Uống cà phê theo 4 cách này vừa thơm ngon, tỉnh táo lại kiểm soát đường huyết, “đánh bay” mỡ thừa hiệu quả

Cà phê lợi cho sức khoẻ nhưng có thể là nguyên nhân gây tăng cân, đường huyết mất kiểm soát do thêm quá nhiều chất tạo ngọt.

Cà phê là đồ uống quen thuộc với dân văn phòng muốn tỉnh táo, nạp năng lượng đầu ngày. Tuy nhiên thói quen uống cà phê nhiều đường, nhiều chất tạo ngọt như sữa đặc, kem béo lại tiềm ẩn nguy cơ làm đường huyết tăng vọt, gây thừa cân, béo phì do nạp nhiều calo. Vậy nên pha cà phê theo cách lành mạnh hơn có thể giúp bạn thưởng thức đồ uống yêu thích mà vẫn tốt cho sức khoẻ.

Cà phê đen

Cà phê đen không kem, không sữa, không chất tạo ngọt chỉ chứa 2 calo mỗi cốc 177ml, cung cấp chất chống oxy hoá và caffeine ở mức tối đa cho cơ thể. Chính vì chứa nhiều caffeine, cà phê có khả năng cải thiện tâm trạng, tăng cường sự tập trung và tỉnh táo.

Người uống cà phê đen thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ gan khỏi xơ gan và ung thư gan. Loại cà phê này còn phù hợp với người đang cần giảm cân vì cà phê giúp tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy calo hiệu quả.

Cà phê ủ lạnh

photo-1715678954076

 Khác với cách pha cà phê truyền thống cần nước nóng và phin, muốn pha cold brew cần sử dụng nước lạnh để ngâm ủ cà phê từ 12-24 tiếng theo tỷ lệ cà phê với nước là 1:10, sau đó lọc bỏ bã cà phê lấy phần nước.

Cà phê cold brew ít đắng và chua hơn so với cà phê đen pha phin, có thể bổ sung nước trái cây như nước cam, chanh,… để tăng hương vị, thích hợp uống giải khát mùa hè. Loại cà phê này có tính axit thấp hơn so với cách pha truyền thống nên ít gây kích thích dạ dày hơn, tăng cường sức khoẻ đường ruột.

Cà phê ủ lạnh với lượng chất chống oxy hóa axit chlorogenic dồi dào có thể làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau bữa ăn, giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. Loại đồ uống này còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ chất chống oxy hoá và chất chống viêm, góp phần kéo dài tuổi thọ.

Cà phê pha sữa hạt không đường

Với những người vẫn yêu thích cà phê có vị thơm, béo có thể lựa chọn pha cà phê đen với các loại sữa hạt như sữa hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, sữa đậu nành…Sữa từ các loại hạt không đường thường ít calo nhưng giàu chất béo tốt, nhiều canxi và vitamin A, vitamin D có lợi cho hệ miễn dịch, sức khoẻ xương và tim mạch. 

Uống cà phê theo 4 cách này vừa thơm ngon, tỉnh táo lại kiểm soát đường huyết,

Ví dụ trong 1 cốc sữa hạnh nhân không đường chỉ chứa 1g đường, là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cùng các hợp chất chống viêm giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cà phê sữa hạnh nhân có thể là lựa chọn sữa thân thiện với bệnh nhân tiểu đường và người đang muốn kiểm soát đường huyết.

Sữa hạt điều có vị ngọt bùi tự nhiên, cung cấp nhiều kali và magie, 2 khoáng chất được biết đến với khả năng ngăn ngừa bệnh tim. Sữa đậu nành cũng có thể pha với cà phê, tạo ra thức uống giàu canxi, acid amin cần thiết cho cơ thể, không làm tăng đường huyết sau khi thưởng thức.

Cà phê thêm bột quế/bột cacao

photo-1715679221339

 Cà phê kết hợp với các loại bột như bột quế, bột cacao giúp tăng hương vị mới lạ cho thức uống quen thuộc, tăng cả lượng chất chống oxy hoá nạp vào cơ thể. Cà phê quế nổi bật với vị cay và thơm nồng của quế trong khi cà phê kết hợp với cacao có vị đậm đà, đắng ngọt.

Cả cà phê quế và cà phê cacao đểu có thể hỗ trợ giảm cân nhờ tác dụng đốt cháy chất béo tự nhiên, hạ đường huyết, làm chậm quá trình hấp thụ glucose của cơ thể. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hoá dồi dào, 2 loại đồ uống này ngừa một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư gan…

Kim Linh / Theo Đời sống Pháp luật

Kỷ nguyên phi đô la hoá đang đến gần: Đồng USD sẽ mất ‘ngôi vương’ chỉ với ‘cái gật đầu’ của một quốc gia BRICS

Theo tổ chức nghiên cứu Atlantic Council, việc Ả Rập Xê Út chấm dứt thoả thuận petrodollar, đồng USD sẽ không còn là đồng tiền thống trị trên thị trường dầu mỏ.

Tổ chức nghiên cứu Atlantic Council mới đây cho biết, khả năng không tiếp tục thoả thuận thương mại mang tính bước ngoặt giữa Mỹ và Ả Rập Xê Út sẽ là đòn giáng mạnh vào vị thế thống trị trên thị trường dầu mỏ của đồng USD và mang lại chiến thắng mang tính biểu tượng cho việc phi đô la hoá.

Trong một bài đăng mới, tổ chức nghiên cứu này chỉ ra rằng khả năng hiệp định năm 1974 yêu cầu Ả Rập Xê Út chỉ sử dụng đồng bạc xanh khi bán dầu thô sẽ kết thúc. Atlantic Council cho biết, trong 50 năm qua, thoả thuận petrodollar đã duy trì vai trò quan trọng của đồng USD trong hoạt động giao dịch và huy động vốn của thế giới.

Khi kinh tế Mỹ suy thoái vào những năm 1970, petrodollar đã giúp đồng USD ổn định. Theo một phần của thoả thuận với Ả Rập Xê Út, đồng bạc xanh sẽ được sử dụng để mua trái phiếu chính phủ Mỹ và việc này càng củng cố vai trò của đồng USD là đồng tiền dự trữ.

Tuy nhiên, kể từ khi thoả thuận được ký kết cách đây 50 năm, nhiều thứ đã thay đổi, Atlantic Council cho biết.

Sự thống trị của kinh tế Mỹ không còn mạnh mẽ như trước, khi tỷ trọng của nước này trong GDP thế giới giảm từ 40% xuống 25% kể từ năm 1960. Hơn nữa, sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ của Ả Rập Xê Út cũng giảm đáng kể do sự bùng nổ của hoạt động khai thác dầu trong nước Mỹ.

Thay vào đó, các thị trường khác hấp dẫn hơn cũng xuất hiện, khuyến khích các nền kinh tế tăng trưởng nhờ dầu mỏ phải cân nhắc lại về các hoạt động giao thương.

Hung Tran, thành viên không thường trực của Atlantic Council cho hay: “Trung Quốc đã trở thành đối tác dầu mỏ lớn nhất của Ả Rập Xê Út, chiếm hơn 20% lượng dầu xuất khẩu của vương quốc này. Bắc Kinh đã thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ, định hướng thương mại ở khắp Trung Đông – nơi tầm ảnh hưởng của Mỹ đã suy yếu.”

Vì lý do này, Riyadh đã dần đi theo xu hướng phi đô la hoá, nhằm tìm cách giảm bớt sự thống trị của đồng bạc xanh trong nền tài chính thế giới.

Ví dụ, Ả Rập Xê Út nằm trong số những ứng viên BRICS tiềm năng muốn tách rời khỏi đồng USD. Quốc gia này cũng “bắt tay” với Trung Quốc nhằm giúp tạo ra mBridge, hệ thống thanh toán xuyên biên giới sử dụng đồng tiền số của NHTW.

Tran nói thêm, nếu các hệ sinh thái thanh toán như vậy phát triển thì đó là mối đe doạ thực sự với tính thanh khoản của trái phiếu chính phủ Mỹ, gây rủi ro cho trụ cột chính trong vị thế toàn cầu của đồng bạc xanh.

Ông cho hay: “Trong một thế giới như vậy, đồng USD vẫn ‘toả sáng’ nhưng không có ảnh hưởng quá lớn, vì vai trò của các đồng tiền như Nhân dân tệ, euro hay yên Nhật sẽ tăng lên, tương xứng với vị thế quốc tế của nền kinh tế đó.”

Tran kết luận: “Trong bối cảnh này, động thái của Ả Rập Xê Út với thoả thuận petrodollar vẫn là ‘điềm báo’ quan trọng về tương lai của nền tài chính, vì nó được tạo ra cách đây 50 năm.”

Tham khảo BI / Vu Lam / Nhịp sônmgs Thị trường

Nhiều nước ASEAN muốn gia nhập BRICS: Cùng Nga, Trung Quốc ‘thách thức’ trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt

Một số quốc gia ở Đông Nam Á đã bày tỏ ý định gia nhập BRICS – tổ chức được coi là đối trọng với các thể chế do phương Tây lãnh đạo.

– Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim vừa tuyên bố ý định nộp đơn gia nhập BRICS.

– Thái Lan – một đồng minh hiệp ước của Mỹ – vào tháng trước đã tuyên bố nỗ lực gia nhập BRICS.

– Indonesia – được coi là quốc gia sớm được ưu tiên gia nhập BRICS vào năm ngoái – trước khi Tổng thống Joko Widodo cho biết ông sẽ không vội vã đưa ra quyết định.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc trước chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Malaysia (ngày 18-20/6), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã tuyên bố ý định nộp đơn gia nhập BRICS sau khi khối này tăng gấp đôi quy mô trong năm nay bằng cách thu hút các quốc gia Nam bán cầu – một phần bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận nguồn tài chính, và cả bằng cách cung cấp một môi trường chính trị độc lập với ảnh hưởng của Washington.

Nhiều nước ASEAN muốn gia nhập BRICS: Cùng Nga, Trung Quốc 'thách thức' trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt- Ảnh 1.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (bên trái) và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Malaysia – Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Thái Lan – một đồng minh hiệp ước của Mỹ – tháng trước đã tuyên bố nỗ lực gia nhập BRICS. Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nói với các phóng viên vào tuần trước rằng, khối này “đại diện cho một khuôn khổ hợp tác phương Nam – phương Nam mà Thái Lan từ lâu đã mong muốn trở thành một phần trong đó.”

Theo Bloomberg, đối với các quốc gia đang tìm cách giảm thiểu rủi ro kinh tế khi cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng gia tăng, việc gia nhập BRICS – được đặt theo tên của các thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – là một nỗ lực nhằm giải quyết một số căng thẳng đó.

Nhưng đó cũng là một động thái báo hiệu sự bất mãn ngày càng tăng đối với trật tự quốc tế do Mỹ dẫn dắt và các thể chế chủ chốt vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của các cường quốc phương Tây, như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Cựu Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah nói với Bloomberg rằng: “Một số người trong chúng tôi, bao gồm cả những người như tôi, nghĩ rằng chúng tôi cần tìm giải pháp cho cấu trúc kinh tế và tài chính quốc tế không công bằng. Vì vậy BRICS có thể sẽ là một trong những cách để cân bằng một số thứ.”

Theo Bloomberg, sự quan tâm của các nước khác đến BRICS cũng cho thấy sự thành công của Nga và Trung Quốc trong việc đẩy lùi những nỗ lực của Mỹ và các đồng minh nhằm cô lập họ trên phạm vi rộng hơn vì cuộc chiến ở Ukraine và các mối đe dọa quân sự đối với Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phải vật lộn để thuyết phục các quốc gia châu Á ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ hồi đầu tháng này.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này đã ký một hiệp ước quốc phòng với Triều Tiên, đồng thời cảnh báo rằng ông có quyền trang bị vũ khí cho các đối thủ của Mỹ trên khắp thế giới.

Theo Bloomberg, BRICS – một tổ chức trong nhiều năm chỉ bao gồm 5 thành viên – đã mở rộng lên 9 thành viên với sự gia nhập của Ả Rập Saudi, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ethiopia và Ai Cập vào tháng 1 năm nay. Đó là một sự thúc đẩy phần lớn được tạo ra bởi Trung Quốc khi nước này cố gắng gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu.

Một quốc gia Đông Nam Á khác, Indonesia, được coi là quốc gia sớm được ưu tiên gia nhập BRICS vào năm ngoái, trước khi Tổng thống Joko Widodo cho biết ông sẽ không vội vã đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, động lực để kết nạp thành viên mới vẫn tiếp tục. Bất chấp nỗ lực của Mỹ và châu Âu nhằm ngăn cản các nước kết giao với Moscow, đại diện từ 12 quốc gia không phải thành viên đã xuất hiện tại “Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển” được tổ chức ở Nga trong tháng này. Họ bao gồm những đối thủ lâu năm của Mỹ như Cuba và Venezuela, cũng như các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Lào, Bangladesh, Sri Lanka và Kazakhstan.

Bloomberg đưa tin, sau đợt mở rộng trong năm nay, BRICS có kế hoạch mời các quốc gia không phải thành viên tham dự hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của khối tại thành phố Kazan (Nga) vào tháng 10 tới. Việc tổ chức sự kiện này sẽ giúp Moscow có cơ hội thể hiện với thế giới rằng họ không hoàn toàn bị cô lập bởi sự phản đối của phương Tây đối với cuộc chiến ở Ukraine.

Scot Marciel – cựu Đại sứ Mỹ tại Indonesia, Myanmar và ASEAN – cho biết: “Không có gì bí mật khi Washington không thích BRICS, đặc biệt là với tư cách thành viên của Iran và Nga.”

“Cảm giác của tôi là, Washington có lẽ không hoan nghênh động thái gia nhập của Thái Lan và Malaysia, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng”, Marciel nói thêm.

Nhiều nước ASEAN muốn gia nhập BRICS: Cùng Nga, Trung Quốc 'thách thức' trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt- Ảnh 3.
“Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển” ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao được tổ chức tại Nizhny Novgorod, Nga, vào ngày 10-11/6. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Lợi ích tiềm tàng khi gia nhập BRICS vượt ra ngoài địa chính trị

Theo Bloomberg, các nước thành viên BRICS đã đồng ý góp 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối để có thể cho nhau vay trong trường hợp khẩn cấp. Khối này cũng thành lập Ngân hàng Phát triển Mới – một tổ chức theo mô hình của Ngân hàng Thế giới, đã phê duyệt gần 33 tỷ USD cho vay chủ yếu cho các dự án về nước, giao thông và cơ sở hạ tầng khác kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2015.

Theo một báo cáo trong tháng này của Viện nghiên cứu Lowy có trụ sở tại Sydney, nguồn đầu tư đó sẽ hữu ích ở Đông Nam Á – nơi nguồn vốn đầu tư công đã giảm xuống mức thấp 26 tỷ USD vào năm 2022.

Cựu Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin cho biết, một điểm thu hút khác đối với tư cách thành viên BRICS là tâm lý tiêu cực còn sót lại đối với các tổ chức như IMF, vốn đã thúc đẩy các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà đôi khi bị cho là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á gây ra vào cuối những năm 1990.

“Ngày càng có ít không gian cho các nước nhỏ hơn hoạt động”, Ong Keng Yong – cựu Tổng thư ký ASEAN nói với Bloomberg. “Bằng cách gia nhập các tổ chức như BRICS, các quốc gia đang báo hiệu rằng họ muốn thân thiện với tất cả các bên, không chỉ với Mỹ và các đồng minh của nước này.”

Hữu Hiển / Đời sống & Pháp luật

Truyện ngắn : Bốn chiếc kim đan

Người thợ mộc Vansan Aldai bị giết trong phòng, vật kết liễu cuộc đời ông là một chiếc kim len dài. Người giúp việc phát hiện ra cảnh tượng này đã không kiềm chế được hét lên kinh hoàng: một chiếc kim len mảnh khảnh, sáng bóng đâm thẳng vào tim chủ nhân không sai một centimet.

Người thợ mộc Vansan Aldai bị giết trong phòng, vật kết liễu cuộc đời ông là một chiếc kim len dài. Người giúp việc phát hiện ra cảnh tượng này đã không kiềm chế được hét lên kinh hoàng: một chiếc kim len mảnh khảnh, sáng bóng đâm thẳng vào tim chủ nhân không sai một centimet.

Vài giờ sau, nhà người thợ mộc chật kín các sĩ quan của Sở Cảnh sát Lima. Trường hợp kỳ lạ này xảy ra ở Peru vào năm 1962. Người chịu trách nhiệm điều tra vụ án là Thanh tra thám tử Orti. Từ lời khai của người giúp việc, anh được biết rằng Vansan Aldai là một thợ mộc ngay thẳng, đã hơn sáu mươi tuổi và không có mục đích nào khác ngoài việc sống một cuộc sống an nhàn. Thám tử đã điều tra những người hàng xóm của nạn nhân và tất cả họ đều xác nhận rằng người thợ mộc sống ẩn dật với một cuộc sống cực kỳ yên bình, không hiểu tại sao ông ta lại bị sát hại và chỉ bằng một chiếc kim đan.

Nhất định có ai đó đã nhìn thấy kẻ sát nhân, bởi vì khu vực xung quanh nơi ở của Aldai luôn là nơi tấp nập người và xe cộ, nhưng cho dù có ai đó đụng phải kẻ sát nhân, họ cũng có thể không nhận ra hắn. Tuy nhiên, có thể suy đoán hung thủ là đàn ông, vì giết người bằng kim len cần có sức lực nhất định, đồng thời các động tác phải chuẩn xác và nhanh nhẹn. Còn những tình huống khác như chiều cao, quần áo, tuổi tác… của tội phạm thì không thể phán đoán được.

b649597262a9c1f798b88.jpg -0
Minh họa: Bùi Quang Đức

Sau nhiều ngày điều tra, thanh tra Orti, 50 tuổi vẫn không thu được kết quả gì nên phải tạm hoãn vụ án.

Ông nói với các phóng viên: “Tôi nghĩ vụ án này sẽ có những diễn biến mới. Kẻ dùng kim đan len giết người không phải là một kẻ giết người bình thường. Động cơ của hắn chắc chắn rất khác thường, hung thủ nhất định là một kẻ lập dị, hắn sẽ còn xuất hiện”.

Ba tháng sau, quả nhiên có tin tức.

Vào ngày 20/8/1962, vào khoảng 8 giờ tối, trong ánh hoàng hôn, tàu chở khách “Bánh xe vàng” của một công ty vận tải biển Anh khởi hành từ Santiago, Chile vừa cập cảng Panama. Cầu nối bến của tàu còn chưa kịp lắp xong thì Cảnh sát Panama đã ồ ạt lên tàu, tới trước cửa buồng lái của một người đàn ông tên là Luigi Alva. Dù đã được báo trước qua radio nhưng vị thanh tra vẫn bị sốc: một người đàn ông khoảng 60 tuổi nằm trên sàn nhựa xám của cabin và một chiếc kim đan len mảnh, sáng chói đâm thẳng vào ngực ông.

“Ai phát hiện ra? Có ai chạm vào anh ấy không?”.

Thuyền trưởng nói với Cảnh sát trưởng rằng thi thể được thủy thủ đoàn phát hiện vào sáng hôm đó và không ai chạm vào, ngoại trừ bác sĩ của tàu.

Bác sĩ pháp y cùng Cảnh sát khám nghiệm thi thể, khi cởi áo của người quá cố ra thì thấy một vết máu nhỏ màu nâu sẫm. Anh ta mở mí mắt của người quá cố, chạm vào tứ chi và cơ bắp của anh ta, phải mất một chút nỗ lực để rút kim đan len ra, nhưng không có một giọt máu nào chảy ra. Điều này có nghĩa là người này đã chết ít nhất 36 giờ. Thanh tra cau mày hỏi thuyền trưởng: “Anh khởi hành từ Lima khi nào?”.

“Ngày hôm qua lúc 10 giờ sáng, chuyến đi kéo dài tổng cộng khoảng 36 giờ. Nói cách khác, hoàn toàn có khả năng kẻ sát nhân đã rời tàu trước khi tàu nhổ neo”.

Vì vậy, kẻ sát nhân không nhất thiết phải ở trong số hành khách, hắn có thể là bất cứ ai. Vị thanh tra tin chắc vào phán đoán ban đầu của mình: kẻ sát nhân sẽ không bao giờ ngu ngốc đến mức mắc kẹt trên chiếc tàu mà hắn đã phạm tội! Trừ khi vụ giết người không được tính toán trước hoặc hắn ta thực hiện nó một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một tội ác được chuẩn bị kỹ càng, theo cách nói của thám tử Orti: một tội ác có liên quan đến tập tục.

Hai ngày sau, vụ án thứ ba cũng diễn ra. Người quá cố, Alessandro Gampo, là một ông già sống bằng tiền lương hưu, 60 tuổi, không có kẻ thù và không tranh chấp nợ nần, không có đồ đạc gì bị mất sau vụ án mạng.

Cuộc điều tra không có tiến triển gì, thanh tra Orti tỏ ra buồn bã trong buổi họp báo.

“Tôi đã mong đợi rằng hắn sẽ xuất hiện lần nữa, nhưng tôi không ngờ rằng hắn lại phạm tội ngược lại như vậy”.

“Anh không nghĩ vụ án này có liên quan đến vụ án “Bánh xe vàng” à?

“Có thể nó có liên quan. Nhưng tôi không biết gì hơn bạn về vụ án đó. Thông tin chỉ giới hạn ở báo chí. Tôi vẫn đang chờ báo cáo từ cơ quan Cảnh sát Panama”.

“Các ông thực sự không có manh mối nào sao?”.

“Chúng tôi có mấy manh mối”.

Cuối cùng vị thám tử nhớ tới một câu nói vô tình: “Người thợ mộc và ông già sống bằng tiền trợ cấp năm nay đều đã 60 tuổi”.

“Có phải là trùng hợp ngẫu nhiên không?” – một phóng viên hỏi.

Nhưng lần này thám tử không trả lời.  Anh ta cần phải kiểm tra ngay một chi tiết nào đó, người đã khuất đều 60 tuổi, họ cũng có cùng ngày sinh? Thật ngạc nhiên khi biết cả hai nạn nhân đều sinh ngày 11/6/1902.

Ngày 4/9, Peru chính thức gia nhập Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, có trụ sở tại Lima. Vụ án đầu tiên được Interpol thụ lý là vụ án nằm trong tay thanh tra Orti, câu trả lời được đưa ra cho ông là: Luigi Alva, nạn nhân trên “Bánh xe vàng”, sinh ngày 11/6/1902. Có nhiều ý tưởng nảy ra trong đầu thanh tra Orti cùng một lúc, cuối cùng cũng có điều gì đó để suy nghĩ – một manh mối.

Thật không may, phản hồi của Interpol chậm vài giờ. Bởi vì điện thoại trên bàn thanh tra Orti reo lần thứ tư: đó là chiếc kim đan thứ tư, nhưng lần này áo ngực một cô hầu phòng khách sạn. Anh vẫn hỏi tuổi của người đã khuất. Người Cảnh sát gọi đến từ hiện trường huýt sáo và nói: “Người phục vụ này không còn trẻ. Cô ấy sinh ra ở Lima vào ngày 11 tháng 6 năm 1902”. Một lúc sau, thám tử đến hiện trường vụ án trong khách sạn, mới nắm bắt một số thông tin nhưng anh ta đã có thể kết luận rằng vụ án phải do một vị khách của khách sạn gây ra. Một sĩ quan Cảnh sát có mặt cho biết: “Cô ấy thật xui xẻo”.

Thanh tra Orti không cho rằng đó là chuyện xui xẻo hay may rủi. Đây là một vụ án chứ không phải là tai nạn. Điều quan trọng bây giờ là cố gắng ngăn chặn những trường hợp như vậy xảy ra lần nữa. Để làm được điều này cần phải có danh sách những người sinh ngày 11/6/1902. Phải, cần tới tòa thị chính!

Tại Tòa thị chính Lima, Thanh tra Orti nói với nữ thư ký đang trực: “Tôi muốn xem sổ đăng ký hộ khẩu năm 1902”.

Nữ thư ký đi sang phòng bên cạnh và tìm gặp trưởng phòng lưu trữ. Đây là một người đàn ông có râu và tóc thưa thớt, đầu giống như một quả bóng thịt khổng lồ, có mũi, hai mắt và cằm được tạo hình bởi một nhà điêu khắc vụng về.

“Ông có việc gì?”, trưởng phòng hỏi.

“Tôi là thanh tra Orti”, thanh tra sốt ruột nói, “Tôi muốn xem danh sách những người sinh ngày 11/6/1902. Nhanh lên!”.

“Tất nhiên, anh có thể tìm thấy sớm. Anh có thể quay lại vào buổi chiều không?”.

Thanh tra Orti thực sự tức giận, đi vòng quanh quầy và ra lệnh cho trưởng phòng đưa anh ta đến phòng lưu trữ. Ông nhanh chóng tìm thấy chồng hồ sơ bụi bặm từ năm 1902. Có mấy tệp dành riêng cho bốn tháng 4, 5, 6 và 7 năm ấy. Ông lấy tập tài liệu xuống và trải nó lên bàn. Trưởng phòng lưu trữ chăm chú theo dõi mọi hành động của ông.

Tập tin này thiếu một trang của ngày 11/6/1902.

“Việc này phải giải thích thế nào?”, Thám tử chậm rãi ngẩng đầu lên hỏi.

Trưởng phòng lưu trữ tái mặt.

“Tôi không thể giải thích được. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ai cũng có thể ở đây trong 50 năm. Chuyện đó có quan trọng gì?”.

Lần này, đến lượt thám tử nhìn về phía trưởng phòng: ông ta cao và gầy, cường tráng, khoảng 60 tuổi, trong mắt hiện lên một ngọn lửa kỳ lạ, đó là một luồng bạo lực có thể bị áp chế.

“Tôi có thể biết quý danh của anh không?”, thám tử ngẫu nhiên hỏi.

“Bedlo Lazomeno.”

Sự giận dữ trong mắt Bedro Lazomeno gần như đã biến mất hoàn toàn… “Ngày sinh của anh?”, thám tử tiếp tục lơ đãng hỏi, anh ta có một ý tưởng mơ hồ, nhưng không thực sự tin vào điều đó, không thể tin được!

“Ngày 11/6/1902!”, trưởng phòng hồ sơ đột nhiên hét lên quái dị, lao về phía thám tử.

Thanh tra Orti nghẹn họng, khó nhọc rút khẩu súng lục ra và ấn vào eo Lazomeno. Lazomeno buông tay, giằng mình khỏi vòng tay của viên thanh tra đang thở hổn hển, chạy tới mở cửa sổ rồi nhảy ra ngoài. Sau đó, có một tiếng động lớn ở phía dưới.

Trong túi của Pedro Lazomeno có danh sách 12 người Peru sinh ngày 11 tháng 6 năm 1902. Bốn người trong số họ đã bị đánh dấu bằng bút đỏ, không cần phải nói thì họ chính là bốn nạn nhân. Hiện còn lại 7 cái tên nữa.

Thanh tra Orti mơ hồ đoán được động cơ phạm tội của Bedro vì hắn rất thông thạo văn hóa Peru, đặc biệt là truyền thuyết Inca. Ông biết người Inca tin rằng những người sinh cùng ngày có thể có chung một linh hồn và một đường sinh mệnh, vì vậy, càng nhiều người sinh cùng ngày chết thì tuổi thọ của người sống càng dài. Bedro Lazomeno đã tận dụng công việc của mình và lập danh sách những người có ngày sinh nhật trùng với hắn. Nếu thành công trong việc loại bỏ tất cả bọn họ, hắn sẽ có được chiếc phao sinh tồn cho riêng mình. Hắn đang mơ về một cuộc sống trường thọ.

Về lý do tại sao hắn lại yêu thích kim đan len, người ta nói rằng những ngọn giáo và dao găm thiêng liêng đối với tổ tiên người Inca đã bị thất lạc vào thế hệ của họ. Còn có một lý giải khác: Bedro có thể phát âm na ná tên một người phụ nữ như “Bedela”, hắn là một tay đan len giỏi và chiếc áo vest len đang mặc là tác phẩm của chính hắn.

Trần Dân Phong (dịch) / Truyện của Pablo Cerveza (Peru)/ Văn nghệ Công An

Nấu cơm bằng đá lạnh và kết quả không ngờ

Khi nấu cơm, bạn hãy thử bỏ 2 viên đá lạnh vào nồi để nấu, kết quả sẽ hết sức bất ngờ.

Sau khi vo gạo và đổ vào nồi, bạn thêm lượng nước thích hợp và bỏ 2-3 viên đá lạnh vào nấu cùng. Đậy nắp nồi và để trong 15 phút (không cắm điện nồi cơm). Sau khi hết 15 phút, cắm điện và bật nồi cơm như bình thường.

Mục đích: Việc thêm đá lạnh vào nồi cơm giúp trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, tăng độ dẻo và hương vị thơm ngon. Đồng thời, đá lạnh còn giúp tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo.

Lưu ý: Giảm bớt lượng nước để tránh cơm bị nhão, nát khi nấu chín. Trước khi nấu, kiểm tra lượng nước trong nồi để điều chỉnh phù hợp.

Phương pháp cho cơm nguội: Xới đều cơm trước khi hâm, thêm vài viên đá, đậy vung và nhấn nút nấu. Nước đá tan thấm dần vào hạt cơm, làm cơm mềm dẻo như mới nấu, hạn chế khét đáy nồi.

Nấu cơm bằng đá lạnh và kết quả không ngờ- Ảnh 1.
Lợi ích của việc bỏ đá lạnh vào nồi cơm.

Các công dụng khác của đá viên

Hút dầu mỡ cho món ăn: Khi chế biến các món ăn nhiều dầu mỡ, thêm viên đá lạnh vào nồi. Nước đá sẽ thấm hút dầu mỡ nhanh chóng. Ngoài ra, có thể thả vài viên đá vào nồi thức ăn rồi để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút. Mỡ đông đặc sẽ dễ dàng vớt hết trước khi tiếp tục chế biến.

Khử mùi hăng của hành tây: Ngâm lát hành tây thái mỏng vào tô nước đá sẽ giảm vị hăng đáng kể. Thêm chút nước cốt chanh vào tô nước đá và ngâm hành tây khoảng 15-20 phút sẽ không chỉ làm giảm vị hăng mà còn tăng thêm độ giòn.

Tăng độ giòn cho rau củ: Sau khi luộc, cho rau củ vào tô nước có nhiều viên đá lạnh trong vài phút rồi vớt ra. Rau củ sẽ giữ được độ giòn và màu sắc thêm phần hấp dẫn. Phương pháp này cũng áp dụng cho các món lòng lợn và tai heo.

Theo Đời sống & Pháp luật

Việt Nam có 1 loại gia vị giá rẻ nhưng tốt ngang nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng xương hiệu quả

Loại gia vị này thường có trong căn bếp của gia đình bạn nhưng ít ai để ý đến những công dụng thực sự của nó.

Gừng là một loại gia vị phổ biến ở nhiều quốc gia với mùi thơm đặc trưng và vị cay nồng. Không chỉ dừng lại ở việc gia tăng hương vị cho các món ăn, loại củ này còn được xem như phương thuốc để bảo vệ sức khoẻ.

Việt Nam có 1 loại gia vị giá rẻ nhưng tốt ngang nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng xương hiệu quả- Ảnh 1.

Dưới đây là một số lợi ích của gừng:

Hạ đường huyết

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân bị cholesterol cao trong máu, sử dụng gừng tươi có thể giảm nồng độ cholesterol giảm rõ rệt trong máu. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cũng được kiểm soát.

Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh bổ sung gừng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Với hai tác dụng đồng thời này, sử dụng gừng tươi là biện pháp giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm và phổ biến hiện nay như: tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,…

Phòng chống ung thư

Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, và nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh rằng việc bổ sung gừng vào chế độ ăn uống có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa một cách hiệu quả. Căng thẳng oxy hóa xảy ra khi có sự tích tụ gốc tự do trong cơ thể.

Gốc tự do là những chất độc hại được hình thành do quá trình trao đổi chất của cơ thể, cùng với các yếu tố khác nhau. Nếu không được loại bỏ, sự tích tụ này có thể gây ra tổn thương tế bào và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư.

Khi gừng được đưa vào chế độ ăn uống của cá nhân, nó sẽ giúp loại bỏ sự tích tụ này và do đó hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển ung thư.

Giảm đau xương khớp

Giúp giảm đau nhức xương khớp là một trong những công dụng tuyệt vời của gừng. Trong gừng chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokine, cytokine và các yếu tố gây viêm khác. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra. Sử dụng gừng đặc biệt tốt cho lứa tuổi trung niên và tuổi già khi hệ xương khớp đã dần suy yếu.

Hỗ trợ tiêu hoá

Trong đông y, tác dụng chống viêm của củ gừng tươi rất được ưa chuộng. Ngày nay, gừng tươi cũng được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại thuốc.

Những người bị viêm loét dạ dày sử dụng gừng tươi đều có phản hồi tốt, tác dụng giảm đau và giảm sưng rõ rệt và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, tác dụng này còn giúp ích trong điều trị các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng,… Với tác dụng này, thay vì ăn trực tiếp thì dùng nước gừng để súc miệng sẽ có tác dụng tốt hơn.

Việt Nam có 1 loại gia vị giá rẻ nhưng tốt ngang nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ đường huyết, vừa dưỡng xương hiệu quả- Ảnh 2.

Hỗ trợ chữa cảm lạnh

Đặc tính ấm nóng của củ gừng khiến loại củ này được sử dụng phổ biến để chữa cảm lạnh, trúng gió. Dùng gừng tươi với nước ấm sẽ làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi để uống nước, ngâm chân, tắm… sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh. Khi gặp các vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm phế quản, khó thở, hen suyễn, gừng tươi cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị.

Cải thiện sức khoẻ răng miệng

Gingerols, một hợp chất tích cực có trong gừng, được biết đến với công dụng bảo vệ miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu trong miệng.

Sự phát triển và lây lan của vi khuẩn này trong miệng có thể gây ra sự phát triển của bệnh nha chu, một bệnh nướu răng nghiêm trọng. Gừng không chỉ diệt trừ vi khuẩn mà còn làm trắng sáng răng của bạn.

Chống lại chứng viêm

Gừng chứa một chất chống viêm gingerol có thể giúp điều trị cơn đau mạn tính hoặc cấp tính. Các loại tinh dầu có trong gừng hoạt động như chất chống viêm và chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Một đánh giá năm 2015 về các nghiên cứu kết luận rằng gừng có “hiệu quả khiêm tốn” trong việc điều trị viêm xương khớp. Kết quả tương tự cũng được thấy với bệnh viêm khớp dạng thấp và các tình trạng không phải viêm khớp như viêm gân và viêm bao hoạt dịch.

Theo Đời sống & Pháp luật

“Thần dược tự nhiên” quen mặt ở Việt Nam, nhiều người ngỡ ngàng vì lâu nay bỏ lỡ

Lá chanh là loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lá chanh còn được ví như “thần dược tự nhiên” vì những lợi ích quý giá đối với sức khỏe.

Lá chanh giúp phòng các bệnh mãn tính

Lá chanh còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoid, limonene, linalool,… giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Ngoài ra, lá chanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ sản sinh tế bào bạch cầu, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hỗ trợ giải cảm, giảm ho

Theo Đông y, lá chanh có tính ấm, giúp giải hàn, giảm ho, tiêu đờm, làm dịu cơn đau họng. Trong khi khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng lá chanh chứa hàm lượng tinh dầu cao với các thành phần như citral, limonene, linalool,… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, long đờm, giúp giảm ho, sổ mũi, nghẹt mũi khi bị cảm cúm.

"Thần dược tự nhiên" quen mặt ở Việt Nam, nhiều người ngỡ ngàng vì lâu nay bỏ lỡ- Ảnh 1.
Lá chanh là vị thảo dược tự nhiên cực tốt nhưng nhiều người đang bỏ phí. Ảnh: Adobe Stock

Đun nước lá chanh xông hơi là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để giải cảm, giảm ho. Bạn cũng có thể hãm lá chanh tươi với nước nóng, thêm mật ong hoặc chanh tươi để tăng hương vị. Uống trà lá chanh ấm giúp giảm ho, long đờm, thanh lọc cơ thể.

Lá chanh tốt cho hệ tiêu hóa

Lá chanh chứa các hợp chất có khả năng kích thích dạ dày sản sinh enzyme tiêu hóa, giúp phân hủy thức ăn hiệu quả, hỗ trợ quá trình hấp thu dưỡng chất. Do có tác dụng nhuận tràng, lá tranh cũng giúp giảm táo bón, đầy hơi, khó tiêu, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Với đặc tính kháng viêm, lá tranh còn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm loét dạ dày như ợ nóng, trào ngược axit, đau bụng. Trong khi đó, khả năng kháng khuẩn của loại lá này sẽ hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, giúp phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa.

Giảm đau do viêm khớp

Lá chanh chứa các hợp chất chống viêm như flavonoid, limonene, linalool có khả năng ức chế các enzym gây viêm, giảm sưng đau khớp hiệu quả. Tinh dầu trong lá chanh cũng góp phần giảm đau, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Bên cạnh đó, các hoạt chất trong lá chanh giúp tăng cường lưu thông máu đến các khớp, bôi trơn khớp, từ đó cải thiện khả năng vận động, giảm tình trạng cứng khớp. Đặc biệt, loại lá này còn rất giàu các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sụn khớp khỏi tổn thương, giảm nguy cơ thoái hóa khớp theo thời gian.

"Thần dược tự nhiên" quen mặt ở Việt Nam, nhiều người ngỡ ngàng vì lâu nay bỏ lỡ- Ảnh 2.
Lá chanh giảm đau do viêm khớp tương đối hiệu quả. Ảnh: Getty Images

Tốt cho bệnh nhân hen suyễn

Bên cạnh giảm đau do viêm khớp, các hợp chất chống viêm trong lá tranh còn có khả năng giúp giảm sưng tấy, co thắt đường hô hấp, từ đó giúp người bệnh hen suyễn thở dễ dàng hơn. Tinh dầu trong lá chanh còn góp phần giãn cơ trơn phế quản, giảm cơn ho và khó thở do hen suyễn.

Giúp thư giãn, giảm căng thẳng

Lá chanh sở hữu hương thơm dịu nhẹ, thanh mát có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu. Hít thở hương thơm lá chanh giúp giải tỏa áp lực, xua tan muộn phiền, mang lại cảm giác an yên cho tâm hồn.

Lá chanh đồng thời cũng có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Uống trà lá chanh ấm trước khi ngủ hoặc xông hơi với lá chanh giúp thư giãn cơ bắp, tinh thần, dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu.

Tốt cho sức khỏe làn da

Lá chanh chứa hàm lượng vitamin C cao gấp nhiều lần so với các loại thực phẩm khác, giúp tăng cường sản sinh collagen, cải thiện độ đàn hồi cho da, làm mờ nếp nhăn, giảm thâm nám, tàn nhang, cho da sáng mịn. Vitamin C còn giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa lão hóa da.

Lá chanh sở hữu các hợp chất chống viêm như flavonoid, limonene, linalool có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm sưng tấy, mẩn đỏ, thúc đẩy quá trình tái tạo da. Sử dụng lá chanh giúp trị mụn trứng cá, mụn nhọt hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Theo VOV

Dự án đặc biệt của Việt Nam – Nga sẽ “lên ngôi”: Hành trình hơn 10.000 km và tương lai mang về hàng tỷ USD

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Liên Bang Nga đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực hợp tác, nhất là trong ngành đường sắt.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, chiều ngày 20/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.

Tại cuộc hội kiến, hai bên ủng hộ sớm triển khai một số dự án quy mô lớn mang tính chất “hải đăng” của Nga – Việt Nam như lĩnh vực đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước mở rộng, đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh hiệu quả trên lãnh thổ của nhau.

Trong suốt chiều dài hơn 70 năm quan hệ Việt – Nga, lĩnh vực đường sắt là lĩnh vực có sự phát triển bền vững, là biểu tượng cho mối quan hệ thắm thiết keo sơn giữa hai nước với dự án đặc biệt lớn: đường sắt quốc tế (MTC) Nga – Việt – Nga.

Dự án đặc biệt của Việt Nam - Nga sẽ
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ngày 20/6. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bước khởi đầu cho đường sắt liên vận Việt Nam – Liên Xô

Việt Nam và Liên Xô (tiền thân của Liên Bang Nga) có quan hệ truyền thống lâu đời. Hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/1/1950.

6 năm sau ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, cuối năm 1956, mạng lưới đường sắt của Việt Nam lần đầu tiên được kết nối vào mạng lưới đường sắt thống nhất của các nước xã hội chủ nghĩa.

Nhờ những chuyến tàu hỏa đi từ Liên Xô thông qua Trung Quốc sang Việt Nam, Việt Nam đã nhận được vũ khí, quân trang, vật tư, thuốc men, lương thực… phục vụ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước.

Sau khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, Nga được công nhận là quốc gia kế tục. Việt Nam và Nga tháng 6/1994 đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới. Hai bên xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2001 và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2012.

Kể từ đó, trong bối cảnh địa chính trị mới đang hình thành, vận tải hàng hóa đường sắt giữa hai nước một lần nữa chiếm vị trí hàng đầu. Theo hãng tin Sputniknews, vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa Việt Nam và Nga đang bước sang trang mới trong lịch sử.

Việt Nam – Liên Bang Nga đã hợp tác thế nào trong lĩnh vực đường sắt?

Kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam và Nga đã hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực đường sắt thông qua nhiều dự án và thỏa thuận khác nhau nhằm nâng cấp và phát triển hệ thống đường sắt ở Việt Nam gồm:

Hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cấp hệ thống đường sắt, bao gồm cả việc cung cấp các thiết bị và công nghệ hiện đại. Các dự án này tập trung vào việc cải thiện chất lượng và an toàn của hệ thống đường sắt.

Chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến cho Việt Nam, bao gồm cả công nghệ về đầu máy, toa tàu, và hệ thống kiểm soát giao thông đường sắt. Điều này giúp nâng cao hiệu quả vận hành và quản lý hệ thống đường sắt tại Việt Nam.

Hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo và phát triển nhân lực cho ngành đường sắt. Các chuyên gia và kỹ sư Việt Nam đã được gửi sang Nga để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.

Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển các giải pháp mới cho ngành đường sắt, bao gồm cả việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới nhất để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu tác động môi trường.

Điển hình như Nga đã tham gia vào các dự án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam, một trong những tuyến đường sắt quan trọng nhất của Việt Nam. Việc hiện đại hóa này bao gồm cải thiện hệ thống tín hiệu, thay thế các đoạn đường ray cũ, và nâng cao tốc độ tàu chạy.

Cung cấp các gói tài chính hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các dự án đường sắt lớn. Các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ tài chính từ Nga giúp Việt Nam có thêm nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sắt.

Đặc biệt, Nga và Việt Nam đã cùng nhau hình thành tuyến đường sắt liên vận vận chuyển hàng hóa sắt quốc tế (MTC) Nga – Việt – Nga. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 container được vận chuyển bằng đường sắt từ Việt Nam sang Nga thông qua lãnh thổ Trung Quốc.

Dự án đặc biệt của Việt Nam - Nga sẽ
Lễ đón chuyến tàu container tuyến Moskva – Hà Nội ngày 25/1/2018. Ảnh: VNR

Đáng chú ý, năm 2015, Tổng công ty Đường sắt VN và Công ty CP Đường sắt Nga (OAO RZhn) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nâng quan hệ giữa đường sắt hai nước lên tầm đối tác chiến lược quan trọng và đề nghị Đường sắt Việt Nam hợp tác với Công ty Đường sắt Nga ở các nội dung: tư vấn, nghiên cứu xây dựng các chủ trương, định hướng, chiến lược phát triển ngành đường sắt Việt Nam; Xây dựng, cải tạo các tuyến đường sắt tại Việt Nam; Quản lý các tổ hợp đường sắt; Cung cấp các vật tư thiết bị, vật liệu đường sắt; Dịch vụ đào tạo, nâng cao chuyên môn cho CBNV đường sắt Việt Nam.

Sự hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực đường sắt đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, đặc biệt là trong việc cải thiện hệ thống giao thông đường sắt của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.

Dự án đặc biệt của Việt Nam - Nga sẽ
Một đoàn tàu chạy từ Ga Yên Viên đi Nga. Ảnh: VHG

Triển vọng hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Tại Hội thảo “Khai thác tiềm năng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam-Trung Quốc-Nga” diễn ra vào tháng 11/2023, Đại sứ Việt Nam tại Nga – ông Đặng Minh Khôi đánh giá tiềm năng của tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam – LB Nga thông qua Trung Quốc là rất lớn.

Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là đối tác chủ chốt của Nga. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của LB Nga.

Trong giai đoạn 2017 – 2022, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đạt kết quả tích cực với mức tăng là 5,3%/năm. Đây cũng chính là tiền đề cho hợp tác vận tải đường sắt và logistics giữa hai nước.

Vận tải hàng hóa đường sắt từ Việt Nam sang Liên bang Nga hiện thông qua tuyến đường sắt container liên vận quốc tế Á – Âu, xuất phát từ ga Gia Lâm (Việt Nam) sang các ga nội địa của Trung Quốc, sau đó chia 03 hướng: sang Kazakstan vào Liên bang Nga; sang Mông Cổ vào Liên bang Nga; sang Nội Mông – Trung Quốc vào Liên bang Nga, từ đó cũng có thể vận chuyển đến các nước nội khối EAEU.

Từ năm 2017, công ty vận tải đường sắt Nga RZD Logistics trực thuộc Tập đoàn Đường sắt Nga cùng với Công ty vận tải và thương mại Ratraco của Việt Nam đã khai thông hành lang vận tải đường sắt quốc tế (MTC) Nga – Việt – Nga, dự án đặc biệt lớn giúp rút ngắn hành trình 10.000 km từ Việt Nam sang Nga.

Hàng hóa từ Nga đến Việt Nam và theo chiều ngược lại từ Việt Nam đến Nga được vận chuyển qua hành lang vận tải đường sắt MTC bằng các toa xe tiêu chuẩn 1.435mm giữa một nhà ga ở khu vực Mátxcơva và ga Yên Viên ở Hà Nội, và từ đó hàng hóa được vận chuyển đường bộ đến điểm đích. Thời gian vận chuyển trung bình từ Việt Nam đến Nga bằng đường sắt là 24 ngày.

Dự án đặc biệt của Việt Nam - Nga sẽ
Lộ trình vận chuyển trung bình từ Việt Nam sang Moscow là 27 ngày. Ảnh: VHG

Trà, cà phê, gia vị, đồ hộp, giày dép và quần áo, kẹo và sô cô la, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, sản phẩm polyme là những sản phẩm chủ đạo đang được vận chuyển theo tuyến hành lang vận tải Nga – Việt – Nga. Khối lượng hàng hóa được vận chuyển mỗi tháng theo hành lang giao thông đường sắt do RZD Logistics thực hiện liên tục tăng trường hàng năm.

Theo các chuyên gia của RZD Logistics, hiện nay nhu cầu của khách hàng vận chuyển theo tuyến đường Nga – Việt – Nga đã vượt quá khả năng cung cấp của công ty này. Vì vậy, từ năm 2022, có thêm công ty TransContainer của Nga cũng liên kết tổ chức hành lang vận tải đường sắt Việt Nam – Nga.

TransContainer là công ty hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần đường sắt container Á-Âu, chuyên vận hành đội tàu container và toa xe vận tải lớn nhất ở Nga. Công ty này cho phép vận chuyển container hàng đến bất kỳ điểm nào ở Nga, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), châu Âu và châu Á.

Dự án đặc biệt của Việt Nam - Nga sẽ
Đại diện công ty RZD Logistics trực thuộc Tập đoàn đường sắt Nga thảo luận với các đối tác Việt Nam về phát triển tuyến vận tải đường sắt Nga – Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Tuyến vận chuyển này có lợi thế là tốc độ vận chuyển cao so với các tuyến đường biển thay thế qua vùng Viễn Đông của Nga, nhanh hơn 5-8 ngày và giá thành chi phí tối ưu. Ngoài ra, lô hàng được xử lý trong khuôn khổ chế độ pháp lý thống nhất, bởi Việt Nam, Trung Quốc và Nga đều là các thành viên tham gia hiệp định vận tải hàng hóa đường sắt quốc tế.

Vì vậy, trong bối cảnh cước phí vận tải biển thế giới tăng cao và đối mặt với nhiều mối đe dọa nguy hiểm, vận tải đường sắt vừa an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, hứa hẹn sẽ “lên ngôi”, trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong tương lai, mang về doanh thu mỗi năm lên tới con số tỷ USD.

Theo T Hà/ Đời sống & Pháp luật

Việt Nam ngày càng quan trọng với chuỗi cung ứng, nhìn từ các chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ, Nga, Trung

Việt Nam đang thể hiện tầm quan trọng ngày càng tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách phát triển mối quan hệ đối tác với các cường quốc.

Trong 9 tháng qua, Việt Nam đã tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin với các chuyến thăm ở cấp độ Nhà nước. Financial Times (FT) dẫn lời các chuyên gia cho biết, chuỗi các chuyến thăm này cho thấy một Việt Nam đang quản lý chính sách đối ngoại của mình một cách khéo léo như thế nào.

Financial Times trích dẫn bản sắc “ngoại giao cây tre” với gốc vững, thân chắc và cành uyển chuyển của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để giải thích về chính sách đối ngoại độc lập, muốn làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam.

FT: Việt Nam ngày càng quan trọng với chuỗi cung ứng, nhìn từ các chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ, Nga, Trung- Ảnh 1.
Các em thiếu nhi vẫy cờ Việt Nam và Nga chào đón Tổng thống Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch vào trưa ngày 20/6. Ảnh: Tùng Đinh

Nâng cấp quan hệ với Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ và các đồng minh của nước này như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Khi Tổng thống Mỹ Biden đến thăm Hà Nội vào tháng 9 năm ngoái, ông đã ca ngợi động thái nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện như một phần trong “vòng tiến bộ” kéo dài 50 năm giữa hai nước.

Tờ Nikkei Asia đưa tin, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden đã mang tới một số thương vụ kinh doanh lớn. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã ký thỏa thuận mua 50 máy bay Boeing 737 Max trị giá khoảng 10 tỷ USD.

FPT Software – công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam – cũng công bố hợp tác chiến lược với công ty khởi nghiệp Landing AI của Mỹ.

Synopsys – công ty chuyên về giải pháp phần mềm thiết kế bán dẫn hàng đầu của Mỹ – đã ký một biên bản ghi nhớ với Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các công ty đa quốc gia như Apple khi họ tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 36,6 tỷ USD vào năm ngoái.

Việt Nam là cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với các nước ASEAN

Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và Nga. Trung Quốc là Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam từ năm 2008, còn Nga là Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ năm 2012.

Ba tháng sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden, vào tháng 12/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã sang thăm Việt Nam và hai nước đồng ý xây dựng một “tương lai chung” để tăng cường mối quan hệ. Lãnh đạo hai nước cũng kêu gọi doanh nghiệp Việt – Trung triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như kết cấu hạ tầng đường bộ, cầu, đường sắt, điện sạch, viễn thông, logistics.

Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – dự báo nguồn vốn FDI từ Trung Quốc sẽ tăng trong giai đoạn 2024- 2025 khi mối quan hệ hai nước ngày càng bền chặt.

“Trung Quốc mỗi năm đầu tư ra bên ngoài hàng trăm tỷ USD nhưng lượng vốn FDI vào Việt Nam vẫn chưa đáng kể”, ông Mại nói. Theo quan sát của ông, hiện doanh nghiệp hai bên đã sẵn sàng hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao thay vì những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày như trước.

Nguyễn Vinh Quang – nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Quốc – Đông Bắc Á thuộc Ban Đối ngoại Trung ương – cho biết: “Việt Nam được đánh giá là có vị trí địa lý độc đáo, là cầu nối quan trọng kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN và là quốc gia quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường giữa Trung Quốc và khối này.”

FT: Việt Nam ngày càng quan trọng với chuỗi cung ứng, nhìn từ các chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ, Nga, Trung- Ảnh 3.
Chủ tịch nước Tô Lâm bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch vào chiều ngày 20/6. Ảnh: Minh Nhật

Susannah Patton – Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Lowy có trụ sở tại Sydney (Australia) – đánh giá, Việt Nam đã rất khéo léo trong việc điều hướng mối quan hệ với các đối tác lớn bằng cách đạt được sự cân bằng hợp lý “giữa thách thức và tôn trọng”.

“Việt Nam đã được hưởng lợi từ lập trường chính sách đối ngoại đa phương của mình và khiến mình trở nên phù hợp với nhiều đối tác”, bà nói.

Các nhà phân tích nói với FT rằng, lãnh đạo Việt Nam rất thực tế trong chính sách đối ngoại và hiểu tầm quan trọng của mối quan hệ đa phương để có thể vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp – nhà nghiên cứu cấp cao và điều phối viên chương trình nghiên cứu Việt Nam tại Viện Iseas-Yusof Ishak (Singapore) – cho biết, việc đón tiếp Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm cấp Nhà nước ngày 19-20/6 vừa qua là “vấn đề nguyên tắc” để Việt Nam thể hiện sự cân bằng và đa dạng trong chính sách đối ngoại của mình.

Trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào chiều 20/6, đã có 11 văn kiện được ký kết trước sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo và đại biểu cấp cao hai nước. Danh sách văn kiện bao gồm:

1. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học.

2. Chương trình hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Nga.

3. Bản Ghi nhớ về Lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom.

4. Bản Ghi nhớ giữa Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ Nhiệt đới hỗn hợp Việt – Nga và Cơ quan Liên bang Nga về Giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an sinh con người về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm để phòng chống dịch bệnh.

5. Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh Lô 11-2 cho Tập đoàn Zarubezhneft.

6. Thỏa thuận hợp tác trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện kinh tế quốc dân và Hành chính công trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA).

7. Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Hà Nội và RANEPA.

8. Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học Tỏng hợp liên bang Viễn Đông (FEFU).

9. Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học quốc gia Hà Nội và Trường Kinh tế cao cấp (HSE).

10. Bản Ghi nhớ về hợp tác tại Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Cổ phần NOVATEK.

11. Biên bản ghi nhớ giữa Công ty Cổ phần Quản lý BVIM và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).

Theo Đời sống & Pháp luật

Đường ở Hội An vào top đẹp nhất thế giới

Đường Trần Phú ở Hội An lọt vào danh sách những con đường đẹp nhất thế giới, bên cạnh Mykonos ở Hy Lạp hay Montmartre tại Paris.

71 con đường đẹp nhất thế giới được bình chọn trong tháng 4 trong đó có đường Trần Phú, Hội An ở vị trí thứ 45. Architectural Digest (AD) – tạp chí nổi tiếng về thiết kế, kiến trúc, đơn vị bình chọn – miêu tả Hội An là thương cảng sầm uất trong giai đoạn từ thế kỷ XV đến XIX, hiện vẫn là điểm du lịch hút khách. Điểm ấn tượng nhất của đường Trần Phú là lễ hội đèn lồng được tổ chức mỗi tháng. Ảnh: Hoi An Photographer/Unsplash

Colmar, khu phố cổ ở vùng biên giới Pháp, xếp thứ nhất, được nhận xét “là một trong những điểm đến quyến rũ nhất châu Âu”. Du khách thích lang thang phố cổ để khám phá vẻ đẹp của Colmar. “Kiến trúc dường như không bị ảnh hưởng bởi thời gian với cấu trúc gỗ đầy màu sắc, chứa đựng nét thẩm mỹ của người Alsatian”, tờ AD viết. Ảnh: Visit Alsace

Xếp ở vị trí thứ hai là Brienz của Thụy Sĩ. Cây viết của AZ nhận xét con đường Brunngasse đẹp nhất ở đây với nhiều ngôi nhà gỗ từ thế kỷ XVIII, bên cửa sổ có những cây hoa đầy màu sắc. Ảnh: Expedia

Nằm ở miền nam Tây Ban Nha, ngay giữa Seville và Málaga, Setenil de las Bodegas là một thị trấn nhỏ với khoảng 3.000 người. Địa điểm này xếp thứ ba trong danh sách, nổi bật với những ngôi nhà quét vôi trắng. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất là nhà ở, đường đi được xây liền với vách đá, tạo nên lối kiến trúc độc nhất của vùng này. Ảnh: The Orange Backpack

Águeda của Bồ Đào Nha xếp thứ tư, nổi tiếng với con đường che ô được làm từ năm 2011. Dự án “bầu trời ô” là một phần trong lễ hội nghệ thuật hàng năm của thành phố này. Đến đây vào mùa hè, du khách sẽ thấy mát mẻ khi đi dưới những chiếc ô rực rỡ. Ảnh: Expedia

Brooklyn ở Mỹ – nơi du khách có thể đi bộ trên con đường lát đá cuội tại khu Dumbo và bất ngờ nhìn thấy cầu Manhattan nổi tiếng. Khung cảnh đường phố càng thêm phần ấn tượng với những tòa nhà đối xứng nhau ở hai bên phố Washington, khiến nơi này được người đam mê ảnh, kiến trúc yêu thích. Ảnh: Earth Trekkers

Xếp ở vị trí thứ 6 là Recife của Brazil, nơi có con đường Rua do Bom Jesus đầy màu sắc bên những hàng cọ cao vút. Con đường có từ thế kỷ thứ XV, nổi tiếng với Kahal Zur Israel – giáo đường Do Thái đầu tiên ở châu Mỹ. Ảnh: Visit Brasil

Paris xếp thứ 7, nổi bật với con phố Montmartre – từng là nơi sinh sống của nhiều tên tuổi trong lĩnh vực nghệ thuật như Pierre-Auguste Renoir, Pablo Picasso. Ngày nay, đến Monmartre, du khách vẫn cảm nhận được không khí của cộng đồng nghệ sĩ. Nhiều cửa hàng sang trọng cũng được đặt ở đây, biến con phố trở thành một trong những nơi hấp dẫn nhất Paris. Ảnh: LA Times

Mykonos của Hy Lạp xếp thứ 8, được tờ AD nhận xét “thật khó để không choáng ngợp trước vẻ đẹp này”. Các con đường ở Mykonos phần lớn được lát đá cuội, uốn lượn và những căn nhà được sơn màu trắng, cửa xanh nổi bật. Tại một số khu vực, du khách sẽ tìm thấy những con đường có tầm nhìn ra biển.

Danh sách 71 con đường đẹp nhất thế giới được AD còn có ở các thành phố mang dáng dấp cổ như London, Kyoto, Tehran, Thành Đô hay Buenos Aires. Theo AD, những con đường được chọn không chỉ cân bằng giữa môi trường và kiến trúc, ít hàng quán ven đường, phù hợp để đi bộ mà còn đưa đến những câu chuyện lịch sử đáng để đến xem.