Chiêm ngưỡng con đường gốm đỏ và hoa dài nhất Việt Nam ở Vĩnh Long

Đường gốm và hoa mừng xuân ở Vĩnh Long dài 700m, rộng hơn 9m, sử dụng trên 2.000 sản phẩm gốm đỏ vừa xác lập kỷ lục “Đường gốm đỏ và hoa dài nhất Việt Nam”.

Sáng 2/2, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc “Đường gốm và hoa mừng xuân Giáp Thìn năm 2024” và đón nhận kỷ lục “Đường gốm đỏ và hoa dài nhất Việt Nam”.

Đường gốm và hoa mừng xuân Giáp Thìn năm 2024 được thực hiện tại đoạn tiếp giáp đường Phạm Hùng – Võ Văn Kiệt (TP Vĩnh Long).  

Công trình có tổng kinh phí đầu tư khoảng 6,8 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.

Đường gốm và hoa dài 700m, rộng hơn 9m, sử dụng trên 2.000 sản phẩm gốm đỏ các loại của địa phương sản xuất, trải dài từ cổng chào đến khu hành chính tỉnh.

Công trình có một số nội dung chính: Cổng đường gốm với hình ảnh cổng Long Hồ xưa, mô hình lò gốm truyền thống, mô hình kênh Thầy Cai, tiểu cảnh với linh vật rồng kết bằng hoa, mô hình Phúc – Lộc – Thọ, mâm ngũ quả ngày Tết… Ngoài ra, còn có các tiểu cảnh như: khu thư pháp – Ông Đồ cho chữ; khu chúc Tết – Hái lộc đầu năm; khu ẩm thực

Tỉnh Vĩnh Long đón nhận bằng xác lập kỷ lục “Đường gốm đỏ và hoa dài nhất Việt Nam”.

Đường gốm và hoa phục vụ nhân dân từ ngày 2/2 (23 tháng Chạp) đến 19/2 (mùng 10 tết Giáp Thìn) và được điều chỉnh một số tiểu cảnh cho phù hợp để tiếp tục duy trì phục vụ đến 30/4 và 1/5.

Con đường gốm không chỉ phục vụ dịp Tết, sẽ được tỉnh Vĩnh Long duy trì làm điểm đến du lịch và nơi tổ chức các sự kiện của địa phương thời gian tới.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong không khí rộn ràng của mùa xuân, vương quốc gốm đỏ một lần nữa được tái hiện hoành tráng và công phu, mang theo nét đẹp phủ màu thời gian, đan xen với sắc màu tươi thắm của mùa xuân; khơi dậy nhiều giá trị và gởi gắm những mong ước tốt lành, trọn vẹn. 

“Công trình nhằm tôn vinh tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và bàn tay khéo léo qua bao thế hệ của người dân Vĩnh Long từ trên 100 năm nay; là tâm huyết của thế hệ đi sau mong muốn giữ gìn một làng nghề truyền thống vốn chỉ có trên vùng đất này. Và hơn hết công trình nghệ thuật này là kết tinh của mong ước “Vương quốc gốm đỏ” sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, để những lò gạch rêu phong, cổ kính mang nền văn hóa Vĩnh Long đi xa hơn”, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh nói.

Hoài Thanh / Vietnam Net

Ăn trứng có làm tăng cholesterol như lời đồn? Câu trả lời bất ngờ từ bác sĩ tim mạch

Có nhiều thông tin cho rằng ‘trứng làm tăng cholesterol’ và do đó mọi người nên giảm tiêu thụ. Đây là chủ đề được bàn tán xôn xao trong nhiều năm qua.

Sức khỏe tim mạch trên toàn cầu là một vấn đề lớn khi bệnh tim mạch gây ra gần 20 triệu ca tử vong mỗi năm. Vương quốc Anh cũng không ngoại lệ vì khoảng 1/4 số ca tử vong được ước tính là do bệnh tim và bệnh tuần hoàn.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tim là khi các chất béo tích tụ trong động mạch, ngăn chặn hoặc làm gián đoạn lưu lượng máu. Theo thời gian, thành động mạch có thể trở nên dày hơn do những chất lắng đọng này – đây là quá trình xơ vữa động mạch.

Ăn trứng có làm tăng cholesterol như lời đồn? Câu trả lời bất ngờ từ bác sĩ tim mạch- Ảnh 1.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tim là khi các chất béo tích tụ trong động mạch, ngăn chặn hoặc làm gián đoạn lưu lượng máu. (Ảnh minh họa)

Có một số yếu tố góp phần gây xơ vữa động mạch, bao gồm hút thuốc, uống quá nhiều rượu và huyết áp cao. Một nguyên nhân chính khác là cholesterol cao. Điều này có nghĩa là bạn có quá nhiều chất béo được gọi là cholesterol trong máu.

Chế độ ăn uống thường liên quan đến cholesterol trong máu và thực phẩm giàu chất béo bão hòa được cho là một trong những ‘thủ phạm’ chính gây cholesterol cao.

Ăn trứng có làm tăng cholesterol trong máu?

Trong một vài năm gần đây, có nhiều thông tin cho rằng ‘ăn trứng làm tăng cholesterol’ và mọi người nên giảm tiêu thụ trứng vì lý do này.

Nhưng bác sĩ tim mạch Jack Wolfson (đang làm việc tại bang Arizona, Mỹ) kêu gọi mọi người đừng lo lắng về điều này.

Ăn trứng có làm tăng cholesterol như lời đồn? Câu trả lời bất ngờ từ bác sĩ tim mạch- Ảnh 2.
Bác sĩ tim mạch Jack Wolfson (đang làm việc tại bang Arizona, Mỹ)

Trong video TikTok có tên “Những điều mà tôi sẽ không bao giờ làm với tư cách là bác sĩ tim mạch”, bác sĩ Jack nói với hơn 460.000 người theo dõi của mình rằng hãy bổ sung trứng vào chế độ ăn.

“Đầu tiên, tôi không bao giờ khuyên mọi người tránh ăn trứng”, bác sĩ Jack nói.

“Đây là sai lầm lớn, rất lớn. Trứng là một cái kén cho gà con, và giống như một loại vitamin tổng hợp, trứng rất tốt cho sức khỏe. Đừng lo lắng về lượng cholesterol trong trứng”.

Ăn trứng có làm tăng cholesterol như lời đồn? Câu trả lời bất ngờ từ bác sĩ tim mạch- Ảnh 3.
Một đĩa trứng luộc.

Lời khuyên của bác sĩ Jack được ủng hộ bởi chuyên gia dinh dưỡng của Tổ chức Tim mạch Anh, Victoria Taylor.

Chuyên gia Victoria nói: “Trước đây người ta cho rằng mọi người nên hạn chế số lượng trứng ở mức 3-4 quả mỗi tuần vì chúng có chứa cholesterol. Lòng đỏ trứng có cholesterol”.

“Tuy nhiên, những quan niệm sai lầm xung quanh trứng và cholesterol phần lớn xuất phát từ những kết luận sai lầm rút ra từ nghiên cứu ban đầu rằng cholesterol trong chế độ ăn góp phần làm tăng mức cholesterol trong máu”.

Nữ chuyên gia giải thích rằng trứng có ít chất béo bão hòa. “Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng tiêu thụ trứng vừa phải – tối đa một quả mỗi ngày – không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở những người khỏe mạnh và có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh”, Victoria nói.

“Do đó, kể từ khoảng năm 2000, các tổ chức y tế lớn trên thế giới và Vương quốc Anh đã thay đổi khuyến nghị về trứng. Hiện nay, không có khuyến nghị giới hạn nào về số lượng trứng mà mọi người nên ăn, miễn là bạn ăn một chế độ ăn đa dạng”.

Trang web chính thức của trung tâm y tế Mayo Clinic ở Mỹ cũng cho rằng ăn tối đa 7 quả trứng mỗi tuần là an toàn.

Tuy nhiên, Victoria cảnh báo những người mắc chứng tăng cholesterol máu mang tính chất gia đình (cholesterol cao do di truyền) không nên ăn nhiều hơn 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần.

Nữ chuyên gia cũng khuyên “hãy chú ý” đến cách chế biến trứng và thức ăn ăn kèm vì những thứ này có thể gây nguy hiểm cho những người có lượng cholesterol cao.

Theo Trà My /Đời sống & pháp luật / (Theo Express) / Cafe

Sinh viên trường danh giá bỏ học, làm shipper cho Pizza Hut: Vài năm sau ‘đổi đời’, trở thành tỷ phú với khối tài sản hơn 29.000 tỷ đồng

Người đàn ông sinh năm 1992 đã lập nghiệp từ “nhà để xe” và trở thành tỷ phú tự thân nổi tiếng.

Vào một ngày cuối năm 2021, Ben Francis (sinh năm 1992) đứng bên ngoài một cửa hàng đã đóng cửa trên phố Regent, nơi được mệnh danh là thánh địa mua sắm ở thủ đô nước Anh.

Mặc chiếc áo cộc tay do chính mình thiết kế, Ben Francis chia sẻ rằng Gymshark sẽ sớm mở cửa hàng đầu tiên tại đây. Mười tháng sau đó, mong muốn đó đã thành hiện thực.

Gymshark là công ty quần áo, phụ kiện thể thao mà Ben Francis thành lập trong nhà để xe của cha mẹ mình vào năm 2012. Vào năm 2023, giá trị tài sản ròng của anh đã đạt 1,2 tỷ USD, hơn 29 nghìn tỷ đồng, theo Forbes. Anh cũng nằm trong số những những người trẻ nhất lọt vào bảng xếp hạng Tỷ phú thế giới năm 2023.

Sinh ra ở West Midlands nước Anh, Ben Francis mơ ước trở thành một cầu thủ bóng đá. Tuy nhiên, anh nhanh chóng nhận ra rằng mình không đủ khả năng cho thể thao chuyên nghiệp.

Năm 17 tuổi, Ben đăng ký tập tại một phòng thể hình và tham gia các khóa học về công nghệ thông tin. Anh bắt đầu quan tâm đến các video thể hình trên YouTube và phát triển các ứng dụng đơn giản giúp người dùng tạo lịch tập luyện và truy cập các video giảm cân. “Chúng rất đơn giản, nhưng cho tôi cơ hội sáng tạo với niềm đam mê thể hình và công nghệ”, Ben Francis nói.

Năm 18 tuổi, Ben Francis thi đỗ vào Đại học Aston ở Birmingham. Ben Francis kiếm sống bằng nghề làm shipper, cụ thể là người chuyên giao bánh pizza cho Pizza Hut và dành thời gian rảnh rỗi trong phòng tập thể hình.

Không hài lòng với mức lương 8 USD/giờ (hơn 190.000 đồng/giờ), anh và người bạn Lewis Morgan bắt đầu bán thực phẩm bổ sung trên mạng. Nhờ mua số lượng lớn họ kiếm được một khoản lãi nhỏ. Họ lấy tên trang web là Gymshark.

Nhưng công việc kinh doanh này cũng nhiều khó khăn. Sau đó, đôi bạn quyết định lấy tiền lãi mua máy in và máy may để thiết kế may quần áo thể thao, sau đó bán qua mạng.

Sinh viên trường danh giá bỏ học, làm shipper cho Pizza Hut: Vài năm sau ‘đổi đời’, trở thành tỷ phú với khối tài sản hơn 29.000 tỷ đồng - Ảnh 1.
Ben Francis

Năm 2013, Ben và Morgan thuê một gian hàng tại BodyPower để tiếp thị sản phẩm tới các vận động viên. Sau đó, họ tặng miễn phí sản phẩm quần áo cho những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Từ đó giúp doanh số bán hàng hàng ngày tăng từ 450 lên 45.000 USD. Gymshark chi trung bình 500 USD/tháng cho những KOLs.

Và để tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu Gymshark, Ben cũng đã quyết định bỏ học đại học.

Công ty của Ben đạt mức tăng trưởng trung bình 62%. Năm 2018, Gymshark khai trương trụ sở chính tại Soligulla. Sau đó, Ben Francis bắt đầu thiết lập các điểm giới thiệu sản phẩm ở các thành phố trên khắp thế giới.

Sau 6 năm thành lập, Gymshark đã đạt doanh thu hàng năm lên tới 100 triệu bảng Anh (hơn 3.000 tỷ đồng).

Ngày nay thương hiệu thời trang thể thao Gymshark là một trong những thương hiệu hot nhất của giới trẻ Anh. Khi hỏi bất kỳ ai yêu thích thể thao tại quốc gia này, chắc chắn nhiều người sẽ biết đến thương hiệu này. Hiện tại, Gymshark có hơn 2 triệu người theo dõi trên Facebook và 6,7 triệu trên Instagram.

Ở tuổi còn trẻ, Ben đã sống cuộc sống nhiều người mơ ước: Giàu có, sự nghiệp phát triển, ngoại hình đẹp và có cơ hội hợp tác với nhiều doanh nghiệp/cá nhân trên thế giới. Ngoài ra, anh cũng luôn tham gia vào các sự kiện cộng đồng và là người truyền cảm hướng cho nhiều bạn trẻ yêu thích thời trang và muốn khởi nghiệp.

Tham khảo RT, Forbes / Bạch Linh / Nhịp sống thị trường / Cafe

Hơn 30 nghị sĩ Mỹ phản đối việc xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội

Hai nhóm nghị sĩ Mỹ với hơn 30 người vừa kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, giữa lúc giới chức Hà Nội cố gắng vận động Washington để sớm chấm dứt cảnh nhiều thập niên nay Việt Nam bị liệt vào hạng kinh tế phi thị trường.

Các yêu cầu của các nghị sĩ được gửi đến Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo trong bối cảnh bộ này đang xem xét lại quy chế cho Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 7 tới.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đại diện bang Massachusettes, người đứng đầu một lá thư có chữ ký của 8 thượng nghị sĩ, nêu quan điểm trong một thông cáo hôm 29/1: “Việc cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam mà các tiêu chuẩn lao động chưa được cải thiện, bao gồm cả việc bật đèn xanh cho hàng hóa có sử dụng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng”.

Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức ở Việt Nam cũng như mối quan hệ thương mại ngày càng tăng của nước này với Trung Quốc, đồng thời lập luận rằng việc trao quy chế nền kinh tế thị trường sẽ làm trầm trọng thêm những sự méo mó thương mại đang diễn ra và đe dọa người lao động và các ngành công nghiệp Mỹ, theo bức thư đề ngày 28/1.

Bà Warren nói thêm: “Bộ trưởng Raimondo nên lắng nghe mối quan ngại của người lao động Mỹ, không gây nguy hiểm cho an ninh việc làm của họ bằng chính sách thương mại tồi tệ”.

Tương tự, 25 dân biểu cũng gửi thư chung đến Bộ trưởng Raimondo, lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng.

“Chính phủ của chúng ta đã hoàn thành nghiên cứu sâu rộng để xác định rõ vai trò của Việt Nam như là một kênh chuyển tiếp hàng hóa Trung Quốc được buôn bán không công bằng nhằm tránh né luật thương mại đã có từ lâu. Chúng tôi phải đảm bảo luật thương mại của chúng ta không bị xâm phạm”, một thông cáo dẫn lại lời của Dân biểu Rose DeLauro, đại diện bang Connecticut.

Thư của 25 dân biểu gửi Bộ Thương mại yêu cầu không cấp quy chế kinh tế cho Việt Nam.
Thư của 25 dân biểu gửi Bộ Thương mại yêu cầu không cấp quy chế kinh tế cho Việt Nam.

Các nghị sĩ cảnh báo một “quyết định vội vàng … sẽ làm suy yếu việc thực thi luật thương mại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, chỉ càng khuếch trương và tạo lợi thế cho Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam mà thôi”, và làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ cũng như người lao động của họ”.

Các nghị sĩ cũng nhắc lại việc Bộ Tài chính Mỹ gửi tờ trình tới Quốc hội lưu ý rằng chưa có đối tác thương mại lớn nào thao túng tiền tệ của Mỹ, nhưng đã đưa Việt Nam trở lại “danh sách giám sát” về chính sách ngoại hối. Bộ Thương mại Mỹ công bố vào tháng 10/2023 rằng họ sẽ xem xét tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam, quá trình sẽ hoàn tất trong 270 ngày.

Các dân biểu lập luận rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam vẫn là một quốc gia chuyên chế với sự kiểm soát của nhà nước đối với các khía cạnh quan trọng của nền kinh tế. “Bộ Thương mại phải bảo vệ tính hiệu quả của luật thương mại quốc gia bằng cách duy trì tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam”, bức thư viết.

VOA đã liên lạc Bộ Thương mại Mỹ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về hai bức thư của các nghị sĩ Mỹ, nhưng chưa được phản hồi.

Gần đây, các lãnh đạo Việt Nam thường xuyên vận động giới chức Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Vào tháng giữa 11/2023, khi phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở San Francisco, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng kêu gọi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế trường. Ông Thưởng nói rằng việc này cần được thực hiện “bằng quyết sách chính trị” chứ “không nên theo quy định một cách cứng nhắc”.

Trước đó, vào tháng 9/2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đưa ra đề nghị tương tự trong cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Rainmondo và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tại thủ đô Washington của Mỹ.

Phản hồi yêu cầu bình luận của VOA vào tháng 11/2023, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ “sẽ xem xét tình trạng của Việt Nam một cách nhanh chóng nhất có thể, phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ”

Sáu tiêu chí

Trong hai bức thư, các nghị sĩ Mỹ liệt kê 6 tiêu chí dưới đây và cho rằng Việt Nam chưa đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào trong nhóm này.

Tiêu chí số 1: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền quốc gia sang đồng tiền nước khác. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát của Chính phủ và không hoạt động độc lập. Trong khi đó, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách giám sát của Bộ Tài chính về thao túng tiền tệ.

Tiêu chí số 2: Mức độ mà mức lương ở nước ngoài được xác định thông qua thương lượng tự do giữa người lao động và cấp quản lý. Vào năm 2022, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận thấy Việt Nam áp dụng “những hạn chế đáng kể đối với quyền tự do lập hội của người lao động” và lưu ý việc nước này “sử dụng lao động trẻ em bị ép buộc”.

Tiêu chí số 3: Mức độ mà các công ty nước ngoài được phép liên doanh hoặc đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam chịu sự kiểm soát của nhà nước, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh tại đây.

Tiêu chí số 4: Mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ đối với tư liệu sản xuất. Việt Nam vẫn là một nước cộng sản với nền kinh tế tập trung, nhà nước. Mặc dù đã có một số cải cách trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng các tiêu chí để trở thành một nền kinh tế thị trường, vì các doanh nghiệp nhà nước “đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam”.

Tiêu chí số 5: Mức độ kiểm soát của chính phủ đối với việc phân bổ nguồn lực cũng như các quyết định về giá cả và sản lượng của doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước của mình hơn các đơn vị khác, và điều đó bao gồm việc sử dụng các biện pháp kiểm soát giá, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chủ chốt như “xăng dầu, thép, bê tông, vận tải, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và thiết bị y tế”.

Tiêu chí số 6: Các yếu tố khác, chẳng hạn như việc Trung Quốc sử dụng Việt Nam để tránh các nỗ lực siết các biện pháp thương mại và thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ: Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào từ Trung Quốc, khiến Việt Nam dễ gặp rủi ro về vấn đề lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng. Việt Nam hiện đang bị áp đặt 25 lệnh chống bán phá giá và 4 vụ điều tra nữa đang chờ xử lý.

Nhận định

Từ Tp. Hồ Chí Minh, chuyên gia kinh tế Mỹ gốc Việt Bùi Kiến Thành nêu nhận định của ông về yêu cầu của hai nhóm nghị sĩ Mỹ:

“Sáu điều khoản của các nghị sĩ nêu ra rất rõ ràng. Việt Nam phải cố gắng làm sao đáp ứng đầy đủ do pháp luật Mỹ quy định để được công nhận, chứ đi xin họ [công nhận] làm gì. Nếu mình chưa đủ điều kiện thì đừng đi xin xỏ”.

“Tôi thấy 6 điều kiện họ đưa ra là hợp lý. Nếu mình chưa hội đủ điều kiện thì mình đừng nên nói rằng là kinh tế thị trường. Các nhà quản lý của Việt Nam nên xem xét rõ những điều kiện mà các nghị sĩ Mỹ đưa ra để tự xét mình…nếu hội đủ các điều kiện đó thì họ công nhận mình thôi”.

Việt Nam bị Mỹ định danh là một nền kinh tế phi thị trường (NME) kể từ vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với quốc gia Đông Nam Á vào năm 2002, khiến hàng hóa của Việt Nam bị Mỹ áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại khi bán sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Ông Marc Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, hôm 2/2 cho hay tại một cuộc hội thảo do Đại sứ quán Mỹ tổ chức rằng Bộ Thương mại Mỹ đang tiếp tục quá trình xem xét quy chế kinh tế phi thị trường của Việt Nam và quy trình này bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái, bao gồm việc lấy ý kiến đóng góp công khai.

“Chúng tôi, chính phủ Mỹ, cam kết thực hiện một quy trình công bằng và minh bạch, phù hợp với các quy tắc quốc tế”, ông nhấn mạnh, đồng thời cho biết rằng Mỹ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam, làm sâu sắc và tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Theo VOA