Hơn 60.000 trẻ em bị nhân viên LHQ hãm hiếp

Đầu tháng 2/2018, Andrew Macleod – Cựu quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã tố cáo mạng lưới ấu dâm có quy mô khổng lồ liên quan đến hàng ngàn nhân viên LHQ, đã hủy hoại cuộc đời của hàng chục ngàn trẻ em vô tội.Hơn 60.000 trẻ em bị nhân viên LHQ hãm hiếp

Hơn 60.000 trẻ em bị nhân viên LHQ hãm hiếp. (Ảnh: Pinterest)

Toàn bộ hồ sơ khủng khiếp được cựu quan chức cấp cao thuộc LHQ đưa ra đã tiết lộ rằng, các nhân viên LHQ đã thực hiện hơn 60.000 vụ hiếp dâm chỉ trong thập kỷ qua. Hơn thế nữa, chủ hồ sơ ước tính rằng tổ chức này thực hiện ít nhất 3.300 vụ ấu dâm.

Chỉ trong 10 năm, dưới chiêu bài vỏ bọc viện trợ, LHQ thực sự đã cưỡng đoạt và cướp bóc các quốc gia trên khắp thế giới.

Vấn đề đã trở nên mất kiểm soát, đến nỗi nó khiến Andrew Macleod – cựu nhân viên LHQ phải tố giác và bàn giao bằng chứng cho Priti Patel – Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh (DFID).

Theo bản tin độc quyền của tờ Sun, hồ sơ tiết lộ rằng, có trên 3.300 ca ấu dâm của nhân viên đang làm việc cho LHQ, hàng ngàn kẻ lạm dụng tình dục “khát máu” đặc biệt nhắm vào những công việc viện trợ từ thiện để gần gũi với những phụ nữ và trẻ em yếu nhược.

Theo Giáo sư Macleod, bất cứ ai tìm cách tố giác tệ nạn lạm dụng kinh khủng đang tràn lan này sẽ bị bắt phải câm họng và bị sa thải.

Chia sẻ hồ sơ của mình với tờ Sun, Giáo sư MacLeod đã cảnh báo rằng, sự gia tăng các vụ bê bối lạm dụng có quy mô tương tự như bê bối bên Giáo hội Công giáo.

Trong khi báo cáo tiết lộ rằng, có 3.300 nhân viên có liên quan đến các hoạt động ấu dâm hiện tại là những người trong biên chế của LHQ, Macleod ước tính rằng con số thực sự còn cao hơn nhiều. Theo báo cáo của tờ The Sun:

“Có hàng chục ngàn nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới với khuynh hướng ấu dâm, nhưng nếu bạn mặc áo phông của UNICEF thì sẽ không ai hỏi bạn đang làm gì”.
“Bạn được miễn hình phạt để làm bất cứ điều gì bạn muốn”.
“Đây là quyền đặc hữu trong toàn ngành công nghiệp viện trợ trên khắp thế giới”.
“Hệ thống này thiếu sót, và đáng lẽ nó phải dừng lại trong những năm trước đây”.

Giáo sư MacLeod đã từng làm người chỉ đạo viện trợ cho LHQ trên khắp thế giới, bao gồm các công tác cấp cao ở Balkans, Rwanda và Pakistan – nơi ông là giám đốc điều hành của Trung tâm Điều phối Khẩn cấp của LHQ.

Ông đang vận động chiến dịch ngăn chặn vấn nạn gay go của các nhân viên cứu trợ trong lĩnh vực này. Ông cũng muốn những kẻ lạm dụng bị đưa ra công lý và nước Anh dẫn đầu cuộc chiến.
Con số khủng khiếp 60.000 của giáo sư đưa ra dựa trên thừa nhận của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres vào năm 2017, rằng các nhân viên bảo vệ hòa bình và dân sự của LHQ đã lạm dụng 311 nạn nhân chỉ trong vòng 12 tháng trong năm 2016.

LHQ cũng thừa nhận rằng, có lẽ con số chính xác các trường hợp được báo cáo chống lại nhân viên của tổ chức là gấp đôi, vì số liệu bên ngoài khu vực chiến tranh không được tập trung đối chiếu.

Giáo sư MacLeod cũng ước tính rằng, chỉ có 1 trong tổng số 10 vụ cưỡng hiếp và tấn công tình dục của nhân viên LHQ được báo cáo. Ngay cả ở Anh, tỷ lệ báo cáo chỉ là 14%.

Dựa trên bằng chứng từ Giáo sư MacLeod, Cựu Bộ trưởng Nội các Priti Patel – người đã từ chức vào tháng 11/2018 trong tuần này đã cáo buộc các quan chức cấp cao tại DFID là một phần của việc bao che.

Macleod giải thích: “Tội ác cưỡng hiếp trẻ em đang vô tình được tài trợ một phần bởi người đóng thuế của Vương quốc Anh”.

“Tôi biết có rất nhiều cuộc thảo luận cấp cao của LHQ về ‘một cái gì đó phải được thực hiện’ nhưng nó không mang lại hiệu quả, và nếu bạn nhìn vào hồ sơ của những người tố giác, họ đã bị sa thải”, ông nói.

“Chúng tôi đang xem xét về vấn đề này với quy mô của Giáo hội Công giáo – nếu nó không lớn hơn”.

Theo Dự án Tư tưởng Tự do được báo cáo trong nhiều năm qua, không ai trong số những kẻ săn mồi này từng chịu trách nhiệm pháp lý, và như báo cáo này cho thấy, chỉ có những người phơi bày tội ác bị sa thải.

Trong một đợt tấn công mạnh lên nạn buôn bán người trên toàn thế giới, một hang ổ ấu dâm trẻ em lớn đã được vạch trần ở Haiti – liên quan đến “các nhà bảo vệ hòa bình” quốc tế với LHQ cũng như các quan chức cấp cao khác trên khắp thế giới. Và, không ai bị bỏ tù.

Trong nhiều năm, những người giữ gìn hòa bình của LHQ, các chỉ huy cấp cao của họ, và các ‘nhân viên khác’ từ khắp nơi trên thế giới đã đến Haiti chỉ để quan hệ tình dục với nam nữ trẻ em từ nhỏ cho đến 12 tuổi.

Chỉ riêng ở Haiti, hơn 300 trẻ em đã đứng lên tố giác tội ác trong thập kỷ qua. Nhưng chỉ với những lời khai này, chỉ có một phần cực nhỏ các bị cáo phải đối mặt hình thức trách nhiệm. Đây là tổ chức mà các chính phủ trên thế giới dựa vào để gìn giữ hòa bình… cho nên, không có gì lạ khi thế giới chúng ta luôn ở trong trạng thái chiến tranh liên miên.

Bảo Long, theo HFS

 

TRUNG QUỐC CÓ THỂ ĐẦU HÀNG MỸ SỚM HAY KHÔNG VÀ QUÁ TRÌNH SẼ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO? 

Tôi không hiểu tại sao một số bạn nghĩ rằng nhà nước Trung quốc hiện tại không thể thua cuộc sớm? Nếu so sánh tương quan lực lượng thì phía Mỹ là con voi mà Trung quốc chỉ là con hoẵng mà thôi.

Về quân sự, trong khi Trung quốc hoàn toàn không có đồng minh thì Mỹ có cả khối NATO với 29 nước, và một số nước đồng minh ngoài NATO. Tương quan sức mạnh quân sự ở đây, Trung quốc may ra chỉ đạt cỡ 1/10 là giỏi lắm.

Về kinh tế, Mỹ có thể huy động hàng trăm nước để bao vây kinh tế Trung quốc, ngược lại Trung quốc hoàn toàn không thể bám víu vào bất cứ một nền kinh tế mạnh nào khác.

Vậy thì làm sao Trung quốc có thể chống lại Mỹ?

Cho nên tôi khẳng định là Trung quốc phải thua cuộc. Đó là một điều không thể khác.

Tuy nhiên tôi hơi bất ngờ là Trung quốc phát tín hiệu sớm hơn tôi nghĩ.

Việc Bộ chính trị Trung quốc ra tuyên bố với toàn thế giới về tình trạng bi đát của nền kinh tế là một sự kiện vô cùng nghiêm trọng. Đó không phải là một lời phát biểu vu vơ của một quan chức nhà nước mà là một văn kiện của Đảng cộng sản Trung quốc mang tính mệnh hệ quốc gia. Để ra được tuyên bố đó, nó phải được sự thống nhất của toàn bộ Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc cộng với sự đồng ý của các nguyên lão Trung quốc.

Về mặt chiến lược, khi đã xác định không thể chống chọi với Mỹ thì việc Trung quốc chấp nhận các yêu sách của phía Mỹ sẽ là lối thoát ít đau thương nhất cho họ.

Tại sao lại không thể như vậy?

CÁC YÊU SÁCH TỪ PHÍA MỸ

Hiện nay các yêu sách của Mỹ theo tôi là đã có và Mỹ đã chuyển cho Trung quốc nhưng đó là văn bản mật của cả 2 bên. Tuy nhiên theo tôi, yêu sách đó chắc chắn không ngoài việc Trung quốc phải thay đổi toàn bộ thể chế giống như Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây. Trung quốc sẽ trở thành một nước dân chủ đa đảng, đồng thời phát triển kinh tế theo hướng thị trường lành mạnh.

Các bạn có thể không tin điều đó nhưng tôi khẳng định nó phải diễn ra như vậy, dù không phải là ngày một ngày hai.

Các bạn còn nhớ cách đây 2 tháng tôi có viết một bài nói rằng 2 tháng tới kinh tế Trung quốc sẽ rơi vào mô thức tan vỡ, nhiều bạn nghi ngờ nhưng nó chính là hôm nay đây.

Và tôi xin nhắc lại, tuyên bố của Bộ chính trị Trung quốc vào ngày hôm qua mang ý nghĩa là tín hiệu muốn “xuống thang” của Trung quốc. Nó là “món quà” mà ông Tập Cận Bình phải chuẩn bị trước lúc gặp ông Trump tại G 20, Argentina. .

TIẾN TRÌNH TAN RÃ

Tôi khẳng định Trung quốc sẽ sớm tan rã.

Nói tan rã ở đây là tôi muốn nói đến sự tan rã thể chế hiện tại. Còn nó có tan rã thành nhiều nước hay không thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể.

Nhưng chúng ta biết, với một đất nước như Trung quốc, không cá nhân nào có quyền quyết định một điều gì mang tính bước ngoặt quá lớn, mà phải là quyết định của toàn bộ Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung quốc và phải có lộ trình.

Chúng ta từng theo dõi quá trình xuống thang của Triều Tiên. Quá trình từ đối đầu khẩu chiến giữa 2 bên rồi mới từ từ từng nấc thang một. Phải trải qua nhiều cuộc đàm phán từ cấp thấp đến cấp cao rồi thượng đỉnh. Mà thượng đỉnh cũng phải nhiều lần. Trong quá trình đó, ông Trump cũng phải liên tục gia tăng đe dọa quân sự, kinh tế lên Triều Tiên… còn ông Kim Jong Uh cũng phải tìm sự đồng thuận trong đảng của ông.

Trung quốc cũng vậy. Ông Tập Cận Bình không thể một mình đơn phương đùng đùng tuyên bố đầu hàng Mỹ, rồi tuyên bố sẽ thế này thế khác. Mà lộ trình sẽ từng bước với sự đồng ý tập thể của Ban chấp hành trung ương Đảng CSTQ, trong đó không bao giờ chúng ta nghe một lời tuyên bố đầu hàng nào cả. Nhưng cuối lộ trình sẽ hướng đến yêu cầu của phía Mỹ đã chuyển cho Trung quốc như đã nói trên.

Trong quá trình đó, các vị lãnh đạo Trung quốc cũng sẽ có các tuyên bố cứng rắn để giữ thể diện quốc gia. Rồi phía Mỹ cũng vẫn tiếp tục gia tăng sức ép kinh tế quân sự lên Trung quốc. Chỉ có các cải tổ trong nội bộ Trung quốc với sự giám sát ngầm của phía Mỹ là diễn ra theo lộ trình đã định. Thí dụ Trung quốc sẽ thông qua việc cho phép các đảng phái khác ngoài Đảng CSTQ hoạt động. Rồi mở rộng các quyền tự do dân chủ. Cứ dần dần như thế cho tới lúc tuyên bố thành lập chính phủ mới, bầu cử đa đảng…

Lúc đó ông Trump mới căn bản hoàn thành sứ mệnh chống lại sự bành trướng của Trung quốc.

Trần đình Thu / Tễu Blog

Hà Nội, Berlin thương lượng trả Trịnh Xuân Thanh về Đức

Các quan chức của Việt Nam và Đức đang thương lượng việc trả lại Trịnh Xuân Thanh, người mà Berlin cáo buộc bị mật vụ Việt bắt cóc hồi năm ngoái, trong bối cảnh Hà Nội muốn đạt được một hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu.
Trịnh Xuân Thanh trên nhật báo TAZ của Đức. Một nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho TAZ biết Hà Nội và Berlin đang thương lượng đưa ông Thanh trả lại Đức.
Nhật báo TAZ của Đức cho biết các quan chức chính phủ của Việt Nam đã gặp các quan chức của Đức tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin hôm 1/11 để bàn thảo việc trả lại cựu quan chức ngành dầu khí đã bị Hà Nội kết 2 án chung thân hồi đầu năm nay cho phía Đức.
Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước.
Nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam của TAZ
Nhật báo quốc gia duy nhất của Đức nói họ biết tin về cuộc đàm phán từ giới thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam. Theo nguồn tin này, cuộc thương lượng được thực hiện theo lời mời của chính phủ Đức. Phái đoàn Việt Nam tham gia đàm phán tại Bộ Ngoại giao Đức hôm 1/11 do một thứ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu. Taz không nêu tên vị thứ trưởng này nhưng theo Thoibao.de, người dẫn đầu đoàn Việt Nam là ông Bùi Thanh Sơn. Ông Sơn chính là người tới tham dự buổi lễ Quốc khánh Đức ngày 5/10 tại Hà Nội, nơi Đại sứ Đức Christian Berger nói sẽ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Đức ngày càng phát triển tích cực.
Vào tháng 9 năm ngoái, Đức đã tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sau khi Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin ngày 23/7/2017 nhưng Hà Nội nói rằng ông Thanh tự về đầu thú.
Trước khi bị bắt cóc, ông Thanh đang xin tị nạn tại Đức. Sau khi “trở về đầu thú”, ông Thanh bị đưa ra tòa xử và bị tuyên hai án tù chung thân cho tội danh tham ô và quản lý kém gây thất thoát tài sản nhà nước. Ông Thanh bị cho là làm thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng trong thời gian làm chủ tịch PVC, một công ty của tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Đức đã yêu cầu Việt Nam trao trả lại ông Thanh sau vụ bắt cóc mà Đức nói là vi phạm luật pháp nước này.
Theo nguồn tin từ phía Việt Nam mà TAZ có được, vấn đề trả ông Thanh trở lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội.
“Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Nhưng các quan chức cao cấp về nội vụ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá,” nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho TAZ biết.
Vẫn theo nguồn tin này, những người ngăn chặn bao gồm những người có liên quan đến vụ bắt cóc và cho rằng Đức đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với họ.
Theo Tổng Công tố viện Liên bang Đức, ông Thanh gần như chắc chắn bị đưa ra khỏi khu vực Schengen của liên minh châu Âu bởi một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Điều này cũng đang làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia căng thẳng khi Slovakia yêu cầu Hà Nội giải thích liệu họ có bị phía Việt Nam lợi dụng để tiến hành vụ bắt cóc hay không.
Bên cạnh việc cung cấp các cơ hội lớn về kinh tế, hiệp định thương mại EU-Việt Nam còn đảm bảo đầu tư và phát triển phải song hành với thúc đẩy dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Việt Nam hiện đang theo đuổi hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, trong đó Đức và Slovakia là những thành viên. Hiệp định này được cho là sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 3,2 tỷ USD vào năm 2020 và khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2030.
Hôm 17/10, Ủy ban châu Âu ở Brussels đã phê duyệt hiệp định này. Nhưng để hiệp định được chính thức thông qua, cần phải có sự phê chuẩn của các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu.

(VOA)

Công nghệ đang thay đổi việc làm ở Việt Nam và thế giới như thế nào?

Công nghệ đang thay đổi việc làm ở Việt Nam và thế giới như thế nào?

Loài người luôn e sợ về tương lai do chính khả năng sáng tạo của họ dẫn dắt. Trong thế kỷ 19, Karl Marx từng lo ngại rằng “máy móc không chỉ là lực lượng cạnh tranh siêu việt với công nhân, nó còn là vũ khí hiệu quả nhất để trấn áp đình công”.

John Maynard Keynes cũng cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng trên diện rộng do ảnh hưởng từ công nghệ. Sự đổi mới còn thay đổi các tiêu chuẩn sống như tuổi thọ tăng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản được phổ biến, thu nhập của hầu hết mọi người tăng.

3/4 công dân Liên minh châu Âu (EU) tin công sở hưởng lợi từ công nghệ, theo kết quả một khảo sát gần đây của Eurobarometer. 2/3 nói công nghệ sẽ có lợi cho xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống hơn nữa.

Nhiều lo ngại về tương lai vẫn còn hiện hữu, như tác động đến việc làm tại các nền kinh tế phát triển. Những người tham gia khảo sát giữ quan điểm tình trạng bất bình đẳng, cùng sự ra đời của “kinh tế thần tốc” – tổ chức ký hợp đồng với những công nhân độc lập trong ngắn hạn – sẽ tạo ra cuộc đua về điều kiện làm việc, theo báo cáo về việc làm của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group – WBG).

Tại một số nền kinh tế phát triển và những nước thu nhập trung bình, việc làm trong lĩnh vực sản xuất đang bị mất dần vào tự động hóa. Công nhân phải làm những công việc mang tính lặp đi lặp lại là lực lượng dễ bị thay thế nhất.

Công nghệ cũng mang lại cơ hội tạo ra việc làm mới, tăng cường năng suất và cải thiện hiệu quả dịch vụ công. Thông qua đổi mới, công nghệ cũng tạo ra những lĩnh vực mới, nhiệm vụ mới.

Công nghệ số cho phép doanh nghiệp tăng giảm quy mô nhanh chóng, xóa nhòa ranh giới giữa các công ty, thách thức phương thức sản xuất truyền thống.

Công nghệ đang thay đổi việc làm ở Việt Nam và thế giới như thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters.

Mô hình kinh doanh mới, trên nền tảng kỹ thuật số, đang phát triển từ những start-up địa phương cho tới những gã khổng lồ toàn cầu, thường với ít nhân viên hoặc tài sản hữu hình.

Điều này đặt ra những câu hỏi về chính sách với các vấn đề tư nhân, cạnh tranh và thuế. Các chính phủ bị hạn chế nguồn thu bởi bản chất “phi hữu hình” của tài sản sản xuất.

Những nền tảng mua sắm gia tăng cho phép công nghệ tiếp cận nhiều người nhanh hơn bao giờ hết. Các cá nhân, công ty chỉ cần kết nối Internet là có thể giao dịch hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

Chính “quy mô không có khối lượng” này mang lại cơ hội kinh tế cho hàng triệu người không sống ở những nước công nghiệp hóa hay khu công nghiệp.

Thay đổi trên đòi hỏi các kỹ năng nhất định, sự nhận thức cao hơn ở cả các nền kinh tế phát triển cũng như mới nổi. Đầu tư vào năng lực con người là ưu tiên trên hết trong cơ hội này.

Những yếu tố thay đổi bản chất việc làm

Có 3 kỹ năng ngày càng quan trọng trong thị trường lao động: nhận thức như giải quyết vấn đề phức tạp, hành vi xã hội như làm việc nhóm, và phối hợp để dự đoán khả năng thích ứng. Xây dựng những kỹ năng trên đòi hỏi nền tảng nhân lực vững mạnh và học hỏi cả đời.

Nền tảng nhân lực, thiết lập từ giai đoạn mầm non, ngày càng quan trọng hơn. Chính phủ các nước đang phát triển chưa ưu tiên nhiều cho giai đoạn này và kết quả là nhân lực sau đó vẫn dưới chuẩn.

Việc làm đang thay đổi bản chất. Nhiều yếu tố đã được đưa ra trong quá trình nghiên cứu của WGB nhưng chỉ có một số phù hợp với bối cảnh các nền kinh tế mới nổi.

Thứ nhất, công nghệ đang xóa nhòa ranh giới doanh nghiệp, rõ ràng nhất là sự trỗi dậy của các nền tảng mua bán, giúp hoạt động hiệu quả hơn.

IKEA, công ty Thụy Điển ra đời năm 1943, phải chờ 30 năm mới bắt đầu mở rộng ở châu Âu. Sau hơn 70 năm, doanh thu toàn cầu của IKEA đạt 42 tỷ USD. Trong khi đó, công ty Alibaba của Trung Quốc cán mốc 1 triệu người dùng trong 2 năm, 9 triệu thương gia trực tuyến cùng doanh thu toàn cầu 700 tỷ USD trong 15 năm nhờ công nghệ.

Công nghệ đang thay đổi việc làm ở Việt Nam và thế giới như thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh hưởng của công nghệ đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai, công nghệ đang định hình những kỹ năng cần thiết cho công việc. Nhu cầu những kỹ năng cấp thấp – có thể bị thay thế bởi công nghệ, đang giảm. Nhu cầu về kỹ năng nhận thức cao, hành vi xã hội và phối hợp cùng năng lực thích ứng tốt hơn thì ngược lại.

Xu hướng này hiện rõ ở các quốc gia phát triển và một số quốc gia đang phát triển. Ở Bolivia, tỷ lệ việc làm kỹ năng cao tăng 8% trong giai đoạn 2000 – 2014. Con số này ở Ethiopia là 13%.

Thứ ba, mối đe dọa từ công nghệ robot tới việc làm đang gia tăng dù ý tưởng dùng robot thay thế công nhân vẫn còn là vấn đề nhạy cảm.

Việc làm công nghiệp giảm tại nhiều nền kinh tế thu nhập cao trong 2 thập kỷ qua là xu hướng được nghiên cứu kỹ. Bồ Đào Nha, Singapore và Tây Ban Nha nằm trong nhóm có tỷ lệ việc làm công nghiệp giảm 10% hoặc hơn kể từ 1991, thể hiện sự chuyển dịch từ công nghiệp sang dịch vụ.

Trái lại, tỷ lệ lao động công nghiệp trên tổng lực lượng lao động tại các nền kinh tế thu nhập thấp và trên trung bình không thay đổi trong giai đoạn 1991 – 2017, lần lượt ở 10% và 23%, nhưng tăng ở nhóm thu nhập dưới trung bình từ 16% lên 19%.

Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động công nghiệp trên tổng lực lượng lao động tăng từ 9% năm 1991 lên 25% vào năm 2017. Tại Lào, tỷ lệ trên tăng 7%.

Những nước này đã cải thiện năng lực con người, đưa thêm lao động trẻ có kỹ năng vào thị trường. Lực lượng lao động đó cùng với công nghệ mới đã cải tiến sản xuất. Kết quả, tỷ lệ lao động công nghiệp ở Đông Á tiếp tục tăng.

Công nghệ đang thay đổi việc làm ở Việt Nam và thế giới như thế nào? - Ảnh 3.

Tỷ lệ việc làm công nghiệp (a) giảm tại các nước phương Tây và đang tăng ở châu Á nhưng tổng lực lượng lao động (b) nhìn chung vẫn tăng.

Thứ tư, nhiều quốc gia đang phát triển vẫn còn nhiều công nhân làm những việc năng suất thấp, thường trong những lĩnh vực phi chính thức bị hạn chế tiếp cận công nghệ dù các quy định về môi trường kinh doanh đã được cải thiện trong 2 thập kỷ qua. Giải quyết tình trạng này tiếp tục là mối quan tâm của các nền kinh tế mới nổi.

Thứ năm, công nghệ, đặc biệt là truyền thông xã hội, tác động đến sự nhận thức về gia tăng bất bình đẳng tại nhiều nước.

Con người thường hướng đến các tiêu chuẩn sống cao hơn và tham gia nền kinh tế nếu có cơ hội. Tuy nhiên, nếu có sự chênh lệch giữa cơ hội việc làm và kỹ năng, sự thất vọng có thể dẫn tới di cư hoặc phân mảnh xã hội.

Chính phủ các nước nên làm gì?

Kết quả phân tích của WB cũng nêu ra một số lĩnh vực chính phủ các nước có thể hành động.

Thứ nhất là đầu tư vào năng lực con người, đặc biệt là giáo dục từ bậc mầm non để phát triển nhận thức và hành vi xã hội ngoài những kỹ năng cơ bản.

Tiếp theo là tăng cường an sinh xã hội. An sinh xã hội được đảm bảo ở mức tối thiểu và tăng cường bảo hiểm xã hội bằng cách cải cách các quy tắc trong thị trường lao động tại một số nền kinh tế mới nổi sẽ giúp đạt mục tiêu này.

Thứ ba là thiết lập không gian tài chính để tài trợ phát triển năng lực con người và an sinh xã hội. Thuế bất động sản tại những thành phố lớn, áp thuế với đường hoặc thuốc lá, carbon là những cách giúp chính quyền tăng nguồn thu. Một phương thức khác là xóa bỏ những phương thức né thuế doanh nghiệp hay sử dụng nếu không muốn tăng thuế suất.

Sự đầu tư đáng kể nhất mà mọi người, doanh nghiệp và chính phủ có thể thực hiện trong thay đổi bản chất công việc là tăng cường năng lực con người. Một trình độ cơ bản của nhân lực, như đọc và tính toán, là điều cần thiết để nền kinh tế tồn tại. Công nghệ ngày càng có nhiều vai trò trong cuộc sống và kinh doanh đồng nghĩa mọi loại hình công việc, kể cả không cần kỹ năng, đều đòi hỏi khả năng nhận thức cao hơn.

Vai trò của năng lực con người cũng gia tăng bởi nhu cầu kỹ năng hành vi xã hội cần thiết cho công việc cần có tương tác giữa các cá nhân, vốn chưa sẵn sàng để máy móc thay thế. Để thành công, kỹ năng hành vi xã hội – tiếp nhận từ khi còn bé và phát triển suốt cả đời người – phải mạnh mẽ. Năng lực con người quan trọng bởi thời đại cần khả năng thích ứng cao hơn.

Theo Như Tâm / Người đồng hành