Trung Quốc sẽ tăng mạng lưới tàu cao tốc lên 84.000km nối liền mọi thành phố, để robot AI hàn, sơn, kiểm tra thi công, hoạt động nhanh gấp 10 lần bình thường, làm 24h/ngày không mệt

Trung Quốc có thể làm bất cứ điều gì!

Mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc rộng lớn nhất thế giới đang ngày càng được mở rộng. Từ cuối năm 2023, giới chức đã lên kế hoạch bổ sung một số tuyến tàu mới, bao gồm tuyến đường dài 277 km nối liền Phúc Châu và Hạ Môn, tuyến đường dài 203 km nối liền Quảng Châu với Sán Đầu và tuyến đường dài 278 km nối liền Thượng Hải và Nam Kinh.

Sau khi đi vào hoạt động, tổng chiều dài 3 tuyến đường mới tương đương 50% tổng chiều dài toàn bộ mạng lưới đường sắt cao tốc của Đức. Các chuyến tàu có khả năng vận hành với tốc độ tối đa 350 km/h.

Đáng nói ở chỗ, hầu hết các tuyến đường sắt mới này sẽ được xây dựng bằng robot thiết kế đặc biệt chuyên phục vụ các dự án trên cao. Phương pháp thi công tự động đã được thử nghiệm và phê duyệt.

“Các dự án tương lai sẽ học tập từ kinh nghiệm này”, Wang Peixiong, kỹ sư trưởng của Tập đoàn Cục Điện khí hóa Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, cho biết.

Công cuộc triển khai quy mô lớn robot xây đường dây điện khí hóa trên cao được coi là cột mốc mới quan trọng của ngành. Nó cho thấy máy móc giờ đây có thể đảm nhận hầu hết các công việc đòi hỏi tính kỹ thuật cao, trong đó có xây đường tàu cao tốc phức tạp.

Trước đây, hoạt động triển khai xây dựng các dự án đường sắt luôn gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm. Ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt, các công nhân vẫn phải cố gắng hoàn thành tuyến đường đúng hạn. Cơ sở hạ tầng tốn kém, đòi hỏi một lượng đáng kể lao động thể chất cũng như các kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Người công nhân phải làm việc trên cao, trong điều kiện cực kỳ căng thẳng.

Trung Quốc sẽ tăng mạng lưới tàu cao tốc lên 84.000km nối liền mọi thành phố, để robot AI hàn, sơn, kiểm tra thi công, hoạt động nhanh gấp 10 lần bình thường, làm 24h/ngày không mệt- Ảnh 1.
Trung Quốc sẽ tăng mạng lưới tàu cao tốc lên 84.000km nối liền mọi thành phố

Ngày nay, Trung Quốc có sự hỗ trợ đáng kể từ robot và các công nghệ tiên tiến khác. Chẳng hạn vào năm 2018, nước này giới thiệu cỗ máy có thể làm đường ray tốc độ cao lên tới 1,5 km/ngày. Đến năm 2021, độ chính xác và khả năng làm việc 24/7 đã đẩy con số trên lên 2 km đường ray/ngày.

Hàn, sơn, kiểm tra tiến độ thi công giờ đây cũng có thể được thực hiện bởi robot. Chúng còn có thể đào, đổ bê tông và thực hiện một số nhiệm vụ phức tạp.

Theo Wang, do tính chất nguy hiểm và đặc thù công việc, việc lắp ráp hệ thống tiếp xúc trên cao (OCS) đòi hỏi một lượng lớn lao động. Nhóm kỹ sư đo đó phải ứng dụng công nghệ xây dựng tự động, sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu kỹ thuật số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp và vận chuyển các bộ phận.

Tuy nhiên, theo các kỹ sư, ngay cả robot cũng đôi lúc gặp khó trong quá trình xây dựng OCS. Giải pháp cho những điều này là trí tuệ nhân tạo.

Các nhà khoa học cho phép robot tại công trường sử dụng các thuật toán trích xuất đặc điểm mục tiêu và nhận dạng hình ảnh để xác định kế hoạch đường đi tối ưu. Robot, dưới sự giúp đỡ của AI, thì có thể hoạt động trong nhiều thời tiết bất lợi.

Tại nhà kho, các thiết bị hỗ trợ AI như xe nâng thông minh có thể lấy và vận chuyển vật liệu, theo Gao Qi, một kỹ sư khác trong nhóm của Wang. Gao cho biết máy móc tự động được lập trình để tự bảo trì và có thể hoạt động 24 tiếng/ ngày, thực hiện nhiều nhiệm vụ nhập-xuất nguyên vật liệu với độ chính xác cao. Quá trình xử lý theo đó nhanh hơn tới 10 lần so với thông thường.

Theo các kỹ sư Trung Quốc, việc đưa công nghệ robot vào các dự án đường sắt cao tốc sẽ làm thay đổi cách thức xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản tại đại lục. Robot có thể làm việc suốt ngày đêm không cần nghỉ, vậy nên, đặc biệt quan trọng với những khu vực thiếu lao động lành nghề; chi phí nhân công cao.

Trung Quốc sẽ tăng mạng lưới tàu cao tốc lên 84.000km nối liền mọi thành phố, để robot AI hàn, sơn, kiểm tra thi công, hoạt động nhanh gấp 10 lần bình thường, làm 24h/ngày không mệt- Ảnh 2.
Trung Quốc là quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.

Chính phủ Trung Quốc hiện đang kế hoạch kết nối mọi thành phố lớn và trung bình bằng hệ thống đường sắt cao tốc vào năm 2035. Để làm được điều đó, nước này cần tăng gần gấp đôi chiều dài mạng lưới 42.000 km hiện có lên 84.000 km, song song với việc xây dựng cầu, đường hầm và nhà ga. Robot AI sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong kế hoạch này.

Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất sử dụng robot và ứng dụng công nghệ tự động hóa để xây dựng đường sắt cao tốc, song chủ trương áp dụng rộng rãi và nhanh chóng chắc chắn sẽ là bước tiến đáng kể trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông. Nước này cũng đang hỗ trợ các quốc gia khác xây dựng nhiều dự án đường sắt cao tốc.

Được biết, Trung Quốc là quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Trong số 10 tàu nhanh nhất thế giới, có tới 4 tàu đến từ đại lục. Hệ thống luôn được chính phủ hậu thuẫn hàng tỷ USD, trong đó có cả các công ty đối tác nước ngoài.

Theo WSJ, tuyến đường sắt cao tốc bận rộn nhất Trung Quốc (Bắc Kinh – Thượng Hải) hiện có tàu chạy với vận tốc 349 km/h. Để so sánh, con tàu chạy nhanh nhất Acela Express của công ty vận tải đường sắt Amtrak, Mỹ có vận tốc chỉ 241 km/h.

Trung Quốc đầu tư thành công mạng lưới tàu cao tốc kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008. Mặc dù không thay thế được hoàn toàn xe hơi lẫn máy bay nhưng chắc chắn tàu cao tốc thải ít khí thải nhà kính cũng như thuận tiện hơn so với các chuyến bay ngắn. Thay vì tốn hàng giờ tại các sân bay xa trung tâm, người dân có thể đến trực tiếp các sân ga tàu cao tốc ngay nội đô.

Theo: SCMP, WSJ / Vũ Anhy / Shoha VN

Vài nét về “khoảng cách” giữa Trung Quốc và Mỹ

Sức mạnh vươn lên của Trung Quốc dù đáng ngưỡng mộ nhưng thiếu tính bền vững so với Hoa Kỳ.

Người Trung Quốc vượt biên vào Mỹ. (Nguồn: Chụp màn hình MXH)
Đánh giá một xã hội thường phải dựa vào vấn đề đãi ngộ lao động và khoảng cách giàu nghèo, vấn đề hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương. Dấu hiệu trực tiếp và trực quan nhất: ① Giá lao động (thước đo mức nhân quyền); ② Ý thức của người dân sẵn sàng sống trong chính quyền đó. Ở các nước độc tài không có bầu cử đích thực, khiến nhiều người phải “bỏ phiếu bằng chân”. Ví dụ, làn sóng chạy trốn sang Hồng Kông của Trung Quốc Đại Lục từ những năm 1960 – 1980 (ít nhất 1,6 triệu cư dân đại lục đã đến Hồng Kông), và làn sóng di cư ngày nay.

Có câu: “Nơi người ta mong muốn đến, nếu không là thiên đường cũng phải là thực đường (nhà ăn); nơi người ta bỏ chạy, nếu không phải địa ngục cũng là giám ngục (nhà tù)”.

Theo thống kê của Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc vào năm 2022, trên toàn thế giới có 116.868 người Trung Quốc xin tị nạn, tăng 7,61 lần so với mức vào cuối năm 2012 là 15.362 người. Theo thống kê của Cơ quan Biên giới Mỹ, trong năm tài chính 2023 có hơn 24.000 người Trung Quốc đã bị bắt khi vượt biên trái phép qua biên giới Mỹ-Mexico; tính đến ngày 2/5 năm tài chính 2024, hơn 24.200 người Trung Quốc đã bị bắt khi vượt biên trái phép. Kể từ năm tài chính 2021, số người Trung Quốc “tháo chạy” vượt biên trái phép đã tăng 6.300%.

Người giàu Trung Quốc ồ ạt di cư sang Nhật Bản
Giá nhân công, giá lương thực
Năm 2015, ông chủ Cao Dewang của công ty Fuyao Trung Quốc sang Mỹ xây dựng nhà máy, sau khi trở về nước ông nói với các phóng viên:

Ở Mỹ mọi thứ đều rẻ, thứ đắt duy nhất là con người (giá thuê lao động đắt gấp 8 lần ở Trung Quốc). So sánh giá cả ở Trung Quốc và Mỹ, nhiều chi phí thiết yếu ở Mỹ thấp hơn nhiều ở Trung Quốc: Giá xăng ở Mỹ chỉ bằng 20% ở Trung Quốc, giá điện bằng 50% và chi phí vận chuyển cũng bằng 50%. Ở Mỹ người lao động phải trả 35% thuế thu nhập, cộng thêm 5% thuế địa phương, phí bảo hiểm, tổng thuế là 40% thu nhập. So sánh, việc thành lập một nhà máy ở Mỹ sẽ có lợi hơn ở Trung Quốc.

Giá thực phẩm ở Mỹ gần bằng ở Trung Quốc nhưng mức lương ròng cao gấp 7 lần ở Trung Quốc, vậy người dân nước nào được hưởng lợi hơn? Vì sao không có người Mỹ nhập cảnh lậu vào Trung Quốc, trong khi ngược lại không ít người Trung Quốc bất chấp để “nhập lậu” vào Mỹ?

Tác giả bài này, một người đàn ông 66 tuổi đến từ tỉnh Chiết Giang, đã phải trả một khoản “phí đầu rắn” 100.000 RMB vào tháng 9/2023 để đi vòng qua Nam Mỹ, phải mất một tháng để đi bộ qua vùng Darien ở Trung Mỹ để vào nước Mỹ, sau đó đã gửi một tin nhắn WeChat: Cuối cùng cũng được thở không khí tự do!

Nhân văn – khoảng cách lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ
Khoảng cách đáng kể nhất giữa Trung Quốc và Mỹ là giá trị nhân văn. Vấn đề người vượt biên thu hút chú ý cao ở Mỹ trong thập kỷ qua là bắt nguồn từ việc Mỹ mở các kênh tị nạn theo nguyên tắc nhân đạo nhân từ cho các nạn nhân từ khắp nơi trên thế giới. Bất chấp số lượng lớn người tị nạn kinh tế gây vấn đề phức tạp (là vấn đề đau đầu đối với các chính phủ liên tiếp của Mỹ), nước Mỹ vẫn không thể đóng cửa các kênh tị nạn. Lý do khiến bức tường biên giới của ông Trump bị Đảng Dân chủ phản đối mạnh là vì đi ngược lại lý tưởng sáng lập nước Mỹ và giá trị phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Người khai mở phong trào độc lập Thomas Paine (1737-1809): “Hãy đón nhận người chạy trốn này, chuẩn bị nơi ẩn náu kịp thời cho con người!”

Điều 13 trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10/12/1948: “Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ quốc gia nào, kể cả đất nước của mình, và có quyền trở về đất nước của mình”. Điều 14: “Mọi người đều có quyền chạy trốn khỏi bức hại và tìm kiếm bảo vệ từ đất nước khác”.  Điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do quan điểm và biểu đạt, quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm mà không bị can thiệp, và quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt tin tức và ý kiến thông qua bất kỳ phương tiện nào và không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia”.

Khoảng cách giáo dục
Tài năng đến từ giáo dục. Sở dĩ người Do Thái có tỷ lệ thành công cao như vậy là vì họ rất coi trọng giáo dục. Các gia đình Do Thái cho mật ong lên sách để trẻ dùng ngón tay bôi liếm, qua đó cảm nhận được “lợi ích” của sách ngay từ khi còn nhỏ…

Lý do khiến giới trẻ Mỹ năng động và tràn đầy ước mơ tất nhiên bắt nguồn từ tư tưởng tự do. Tính độc lập và tự do được khuyến khích ngay từ bậc tiểu học, thật sự kích thích tinh thần khám phá. Tới bậc học nghiên cứu sinh càng không có đáp án chuẩn mẫu, người dạy chỉ mang vai trò hướng dẫn, người học phải tự đọc và suy nghĩ độc lập, chuẩn bị bài phát biểu và tham gia thảo luận trên lớp.

Năm 1981, nữ sinh viên Zha Jianying (1959~) khoa tiếng Trung của Đại học Bắc Kinh sang Mỹ học thạc sĩ: “Trong lớp, giáo viên không đưa ra những câu trả lời chuẩn và kết luận được cho là đúng, họ chỉ khuyến khích học sinh tham gia tranh luận, không quan trọng thắng hay thua trong tranh luận, mà quan trọng là quá trình và niềm vui của hoạt động đó. Sự tương tác bình đẳng và cởi mở như vậy trong lớp học đã tác động sâu sắc đối với tôi”.

Vấn đề không phải một quan điểm đúng hay sai, mà là quan điểm đó được đưa ra như thế nào và có bằng chứng làm rõ quan điểm hay không… Nền giáo dục Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi và tập trung vào việc nuôi dưỡng tư duy phê phán của trẻ, chứ không hướng đến những đáp án tiêu chuẩn cố hữu.

Không có câu trả lời tiêu chuẩn, thay vào là hướng đến tương tác thảo luận, khích lệ phát biểu, hoạt động học tập hướng đến kích thích “động não không ngừng” của người học, phát triển khả năng độc lập và khám phá của người học trước các vấn đề phức tạp, điều đó giúp tạo nhân cách cởi mở tôn trọng khác biệt, bồi dưỡng cho người học tinh thần tự ý thức và tương tác, hứng thú khám phá. Tính độc lập và tự chủ nhận thức là nguồn sữa cơ bản của sáng tạo. Bản thân nền giáo dục Mỹ ở mọi cấp độ là cơ sở đào luyện về tự do và thực hành dân chủ.

Ngược lại, Trung Quốc có câu trả lời chuẩn mực cho mọi thứ từ tiểu học đến đại học, đó là nền giáo dục kiểu nô lệ, đến cả bậc học nghiên cứu cũng phải hướng theo quỹ đạo “chuẩn mực”, điều đó về căn cơ đã phá hoại tinh thần độc lập, gây áp lực khiến mọi ý thức sáng kiến khó phát huy.

Cảm nhận của sinh viên du học Nhật Bản
Du học sinh Nhật Bản Kato Yoshiichi tại Trung Quốc vào Đại học Bắc Kinh năm 19 tuổi, đã kể lại trải nghiệm học Đại học Bắc Kinh (2003 – 2010) của mình rằng: Phong cách giảng dạy ở Đại học Bắc Kinh không có gì thay đổi cho đến khi tôi rời Trung Quốc, bao gồm các môn tự chọn cho toàn trường và các môn học chính bắt buộc. Người học về cơ bản không có cơ hội hoặc hứng thú bày tỏ quan điểm cá nhân, hoạt động giảng dạy diễn ra một chiều truyền đạt từ người dạy.

Kato Yoshiichi than thở về sự chênh lệch giữa Trung Quốc và Nhật Bản về giáo dục cũng như trong đời sống thực tế: Chúng tôi từ khi còn nhỏ đã được học rằng nên cảnh giác và hoài nghi những tuyên bố của chính quyền, qua đó để đánh giá xem vấn đề có đáng tin cậy không, nếu không có thể lịch sử trước chiến tranh sẽ lặp lại. Nhật Bản đã học được cái giá của sự dối trá và giá trị của sự thật thông qua thất bại bi thảm của mình.

Chính phủ luôn có khuyết điểm, và họ chắc chắn muốn che giấu một số sự thật nhất định để chứng minh rằng họ luôn phục vụ nhân dân. Ai có thể thực sự tin được vào một chính phủ mà không cho phép những tiếng nói bất đồng tồn tại?… Điều tôi muốn hỏi: Đến bao giờ người dân Trung Quốc mới có văn hóa kiểm soát Chính phủ?

Kết luận
Tư tưởng là sức mạnh mềm quý giá nhất, dù nói thì dễ hơn làm, nhưng các chính sách thể chế xét cho cùng là sản phẩm của khả năng nhận thức của một dân tộc/cộng đồng. Hiện đại hóa chính trị của Trung Quốc thậm chí còn chưa đạt đến bậc đầu tiên, quyền tự do ngôn luận còn dừng ở [khẩu hiệu khích lệ thường thấy trong các cuộc họp] “các đồng chí phải nỗ lực”, dân tộc Trung Quốc dễ thương vẫn là một dân tộc đáng thương!
Bùi Nghị Nhiên
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)

Trí thức VN