Mỹ đổi giọng, tuyên bố sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tuyên bố nước này sẵn lòng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên.

Ngoại trưởng Mỹ Tillerson thăm làng đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ở khu phi quân sự liên Triều. Một binh sĩ Triều Tiên đằng sau chụp ảnh ông. Ảnh: Reuters

Một binh sĩ Triều Tiên chụp ảnh Ngoại trưởng Mỹ Tillerson thăm làng đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ở khu phi quân sự liên Triều hôm 17/3. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm qua cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn đàm phán trực tiếp với Triều Tiên về việc chấm dứt chương trình hạt nhân, thể hiện sự thay đổi chính sách trong cách giải quyết điều mà Mỹ coi là mối đe dọa đang gia tăng, theo Washington Post.

“Hiển nhiên đó là cách chúng tôi muốn để giải quyết vấn đề này”, ông Tillerson nói trong một cuộc phỏng vấn với tổ chức truyền thông NPR, dự kiến phát sóng hôm nay. Trong khi đó, Mỹ đang nhóm họp cấp cao bất thường tại Liên Hợp Quốc về mối đe dọa đến từ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

“Tuy nhiên Triều Tiên phải quyết định rằng họ sẵn sàng đàm phán với chương trình nghị sự đúng đắn. Đó không chỉ đơn giản dừng ở những việc vài tháng, vài năm qua mà phải là chương trình nghị sự 20 năm qua”, ông Tillerson nói.

Ngoại trưởng Mỹ không cho biết cụ thể hơn, song ông phác họa cách tiếp cận ngoại giao của chính quyền Mỹ là tập trung áp lực quốc tế và thúc đẩy áp lực kinh tế của Trung Quốc với đồng minh Triều Tiên.

Ông Tillerson nói với kênh Fox News rằng Mỹ không tìm cách “thay đổi chế độ” ở Triều Tiên, hoặc tìm một “cái cớ” cho đồng minh Hàn Quốc thống nhất bán đảo.

“Chế độ của Triều Tiên trong quá khứ cho thấy lý do họ theo đuổi vũ khí hạt nhân vì họ cảm thấy đó là cách duy nhất đảm bảo sự tồn tại của chế độ. Chúng tôi muốn thay đổi cách nhìn của họ”.

“Chúng tôi nói với họ rằng con đường tồn tại và bình an là xóa bỏ các vũ khí hạt nhân, chúng tôi cùng các nước khác sẽ chuẩn bị giúp họ trên con đường phát triển kinh tế”, Ngoại trưởng Mỹ nói.

Các nhà ngoại giao Mỹ cho biết phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay dự kiến sẽ ra tín hiệu cảnh báo với Triều Tiên rằng Mỹ không phải là nước duy nhất đánh giá mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đã đạt đến điểm khủng hoảng.

VanViet/VNExpress

Ông Trump bấm nút đỏ trên bàn làm việc, quản gia liền mang đến một lon Coca

Nút đỏ trên bàn làm việc của Tổng thống Trump để gọi Coca-Cola. (Ảnh: Independent)

Tổng thống Trump có một hộp gỗ đặc biệt trên bàn tại Nhà Trắng, trong đó có một nút bấm để gọi đồ uống Coca-Cola.

Chiếc hộp hình chữ nhật này đặt ở bàn làm việc mà các Tổng thống Mỹ thường dùng.

Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin AP, nhà báo Julian Pace quan sát ông Trump bấm nút đỏ trên bàn và một điều đã xảy ra. Nhà báo này viết như sau: “Với một nút bấm đỏ đặt trên bàn làm việc (Resolute Desk) mà các tổng thống đã dùng hàng thập kỷ qua, một quản gia Nhà Trắng sẽ mang một lon Coca đến cho Tổng thống Trump”.

Còn báo USA Today cho biết chiếc hộp này có thể mang đi sang phòng khác để Tổng thống dùng khi cần thêm một lon Coca.

Đây không phải lần đầu tiên, mọi người biết ông Trump thích uống Coca-cola. Vào tháng 1 vừa qua, phóng viên CNN đã chia sẻ bức ảnh nhà tỷ phú này đang điện thoại trong Nhà Trắng với một cốc Coca trên bàn.


Tổng thống Trump với cốc Coca và chiếc hộp ‘nút đỏ’ trên bàn làm việc. (Ảnh: Twitter)

Ông Trump nổi tiếng với phong cách ăn uống bình dân. Mạng xã hội từng lan truyền ảnh ông vừa ăn thịt gà rán Kentucky vừa đọc báo, hoặc ăn bánh burger của McDonald khi mừng chiến thắng trở thành ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa.


Tổng thống Trump ăn mừng bằng đồ ăn nhanh trong khi đi vận động tranh cử. (Ảnh: Twitter)

Có những đánh giá rằng, Tổng thống Trump mang theo một phong cách không giống ai vào làng chính trị Mỹ. Bất chấp những điều tiếng, Trump vẫn là một người rất chân thành, ông nói những gì mình nghĩ và không ngại làm những điều mình muốn. (Xem thêm

Dù sao tại Mỹ, có nhiều người nổi tiếng có phong cách sống rất giản dị, như tỷ phú Bill Gates chỉ dùng một chiếc đồng hồ Casio trị giá 10USD [2], còn tỷ phú Buffett vốn là một khách hàng quen thuộc của McDonald với 3 loại đồ ăn thường xuyên trị giá 2-3USD [3]. Hay còn có 8 tỷ phú có thể mua cả thế giới nhưng lại chọn cách sống vô cùng giản dị [4].

Thanh Long

Tổng thống Trump đề nghị Hàn Quốc trả 1 tỷ USD cho hệ thống tên lửa

trump

Một chuyên gia nhận định khả năng Tổng thống Trump đang kiểm tra lòng cam kết của Hàn Quốc khi gợi ý Seoul trả tiền cho hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 1 tỷ USD.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 27/4, Tổng thống Hoa Kỳ cho biết ông muốn Hàn Quốc phải trả chi phí cho Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trị giá 1 tỷ USD (khoảng 22,7 nghìn tỷ đồng).

Ông Trump nói: “Tôi đã thông báo với Hàn Quốc rằng sẽ là điều thích hợp nếu họ trả tiền. Đó là hệ thống trị giá một tỉ đô la.”

“Hệ thống đó quả là một hiện tượng. Nó là thiết bị lạ thường nhất mà bạn từng thấy – bắn ngay các tên lửa lên bầu trời”, ông Trump nói. “Nó bảo vệ họ (Hàn Quốc) và tôi muốn bảo vệ họ, chúng ta sẽ bảo vệ họ, nhưng họ nên trả tiền, và họ hiểu điều đó.”

Seoul đã bác bỏ đề xuất của ông Trump, nói rằng theo Hiệp định về quy chế lực lượng (SOFA), Hàn Quốc sẽ cung cấp địa điểm và cơ sở hạ tầng cho THAAD, trong khi Mỹ sẽ trả tiền để triển khai và vận hành hệ thống này.

“Sẽ không có thay đổi nào đối với lập trường cơ bản này”, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố, theo Aljazeera.

Tuyên bố của ông Trump được đưa ra khi Hàn Quốc sắp tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mà khả năng ứng viên Moon Jae-in sẽ chiến thắng, theo Reuters. Ông Moon từng viết trong một cuốn sách xuất bản hồi tháng 1 rằng Hàn Quốc nên học cách “nói không với người Mỹ”.

Ông Kim Ki Jung, một cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Moon, nói rằng việc Hàn Quốc trả tiền cho hệ thống này là một “lựa chọn không khả thi”.

“Dù chúng tôi có mua THAAD, thì hoạt động chính của nó vẫn sẽ nằm trong tay của Hoa Kỳ”, ông Kim nói.

Reuters cho biết Hàn Quốc không nghĩ đến việc mua hệ thống này, một phần vì chi phí của nó. Một số chính trị gia lập luận rằng Hàn Quốc nên phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình.

Ông Kim Dong-yub, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam, Seoul, bình luận: “Ông Trump đang dùng THAAD như một phép thử cho mối quan hệ với Hàn Quốc.”

“Ông Trump dường như đang kiểm tra lòng cam kết của Hàn Quốc đối với liên minh Hàn – Mỹ. Tôi tự hỏi liệu có phải ông Trump nói điều này vì ông ấy nghĩ rằng ông Moon sẽ giành chiến thắng”, giáo sư Kim nói thêm.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Trump cũng cho biết ông sẽ đàm phán lại hoặc chấm dứt cái mà ông gọi là một thỏa thuận thương mại tự do “khủng khiếp” với Hàn Quốc.

Thu Phương

Vụ Đinh La Thăng: Ván cờ sinh-tử chỉ mới bắt đầu


Đinh La Thăng (trái) và Nguyễn Phú Trọng.

Đinh La Thăng (trái) và Nguyễn Phú Trọng.

Không bắn pháo hoa!

Lễ kỷ niệm 30 tháng Tư “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” năm 2017 đặc biệt chưa từng thấy: cùng vào cuối giờ chiều ngày 27/4 khi các tờ báo trong nước được Ủy ban Kiểm tra trung ương “phát lệnh nổ súng” để đăng nguyên bản kết luận kiểm tra hàng núi vụ việc bị xem là “rất nghiêm trọng” tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng trách nhiệm của đương kim ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, một phó chủ tịch của chính quyền TP.HCM là bà Nguyễn Thị Thu đã như ngậm ngùi thông báo với báo giới “Ban bí thư không cho phép thành phố tổ chức bắn pháo hoa 15 phút vào đêm 30/4”, dù trước đó thành phố này đã làm văn bản xin “bắn”.

Không có lời giải thích nào từ Ban bí thư của ông Đinh Thế Huynh về việc không cho bắn pháo hoa, nhưng một phó giám đốc Sở Văn hóa – thể thao của TP.HCM đã tiết lộ: tùy vào tình hình thực tế, chính trị xã hội và mỗi giai đoạn khác nhau…

Hoàn toàn không phải lý do “tiết kiệm” cho số tiền chỉ khoảng một chục tỷ đồng chi phí bắn pháo hoa – chỉ bằng 1/340 so với khoản lỗ mà Trịnh Xuân Thanh đã gây ra tại PVC – một doanh nghiệp con thuộc Petro Vietnam từ thời ông Đinh La Thăng còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên TP.HCM kỷ niệm lễ 30/4 mà không được bắn pháo hoa, trong khi bầu không khí trước ngày này dường như không có gì bất thường về mặt an ninh. Cũng chưa thấy dấu hiệu nào để hình thành một “làng kháng chiến Đồng Tâm” tại thành phố này…

Vậy thì sợ gì mà không “bắn”? “Nội bộ” chăng?

Có vẻ “bài học Quân khu 9” vào thời gian trước đại hội 12 cùng vụ “tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh vẫn còn nguyên ám ảnh.
Chiến thắng thứ hai
Một nỗi ám ảnh khôn nguôi đã đặc cách dành cho Tổng bí thư Trọng từ sau đại hội 12, cho dù ông đã lau được nước mắt trước đối thủ chính trị số một là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nỗi ám ảnh ấy còn đeo đẳng ghê gớm, đã trở nên cao trào mất ngủ bằng vụ biến mất cực kỳ thách thức của Trịnh Xuân Thanh. Cho dù ông Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết trở thành “người tử tế”, vẫn còn không thiếu kẻ luôn chực chờ gây hậu họa cho ông Trọng.

Cuộc chiến “chống tham nhũng” của tổng bí thư cũng bởi thế đã dần hóa thân vào ân oán quyền lực và thể diện.

Nhưng phải mất đến một năm một quý từ sau đại hội 12 rạng rỡ thắng lợi, Tổng bí thư Trọng mời giành được chiến thắng thứ hai.

Bài bản được lặp lại phong cách của Vương Kỳ Sơn của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Quốc mà ông Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đoàn “học tập” vài năm trước: dù không có được nhân chứng Trịnh Xuân Thanh, cũng chẳng trưng ra lời khai nào của Vũ Đức Thuận – nguyên trợ lý của Đinh La Thăng, vẫn còn sờ sờ ra đó một núi hậu quả bị cho là trách nhiệm của ông Thăng thời còn tại vị nơi Petro Vietnam, chưa kể một “hình án” có dấu hiệu rất rõ là 800 tỷ đồng mà Petro Vietnam góp vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm đã hoàn toàn biến mất.

Không phải Bộ Công an có vẻ khá chậm chạp ngay cả khi tổng bí thư đã “tự cơ cấu” vào Thường vụ đảng ủy công an trung ương vào tháng 9 năm 2016, mà Ủy viên bộ chính trị Trần Quốc Vượng của Ủy ban kiểm tra trung ương mới bắt buộc phải nổi lên như một Vương Kỳ Sơn của Việt Nam.

Khó mà hình dung khác hơn, cử chỉ Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận về Petro Vietnam ngay trước khi Hội nghị trung ương 5 của đảng cầm quyền diễn ra là có chủ ý. Cùng nhận định “rất nghiêm trọng” của ủy ban này đối với vụ Petro Vietnam, việc Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu đề nghị chính thức gửi Bộ chính trị và Ban bí thư về “kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng” tất sẽ dọn đường cho Hội nghị trung ương 5 bỏ phiếu kỷ luật Bí thư TP.HCM.

Nếu thông tin dư luận về việc Ban bí thư đã thống nhất kỷ luật ông Đinh La Thăng với mức độ “cảnh cáo về mặt đảng” là đúng, mức kỷ luật tại Ban chấp hành trung ương thông thường sẽ không nhẹ hơn. Và chỉ cần có thế, đương nhiên chức bí thư thành ủy TP.HCM sẽ một sớm một chiều bị tước khỏi tay ông Đinh La Thăng. Để trong trường hợp khả quan nhất, ông Thăng cũng chỉ nhận được một chức vụ “làng nhàng” nào đó trong bộ máy trung ương – gần giống với đương kim Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình, nhưng có lẽ thấp hơn ông Bình.

Còn nếu nặng hơn, đó sẽ là “cách chức về mặt đảng”, thậm chí khai trừ đảng và mở đường đến truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan những vụ việc tại Petro Vietnam. Khi đó thì đừng có nghĩ gì đến việc tồn tại trong Bộ Chính trị, thậm chí trong Ban chấp hành trung ương.

Báo nhà nước Việt Nam, bỉ bôi thay, đang rầm rộ khởi phát một chiến dịch “xét lại Đinh La Thăng”, cho dù chỉ mới năm ngoái chính những tờ báo này đã tung hô ông Thăng lên tới mây xanh, còn gần đây nhất lại câm bặt vụ nông dân Đồng Tâm, Hà Nội phản kháng triều đình.

Nếu vụ ông Đinh La Thăng diễn ra “đúng quy trình” và theo đúng tuyên ngôn “kỷ luật vài người để cứu muôn dân” của ông Trọng, bàn cờ chính trị Việt Nam sẽ được “tái cơ cấu” thấy rõ: cùng với ông Thăng, nhân vật thứ hai đã quá mang tai tiếng là Ủy viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình cũng có thể bị “xét lại”. Hoặc ở vào thế “quy thuận triều đình”, ông Bình sẽ ngồi yên tại Ban Kinh tế trung ương cho đến lúc đủ tuổi hưu.
Ván cờ sinh – tử bắt đầu!
Hội nghị trung ương 5 cũng bởi thế có thể mang đến triển vọng “phục thù” cho Tổng bí thư Trọng đối với thất bại không thể cơ cấu hai nhân vật Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7 – diễn ra vào tháng 5/2013.

Chiến thắng thứ hai của Tổng bí thư Trọng, dù khá muộn màng, vẫn mở toang cánh cửa để ông Trọng có dịp “hội kiến” với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có vẻ ông Trọng không còn “đường” nào khác.

Không phải đại hội 12. Giờ đây, ván cờ quyết định sinh – tử mới bắt đầu.

Khỏi phải nói, cũng có thể hình dung ông Nguyễn Tấn Dũng và “dây” của ông đang ở vào thế nguy biến đến thế nào.

Nhưng ông Dũng sẽ làm gì?

  • 16x9 Image

    Phạm Chí Dũng

    Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’

Số phận Đinh La Thăng được định đoạt

Những đồn thổi về số phận chính trị của ông Đinh La Thăng đã được định đoạt vào chiều ngày 27/4, khi Ban Bí thư đảng CSVN họp và ra quyết định kỷ luật ông này với hình thức là cảnh cáo. Đây là mức kỷ luật được coi là nặng và ông Đinh La Thăng sẽ phải rời khỏi chức vụ đang nắm giữ hiện tại để nhường cho người khác.

Từ nhiều tháng qua, những tin tức đồn thổi nói rằng, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Sài Gòn sẽ buộc phải rời khỏi chức vụ hiện tại sau những đợt công kích nhắm vào uy tín của ông do Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng khởi xướng.

Ngay sau khi đã chắc chiếc ghế Tổng bí thư sau cuộc đua đầy cam go với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu chiến dịch thanh trừng nội bộ, thâu tóm quyền lợi và quyền lực về cho phe nhóm của mình. Một loạt lãnh đạo cao cấp, những người từng là đồng minh thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng bị sờ gáy sau khi bị thanh tra, phanh phui ra một loạt sai phạm trong thời gian cầm quyền. Đáng chú ý nhất là ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương.

Song, chiến dịch thanh trừng còn được gọi “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam chưa dừng ở đó, khi mà những đối thủ chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng bằng rất nhiều cách, kể cả việc bỏ tiền ra mua chiếc ghế Ủy viên Bộ Chính trị vẫn tồn tại. Trong số đó đáng kể nhất là Đinh La Thăng và Nguyễn Văn Bình (Trưởng Ban kinh tế Trung ương, cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

Để thanh trừng Đinh La Thăng, phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng đã lập ra kế hoạch vô cùng công phu, tốn kém và gây chia rẽ nội bộ. Con vật được Nguyễn Phú Trọng đem ra tế thần là Trịnh Xuân Thanh, cựu phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người từng có thời kỳ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Ông Thanh bị báo chí phanh phui việc sử dụng xe tư nhân nhưng lại dùng biển số xanh (biển số của xe công vụ). Rồi từ đó, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, báo chí đồng loạt liệt kê ra một loạt sai phạm vào thời kỳ ông Thanh còn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC khiến Tổng công ty này thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng. Cho dù những sai phạm ấy đã được rất nhiều cơ quan của chính phủ (thời ông Nguyễn Tấn Dũng) cho thanh tra và kết luận thua lỗ là do kinh doanh không được gặp nhiều thuận lợi.

Từ Trịnh Xuân Thanh, ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu cho bóc tách dần dần. Tiếp sau đó là một loạt lãnh đạo trong Bộ Công thương, những người đã có dính líu không ít thì nhiều đến việc bổ nhiệm, trao bằng khen và đưa Trịnh Xuân Thanh về làm phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Người đứng đầu Bộ Công thương là ông Vũ Huy Hoàng đã bị kỷ luật, tước bỏ tất cả những chức vụ mà ông này đã đảm nhiệm trong một nhiệm kỳ Bộ trưởng trước đó. Dư luận coi đây là trò hề, mà chỉ có quốc gia độc tài như Việt Nam mới nghĩ ra. Vì khi bị cách chức, ông Vũ Huy Hoàng đã không còn giữ bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy chính phủ. Thứ nữa, ông Hoàng có 2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, nếu cách chức một nhiệm kỳ thì ông vẫn còn một nhiệm kỳ trước đó, nên tất cả quyền lợi được hưởng sau khi về hưu vẫn như cũ.

Việc kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng hay Trịnh Xuân Thanh hay một loạt lãnh đạo trong Bộ Công thương chưa phải là điều ông Nguyễn Phú Trọng hướng đến. Vì tất cả bọn họ đều là những con ruồi trong chiến dịch thanh trừng. Người mà Nguyễn Phú Trọng muốn thanh trừng chính là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà để làm được điều đó, trước hết phải chặt hết vây cánh của ông này, những lãnh đạo đã dùng tiền để len sâu, lèo cao vào trong bộ máy chính phủ, vào trong nội bộ đảng CSVN.

Sau khi kết thúc Đại hội đảng CSVN lần thứ 12 (28/1/2016) mà phần thất bại thuộc về phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, giới quan sát chính trị vô cùng ngạc nhiên khi thấy số lượng Ủy viên Bộ Chính trị tăng lên con số 19, và ngạc nhiên hơn trong số này lại có tên ông Đinh La Thăng. Điều càng ngạc nhiên hơn nữa là ông Thăng sau này lại được bổ nhiệm đưa về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn, một chức vụ vô cùng béo bỡ, nơi được coi là nắm giữ túi tiền cho cả Việt Nam.

Rất nhiều tin đồn được lan truyền trong nước, theo những lời đồn, ông Võ Văn Thưởng, một phe cánh của Nguyễn Phú Trọng đã không được lọt vào danh sách Bộ Chính trị. Song, với quyền lực có được sau khi Đại hội 12 kết thúc, Nguyễn Phú Trọng đã nâng con số ủy viên Bộ Chính trị lên 19 và Võ Văn Thưởng được “đậu vớt”.

Giới quan sát chính trị thời đó cho rằng, người sẽ về nắm giữ Sài Gòn không ai khác chính là ông Thưởng. Vì ông này đã từng nắm giữ chức vụ Phó bí thư thường trực thành phố này trước khi ra Quảng Ngãi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Đó được coi là bước đệm để ông Thưởng trở về Sài Gòn nắm giữ chức vụ quyền lực cao hơn. Tuy nhiên, chiếc ghế ấy không hiểu bằng cách nào lại chọn đít ông Đinh La Thăng. Còn ông Thưởng ra Hà Nội để giữ chức Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương.

Chiếc ghế Bí thư Thành ủy Sài Gòn rơi vào tay Đinh La Thăng khiến cho nhiều người ganh tức. Vì Sài Gòn được coi là túi tiền của nhà nước Việt Nam, những khoảng tiền thuế thu được từ người dân, doanh nghiệp lên đến trên hàng chục tỷ Mỹ kim. Số tiền này sau đó phải chuyển ra Hà Nội, rồi phân bố lại cho các tỉnh thành khác, trong khi Sài Gòn chỉ được giữ lại một ít để phát triển thành phố. Do chiếc ghế Bí thư Thành ủy rơi vào tay Đinh La Thăng nên nhiều kẻ muốn hất văng ông này, để thay vào đó là một lãnh đạo khác nhằm bảo đảm quyền lợi của họ sẽ được duy trì. Trong số đó có cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Trước khi ra Hà Nội làm Thường trực Ban bí thư đảng CSVN, rồi sau đó là chức Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang có thời kỳ làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Vào năm 2013, ông Sang bị kỷ luật đảng CSVN bằng hình thức khiển trách vì đã để xảy ra nhiều sai phạm, trong đó đã để cho băng nhóm tội phạm Năm Cam hoạt động. Vậy nhưng, người tính không bằng trời tính, ông Sang khi ra Hà Nội lại thăng tiến thần tốc, trở thành đối thủ đáng gờm với ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ngay tại Sài Gòn, vây cánh của ông vẫn còn rất nhiều nên vẫn duy trì được tầm ảnh hưởng ở thành phố này. Do đó, Trương Tấn Sang muốn hất cẳng Đinh La Thăng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình tại đây. Để làm được điều đó, ông Sang bắt tay với Nguyễn Phú Trọng tìm cách hất cẳng Đinh La Thăng.

Ngày 27/4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Trần Quốc Vượng chủ trì đã liệt kê một loạt sai phạm mà ông Đinh La Thăng đã vi phạm trong thời gian ông này làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) trong giai đoạn 2009-2011. Ông Thăng bị phanh phui đã làm thất thoát, thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng. Ủy ban kiểm tra Trung ương đảng CSVN đã đề nghị kỷ luật.

Số phận chính trị của ông Đinh La Thăng đã được định đoạt ngay sau khi ông Trần Quốc Vượng đọc kết luận. Vào Hội nghị Trung ương 5 của khóa 12 đảng CSVN sẽ chính thức kỷ luật, chiếc ghế Bí thư Thành ủy Sài Gòn sẽ không còn là của ông Đinh La Thăng. Theo đồn đoán, người sẽ thay chiếc ghế ấy có thể sẽ là Vương Đình Huệ, người đang là phó Thủ tướng Chính phủ.

Nguoi Quan Sat/Calitoday