6 món ăn nên hạn chế để ổn định đường huyết

Người tiểu đường không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo bão hòa, thực phẩm qua chế biến, chiên rán vì chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến

Thực phẩm có đường: Món tráng miệng, kẹo và nước ngọt vừa không có giá trị dinh dưỡng vừa dễ làm tăng lượng đường trong máu. Thay vì ăn thực phẩm nhiều đường, người bệnh nên chọn các loại quả bổ dưỡng như quả mọng, cam, táo để ổn định đường huyết.

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: Đây là loại chất béo không tốt cho sức khỏe, có nhiều trong bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán, bánh quy, đồ ăn nhanh… Dung nạp nhiều chất béo bão hòa có nguy cơ dẫn đến tăng lượng chất béo trung tính, đồng thời tăng tình trạng kháng insulin. Kháng insulin xảy ra khi các tế bào trong cơ thể không sử dụng được loại hormone này, khiến đường tích tụ trong máu.

Trái cây sấy khô: Thực phẩm này có thể thỏa mãn cơn thèm ăn nhưng chúng cũng không tốt cho người bệnh tiểu đường. Các loại trái cây như vải, nho khô, chà là… được sấy khiến nước mất, lượng đường cô đặc dễ làm cho đường huyết tăng lên sau ăn. Người bệnh nên ăn trái cây tươi thay vì thưởng thức loại sấy khô.

Ngũ cốc nhiều đường: Đây là món ăn sáng lành mạnh, tuy nhiên, loại chứa nhiều đường có thể gây tăng đường huyết sau ăn. Ăn món này thường xuyên vào đầu ngày cũng làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và ung thư.

Thực phẩm đã qua chế biến: Thịt xông khói, xúc xích, thịt giăm bông vừa tiềm ẩn nguy cơ tăng lượng đường trong máu vừa dễ mắc bệnh tim. Ưu tiên thịt tươi, chọn phần nạc để có thêm lượng protein, tăng cảm giác no, giảm ăn vặt giữa các bữa.

Đồ chiên, ránCác món chiên như khoai tây chiên, gà rán thường hấp thụ nhiều dầu, một số còn được tẩm bột trước khi chiên nên nhiều calo. Đây là yếu tố gây thừa cân và rối loạn lượng đường trong máu

Bảo Bảo (Theo Health Shots) / Ảnh: Bảo Bảo

Ngắm hè sang tại biệt phủ xứ kinh kỳ – Emeralda Resort Tam Cốc

Lựa chọn kỳ nghỉ tại Emeralda Resort Tam Cốc là chuyến đi đến nơi vừa đủ xa khói bụi thành phố, vừa đủ gần để gia đình, bạn bè gác lại những bộn về, dành thời gian bên nhau.

Nép mình yên ả cạnh bến thuyền Tam Cốc, khu nghỉ Emeralda Resort Tam Cốc luôn được khách nhà ưu ái gọi là “biệt phủ xứ Kinh Kỳ” bởi kiến trúc kết hợp những mái nhà lợp ngói truyền thống,  những mái đà được điêu khắc tỉ mỉ và những hành lang dài nối các phòng tái hiện hoàn hảo không gian cao sang, quyền quý của giới quý tộc xưa.

Thưởng thức gam màu của mùa hè trong từng góc nhỏ tại Emeralda Tam Cốc

Có thể nói, Ninh Bình mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là mùa hè vì thời gian này du khách lựa chọn đến nghỉ dưỡng tại Emeralda Resort Tam Cốc sẽ thưởng thức trải nghiệm độc đáo của những buổi sáng ngắm ánh nắng ươm vàng rải hạt lấp lánh trên mặt nước của dòng Ngô Đồng uốn quanh biệt phủ Bắc Bộ, là thưởng ngoạn những áng mây trắng lãng đãng giữa bầu trời cao vút xanh ngát, hay lúc tiếng ve ngân dài, vang vọng từ những khóm cây quanh khu nghỉ, cùng hòa ca tạo nên một bản thanh âm mùa hạ tràn đầy năng lượng.

Ngắm hè sang tại biệt phủ xứ kinh kỳ -  Emeralda Resort Tam Cốc- Ảnh 1.

Từng gam màu của mùa hè nơi đây đều được hiện hữu trong hai khu đảo và bán đảo, với mỗi gian phòng của Emeralda Resort Tam Cốc kiến trúc cổ điển, ấm cúng của biệt phủ xưa, bạn sẽ được tận hưởng không gian nghỉ dưỡng tinh tế được trang trí với nội thất màu gỗ trầm trung tính được khảm xà cừ kết hợp cùng lối kiến trúc biệt phủ Bắc Bộ đặc trưng, tạo nên một không gian vừa đủ ấm, vừa đủ sang trọng.

Trải nghiệm ngày hè đáng nhớ tại chốn biệt phủ xứ Kinh Kỳ

Ngày hè ở Emeralda Resort Tam Cốc sẽ trở nên thật thi vị khi mỗi sớm mai thức giấc là sự bình yên đến từ khung cửa sổ hướng ánh nhìn ra dòng sông Ngô Đồng êm đềm lặng lẽ trôi và sẽ thật tuyệt vời hơn khi có thể nhâm nhi một tách cà phê thơm ngon tại Jade Bar trong lúc hàn huyên đôi ba câu chuyện với người thương.

Ngắm hè sang tại biệt phủ xứ kinh kỳ -  Emeralda Resort Tam Cốc- Ảnh 2.

Là tiếng nói cười vui vẻ khi đạp xe dạo quanh những đồng lúa đang độ chín vàng, hay thỏa thích đắm mình trong làn nước mát trong của hồ bơi vô cực có khung cảnh sông nước hữu tình nhất vùng đất cố đô là một trong những ấn tượng khó quên của mùa hè Tam Cốc. Hoặc tham dự các hoạt động thủ công truyền thống được tổ chức tại khu nghỉ như làm nến, vẽ nón…để mùa hè tại Emeralda Resort Tam Cốc vừa đủ sôi động cho các hoạt động cùng gia đình bè bạn, vừa đủ tĩnh lặng mang đến bình yên sau những ngày vất vả nơi phồn hoa mệt mỏi.

Ngắm hè sang tại biệt phủ xứ kinh kỳ -  Emeralda Resort Tam Cốc- Ảnh 3.

Kết lại một ngày trải nghiệm Emeralda Resort Tam Cốc là mâm cơm gia đình thơm ngon, đậm vị tại nhà hàng Cốm chờ đợi bạn. Một bữa tối trong không khí ấm cúng, thân thương, bên mâm cỗ đầy ắp hương thơm cùng những chén rượu óng ánh sẽ khơi nguồn cho những mẫu chuyện đưa mọi người đến gần nhau hơn.

Ngắm hè sang tại biệt phủ xứ kinh kỳ -  Emeralda Resort Tam Cốc- Ảnh 4.

Một mùa hè như mơ tại Emeralda Resort Tam Cốc đã bắt đầu, hãy viết lên những trang mới cho cuốn album ký ức tươi đẹp của bản thân, để sống hết mình với những ngày hè nắng vàng trong trẻo trước mắt

Emeralda Resort Tam Cốc

Nghiên cứu hơn 1.000 người trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ không phải là thói quen tập thể dục

Một nghiên cứu được thực hiện ở Giang Tô, Trung Quốc cho thấy điểm chung lớn nhất của những người sống lâu không phải là tập thể dục mà là 2 thói quen ai cũng có thể thực hiện được.

Giang Tô từ lâu đã được biết đến là “vùng đất trường thọ” nổi tiếng của Trung Quốc. Để khám phá bí mật trường thọ của người dân ở vùng đất này, các chuyên gia y tế Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát ở tỉnh này và phát hiện một sự thật bất ngờ. Theo đó, Giang Tô có hơn 1.000 người trên 100 tuổi nhưng điểm chung của họ không phải là tập thể dục, mà là hai điểm sau đây:

1. Ăn uống lành mạnh

Có câu “bệnh từ miệng mà vào”, nhằm khuyên răn chúng ta phải cẩn trọng khi ăn uống, nói năng, tránh những bệnh tật, tai họa không đáng có. Quan tâm đến chế độ ăn uống cũng là một trong những bí quyết giúp người Giang Tô có tuổi thọ cao hơn những vùng khác.

Theo đó, những người cao tuổi ở đây cho biết thức ăn chủ yếu của họ là ngũ cốc, gạo, rau và bột mì. Những loại thực phẩm này có tác dụng rất tốt trong việc dưỡng dạ dày, lợi ruột, giảm lượng mỡ, ngăn ngừa ung thư. Họ cũng thường chú ý đến sự kết hợp giữa thịt và rau trong thực đơn để cân bằng dinh dưỡng.

photo-1717074917250

 Đặc biệt, người Giang Tô rất thích ăn đồ tươi và ăn nhạt, hạn chế thêm dầu mỡ, đường, muối và gia vị vào thức ăn. Họ thích ăn rau mà họ tự tay trồng, hái; thịt cũng phải được giết mổ trong ngày. Bên cạnh đó, thói quen uống nước ấm khi thức dậy vào buổi sáng cũng giúp họ có một sức khỏe tổng thể tốt hơn những người khác.

2. Có tâm lý tốt

Theo cuộc khảo sát, các chuyên gia ghi nhận mức độ hài lòng và cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống của những người cao tuổi ở Giang Tô cao hơn những người dân ở vùng khác dù điều kiện kinh tế của họ không tốt bằng. Theo các chuyên gia, người dân ở vùng đất trường thọ này luôn hòa đồng, biết lắng nghe và thấu hiểu nên cuộc sống của họ cũng thoải mái và nhiều niềm vui hơn. Chính thái độ sống tích cực này là chìa khóa giúp người dân Giang Tô kéo dài tuổi thọ cũng như có một cuộc sống hạnh phúc.

photo-1717074965026

 Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa trạng thái tâm lý và tuổi thọ con người. Cụ thể, một nghiên cứu của Đại học Harvard trên một nhóm phụ nữ đã tiết lộ những thông tin có giá trị về sức khỏe. Theo nghiên cứu này, những phụ nữ có tâm lý ổn định, tích cực đã giảm 16% nguy cơ tử vong khi đối mặt với mối đe dọa từ bệnh ung thư. Con số này không chỉ cho thấy tác động tích cực của sự lạc quan đối với bệnh nhân ung thư mà còn cho chúng ta thấy vai trò to lớn của thái độ sống tích cực trong việc chống lại bệnh tật.

Làm thêm 2 việc sau để sống khỏe, sống thọ hơn

Ngoài việc học hỏi 2 phương pháp kéo dài tuổi thọ từ những người trăm tuổi ở vùng đất trường thọ, bạn nên tham khảo thêm 2 thói quen được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị dưới đây để có một cơ thể khỏe mạnh và sống lâu hơn mỗi ngày:

1. Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn

Tuổi thọ con người cũng bị rút ngắn vì những thói quen ăn uống không tốt. Trong đó, làm việc quá sức hay để cơ thể “lười biếng” cũng sẽ khiến tuổi thọ của chúng ta giảm sút. Do đó, hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, đi ngủ sớm và dậy sớm chính là phương pháp tốt để chúng ta cân bằng và kéo dài sự sống của mình. 

Theo các nghiên cứu, việc cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi sẽ có tác dụng thúc đẩy cơ thể hồi phục hoàn toàn, duy trì sức khỏe của các cơ quan nội tạng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, tránh được bệnh tật. Những điều đơn giản này sẽ góp phần cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người.

2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Giống như xe cộ, cơ thể bạn cũng cần có các cuộc kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng quát mỗi năm để biết được tình trạng sức khỏe. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể biết được cơ thể bạn có bất kì rủi ro nào không và hạn chế được tình trạng bệnh tật trầm trọng do việc phát hiện muộn.

Hầu hết các bệnh ở giai đoạn khởi phát có thể điều trị thành công cao; giảm thiểu chi phí, thời gian và đau đớn cho người bệnh. Do đó, thói quen này là thực sự cần thiết, đặc biệt là đối với những người đã ngoài ngũ tuần, hệ miễn dịch suy yếu, khả năng chống chọi với bệnh tật cũng suy giảm. Tốt nhất, cứ 6 tháng một lần bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo sức khỏe vẫn bình thường.

Theo Cafe VN

Mahatma Gandhi và ‘Hành trình Muối’ vĩ đại

Ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi và một nhóm những người ủng hộ đã bắt đầu cuộc Hành trình Muối (Salt March) kéo dài gần 400km qua phía tây Ấn Độ.

Ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi và một nhóm những người ủng hộ đã bắt đầu cuộc Hành trình Muối (Salt March) kéo dài gần 400km qua phía tây Ấn Độ. Gandhi đã nảy ra ý tưởng về cuộc đi bộ này như một hành động trong cuộc biểu tình bất bạo động chống lại sự độc quyền muối của chính quyền thực dân Anh.

Mahatma Gandhi, tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, sinh trong một gia đình Ấn Độ giáo thuộc cộng đồng Modh (một nhóm thương gia ở Gujarat), tại Porbandar, bang Gujarat, Ấn Độ vào năm 1869. Năm 19 tuổi, Gandhi tới London (Anh) để theo học ngành luật. Ba năm sau, ông trở về Ấn Độ và trở thành luật sư.

Tuy nhiên do biến cố gia đình và công việc không mấy suôn sẻ nên ông chấp nhận sang Natal, Nam Phi làm việc.  Những năm lưu trú tại Nam Phi với tư cách một người chủ trương hành động chuyên về xã hội chính trị chính là thời kì những khái niệm và kĩ thuật của phương pháp bất hợp tác và phản đối bất bạo động được phát triển. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Gandhi quyết định trở về Ấn Độ, mang theo tất cả những gì ông đã học được từ những kinh nghiệm tại Nam Phi.

{keywords}
Mohanda Gandhi, ngồi giữa, sống nhiều năm tại Nam Phi. (Ảnh:Wikimedia Commons)

Kể từ cuối năm 1910, Gandhi là một trong những người tiên phong tìm đường để lật đổ ách thống trị của thực dân dân Anh, hay còn gọi là “Raj”. Cựu luật sư nhỏ nhắn và giản dị này đã dẫn dắt người dân không cam chịu chống lại các chính sách thực dân, khuyến khích người Ấn Độ tẩy chay hàng hóa Anh và phải ngồi tù hai năm vì tội xúi giục nổi loạn.

Triết lý satyagraha (chấp trì chân lý) của Gandhi, vốn vạch trần sự thật và chống lại sự bất công thông qua bất bạo lực, đã giúp ông trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên tiểu lục địa Ấn Độ. Trong khi thực dân Anh nhìn ông với ánh mắt nghi ngờ thì người dân Ấn Độ đã bắt đầu gọi ông với cái  tên “Mahatma” hay “linh hồn lớn”.

{keywords}
Nhà hoạt động vì hòa bình Ấn Độ là người sống vô cùng giản dị. (Ảnh: Press TV)

Khi Đảng Quốc đại nỗ lực gấp đôi để giành độc lập vào tháng 1/1930, nhiều người cho rằng Gandhi sẽ thực hiện chiến dịch satyagraha tham vọng nhất của ông. Tuy nhiên, thay vì phát động một cuộc tấn công trực diện vào những áp bức bất công ở tầm vĩ mô hơn, Gandhi đã đề nghị tổ chức một cuộc biểu tình liên quan tới muối.

Như nhiều mặt hàng khác, Anh đã thâu tóm công nghiệp muối của Ấn Độ từ thế kỷ 19, cấm người dân bản địa sản xuất hoặc bán loại khoáng sản này và buộc họ phải mua muối giá cao từ các thương gia Anh. Vì muối là một gia vị không thể thiếu của người dân Ấn Độ nên Gandhi coi những quy định về muối như  một tội ác không thể tha thứ được.

{keywords}
Hành trình Muối của Gandhi đã thu hút hàng ngàn người dân Ấn Độ tham gia. (Ảnh: AP)

Ngày 2/3, ông đã viết một bức thư gửi tới Toàn quyền Anh tại Ấn Độ Lord Irwin và đưa ra hàng loạt đề nghị, trong đó có bãi bỏ thuế muối. Nếu bị lờ đi, ông hứa sẽ tiến hành một chiến dịch satyagraha. “Tham vọng của tôi, không có gì ngoài thay đổi người Anh thông qua bất bạo lực và qua đó khiến họ thấy những sai lầm mà họ đã phạm phải tại Ấn Độ”, ông viết.

Irwin không có phản ứng chính thức nào và vào rạng sáng ngày 12/3/1930, Gandhi đã tiến hành kế hoạch của mình. Khoác lên mình một chiếc khăn, xỏ đôi dép sandal và cầm một cây gậy gỗ, ông đã cùng với hàng chục người đồng hành bắt đầu hành trình đi bộ từ Ahmedabad tới thị trấn biển Dandi. Trên đường đi, hàng nghìn dân chúng Ấn Độ đã gia nhập đoàn tuần hành của Gandhi.

{keywords}
Gandhi trong cuộc Hành trình Muối năm 1930. (Ảnh: Corbisimages)

Ngày 15/4, nhà hoạt động đã tới được Dandi sau 24 ngày đi bộ với tổng quãng đường lên tới 241 dặm (gần 400km). Mặc dù Gandhi và hơn 80.000 người đã bị bắt giam nhưng hành trình này được coi là một trong những chiến dịch thành công nhất của ông.

Tạp chí Time đã bình chọn Gandhi là “Nhân vật của năm” vào năm 1930 và các tờ báo lớn trên khắp toàn cầu đã không bỏ lỡ cơ hội để trích lời ông hoặc đưa tin về những kỳ tích của ông.

Tháng 3/1931, Toàn quyền Anh Lord Irwin cuối cùng cũng đồng ý thương lượng với Gandhi. Hai bên đã soạn thảo Hiệp ước Gandhi-Irwin, vốn chấm dứt satyagraha để đổi lấy một sự nhượng bộ gồm thả hàng ngàn tù nhân chính trị. Mặc dù thỏa thuận phần lớn vẫn duy trì sự độc quyền muối của chính quyền thực dân Anh nhưng những người dân Ấn Độ sống tại vùng duyên hải đã được quyền sản xuất muối.

{keywords}
Gandhi được người dân Ấn Độ gọi là “Mahatma” hay “linh hồn lớn”. (Ảnh: Famous Biographies)

Gandhi và những người ủng hộ ông đã phát động thêm nhiều cuộc biểu tình vào những năm 1930, 1940 và phải chịu tù đày không ít lần cho tới khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947.

Ngày 30/1/1948, Gandhi đã bị bắn 3 phát súng vào ngực trong một buổi cầu nguyện ở tòa nhà Birla House ở Delhi. Kẻ giết người là Nathuram Godse, một người Hindu cực đoan phản đối quan điểm đoàn kết giữa người Hồi giáo với người Hindu ở tiểu lục địa Ấn Độ do Gandhi đề xướng. Sự ra đi của Mahatma Gandhi đã gây ra ảnh hưởng sâu sắc, dẫn tới sự chia cắt trong xã hội Ấn Độ, để lại vết thương mà cho đến ngày nay chưa thể chữa lành. Gần 2 năm sau vụ ám sát, Godse bị tử hình.

Sầm Hoa / Vietnam Net

Mỹ tố lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ cuộc xâm lược của Nga, cảnh báo sẽ thêm chế tài

Hoa Kỳ ngày 29/5 tố cáo lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine và cảnh cáo rằng Bắc Kinh có thể đối mặt với các chế tài tiếp theo từ Hoa Kỳ và các nước NATO khác.

Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Brussels, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell kêu gọi các nước châu Âu và NATO cần phải “gửi một thông điệp quan ngại chung tới Trung Quốc về các hành động của nước này, mà chúng tôi cho là đang gây bất ổn trong lòng Châu Âu.”

Chính quyền Mỹ đã tăng cường cảnh báo về sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga và ban hành sắc lệnh hành pháp vào tháng 12 năm ngoái, đe dọa sẽ có chế tài đối với các tổ chức tài chính giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ông Campbell cho biết ông đã thông báo cho cơ quan ra quyết định chính trị chính của NATO, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (NAC), về những lo ngại của Mỹ vào hôm 28/5.

Ông cho biết sự hỗ trợ của Trung Quốc đang giúp Moscow tái thiết các yếu tố của quân đội, bao gồm khả năng phi đạn tầm xa, pháo binh và máy bay không người lái cũng như khả năng theo dõi các chuyển động trên chiến trường.

Ông Campbell nói: “Những gì chúng tôi thấy từ Trung Quốc đến Nga không phải chỉ là một lần hay một vài công ty giả hiệu dính líu đến việc hỗ trợ Nga”. “Đây là một nỗ lực bền vững, toàn diện được sự ủng hộ của lãnh đạo Trung Quốc nhằm cung cấp cho Nga mọi sự hỗ trợ ở hậu trường.”

Ông Campbell cho biết các hành động của Trung Quốc đã tạo ra năng lực cho Nga không chỉ trên chiến trường ở Ukraine mà còn “có thể đặt ra thách thức chiến lược đối với các nước khác ở châu Âu”.

Ông nói: “Chúng tôi coi đây là vấn đề hết sức cấp bách.”

Ông Campbell lưu ý rằng để đáp trả hành động của Trung Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ đã áp đặt “các chế tài trong một số trường hợp nhất định” và nói thêm: “Tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ và các nước trong NATO sẽ thực hiện các bước tiếp theo.”

Tháng trước, Mỹ đã áp đặt các chế tài đối với 20 công ty có trụ sở tại Trung Quốc và Hong Kong, sau nhiều lần cảnh cáo từ Washington về sự hỗ trợ của Trung Quốc cho quân đội Nga.

Sau những bước đi đó, tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington cho biết Bắc Kinh giám sát việc xuất khẩu các mặt hàng có công dụng kép theo luật pháp và quy định cũng như các tương tác kinh tế và thương mại bình thường giữa Trung Quốc và Nga phù hợp với các quy tắc và nguyên tắc thị trường của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ông Campbell từ chối nêu chi tiết các bước tiếp theo có thể là gì, nhưng nói: “Tôi nghĩ quan điểm là chúng ta sẽ cần gửi một tín hiệu rõ ràng tới Bắc Kinh rằng những bước đi như vậy mà Trung Quốc đang thực hiện là nguy hiểm cho sự ổn định lâu dài ở châu Âu.”

Hôm 28/5, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia về Kinh tế Quốc tế của Tòa Bạch Ốc Daleep Singh cho biết Mỹ và các đối tác đã sẵn sàng sử dụng các chế tài và kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn thương mại Trung-Nga đe dọa an ninh trong bối cảnh chiến tranh Ukraine.

Trong bài phát biểu tại Berlin cuối tháng này, Thứ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Wally Adeyemo dự kiến sẽ kêu gọi có hành động tiếp theo để ngăn chặn việc Nga trốn tránh các chế tài và đưa ra cảnh báo về vai trò của Trung Quốc, nêu bật sắc lệnh hành pháp tháng 12/2023.

Vào tháng 4, một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng Washington đã thảo luận sơ bộ về các biện pháp trừng phạt đối với một số ngân hàng Trung Quốc nhưng chưa có kế hoạch thực hiện các biện pháp đó.

Theo VOA