Hình ảnh ‘bật mí’ vẻ đẹp quyến rũ xuyên thời gian của cao nguyên Bắc Hà

Những hình ảnh cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) được ghi lại từ cách đây hơn 20 năm trước cũng như những hình ảnh gần đây cho thấy vẻ đẹp và sức hút xuyên thời gian của điểm đến này.

Cao nguyên Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai. Nơi đây có độ cao gần 1000m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là núi Kiều Liêu Ti ở độ cao 2.402m.

Với khí hậu quanh năm mát mẻ, miền cao nguyên Bắc Hà là mảnh đất lưu giữ những nét văn hóa và cảnh đẹp độc đáo trên vùng núi cao.

Bắc Hà nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao – nơi du khách được hoà mình vào văn hoá của đồng bào các dân tộc bản địa. Cao nguyên này thu hút khách quanh năm bởi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nơi đây đều có những vẻ đẹp đặc trưng để mọi người thoả sức khám phá, trải nghiệm.

Mới đây, UBND huyện Bắc Hà phối hợp với Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh Lào Cai tổ chức triển lãm ảnh Bắc Hà xưa và nay để nhìn lại hành trình thay da đổi thịt của vùng cao nguyên đẹp mê đắm giữa núi rừng Tây Bắc. Những bức ảnh có lịch sử hơn 20 năm đã khiến nhiều người thích thú khi vẻ đẹp vùng cao nguyên ở các giai đoạn khác nhau đều mang vẻ đẹp cuốn hút rất riêng, khiến ai một lần đặt chân đến đây đều muốn quay trở lại. 

Dưới đây là những hình ảnh vẻ đẹp xuyên thời gian của cao nguyên Bắc Hà được trưng bày tại triển lãm:

Hình ảnh thị trấn Bắc Hà năm 2006. Thời điểm này thị trấn đã được đầu tư hạ tầng khang trang với nhiều nóc nhà kiên cố, ngói đỏ phủ giữa màu xanh núi rừng. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Những cô gái người Mông đi chợ phiên Bắc Hà năm 2004 (cách đây tròn 20 năm). Chợ phiên Bắc Hà nổi tiếng với nhiều nét đặc trưng văn hoá, đây cũng là một trong những lý do lớn nhất thôi thúc du khách “xách ba lô lên và đi”. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Một góc thị trấn Bắc Hà năm 2004 với nét cổ kính pha với kiến trúc hiện đại. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Bưu điện thị trấn Bắc Hà năm 2000. Ở ngoài cổng bưu điện lúc bấy giờ là hình ảnh người dân đi họp chợ phiên. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Chợ phiên Bắc Hà năm 2006 với rất đông đồng bào các dân tộc trong thị trấn và các vùng lân cận tham dự. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Những cô gái Bắc Hà rạng rỡ trong trang phục truyền thống, tham dự chợ phiên năm 2005. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Thị trấn Bắc Hà ẩn mờ trong sương sớm (Ảnh chụp năm 2024). Ảnh: Phạm Ngọc Bằng
Thác Sông Lẫm – điểm dừng chân không thể bỏ qua khi ghé thăm Bắc Hà (Ảnh chụp năm 2024) Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Đồi cỏ Cốc Ly – điểm dừng chân lý tưởng với bất cứ ai đặt chân đến Bắc Hà. Du khách đến đây có cơ hội trải nghiệm cưỡi ngựa đi trên thảo nguyên bạt ngàn cỏ xanh (Ảnh chụp năm 2024). Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 

Bắc Hà nổi tiếng với những đồi mận. Vào mùa hoa nở, cả cao nguyên được bao phủ bởi màu trắng hoa mận (Ảnh chụp năm 2024). Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 

Hai vợ chồng hơn 100 tuổi vẫn minh mẫn, bí quyết chỉ gói gọn trong 2 từ

Hai vợ chồng cụ Ma Văn Thọ (trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ) đều sống thọ trên 100 tuổi nhưng vẫn minh mẫn. Họ có với nhau 6 người con trai, 3 con gái. Đến nay, đại gia đình cụ Thọ có thêm 25 cháu, 45 chắt, 3 chút.

100 tuổi vẫn ở riêng, không phiền con cháu

Vợ chồng cụ Ma Văn Thọ (112 tuổi) và Vũ Thị Tý (102 tuổi) trú tại xã Đan Thượng, Hạ Hòa, Phú Thọ, là cặp vợ chồng hiếm ở Việt Nam đều có tuổi thọ trên 100. Dù ở tuổi xưa nay hiếm nhưng hai cụ vẫn minh mẫn nhớ rõ con cháu và tự sinh hoạt, ăn uống.

Cụ Thọ sinh ra ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cụ bà quê ở Hoài Đức (Hà Nội) hai người di cư lên Phú Thọ làm thuê cho chủ nhà. Sau đó, hai cụ gặp và nên duyên vợ chồng. Họ có với nhau 6 người con trai, 3 con gái. Đến nay, đại gia đình cụ Thọ có 25 cháu, 45 chắt, 3 chút.

Ông Mai Văn Chì (SN 1952, con trai thứ 3 của cụ Thọ) chia sẻ ông tự hào về cha mẹ mình vì sức khỏe tốt. Cả đời ông bà sống đến 100 tuổi nhưng con cháu chưa từng phải giặt quần áo, tắm rửa cho hai người. 

Dù trên 100 tuổi nhưng cụ Thọ và vợ ở riêng, tự chăm sóc nhau. Mười năm trước, mắt cụ Tý mờ dần nên mọi việc trong nhà đều do một tay cụ Thọ đi lại, chăm sóc. Dù con cháu động viên thế nào, hai cụ vẫn một mực muốn sống riêng. Đến nay, hằng ngày, các con thường thay phiên nhau tới nhà nấu cơm cho hai người. Đến cuối năm 2023, con cháu động viên nhiều và sức khỏe yếu hơn, hai cụ mới dọn về ở cùng gia đình ông Chì. 

Hai cụ cùng các con cháu lưu lại trong nhà cũ của gia đình. Ảnh: Lê Phương.

Ông Chì cho biết hằng ngày gia đình đều có 2 người ở nhà. Người nấu nướng, người trò chuyện để hai cụ có thêm niềm vui. Hiện tại, dù sức khỏe không tốt như 1-2 năm trước nhưng cụ Thọ và cụ Tý đều vẫn minh mẫn. Con cháu trong nhà cụ đều nhớ tên, nhớ mặt. Xuống hàng chắt, chút các cụ không nhớ rõ tên nhưng nhìn mặt nhận ra được con cháu nhà ai.

Mỗi lần gia đình con cháu quây quần, hai cụ đều rất vui mừng. Cụ Thọ liên tục nhắc các con, cháu luôn đoàn kết, nhớ về gia đình. Vì vậy, cứ mùng 5 Tết, đại gia đình lại quây quần mừng tuổi hai cụ, nhớ về tổ tiên.

Bí quyết khỏe mạnh chỉ hai từ “sạch sẽ”

Ông Chì cho biết hai cụ sống khỏe, đôi khi đến con cháu con thua. Nhiều người còn đau xương, nhức chân tay nhưng hai cụ đều ít ốm vặt. Bí quyết đó là cả hai người sống rất khoa học, sạch sẽ. 

Nhà cửa sạch sẽ: Từ ngày gia đình khó khăn ở nhà tranh, cụ Thọ đã nổi tiếng khắp vùng là sạch sẽ. Đồ đạc ngăn nắp, lau dọn, không có cọng rác. Nền nhà khô ráo, đồ thừa đều được dọn dẹp gọn gàng. 

Ăn uống sạch sẽ: Từ ngày cơm không đủ ăn, rau hiếm, ông bà vẫn có thói quen nấu nướng sạch sẽ. Ông bà luôn tuân thủ ăn chín, uống sôi. Gian bếp luôn ngăn nắp, nồi niêu xoong chảo luôn được đánh rửa phơi khô và treo lên cao.

Ông Chì kể: “Từ ngày chúng tôi còn trẻ, bố đã dặn ăn uống phải đúng giờ. Khi phải lao động ông bà ăn nhiều lấy sức làm việc nuôi con. Về già, bố mẹ tôi cũng tự nấu ăn, rau và trái cây đều tự trồng, đảm bảo sạch sẽ”. Bữa ăn của hai cụ được thay đổi thường xuyên, đảm bảo đủ dinh dưỡng. 

Giữ vệ sinh sạch sẽ: Dù trời nắng, lạnh, hai cụ đều có thói quen tắm hằng ngày. Họ cho rằng không ăn nhớ cơm, không tắm nhớ nước. Khi còn trẻ, vợ chồng cụ Thọ lao động nặng nhọc. Về già, hai cụ vẫn giữ thói quen lao động. Họ cho rằng làm việc là cách rèn luyện thân thể. Khi tuổi đã cao, họ làm việc nhẹ nhàng, trồng trọt quanh nhà. 

Mỗi ngày, ông Chì và vợ đều dành thời gian chăm sóc ba mẹ. Ở tuổi gần 80, ông không giấu được hạnh phúc khi còn đủ cha mẹ già để chăm sóc, báo hiếu. Những kinh nghiệm sống khỏe mạnh của hai cụ cũng được gia đình thường xuyên giáo dục con cháu.

Tuổi thọ trung bình của người Vietnam qua 30 năm :

1989 – 65,2 / 2009 – 72,8 / 1999 – 68,2 / 2019 -73.6

Theo Vietnam Net

Cái đẹp hủy diệt của Mishima Yukio

Một ngày của năm 1950, cả nước Nhật bàng hoàng vì sự kiện một chú tiểu phóng hỏa đốt cháy tòa Kim Các Tự – di sản hơn 500 tuổi ở Kyoto. Sáu năm sau, Mishima Yukio đã thu thập tài liệu liên quan đến vụ việc, và viết nên tiểu thuyết “Kim Các Tự”.

Nhà văn Nhật Mishima Yukio

Ông lý giải hành động đốt chùa là hành động của kẻ yêu cái đẹp – một tình yêu cực đoan đến mức hủy diệt. Kim Các Tự trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Mishima Yukio – nhà văn đương đại Nhật Bản, từng hai lần được đề cử Nobel Văn chương. Tác phẩm cũng từng được trao giải Văn học Yomiuri năm 1956.

Kim Các Tự – tòa kiến trúc ba tầng với “hai tầng trên dát vàng rực rỡ, nằm trong khuôn viên chùa Lộc Uyển” xuất hiện ngay từ dòng đầu tiên của cuốn sách. Ấn tượng ấy ở lại trong xuyên suốt ký ức của Mizoguchi – cậu bé được sinh ra và lớn lên ở phía đông bắc Maizuru (Nhật Bản). Đó là khi cậu nghe cha kể về vẻ đẹp diễm lệ của Kim Các Tự, trong hình dung của cậu như là một vẻ đẹp tuyệt đỉnh, bất biến.

Cho đến một ngày, cậu chính thức trở thành tiểu tăng của Kim Các Tự, được tận mắt nhìn ngắm báu vật trong tâm tưởng, nhưng vẻ đẹp trong đời thực của tòa Kim Các chừng như đã khiến cậu thất vọng. Một tiểu tăng với tinh thần bất định, luôn tự ti vì tật nói lắp và luôn cảm thấy cô độc với những ý nghĩ của chính mình. Cái đẹp mà cậu nuôi dưỡng, cảm nhận về Kim Các Tự không thể giãi bày, chia sẻ cùng ai. Thực tế trước mắt và những gì phải trải qua trở thành ẩn ức khiến cậu nghĩ rằng, mình phải đốt cháy Kim Các Tự. Vẻ đẹp ấy chỉ nên tồn tại trong tâm tưởng, trong hình dung về cái đẹp vĩnh cữu.

Nhà văn Mishima Yukio dựng lại tòa Kim Các Tự đã bị đốt cháy bằng vẻ đẹp duy mỹ của ngôn từ. Ông miêu tả từng chi tiết kiến trúc, tái hiện trước người đọc hình ảnh di sản đã mất của Kyoto đầy vẻ diễm lệ, lấp lánh vô song. “Khói cuồn cuộn và lửa đang bốc lên trời. Hằng hà sa số tàn lửa bay chen giữa cây cối, và bầu trời phía Kim Các như được rải vàng kim” – khoảnh khắc Kim Các Tự hóa thành tàn tro và chú tiểu Mizoguchi ngồi trên đồi cao nhìn ngắm như một khoái cảm của hủy diệt và tồn tại.

Tiểu thuyết “Kim Các Tự” của Mishima Yukio

Nhà văn Mishima Yukio

Cái đẹp trường cửu chính là cái đẹp đã bị hủy diệt – là một tư tưởng có phần cực đoan. Đây cũng là điểm gây tranh luận về tác phẩm của Mishima Yukio và cũng là triết lý làm nên giá trị trong tác phẩm của ông. Kim Các Tự là câu chuyện về cái đẹp, đồng thời cũng là câu chuyện về ẩn ức tâm lý của con người. Bối cảnh truyện diễn ra vào thời điểm cuộc chiến Thái Bình Dương nổ ra, Nhật Bản bị tấn công bởi không quân Mỹ… Ngôi chùa đã không bị bom đạn tàn phá, mà là do con người. Cái đẹp kiến tạo hay hủy diệt, đều do con người.

Một câu chuyện chứa đựng triết lý về thiền học, triết học, Phật học. Và toàn bộ tiến trình của đời sống đều là vẻ đẹp duy mỹ trong trang viết của Mishima Yukio. Cách ông miêu tả một cái chết, một đám tang, một nỗi thất vọng… cũng mang một vẻ đẹp kỳ vĩ, lạ thường. Cái kết cho cuộc đời nhà văn cũng lạ thường như những trang văn của ông.

Nhà văn Mishima Yukio từng viết các tác phẩm Khát vọng yêu đương (năm 1950), Tiếng triều dâng (năm 1954, giải thưởng Văn học Shinchosha, đã xuất bản tại Việt Nam)… Sau khi hoàn thành bản thảo Năm tướng suy của người trời (tập thứ 4 trong tác phẩm trường thiên Biển phì nhiêu, 1970), nhà văn đã tự sát…

CẦM THI/PNO

Nghiên cứu DNA của 7 người trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là sở hữu 1 “đặc điểm” này trong cơ thể

Nghiên cứu này cho biết những người trăm tuổi có hệ miễn dịch “độc đáo”, cực kỳ mạnh mẽ với rất nhiều kinh nghiệm chống lại nhiễm trùng.

Năm 2023, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston và Trung tâm Y tế Tufts (Mỹ) được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet đã phát hiện ra một đặc điểm chung bất ngờ của những người trường thọ.

Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện trên DNA của 7 người trong độ tuổi từ 100 đến 119 tuổi thông qua phân tích các tế bào bạch cầu, còn gọi là các tế bào đơn nhân máu ngoại vi (PBMC). Kết quả cho thấy họ được “bổ sung” nhiều yếu tố bảo vệ giúp tăng khả năng phục hồi sau khi bị nhiễm trùng.

Cụ thể, nghiên cứu phát hiện trong máu của những người trăm tuổi có số lượng lớn tế bào B – còn được gọi là tế bào lympho B, là một loại tế bào bạch huyết của phân nhóm tế bào lympho, hoạt động trong thành phần miễn dịch dịch thể của hệ miễn dịch, bằng cách tiết ra các kháng thể cần thiết để chống lại “kẻ thù” là những virus, vi trùng cũ. 

Khảo sát hơn 950 người trăm tuổi: Tìm ra 4 điểm chung có thể đem tới

 Qua đó, các nhà khoa học xác định rằng những người sống trăm tuổi này có hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, có lịch sử chống lại nhiễm trùng, bệnh tật và có khả năng phục hồi, cho phép họ đạt được tuổi thọ đặc biệt.

Tác giả chính của nghiên cứu, Paola Sebastiani, nhà sinh học tại Đại học Tufts ở Boston, cho biết hồ sơ miễn dịch của những người trăm tuổi cho thấy họ có “một lịch sử tiếp xúc lâu dài với các bệnh nhiễm trùng và khả năng phục hồi mạnh mẽ”.

Bên cạnh đó, Daily Mail còn cho biết thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng xác định được 25 gen cụ thể hoạt động tích cực hơn nhiều ở những người sống trăm tuổi, đó là kiểu gen cho tuổi thọ cực cao. Trong đó, có gen STK17A – loại gen có liên quan đến việc sửa chữa DNA bị hư hỏng và gen HLA-DPA1 – một gen tạo ra các kháng nguyên cần thiết để nhận biết một số bệnh nhiễm trùng bên trong cơ thể. Đặc biệt, các chuyên gia cũng phát hiện có 1 gen mà chỉ người sống trăm tuổi mới có, đó là gen S100A4.

3 loại thực phẩm tăng cường miễn dịch giúp cơ thể “trường thọ”

Có thể thấy, hệ thống miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Ngược lại, khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến sức đề kháng, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Do đó, việc cung cấp cho cơ thể một số loại thực phẩm tăng cường miễn dịch là điều cần thiết để phòng ngừa bệnh tật và kéo dài sự sống. Không cần phải tìm thần dược đắt đỏ ở đâu xa, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những thực phẩm có sẵn xung quanh chúng ta cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch một cách hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm như thế

Trái cây có múi như bưởi, cam, quýt, chanh… rất giàu vitamin C. Loại vitamin này được cho là làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, tăng miễn dịch và là chìa khóa để chống lại nhiễm trùng một cách hiệu quả.

Do cơ thể chúng ta không sản xuất hoặc lưu trữ vitamin C nhưng lại cần vitamin C hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh nên việc bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày chính là cách đơn giản nhất để cung cấp đủ lượng vitamin C cho cơ thể. Từ đó, bạn sẽ có sức khỏe tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh và sống thọ hơn.

photo-1715364180555

Sữa chua là loại thực phẩm rất tốt, giúp cung cấp lợi khuẩn, làm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Trong sữa chua có chứa hàm lương vitamin D dồi dào sẽ giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể trước tác nhân gây hại.

Nhiều người uống trà xanh để trì hoãn lão hóa, ngăn ngừa ung thư nhưng không biết rằng thức uống này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Trà xanh chứa nhiều flavonoid, đáng chú ý là epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch. Ngoài ra, thức uống này cũng là một nguồn cung cấp axit amin L-theanine tốt có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong tế bào T của cơ thể.

Ánh Lê / Theo Đời sống Pháp luật

Nghiên cứu mẫu máu của hơn 1.200 người 100 tuổi: Phát hiện điểm chung của trường thọ nằm ở 3 chỉ số quan trọng

Nghiên cứu cho thấy những người sống đến sinh nhật thứ 100 có xu hướng có mức glucose, creatinine và axit uric thấp hơn từ những năm 60 tuổi trở đi.

Theo Finance.yahoo.com, một nghiên cứu do Viện Karolinska (Thụy Điển) thực hiện, được công bố trên tạp chí GeroScience vào năm 2023, đã chỉ ra một điểm chung bất ngờ của những người trường thọ.

Người trăm tuổi có 3 chỉ số “thấp” nhưng giúp “tăng” tuổi thọ 

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đo lường và theo dõi mức độ phân tử khác nhau ở mẫu máu của hơn 44.500 người Thụy Điển đã trải qua thử nghiệm lâm sàng từ năm 1985 đến năm 1996 và theo dõi cho đến năm 2020.

Theo các chuyên gia, họ đặc biệt tập trung vào nhóm máu của những người sinh từ 1893 – 1920. Đây là những người ở độ tuổi từ 64 đến 99 khi mẫu máu của họ được xét nghiệm lần đầu tiên và theo dõi cho đến khi họ 100 tuổi. Khoảng 1.200 người tham gia nghiên cứu, tương đương khoảng 2,7% số người tham gia, đã đạt tới độ tuổi 100. Sau đó, họ so sánh dữ liệu của nhóm này với những người trẻ hơn.

Nghiên cứu mẫu máu của hơn 1.200 người 100 tuổi: Phát hiện điểm chung của trường thọ nằm ở 3 chỉ số quan trọng- Ảnh 1.

Phân tích chỉ ra 12 phân tử trong máu liên quan đến quá trình trao đổi chất, viêm, chức năng gan, thận, quá trình lão hóa hoặc tử vong. Trong đó, cholesterol toàn phần và glucose là dấu hiệu của quá trình trao đổi chất; axit uric biểu thị mức độ viêm, các enzyme biểu thị sức khỏe gan và creatinine là thước đo sức khỏe của thận.

Các chuyên gia nhận định rằng ngoại trừ men gan và albumin, tất cả phân tử khác đều liên quan đến khả năng sống 100 tuổi của một người.

Kết quả nghiên cứu cho thấy máu của những người sống đến 100 tuổi có lượng glucose, creatinine và axit uric thấp hơn kể từ sau độ tuổi 60. Rất ít người trên 100 tuổi có mức đường huyết trên 6,5 hoặc mức creatinine trên 125 khi còn sống. Người cao tuổi có mức cholesterol toàn phần và chất sắt cao trong khi glucose, creatinine, axit uric và men gan thấp có tỷ lệ sống đến 100 tuổi cao hơn.

Mặc dù sự khác biệt được tìm thấy trong nghiên cứu giữa các nhóm là nhỏ trong một số trường hợp, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này vẫn gợi ý “mối liên hệ tiềm tàng” giữa quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng và tuổi thọ.

Các chuyên gia cũng gợi ý rằng: “Theo dõi các chỉ số về thận và gan, cũng như chỉ số đường huyết và axit uric khi bạn già có lẽ là một ý tưởng không tồi để sống thọ.”

Qua nghiên cứu trên, có thể thấy rằng việc bảo vệ sức khỏe của gan, thận và việc kiểm soát đường huyết ở lứa tuổi ngoài 60 là rất quan trọng, có hiệu quả trong việc kéo dài tuổi thọ. Vậy chúng ta phải làm thế nào để làm được điều đó?

2 thực phẩm giúp dưỡng gan, thận và kiểm soát đường huyết đơn giản

Ngoài việc thường xuyên kiểm tra và theo dõi các chỉ số glucose, creatinine, axit uric và men gan, các chuyên gia cho biết chúng ta cũng có thể kiểm soát đường huyết, dưỡng gan và bổ thận bằng những thực phẩm có trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể tham khảo 2 loại quả dưới đây để tăng cường sức khỏe cho gia đình:

1. Bí đao

Bí đao là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam. Với vị ngọt thanh, hương vị nhẹ nhàng cùng nguồn dinh dưỡng dồi dào, loại quả này đã được chế biến thành nhiều món ăn ngon quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí đao có chỉ số đường huyết rất thấp (GI=15) nên thường được chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng loại quả này có tác dụng kiểm soát đường huyết, tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin, rất tốt cho người béo phì mắc tiểu đường. Vào mùa hè nóng bức, người bệnh có thể sử dụng bí đao làm nước uống để thanh nhiệt, giải khát, thích hợp sử dụng cho những người hay bị mất nước, tiểu nhiều, háo khát. Song, tất cả những công dụng trên đều chỉ xảy ra khi nước bí đao được uống đúng và đủ.

Nghiên cứu mẫu máu của hơn 1.200 người 100 tuổi: Phát hiện điểm chung của trường thọ nằm ở 3 chỉ số quan trọng- Ảnh 2.

Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, bí đao còn có tác dụng làm mát gan và thải độc rất hiệu quả. Theo Đông y, loại quả này có tính mát, ngọt dịu, giúp giải độc tốt, kích thích tiết chất lỏng bên trong thận, đồng thời ngăn ngừa một số độc tố gây hại cho thận mà vẫn đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho các cơ quan nội tạng khác.

Không những thế, ăn bí đao còn hỗ trợ giảm độc tố trong gan, điều trị tốt cho người bị suy gan hay gan nhiễm mỡ. Những người bị gan nhiễm mỡ, suy gan tốt nhất nên sử dụng trà bí đao thường xuyên, để mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể.

2. Dừa

Theo một số nghiên cứu, ngoài cùi dừa, phần nước dừa trong quả dừa là một thức uống giàu dinh dưỡng và khoáng chất, nên tận dụng để cải thiện và bồi bổ sức khỏe. Những công dụng nổi bật của nước dừa đó là giúp kiểm soát đường huyết, làm mát gan, dưỡng thận rất hiệu quả.

Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại nước này chứa hàm lượng cao kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine – những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin nên có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nước dừa còn là nguồn cung cấp magie tốt, có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường. Tuy nhiên vì loại nước này còn chứa carbohydrate (chất này sẽ được phân hủy thành đường trong cơ thể) nên những bệnh nhân đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm nó vào chế độ ăn uống.

Nghiên cứu mẫu máu của hơn 1.200 người 100 tuổi: Phát hiện điểm chung của trường thọ nằm ở 3 chỉ số quan trọng- Ảnh 3.

Nước dừa cũng  là thức uống thiên nhiên tốt cho gan khi chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng làm mát gan, tăng cường trao đổi và chuyển hóa chất, từ đó giúp gan hoạt động tốt hơn. Hơn thế, nước dừa còn giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ một cách đáng kể. Cùng với đó, bổ sung nước dừa thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ đào thải cặn bã, độc tố tích tụ trong đêm ra khỏi cơ thể.

Loại nước này cũng được liệt vào danh sách các loại đồ uống lợi tiểu, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và làm sạch đường tiết niệu nhờ tác dụng giảm các gốc tự do tạo ra khi cơ thể phản ứng với lượng oxalate cao trong nước tiểu. Tuy nhiên, nước dừa cũng chứa kali nên những người bệnh thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng của thức uống này trước khi dùng.

Ánh Lê / Đời sống & Pháp luật

Giới ‘quý tộc đỏ’ Trung Quốc đã bị thanh trừng như thế nào?

Các quý tộc đỏ của Trung Quốc Cộng sản hiện đại cư xử rất giống với các quý tộc máu xanh của thế giới phương Tây thời trung cổ. Nhóm ưu tú này khác biệt bởi dòng máu di truyền: họ bao gồm hậu duệ của những nhà cách mạng đã chiến đấu bên cạnh Mao Trạch Đông và con cái của các lãnh đạo Trung Quốc sau khi Đảng Cộng sản lên tiếp quản vào năm 1949. Vì địa vị xã hội cao của họ, những quý tộc đỏ này đôi khi được gọi là “thái tử” — được hưởng đặc quyền tiếp cận và ảnh hưởng trong mọi khía cạnh của xã hội Trung Quốc. Nhận thức về địa vị của mình đôi khi có thể khiến họ có ý thức về nghĩa vụ quý tộc.

Đây là một nhóm cực kỳ độc quyền – và đại diện tiêu biểu nhất của nó chính là Tập Cận Bình, tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chủ tịch nước. Là con trai của Tập Trọng Huân, một thành viên trong thế hệ những người sát cánh với Mao, ông Tập bị tách biệt khỏi xã hội bình thường ngay từ khi sinh ra: rất có thể ông được sinh ra trong khu đặc biệt của một bệnh viện ở Bắc Kinh dành riêng cho hàng ngũ lãnh đạo Đảng. Ông lớn lên trong một khu nhà dành riêng cho các nhân vật cấp cao trong đảng. Ông được nhận vào Đại học Thanh Hoa không phải vì thành tích mà vì lý lịch của mình.

Ông Tập bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình ở vị trí thư ký cho một lãnh đạo trong Quân ủy Trung ương, một vị trí mơ ước đối với một người chưa thể hiện được tài năng và năng lực gì. Ông sau đó tiếp tục được Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị chu đáo, một lần nữa vì huyết thống của mình, và thăng tiến đều đặn trong hàng ngũ của Đảng. “Quyền lực phải được trao lại cho con cháu chúng ta; nếu không, sau này mồ của chúng ta sẽ bị đào lên,” cựu phó thủ tướng Trần Vân từng nói với Đặng Tiểu Bình sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Ông Tập được ưu tiên trên con đường sự nghiệp của mình, và cứ hai hoặc ba năm lại được thăng chức một lần – trong suốt khoảng thời gian 30 năm. Đối với một cán bộ bình thường, nếu được thăng chức mỗi 5 năm đã là may mắn lắm rồi.

Trên con đường ông Tập tiến lên vai trò lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhóm quý tộc đỏ là chỗ dựa vững chắc nhất cho ông. Tuy nhiên, mối quan hệ trở nên phức tạp sau khi ông lên nắm quyền vào năm 2012, và với những nỗ lực sau đó nhằm củng cố quyền kiểm soát.

Trong quá khứ, đã có sự chia sẻ quyền lực ngầm giữa các gia tộc đỏ nổi tiếng. Điều này cho phép một số người gây ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ lên một số tỉnh, một số ngành công nghiệp chính, hay thậm chí là cả hai. Chẳng hạn, người ta hiểu rõ trong một số bộ phận nhất định của xã hội Trung Quốc rằng gia đình Diệp Kiếm Anh “sở hữu” Quảng Đông, gia đình Vương Chấn “kiểm soát” Tân Cương, và gia đình Lý Bằng nắm quyền kiểm soát ngành điện lực. Sự sắp xếp độc quyền này đã mang lại lợi nhuận tài chính khổng lồ cho một số gia tộc.

Ông Tập vốn coi các gia đình danh giá khác là mối đe dọa tiềm tàng đối với nền cai trị độc tài của ông. Bạn có thể lập luận rằng chỉ có giới quý tộc đỏ, với nguồn lực và quyền lợi huyết thống của mình, mới đủ sức cùng nhau dựng nên một cuộc chiến để lật đổ ông Tập.

Đáp lại, ông Tập đã xử lý nghiêm khắc các quý tộc đỏ đã thể hiện sự phản đối hoặc lên tiếng chỉ trích ông – trong số đó có Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Bộ Chính trị và bí thư đảng ủy Trùng Khánh, người bị bỏ tù vì tham vọng chính trị của mình; và Nhậm Chí Cường, cựu giám đốc một công ty bất động sản nhà nước, người đang thụ án 18 năm tù vì công khai chỉ trích ông Tập, chẳng hạn như gọi ông là “thằng hề không mặc quần áo.” Ông Tập cũng đã “khuyến khích” các quý tộc đỏ khác rút lui khỏi vai trò lãnh đạo cấp cao trong Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về việc các hoàng đế dùng quan lại từ giai cấp nông dân để cân bằng với quan lại từ tầng lớp quý tộc. Ông Tập cũng vậy. Để tăng cường hơn nữa sự kiểm soát của mình và tiếp tục nới lỏng quyền lực chính trị lâu dài của tầng lớp quý tộc đỏ, ông đã liên tục nâng các quan chức từ bên ngoài dòng máu đỏ lên các chức năng quyền lực trung tâm của Đảng. Trong cơ cấu hiện tại của Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên, không một người nào có thể được coi là có dòng dõi quý tộc đỏ. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây.

Ngoài việc mất đi đặc quyền chính trị, giới quý tộc đỏ còn phải chịu những tổn thất kinh tế đáng kể dưới thời ông Tập. Với tư cách là những chủ sở hữu tài sản lớn của Trung Quốc, giới quý tộc đỏ đã phải gánh chịu một phần thiệt hại nặng nề của chứng khoán Trung Quốc trong những năm gần đây.

Của cải mà các gia tộc đỏ tích lũy được trong những thập niên gần đây, cả trong và ngoài nước, là một phần quan trọng trong quyền lực của họ. Tiền bạc để ở nước ngoài cũng là bảo hiểm cho họ nếu mọi việc không suôn sẻ ở Trung Quốc. Vì vậy, cách ông Tập chọn xử lý những tài sản đó – và mức độ mà ông sẵn sàng tịch thu chúng để giữ cho các quý tộc đỏ phải phục tùng – có tầm quan trọng rất lớn đối với họ.

Việc tịch thu tài sản như một cách để hạ bệ những nhân vật có quyền lực chính trị hoặc có ảnh hưởng về mặt tài chính đã được sử dụng trong suốt lịch sử Trung Quốc, kể cả bởi ĐCSTQ kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949. Ông Tập đã nhắm tới một số tỷ phú đỏ. Một trường hợp điển hình gần đây là sự sụp đổ của Ngô Tiểu Huy, nhà sáng lập Tập đoàn Bảo hiểm Anbang và là cháu rể của Đặng Tiểu Bình. Hồi năm 2018, ông này đã bị kết án 18 năm tù và bị tước toàn bộ cổ phần trong công ty do mình thành lập.

Hơn nữa, những hạn chế đã được đặt ra đối với việc tạo ra của cải mới của giới quý tộc đỏ. Ví dụ, việc Ant Group của Alibaba hủy bỏ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào phút chót hồi năm 2020 đã ngăn cản nhiều gia đình đỏ kiếm tiền từ cổ phần của họ. Có tin đồn rằng lệnh hủy bỏ đến từ cấp cao nhất của chính quyền.

Mạng lưới ảnh hưởng của giới quý tộc đỏ, trải dài khắp bộ máy quan liêu, lực lượng vũ trang, và doanh nghiệp, đã bị xoay vòng suốt bảy thập niên kể từ khi ĐCSTQ tiếp quản Trung Quốc. Họ tiếp tục được hưởng các đặc quyền — bao gồm quyền tham gia vào các cuộc tụ họp có chủ đề chính trị — và vẫn là một nhóm gắn kết và có ảnh hưởng. Nhưng quyền lực của họ đã bị một người trong số họ làm suy yếu. Sau một thập niên quyền lực được tập trung thông qua chiến dịch “chống tham nhũng” của ông Tập, các gia tộc giờ đây không còn đủ mạnh để gây ra mối đe dọa chính trị nghiêm trọng cho ông. Thời hoàng kim của họ đã qua.

Nguồn: “Desmond Shum on how Xi Jinping beat down China’s red aristocrats”, The Economist, 24/04/2024. / Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Desmond Shum là tác giả của cuốn “Red Roulette: An Insider’s Story of Wealth, Power, Corruption and Vengeance in Today’s China” (2021).

Vài nhận định về vấn đề định vị của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ

Rất nhiều sự kiện trọng đại xảy ra ở Trung Quốc khiến người dân Trung Quốc và giới quan sát sửng sốt đều mang đậm dấu ấn cá nhân của ông Tập, xảy ra nhanh, khó lường, không lộ trình, không giải trình và bất chấp hậu quả.

Từ khi ông Tập trở thành Tổng Bí Thư ĐCSTQ năm 2012, Trung Quốc liên tiếp gây hấn với thế giới, từ Mỹ, châu Âu tới các quốc gia láng giềng…
Trải qua hai nhiệm kỳ và hiện đang ở nhiệm kỳ thứ 3, trong hơn 10 năm là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình ngày càng khiến cộng đồng quốc tế, người dân Trung Quốc và giới quan sát lo ngại trước các chính sách đối nội và đối ngoại của ông. Bài viết này chia sẻ một góc tiếp cận chính sách của ông Tập từ lăng kính định vị của Tập Cận Bình trong dòng chảy của thời đại và trong quan hệ đối ngoại đối nội.

1. Định vị Trung Quốc trong dòng chảy thời đại

Thời gian gần đây, giới quan sát Trung Quốc trong và ngoài nước nhận định, ông Tập Cận Bình có xu hướng quay đầu xe đưa Trung Quốc quay trở về thời đại Mao Trạch Đông và từng bước đóng cửa đất nước với thế giới.

Nhìn về quá khứ, vào thời kỳ tiền hiện đại khi giao thông chưa phát triển, các quốc gia trên thế giới tồn tại tương đối biệt lập với nhau, thi thoảng có giao lưu kết nối như qua Con Đường Tơ Lụa. Nhưng sau khi giao thông phát triển, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh kéo theo sự phát triển của ngành đường sắt, đặc biệt ngành hàng hải với các phát kiến địa lý của các nhà thám hiểm như Vasco da Gama, Christopher Columbus, Fedinand Magellan v.v… đã khởi nguồn cho các cuộc chiến tranh khai thác thuộc địa.

Nhiều quốc gia nghèo lạc hậu ở châu Á, trong đó có Việt Nam, bị các quốc gia phương Tây giàu mạnh xâm lược và trở thành thuộc địa. Trung Quốc, do diện tích quá lớn, không thuộc địa hóa hoàn toàn mà bị nhiều quốc gia phương Tây đến xâm chiếm, chia cắt đất nước.

Ban đầu thương nhân Anh muốn giao thương với Trung Quốc, nhưng triều đình Mãn Thanh cự tuyệt và đóng cửa đất nước, nên năm 1840 nổ ra cuộc chiến tranh Nha phiến. Từ đó đến năm 1949, Trung Quốc luôn trong tình trạng bị ngoại bang xâm chiếm lãnh thổ và chiến tranh liên miên. Sau này, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đàm phán thành công xoá bỏ các Điều ước bất bình đẳng mà triều Mãn Thanh ký kết với các quốc gia phương Tây cũng là nhờ phong trào phi thực dân hóa trên thế giới.

Cuộc kháng chiến chống Nhật (1931-1945), hai đội quân hùng hậu của Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông giao chiến với quân Nhật 14 năm không thể đánh đuổi quân Nhật ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Chỉ đến năm 1945, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Liên Xô đưa quân vào đánh quân Nhật mới rút khỏi Trung Quốc. Sau khi quân Nhật rút, Trung Quốc rơi vào nội chiến giữa quân đội Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và quân đội Đảng Cộng Sản của Mao Trạch Đông. Thời điểm đó, quân đội của Tưởng mạnh và tinh nhuệ hơn quân của Mao nhiều lần, vũ khí hiện đại hơn. Nhưng cuối cùng năm 1949 Mao và ĐCSTQ đã chiến thắng thành lập nên nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Đại Lục. Tưởng cùng quân đội, nội các và những người trung thành phải chạy sang Đài Loan. Mao và ĐCSTQ chiến thắng Tưởng vì nhận được cảm tình của người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

Công cuộc cải cách mở cửa năm 1978 giúp nền kinh tế Trung Quốc phát triển thần kỳ cũng bởi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa với thế giới, hợp tác kinh tế với các quốc gia, đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Điểm qua các sự kiện lịch sử nổi bật ở Trung Quốc từ cuối thế kỷ 19 đến nay có thể thấy, tất cả những gì xảy ra trên lãnh thổ Trung Quốc đều gắn chặt với các trào lưu xu thế của thế giới, không thể tách rời dòng chảy chung của thời đại. Vì vậy, hiện nay trong khi cả thế giới đang phát triển như vũ bão hướng về tương lai, ông Tập muốn quay đầu xe đưa Trung Quốc quay trở về thời Mao Trạch Đông và đóng cửa đất nước là điều bất khả thi.

2. Định vị vị thế của Trung Quốc trên thế giới

Từ khi ông Tập trở thành Tổng Bí Thư (TBT) ĐCSTQ năm 2012, Trung Quốc liên tiếp gây hấn với thế giới, từ Mỹ, châu Âu tới các quốc gia láng giềng, hành xử ngỗ ngược ở biển Đông, phản bội cam kết trong vấn đề Hong Kong, cứng rắn trong vấn đề Đài Loan v.v… Trung Quốc nay dọa trừng phạt nước này, mai cấm nước kia, hung hăng với chính sách ngoại giao chiến lang.

Đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, nhưng cho đến nay ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ vẫn từ chối hợp tác với các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong việc truy tìm nguồn gốc của Corona virus.

Trung Quốc đúng là quốc gia lớn mạnh, nhưng vẫn còn nhỏ bé so với phần còn lại của thế giới. Thế giới cần Trung Quốc và thị trường khổng lồ đầy tiềm năng hơn tỷ dân. Ngược lại, Trung Quốc cũng cần thế giới, cần đơn hàng từ Mỹ và châu Âu, cần công nghệ của phương Tây.

3. Định vị vai trò của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ với người dân TQ

Ông Tập Cận Bình quản trị quốc gia theo mô hình gia trưởng. Cả đất nước Trung Quốc là một gia tộc lớn, ông Tập là trưởng tộc với quyền lực tuyệt đối trong tay. Ông Tập “đập bàn” là một tập đoàn tư nhân điêu đứng, như trường hợp Jack Ma và tập đoàn Alibaba. Gần như sau một đêm cả hệ thống giáo dục tư nhân dạy thêm sụp đổ khiến nhiều người mất việc làm.

Rất nhiều sự kiện trọng đại xảy ra ở Trung Quốc khiến người dân Trung Quốc và giới quan sát sửng sốt đều mang đậm dấu ấn cá nhân của ông Tập, xảy ra nhanh, khó lường, không lộ trình, không giải trình và bất chấp hậu quả.

Chính sách “Zero Covid” đóng cửa cả đất nước trong 3 năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân và nền kinh tế đất nước. Không ai có thể lý giải vì sao ông Tập làm như vậy trong khi cả thế giới đã mở cửa hoạt động trở lại bình thường. Khi đó tác giả bài viết này từng nhận định, sau Đại Hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3, vị trí được củng cố vững chắc, ông Tập sẽ chấm dứt chính sách Zero Covid, mở cửa đất nước. Không ngoài dự đoán, sau Đại Hội 20, Trung Quốc chấm dứt phong tỏa đất nước và Coronavirus cũng biết mất.

Bộ máy nhà nước không tạo ra của cải, chính xã hội và từng người dân là chủ thể tạo ra nguồn lực kinh tế của đất nước. Chính quyền chỉ đại diện cho người dân điều tiết các nguồn lực quốc gia, xây dựng ngôi nhà chung an toàn, giàu đẹp để người dân có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Vì vậy, quan hệ giữa chính quyền và người dân cũng là quan hệ hợp tác, nếu chính quyền không làm tốt nhiệm vụ của mình, người dân sẽ không hợp tác.

Hiện nay chúng ta đang thảo luận về khủng hoảng kinh tế Trung Quốc ở tầng quản trị quốc gia. Tiền và tài sản trong dân vẫn còn đó, rất nhiều, những bộ óc tuyệt vời còn đó, rất nhiều. Có lẽ hiện nay họ không hợp tác. Trung Quốc có câu: “上有政策,下有对策” (trên có chính sách, dưới có đối sách). Ngay sau khi ông Tập Cận Bình lên làm lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, đã có làn sóng giới siêu giàu tháo chạy khỏi Trung Quốc, ví dụ như ông Li Jiacheng (李嘉诚), vợ chồng ông Pan Shiyi (潘石屹) v.v…, sau này là tầng lớp trung lưu.

Hiện nay ở trong nước, người lao động thu nhập thấp, nhóm yếu thế trong xã hội thể hiện sự tuyệt vọng của họ qua phong trào “nằm ngửa” (平躺). Nhiều nhà máy, công ty, cửa hàng, trung tâm thương mại ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Vũ Hán v.v… đóng cửa hàng loạt. Họ kinh doanh thua lỗ do giảm đơn hàng từ Mỹ, châu Âu, sức mua của người dân giảm, chính sách của chính phủ thay đổi liên tục, nhiều loại thuế phí v.v…

Người làm của cải biết phải làm sao bảo vệ tải sản của mình bằng nhiều cách khác nhau.

Ngô Tuyết Lan (*) / VOA

(*) Tác giả là nhà quan sát Trung Quốc đương đại, nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử cận hiện đại Trung Quốc, từng tu nghiệp tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Cao nguyên Bắc Hà, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mỗi năm chỉ xuất hiện 1 lần

Hoa mận phủ trắng cao nguyên Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang thu hút nhiều du khách ghé thăm.

Mùa hoa mận ở cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai nở rộ nhất vào đầu tháng 2 kéo dài chừng 4 tuần. Thời gian này, khắp các xã Bản Phố, Tà Chải, Na Hối, Lầu Thí Ngài… phủ một sắc trắng tinh khôi. Đây cũng là mùa du khách từ khắp nơi đổ về cao nguyên Bắc Hà ngắm hoa.

Cứ vào dịp tháng 2, cao nguyên Bắc Hà lại khoác lên mình một mào trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa mận.

Sắc trắng phủ kín các thung lũng Bắc Hà. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Những mái nhà đơn sơ thấp thoáng ẩn hiện giữa những “rừng” hoa mận. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Du khách từ khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng vẻ đẹp mỗi năm chỉ xuất hiện 1 lần ở cao nguyên Bắc Hà. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Những vườn hoa cải vàng mướt mát càng nổi bật giữa sắc trắng của hoa mận. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Trang phục với màu đỏ chủ đạo của phụ nữ Mông bản địa càng nổi bật giữa bạt ngàn sắc trắng của hoa mận. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Một gia đình người Mông đi giữa vườn hoa mận bung nở khiến không gian vô cùng thanh bình. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Bé gái người Mông hồn nhiên bên những cành mận nở trắng hoa. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Mùa hoa mận Bắc Hà đã trở thành một trong những điểm du lịch thưởng hoa độc đáo, rất nhiều những bạn trẻ tìm về, để có thể chụp cho mình những bức ảnh lung linh bên cạnh loài hoa sắc thắm này mỗi độ xuân sang. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Mùa hoa mận ở Bắc Hà gắn liền với hình ảnh những cô gái trẻ vùng cao nổi bật trong trang phục rực rỡ rảo bước qua những khu vườn “nhuộm” một màu trắng tinh khôi. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Rất nhiều du khách từ khắp nơi đổ về Bắc Hà vào mỗi mùa hoa mận để được chiêm ngưỡng, đắm mình trong không gian tưởng như chỉ có trong cổ tích. Hiện Bắc Hà đã và đang phát triển du lịch gắn với thiên nhiên. Tại các bản làng, đồng bào các dân tộc làm dịch vụ homestay để đáp ứng nhu cầu nghỉ chân của du khách khi đến khám phá vẻ đẹp mùa hoa mận. Những homestay được thiết kế ngay tại nhà ở của cư dân bản địa. Ngay tại những homestay này, du khách sẽ có cơ hội vừa ngắm hoa mận, vừa thưởng thức những đặc sản mang đậm tính địa phương như thắng cố, xôi ngũ sắc, cá nướng, vịt bầu lam, lợn bản, măng rừng… Ảnh: Phạm Ngọc Bằng / Viet nam Net

Truyện ngắn : Ăn phàm nói “tợn”

Khi chồng đi làm về đến nhà, vừa thấy anh bước chân qua cửa, cô đã ngán ngẩm, thở dài thườn thượt. Rồi cô căng thẳng nhìn về hướng chồng và đột nhiên ngỏ ý muốn ly hôn.

– Cái gì? Em muốn ly hôn sao? Bộ em bị điên hay sao mà nói vậy? Thế tóm lại ý của em là gì? Hay vì do anh nghèo hèn, anh kém tài? Hay vì do tính cách anh bốc đồng ngang ngược, không chịu luồn cúi ai nên em mới như vậy? Nhưng em cũng hiểu đó là con người của anh cơ mà? – Anh chồng liến thoắng một hồi không ngớt.

Ăn phàm nói “tợn” -0
Minh họa Lê Tâm

Cô vợ hạ giọng nói:

– Không phải như vậy đâu anh à. Em…

Anh chồng chặn họng ngay không để vợ nói thêm:

– Phải rồi, tôi hiểu rồi. Tại vì tôi ít tới nhà thăm hỏi bố mẹ cô. Gia đình nhà cô địa vị rất cao lại giàu có, tôi nhất định không bao giờ nịnh bợ, tâng bốc để nhờ cậy họ đâu. Tôi muốn dựa vào chính khả năng của bản thân. Mà kể ra gia đình bố mẹ cô chấp nhận thằng con rể như tôi là vì điểm này cơ mà, cô quên rồi sao? Cuộc sống cần phải tự lập, không nên dựa dẫm vào người khác.

Cô vợ vẫn kiên nhẫn:

– Cũng không phải như vậy. Là…

Anh chồng lại nói liên hồi như súng máy:

– Hay lý do cô muốn ly hôn là tại vì chúng ta chưa có con? Tôi nói cho cô biết, chưa có con có thể tạm thời cảm thấy trống vắng. Thế nhưng cuộc sống vợ chồng không vì vậy mà trở nên vô nghĩa.

Cô vợ nói:

– Không có con em cũng không cảm thấy trống vắng.

– Thế rốt cuộc là vì lý do gì? À, tôi biết rồi, là vì tôi không cho cô uống rượu cùng? Rượu là thứ không tốt cho sức khỏe. Tôi vì đối tác, công việc, bất đắc dĩ lắm  mới phải uống. Tôi vì thương cô nên mới cấm tiệt cô uống rượu, để cô được khỏe mạnh. Dựa vào rượu để giải sầu là việc làm không tốt, cô hiểu không?

– Từ trước giờ em không thích uống rượu.

Mới chỉ để vợ nói dứt câu, anh chồng tiếp tục:

– Cô có tình nhân? Nhưng cô nghĩ mà xem, chẳng phải cô yêu tôi mới kết hôn với tôi hay sao? Tình nhân của cô hơn tôi ở điểm gì cơ chứ? Nhưng thôi, điều đó chẳng quan trọng nữa, có lẽ từ lâu cô đã chán tôi rồi. Ký giấy ly hôn thì nhanh lắm, cô muốn đi tìm người đàn ông khác chứ gì?

Cô vợ chen ngang vào được một câu:

– Em không muốn đi tìm người đàn ông khác.

– Vậy thì em đã chán ghét cuộc sống này? Anh có thể hiểu được. Anh cũng có thời gian gặp phải tình trạng này. Thế nhưng em à, mình phải lạc quan lên và hướng tới tương lai. Tuy mệt mỏi vì có những điều không được như mong muốn, nhưng cuộc sống vẫn còn rất dài, chúng ta vẫn còn thời gian. Em thấy có đúng không?

– Em không hề chán ghét cuộc sống, chỉ là có một chuyện mà thế nào em cũng không thể chịu nổi.

– Như thế chỉ cần giải quyết vấn đề đó là được. Em nói đi, rốt cuộc thì chuyện đó là gì?

– Đó chính là cái bệnh ăn phàm nói “tợn” của anh. Đụng một cái là chặn họng người khác, chỉ chăm chăm giáo huấn không ngừng là giỏi. Nghe xong, anh chồng mắt trợn ngược lên, mồm há hốc, không nói thêm được câu nào.

Nghiêm Hiếu (dịch) / Truyện vui của Lương Dật Thám (Trung Quốc)

4 triệu chứng sau khi uống nước là “lời cầu cứu” từ thận của bạn

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Thận là “máy lọc nước” của cơ thể con người, xử lý và thải ra một số chất thải trao đổi chất do cơ thể con người tạo ra; nó còn có thể duy trì sự cân bằng của chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể, đồng thời còn có một số chức năng nội tiết…

Là một cơ quan quan trọng như vậy, nhưng thận lại “khá kín tiếng”, bị thương cũng có thể không đau, ngứa hoặc không có triệu chứng gì. Điều này tạo điều kiện cho các bệnh thận mãn tính ở giai đoạn đầu diễn ra âm thầm, khó phát hiện.

Tuy nhiên, có một số biểu hiện nhỏ khi uống nước sẽ nói cho bạn biết thận đang gặp vấn đề, đừng bỏ qua chúng.

4 triệu chứng sau khi uống nước là

1. Xuất hiện tình trạng phù

Thận chịu trách nhiệm chuyển hóa nước và chất lỏng. Khi thận không tốt, sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể dễ bị bất thường, dẫn đến phù nề.

Bạn phải đặc biệt cẩn thận khi bị phù nề ở mặt và tay chân.

2. Tăng tiểu đêm

Theo các bác sĩ, người lớn bình thường đi tiểu 0 đến 1 lần vào ban đêm và lượng nước tiểu chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2 số nước tiểu ở mỗi lần tiểu trong ngày. Khi số lần đi tiểu vượt quá 2 lần, hoặc lượng nước tiểu về đêm vượt quá 500ml và kéo dài nhiều ngày thì bạn nên cảnh giác.

Tổn thương thận do tăng huyết áp, viêm thận kẽ mãn tính, tổn thương thận do thuốc, tổn thương thận liên quan đến bệnh miễn dịch hoặc chuyển hóa và bệnh thận giai đoạn cuối đều là những bệnh thận phổ biến gây tăng tiểu đêm.

3. Nước tiểu có bọt

Bọt sinh lý thường biến mất trong vòng 1 phút. Trên lâm sàng, nước tiểu có bọt biến mất trong vòng 5 phút thường được coi là bình thường.

Nước tiểu có bọt bệnh lý có đặc điểm là bọt dày đặc, nhiều, lâu không tan.

4. Huyết áp cao

Hệ tim mạch của con người giống như một hệ tuần hoàn nước, tim giống như một cái máy bơm nước, liên tục đưa máu đi khắp cơ thể; thận giống như máy thoát nước của cơ thể con người, điều chỉnh và thay đổi lượng máu tuần hoàn và thể tích cơ thể, ổn định huyết áp và cân bằng môi trường bên trong.

Nếu thận không tốt, nước uống vào không thể đào thải ra ngoài, nước sẽ bị giữ lại và tích tụ trong mạch máu, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Ngoài các triệu chứng trên, ngứa da, thiếu máu, nhức đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, ngủ kém, chán ăn… cũng có thể do bệnh thận gây ra và cần phải cảnh giác.

Nguy cơ suy thận tăng vào mùa hè

Khoảng 1,2 lít máu chảy qua cơ thể mỗi phút đến thận để “lọc”, nơi rác thải, chất độc… được lọc ra và chuyển hóa. Nếu tiếp tục sử dụng mà không có lượng nước bổ sung liên tục tương đương với việc thận “cháy khô”, nguy cơ gặp vấn đề về thận tăng. Nổi bật là:

– Giảm lưu lượng máu

Thời tiết mùa hè nóng và khô, lượng nước bốc hơi trên da nhiều hơn. Nếu uống ít nước vào thời điểm này sẽ dễ khiến cơ thể bị mất nước.

Lúc này, lượng máu qua thận sẽ giảm, gây giảm tưới máu hoặc thiếu máu cục bộ. Nó có thể dễ dàng dẫn đến hoại tử ống thận và thậm chí là suy thận cấp, phải chạy thận nhân tạo trong trường hợp nặng.

– Tích tụ độc tố

Nếu lượng nước cơ thể cần trong thời gian dài không được đáp ứng, lượng nước tiểu thải ra sẽ giảm dần, nồng độ chất độc tích tụ trong thận tăng cao, dẫn đến sỏi thận. Uống đủ nước có thể làm loãng nước tiểu và giúp loại bỏ chất thải trao đổi chất.

5 việc cần làm để bảo vệ sức khỏe thận

Bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường và các bệnh tự miễn; người thừa cân béo phì; người có tiền sử sử dụng chất kích thích lâu ngày; người có tiền sử bệnh thận, viêm gan hoặc nhẹ cân khi sinh non; người bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát; người có thói quen sinh hoạt không tốt như hút thuốc, uống rượu, thức khuya… là những đối tượng cần đặc biệt cẩn thận về tổn thương thận.

Nếu bạn là một người bình thường, có sức khỏe tốt, bạn cũng cần bảo vệ thận bằng những việc sau:

1. Kiểm soát chế độ ăn uống

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein cùng một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, ăn quá nhiều trong thời gian dài cũng có hại cho thận.

Ăn nhiều rau và các thực phẩm khác có hàm lượng chất xơ cao để tránh táo bón và tích tụ độc tố. Lượng muối ăn vào mỗi người không được vượt quá 5g mỗi ngày.

2. Bổ sung nước kịp thời

Uống nhiều nước và không nhịn tiểu. Lượng nước khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 1500-1700ml. Bạn đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè. Điều này có thể được điều chỉnh phù hợp tùy theo hoạt động thể chất hàng ngày và môi trường. Đối với những người có chức năng tim phổi kém, lượng nước uống nên theo lời khuyên của bác sĩ.

3. Sử dụng thuốc thận trọng

Đặc biệt cẩn thận với thuốc hạ sốt và giảm đau, kháng sinh aminoglycoside và thuốc cổ truyền có chứa axit aristolochic. Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ khi có tình trạng viêm nhiễm.

4. Quan sát việc đi tiểu

Quan sát những thay đổi trong nước tiểu, chẳng hạn như màu sẫm hơn đáng kể, bọt rõ ràng, tiểu đêm tăng đột ngột… Nếu những tình huống này xảy ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

5. Tập thể dục đúng cách và chú ý đến việc kiểm tra thể chất

Tốt nhất nên đi khám sức khỏe mỗi năm một lần. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp là nhóm có nguy cơ mắc bệnh thận cao nhất. Họ nên chú ý đến chức năng thận thường xuyên và kiểm tra nồng độ protein trong nước tiểu và nồng độ creatinine trong máu thường xuyên.

Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy / Phụ nữ mới