Khu lăng mộ 2.000 tuổi của tộc người Thrace

Khu lăng mộ Sveshtari cùng các hiện vật tìm được chính là minh chứng cho bản sắc văn hóa độc đáo của người Thrace, một dân tộc hùng mạnh từng tồn tại bên cạnh đế chế Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Nằm ở tỉnh Razgrad của Bulgaria, lăng mộ cổ của người Thrace tại Sveshtari là một trong những khu lăng mộ nổi tiếng nhất của thế giới cổ đại. Ảnh: Lonely Planet.

Được phát hiện vào năm 1982 dưới một gò đất, khu lăng mộ này được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN. Mộ được xây bằng đá, phản ánh các nguyên tắc kiến trúc tôn giáo cơ bản của người Thrace cổ. Ảnh: Hotel Map.

Trang trí kiến trúc của ngôi mộ Thrace tại Sveshtariđược coi là độc nhất vô nhị, với các hàng cột hình người được bố trí dọc theo các vách tường cùng những bức tranh khắc độc đáo. Ảnh: iGuzzini.

Hình tượng 10 trinh nữ trên các cột trụ được coi là những tác phẩm điêu khắc đá xuất sắc nhất của người Thrace được tìm thấy từ trước đến nay. Ảnh: Wikipedia.

Cách lăng mộ Svaeshtari không xa, vào năm 2012, các nhà khảo cổ học phát hiện ra một kho báu lớn của người Thrace. Ảnh: Wikipedia.

Kho báu này bao gồm một chiếc nhẫn, 44 hình tượng phụ nữ, 100 chiếc cúc, cùng rất nhiều vật dung khác, được làm bằng vàng, có niên đại từ thế kỷ thứ 4 TCN. Ảnh: San Diego Union-Tribune.

Khu lăng mộ Sveshtari cùng các hiện vật tìm được chính là minh chứng cho bản sắc văn hóa độc đáo của người Thrace, một dân tộc hùng mạnh từng tồn tại bên cạnh đế chế Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ảnh: Enjoy Plovdiv.

Vào năm 1985, UNESCO đã công nhận khu lăng mộ của người Thrace ở Sveshtari là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Franks Travelbox.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG / SHOHA

Hồ Anh Thái viết – Ấn – Độ

Viết về Ấn Độ, là viết về một bề tầng thâm sâu và minh triết siêu hình. Với ‘Truyện ngắn về Ấn Độ’ (NXB Kim Đồng, 11.2023), Hồ Anh Thái chạm đến văn hóa của quốc gia Nam Á này từ chiều kích xã hội và chiều sâu tâm linh, và kết lắng những tham chiếu nào đó dành cho chính chúng ta. 

Người viết tình cờ đọc được trên mạng một câu hỏi thú vị, tưởng như rất đặc thù, nhưng rất đỗi phổ quát: “Là người Ấn Độ, tại sao tôi nên đọc sách của tác giả nước ngoài viết về đất nước mình?”. Có thể thay thế “Ấn Độ” bằng “Việt Nam” hoặc bất kỳ quốc gia nào khác mà chúng ta có tư cách công dân. Có câu trả lời rằng, tác giả thì không có quốc tịch, một tác phẩm xuất sắc là tác phẩm vượt ra khỏi mọi ranh giới biên ải và nhận chân được văn hóa, con người bản địa.

Người cực đoan hơn lại nói, làm sao có ai hiểu chúng ta hơn chính chúng ta? Mọi cây viết nước ngoài, khi viết về một quốc gia hay dân tộc nào đó, chẳng qua là chỉ tạo ra một mô hình diễn giải, trong đó khách thể hóa đối tượng được viết đến. Những gì được mang lại không phải là hiện thực đời sống sinh động, chỉ là một phóng chiếu qua lăng kính chứa sẵn tiên kiến của nhà văn, người vốn chỉ là một “kẻ khác chuộng lạ” (exoticism).

Nhà văn Hồ Anh Thái trước cổng chính khu đền Taj Mahal, biểu tượng của Ấn Độ đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới.

Tiểu thuyết Đường đến Ấn Độ của nhà văn Anh E. M. Forster (được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 tiểu thuyết xuất sắc nhất), dù thể hiện đặc sắc những sắc thái văn hóa của Ấn Độ và đặt chúng bên cạnh chủ nghĩa thực dân Anh, vẫn làm dấy lên tranh luận về những vấn đề hậu thuộc địa và nữ quyền.

Nhưng cái nhìn khác đôi khi cũng phát sinh giá trị mới cần thiết, nhất là từ bối cảnh liên văn hóa. Với những đối tượng được người ta viết về họ, những góc chết sau lưng vốn không thể được tự thấy, nay được soi chiếu “hộ”. Hay những chuyện mặc nhiên thường ngày, vốn chẳng sản sinh nhiều thắc mắc, lại hiện ra những khía cạnh lạ lẫm dưới con mắt của người ngoài. Đấy là lý do tại sao nhiều người Ấn Độ rất thích thú khi được đọc các tác phẩm của người nước ngoài viết về họ. Còn người viết, khi nhìn vào một con người, văn hóa khác, là chính họ đang tạo ra một đối sánh tham chiếu nội tâm cho văn hóa của chính mình.

Riêng Hồ Anh Thái với Ấn Độ có những trải nghiệm đặc biệt. Năm 1987, nhà văn, lúc bấy giờ mới ra quân và trở lại công tác trong ngành ngoại giao, sang nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, sinh sống tại đất nước này sáu năm cho đến năm 1994. Truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước được Hồ Anh Thái viết năm 1994, và trở thành tên gọi của tập truyện ngắn mang cảm hứng Ấn Độ chủ đạo cùng tên xuất bản lần đầu năm 1998, là thành tựu của thời gian nghiệm sinh này.

Đôi dòng chấm phá lý lịch làm gợi nhớ tới một thi hào nổi tiếng khác, Octavio Paz. Paz vốn là một nhà thơ Mexico, người đoạt giải Nobel và đồng thời là một cựu đại sứ, sau khi trải qua những nhiệm kỳ công tác tại Ấn Độ (từ 1951 và từ 1962), ông đã cho ra đời tác phẩm Dưới ánh sáng của Ấn Độ. Tương đồng với Hồ Anh Thái, Paz rõ ràng là một người uyên bác, có kiến thức và khả năng phân tích sâu sắc đáng kinh ngạc, mặt khác, ba đất nước Ấn Độ, Mexico và Việt Nam đều từng có giai đoạn lịch sử phải gánh chịu chủ nghĩa thực dân. Điều này làm cho tác phẩm của cả hai thoát khỏi những khuôn mẫu tiêu chuẩn của phương Tây/kẻ khác vốn đã định hình hình ảnh toàn cầu của Ấn Độ.

Ấn Độ qua cái nhìn hời hợt đại chúng, chỉ biểu lộ một đời sống văn hóa có phần ca kỹ lê thê theo kiểu Cô dâu tám tuổi, chế độ đẳng cấp hà khắc, một bộ mặt cảnh quan nông thôn lẫn đô thị thậm chí có phần man di và thiếu vệ sinh… Đó mới chỉ là những chiều cạnh xã hội thể hiện trên bề mặt. Ẩn tàng phía dưới, thâm nghiêm và thiêng liêng, gần với Việt Nam hơn trong quá khứ, là một bề dày tâm linh – tư tưởng, cái nôi huyền bí của Phật giáo, những pho sử thi vĩ đại và tín điều tôn giáo diệu vợi.

Hẳn, như Paz, Hồ Anh Thái, sẽ chìm đắm vào say mê phân tích về thơ tiếng Phạn, khám phá những chủ đề trong triết học Ấn Độ và kinh điển Phật giáo, nghiên cứu so sánh về quan niệm thời gian trong vũ trụ học Ấn Độ, Trung Quốc, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo cũng như sự phá vỡ nó bởi ý tưởng hiện đại về tiến trình tuyến tính chẳng hạn.

Nhưng ga đi văn chương về Ấn Độ của Hồ Anh Thái, giống như hành trạng của Siddhartha, cũng phải tiệm ngộ từ phàm đến thiêng, từ đời đến giác ngộ, từ bề mặt đến bề sâu, từ xã hội đến tư tưởng. Mượn lời mở đầu cuốn biên khảo Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008) của chính tác giả, văn hóa Ấn Độ đối với ông “càng bơi càng khó thấy bờ”, “luôn luôn là một bảo tàng sống” và “lưu giữ hầu như nguyên vẹn mọi thứ. Không phải lưu giữ hiện vật chết trong bảo tàng, mà lưu bằng cả một đất nước, một xã hội sống động”.

Hai phương diện xã hội trình hiện rõ nét nhất trong các truyện ngắn về Ấn Độ của Hồ Anh Thái, là diện mạo cảnh quan và thân phận những người yếu thế. Diện mục Ấn Độ, dù là nông thôn hay đô thị, đều tồn hiện những lạc hậu, đối lập, giữa một bên là rác rưởi trôi nổi còn bên kia là đền đài nguy nga (Đàn kiến), một sinh thái bị đe dọa cả bởi sản xuất công nghiệp lẫn sinh hoạt đời sống và tâm linh (Người đứng một chân, Chia lìa, Vốc nước trong lòng bàn tay): nhà máy chất dẻo bao cao su gây thảm họa ô nhiễm cho môi trường, còn đàn bà bị chất thải của nhà máy làm cho vô sinh, người dưới mức trung lưu ở nông thôn hay thành thị đều hầu như không xây nhà vệ sinh…

Phụ nữ và trẻ em, hai đối tượng yếu thế được đề cao tôn trọng và bảo vệ nhất trong một xã hội tiên tiến văn minh, thì lại là hai đối tượng chủ yếu phải chịu sự câu thúc đến từ hủ tục vô nhân, định kiến giới và sự phân biệt đối xử, cũng như thảm trạng đói nghèo cùng cực ở Ấn Độ. Sông cạn khái quát điều này đã là một quy luật phũ phàng trong lịch sử: “Toàn bộ phụ nữ và trẻ em trong thành sẽ nhảy vào giàn thiêu”. Còn ở thế giới hiện đại, trẻ em không bị đưa vào các trại trẻ vô gia cư và khu ổ chuột, thì nhiều em bị bán vào nhà chứa như một loại mặt hàng, bị bạo hành và quấy rối.

Bi kịch của phái yếu, như Sabana (Đi khỏi thung lũng mới đến nhà), Nilam (Tiếng thở dài qua rừng kim tước), cô bé Kamla (Đàn kiến) đều là kết quả của việc nhà văn điển hình hóa thông qua văn chương và truy tìm căn nguyên từ cấu trúc xã hội. Quyền nhân thân quan trọng nhất – tự định đoạt số phận – đều nằm ngoài tầm tay họ, khi phải phụ thuộc vào cha mẹ, vào phong tục, tập quán, vào nhà chồng.

Rời khỏi mê cung u uẩn chốn đô thành, Hồ Anh Thái thả bước tới rừng cây nhiệm mầu, nơi chứng kiến bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật. Mọi hành trình của nhà văn ở địa hạt rừng cây tâm linh đều là Những cuộc kiếm tìm (tên một truyện ngắn thời kỳ đầu của nhà văn), khởi thủy từ suối nguồn thiêng liêng Ấn Độ. Truyện ngắn Tìm, khởi đầu chỉ như một ghi chép du khảo dân tộc chí ở vùng biên giới Nepal – Ấn Độ, với những quan sát “mắt thấy” của người kể (nhà văn) về kiến trúc, hội họa, để rồi đưa “tai nghe” người đọc vào thinh không, một tiếng chuông dẫn dắt tìm đến trạng thái thiền, không còn cái duy nhất nữa, chỉ còn Không. Hay Ahimsaka, nhân vật chính của truyện ngắn Kiếp người đi qua, cũng trải qua một cấu trúc ba hồi để tìm đến đạo: xuất thân giỏi giang, thông minh, để rồi lầm lỗi biến thành tên cướp đường tàn bạo, song được Đức Phật khai thị để phục thiện và giác ngộ trở thành bậc chân tu.

Đối thoại liên văn hóa Việt – Ấn được Hồ Anh Thái khái quát nhất thông qua hai truyện ngắn, hai thái cực đối lập. Nếu Không ra nước mắt hóa giải hoàn cảnh trớ trêu của một cô gái Việt Nam nơi đất khách xứ người bằng sự cưu mang ấm áp của gia đình một chàng trai Ấn Độ, thì cũng trên miền đất đó, là những lệch pha đến từ sự khác biệt văn hóa qua truyện ngắn Người lái xe ở sứ quán (“Đang ở Việt Nam muốn gì làm nấy, muốn gì ăn nấy, muốn bày bừa thì bày bừa, sang đến đây như sang một thế giới khác hẳn”). Viết – Ấn – Độ, với Hồ Anh Thái, cũng là một sự phản tư, trong đó những ưu tư đời sống được chắt lọc, chưng cất và chiêm ngẫm qua nhân sinh quan Phật giáo.

Vậy thử hỏi người Ấn Độ nghĩ thế nào về Hồ Anh Thái và những tác phẩm của ông? Xin dẫn lại nhận định của một người Ấn, tiến sĩ văn học K. Pandey, đã đăng trên tờ The Hindustan Times, rằng tập truyện ngắn viết về Ấn Độ của Hồ Anh Thái là “những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”, khiến họ đã “nhìn thấy đúng cái bóng đang quẩn dưới chân mình”.

PHẠM MINH QUÂN  / VĂN HỌC SAIGON

Tháng 1/2024, Việt Nam đầu tư vào nước nào nhiều nhất: Top 1 gây bất ngờ, là một nước siêu giàu

Các nhà đầu tư Việt Nam trong tháng 1/2024 đã rót tiền vào 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, ở 7 ngành.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2014583);}else{parent.admSspPageRg.draw(2014583);}

Việt Nam đầu tư vào 6 quốc gia trong tháng 1/2024

Bộ kế hoạch và đầu tư vừa công bố số liệu về tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng đầu tiên của năm 2024.

Theo đó, trong tháng 1/2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 11 dự án đầu tư mới với tổng số vốn của phía Việt Nam là 16,2 triệu USD, gấp 9,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng này, các nhà đầu tư cũng không thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư đối với các dự án hiện hữu.

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 7 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 33,2% vốn); xây dựng (chiếm 30,9% vốn), khai khoáng (chiếm 24,7% vốn). Các ngành khác chiếm tỷ lệ vốn nhỏ.

Có 6 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong tháng 1/2024 là Hoa Kỳ (36,1%), Đức (33,2%), Lào (26,2%), Campuchia, Hàn Quốc và Thụy Điển.

Lũy kế đến ngày 20/1/2024, Việt Nam đã có 1.710 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,1 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). 

Tháng 1/2024, Việt Nam đầu tư vào nước nào nhiều nhất: Top 1 gây bất ngờ, là một nước siêu giàu- Ảnh 1.

Trong một diễn biến khác, tính đến ngày 20/1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 01/2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư, tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 297 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ; Tiếp theo là Sa-moa, Trung Quốc, HongKong,…).

Loạt doanh nghiệp Việt kiếm bộn tiền từ thị trường nước ngoài

Có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Lĩnh vực ghi nhận nhiều thành quả tích cực nhất là công nghệ thông tin. Thông tin từ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức cho biết, có khoảng 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 4% so với năm 2022. Trong số đó, có những doanh nghiệp có doanh thu tỷ đô từ thị trường này.

Đầu tiên phải kể đến Tập đoàn FPT. FPT Software – một công ty thành viên phụ trách lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài của tập đoàn này cho biết đã cán mốc 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin từ thị trường nước ngoài. Đây cũng là doanh nghiệp công nghệ đầu tiên của Việt Nam đạt doanh thu tỷ USD từ xuất khẩu phần mềm.

Tập đoàn FPT cho biết, mục tiêu dài hạn của chiến lược toàn cầu hóa do công ty đặt ra là “bước lên đẳng cấp cao hơn trong nhóm doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin tỷ USD”, đạt 5 tỷ USD doanh thu cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.

Tháng 1/2024, Việt Nam đầu tư vào nước nào nhiều nhất: Top 1 gây bất ngờ, là một nước siêu giàu- Ảnh 2.
Tập đoàn FPT là doanh nghiệp công nghệ đầu tiên của Việt Nam đạt doanh thu tỷ USD từ xuất khẩu phần mềm

Một trong những doanh nghiệp công nghệ thông tin khác không thể không nhắc đến Viettel. Viettel có tổng công ty chuyên đầu tư quốc tế – Viettel Global. Đầu tư ra nước ngoài là một trong những trụ cột phát triển của Viettel. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel cán mốc 3,6 tỷ USD trong năm 2023, hoàn thành 105% kế hoạch năm, tăng 615 triệu USD so với năm 2022 và cao nhất từ trước tới nay.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ đạt 20,6%, gấp 5 lần so với tăng trưởng trung bình của thế giới, trong đó cao nhất là Lumitel (Viettel tại Burundi) tăng trưởng 37,8%, Natcom (Viettel tại Haiti) tăng trưởng 29,3%, Movitel (Viettel tại Mozambique) tăng trưởng 28,9%, Mytel (Viettel tại Myanmar) tăng trưởng 24,9%. Đến nay, Viettel Global đang vận hành 10 nhà mạng tại 10 quốc gia, tổng quy mô thị trường 270 triệu dân với gần 100 triệu khách hàng, trong đó, nắm vị trí số 1 về thị phần tại 6 thị trường.

Bên cạnh những lĩnh vực đầu tư đem lại hiệu quả, cũng có những dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài thua lỗ. 

Một số lĩnh vực, dự án đầu tư không đạt hiệu quả, phải dừng đầu tư, có nguy cơ mất vốn phải kể đến các dự án thăm dò, khai thác dầu khí của PVEP (có tỷ trọng vốn đầu tư cao), dự án muối mỏ Kali tại Lào của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Một số dự án viễn thông gặp rủi ro tỷ giá, có lỗ lũy kế lớn, mất quyền kiểm soát…

Theo khảo sát của Ngân hàng UOB đưa ra hồi tháng 7/2023 cho thấy, cứ 10 doanh nghiệp thì có 9 doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm cách mở rộng sang thị trường nước ngoài trong 3 năm tới.

Động lực mở rộng ra nước ngoài của các doanh nghiệp là nhằm tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận và xây dựng danh tiếng với tư cách là một doanh nghiệp quốc tế. 72% doanh nghiệp tại Việt Nam nhắm đến khu vực Đông Nam Á cho kế hoạch mở rộng trong tương lai. Thái Lan, Singapore và Malaysia là những điểm đến ưa thích trong khu vực Đông Nam Á của các doanh nghiệp Việt Nam.

Pha Lê / Đời sống & Pháp luật / Shoha

Cả năm ngoái rót 7 tỷ USD, mới tháng đầu 2024 nước giàu thứ 3 thế giới đã đầu tư hơn 1,4 tỷ USD vào Việt Nam

Số vốn của nước này chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 1/2024 và tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), trong tháng đầu tiên của năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (gồm cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp) đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng hơn 40,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, tháng 1/2023, tổng vốn đầu tư đăng ký giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư, tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023.Nhật Bản đứng thứ hai với gần 297 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Samoa, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc)…

TP HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 42,1%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 78,2%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 16%).

Về cơ cấu vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng dự án mới tăng nhanh (190 dự án, tăng 24,2%), đồng thời cũng có dự án quy mô đầu tư lớn: dự án đầu tư một khu đô thị lớn ở Hà Nội, với tổng vốn đăng ký hơn 662 triệu USD.

Bên cạnh đó, có 75 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 15,7% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 235,4 triệu USD (giảm 23,1% so với cùng kỳ).

Ngoài ra, có 174 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 14,7% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 116,5 triệu USD (giảm 33,1% so với cùng kỳ).

Vốn giải ngân trong tháng 1/2024 cũng được đánh giá là khá khả quan với 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Cả năm ngoái rót 7 tỷ USD, mới tháng đầu 2024 nước giàu thứ 3 thế giới đã đầu tư hơn 1,4 tỷ USD vào Việt Nam- Ảnh 1.
Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tháng 1/2024. Ảnh minh hoạ.

Năm 2023, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với năm trước.

Tờ Straits Times (Singapore) ngày 29/12/2023 cho biết Sembcorp Industries đã nhận được giấy phép đầu tư cho một dự án khu công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam. Tập đoàn này nêu khu vực phát triển dự án rộng 190 ha sẽ được bổ sung vào danh mục đầu tư của công ty con Sembcorp Development do công ty sở hữu hoàn toàn.

Giấy phép đầu tư được trao cho Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp và Đô thị Việt Nam Singapore (VSIP JSC), một liên doanh có 46,5% vốn sở hữu của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam Becamex IDC.

Trong tháng 12 năm ngoái, dự án VSIP Quảng Ngãi II cũng đã được phê duyệt về mặt nguyên tắc. Đây là sự mở rộng từ VSIP Quảng Ngãi đầu tiên được thành lập cách đây 10 năm, bản tin trên của Straits Times đề cập.

Singapore hiện đứng đầu ASEAN và thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với hơn 3.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 70 tỷ USD. Các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) là biểu tượng của sự hợp tác kinh tế giữa hai nước với hàng nghìn hecta đất, thu hút 18 tỷ USD vốn đầu tư và tạo hàng trăm nghìn việc làm.

Các nhà đầu tư Singapore đã tham gia hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, điều hòa.

Siêu dự án của Singapore tại Việt Nam gần đây là nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu (vốn đăng ký 4 tỷ USD); khu nghỉ dưỡng Nam Hội An ở Quảng Nam (4 tỷ USD) và dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (3,12 tỷ USD)…

Theo tạp chí Tài chính Toàn cầu (GFMag), Singapore xếp thứ 3 trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới năm 2023 tính trên GDP quy đổi theo sức mua tương đương bình quân đầu người. Quốc đảo này là một trung tâm thương mại, sản xuất và tài chính phát triển mạnh và 98% dân số trưởng thành hiện nay biết chữ.

Dy Khoa / Đời sống & Pháp luật / Shoha

Trung Quốc dẫn đầu về đầu tư dự án mới tại Việt Nam

Tháng đầu tiên của năm 2024 tiếp tục chứng kiến xu hướng tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đăng ký, giải ngân đều tăng so với cùng kỳ năm trước.  Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, chiếm gần 19%.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài ( FDI ) vào Việt Nam đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, tháng 1 có 190 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 24,2% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ. Số dự án tăng mạnh, cùng sự xuất hiện của dự án quy mô lớn (hơn 600 triệu USD) là một trong những nhân tố chính thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

Vốn giải ngân cũng rất khả quan với mức tăng 9,6% so với tháng 1/2203 khi các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân được 1,48 tỷ USD. Tuy nhiên, vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần lại lần lượt giảm 23,1% và 33,1% so với cùng kỳ.

Xét về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 926 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt 65,2 triệu USD và gần 54,5 triệu USD.

Trung Quốc dẫn đầu về đầu tư dự án mới tại Việt Nam- Ảnh 1.
Bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD.

Tuy vậy, xét về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 49,4%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng số lượt điều chỉnh vốn cao nhất (73,3%).

Xét theo đối tác đầu tư, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2024. Trong đó, Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư, tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023. Theo sau là Nhật Bản, Sa-moa, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc).

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm gần 19%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,7%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 25,3%).

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 35 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 867 triệu USD, chiếm 36,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 39,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 282 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước; tiếp theo lần lượt là Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai…

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư của Hà Nội tăng mạnh do có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD rót vào dự án khu đô thị mới ở Hà Nội. TPHCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 42,1%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 78,2%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 16%).

Việt Linh / TiềnPhong /Shoha