách đánh kèo bóng đá để mong có một số tiền như ý trong một thời gian thật ngắn, dân cá độ chuyên nghiệp nói rằng kèo đó năm ăn năm thua, và cũng dân cá độ chuyên nghiệp thống kê rằng, thua thì nhiều chứ ăn được bao nhiêu, chỉ có những thằng làm cò, làm cái mới là hưởng lợi. Khao khát một sự thay đổi mà đúng sai gì không biết cũng sẽ có kết quả như vậy đó.
Người viết chưa bao giờ tin rằng ‘blogger cẩn thận từng lỗi chính tả này’ có thể suy nghĩ thiếu chín chắn, vô minh như vậy được. Nhưng ngồi dò dẫm cả bài báo, vẫn không tìm được cái ý chính, cái ý thuyết phục để có thể đồng thuận cùng anh Nhất kỳ vọng vào Nguyễn Bá Thanh. Nhà báo không cho biết và hình như cũng chẳng biết cụ Bá sẽ làm gì, có những hoạch định gì trong cương vị mới.
Cơ chế và cách quản lý nhà nước này đã sinh ra, tạo nên những nhân vật nổi bật. Trong chính trị có ‘hiện tượng’ Hồ Đức Việt, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Trường Tô, Nguyễn Sự… Trong kinh tế có ‘hiện tượng’ bầu Kiên, bầu Đức, chúa đảo Tuần Châu, bà Tư Hường, Dương Thị Bạch Diệp, Đặng Lê Nguyên Vũ… Trong điều hành vĩ mô có ‘hiện tượng’ Trần Xuân Giá, Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng… Chưa kể những lĩnh vực khác như báo chí, thể thao, văn hóa, nghệ thuật, xã hội đen, thế giới ngầm… thì con số đó thống kê không xuể mà điển hình nhất là ‘hiện tượng’ thơ Hoàng Quang Thuận. Mà để hiểu cơ chế và cách quản lý nhà nước này như thế nào, không cần tìm kiếm đâu xa, chỉ cần vào xem blog Trương Duy Nhất là có thể nắm được khái quát vấn đề. Và nghịch lý cũng nằm trong nằm trong những câu văn tưởng chừng như có lửa đấy, bạn đọc nào tinh ý sẽ nhận ra ngay.
Khi không biết trong đầu người ta nghĩ gì, sẽ định làm gì, mãi vùng vẫy trong hệ quy chiếu hẹp của canh bạc chính trị đặc thù Việt Nam hay thổi vào đó hơi hướng của thời đại, của tiến bộ xã hội trên tinh thần ‘phải cho dân mở miệng’, tinh thần thượng tôn pháp luật để rồi hiếp dâm chữ ‘quyền lực chỉ thông suốt’ trên chiếc gường có tên là ‘có tài khuynh loát đám đông’, đặt số phận người dân đỏ đen vào khao khát một sự thay đổi mà đúng sai gì không biết là quá ẩu. Dân chủ bài bản cũng như lô đất hình chữ nhật, như ngôi nhà mà tiên sinh đang thường trú, nó không có sẵn, nó có được là do mồ hôi, nước mắt, nhiều khi phải trả giá bằng máu nữa. Đời không ai cho không ai cái gì, ngay cả một lời khen.
Móc họng, đấm nốc ao” một Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, một Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn, một Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, một Tướng công an, Tổng biên tập báo CAND Nguyễn Hữu Ước, một Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng.., nhưng lại hết sức “kín kẽ, nhẹ nhàng” với ‘những tì vết’, với ‘khá nhiều điều tiếng’ của cụ Bá mà Trương tiên sinh biết, biết rất rõ. Cẩn thận không bao giờ thừa, ngạn ngữ xưa có câu “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”. Bỏ ngõ một vế, rồi cố tình “khuếch trương, tô vẽ hay lột trần trụi, xách mé” một vế, đấy là việc làm của một kẻ có chủ đích, có mưu lợi. Khôn khéo đến tận cùng, hình ảnh ‘Nhân vật của năm 2012′ được blogger Trương Duy Nhất chọn là ‘Dân oan giữ đất’ làm hả hê nức lòng những công dân mạng. Nhưng, như một sự kiểm duyệt tuyệt đối, sẽ chẳng có ‘Dân oan giữ đất’ của Đà Nẵng (nơi địa phương tiên sinh thường trú) và vấn đề oán trái của họ được xuất hiện trên blog của tiên sinh. Thực tế đến nghiệt ngã, Đà Nẵng không thiếu hay nói chính xác hơn là rất nhiều ‘dân oan giữ đất’, không thiếu người trong số họ đã tìm đến nương tựa sự công bằng chính trực của tiên sinh, và chẳng lẽ những khiếu kiện của họ đều vô lí, dối trá cả. Còn báo chí tại địa phương, bạn đọc xin đừng thắc mắc, vô ích.
Khát khao một sự thay đổi khiến ‘hiện tượng Nguyễn Bá Thanh’ bội thực trên khắp các mặt báo quốc doanh, bản thân cụ Bá cũng bội thực những lời khen. Trên thế giới mạng, đâu đó lại lấp lánh một cụm từ rất mới ‘nhà độc tài thương dân’ trong tiếng Việt, bạn đọc cũng có thể hòa chung bữa tiệc với blog Quê Choa khi nhà văn Nguyễn Quang Lập ca ngợi ông Nguyễn Bá Thanh biết đội xã tắc trên đầu và đỉnh điểm là cách ví von của nhà báo Trương Duy Nhất về cái tài khuynh loát đám đông sánh ngang Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Ở đời, muốn cưỡi ngựa xem hoa đâu dễ, phải sang trọng, quý phái mới làm được, và lịch sử, vẫn từng công nhận Hòa Thân là bậc tài trí hơn người. Thôi thì, một người nông dân giỏi là một người nông dân tạo dựng cho mình một ngôi nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp, tiện nghi đầy đủ, hiện đại sau khi đã bán xong 80% phần trăm thửa ruộng mà ông bà tổ tiên để lại cho mình.
Xóa bỏ ban Nội chính cũng là một sự thay đổi lớn, lập lại ban Nội chính cũng là một sự thay đổi lớn. Nhưng người dân cần, mong muốn, khát khao, nguyện cầu một sự thay đổi đúng vì mỗi sai lầm đều đem lại sự đau đớn, nghiệt ngã cho chính người dân, mà họ mệt mỏi, lo lắng thì chính phủ mạnh sao được, đất nước hùng cường sao được. Chữ kí rõ ràng là của từng cá nhân nhưng tập thể lãnh đạo, ông Thanh trên cương vị mới sẽ làm được gì với bài toán trên. Ông có quyết định ra Hà Nội khi Đà Nẵng đang rục rịch phát hành trái phiếu. Đây không phải là phát minh gì ghê gớm, trái phiếu địa phương thì Trung Quốc cũng làm rồi, thất bại, cuối cùng xóa bỏ, chấm dứt. Việc phát hành kia chỉ chứng minh được một vấn đề, ngân sách địa phương hiện tại rất khó khăn, nợ công đang nhiều. Giá như sự thay đổi, tài khuynh loát của vị Tân Trưởng ban Nội chính trước khi chia tay để lại cho Đà Nẵng một đô thị khang trang sạch đẹp, một ngân sách kha khá và nợ công bằng zê-rô thì hay biết mấy, điều đó là không tưởng phải không bạn đọc. Nhưng, Đà Nẵng không phải là tập đoàn kinh tế, không phải là doanh nghiệp.., Đà Nẵng chỉ có đầu tư công và nợ công, có vay vốn hay phát hành trái phiếu thì suy cho cùng tiền đó cũng từ dân mà ra, cũng là do dân nộp thuế.
Từ một thành phố nhỏ, Đà Nẵng đã chuyển mình thay đổi cùng với sự ra đời của công viên nước, phá bỏ những cánh rừng phi lao, dương liễu phòng hộ ven biển, trồng hoa sữa cho nồng nàn xanh đẹp đô thị…, rồi Đà Nẵng tiếp tục chuyển mình thay đổi bằng cách xóa sạch công viên nước, trồng lại những cánh rừng phi lao, dương liễu, nhổ bỏ hoa sữa để thay thế bằng một thực vật khác… Sự thay đổi lần thứ nhất hay sự thay đổi lần thứ hai hay sự thay đổi lần n… thì cũng là tiền của dân, dân sướng hay khổ cũng chỉ là chuyện của riêng dân. Nhắc lại những sai lầm bé nhỏ kia thì thật sự không tương xứng cái tài khuynh loát của nhà chính trị khổng lồ Nguyễn Bá Thanh, chỉ mong ông trên cương vị mới chỉ thay đổi đúng chứ đừng thay đổi sai, tội nghiệp dân lắm. Cũng may, bằng sự nhạy bén thiên bẫm của mình, ông kịp thời phát hiện và đào tạo cho Đà Nẵng yêu thương một nhà chính trị trẻ trung Nguyễn Xuân Anh, rõ ràng gốc gác, học vị đàng hoàng.., coi như bộ phim kết thúc có hậu.
Bỏ lại sông Hàn nước lợ, cụ Bá sẽ được tắm gội nước ngọt sông Hồng, khí tiết Hà Nội làm mùi hoa sữa êm dịu, nhẹ nhàng lan tỏa chứ không hung hăng, xồng xộc, nồng nặc đến nghẹt thở nhưhoa sữa Đà Nẵng mà ai đó đã từng xông xáo, hùng hổ đêm về trồng, để rồi đột phá. Hy vọng dòng sông ấy, khí tiết ấy, mùi hoa sữa ấy… sẽ cảm hóa được lòng người xa xứ, điềm đạm hơn, hiền lành hơn, cao thượng hơn, công bằng hơn, sáng suốt hơn, trong sạch hơn.., và điều quan trọng là có những thay đổi đúng, chứ cái kiểu vừa làm vừa sửa, vừa mò mẫm… thì tội nghiệp dân lắm các ông ơi!
Trương Duy Nhất nhận định ông Thanh nhận chức mới để tạo đà bước chân vào Bộ chính trị, rồi sẽ ngồi ghế Thủ tướng nếu như có thể… Đó là thì tương lai, lịch sử nước mình đã có nhiều ông vào Bộ chính trị, đã có không ít ông làm Thủ tướng… Xong nhiệm kỳ, họ về an dưỡng tuổi già, thành tích và chỉ có thành tích được chính phủ công nhận qua các huân, huy chương, bằng khen, được báo chí cách mạng tôn vinh. Đối với người dân, họ hiểu đơn giản rằng khi ngồi vào những chiếc ghế vua có nghĩa là an toàn tuyệt đối, và hình như, cũng đem lại an toàn cho những kẻ tôi trung, xem đó như phần thưởng cho sự sáng suốt biết tìm ra minh chủ.
Hy vọng vào sự đổi thay, khao khát sự thay đổi ư?
Người viết xin nhắc lại câu này, chữ ký rõ ràng là của một người nhưng tập thể lãnh đạo…
 
Chất Quảng?
Có người từng nói nhà báo Phan Khôi đậm chất Quảng,
Có người từng nói ‘nhà thơ điên’ Bùi Giáng đậm chất Quảng,
Có người từng nói nhà chủ bút Huỳnh Thúc Kháng đậm chất Quảng,
Có người từng nói nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh đậm chất Quảng…
Người viết từng đọc ‘Người Quảng Nam’ của nhà thơ Lê Minh Quốc, cuốn sách cho thấy rõ cái hay cái dở của người Quảng Nam một cách cụ thể, sinh động. Giờ đây, thêm một tham khảo về chất Quảng khi Trương tiên sinh truyền thần chân dung cụ Bá: ‘Ấn tượng nhất là ông Thanh luôn luôn thích đối thoại. Tính khí của ông Nguyễn Bá Thanh mangchất Quảng rất rõ – con người lúc nào cũng hừng hực, luôn luôn muốn làm việc, luôn luôn muốn đổi thay. Tôi thích tính cách đó.’ Vội ghi lại, cất đó, nghiền ngẫm, quan sát, xem như một tư liệu sống.
Nhưng quá ẩu là điều này, khi ‘Một góc nhìn khác’ trả lời còm của một bạn đọc có nickname Lê Hùng tại entry “Nhân vật đầu năm: Nguyễn Bá Thanh”. Lê Hùng hỏi: “Những hình ảnh trên sân bóng có khi lại liên tưởng đến việc thay đổi chiến thuật: đảo cánh, chồng biên. Mong rằng lịch sử không lặp lại những cái tên như Phan Diễn, Trương Quang Được, Nguyễn Văn Chi anh Nhất nhờ. Nhưng không hiểu sao ông Nguyễn Xuân Phúc người xứ Quảng mà lờ đờ nước hến, chán !??” Anh Nhất đáp:
“- Nguyễn Bá Thanh không phải tuýp người như Phan Diễn, Trương Quang Được. Ông Diễn, ông Được chắc sống ở Bắc quá lâu nên nhiễm chất Bắc Kỳ rồi, không còn chất Quảng nữa.
 
– Nguyễn Xuân Phúc là con người gặp vận may, chứ không phải người tài. Và cái khí chất Quảng trong con người ông Phúc rất mờ nhạt. Ông nói tiếng Quảng chay nhưng cái khí chất trong ông lại có vẻ… Bắc Kỳ!”  – (Tiên sinh nhận định thiếu ông Nguyễn Văn Chi?)
Vì sao người viết cho là quá ẩu, có 3 điều cần phải bàn đến:
Thứ nhất, người Quảng là người Quảng, hay dở gì cũng là người Quảng, không phải vì những người đó trái ngược với tính cách cụ Bá mà blogger Trương Duy Nhất suy diễn chất này, chất nọ. Vậy cứ theo lối suy diễn ấy, anh Nhất bói xem thử xem trong các cuộc họp Hội đồng Nhân dân Tp Đà Nẵng, có bao nhiêu người mang chất Quảng, có vẻ… Quảng?
Thứ hai, tiên sinh định nghĩa như thế nào là chất Bắc Kỳ, có vẻ… Bắc Kỳ hay chỉ viết cho sướng tay theo kiểu “ngu mà tỏ ra nguy hiểm”. Và tiên sinh cũng nên nhớ thêm một điều rằng, người Bắc không bao giờ gọi người Nam là Nam Kỳ, người Trung là Trung Kỳ.
Thứ ba, thực ra từ Bắc Kỳ xuất hiện thời Pháp thuộc, là cách gọi của người đàng trong, người miền Nam đối với những ai nói giọng Bắc với mục đích không tốt, có ý chê bai, miệt thị, phân biệt vùng miền.., do điều kiên lịch sử ngày xưa khó đi lại, ít giao tiếp lẫn nhau. Bây giờ, người dân đi lại khắp nơi trong cả nước, đã hiểu quá về nhau, rất hiếm kẻ nào phát ngôn như vậy. Một trí thức, một nhà báo thâm niên, một blogger chính luận có lượng bạn đọc kỷ lục cả trong và ngoài nước lại dùng từ… một cách tùy tiện thì quả thật là đáng tiếc.
Lại bài về chất Quảng, theo thống kê, theo suy luận chủ quan của người viết, thì người Quảng Nam hợp với nghề viết lách, văn chương, thơ phú, báo chí.., nhưng không giỏi làm chính trị, nói thật ra là thường thất bại khi ham hố quyền lực đỉnh cao. Cái nhận xét đầy cảm tính này mong bạn đọc góp bàn thêm.
Buồn cười cái chuyện trước đây, khi Đà Nẵng bằng mọi giá xin trung ương tách ra khỏi Quảng Nam – Đà Nẵng khốn khó để vụt sáng trở thành ‘hiện tượng miền Trung’ như bây giờ, vấn đề sắp xếp lại nhân sự để chia tách tỉnh vô cùng rắc rối khó khăn, đa số cán bộ nòng cốt, công chức các sở ban ngành đều nằm ở Đà Nẵng, thường trú ở Đà Nẵng, và ai cũng chỉ muốn làm việc ở Đà Nẵng, trụ lại ở Đà Nẵng. Cuối cùng, theo quy luật mạnh thắng yếu, một số nhân sự đành phải chấp nhận công tác tại Quảng Nam. Thế là, đầu tuần phải dậy thật sớm đón xe chạy vô xứ Quảng, cuối tuần đón xe về đoàn tụ gia đình, cứ như thế cho đến ngày nhận sổ hưu. Và ông Nguyễn Bá Thanh ở lại Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Phúc vô Quảng Nam cũng từ đó, bây chừ nhà báo lại ôm lấy cái chất Quảng vào người cụ Bá, làm nền cho một tinh thần chính trị mới, một ngôi vị mới. Yêu xứ Quảng đến thế, mang chất Quảng đến thế sao? Định viết thêm, nhưng viết ra thấy nó trớ trêu, cay nghiệt và cũng buồn cho xứ Quảng.
Thôi thì, thay đổi tư duy mình đi, làm mới mình đi, cần phải đột phá… như phong cách anh Nhất đã và đang thể hiện trên trang ‘Một góc nhìn khác’, như phong cách ‘hiện tượng’ Nguyễn Bá Thanh, mạnh dạng khẳng định, ông Thanh là người Đà Nẵng, ông Thanh mang chất Đà Nẵng có hay hơn không, có sáng tạo hơn không. Đừng sợ, nói riết cũng thành quen, thay đổi đi, thay đổi lại cũng thành ‘hiện tượng’. Nhiều khi, chất Đà Nẵng lại may mắn, đem đến đỉnh vinh quang của quyền lực, một thương hiệu lớn cho mai sau.
Mang chất Quảng thì Quảng Nam vẫn còn đó nghèo nàn, khốn khó.
Mang chất Đà Nẵng, một nơi ‘đáng sống’ đến một nơi ‘khó sống’, Hà Nội, biết đâu cụ Bá sẽ trở thành duy nhất.
MP
P/s: Cùng mục đích, nhưng tiên sinh tinh và kín hơn blogger này và  này.
@ Danlambao
Đọc thêm các comment @ Danlambao thật tuyệt vời :
Xem thêm:

Xử nhiều để chỉnh hướng ngoại giao?

Vụ xử gần nhất ở Nghệ An đang ‘tạo ra xu hướng mới’?

Hiện đang có thêm các ý kiến từ bên ngoài lên án các vụ bắt và xử người bất đồng chính kiến diễn ra liên tiếp gần đây ở Việt Nam và cả lời lý giải có phải các vụ án là dấu hiệu chuyển hướng ngoại giao của Việt Nam.

Sau khi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về vụ kết án và bỏ tù 14 người ở Vinh, Nghệ An tuần qua, báo Mỹ, tờ Bấm Washington Post có riêng một bài xã luận về tình hình Việt Nam hôm 12/1.

Về phía mình, chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài và báo chí trong nước nói vụ xử 14 người về tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ tại Nghệ An trong hai hôm 8 và 9/1 và phán quyết của tòa là ‘chính xác’

Nỗi sợ phi lý?

Nhưng theo Washington Post trong bài đặt các vụ xử này trong quan hệ Mỹ – Việt, bài báo viết rằng “các nhà lãnh đạo ở Việt Nam phạm lỗi có nỗi sợ phi lý trước tự do ngôn luận, đa nguyên và cuộc cách mạng số”.

Trong một bài cũng vào tháng này, nhà quan sát Carl Thayer đặt câu hỏi vì sao chính quyền Việt Nam lại liên tiếp trấn áp giới bất đồng chính kiến và hỏi điều này có liên hệ gì đến quan hệ với Hoa Kỳ hay không.

Giáo sư Bấm Carl Thayer từ Úc đưa ra ba cách giải thích trong bài ‘Vietnam Trial Slams Door on Dissidents – Why?’ hôm 10/1/2013:

Lý do đầu có thể chỉ là thủ tục đã định, vì theo Bộ Cộng an nói, họ “theo dõi và thu thập bằng chứng, rồi buộc các bị cáo nhận tội”.

“Cuối cùng thì Bộ Công an đã đạt được điều họ muốn và phiên xử được lên lịch.”

Lý do thứ nhì có thể là mọi vụ xử đều mang tính trình diễn chính trị, và thời điểm được quyết định vì mục tiêu chính trị.

“Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết có hành động nhằm vào các blogger và vụ xử này là nhằm để chứng minh lời nói của ông,”

“Ông Dũng cũng sẽ phải ra trước hội nghị trung ương tới nay và cần chứng tỏ ông đã có hành động đối với những kẻ khiếu nại về ông.”

“Cần nhắc lại rằng tại hội nghị trung ương trước, khi Đảng Cộng sản quyết định không kỷ luật ông Dũng, họ nói là họ làm như vậy để ngăn không cho ‘các thế lực thù địch’ lợi dụng đấu đá nội bộ.

Cách giải thích thứ ba là phái bảo thủ trong Đảng thấy có thể giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình với Trung Quốc vì Trung Quốc cũng là nước xã hội chủ nghĩa.

“Phe bảo thủ chống lại những ai trong Đảng muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc.”

“Họ lập luận rằng Hoa Kỳ đứng đằng sau ‘âm mưu diễn biến hòa bình’, điểm hội tụ của các ‘thế lực thù địch bên ngoài’ và các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo trong nước, nhằm lật đổ thể chế xã hội chủ nghĩa.”

Phái này, theo Giáo sư Carl Thayer, cũng muốn Hoa Kỳ bỏ lệnh hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.

Nhưng vì điều kiện để Washington làm việc đó là Việt Nam phải cải thiện về tình hình nhân quyền nên câu hỏi là vì sao Hà Nội lại “tự làm hại mình” qua các vụ xử?

GS Carl Thayer lý giải:

“Phe bảo thủ trong Đảng đang dùng các vụ xử nhà báo và blogger này để phá hoại mọi nỗ lực nhượng bộ với Hoa Kỳ,”

“Hiện Việt Nam đang xem lại Nghị định 8 thông qua năm 2003 để cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.”

“Nghị định này xác định lại đường hướng ngoại giao, đồng ý cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ở những khu vực nào quyền lợi hai bên gặp nhau,”

“Nay, các lãnh đạo Đảng đang bàn thảo có phải Việt Nam đã đi quá xa trong quá trình hợp tác với Mỹ và chống lại Trung Quốc hay không.”

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh đã từng bày tỏ mong muốn được mua vũ khí từ Mỹ.

Tuy vậy, hiện cũng không rõ nhu cầu này thực sự lớn đến đâu khi mà Hà Nội vẫn mua đều các loại vũ khí hiện đại từ Nga, một đồng minh từ thời Chiến tranh Lạnh nay đang quay trở lại Đông Nam Á.

Nhường nhịn và lên gân

Hà Nội tự hào bắn rơi máy bay Mỹ nhưng nay đang cần mua vũ khí Mỹ

Thời gian qua, thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam với hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự thay đổi đáng kể.

Với Trung Quốc, như một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu từ Hà Nội nói với BBC, nhà chức trách Việt Nam đang tỏ ra “nhường nhịn quá mức”.

Một số lễ kỷ niệm của quân đội Việt Nam liên quan đến các liệt sỹ bị Trung Quốc giết trong các cuộc chiến 1979 và 1988 nhưng không dám nêu tên Trung Quốc.

Vẫn theo nhà ngoại giao xin phép được giấu tên, về phía họ, “Trung Quốc nói thoải mái về cuộc chiến năm 1979. Quan điểm chính thức của họ coi cuộc chiến đó là chính nghĩa”.

Ngược lại, các quan chức của nhà nước và đảng cầm quyền ở Việt Nam lại tỏ ra cứng rắn về các vấn đề liên quan đến Hoa Kỳ.

Nhân kỷ niệm 40 năm chiến dịch Linebacker II, tức ‘Điện Biên phủ trên không’ năm 1972, Việt Nam cho tổ chức đại lễ cấp nhà nước để nêu bật lại ‘tinh thần chống đế quốc Mỹ’, và mời các khách Nga, Trung Quốc tham gia.

Trong một sự việc liên quan đến cách thuyết trình nội bộ về ngoại giao của Việt Nam, hồi cuối năm qua, dư luận trong và ngoài nước chú ý đến phát biểu của Đại tá quân đội Trần Đăng Thanh với ngành giáo dục.

Theo đánh giá của ông David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ đăng trong bài tiếng Anh trên Asia Times hôm 22/12, thì phát biểu của Đại tá Thanh đã làm lộ ra nhiều “bí mật quốc gia” của hệ thống ở Việt Nam.

Chẳng hạn ông Thanh tuyên bố “người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”.

“Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện ‘thả con săn sắt, bắt con cá rô’.”

Nói về quan hệ với Trung Quốc, vị đại tá nói:

“Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta.”

“Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên.”

Ông đại tá Trần Đăng Thanh cũng ca ngợi Bắc Triều Tiên thử tên lửa, đã làm “tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ”.

Trở lại ý kiến của Washington Post, bài xã luận cho rằng trong những năm qua, “Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cường gắn kết kinh tế và các mối quan hệ khác nhưng nhân quyền vẫn là hòn đá cản đường”.

Chính giới Mỹ đã lên án các vụ bắt bớ gần đây là “gây quan ngại sâu sắc” và “không nhất quán” với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Nhưng nay, báo Washington Post thúc dục, “Hoa Kỳ cần phải làm hơn thế để thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam thay đổi cách thói quen đàn áp của họ”.

Sau khi thắng cử nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Barack Obama đã bổ nhiệm hai nhân vật mới vào chức bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ.

Báo chí Mỹ cũng bắt đầu có các bài phân tích, gợi ý về chính sách ngoại giao và quân sự của Mỹ dù các vị trí mới này hiện còn cần Thượng viện thông qua.

Hồi cuối tháng 12/2012, báo Anh, tờ Bấm The Economist có bài cho rằng với tân ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, việc vận động để Hà Nội thả luật sư Lê Quốc Quân là một phép thử về chính sách của Mỹ với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

@bbc

Nguyễn Quang A – Văn hóa cảnh sát

Nguyễn Quang A

Tôi đã có dịp lang thang cả chục ngàn km trên đất Mỹ và Canada trong nhiều ngày và chỉ một lần duy nhất nhìn thấy cảnh sát hỏi giấy tờ của một người lái xe. Không thấy bóng cảnh sát giao thông ở đâu cả, ở trong phố lẫn ở cạnh hay trên đường, nhưng theo những người địa phương cảnh sát sẽ rất nhanh chóng có mặt để giải quyết các vụ va chạm hay mất trật tự.

Đi từ Hồ Chí Minh, qua Tây Ninh, sang Campuchia, lên Phnông Pênh bằng xe bus. Rồi lấy xe 16 chỗ đi Siem Reap cùng nhiều nơi khác và về lại Phnông Pênh. Lại lấy xe bus về Sài Gòn. Suốt hành trình ấy tôi thấy cảnh sát ở ta nhiều hơn bên đất Chùa Tháp khá nhiều.

Tôi đã sống ở Đông Âu “xã hội chủ nghĩa” hơn chục năm, lang thang ở Liên Xô nhiều tháng trời. Cảnh sát ở đó cũng đông nhưng sao sánh được với Việt Nam.

Cảnh sát đứng gác trên đường phố Hà Nội

Cảnh sát đứng gác trên đường phố Hà Nội

Có lẽ không đâu trên thế giới này có nhiều cảnh sát, công an như ở nước ta. Con số cụ thể là bao nhiêu? Ngân sách hàng năm cho lực lượng công an và “cộng tác viên” là bao nhiêu? Chắc đấy là bí mật quốc gia nên khó mà biết được! Thực ra rất nhiều nước công bố số liệu như vậy.

Tài liệu Thống kê Quốc tế về Tội phạm và Công lý do UNODC (Cục Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hợp Quốc) công bố số cảnh sát trên 100 ngàn dân của 130 nước (bảng 1, tr. 135) trong đó không có Việt Nam. Con số mới nhất (tại các thời điểm khác nhau) của vài nước trong khu vực Malasia (354,0), Myamar (145,6), Philippines (131,9), Hàn Quốc (195,1), Singapore (396,4), Thái Lan (321,0), trung bình của các nước (341,8). Trung Quốccó 1,6 triệu cảnh sát hay 120 cảnh sát trên 100 ngàn dân.

Do Việt Nam không công bố số liệu đó, hãy thử ước lượng xem nó lớn đến đâu. Chắc Việt Nam có số cảnh sát trên 100 ngàn dân cao hơn con số trung bình nêu trên. Tính với số trung bình 341,8 ta có thể ước lượng tổng số cảnh sát lớn hơn 300.000 người. Có lẽ tổng quân số của ngành công an phải hơn gấp đôi con số này, tức là cỡ hơn 0,6 triệu người.

Hãy kiểm tra con số ước lượng này bằng cách khác. Theo Tổng Cục Thống Kê tổng số người làm việc trong khu vực nhà nước tại thời điểm 1-7-2011 là 5.250,6 ngàn người trong đó có 1.541,2 ngàn người làm việc trong lĩnh vực “hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc”. “Đảm bảo xã hội bắt buộc” chắc là trại giam và nhà tù. Có khoảng 350-400 ngàn người làm trong bộ máy quản lý nhà nước, hoạt động đảng và các tổ chức chính trị-xã hội. Như thế còn khoảng 1,1 đến 1,2 triệu người trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc. Theo đánh giá của International Institute of Strategic Studies (trong The Military Balance 2009, tr.415‐417) quân số bộ binh, hải quân, tăng thiết giáp, không quân và biên phòng của Việt nam là 0,522 triệu người. Như thế chúng ta cũng có con số ước lượng về quân số của ngành công an cỡ 0,678 triệu người. Nếu tính cả các cộng tác viên nữa thì con số có thể còn lớn hơn nhiều.

Những con số ước lượng trên giải thích vì sao chúng ta cảm thấy có quá nhiều cảnh sát. Cảnh sát nhan nhản ở mỗi góc phố và trên đường. Cánh lái xe sợ nhất các nơi cảnh sát hay “nấp” để đo tốc độ hoặc bất thần xuất hiện phạt chẳng hiểu vì lý do gì. Đó là chưa kể đến cảnh sát khu vực, chưa kể đến công an không mang sắc phục. Nhìn bề ngoài chẳng thể phân biệt ai là công an, ai là “côn đồ” khiến người dân lo nơm nớp. Cũng chưa kể đến không ít công an định kỳ đến thăm hỏi các công ty, xin hỗ trợ vào những dịp lễ tết, ngày truyền thống, ngày nhận huân chương, ngày động thổ xây dựng trụ sở, ngày khánh thành, ngày cưới xin, dịp ma chay của tứ thân phụ mẫu, thậm chí nhờ doanh nghiệp hỗ trợ mua vé xem  kịch mà vợ của thủ trưởng cấp cao là tác giả, vân vân và vân vân.

Báo chí Việt Nam nêu nhiều trường hợp công an hành hung người, thậm chí đánh chết người. Lực lượng công an cũng được huy động trong nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất mà nổi cộm là các vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng và Văn Giang, Hương Yên và nhiều vụ khác đã gây bức xúc trong dư luận. Vụ phóng viên báo Dân Việt bị những người mặc thường phục hành hung khi chụp ảnh chiếc xe mang biển số BKS 65E-8999 của công an Cần Thơ gây tai nạn giao thông ngày 24-11-2012 cũng đã gây sự phẫn nộ không kém trong dư luận. Rồi hóa ra kẻ hành hung đó là một trung úy công an. Và còn có thể kể ra vô vàn chuyện tương tự khác mà báo chí Việt Nam đã loan tải. Tất cả những loại ứng xử ấy tạo ra một văn hóa cảnh sát thật không hay.

Sứ mạng của lực lượng cảnh sát là thực thi luật pháp, bảo vệ tài sản, giữ gìn trật tự hay hạn chế mất trật tự dân sự. Chẳng ở đâu trên thế giới cảnh sát được coi là lực lượng vũ trang. Nó thuộc lĩnh vực dân sự. Thế nhưng ở nước ta người ta coi cảnh sát là lực lượng vũ trang. Một nét văn hóa “đậm đà bản sắt Việt Nam”?

Do sứ mạng nêu trên lực lượng công an có “quyền lực” lớn và thường xuyên tiếp xúc với dân. Quyền lực không bị kiểm soát chặt rất dễ dẫn đến lạm dụng và tha hóa, dẫn đến nhũng nhiễu, tham nhũng như báo chí đã đưa là điều không khó hiểu.

Ai cũng cảm thấy tình trạng công an hóa bộ máy nhà nước. Rất nhiều quan chức cấp cao ngành công an đã trở thành các bí thư, chủ tịch tỉnh, các cán bộ cao cấp của các bộ ngành khác. Cấp huyện cũng thế. Bên trong bộ máy nhà nước, bộ máy đảng của nhiều địa phương tỷ lệ các quan chức nguyên là công an cũng đáng kể.

Và văn hóa làm việc của nhiều cơ quan nhà nước trung ương, địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa công an.

Phải kiểm soát chặt quyền lực rất dễ bị lạm dụng của lực lượng công an và xây dựng văn hóa cảnh sát theo tinh thần phục vụ dân và khắc phục các nét xấu của văn hóa công an nêu trên, để cho chúng đừng lan sang các tổ chức nhà nước khác, để tránh cảnh sát hóa nhà nước.

N.Q.A

Nguồn Basamnews

TRIẾT LÝ NHÓM LỬA

Minh Diện

@ Bùi Văn Bồng Blog

BVB – Bài này, tác giả Minh Diện coi như tiếp nối Thử tả chân một trong ‘Tứ trụ’.

20584829-images1015839_NguyenPhuTrongMái tóc bạch kim rạch đường ngôi thẳng thớn tạo bờm, cái trán ngắn có hai nếp nhăn mờ song song không đứt khúc, đôi mắt hẹp núp dưới cặp lông mày chim trĩ, nhân trung khá sâu, hai đường pháp quyền hình cánh cung ôm lấy miệng, một gương mặt rất dễ dung hòa, dễ thăng tiến trong quan trường. Đó cũng là một con người rất chỉn chu giữ nếp nhà đồng thời rất bảo thủ, ít nhu cầu sáng tạo, không muốn thay đổi những gì đã có, không bứt phá…

Người sở hữu gương mặt ấy là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hơn một năm trước, khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư, dù chả bất ngờ, và cũng chẳng kỳ vọng, nhưng nhiều nhà báo đã nịnh hót thô thiển.

Một tờ báo đưa lời cô giáo Đặng Thị Phúc, rằng cách đây 56 năm, khi cô 22 tuổi và trò Trọng đang học lớp 4, cô đã “rất tinh tế và chuẩn xác khi đánh giá trò Trọng rất có tài có đức, triển vọng làm lãnh đạo”. Cũng tờ báo đó, dẫn lời thầy giáo Nguyễn Gia Quế, chủ nhiệm lớp 9B, ca ngợi Nguyễn Phú Trọng là người có năng khiếu lãnh đạo tập thể rất tốt, ông nói: “Tôi rất nhàn khi trò Trọng làm bí thư chi đoàn kiêm trưởng lớp. Trong những buổi sinh hoạt lớp, tôi chỉ ngồi nhìn Trọng điều khiển!”.

Một thầy giáo khác ở trường phổ thông trung học Nguyễn Gia Thiều: “Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy Uỷ viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy Nguyễn Phú Trọng đi xe máy về dự buổi hợp mặt của trường !”.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thì bốc thơm tài, đức Nguyễn Phú Trọng khi ông làm Chủ tịch Quốc hội: “Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII là nhiệm kỳ thành công nhất, công đó có vai trò rất quan trọng của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù ngày 20-6-2006, người đứng đầu Quốc hội phát biểu rất khiêm nhường, là chưa hiểu biết nhiều về công tác lập pháp và hoạt động nói chung của Quốc hội! Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rất khiêm nhường, dù ngồi trên ghế chủ tọa, nhưng Chủ tịch nhường cho các phó chủ tịch điều khiển, khi ở ngoài hành lang hội trường, Chủ tịch rất giản dị chan hòa với các đại biểu”.

Đại văn hào Uyliam Sechxpia nói: “Sự giản dị và khiêm tốn là thứ xa xỉ nhất của bậc trưởng giả!”. Ông Nguyễn Phú Trọng đã biết sử dụng thứ xa xỉ ấy đúng lúc, đúng chỗ.

Chuyện các thầy cô giáo già hoài niệm về người học trò thành đạt của mình không nói làm gì, nhưng một trí thức bậc thầy và là đại biểu Quốc mấy khóa liền, như giáo sư Nguyễn Lân Dũng lại khen nịnh như thế mà không biết ngượng mồn thì kể cũng lạ?

Ai cũng biết, người thổi luồng gió mới vào Quốc hội, làm cho nghị trường có không khí dân chủ, những cuộc chất vấn nhiều người muốn theo dõi là ông Nguyễn Văn An. Luồng gió mới ấy, ông Nguyễn Phú Trọng đã ngăn lại, như ông Dũng nói, là “ tiết chế căng thẳng” trong những phiên chất vấn.

Ấn tượng Nguyễn Phú Trọng để lại sâu đậm nhất trong nhiệm kỳ làm chủ tịch Quốc hội là, khi Trung Quốc cắt cáp ngầm tàu thăm dò địa chấn, đâm tàu cá, bắt ngư dân Việt Nam, vẽ bản đồ đường lưỡi bò trùm lên biển đảo Việt Nam và các nước khu vực… làm biển Đông sôi sùng sục, đại biểu Quốc Hội đề nghị đưa vấn đó vào thảo luận, thì ông cười, thản nhiên: “ Tình hình biển Đông không có gì mới, nói biển Đông mà không phải Biển Đông!”.

“Nói biển Đông mà không phải biển Đông” là nói cái gỉ? Ông Nguyễn Phú Trọng không nói ra, bỏ lửng một câu đầy ẩn dụ, đến nay vẫn chưa có lời giải! Phải chăng cái không phải biển Đông là 16 chữ vàng, là 4 tốt, là đụng chạm tới “Tình đồng chí môi hở răng lạnh” (!?).

Nguyễn Phú Trọng nhảy lên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, vinh quang tột đình sau 39 năm, kể từ ngày đầu tiên đặt chân vào chốn quan trường, không một lần bị va vấp. Quãng thời gian bằng hơn nửa một đời người đó, hầu như ông chìm ngập trong đống sách vở lý luận chủ nghĩa Max-Lê: Phóng viên, biên tập viên, phó trưởng ban, trưởng ban rồi Tổng biên tập tờ Tạp chí cộng sản, cơ quan nghiên cứu lý luận độc nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Khi đã làm phó bí thư, rồi bí thư thành ủy Hà Nội, ông vẫn là cây lý luận số một, tác giả của Nghị quyết đại hội Đảng IX, X. Người ta nói, ông là một lý thuyết gia thuần túy không phải là một nhân vật từng trải thực tế, ông vẫn tin vào chủ nghĩa xã hội, tin vào lý tưởng, là sẽ xây dựng được một nhà nước ưu việt thuần túy cộng sản ?

Về đời tư, Nguyễn Phú Trọng phần nào còn giữ được cái thanh liêm của những người cộng sản đi trước, giữ được nếp nhà không để vợ con gây tai tiếng. Đó là lợi thế của ông trong không khí ngột ngạt bất mãn cao độ của nhân dân, trước thực trạng cán bộ, đảng viên, trong đó một bộ phận không nhỏ là lãnh đạo lao vào hưởng thụ, bị những cám dỗ vật chất làm sa đọa.

Những ngày đầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng tỏ thái kiên quyết làm trong sạch nội bộ đảng. Ông tạm gác khẩu hiệu: “Đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng lòng” (Nói chuyện với cán bộ cao cấp nghỉ hưu Hà Nội 9-2-2012) để “loại trừ những cán bộ đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Một bộ phân không nhỏ trong đảng, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp thoái hóa hư hỏng đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ”. Ông có một câu rất nổi tiếng “Đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người!”. Thực ra, câu nói này không phải là phát kiến của ông, mà ông nhắc lại một luồng dư luận như thế đang rất phổ biến trong xã hội, để thể hiện TBT dám “nói thẳng nói thật”. Câu nói này mà phát ra từ miệng người nảo đó, thỉ chắc chắn sẽ bị chụp ngay cái mũ “Thế lực thủ địch!”. Nhưng đó là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông bày tỏ sự bức xúc thực tâm, và nó đã thành nội dung cốt lõi trong Nghị quyết trung ương 4: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay!”. Ông cùng không quên những câu nói thẳng nói thật khác trước đông đảo cử tri Hà Nội: “Tiêu cực, tham nhũng nhìn đâu cung xthấy, sờ vào đâu cũng có, Trung ương cũng sốt ruột lắm”. Nhưng rồi cái máu nghề nghiệp của thầy giáo triết học – đường lối, của nhà Tuyên giáo, của ông Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương năm nào lại xen vào: “Tuy vậy, xem xét, giải quyết phải hết sức khách quan, biện chứng”! Và quả nhiên điều đó là tất yếu đối với ông, chủ thể nếp tư duy vốn đã mặc định của nhà chuyên nghiệp phản ánh luận mácxít-lêninnít.

Chưa có nghị quyết nào của đảng được dân kỳ vọng đến thế và thất vọng đến thế, thất vọng ê chề!

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá rất cao Nghị quyết trung ương 4. Ông ví Nghị quyết trung ương 4 như một “cuộc tắm rửa vĩ đại nhất” trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Ông hạ quyết tâm phải làm thật kỹ lưỡng, thật cụ thể, không xuê xoa, không bênh che, nể nang, phải “loại trừ những cán bộ, đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ!”. Và ông đặt Đảng cộng sản lên thớt: “Đợt này mà không làm đến nơi đến chốn, không thành công thì không còn cơ hội nào nữa để đảng lấy lại hình ảnh và niềm tin trước dân!”.

Một cuộc vân động rầm rộ, hơn 700 tờ báo chính thống cất lên một bản đồng ca, một cuộc thanh lọc nội bộ được nguyên Thượng tướng Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ví như một chiến dịch cực lớn, huy động đủ các loại xe tăng đại bác!

Không biết trong chiến dịch này, ngoài công sức, Đảng cộng sản Việt Nam ngốn hết bao nhiêu tiền của dân, nhưng kết quả cuối cùng là một gương mặt méo mó, một giọng nói nghẹn ngào như bật khóc: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% xin được nhận một hình thức kỷ luật, và xin hình thức kỷ luật một đồng chí. Nhưng 100% Ủy viên Trung ương bỏ phiếu không kỷ luật Bộ chính trị và đồng chí X”. Thật bi hài!

Ba cuộc hội nghị liên tiếp, các cuộc họp của Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương, rồi hội nghị cán bộ toàn quốc…, cuộc “tắm rửa” kéo dài gần một năm trời, với khẩu hiệu “Nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm loanh quanh, vạch mặt chỉ tên, không phân biệt bất kỳ ai”, kết quả là một dãy số không: Không chỉ ra được bộ phận phận nào thoái hóa biến chất? Không vạch được nhóm lợi ích nào? Không biết bầy sâu nào? Không chỉ ra đồng chí X là ai? Không kỷ luật Bộ chính tri! Không kỷ luật đồng chí X, dù hình thức nhẹ hều chỉ là khiển trách cho có, mà cũng không có! …

Nguyễn Phú Trọng đã có thể rực lên như một ngôi sao sáng, nhưng ông đã để vuột mất cơ hội! Bây giờ uy tín của ông thấp hơn nhiểu so với lúc xuất phát.

Phải nói thẳng, đây là việc ngoài ý muốn của Nguyễn Phú Trọng, không như người ta nói ông không muốn làm. Tương quan lực lượng không cho phép ông làm. Và cái đống rác Nông Đức Mạnh bỏ bê, dồn đống mười năm để lại quá to!

Giá như Nguyễn Phú Trọng mở lòng nói thật, chắc chắn nhân dân thông cảm cho ông. Nhưng hình như cái tuổi Giáp Thân cầm tinh con khỉ, quá khôn ngoan và có đặc tính loanh quanh, nên ông không thừa nhận thất bại mà xuê xoa trám nhét, như người ta dùng bao bố trám nhét thủy điện Sông Tranh! Năm Nhâm Thìn 2012 được coi là “năm Tam hạp Thân – Tý – Thìn của ông, thế mà hầu như ông bị thiếu chí quyết, kém bản lĩnh, thiếu nhạy bén chớp thời cơ, nên vẫn ít được mỹ mãn? Cơ hội thì không thể đến hai lần.

Trước kia ông riết róng bao nhiêu, giờ xuê xoa bấy nhiêu. Ông dùng cách chẻ chữ để ‘mềm hóa’, ‘đảo chiều’ những khái niệm chính ông nêu lên rồi chính ông phủ định!

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Nghị quyết trung ương 4 ban hành trước hết là cảnh tỉnh với những người đang ngủ quên. Bên cạnh đó là răn đe, ngăn chặn những suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống”. Rồi ông hỏi và tự trả lời: “Vừa rồi chúng ta răn đe được chưa? Khối anh sợ đấy!”. Ông nói: “Lấy cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe ngăn chặn, trên tinh thần đồng chí thương yên nhau là chính” và “Không phải cứ kỷ luật là tốt. Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái rối nội bộ, phải khoan dung, đó là phần nhân văn đặc thù của Việt Nam!”.

Từ sự giải thích vòng vèo như vậy, nhà lý luận ‘Mácxít’ số 1 Việt Nam đưa ra cái “Triết lý nhóm lò” khi tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 1/12/2012, biện minh cho sự bất thành sau Hội nghị Trung ương 6: “Làm sao cố gắng để với tinh thần nhân văn của Bác Hồ. Kỷ luật sắt nhưng với tinh thần tự giác. Ví như nhóm một cái lò, có củi khô, có củi tươi, có củi vừa vừa. Nhưng quan trọng nhất là bước đầu phải nhóm được cái lò lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó củi khô, củi tươi đưa vào cũng phải cháy hết. Sâu xa là như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò lên”.

Đưa ra để luận giải triết lý này, chắc ông đã đọc kỹ truyền ngắn ‘Nhóm lửa’ (Tiếng gọi nơi hoang dã) của nhà văn Jack London. Và chắc chắn ông đã thuộc bài thơ ‘Nhóm lửa’ của Cụ Hồ đăng trên báo ‘Việt Nam Độc lập’ ngày 1/8/1942: “Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa / Biết bao nhiêu là sự khó khăn? / Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân / Cũng lo sợ lửa khi tắt mất…. / Việc cách mạng cũng là như thế / Bước ban đầu là bước gian nan… / Hở một chút, tức là thất bại / Sai một li là hại cho dân”. Dù nói vậy, nhưng bao nhiêu củi khô ngon lành ông thứ thì bị mất cắp, thứ thì ông ‘đem cho’ người ta hết rồi, lấy gì nhóm? Mà nếu có thì ngay đến củi khô ông cũng đâu có dùng đúng lúc, dùng khi cần để ‘nhóm lò’? Nhưng trong bài thơ “Nhóm lửa” thì Bác Hồ không dạy cái “tinh thần nhân văn”, Bác nhấn mạnh về sự kiên trì, khéo léo, nhưng đừng để hở, đừng làm sai, dù chỉ hở một chút, sai một li là thất bại, lửa bị tắt ngóm. Cơ hội giành thắng lớn Nghị quyết TW 4 đã đến, như lửa đã cháy lên, nhưng ông lại chần chừ, xao nhãng, để mất cơ hội từ trước Hội nghị Trung ương 6. Ai cũng biết khi đó, ông và số đông trong Bộ Chính trị đã để ‘hở một chút” và quyết định “sai một li”. Đã biết chắc chắn rằng ‘một bộ phận không nhỏ’ tất yếu là bỏ phiếu sẽ chiếm tỉ lệ cao, mà còn sơ sẩy như vậy, quả là đáng tiếc cho ‘người nhóm lò”. Một cuộc cách mạng mà gom luôn người xấu người tốt vào một rọ như thế tính triệt để và minh bạch ở đâu hở ông …trời. Cho nên, bạn đọc Huỳnh Văn Úc đã viết trên blog Nguyễn Tường Thụy: “Bỗng dưng từ đâu ào ào nước đổ / Người buồn, lửa tắt, sâu cười”.

Trong khi xuê xoa với đồng chí mình, Nguyễn Phú Trọng riết róng với dân. Ông ngăn chặn tức thì việc quyền tư hữu của người dân trong sửa Luật đất đai, cứ khư khư giữ “sở hữu toàn dân” một cách chung chung, tưởng ai cũng có phần trong đó, nhưng không ai có quyền gì về sử dụng đất; và thẳng thừng bác bỏ việc sửa đổi điều 4 Hiến pháp. Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ nếp cũ là nghĩ thay, nói thay dân. Ông nói: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử!” ( Phát biểu ở trường đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba)

Một kiểu lý luận giáo điều như thế mà sang rao giảng ở trường đảng cao cấp Nico Lopez, Cu Ba, để đến nỗi, phải chăng vì thế, bà Tổng thống Brazil Dima Rouseeff phải từ chối đón tiếp vào phút chót, gây ra vụ scandal chưa từng có trong ngành ngoại giao Viết Nam, gười ta nói “Trước kia các lãnh tụ Việt Nam hình như chơi trò giấu bài kín đáo và khôn ngoan hơn!”.

Ông Nguyễn Phú Trọng bây giờ hay dùng hình thức số hóa và quy nhóm kiểu Trung Quốc. Nói chuyên ở Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo ngày 9-1-2013, ở Hà Nội vừa qua ông nói: “Công tác tuyên giáo vừa qua 8 ưu điểm, 10 hạn chế, 5 nguyên nhân, 7 nhiêm vụ, 6 giải pháp” và ông đổ cho “thế lực thù địch làm giảm niềm tin của nhân dân vào đảng, âm mưu “Làm xanh hóa cái đầu đỏ!”. Ông Trọng nói: “Bây giờ các thế lực bên ngoài thấy chúng ta chăm chút công tác tư tưởng, uốn nắn những tư tường lệch lạc, thì họ bảo là bất đồng chính kiến chúng ta lại đi trừng trị, vi phạm quyền con người!”.

Không biết Nguyễn Phú Trọng ám chỉ cái “Thế lực bên ngoài” là bọn nào, nhưng dứt khoát không phải Trung Quốc, ví ông đã khẳng định “Tiếp tục vun đắp quan hệ láng giềng tốt, xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài, ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn!” (Phát biểu trong chuyến thăm Lào Cai).

Ông Nguyễn Phú Trọng có một câu nói rất đúng: “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở được con đó sang sông!?”.
Một hệ thống chính trị quyền lực thuộc về nhân dân, do dân, phụng sự lợi ích của dân chứ không phục vụ lợi ích một đảng phái, một số ngưới giàu có, thì chính thể đó, dù như con thuyền chẳng may mắc cạn, dân cũng chung tay chèo chống qua sống. Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân! Hình như Nguyễn Trãi nói như vậy!
M.D