Hình ảnh ‘bật mí’ vẻ đẹp quyến rũ xuyên thời gian của cao nguyên Bắc Hà

Những hình ảnh cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) được ghi lại từ cách đây hơn 20 năm trước cũng như những hình ảnh gần đây cho thấy vẻ đẹp và sức hút xuyên thời gian của điểm đến này.

Cao nguyên Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai. Nơi đây có độ cao gần 1000m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là núi Kiều Liêu Ti ở độ cao 2.402m.

Với khí hậu quanh năm mát mẻ, miền cao nguyên Bắc Hà là mảnh đất lưu giữ những nét văn hóa và cảnh đẹp độc đáo trên vùng núi cao.

Bắc Hà nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao – nơi du khách được hoà mình vào văn hoá của đồng bào các dân tộc bản địa. Cao nguyên này thu hút khách quanh năm bởi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nơi đây đều có những vẻ đẹp đặc trưng để mọi người thoả sức khám phá, trải nghiệm.

Mới đây, UBND huyện Bắc Hà phối hợp với Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh Lào Cai tổ chức triển lãm ảnh Bắc Hà xưa và nay để nhìn lại hành trình thay da đổi thịt của vùng cao nguyên đẹp mê đắm giữa núi rừng Tây Bắc. Những bức ảnh có lịch sử hơn 20 năm đã khiến nhiều người thích thú khi vẻ đẹp vùng cao nguyên ở các giai đoạn khác nhau đều mang vẻ đẹp cuốn hút rất riêng, khiến ai một lần đặt chân đến đây đều muốn quay trở lại. 

Dưới đây là những hình ảnh vẻ đẹp xuyên thời gian của cao nguyên Bắc Hà được trưng bày tại triển lãm:

Hình ảnh thị trấn Bắc Hà năm 2006. Thời điểm này thị trấn đã được đầu tư hạ tầng khang trang với nhiều nóc nhà kiên cố, ngói đỏ phủ giữa màu xanh núi rừng. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Những cô gái người Mông đi chợ phiên Bắc Hà năm 2004 (cách đây tròn 20 năm). Chợ phiên Bắc Hà nổi tiếng với nhiều nét đặc trưng văn hoá, đây cũng là một trong những lý do lớn nhất thôi thúc du khách “xách ba lô lên và đi”. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Một góc thị trấn Bắc Hà năm 2004 với nét cổ kính pha với kiến trúc hiện đại. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Bưu điện thị trấn Bắc Hà năm 2000. Ở ngoài cổng bưu điện lúc bấy giờ là hình ảnh người dân đi họp chợ phiên. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Chợ phiên Bắc Hà năm 2006 với rất đông đồng bào các dân tộc trong thị trấn và các vùng lân cận tham dự. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Những cô gái Bắc Hà rạng rỡ trong trang phục truyền thống, tham dự chợ phiên năm 2005. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Thị trấn Bắc Hà ẩn mờ trong sương sớm (Ảnh chụp năm 2024). Ảnh: Phạm Ngọc Bằng
Thác Sông Lẫm – điểm dừng chân không thể bỏ qua khi ghé thăm Bắc Hà (Ảnh chụp năm 2024) Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 
Đồi cỏ Cốc Ly – điểm dừng chân lý tưởng với bất cứ ai đặt chân đến Bắc Hà. Du khách đến đây có cơ hội trải nghiệm cưỡi ngựa đi trên thảo nguyên bạt ngàn cỏ xanh (Ảnh chụp năm 2024). Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 

Bắc Hà nổi tiếng với những đồi mận. Vào mùa hoa nở, cả cao nguyên được bao phủ bởi màu trắng hoa mận (Ảnh chụp năm 2024). Ảnh: Phạm Ngọc Bằng 

Hai vợ chồng hơn 100 tuổi vẫn minh mẫn, bí quyết chỉ gói gọn trong 2 từ

Hai vợ chồng cụ Ma Văn Thọ (trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ) đều sống thọ trên 100 tuổi nhưng vẫn minh mẫn. Họ có với nhau 6 người con trai, 3 con gái. Đến nay, đại gia đình cụ Thọ có thêm 25 cháu, 45 chắt, 3 chút.

100 tuổi vẫn ở riêng, không phiền con cháu

Vợ chồng cụ Ma Văn Thọ (112 tuổi) và Vũ Thị Tý (102 tuổi) trú tại xã Đan Thượng, Hạ Hòa, Phú Thọ, là cặp vợ chồng hiếm ở Việt Nam đều có tuổi thọ trên 100. Dù ở tuổi xưa nay hiếm nhưng hai cụ vẫn minh mẫn nhớ rõ con cháu và tự sinh hoạt, ăn uống.

Cụ Thọ sinh ra ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cụ bà quê ở Hoài Đức (Hà Nội) hai người di cư lên Phú Thọ làm thuê cho chủ nhà. Sau đó, hai cụ gặp và nên duyên vợ chồng. Họ có với nhau 6 người con trai, 3 con gái. Đến nay, đại gia đình cụ Thọ có 25 cháu, 45 chắt, 3 chút.

Ông Mai Văn Chì (SN 1952, con trai thứ 3 của cụ Thọ) chia sẻ ông tự hào về cha mẹ mình vì sức khỏe tốt. Cả đời ông bà sống đến 100 tuổi nhưng con cháu chưa từng phải giặt quần áo, tắm rửa cho hai người. 

Dù trên 100 tuổi nhưng cụ Thọ và vợ ở riêng, tự chăm sóc nhau. Mười năm trước, mắt cụ Tý mờ dần nên mọi việc trong nhà đều do một tay cụ Thọ đi lại, chăm sóc. Dù con cháu động viên thế nào, hai cụ vẫn một mực muốn sống riêng. Đến nay, hằng ngày, các con thường thay phiên nhau tới nhà nấu cơm cho hai người. Đến cuối năm 2023, con cháu động viên nhiều và sức khỏe yếu hơn, hai cụ mới dọn về ở cùng gia đình ông Chì. 

Hai cụ cùng các con cháu lưu lại trong nhà cũ của gia đình. Ảnh: Lê Phương.

Ông Chì cho biết hằng ngày gia đình đều có 2 người ở nhà. Người nấu nướng, người trò chuyện để hai cụ có thêm niềm vui. Hiện tại, dù sức khỏe không tốt như 1-2 năm trước nhưng cụ Thọ và cụ Tý đều vẫn minh mẫn. Con cháu trong nhà cụ đều nhớ tên, nhớ mặt. Xuống hàng chắt, chút các cụ không nhớ rõ tên nhưng nhìn mặt nhận ra được con cháu nhà ai.

Mỗi lần gia đình con cháu quây quần, hai cụ đều rất vui mừng. Cụ Thọ liên tục nhắc các con, cháu luôn đoàn kết, nhớ về gia đình. Vì vậy, cứ mùng 5 Tết, đại gia đình lại quây quần mừng tuổi hai cụ, nhớ về tổ tiên.

Bí quyết khỏe mạnh chỉ hai từ “sạch sẽ”

Ông Chì cho biết hai cụ sống khỏe, đôi khi đến con cháu con thua. Nhiều người còn đau xương, nhức chân tay nhưng hai cụ đều ít ốm vặt. Bí quyết đó là cả hai người sống rất khoa học, sạch sẽ. 

Nhà cửa sạch sẽ: Từ ngày gia đình khó khăn ở nhà tranh, cụ Thọ đã nổi tiếng khắp vùng là sạch sẽ. Đồ đạc ngăn nắp, lau dọn, không có cọng rác. Nền nhà khô ráo, đồ thừa đều được dọn dẹp gọn gàng. 

Ăn uống sạch sẽ: Từ ngày cơm không đủ ăn, rau hiếm, ông bà vẫn có thói quen nấu nướng sạch sẽ. Ông bà luôn tuân thủ ăn chín, uống sôi. Gian bếp luôn ngăn nắp, nồi niêu xoong chảo luôn được đánh rửa phơi khô và treo lên cao.

Ông Chì kể: “Từ ngày chúng tôi còn trẻ, bố đã dặn ăn uống phải đúng giờ. Khi phải lao động ông bà ăn nhiều lấy sức làm việc nuôi con. Về già, bố mẹ tôi cũng tự nấu ăn, rau và trái cây đều tự trồng, đảm bảo sạch sẽ”. Bữa ăn của hai cụ được thay đổi thường xuyên, đảm bảo đủ dinh dưỡng. 

Giữ vệ sinh sạch sẽ: Dù trời nắng, lạnh, hai cụ đều có thói quen tắm hằng ngày. Họ cho rằng không ăn nhớ cơm, không tắm nhớ nước. Khi còn trẻ, vợ chồng cụ Thọ lao động nặng nhọc. Về già, hai cụ vẫn giữ thói quen lao động. Họ cho rằng làm việc là cách rèn luyện thân thể. Khi tuổi đã cao, họ làm việc nhẹ nhàng, trồng trọt quanh nhà. 

Mỗi ngày, ông Chì và vợ đều dành thời gian chăm sóc ba mẹ. Ở tuổi gần 80, ông không giấu được hạnh phúc khi còn đủ cha mẹ già để chăm sóc, báo hiếu. Những kinh nghiệm sống khỏe mạnh của hai cụ cũng được gia đình thường xuyên giáo dục con cháu.

Tuổi thọ trung bình của người Vietnam qua 30 năm :

1989 – 65,2 / 2009 – 72,8 / 1999 – 68,2 / 2019 -73.6

Theo Vietnam Net

Cái đẹp hủy diệt của Mishima Yukio

Một ngày của năm 1950, cả nước Nhật bàng hoàng vì sự kiện một chú tiểu phóng hỏa đốt cháy tòa Kim Các Tự – di sản hơn 500 tuổi ở Kyoto. Sáu năm sau, Mishima Yukio đã thu thập tài liệu liên quan đến vụ việc, và viết nên tiểu thuyết “Kim Các Tự”.

Nhà văn Nhật Mishima Yukio

Ông lý giải hành động đốt chùa là hành động của kẻ yêu cái đẹp – một tình yêu cực đoan đến mức hủy diệt. Kim Các Tự trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Mishima Yukio – nhà văn đương đại Nhật Bản, từng hai lần được đề cử Nobel Văn chương. Tác phẩm cũng từng được trao giải Văn học Yomiuri năm 1956.

Kim Các Tự – tòa kiến trúc ba tầng với “hai tầng trên dát vàng rực rỡ, nằm trong khuôn viên chùa Lộc Uyển” xuất hiện ngay từ dòng đầu tiên của cuốn sách. Ấn tượng ấy ở lại trong xuyên suốt ký ức của Mizoguchi – cậu bé được sinh ra và lớn lên ở phía đông bắc Maizuru (Nhật Bản). Đó là khi cậu nghe cha kể về vẻ đẹp diễm lệ của Kim Các Tự, trong hình dung của cậu như là một vẻ đẹp tuyệt đỉnh, bất biến.

Cho đến một ngày, cậu chính thức trở thành tiểu tăng của Kim Các Tự, được tận mắt nhìn ngắm báu vật trong tâm tưởng, nhưng vẻ đẹp trong đời thực của tòa Kim Các chừng như đã khiến cậu thất vọng. Một tiểu tăng với tinh thần bất định, luôn tự ti vì tật nói lắp và luôn cảm thấy cô độc với những ý nghĩ của chính mình. Cái đẹp mà cậu nuôi dưỡng, cảm nhận về Kim Các Tự không thể giãi bày, chia sẻ cùng ai. Thực tế trước mắt và những gì phải trải qua trở thành ẩn ức khiến cậu nghĩ rằng, mình phải đốt cháy Kim Các Tự. Vẻ đẹp ấy chỉ nên tồn tại trong tâm tưởng, trong hình dung về cái đẹp vĩnh cữu.

Nhà văn Mishima Yukio dựng lại tòa Kim Các Tự đã bị đốt cháy bằng vẻ đẹp duy mỹ của ngôn từ. Ông miêu tả từng chi tiết kiến trúc, tái hiện trước người đọc hình ảnh di sản đã mất của Kyoto đầy vẻ diễm lệ, lấp lánh vô song. “Khói cuồn cuộn và lửa đang bốc lên trời. Hằng hà sa số tàn lửa bay chen giữa cây cối, và bầu trời phía Kim Các như được rải vàng kim” – khoảnh khắc Kim Các Tự hóa thành tàn tro và chú tiểu Mizoguchi ngồi trên đồi cao nhìn ngắm như một khoái cảm của hủy diệt và tồn tại.

Tiểu thuyết “Kim Các Tự” của Mishima Yukio

Nhà văn Mishima Yukio

Cái đẹp trường cửu chính là cái đẹp đã bị hủy diệt – là một tư tưởng có phần cực đoan. Đây cũng là điểm gây tranh luận về tác phẩm của Mishima Yukio và cũng là triết lý làm nên giá trị trong tác phẩm của ông. Kim Các Tự là câu chuyện về cái đẹp, đồng thời cũng là câu chuyện về ẩn ức tâm lý của con người. Bối cảnh truyện diễn ra vào thời điểm cuộc chiến Thái Bình Dương nổ ra, Nhật Bản bị tấn công bởi không quân Mỹ… Ngôi chùa đã không bị bom đạn tàn phá, mà là do con người. Cái đẹp kiến tạo hay hủy diệt, đều do con người.

Một câu chuyện chứa đựng triết lý về thiền học, triết học, Phật học. Và toàn bộ tiến trình của đời sống đều là vẻ đẹp duy mỹ trong trang viết của Mishima Yukio. Cách ông miêu tả một cái chết, một đám tang, một nỗi thất vọng… cũng mang một vẻ đẹp kỳ vĩ, lạ thường. Cái kết cho cuộc đời nhà văn cũng lạ thường như những trang văn của ông.

Nhà văn Mishima Yukio từng viết các tác phẩm Khát vọng yêu đương (năm 1950), Tiếng triều dâng (năm 1954, giải thưởng Văn học Shinchosha, đã xuất bản tại Việt Nam)… Sau khi hoàn thành bản thảo Năm tướng suy của người trời (tập thứ 4 trong tác phẩm trường thiên Biển phì nhiêu, 1970), nhà văn đã tự sát…

CẦM THI/PNO

Nghiên cứu DNA của 7 người trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là sở hữu 1 “đặc điểm” này trong cơ thể

Nghiên cứu này cho biết những người trăm tuổi có hệ miễn dịch “độc đáo”, cực kỳ mạnh mẽ với rất nhiều kinh nghiệm chống lại nhiễm trùng.

Năm 2023, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston và Trung tâm Y tế Tufts (Mỹ) được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet đã phát hiện ra một đặc điểm chung bất ngờ của những người trường thọ.

Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện trên DNA của 7 người trong độ tuổi từ 100 đến 119 tuổi thông qua phân tích các tế bào bạch cầu, còn gọi là các tế bào đơn nhân máu ngoại vi (PBMC). Kết quả cho thấy họ được “bổ sung” nhiều yếu tố bảo vệ giúp tăng khả năng phục hồi sau khi bị nhiễm trùng.

Cụ thể, nghiên cứu phát hiện trong máu của những người trăm tuổi có số lượng lớn tế bào B – còn được gọi là tế bào lympho B, là một loại tế bào bạch huyết của phân nhóm tế bào lympho, hoạt động trong thành phần miễn dịch dịch thể của hệ miễn dịch, bằng cách tiết ra các kháng thể cần thiết để chống lại “kẻ thù” là những virus, vi trùng cũ. 

Khảo sát hơn 950 người trăm tuổi: Tìm ra 4 điểm chung có thể đem tới

 Qua đó, các nhà khoa học xác định rằng những người sống trăm tuổi này có hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, có lịch sử chống lại nhiễm trùng, bệnh tật và có khả năng phục hồi, cho phép họ đạt được tuổi thọ đặc biệt.

Tác giả chính của nghiên cứu, Paola Sebastiani, nhà sinh học tại Đại học Tufts ở Boston, cho biết hồ sơ miễn dịch của những người trăm tuổi cho thấy họ có “một lịch sử tiếp xúc lâu dài với các bệnh nhiễm trùng và khả năng phục hồi mạnh mẽ”.

Bên cạnh đó, Daily Mail còn cho biết thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng xác định được 25 gen cụ thể hoạt động tích cực hơn nhiều ở những người sống trăm tuổi, đó là kiểu gen cho tuổi thọ cực cao. Trong đó, có gen STK17A – loại gen có liên quan đến việc sửa chữa DNA bị hư hỏng và gen HLA-DPA1 – một gen tạo ra các kháng nguyên cần thiết để nhận biết một số bệnh nhiễm trùng bên trong cơ thể. Đặc biệt, các chuyên gia cũng phát hiện có 1 gen mà chỉ người sống trăm tuổi mới có, đó là gen S100A4.

3 loại thực phẩm tăng cường miễn dịch giúp cơ thể “trường thọ”

Có thể thấy, hệ thống miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Ngược lại, khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến sức đề kháng, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Do đó, việc cung cấp cho cơ thể một số loại thực phẩm tăng cường miễn dịch là điều cần thiết để phòng ngừa bệnh tật và kéo dài sự sống. Không cần phải tìm thần dược đắt đỏ ở đâu xa, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những thực phẩm có sẵn xung quanh chúng ta cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch một cách hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm như thế

Trái cây có múi như bưởi, cam, quýt, chanh… rất giàu vitamin C. Loại vitamin này được cho là làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, tăng miễn dịch và là chìa khóa để chống lại nhiễm trùng một cách hiệu quả.

Do cơ thể chúng ta không sản xuất hoặc lưu trữ vitamin C nhưng lại cần vitamin C hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh nên việc bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày chính là cách đơn giản nhất để cung cấp đủ lượng vitamin C cho cơ thể. Từ đó, bạn sẽ có sức khỏe tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh và sống thọ hơn.

photo-1715364180555

Sữa chua là loại thực phẩm rất tốt, giúp cung cấp lợi khuẩn, làm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Trong sữa chua có chứa hàm lương vitamin D dồi dào sẽ giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể trước tác nhân gây hại.

Nhiều người uống trà xanh để trì hoãn lão hóa, ngăn ngừa ung thư nhưng không biết rằng thức uống này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Trà xanh chứa nhiều flavonoid, đáng chú ý là epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch. Ngoài ra, thức uống này cũng là một nguồn cung cấp axit amin L-theanine tốt có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong tế bào T của cơ thể.

Ánh Lê / Theo Đời sống Pháp luật

Nghiên cứu mẫu máu của hơn 1.200 người 100 tuổi: Phát hiện điểm chung của trường thọ nằm ở 3 chỉ số quan trọng

Nghiên cứu cho thấy những người sống đến sinh nhật thứ 100 có xu hướng có mức glucose, creatinine và axit uric thấp hơn từ những năm 60 tuổi trở đi.

Theo Finance.yahoo.com, một nghiên cứu do Viện Karolinska (Thụy Điển) thực hiện, được công bố trên tạp chí GeroScience vào năm 2023, đã chỉ ra một điểm chung bất ngờ của những người trường thọ.

Người trăm tuổi có 3 chỉ số “thấp” nhưng giúp “tăng” tuổi thọ 

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đo lường và theo dõi mức độ phân tử khác nhau ở mẫu máu của hơn 44.500 người Thụy Điển đã trải qua thử nghiệm lâm sàng từ năm 1985 đến năm 1996 và theo dõi cho đến năm 2020.

Theo các chuyên gia, họ đặc biệt tập trung vào nhóm máu của những người sinh từ 1893 – 1920. Đây là những người ở độ tuổi từ 64 đến 99 khi mẫu máu của họ được xét nghiệm lần đầu tiên và theo dõi cho đến khi họ 100 tuổi. Khoảng 1.200 người tham gia nghiên cứu, tương đương khoảng 2,7% số người tham gia, đã đạt tới độ tuổi 100. Sau đó, họ so sánh dữ liệu của nhóm này với những người trẻ hơn.

Nghiên cứu mẫu máu của hơn 1.200 người 100 tuổi: Phát hiện điểm chung của trường thọ nằm ở 3 chỉ số quan trọng- Ảnh 1.

Phân tích chỉ ra 12 phân tử trong máu liên quan đến quá trình trao đổi chất, viêm, chức năng gan, thận, quá trình lão hóa hoặc tử vong. Trong đó, cholesterol toàn phần và glucose là dấu hiệu của quá trình trao đổi chất; axit uric biểu thị mức độ viêm, các enzyme biểu thị sức khỏe gan và creatinine là thước đo sức khỏe của thận.

Các chuyên gia nhận định rằng ngoại trừ men gan và albumin, tất cả phân tử khác đều liên quan đến khả năng sống 100 tuổi của một người.

Kết quả nghiên cứu cho thấy máu của những người sống đến 100 tuổi có lượng glucose, creatinine và axit uric thấp hơn kể từ sau độ tuổi 60. Rất ít người trên 100 tuổi có mức đường huyết trên 6,5 hoặc mức creatinine trên 125 khi còn sống. Người cao tuổi có mức cholesterol toàn phần và chất sắt cao trong khi glucose, creatinine, axit uric và men gan thấp có tỷ lệ sống đến 100 tuổi cao hơn.

Mặc dù sự khác biệt được tìm thấy trong nghiên cứu giữa các nhóm là nhỏ trong một số trường hợp, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này vẫn gợi ý “mối liên hệ tiềm tàng” giữa quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng và tuổi thọ.

Các chuyên gia cũng gợi ý rằng: “Theo dõi các chỉ số về thận và gan, cũng như chỉ số đường huyết và axit uric khi bạn già có lẽ là một ý tưởng không tồi để sống thọ.”

Qua nghiên cứu trên, có thể thấy rằng việc bảo vệ sức khỏe của gan, thận và việc kiểm soát đường huyết ở lứa tuổi ngoài 60 là rất quan trọng, có hiệu quả trong việc kéo dài tuổi thọ. Vậy chúng ta phải làm thế nào để làm được điều đó?

2 thực phẩm giúp dưỡng gan, thận và kiểm soát đường huyết đơn giản

Ngoài việc thường xuyên kiểm tra và theo dõi các chỉ số glucose, creatinine, axit uric và men gan, các chuyên gia cho biết chúng ta cũng có thể kiểm soát đường huyết, dưỡng gan và bổ thận bằng những thực phẩm có trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể tham khảo 2 loại quả dưới đây để tăng cường sức khỏe cho gia đình:

1. Bí đao

Bí đao là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam. Với vị ngọt thanh, hương vị nhẹ nhàng cùng nguồn dinh dưỡng dồi dào, loại quả này đã được chế biến thành nhiều món ăn ngon quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí đao có chỉ số đường huyết rất thấp (GI=15) nên thường được chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng loại quả này có tác dụng kiểm soát đường huyết, tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin, rất tốt cho người béo phì mắc tiểu đường. Vào mùa hè nóng bức, người bệnh có thể sử dụng bí đao làm nước uống để thanh nhiệt, giải khát, thích hợp sử dụng cho những người hay bị mất nước, tiểu nhiều, háo khát. Song, tất cả những công dụng trên đều chỉ xảy ra khi nước bí đao được uống đúng và đủ.

Nghiên cứu mẫu máu của hơn 1.200 người 100 tuổi: Phát hiện điểm chung của trường thọ nằm ở 3 chỉ số quan trọng- Ảnh 2.

Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, bí đao còn có tác dụng làm mát gan và thải độc rất hiệu quả. Theo Đông y, loại quả này có tính mát, ngọt dịu, giúp giải độc tốt, kích thích tiết chất lỏng bên trong thận, đồng thời ngăn ngừa một số độc tố gây hại cho thận mà vẫn đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho các cơ quan nội tạng khác.

Không những thế, ăn bí đao còn hỗ trợ giảm độc tố trong gan, điều trị tốt cho người bị suy gan hay gan nhiễm mỡ. Những người bị gan nhiễm mỡ, suy gan tốt nhất nên sử dụng trà bí đao thường xuyên, để mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể.

2. Dừa

Theo một số nghiên cứu, ngoài cùi dừa, phần nước dừa trong quả dừa là một thức uống giàu dinh dưỡng và khoáng chất, nên tận dụng để cải thiện và bồi bổ sức khỏe. Những công dụng nổi bật của nước dừa đó là giúp kiểm soát đường huyết, làm mát gan, dưỡng thận rất hiệu quả.

Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại nước này chứa hàm lượng cao kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine – những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin nên có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nước dừa còn là nguồn cung cấp magie tốt, có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường. Tuy nhiên vì loại nước này còn chứa carbohydrate (chất này sẽ được phân hủy thành đường trong cơ thể) nên những bệnh nhân đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm nó vào chế độ ăn uống.

Nghiên cứu mẫu máu của hơn 1.200 người 100 tuổi: Phát hiện điểm chung của trường thọ nằm ở 3 chỉ số quan trọng- Ảnh 3.

Nước dừa cũng  là thức uống thiên nhiên tốt cho gan khi chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng làm mát gan, tăng cường trao đổi và chuyển hóa chất, từ đó giúp gan hoạt động tốt hơn. Hơn thế, nước dừa còn giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ một cách đáng kể. Cùng với đó, bổ sung nước dừa thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ đào thải cặn bã, độc tố tích tụ trong đêm ra khỏi cơ thể.

Loại nước này cũng được liệt vào danh sách các loại đồ uống lợi tiểu, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và làm sạch đường tiết niệu nhờ tác dụng giảm các gốc tự do tạo ra khi cơ thể phản ứng với lượng oxalate cao trong nước tiểu. Tuy nhiên, nước dừa cũng chứa kali nên những người bệnh thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng của thức uống này trước khi dùng.

Ánh Lê / Đời sống & Pháp luật