Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Nhà xây bằng vật liệu mộc mạc, tự nhiên: gạch không nung để trần, gỗ chỉ quét dầu bảo vệ, cemboard và sắt đều không sơn…

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Cả hai vợ chồng gia chủ đều là Phật tử, mong ngôi nhà là một chốn bình yên, thanh tịnh, thoát khỏi cái bụi bặm xô bồ của thành phố.

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Ngôi nhà nằm trong một hẻm nhỏ, do kiến trúc sư Vương Trung Hữu và các đồng nghiệp tại H.A Workshop thiết kế, đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng từ năm 2016.

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Công trình được 2 trang web chuyên về kiến trúc hàng đầu thế giới là Archdaily và Dezeen nhận xét: “Nhà không chỉ đơn giản là nhà mà giống như một thiền viện”,

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Trong ngôi nhà này dường như không có giới hạn khi tất cả các phòng được bố trí quanh không gian thông tầng trung tâm. Dù đi hay đứng ở bất cứ nơi nào trong nhà, bạn cũng có thể quan sát được các góc còn lại.

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Ngôi nhà thi công bằng phương pháp lắp ráp, chỉ xây tường bao xung quanh, còn lại là câu chuyện liên kết của gỗ, sắt, thạch cao, cemboard (là các tấm xi măng dăm gỗ để lát sàn hay làm trần nhà, nhẹ, chống nước, chống mối mọt, bền chắc như bê tông)…

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Vật liệu tạo nên ngôi nhà được để mộc mạc, tự nhiên. Tường là những viên gạch không nung để trần, đồ nội thất bằng gỗ chỉ quét dầu bảo vệ, lan can cầu thang, khung cửa sổ vẫn giữ nguyên màu kim loại…

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Phòng khách liên thông phòng ăn và bếp ở tầng trệt. Bộ bàn ghế sofa đỏ là sắc màu rực rỡ hiếm hoi trong ngôi nhà.

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Phòng ngủ giản dị ở trên lầu.

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Nhà tắm gây ấn tượng với chậu rửa làm từ một tảng đá lớn.

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Nhũng chậu cây nhỏ có thể dễ dàng bắt gặp ở khắp nơi trong nhà.

Ngôi nhà như đi lạc vào thiền viện giữa Sài Gòn

Ngôi nhà vẫn tràn ngập ánh sáng nhờ cửa sổ, giếng trời và hệ cầu thang hở, lan can mắt lưới.

Thái Bình / Ảnh: Quang Đàm

Cô gái Việt phụ trách những giao dịch tỷ USD ở London

Nguyễn Trang, 35 tuổi, là người trực tiếp thương thảo các giao dịch khổng lồ của một ngân hàng Nhật có trụ sở ở Anh.

Trang Nguyễn. Ảnh: NVCC.

Trang Nguyễn. Ảnh: NVCC.

Trong 2018, Trang cùng các đồng nghiệp ở SMBC Nikko Capital Markets Limited, một ngân hàng đầu tư Nhật Bản đã thực hiện 5 giao dịch với tổng trị giá lên đến hơn 16,45 tỷ USD. Trong đó, giao dịch lớn nhất là 10 tỷ USD, hợp tác với AB Inbev, công ty bia có trụ sở tại Bỉ. Trang đóng vai trò là người gặp mặt khách hàng, thuyết phục họ phát hành trái phiếu do Nikko tư vấn.

Năm ngoái, cô cũng giúp mang về cho Nikko hai giao dịch trị giá hơn 2,6 tỷ USD, làm với TenneT, công ty điện lực của Hà Lan và Airbus, hãng sản xuất máy bay đặt trụ sở tại Pháp. Đây là danh sách các giao dịch tỷ USD mới nhất mà Trang tham gia thực hiện trong suốt 8 năm ở Nikko. Trong nhóm của Trang, có những người chuyên thu thập dữ liệu về khách hàng, có người tạo ra các trái phiếu và các luật sư.

“Dường như số phận của tôi là gắn bó với ngành tài chính, khi làm việc cho Nikko, dù tôi đã từng …chạy trốn nó vì quá áp lực”, Trang cười lớn, khi kể về chặng đường của mình với VnExpress.

Năm 2000, Trang rời xa gia đình ở Hà Nội, một mình đi học đại học tại trường Connecticut College, Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, cô dành 5 tháng để thực tập ở Singapore rồi được nhận vào làm tại công ty Barclays ở London, Anh “vì lương cao hơn ở Mỹ”. Trong suốt ba năm, Trang luôn ở trạng thái căng thẳng, yếu cả tinh thần lẫn thể chất vì cuộc sống bó buộc, đến mức không có thời gian để hẹn hò. Vì thế, cô quyết định “bỏ chạy”, nghỉ việc để đến Tokyo, Nhật Bản học cao học về quản trị kinh doanh của Đại học Hitotsubashi. Sau đó Trang làm việc cho Bloomberg và một công ty công nghệ. Cô được gặp nhiều bạn bè làm việc ở các lĩnh vực khác nhau như marketing, sản xuất nên cũng cảm thấy dễ thở hơn.

Sau khoảng thời gian “lùi xa” ngành tài chính, một ngày Trang gặp lại ông sếp cũ ở Barclays. Ông mời cô về làm việc cho Nikko, một hình thức startup, được thành lập năm 2009, dựa trên nền tảng thương hiệu của CitiGroup. Trang quyết định đầu quân cho Nikko vì với quy mô nhỏ (20 người), cô nhanh chóng đảm nhận vai trò quan trọng trong ngân hàng này. Hiện quy mô của Nikko đã tăng lên 300 người, trở thành ngân hàng lớn thứ hai của Nhật Bản có trụ sở ở London.

Tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm nhưng thời gian đầu áp lực công việc của Trang rất lớn. Nhiều khi cô gặp những khách hàng rất khó tính, họ chỉ dành cho cô hai phút để trao đổi về ý tưởng, đồng thời cô phải lấy được thông tin của họ để chào hàng.

“Có những người không thích tôi, mới chỉ nói được hai câu thì họ đã cúp máy. Không ít lần tôi oà khóc vì tủi thân”, Trang nhớ lại.

Dần dần, cô học cách hiểu khách hàng, thu thập nhiều thông tin để biết những khó khăn và mong muốn của họ, đưa ra các đề nghị phù hợp. Hiện Trang là một trong các nhân sự chính của Nikko, cô thường xuyên bay đến nhiều nơi trên thế giới để gặp khách hàng bàn về các giao dịch. Cô ước tính thời gian mình vắng nhà chiếm đến 6 tháng trong một năm.

Trang cùng các đồng nghiệp. Ảnh: IFR.

Trang cùng các đồng nghiệp nhận giải thưởng theo bình chọn của Tạp chí tài chính quốc tế. Ảnh: IFR.

“Giặt được mẻ quần áo cũng thấy phấn chấn”

Khối lượng công việc lớn không khiến Trang “bị nhấn chìm” trong nó, cô đã biết cách cân bằng để dành thời gian cho bản thân, chồng và hai con nhỏ. Cô cũng chia rõ chế độ làm, ăn ngủ và tập thể thao rất rõ ràng.

Nguyên tắc của Trang là khi về đến nhà thì không kiểm tra email hay tin nhắn, thậm chí cô để điện thoại ở một phòng khác và không xem TV. Sinh hai bé khá sát nhau, bé gái 4 tuổi và bé trai hai tuổi, Trang và ông xã người gốc New Zealand phải lên một thời gian biểu rất sít sao.

“Chúng tôi phải lên danh sách các việc cần làm trong ngày, theo phân công. Đồng thời không đặt mục tiêu quá cao, chẳng hạn như chỉ giặt được mẻ quần áo thôi tôi cũng cảm thấy tự hào lắm rồi”, Trang nói.

Trang cũng dành cho mình một “khoảng trời riêng” để chơi piano, tập yoga, tennis hay chạy bộ. Tránh đồ ăn nhanh và ngủ đủ giấc, Trang cho rằng việc tập thể thao tạo cho con người cảm giác vui vẻ, tinh thần thoải mái. Cô cũng đặt mục tiêu hàng ngày cho các sở thích, chẳng hạn phải chơi được một bài piano mới trong một tháng.

Jade Green, ông xã của Trang, cho biết anh rất tự hào về vợ mình, vì cô là người có kỷ luật, không bao giờ để những thú vui vô bổ gây mất tập trung vào thực hiện những mục tiêu chính. Nhớ lại thuở mới quen nhau, điều Jade ấn tượng nhất là Trang thể hiện sự tự tin và mạnh mẽ, làm anh cũng thoải mái chia sẻ về cuộc sống và những mong ước. Anh cảm thấy “hợp cạ” với Trang rất nhanh.

Nói về việc vợ thường xuyên phải đi công tác xa nhà, Jade coi “đó là một sự hy sinh lớn vì cô yêu hai con rất nhiều, ở xa chúng không phải là điều dễ dàng”. Khi vợ đi vắng, anh cố gắng học cách chăm trẻ và phải bỏ nhiều sở thích riêng, thậm chí nhiều đêm mất ngủ. Khi ở nhà, Trang tận dụng mọi thời gian để ở bên các con, trò chuyện hoặc đưa chúng đi chơi công viên.

“Chúng tôi đang có một gia đình hạnh phúc mà tôi luôn muốn có trước đây. Cuộc sống của tôi bận rộn và viên mãn”, Jade chia sẻ.

Về phía mình, Trang cho biết không tránh khỏi những lúc tranh cãi với chồng nhưng cô cảm thấy rất may mắn, vì ông xã hiểu công việc và sẵn sàng giúp làm việc nhà. Có 4 năm yêu đương, cô cũng thoải mái chia sẻ với anh những khúc mắc nơi làm việc để có được lời khuyên.

Chia sẻ về kế hoạch sắp tới, Trang cho hay cô dành ưu tiên lớn cho gia đình vì hai bé sắp đến tuổi đi học.

“Tôi đang cân nhắc công việc, có thể chuyển sang ngành ít phải đi công tác để có nhiều thời gian ở bên các con hơn, như dạy chúng nói tiếng Việt hoặc đưa chúng về Việt Nam thăm ông bà nhiều hơn”, Trang nói.

Trang cùng ông xã và hai con trong trang phục đón Tết âm lịch năm ngoái. Ảnh: NVCC.

Trang cùng ông xã và hai con trong trang phục đón Tết âm lịch năm ngoái. Ảnh: NVCC.

Khánh Lynh / TapchiHoaky

Ý đồ gì sau việc thân phận đảng viên của Jack Ma được tiết lộ?

jack ma
Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma – người sáng lập Tập đoàn Alibaba (Ảnh: Getty Images)

Năm nay là kỷ niệm 40 năm chính quyền Trung Quốc “Cải cách mở cửa”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tờ Nhân dân Nhật báo, đã công bố danh sách 100 cá nhân để “biểu dương” hôm 26/11, trong số này có nhiều người thuộc danh nghiệp tư nhân như Jack Ma (người sáng lập Tập đoàn Alibaba), Mã Hóa Đẳng (Chủ tịch của Tencent), Lý Ngạn Hồng (CEO của Baidu), v.v.

Bài viết của Nhân dân Nhật báo nói, Mã Vân (Jack Ma) sinh tháng 9/1964, là đảng viên của ĐCSTQ, Tập đoàn Alibaba do ông sáng lập là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, giao dịch hàng năm ước đạt hàng nghìn tỷ Nhân dân Tệ, “trở thành lực đẩy lớn thúc đẩy nhu cầu trong nước”.

Mã Hóa Đằng, Lý Ngạn Hồng mặc dù không phải là đảng viên ĐCSTQ, nhưng hai người này cũng là quan chức của ĐCSTQ. Mã Hóa Đằng là đại biểu Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Lý Ngạn Hồng là Ủy viên Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Là một tỷ phú của Trung Quốc, sau khi Jack Ma được truyền thông của ĐCSTQ tiết lộ thân phận đảng viên, lập tức đã thu hút được sự chú ý của dư luận, các kênh truyền thông quốc tế lớn như The Wall Street Journal, Đài Á châu Tự Do, Đài phát thanh Quốc tế Pháp, Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Sputnik liên tiếp đưa tin.

Truyền thông quốc tế: Tính toán chính trị của ĐCSTQ 

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2015, Jack Ma từng phát biểu khi trả lời phỏng vấn rằng, việc qua lại với chính phủ Trung Quốc “nên nói chuyện yêu đương với họ, nhưng không nên kết hôn với họ”.

Wall Street Journal dẫn một số phân tích cho rằng, truyền thông nhà nước tiết lộ thân phận đảng viên của Jack Ma là vì muốn nâng cao cái mà ĐCSTQ gọi là “sự tín nhiệm”, đặc biệt là trong thời gian dài vừa qua, ĐCSTQ được cho là đã có mặt trong khắp các doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại ít có mặt trong các doanh nghiệp tư nhân.

Đồng thời, điều này cũng cho thấy ĐCSTQ đang nỗ lực mở rộng quyền kiểm soát và sức ảnh hưởng của mình, vươn vòi đế các ngóc ngách của các giới doanh nghiệp.

Ông Mark Natkin – Tổng giám đốc của Công ty Marbridge Consulting có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, có thể thấy được rằng ĐCSTQ đang ngày càng nỗ lực mở rộng sự kiểm soát và sức ảnh hưởng của mình đến các ngõ ngách của các giới doanh nghiệp; những người trong giới doanh nghiệp sẽ đối mặt với áp lực, muốn kinh doanh thuận lợi và phát triển thì việc vào đảng là điều kiện bắt buộc.  

Ngoài ra, theo bà Kellee Tsai – Viện trưởng Viện khoa học xã hội thuộc Đại học Công nghệ Hồng Kông cho biết, một khảo sát gần đây nhất phát hiện, 1/3 doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có người là đảng viên ĐCSTQ

Trong cuốn sách “Alibaba: Đế chế thương mại của Jack Ma” của tác giả Duncan Clark có nói, là một đảng viên, Jack Ma biết phải nói những gì, không nên nói gì trong những thời điểm cần thiết.

ĐCSTQ và doanh nghiệp tư nhân lợi dụng lẫn nhau

Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn lời của luật sư nhân quyền Đằng Bưu hiện định cư tại Mỹ cho biết, quan hệ giữa Jack Ma và ĐCSTQ là bí mật công khai, không có sự nâng đỡ của ĐCSTQ, không lợi dụng và cấu kết lẫn nhau với ĐCSTQ thì Jack Ma không thể nào tích lũy được khối tài sản khổng lồ ngày hôm nay.

Alibaba được thành lập năm 1999, năm thứ 2 (tức năm 2001) công ty này thành lập chi bộ ĐCSTQ. Bí thư Đảng ủy của Alibaba là Thiệu Hiểu Phong cũng từng là cảnh sát Trung Quốc. Năm 2005, Thiệu Hiểu Phong rời khỏi hàng ngũ cảnh sát và tiến vào Alibaba; 3 năm sau, chi bộ đảng của Alibaba nâng cấp thành Đảng ủy.

Ông Đằng Bưu nói, mặc dù Jack Ma là tỷ phú Trung Quốc, mấy năm trước là doanh nhân giàu nhất Trung Quốc, nhưng nếu ĐCSTQ muốn đoạt lấy tài sản của ông ta, muốn ông ta không kiếm được tiền, thì cũng chỉ là việc trong vài phút, là một việc quá dễ dàng.

Tháng Chín vừa qua, Jack Ma đã tuyên bố sẽ từ chức Chủ tịch của Alibaba sau một năm nữa. Mặc dù Jack Ma phủ nhận tin nói ông bị chính quyền ĐCSTQ ép từ nhiệm, nhưng không ít truyền thông ngoài Trung Quốc cho rằng ông bị ép buộc phải nghỉ hưu.

Đằng Bưu cho rằng, truyền thông của ĐCSTQ cao giọng nói Jack Ma là đảng viên ĐCSTQ, điều này cho thấy ĐCSTQ muốn Jack Ma gánh vác nhiều nhiệm vụ chính trị hơn nữa.

Mới đây tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) tại Hồng Kông thuộc sở hữu của Alibaba đăng một bài viết chuyên đề của tác giả Trương Lâm, trong đó có nói, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc ngày càng trở nên giống doanh nghiệp quốc hữu, bởi vì nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã thành lập chi bộ đảng, chi đoàn thanh niên ĐCSTQ, thậm chí thành lập Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật.

Bài viết kêu gọi ĐCSTQ cần hạn chế sự can dự của các tổ chức đảng vào doanh nghiệp tư nhân, đây mới là việc có thể giúp các doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trí Đạt / Trithucvn

Liên Hợp Quốc công bố địa điểm nguy hiểm nhất với phụ nữ: Đáp án hé lộ một xu hướng đáng ngại

Đó là những gì được Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm đưa ra trong một báo cáo mới đây.

Là phụ nữ, bạn nghĩ đâu là nơi nguy hiểm nhất? Một con hẻm tối? Nhà hàng, quán bar? Hay chiến trường?

Đáp án chẳng ở đâu xa, mà chính là nhà của họ.

Nghe kỳ lạ nhỉ, vì đáng ra nhà phải là nơi an toàn nhất? Nhưng đó là những gì được đưa ra từ báo cáo của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), dựa trên số liệu các vụ án mạng với nạn nhân là nữ và có liên quan đến vấn đề giới tính.

Liên Hợp Quốc công bố địa điểm nguy hiểm nhất với phụ nữ: Đáp án hé lộ một xu hướng đáng ngại - Ảnh 1.

Cụ thể theo báo cáo của UNODC, trong năm 2017 có khoảng 87.000 trường hợp phụ nữ bị sát hại được ghi nhận, trong đó 50.000 thủ phạm là người thân và người tình.

Con số này tương đương với việc cứ mỗi 10 phút lại có một phụ nữ bị sát hại bởi một người mà họ quen biết.

Trong số 50.000 này, có 30.000 là do người tình, và mỗi ngày lại có 137 phụ nữ bị sát hại bởi người thân trong gia đình.

Những con số đang chỉ ra một xu hướng đáng lo ngại trên phạm vi toàn cầu, về vấn đề bạo lực gia đình.

Bất chấp việc các nhà hoạt động đã tổ chức nhiều chương trình để nâng cao nhận thức và xóa bỏ nạn bạo lực với phụ nữ, thì số liệu vẫn tiếp tục tăng lên.

Năm 2012, 47% nạn nhân nữ của các vụ án mạng có thủ phạm là người thân hoặc người tình. Đến năm 2017, tỉ lệ lên tới 58%.

Liên Hợp Quốc công bố địa điểm nguy hiểm nhất với phụ nữ: Đáp án hé lộ một xu hướng đáng ngại - Ảnh 2.

Xét trên phạm vi toàn cầu, tỉ lệ đàn ông là nạn nhân của một vụ giết người cao hơn phụ nữ gấp 4 lần.

Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn khi nói về những vụ án gây ra bởi người tình, hoặc chồng. Hầu hết là do bạo hành, hoặc do quan niệm về danh dự tôn giáo.

“Về số vụ án mạng, nạn nhân đa số vẫn là nam giới. Tuy nhiên, có một tỉ lệ rất lớn phụ nữ phải trả giá quá đắt về bất bình đẳng giới tính, phân biệt giới tính và các định kiến tiêu cực. 

Họ cũng là những người dễ bị sát hại nhất trong các vụ việc gây ra bởi người tình và người thân trong gia đình,” – trích lời Yury Fedotov, giám đốc UNODC.

Nếu chia theo khu vực, thì châu Phi là nơi phụ nữ chịu rủi ro nhiều nhất – lên tới 3,1:100.000 phụ nữ. Tỉ lệ tại châu Mỹ cũng khác cao: 1,6:100.000; châu Đại dương (châu Úc) là 1,3; còn châu Á là 0,9.

Châu Âu là nơi có tỉ lệ phụ nữ là nạn nhân thấp nhất, chỉ 0,7:100.000 thôi.

UNODC cho rằng báo cáo này là một lời cảnh báo, rằng luật pháp cần được điều chỉnh, và cần nhiều hơn các chương trình chống bạo lực với phụ nữ.

Đặc biệt, sự thay đổi cần đến với những nơi còn nhiều định kiến về giới tính, cần sự hỗ trợ của hệ thống tư pháp và lập pháp của cả một quốc gia.

Tham khảo: IFL Science, CNN

Ông Trump không đến G-20 để gây ra một cuộc “tắm máu”, thương chiến Mỹ-Trung sắp nguội lạnh

Ông Trump không đến G-20 để gây ra một cuộc "tắm máu", thương chiến Mỹ-Trung sắp nguội lạnh

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xem là “được ăn cả, ngã về không”. Ảnh: Nikkei Aisian Review.

Tổng thống Mỹ Donald Trump quan tâm đến việc tái tranh cử vào năm 2020 nhiều hơn là mục tiêu bá chủ toàn cầu của Bắc Kinh sau năm 2050.

Bài viết thể hiện quan điểm của ông Anatole Kaletsky, nhà kinh tế trưởng và đồng chủ tịch của Gavekal Dragonomics, tác giả cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản 4.0, khai sinh một nền kinh tế mới” – Capitalism 4.0, The Birth of a New Economy.

Trung Quốc có thể dễ dàng thắng trận đầu

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 ở Buenos Aires, Argentina cuối tuần này được xem là thời điểm “được ăn cả, ngã về không” cho kinh tế thế giới và thị trường tài chính.

Nhưng ngay cả khi không có thỏa thuận nào đạt được tại hội nghị thượng đỉnh, có ít nhất 4 lý do để dự đoán cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung sẽ hạ nhiệt.

Thứ nhất, ông Tập Cận Bình có rất nhiều công cụ chính sách để đảm bảo rằng nền kinh tế Trung Quốc không bị thiệt hại nghiêm trọng từ thuế quan của Washington. Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể bù đắp việc xuất khẩu giảm do thuế quan từ Mỹ bằng cách kích thích nhu cầu trong nước.

Sự sụt giảm trong tăng trưởng sản phẩm nội địa của Trung Quốc trong năm nay gần như hoàn toàn là do hệ thống ngân hàng cắt giảm các khoản vay của chính quyền địa phương, giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hạn chế giá nhà bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ. Tất cả các chính sách thắt lưng buộc bụng này có thể dễ dàng được nới lỏng hoặc đảo ngược.

Những tuyên bố rõ ràng từ các nhà hoạch định chính sách đã chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không cho phép bất kỳ sự suy yếu nào của nền kinh tế vào năm tới, thậm chí nếu điều đó có nghĩa là chấp nhận thâm hụt ngân sách lớn hơn hoặc giảm bớt sự thắt chặt ngân hàng và thắt chặt tiền tệ.

Thứ hai, khi việc ông Tập Cận Bình cho thấy có khả năng và sẵn sàng bảo vệ kinh tế Trung Quốc khỏi việc đi xuống hơn nữa càng trở nên rõ ràng, các tính toán chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thay đổi.

Nếu ông Trump muốn một chiến thắng lớn để tăng uy tín trước thềm cuộc bầu cử 2020, ông sẽ phải nhanh chóng giành được một thỏa thuận với ông Tập.

Điều này là bởi trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến thương mại – khi thuế suất tăng từ 10% lên 25% và có khả năng mở rộng áp dụng cho toàn bộ hàng nhập khẩu Trung Quốc – sẽ gây ra thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ hơn hiện tại.

Tổng thống Trump tin rằng các khoản thuế quan của Mỹ đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ tạo ra thêm việc làm ở Mỹ, có thể có giá trị tại thời điểm suy thoái và thất nghiệp hàng loạt.

Nhưng với nền kinh tế Mỹ hiện đang hoạt động hết công suất, không có cơ hội đáng kể cho sản xuất trong nước để thay thế cho hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là chi phí thuế quan sẽ đánh chủ yếu vào người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu của Mỹ, đẩy lạm phát và lãi suất lên cao, thay vì tác động đến hoạt động kinh tế và công việc của Trung Quốc.

Phong cách thương lượng quen thuộc của ông Trump

Thứ ba, các cuộc đàm phán trước đó của ông Trump đều dẫn đến một thỏa thuận: Trong vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, biên giới Mexico và việc sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ. Tất cả các vấn đề đều được mở đầu bằng những phát ngôn hiếu chiến và sau đó đột nhiên đàm phán một thỏa thuận. Trường hợp gần đây nhất là việc nới lỏng trừng phạt với Iran để đổi lấy việc nâng giá dầu lên trên 80 USD/thùng.

Một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh G-20 có thể cũng phù hợp với xu hướng này. Nhưng nếu điều đó không xảy ra và đàm phán ở Buenos Aires thất bại, tiếp theo sẽ là tiếp tục áp thuế trong ngắn hạn với Trung Quốc và một vài tháng hoặc vài tuần sau đó, một hội nghị thượng đỉnh Trump – Tập khác sẽ diễn ra, và cuối cùng vẫn là một “chiến thắng.”

Cuối cùng, một trận hòa hoặc lệnh ngừng bắn sẽ hoàn toàn có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc và gần như chắc chắn sẽ làm hài lòng ông Trump, theo kinh nghiệm từ những cuộc đàm phán trước đây.

Trên thực tế, Trung Quốc đã đồng ý có thể đáp ứng khoảng 40% trong tổng số 142 nhu cầu thương mại do Mỹ trình bày đầu năm nay và có thể thương lượng thêm 40% nữa. 20% còn lại, liên quan đến hỗ trợ công nghệ và công nghiệp, là những vấn đề không thể đàm phán với Trung Quốc.

Tất nhiên, 20% này bao gồm hầu hết các chính sách mà phe diều hâu phản đối, vì chính sách này có thể cho phép Trung Quốc thách thức quyền bá chủ công nghệ và quân sự của Mỹ vào nửa sau của thế kỷ này.

Nhưng liệu ông Trump có thực sự quan tâm về những gì có thể xảy ra sau năm 2050? Tôi cho rằng ông Trump quan tâm nhiều hơn về những gì xảy ra vào năm 2020, khi ông phải đối mặt với cử tri Mỹ một lần nữa, cuộc đối đầu của ông với Trung Quốc sẽ kết thúc trước khi kéo quá lâu.

Theo Trituctre