Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ

Địa điểm này được ví như một viên ngọc bình dị giữa vùng cao nguyên Tây Bắc, gây ấn tượng bởi thiên nhiên hùng vĩ với rừng thông xanh ngút ngàn và khí hậu mát mẻ quanh năm.

Rừng thông Bản Áng, một viên ngọc bình dị giữa vùng cao nguyên Tây Bắc, đã nhanh chóng ghi dấu ấn trong lòng du khách bằng sự kết hợp tinh tế giữa thiên nhiên hùng vĩ và sự đầu tư phát triển du lịch chuyên nghiệp.

Nằm tại xã Đông Sang, cách thị trấn Mộc Châu (tỉnh Sơn La) khoảng 2km theo quốc lộ 43, nơi đây mang đến cho du khách trải nghiệm khí hậu mát mẻ quanh năm và khung cảnh tuyệt đẹp của rừng thông xanh ngút ngàn, lan tỏa trên những triền đồi nâu đỏ và hồ Bản Áng rộng lớn, bao quanh diện tích hơn 43 ha. Đây trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi ghé thăm Mộc Châu.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 1.

Khí hậu mát mẻ quanh năm và khung cảnh tuyệt đẹp của rừng thông xanh ngút ngàn, lan tỏa trên những triền đồi nâu đỏ và hồ Bản Áng rộng lớn.

Tại điểm nghỉ dưỡng này, khách sạn Phoenix Mộc Châu với không gian rộng rãi, nội thất tinh tế và sang trọng thu hút không ít sự chú ý. Đặc biệt, nơi đây sở hữu nhiều kiến trúc lưu trú khác nhau, từ Bungalow nghỉ dưỡng nằm bên dòng suối, nhà sàn dân tộc độc đáo, đến khu cắm trại ven hồ Bản Áng… Mỗi một lựa chọn đều là nơi lý tưởng cho các nhóm khách với sở thích khác nhau được thỏa sức trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên theo nhu cầu của chính mình.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 2.
Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 3.
Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 4.
Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 5.

20 căn Bungalow tại khu du lịch không chỉ là những nơi lưu trú tiện nghi mà còn là những “hộp giao thoa văn hóa” đầy sắc màu. Mỗi căn Bungalow đều mang một hình dáng và phong cách riêng biệt, được trang trí bằng những vật liệu địa phương tinh tế, như một cầu nối giữa du khách và văn hóa dân tộc địa phương.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 6.
Hệ thống khách sạn với 42 phòng xung quanh được tạo dựng bởi những tòa nhà khang trang, hòa mình trong rừng thông, mang tông màu vàng nhẹ tạo điểm nhấn cho không gian. Mỗi phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi và kết hợp với sân vườn rộng rãi, tạo không gian thư giãn và gần gũi với thiên nhiên.

Phoenix Mộc Châu Resort một trong những nhà đầu tư và phát triển bất động sản uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa nhận được giải thưởng danh giá tại Asia Award 2023.

Asia Award 2023 là giải thưởng uy tín nhằm vinh danh các doanh nghiệp, thương hiệu tiêu biểu nổi tiếng trên thị trường và các lãnh đạo, doanh nhân xuất sắc mang tầm quốc tế do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế, Trung tâm Phát triển doanh nghiệp và thương hiệu Việt Nam cùng các đơn vị uy tín quốc tế tổ chức.

Với diện tích gần 50ha với đầy đủ các dịch vụ: nghỉ dưỡng, nhà hàng, sân tập golf, khu vui chơi cảm giác mạnh, du lịch tâm linh,… Giải thưởng Asia Award 2023 với chiếc “Cúp Vàng” là minh chứng cho sức hút của khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông Mộc châu này.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 7.
Những căn nhà sàn cổ kính lại mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái, không chỉ là nơi lưu trú mà còn là điểm đến để khám phá đời sống văn hóa và ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Bắc, là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi tới thăm Mộc Châu.
Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 8.
Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 9.
Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 10.

Phoenix Camp Ground là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng trải nghiệm cắm trại gần gũi với thiên nhiên. Với vị trí dưới chân những gốc thông và hồ nước trong xanh, khu vực này không chỉ mang lại cảm giác yên bình mà còn đảm bảo đủ tiện nghi và an toàn cho du khách.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 11.

Tự mình dựng lều, thưởng thức BBQ dưới ánh đèn lung linh và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ qua những bức ảnh “check-in” không thể đụng hàng.

Trải nghiệm nông nghiệp độc đáo và các loại nông sản tươi ngon

Khu nhà kính nông nghiệp công nghệ cao của Phoenix Farm không chỉ là nơi sản xuất các loại cây trồng hiện đại, mà còn là điểm trải nghiệm nông nghiệp độc đáo tại Mộc Châu. Du khách có thể tận hưởng sự mới lạ khi thưởng thức dâu tây Nhật Bản, dưa Nam Mỹ, dưa Pepino, cà chua Cherry, rau thủy canh… và thư giãn với đồ uống từ hoa quả tươi sau chuyến trải nghiệm.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 12.

Khu nhà kính nông nghiệp công nghệ cao của Phoenix Farm.

Điểm đến lý tưởng để khám phá môn “thể thao quý tộc”

Nhà Tập Golf ở đây sở hữu không gian tuyệt vời để thư giãn và thử thách bản thân với 10 line đánh bóng xuống hồ và khung cảnh hồ rừng thông tuyệt đẹp. Đây là điểm đến lý tưởng cho các golfer và những người muốn khám phá bộ môn thể thao mới tại Mộc Châu.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 13.

Điểm tham quan tâm linh ấn tượng

Chùa Phượng Hoàng, với những gốc thông cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tạo nên một không gian tâm linh thanh tịnh giữa lòng Mộc Châu. Đây không chỉ là điểm tham quan tâm linh của người dân địa phương mà còn là nơi thu hút du khách khắp nơi tìm kiếm sự yên bình và lưu giữ những giây phút thanh thản.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 14.

Chùa Phượng Hoàng là điểm tham quan tâm linh thu hút du khách.

Khu vui chơi đa dạng, sôi động

Khu vui chơi tại Mộc Châu hứa hẹn mang lại những trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ cho mọi lứa tuổi. Du khách có thể tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình và bạn bè trong không gian tươi mới và đầy sôi động.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 15.

Khu vui chơi tại Mộc Châu mang tới nhiều trải nghiệm sôi động.

Các điểm check in tuyệt sắc

Với hàng trăm loài hoa khoe sắc và những điểm check-in tuyệt đẹp như đồi thông, con đường tình yêu, đàn piano trên hồ,… Mộc Châu sẽ là nơi lưu giữ những hình ảnh đẹp và ý nghĩa trong chuyến hành trình khám phá của bạn.

Điểm nghỉ dưỡng ẩn mình giữa khu rừng trăm năm nhưng vẫn hút du khách: Mát lành trong veo như Đà Lạt thu nhỏ- Ảnh 16.
Ảnh: thaont.2511

(Tổng hợp)

Một phần của quả táo chứa chất nguy hiểm, nên tránh ăn

Bạn chỉ bị ngộ độc khi ăn một lượng lớn hạt táo nhưng tốt nhất, bạn vẫn nên tránh nguy cơ này.

Táo là loại quả tốt cho sức khỏe, nếu ăn đều đặn sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tật. Táo chứa chất chống oxy hóa có lợi, vitamin và chất xơ. Tuy nhiên, bạn không được ăn hạt táo vì chúng chứa một lượng nhỏ chất hóa học tạo ra xyanua, có độc tính cao.

Bạn nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn. Ảnh minh họa: Britannica

Ngộ độc xyanua

Xyanua phát tác bằng cách cản trở quá trình cung cấp oxy cho tế bào. Các triệu chứng trở nên rõ ràng sau vài phút đến vài giờ.

Các triệu chứng nhẹ của ngộ độc xyanua bao gồm: đồng tử giãn, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn. Ngộ độc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến giảm ý thức, huyết áp thấp, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. 

Liều xyanua gây chết người khoảng 50-300mg. Một phân tích đăng tải trên Nutrition Reviews cho biết một người phải ăn khoảng 83-500 hạt táo mới có thể ngộ độc xyanua cấp tính.

Tuy nhiên, lượng xyanua chính xác có thể khiến một người bị bệnh còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và khả năng chịu đựng của họ. Ngoài ra, mức độ độc của hạt táo còn tùy thuộc loại táo. Tốt nhất, bạn nên loại bỏ hạt khỏi quả táo trước khi đưa cho trẻ nhỏ hoặc vật nuôi. 

Hạt táo có độc không?

Việc vô tình ăn 1-2 hạt táo hoặc uống nước ép chứa một ít hạt nghiền thành bột sẽ không gây ra vấn đề gì. Nhưng nếu ăn nhiều hạt táo, bạn có thể bị bệnh. 

Hạt táo chứa một lượng nhỏ hợp chất amygdalin. Nếu vào dạ dày, amygdalin sẽ phản ứng với các enzyme để tạo ra chất độc được gọi là hydro xyanua – thể khí của xyanua. 

Hạt quả lê cũng chứa amygdalin có thể tạo xyanua khi vào cơ thể. Ảnh minh họa: Harvard Health

Nước táo sẽ an toàn nếu không chứa hạt nghiền thành bột. Một khảo sát về các loại nước trái cây và sinh tố khác nhau ở Mỹ cho thấy một số sản phẩm sử dụng nguyên quả táo chứa lượng xyanua có thể phát hiện được. 

Các sản phẩm dùng nguyên quả táo có thể loại bỏ xyanua nhờ trải qua quá trình thanh trùng sử dụng nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn. Xyanua có nhiệt độ sôi rất thấp nên đun nóng sẽ làm bay hơi, giảm hàm lượng trong thực phẩm.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Leeds (Anh) ghi nhận hàm lượng amygdalin trong nước ép táo bán trên thị trường rất thấp, từ 0,01 đến 0,007mg/mL. Các tác giả kết luận rằng điều này khó có thể gây hại nhưng vẫn khuyên bạn nên loại bỏ hạt táo trước khi ép.

Các loại hạt khác có chứa xyanua không?

Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác có chứa các hợp chất sản sinh xyanua. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy ít nhất 55 loại hóa chất gây xyanua khác nhau trong hơn 2.650 loài thực vật.

Táo thuộc họ thực vật Rosaceae, nhiều loại trong số đó cũng chứa amygdalin trong hạt như mơ, lê, cherry. 

Phương pháp chế biến cũng là một yếu tố quan trọng. Cũng như nước táo, đun nóng thực phẩm chứa xyanua sẽ khiến chất độc bay hơi, hạnh nhân rang an toàn hơn loại sống. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy sữa hạnh nhân thanh trùng làm giảm lượng amygdalin. 

An Yên / Vietnam Net

Chủ kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm lọt top Forbes 30 Under 30 Châu Á

Hiện tại kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm đã có hơn 1 triệu lượt đăng ký.

Sáng 16/5, tạp chí Forbes công bố danh sách “30 Under 30 Asia” năm 2024, gồm 300 tài năng dưới 30 tuổi trong nhiều lĩnh vực ở châu Á. Các gương mặt được chọn vào danh sách đều là những người ở độ tuổi dưới 30, đang làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau và bước đầu tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực trong ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của họ.

Trong đó, ở lĩnh vực Media, Marketing & Advertising (Truyền thông, tiếp thị và quảng cáo), Việt Nam bất ngờ có sự xuất hiện của Đồng Văn Hùng (sinh năm 1996) – chủ kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm.

Chủ kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á: Mẹ vẫn chưa biết tin vì bận ra đồng từ sáng sớm- Ảnh 1.

Đồng Văn Hùng và mẹ – cô Dương Thị Cường

Tại đây, Đồng Văn Hùng được giới thiệu là người đứng sau kênh Ẩm thực mẹ làm với hơn 1 triệu người theo dõi, giới thiệu ẩm thực đồng quê Việt Nam đến khán giả toàn cầu.

“Anh bắt đầu xây dựng kênh YouTube vào năm 2019 và bất ngờ thu hút nhiều người xem, đạt 100.000 lượt đăng ký kênh cùng với nút Bạc chỉ trong 3 tháng. Trong các video, Hùng và mẹ nấu ăn, chăm sóc khu vườn và chia sẻ những hoạt động về cuộc sống nông thôn. Ẩm thực mẹ làm cũng là một đại diện Việt Nam hiếm hoi tham gia sự kiện FanFest YouTube 2020” – giới thiệu trên Forbes về Đồng Văn Hùng.

Chủ kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á: Mẹ vẫn chưa biết tin vì bận ra đồng từ sáng sớm- Ảnh 2.

Giới thiệu về Đồng Văn Hùng trên trang chủ Forbes

Liên lạc với Đồng Văn Hùng vào trưa 16/5, anh chàng chia sẻ cảm giác khi biết thông tin: “Sáng nay khi nhận được mail từ Forbes, mình đã rất vui, chưa có từ nào để diễn tả nên cũng chưa share thông tin lên Facebook. Mẹ mình cũng ra đồng từ sáng nên đến giờ cũng chưa biết tin nhưng mình biết là mẹ cũng rất vui và tự hào về mình vì từ trước đến nay mẹ vẫn ủng hộ mình như thế”.

Chia sẻ rõ hơn về quá trình bình chọn và lọt top, Đồng Văn Hùng cho biết chính mình đã gửi đề cử đến danh sách này. Tuy nhiên chính bản thân Hùng cũng khá bất ngờ vì không nghĩ bản thân có thể lọt top.

“Đầu tiên, mình muốn gửi lời cảm ơn đầu tiên đến mẹ và gia đình vì mẹ chính là nguồn cảm hứng, là động lực để mình tạo ra kênh YouTube này cũng như làm nội dung trên MXH. Trong suốt quá trình đó mẹ cũng luôn ủng hộ mọi quyết định của mình.

Mình cũng cảm ơn đến những người theo dõi và tất cả mọi người đã dành sự yêu quý cho Ẩm thực mẹ làm. Nhờ tình cảm này mà mình đã cố gắng nhiều hơn, đem đến nhiều nội dung độc đáo hơn. Và cuối cùng, mình cảm ơn bản thân vì những nỗ lực trong suốt 5 năm vừa qua.

Trong tương lai, mình sẽ cố gắng làm ra nhiều nội dung về ẩm thực và văn hoá làng quê Việt Nam để giới thiệu đến bạn bè quốc tế hơn. Một lần nữa cảm ơn mọi người” – Hùng nói.

Chủ kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á: Mẹ vẫn chưa biết tin vì bận ra đồng từ sáng sớm- Ảnh 3.
Chủ kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á: Mẹ vẫn chưa biết tin vì bận ra đồng từ sáng sớm- Ảnh 4.
Chủ kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á: Mẹ vẫn chưa biết tin vì bận ra đồng từ sáng sớm- Ảnh 5.
Chủ kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á: Mẹ vẫn chưa biết tin vì bận ra đồng từ sáng sớm- Ảnh 6.

Những hình ảnh mộc mạc của mẹ con Hùng trong quá trình làm video

Kênh Ẩm thực mẹ làm được Đồng Văn Hùng lập ra vào năm 2019 với mong muốn truyền tải hình ảnh người mẹ tần tảo, những bữa cơm đầy ắp tình yêu thương của mẹ và khung cảnh bình dị chốn làng quê Việt Nam. Nhân vật chính của kênh là cô Dương Thị Cường (59 tuổi). 

Với phong cách giản dị và thân thương, Ẩm thực mẹ làm nhận được nhiều tình cảm từ cư dân mạng. Năm 2020, kênh lọt đề cử hạng mục Hot YouTuber của năm tại WeChoice Awards 2020. 

Huyền Trang / Theo sống & pháp luật

Việt Nam – ngôi sao mới của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Cơ quan Phát triển xuất khẩu (EDC) của Chính phủ Canada gần đây có bài viết “Kinh doanh tại Việt Nam: Chớp lấy ngôi sao đang lên này của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, trong đó chuyên gia về thương mại quốc tế Carol Fragiskos nhấn mạnh vị trí chiến lược của Việt Nam khiến nơi đây trở thành trung tâm phân phối và hậu cần lý tưởng.

Việt Nam - ngôi sao mới của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương- Ảnh 1.
Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo đang tiếp tục phục hồi. Ảnh tư liệu, minh họa: Hồng Đạt/TTXVN

Trong bài viết, tác giả nhận định cái tên gọi ngày xưa là “Miền đất Thăng Long” ngày nay là hình ảnh của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam. Dựa trên số liệu của World Economics, trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của Việt Nam là hơn 8%. Tác giả nhấn mạnh với những con số như vậy, không có gì ngạc nhiên khi EDC chọn Việt Nam để đặt văn phòng đại diện tiếp theo tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Văn phòng dự kiến khai trương vào mùa thu này, do Trưởng đại diện đầu tiên của EDC tại Việt Nam, ông Nathan Nelson đứng đầu. Ông đang quyết tâm tăng gấp đôi giá trị thương mại từ Canada sang Việt Nam trong 5 năm tới.

Tác giả bài viết cho biết vị trí chiến lược của Việt Nam – nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gần các thị trường lớn ở châu Á, với khả năng tiếp cận các tuyến vận chuyển toàn cầu quan trọng – khiến nơi đây trở thành trung tâm phân phối và hậu cần lý tưởng.

Tác giả nhấn mạnh không chỉ riêng vị trí địa lý mà còn nhiều điều khác xứng đáng để đầu tư kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang vượt xa tất cả các nước khác trong khu vực. Dân số 100 triệu người là một con số đáng chú ý khác nữa, đặc biệt khi xem xét một nửa là dưới 30 tuổi.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết mặc dù mức lương tối thiểu đang tăng lên, nhưng chi phí lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn các quốc gia tương đương ở khu vực này. Khi chuyển sang các hoạt động công nghiệp có giá trị cao hơn, Việt Nam đang trở thành một thị trường ngày càng được săn đón đối với những người quan tâm tới sản xuất.

Tác giả cũng nhấn mạnh thêm rằng ngoài ổn định về mặt chính trị, Chính phủ Việt Nam còn cam kết cải cách và tự do hóa kinh tế. Môi trường đầu tư nước ngoài tiến bộ đang tạo ra các ưu đãi về thuế và mức giá trong một số lĩnh vực ưu tiên và khu vực địa lý nhất định. Và quan trọng hơn, khung pháp lý minh bạch và chế độ quản lý có thể dự đoán được sẽ mang lại thêm niềm tin cho các công ty muốn kinh doanh tại thị trường này.

Tác giả nhận định Việt Nam đang đầu tư mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng. Với cam kết đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cũng đang tìm cách tăng nhanh cơ cấu năng lượng tái tạo. Nhiều dự án trên toàn quốc đang được triển khai về năng lượng xanh, quản lý chất thải và phát triển đô thị một cách bền vững.

Bên cạnh đó, Việt Nam có nền kinh tế kỹ thuật số lành mạnh dự kiến sẽ đạt khoảng 38 tỷ USD vào năm 2025. Nhiều lĩnh vực – bao gồm thương mại điện tử, công nghệ tài chính và trí tuệ nhân tạo – đã được thúc đẩy nhờ các sáng kiến hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Là thành viên của một số hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương – bao gồm với Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Việt Nam là một quốc gia luôn mở rộng cánh cửa cho hoạt động kinh doanh. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng các nhà xuất khẩu Canada có được ưu tiên tiếp cận thị trường tăng trưởng nhanh chóng này thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), loại bỏ thuế quan và giảm rào cản thương mại đối với 98% hàng xuất khẩu sang các quốc gia thành viên.

Bài báo cho biết Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN, với giá trị thương mại song phương tổng cộng 14 tỷ CAD (10,2 tỷ USD) năm 2023. Tuy nhiên, giá trị này chỉ mang tính một chiều khi xuất khẩu của Canada sang Việt Nam chỉ đạt dưới 1 tỷ CAD.

Trưởng đại diện đầu tiên của EDC Nathan Nelson cho rằng sau rất nhiều phân tích thị trường, EDC có thể tự tin nói rằng Việt Nam có nhiều thứ dành cho tất cả mọi người. Đó là ngôi sao mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt đối với các công ty đang tìm cách đa dạng hóa bên ngoài Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông Nelson đánh giá bây giờ là thời điểm rất quan trọng. Việt Nam đang đầu tư rất nhiều vào phát triển cơ sở hạ tầng và đã trở thành một trung tâm sản xuất đáng kinh ngạc. Vì những lý do đó, ông tập trung vào việc xác định những dự án cơ sở hạ tầng và sản xuất tiên tiến nào phù hợp nhất với khả năng của Canada, để có thể thúc đẩy kết nối và xây dựng năng lực.

Theo Hà Linh /  Báo tin tức

Putin tới thăm Trung Quốc: Những yếu tố Việt Nam cần quan tâm

Tổng thống Putin đang có chuyến thăm kéo dài hai ngày 16-17/5 tới Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên Tổng thống Vladimir Putin tới thăm sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm, cho thấy sự ưu tiên của Nga trong các mối quan hệ quốc tế. Hiện chưa rõ ông Putin có tới Việt Nam hay không, nhưng mối quan hệ đang ngày càng được củng cố giữa Nga và Trung Quốc có thể khiến Hà Nội phải lưu tâm.

“Mối quan hệ chặt chẽ chưa từng có giữa hai quốc gia đã khiến chúng tôi quyết định tới thăm Trung Quốc đầu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức,” ông Putin cho biết.

Trung Quốc là một trong số ít “bạn bè” của Nga ở châu Á, bên cạnh Việt Nam và Bắc Hàn.

Nga cũng là quốc gia đầu tiên ông Tập Cận Bình tới thăm sau khi nhậm chức hồi tháng 3/2023.

QUẢNG CÁO

Hôm 16/5, Nga và Trung Quốc đã đưa ra một loạt tuyên bố chung về nhiều lĩnh vực hợp tác của hai nước.

Trong tuyên bố chung, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác trong các lĩnh vực quân sự như trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, điều phối tần số vô tuyến…

Ngoài quân sự, Trung Quốc và Nga cũng đã tuyên bố sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế.

Hai quốc gia cam kết tăng cường hợp tác ở các dự án năng lượng quy mô lớn và thắt chặt hợp tác trong các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, năng lượng hydro, thị trường carbon.

Phản ứng của Mỹ

Cũng hôm 16/5, ông Ely Ratner, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc.

Hai vấn đề được ông Ratner nhấn mạnh là việc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine và những “hành động nguy hiểm” của Trung Quốc đối với các tàu Philippines ở khu vực Biển Đông.

Ông Ratner cũng nhắc tới việc Nga hợp tác với Bắc Hàn.

Đáp lại, trong buổi họp báo ngày 16/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cáo buộc Mỹ “đạo đức giả và vô trách nhiệm” khi cho rằng Trung Quốc xuất khẩu vật liệu hỗ trợ sản xuất vũ khí cho Nga.

Ông nói thêm rằng việc đổ lỗi cho Trung Quốc sẽ “không chấm dứt khủng hoảng, và cũng chẳng giúp Mỹ thoát khỏi tình huống hiện tại”.

“Những gì đang diễn ra ra cho thấy những kẻ châm dầu vào lửa chỉ khiến tình hình thêm bế tắc. Chính trị là cách duy nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraine một cách đúng đắn,” ông Uông Văn Bân nói.

Bình luận về chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin với các phóng viên ở New York hôm 16/5, cựu Tổng thống Trump cho rằng ông Putin và ông Tập Cận Bình đang có ý định “phá hoại”.

“Tổng thống Tập Cận Bình của Trung Quốc, tôi biết rất rõ ông ấy. Tổng thống Putin của Nga, tôi cũng biết rất rõ ông ấy.

“Hiện tại, họ đang lên kế hoạch. Họ kết hợp lại để phá hoại. Đó là những gì họ đang nghĩ trong đầu, phá hoại. Bởi vì đó là mục tiêu cuối cùng của họ,” ông Trump nói.

‘Trung Quốc cần cẩn trọng trong quan hệ với Nga’

Do những lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, Nga ngày càng muốn xích lại gần hơn với các quốc gia phương Đông.

Các lệnh trừng phạt này là một trong những yếu tố mà các quốc gia cần cân nhắc khi quyết định chính sách ngoại giao với Nga.

Theo một bài viết đăng tải ngày 16/5 trên SCMP, Bắc Kinh cần cẩn trọng khi hợp tác với Nga để duy trì được sự cân bằng trong quan hệ với Mỹ.

Vài ngày trước, Mỹ đã cân nhắc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với các tổ chức tài chính Trung Quốc mà được cho là đang hỗ trợ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, theo Nikei Asia.

Việc này đã cho thấy những tác động tới các doanh nghiệp Trung Quốc.

Truyền thông Nga đưa tin Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và các ngân hàng thương mại lớn khác của Trung Quốc đang từ chối nhận thanh toán từ Nga, kể cả bằng nhân dân tệ. Truyền thông Nga cũng nói rằng số lượng giao dịch bị chặn lại đã gia tăng đáng kể từ cuối tháng 3/2024.

Tuy nhiên, nếu Mỹ tiếp tục có thêm những hành động chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh có thể cân nhắc gia tăng quan hệ với Nga.

“Nếu Bắc Kinh thấy rằng việc thỏa hiệp với Washington là không thể, Trung Quốc có thể hình thành một liên minh toàn diện với Nga,” bài viết trên SCMP dẫn lời ông Artyom Lukin, Giáo sư từ Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông tại thành phố Vladivostok.

Trong bài bình luận ngày 3/5 trên NikkeiAsia, ông Philipp Ivanov, thành viên cấp cao của Viện Chính sách xã hội châu Á, nhận định rằng “Nga đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều với Trung Quốc”.

Theo ông Ivanov, chiến lược địa chính trị của Trung Quốc phụ thuộc vào ba yếu tố:

  • Củng cố an ninh và chủ quyền kinh tế, công nghệ
  • Đa dạng hóa liên kết thương mại với các quốc gia không thuộc phương Tây
  • Duy trì vị thế của Trung Quốc trung tâm trong chuỗi cung ứng sản xuất và công nghệ toàn cầu

“Nga đóng vai trò quan trọng trong từng yếu tố này,” ông viết.

Phóng viên BBC đã có cuộc phỏng vấn với người dân Trung Quốc tại thành phố Bắc Kinh và nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Có người cho rằng việc xích lại gần với Nga không phải là một “điều tốt đẹp”. Tuy nhiên, có người lại hy vọng hai nước duy trì “hợp tác”.

Quan hệ Nga – Trung Quốc ảnh hưởng gì tới Việt Nam?

Việc Nga và Trung Quốc ngày càng xích lại gần nhau được đánh giá là sẽ gây ra những khó khăn cho chính sách ngoại giao “cây tre” của Việt Nam.

Trong khi có quan hệ hợp tác truyền thống lâu đời với Việt Nam, Nga đang về phe Trung Quốc để đối chọi lại với Mỹ.

Theo một bài viết hồi tháng 9/2023 của Viện Nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ (American Security Project – ASP), Việt Nam cần dần hạn chế quan hệ đối tác chiến lược với Nga để bảo toàn vị thế cân bằng trước ba cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Việc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine-Nga vào tháng 2/2023 được đánh giá là nỗ lực duy trì mối quan hệ cân bằng với cả Nga và Mỹ.

Tuy nhiên, mới đây đã có những thông tin cho thấy Việt Nam đang có ý muốn tham gia BRICS, một nhóm quốc gia mà Trung Quốc và Nga đóng vai trò chủ chốt.

Trong buổi chia sẻ thông tin ngày 15/4, Đại sứ Nga tại Việt Nam, ông Bezdetko Gennady Stepanovich, khẳng định Tổng thống ông Putin đã nhận lời thăm Việt Nam, nhưng vẫn chưa có lịch cụ thể.

Cũng trong buổi này, khi trả lời về khả năng tham gia khối BRICS của Việt Nam, ông Stepanovich cho biết Nga hoan nghênh và đang hỗ trợ Việt Nam trở thành thành viên tiếp theo.

Ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales (Úc), nhận định rằng Nga sẽ tìm cách khai thác các mối quan hệ sẵn có, như với Trung Quốc và Việt Nam.

Tham gia BRICS và ‘thỏa thuận vũ khí bí mật’

Các quốc gia thuộc khối BRICS

Về việc tham gia khối BRICS của Việt Nam, BBC News Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải từ Đại học Queensland (Úc).

Ông cho rằng việc gia nhập BRICS ở thời điểm hiện tại không có lợi ích thực chất và các cơ chế của BRICS “cũng chưa rõ ràng”.

“Nhìn vào các thành viên hiện nay của BRICS, bao gồm cả thành viên mới là Iran, có thể thấy rõ ràng BRICS là một câu lạc bộ của những quốc gia ‘không thân thiện’ với Mỹ và phương Tây. Giả sử tới đây, Triều Tiên đặt vấn đề gia nhập khối BRICS, liệu Nga và Trung Quốc có từ chối?

“Trong bối cảnh đó, việc gia nhập BRICS sẽ ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây,” ông Hải nêu nhận định.

Trao đổi với BBC, nhiều chuyên gia nhận định rằng Tổng thống Putin sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam trong năm nay và việc này chắc chắn sẽ khiến một số đối tác phương Tây của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và các nước EU, không hài lòng.

Một thỏa thuận về vũ khí được cho là sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Nga tới Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Phương cũng nhắc tới việc các khoản hỗ trợ từ Nga cho Việt Nam mua sắm vũ khí từ Moscow đã hết hạn từ năm 2021.

Tuy nhiên, theo các quan chức phương Tây, Nga đang gặp khó khăn trong việc cung cấp đạn dược và vũ khí cho chính quân đội của mình trong cuộc chiến ở Ukraine.

Theo dữ liệu do Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 11/3/2024, lượng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam năm 2023 giảm xuống mức nhỏ giọtbất chấp tình hình thế giới và khu vực tiếp tục căng thẳng.

Đáng chú ý, một bài viết của New York Times vào tháng 9/2023 đã nhắc tới một “thỏa thuận mua vũ khí bí mật” giữa Việt Nam và Nga.

Cụ thể, theo bài viết, một tài liệu hồi tháng 3/2023 của Bộ Tài chính Việt Nam chỉ ra rằng Việt Nam có ý định mua vũ khí quốc phòng từ Nga, thông qua các khoản thanh toán tại một cơ sở liên doanh dầu khí Việt-Nga ở Siberia.

Bài viết cũng nêu rằng tài liệu này được các quan chức Việt Nam, cả cựu và đương nhiệm, chứng thực nội dung.

Về những vấn đề trên Biển Đông

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tấn công tàu tiếp tế của Philippines vào ngày 5/3/2024
Chụp lại hình ảnh,Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tấn công tàu tiếp tế của Philippines vào ngày 5/3/2024

Dù Việt Nam và Trung Quốc là đối tác lâu đời trên nhiều phương diện, hai quốc gia vẫn còn nhiều bất đồng về chủ quyền Biển Đông.

Nói về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, ASP cho rằng việc Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ đang đưa Việt Nam vào thế khó.

“Việt Nam đang gặp khó khăn khi Nga, một đồng minh, đang hợp tác với Trung Quốc, một đối thủ [trong vấn đề Biển Đông]… Khi Trung Quốc tiếp tục bành trướng trên Biển Đông, Nga sẽ buộc phải chọn ủng hộ giữa các đồng minh của mình.”

Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng 4/2023, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, nói với BBC rằng vào thời điểm trước khi cuộc chiến ở Ukraine xảy ra, Nga đã chống lại việc Trung Quốc gây sức ép tới hoạt động khai thác dầu của Rosneft trong vùng gần Bãi Tư Chính.

“Tuy nhiên, áp lực từ Trung Quốc đã khiến Rosneft rút lui,” ông Thayer thêm.

Rosneft, tập đoàn dầu khí lớn của Nga và có nhiều dự án với Việt Nam, đã phải từ bỏ dự án ở Biển Đông do sức ép của Trung Quốc. Công ty này đã chuyển nhượng cổ phần cho Zarubezhneft.

Ngày 10/5/2023, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc được hộ tống bởi lực lượng tuần duyên và gần chục tàu thuyền đã đi vào một lô dầu khí đang được vận hành bởi các công ty nhà nước của Nga và Việt Nam.

Khi đó, RFI, một đài phát thanh của Pháp, đã có bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư Phạm Lyon (Pháp) về sự việc này.

Khi được hỏi rằng nếu Trung Quốc và Việt Nam có những xung đột trên Biển Đông, liệu mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với Trung Quốc có khiến Nga ngần ngại hỗ trợ Việt Nam, ông Gédéon trả lời:

“Sự phụ thuộc nhau về địa-chính trị với Trung Quốc mà chúng ta đề cập ở trên, cũng như việc Nga phải tiếp tục hưởng sự hỗ trợ ngoại giao, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác từ cường quốc láng giềng, có thể dẫn đến việc các nhà lãnh đạo Nga phải hạn chế phản đối và thậm chí im lặng trước hành động của Trung Quốc, bất chấp việc Việt Nam là một nước có lợi cho Matxcơva.”

Tháng 7/2023, do những lệnh trừng phạt của phương Tây, Zarubezhneft có kế hoạch rút khỏi dự án dầu khí Tuna ở ngoài khơi Indonesia.

Theo BBC