“Nằm xuống” – Câu chuyện 10 giây từng gây chấn động toàn nước Đức

“Nằm xuống” – Câu chuyện 10 giây từng gây chấn động toàn nước Đức

Tất cả những tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của đứa trẻ về sau.

Có một câu chuyện từng gây chấn động toàn nước Đức. Câu chuyện được chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội. Câu chuyện về một nhân viên nhà ga xe lửa và con trai của ông.

“Nằm xuống” – Câu chuyện 10 giây từng gây chấn động toàn nước Đức

Chuyện được kẻ rằng, tại một nhà ga xe lửa, có một nhân viên đảm nhiệm công việc điều chỉnh công tắc chuyển hướng đường ray xe lửa. Đây là một công việc đòi hỏi nhân viên cần phải tập trung cao độ, bởi chỉ cần chuyển công tắc chậm một giây, xe lửa có nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Ngày hôm đó, có 2 tàu từ 2 hướng ngược nhau đang tiến vào ngã ba và chuẩn bị chuyển hướng đường ray. Người nhân viên đã vào vị trí ở khu vực bấm nút chuyển hướng ray như thường lệ. Đúng lúc này, ông đưa mắt nhìn và phát hiện đứa con trai của mình đang chơi đùa và đã chạy đến khu vực ngã ba đường tàu, nơi mà cả 2 xe lửa đang tiến tới với tốc độ ngày một nhanh.

Không kịp cả suy nghĩ, ông hét lớn với đứa con trai “Nằm xuống”, đồng thời nhấn nút chuyển đường ray ở ngã ba. Cả hai đoàn xe lửa đã đi vào quỹ đạo an toàn.

Những người đi trên hai chuyến tàu ấy không hề biết rằng, chỉ vài giây trước, tính mạng của họ từng ngàn cân treo sợi tóc, càng không hay biết rằng có một đứa trẻ nằm xuống đường ray bên cạnh cũng vừa thoát chết trong gang tấc.

Những hình ảnh ấy đã may mắn lọt vào ống kính phóng viên. Sự việc xảy ra tại nhà ga cũng trở thành tiêu điểm của dư luận nước Đức.

Không lâu sau, một đài truyền hình của Đức đã phát động một cuộc thi thu thập những thước phim với chủ đề “Mười giây đồng hồ mạo hiểm”. Rất nhiều đoạn video đã được gửi tới để tham gia. Cuối cùng, trong số rất nhiều những tác phẩm dự thi, đoạn phim “Nằm xuống” này đã giành được ưu thế và đoạt quán quân.

Có một điều, sau khi đoạn băng được trình chiếu rộng rãi, người ta mới biết rằng, đứa bé trong câu chuyện từ khi sinh ra đã bị thiểu năng về trí tuệ. Người cha ấy đã từng nhiều lần nói với con: “Sau này lớn lên, công việc con có thể làm được quá ít. Vì thế, con nhất định phải nỗ lực để trở nên xuất sắc”. Nhưng con trai của ông chưa bao giờ hiểu được những lời này, chỉ ngơ ngác nhìn cha.

May mắn thay, trong mấy giây đồng hồ định mệnh kia, đứa trẻ thiểu năng ấy lại có thể nghe lời cha, kịp nằm xuống và thoát nạn trong gang tấc. Hóa ra, hai chữ “nằm xuống” là hiệu lệnh mà người cha ấy thường dạy con mình trong những lúc chơi trò chơi, đó là từ duy nhất mà đứa trẻ ấy có thể hiểu và cũng là động tác tốt nhất mà nó có thể làm.

—————————————————

Từ câu chuyện “Nằm xuống” đến cách dạy con của cha mẹ

Trẻ em là tấm gương phản ánh hành vi của người lớn. Những ứng xử hằng ngày của cha mẹ được lưu giữ trong trí nhớ của con trẻ, nó sẽ được bộc lộ trong những thời điểm thích hợp nhất.

Những người làm cha mẹ, nếu lựa chọn những thời điểm thích hợp nhất để dạy con những điều cơ bản nhất, chắc chắn chúng sẽ tiếp thu rất tốt. Câu chuyện người cha dạy con trai cách ứng xử trong cuộc sống, tính không ích kỷ vụ lợi qua việc mua kem là một ví dụ.

Câu chuyện kể rằng, có 2 cha con, ngày nào trên đường về cũng đi qua một tiệm kem. Và hầu như ngày nào ông cũng ghé lại, mua 2 chiếc kem để 2 cha con cùng thưởng thức và chuyện trò rôm rả trên suốt chặng đường về.

Một ngày nọ, khi dừng lại trước tiệm kem, ông đột ngột nói với cậu con: “Hôm nay con có thể đãi bố 1 cây kem không? bố không mang theo tiền?” – Cậu bé bất chợt đưa tay vào túi quần, nơi có 5 đồng, vừa đủ mua 2 cây kem. Do dự, cậu quay sang bố: “Hay chúng ta về bố nhé, hôm nay con cũng không muốn ăn kem”.

Ông bố thất vọng, cùng con ra về, suốt chặng đường còn lại, 2 cha con cũng không chuyện trò rôm rả như mọi ngày. Không chờ đến lúc ấy, mà ngay khi bước chân ra khỏi tiệm kem, cậu bé đã cảm thấy hối hận thực sự. Cậu thầm nghĩ sao mình có thể ích kỷ, sao mình hoàn toàn có thể đãi bố cây kem mà lại keo kiệt giữ lấy tiền riêng.

Ngày hôm sau, trên đường về, khi gần tới tiệm kem, cậu bé đã chủ động: “Hôm nay con mời bố ăn kem nhé!”. Chỉ một câu chuyện nhỏ thôi, nhưng ta nhận thấy rằng, người bố chọn đúng thời điểm, đúng cách để dạy con, thì đứa bé sẽ tiếp thu rất nhanh và nhớ mãi trong đời. Cậu bé ấy sẽ không bao giờ quên được bài học về lòng vị tha của người bố, và bài học phải sống không ích kỷ, keo kiệt…

Chúng ta thường nói, phía sau một đứa trẻ chính là gia đình. Điều đó đồng nghĩa với việc chỗ dựa phía sau của con cái chính là cha mẹ. Những đứa trẻ “con nhà người ta”, phía sau chúng cũng là “cha mẹ nhà người ta”. Muốn dạy con cái điều hay lẽ phải, cha mẹ trước hết phải là những người thực hiện tốt những điều ấy.

—————————

Câu chuyện người cha dùng 3 bát mì trứng dạy con cũng vậy. Nếu không đặt đứa con vào hoàn cảnh cụ thể, để dạy con cần biết cho đi mới được nhận lại, thì đứa con ấy khó có thể tiếp thu được một bài học sâu sắc đến vậy. Cần biết mọi quyết định trong cuộc sống đều không chỉ ảnh hưởng đến mình, mà cả những người xung quanh.

Hầu hết cha mẹ chúng ta hiện nay đều ngày ngày kêu con phải chăm chỉ, phải học hành thật tốt, phải đạt được thành tích này, thành công nọ… Tuy thế, đứa trẻ vẫn chỉ là đứa trẻ. Nếu cứ bảo: Con lo học hành chăm chỉ đi, bé Q nhà bác T ngày nào cũng học đến khuya mới nghỉ. Hay con lo học hành chăm chỉ, sau vào đại học như anh P… song đây thường là cách dạy con đã trở nên lỗi thời.

Một câu chuyện “Nằm xuống” thật ngắn nhưng ẩn chứa rất nhiều điều khiến ta phải suy ngẫm. Người cha hiểu rõ khả năng tiếp thu của con mình tới đâu, nên ông đã dạy cậu bé những điều mà cậu có thể hiểu và thực hiện được dễ dàng. “Nằm xuống” – câu lệnh đơn giản để một người thiểu năng như con ông có thể tiếp thu.

Do vậy, luôn luôn cần xem xét xem đối tượng của mình là ai để đưa ra những bài học, những công việc phù hợp với năng lực của người tiếp nhận – mới có thể đi đến thành công.

Lan Trần

Theo Trí thức trẻ

Kiến trúc Việt Nam tiếp tục thắng lớn tại giải thưởng Kiến trúc Mỹ 2017

Giải thưởng Kiến trúc Mỹ (AAP) là một trong những giải thưởng kiến trúc toàn diện nhất trên thế giới. AAP có mục đích ghi nhận những tài năng và tầm nhìn phi thường của Kiến ​​trúc sư trên toàn thế giới qua những dự án kiến trúc đầy sáng tạo và gây cảm hứng nhất của họ trên toàn cầu.

Năm nay, những người chiến thắng đã được ban giám khảo quốc tế lựa chọn từ hơn 1000 công trình đến từ 68 quốc gia trong các lĩnh vực kiến trúc, thiết kế nội thất và kiến trúc cảnh quan.

Ngày 27/10 vừa qua tại Bảo tàng nổi tiếng New Museum ở New York (Mỹ) đã long trọng diễn ra lễ trao giải AAP 2017 cho các tác phẩm thắng cuộc và đại diện của Việt Nam – H&P Architects (HPA) đã gây ngạc nhiên lớn khi nhận liên tiếp 3 giải Nhất (Winner) và 1 giải Danh dự (Honorable mention).

Trước đó, từ đầu năm 2017 HPA đã liên tục được ghi nhận tại các giải thưởng quốc tế uy tín như UIA, Baku, A+, 2ACAA, AAA, GDA (German Design Award).

Đoàn Thanh Hà (trái) & Trần Ngọc Phương – hai thành viên chủ chốt của H&P Architects

Chi tiết bốn công trình đạt giải của H&P Architects như sau:

Tổ ấm ruộng (Terraces home) – Giải Nhất (Winner) / hạng mục Kiến trúc nông nghiệp

(Nhóm thiết kế: Đoàn Thanh Hà, Trần Ngọc Phương, Chử Kim Thịnh, Nguyễn Hải Huệ, Hồ Mạnh Cường, Trịnh Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Thịnh)

Tổ ấm Ruộng nằm trong chuỗi dự án phát triển Kiến Nông với quan điểm coi sự hoà trộn Kiến trúc với Nông nghiệp (Agriculture + Architecture = Agritecture) là nền tảng của phát triển bền vững. Ý tưởng của công trình hình thành khi Hoà trộn hai yếu tố đặc trưng của nông thôn Việt Nam là Ngôi nhà (không gian cư trú) và Ruộng bậc thang (không gian canh tác) tạo nên một Tổ ấm với các ranh giới ngoài/ trong; trên/ dưới; chung/ riêng được xoá mờ.

Canh tác nông nghiệp đưa người dân thị thành gần lại với thiên nhiên hơn thông qua những trải nghiệm đời thường thú vị khi tự mình gieo trồng, chăm sóc và chia sẻ thu hoạch với xóm giềng trên những luống rau, mảnh vườn thân thuộc. Công trình giúp gợi lên xuất xứ địa phương của người sử dụng trong bối cảnh thế giới phẳng với nhiều loại ô nhiễm đáng báo động như hiện nay, đồng thời thúc đẩy nhân rộng những thửa ruộng trong đô thị nhằm đảm bảo năng lượng cho cuộc sống trong tương lai.

Tổ ấm nở hoa (BB home) – Giải Nhất (Winner) / hạng mục Kiến trúc nhỏ

(Nhóm thiết kế: Đoàn Thanh Hà, Trần Ngọc Phương,

Chử Kim Thịnh, Erimescu Patricia, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn Quỳnh Trang, Trần Quốc Thắng, Phạm Hồng Sơn, Hoàng Đình Toản, Phạm Quang Thắng, Nguyễn Hải Huệ, Nguyễn Khắc Phước)

Ý tưởng bản kiến trúc này do biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, Việt Nam nhiều năm trở lại đây chịu nhiều bão lũ, sạt lở đất, thiệt hại nặng nề về người và của. Do đó, giải pháp về chỗ ở và tổ ấm cho nhiều triệu đồng bào hàng năm phải vật lộn với thiên tai là mục tiêu của công trình.

Từ những thanh tre được mô-đun hóa từng ngôi nhà được lắp dựng theo cách đơn giản (chốt, buộc, treo, gác…). Kiến trúc (được neo, giằng, liền khối) đủ sức chống chọi cùng thiên tai, vượt được mực nước lũ cao 1,5m. Không gian này được sử dụng linh hoạt tùy điều kiện cụ thể như nhà ở, giáo dục,y tế, cộng đồng… Công trình mong muốn mang lại nụ cười cho người dân địa phương trong những hoàn cảnh thiên tai khắc nghiệt nhất, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển cân bằng sinh thái, gắn kết kiến trúc và văn hoá bản địa cũng như ổn định về kinh tế.

Mành mành salon – Giải Nhất (Winner) / hạng mục Kiến trúc nghỉ dưỡng

(Nhóm thiết kế: Đoàn Thanh Hà, Trần Ngọc Phương, Phạm Linh Chi, Trịnh Thị Thanh Huyền, Chử Kim Thịnh, Nguyễn Hải Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Xuân Khiêm, Phạm Năng Toàn, Hà Văn Phú, Nguyễn Bá Dần, Đào Hồng Dương)

Mành mành salon được cải tạo lại từ một salon tóc đã xuống cấp trước đó trong cộng đồng dân cư đông đúc ở khu đô thị Văn Quán. Vẻ đẹp bình dị ở những điểm cắt tóc trên vỉa hè Hà Nội gắn với hình ảnh Tán cây rủ bóng mát & Bức tường gạch cũ kỹ là nguồn cảm hứng để người thiết kế kiến tạo một không gian khác lạ nhưng cũng rất gần gũi – không gian liên tưởng đến Mái tóc lớn cũng như gợi nhắc đến giàn cây Mành Mành (còn gọi là cây Liêm hồ đằng/ Tóc tiên) rủ rễ dài bao trùm lên không gian sử dụng bên dưới.

Công trình nổi bật với khoảng 200 nghìn hạt gỗ được tái chế nhằm tạo hiệu ứng tới các giác quan của người sử dụng khi trải nghiệm dịch vụ ở đây, với thông điệp: Con người cũng như Kiến trúc, sẽ càng Đẹp và Khoẻ hơn khi hoà hợp hơn với Thiên nhiên.

Không gian thân thiện BE (BE friendly space) – Giải Danh dự (Honorable mention)

(Nhóm thiết kế: Đoàn Thanh Hà, Trần ngọc Phương, Nguyễn Mạnh Hùng, Chử Kim Thịnh, Nguyễn Hải Huệ, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Văn Thịnh)

Nằm trong chuỗi dự án tạo lập “Không gian thân thiện trong đô thị ngột ngạt” do H&P Architects phát triển dựa trên sự kết hợp của hai vật liệu chính là Tre & Đất bắt đầu từ 2013, BE (Bamboo & Earth) là một không gian phục vụ cộng đồng mở, chú trọng vào khía cạnh văn hoá và nghệ thuật (giao lưu, triển lãm, ẩm thực,..), mang sứ mệnh gắn kết lại mối quan hệ nhiều sóng gió giữa con người với thiên nhiên trong thời đại hiện nay.

Mục tiêu của BE là góp phần nâng cao nhận thức xã hội về việc cần thiết có những không gian thân thiện phục vụ cộng đồng trong bối cảnh quá trình đô thị hoá & bê tông hoá đang dần bóp nghẹt Mạo Khê – một trong những thị trấn đông dân cư nhất Việt Nam. Qua đó góp phần định hướng hành động của cộng đồng trong tiến trình tạo lập những không gian bền vững cho tương lai bắt đầu từ sự thân thiện của hôm nay.

Nhật Hồng

Cô dâu Việt kể về cuộc sống với mẹ chồng Đức ‘khác lạ’

Chị Phan Hà Anh, quê Hải Phòng, đang sống cùng chồng và hai con tại vùng Lübeck, thuộc CHLB Đức. Sau 12 năm kết hôn, chị mãn nguyện với hạnh phúc và những trải nghiệm làm vợ, làm mẹ, làm dâu nơi xứ người. Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị về người mẹ chồng Đức luôn yêu thương, tôn trọng và hiểu chị không khác gì mẹ ruột.

Khi mới yêu anh chàng “mũi lõ”, tôi đã hỏi đi hỏi lại “Mẹ anh là người như thế nào? Bà có khó tính không?”. Nghe anh trả lời ngắn gọn: “Khi nào gặp thì em biết ngay”, tôi càng thấy lo lắng.

Khi đã sang Đức, lần đầu tiên ra mắt mẹ chồng, tôi rất hồi hộp, tim đập thình thịch. Tôi chỉ nói được tiếng Anh nên trước khi đi ông xã dạy một câu chào bằng tiếng Đức. Tôi lẩm bẩm học thuộc lòng nhưng đến khi cánh cửa nhà mở ra thì tôi quên mất. Mẹ chồng tôi hiện ra sau cánh cửa, tôi chưa kịp nhìn xem bà già hay trẻ, gầy hay béo thì đã bị bà ôm gọn vào lòng bằng hai cánh tay khoẻ khoắn. Thấy vậy, ông xã tôi bảo: “Mẹ đi vào nhà đã nào” thì bà mới chịu buông ra để tôi có chút hơi thở. Mẹ chồng tôi cao ráo, khoẻ mạnh mặc dù khi ấy bà gần 70 tuổi.

co-dau-viet-ke-ve-cuoc-song-voi-me-chong-duc-khac-la

Chị Phan Hà Anh và mẹ chồng.

Tôi cảm thấy đỡ hồi hộp hơn vì mẹ chồng tôi còn hồi hộp hơn cả tôi, bà chạy liên tục từ phòng khách đến bếp, từ bếp lên phòng khách, bà không biết làm cái gì trước, cái gì sau, quýnh quáng hết cả lên làm tôi phì cười. Ông xã tôi thì cằn nhằn “Running Mama” (Mẹ chạy như con thoi). Một lúc sau thì chị chồng tôi đến, chúng tôi ăn tối cùng nhau. Hôm ấy tôi ăn không nhiều bởi vì chưa biết dùng dao dĩa. Miếng thịt vịt nhảy tưng tưng trên đĩa như vẫn còn sống, dao dĩa bay liên tục xuống đất. Chúng tôi có một bữa tối thật ấm áp, gia đình chồng tôi thật gần gũi, như gia đình tôi ở Việt Nam. Trước khi về, bà dúi vào tay tôi đồng 50 Euro nói muốn mua gì thì mua.

Lần đầu tiên đi học lớp 1, bà nội tôi đã đi cùng với tôi, còn ở đây ngày đầu tiên đi nhập học tôi đi cùng… mẹ chồng. Thật buồn cười mỗi khi nhớ lại hôm đó. Bà đi nhanh kinh khủng, tôi phải chạy thì mới theo kịp, trong khi tôi thì đi tay không, còn mẹ chồng tay xách nách mang 101 cái túi. Bà vào phòng giám thị, bà đăng ký tên cho tôi, lấy địa chỉ, mua vé xe buýt… Người ta hỏi, tôi chưa kịp mở mồm thì bà đã trả lời xong. Sau đó chúng tôi cùng nhau đi mua sắm. Tôi để ý thấy bà chọn đồ rất hợp thời trang và cả sành điệu nữa. Phải nói rằng bà là một bà mẹ chồng rất điệu.

Khi tôi còn chưa nói được tiếng Đức, bà thì không nói được nhiều tiếng Anh, cứ đi đâu thì mẹ chồng, con dâu mỗi người lại kè kè một cái từ điển điện tử. Có một lần, không thể giải thích được cho tôi từ ấy nghĩa là gì, bà vác nguyên cái thang, gỡ cái thánh giá treo trên tường xuống và bảo “Đây, nghĩa là cái này”.

Thời gian trôi qua, chúng tôi không cần đến sự trợ giúp của từ điển nữa bởi vì đã hiểu nhau còn hơn cả mẹ con ruột. Ông xã mua cho tôi một cái xe đạp để đi học, bà nhất định không cho đi vì sợ tôi bị ngã và lạc đường. Bà nói: “Để mẹ trả tiền xe buýt cho nó”. Bà không biết rằng ở Việt Nam tôi vẫn phóng xe máy trên đường phố Hải Phòng, đường sá giao thông còn kinh khủng hơn gấp mấy lần ở đây, đã vậy còn đèo theo cả con trai bà đằng sau.

Có lần tôi vào bệnh viện để nội soi ruột, nằm một mình trong bệnh viện, vừa đói vừa nhớ nhà, lại bị cơn đau hành hạ, tôi tủi thân quá, khi mẹ chồng tôi bước vào tôi khóc oà lên. Bà vứt cả áo, cả túi lao vào xem tôi bị làm sao. Tôi bảo: “Con đau quá”. Bà thương con dâu cũng sụt sịt nước mắt, gọi y tá đem thuốc đến, mình bà thì đi vác nguyên một cái siêu thị vào cho tôi: hoa quả, bánh trái, salat, nước ép…

Đến khi tôi mang thai con nhóc, mỗi lần đi siêu âm ở bệnh viện, bà đều đi cùng. Bà lo khoản hậu cần thì khỏi chê, lúc nào tôi cũng được bồi dưỡng đầy đủ nên đã tăng tới 20 kg. Tôi cũng học đựợc từ mẹ chồng cách nấu rất nhiều món ăn của Đức, tuy không ngon bằng bà nấu.

Thứ bảy nào cả nhà chúng tôi đều đến nhà mẹ ăn tối. Ăn xong, tôi muốn giúp rửa bát đĩa thì bà bảo “Cứ ngồi đấy, không được sờ tay vào thứ gì”. Mỗi khi tôi đề nghị giúp dọn dẹp nhà cửa thì bà nói: “Khi nào mẹ nằm liệt giường thì mới cần đến các con, bây giờ cứ để mẹ làm cho khoẻ người”.

co-dau-viet-ke-ve-cuoc-song-voi-me-chong-duc-khac-la-1

Vợ chồng chị Hà Anh cùng hai con.

Có một lần bà làm hai vợ chồng tôi hết hồn hết vía. Đó là lần đi bệnh viện đẻ hụt, gọi điện về cho bà đỡ lo. Một tiếng trước tôi gọi thì bà vẫn còn ở nhà, một tiếng sau thì không ai nghe máy, gọi đi gọi lại cả máy bàn lẫn di động đều không được. Tôi lo lắng bảo chồng “Hay anh đến xem có chuyện gì xảy ra không”. Lúc ấy là 2h đêm. Ông chồng tôi vừa lo lắng vừa bực bội xuống lấy xe đến nhà mẹ. Anh bấm chuông thì không ai mở cửa nên hoảng thật.

Lấy chìa khoá mở cửa ra, chúng tôi vào tới phòng ngủ thì thấy TV đang nói một mình còn mẹ thì ở tư thế ngồi (chứ không phải nằm) trên giường, ngáy khò khò một cách vô tư, di động để ngay bên cạnh. Khi nhìn thấy chúng tôi, bà giật mình tỉnh dậy, giải thích: “Mẹ tưởng em bé chui ra rồi nên vừa làm mấy cốc rượu ăn mừng, ai dè ngủ say quá”.

Chúng tôi không sống cùng mẹ mà cuối tuần thường sang nhà bà “ăn chực”. Cứ giữa tuần, bà lại hỏi: “Thế các con ăn gì để mẹ còn nấu”. Tôi bảo “Con thích ăn thịt bò luộc với hạt tiêu xanh cho thêm ít lá nguyệt quế, sau đó thêm cà rốt và tỏi tây. Ngon lắm, ăn cứ gọi là cúp tai dài đuôi”.

Nhưng chồng tôi lại thích chân giò nướng có nhiều thịt, nhiều calo. Hai con chúng tôi hồi đó chưa biết thịt bò và thịt lợn khác nhau ở chỗ nào nên chỉ đứng ngoài hóng hớt, nhìn hai đứa lớn đang gân cổ lên với nhau. Cuối cùng bà nói: “Hai đứa có im đi không! Chẳng khác gì trẻ con”.

Cuối tuần cả nhà lò dò đến, ngửi thấy mùi chân giò nướng từ xa nên chắc mẩm thế nào cũng được một cục thịt lợn. Đến nhà mẹ, sau màn hôn hít chào hỏi, đứa lớn đứa bé nhào vô bếp bốc bải. Vợ bắt đầu mở máy phát thanh: “Mẹ ơi, hôm nay ăn gì thế?” thì bà bảo: “Mẹ nấu luôn hai món cho hai đứa đỡ oánh nhau”. Nấu mấy món này rất cầu kỳ, mất 4-5 tiếng, chưa kể có khi phải chuẩn bị từ hôm trước. Mẹ chồng tôi giải thích: “Nếu mẹ nấu cho bố lũ trẻ thì hoá ra mẹ thiên vị con trai mình à? Hai đứa các con phải bằng nhau chứ”. Tôi còn biết nói gì hơn ngoài việc ôm chặt bà. Quả là kiếp trước đi tu nên tôi mới gặp được mẹ chồng ngày hôm nay.

Càng sống lâu bên bà, càng hiểu thêm về một người phụ nữ, một người mẹ, một người bà và đặc biệt một người mẹ chồng giàu tình cảm, nhất mực yêu thương con. Bà thương con dâu có thể nói hơn cả con gái, đi gặp họ hàng, bạn bè hoặc người quen bà đều mang con dâu ra khoe, đến nỗi họ chẳng lạ lẫm gì. Nhưng bà không bao giờ ép con dâu đi chơi cùng với bạn mình.

Mẹ chồng rất tôn trọng tôi. Khi bà muốn cho các con tôi ăn cái gì hoặc mua quà,  quần áo cho chúng thì đều hỏi qua ý kiến xem tôi có đồng ý hay không. Khi tôi ốm đau hay cần người trông hai đứa, cho dù bà bận thế nào cũng bắt taxi đến ngay lập tức.

Đêm Giáng sinh, mẹ chồng con dâu uống say bí tỉ rồi bá vai bá cổ nhau hò hát, không có khoảng trên dưới, thực sự như bạn bè, mặc dù trong thâm tâm tôi luôn tôn trọng và yêu thương bà.

Chuyện mẹ chồng nàng dâu muôn đời không hết. Ở gia đình tôi cũng vậy. Tôi thật hạnh phúc vì có bà là mẹ chồng tôi, một bà mẹ chồng thật khác lạ.

Phan Hà Anh / VNExpress

Tin tức Vietnam 01-11-2017

Được định giá lên đến 3 tỷ USD, Vincom Retail đang sở hữu những gì?

Được định giá lên đến 3 tỷ USD, Vincom Retail đang sở hữu những gì?

Bên cạnh 40 trung tâm thương mại đang hoạt động, Vincom Retail còn có 22 dự án đang triển khai xây dựng cùng 51 dự án đang trong giai đoạn phát triển. Hiện diện tích sàn của Vincom Retail lớn gấp rưỡi so với 3 tổng diện tích của 3 doanh nghiệp đứng sau là Aeon, Lotte và Parkson.

Ngày 6/11 tới đây, Vincom Retail (VRE), công ty thành viên quản lý và vận hành các trung tâm thương mại của Tập đoàn Vingroup (VIC) sẽ chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Chí Minh. Với giá tham chiếu chào sàn 33.800 đồng, Vincom Retail được định giá ở mức hơn 64.200 tỷ đồng (2,83 tỷ USD).

Theo nhận định của một số chuyên gia chứng khoán, với nguồn cung cổ phiếu thấp và sự quan tâm khá lớn, nhiều khả năng cổ phiếu Vincom Retail sẽ tăng kịch biên độ 20% trong phiên đầu lên 40.500 đồng. Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của Vincom Retail sẽ lên đến 77.000 tỷ đồng (3,4 tỷ USD).

Vincom Retail cho biết doanh nghiệp này đang sở hữu và vận hành hệ thống TTTM có quy mô lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Việt Nam. Tính đến 30/6/2017, Vincom Retail đang vận hành 40 TTTM tại 21 tỉnh thành, với tổng diện tích mặt bằng bán lẻ lên đến 1,1 triệu m2.

Bên cạnh đó, Vincom Retail còn có 22 dự án đang triển khai xây dựng và 51 đang trong giai đoạn phát triển cũng tại thời điểm trên. Các dự án đang và sắp phát triển sẽ giúp Vincom Retail tăng sự hiện diện tại thêm 29 tỉnh và thành phố, nâng tổng số tỉnh thành hoạt động lên 50.

Ngoài ra, Công ty đang đánh giá và cân nhắc tính khả thi của 86 dự án khác để đưa ra quyết định đầu tư các dự án này trong tương lai.

Hệ thống TTTM của Vincom Retail được chia làm 4 loại gồm Vincom Mega Mall, Vincom Center, Vincom Plaza và Vincom+ với quy mô, vị trí và đối tượng khách hàng cụ thể.

Hiện tại, 3 TTTM Vincom Mega Mall (Times City, Royal City và Thảo Điền) cũng 4 TTTM Vincom Center (Bà Triệu, Đồng Khởi, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch) đang chiếm tới hơn 1/2 diện tích sàn thương mại của Vincom Retail.

Trong đó, 2 trung tâm có quy mô lớn vượt trội với diện tích trên 100.000m2 là Vincom Mega Mall Royal City (206 nghìn m2) và Vincom Mega Mall Times City (130 nghìn m2).

Tại Hà Nội, Vincom Retail hiện có 7 trung tâm thương mại, chiếm 75% tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại thành phố này. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, 11 trung tâm thương mại của Vincom Retail chiếm 43% diện tích bán lẻ.

 Diện tích sàn của Vincom Retail lớn gấp rưỡi Aeon, Lotte và Parkson cộng lại

Diện tích sàn của Vincom Retail lớn gấp rưỡi Aeon, Lotte và Parkson cộng lại

Ngoài hoạt động cho thuê mặt bằng tại các TTTM, Vincom Retail còn vận hành cho thuê và quản lý một số khu văn phòng xung quanh các TTTM mang thương hiệu Vincom và một số bất động sản khác.

Tính đến ngày 30/6/2017, tổng diện tích văn phòng và các bất động sản khác cho thuê của Công ty là 36.123 m2.

Tỷ lệ lấp đầy của các TTTM của Công ty trong những năm gần đây luôn ghi nhận mức cao, cụ thể: tỷ lệ lấp đầy trung bình của các năm 2014, 2015, 2016 và 6 tháng 2017 lần lượt là 79,0%, 81,0%, 86,5% và 89,0%.

Đối với các TTTM mới mở, Công ty thường đã có các khách đăng ký thuê trước khi đưa các TTTM này vào hoạt động và Công ty thường đạt tỷ lệ lấp đầy tại ngày khai trương là 95% đối với Vincom Center và Vincom Plaza, và 85% đối với Vincom Mega Mall và Vincom+.

Thông thường, tại ngày khai trương các TTTM mới, trung bình khoảng 35%-40% diện tích sàn bán lẻ cho thuê của Công ty được thuê bởi các công ty trong cùng tập đoàn như VinMart, VinPro.

Được biết đến chủ yếu với hoạt động cho thuê các Trung tâm thương mại bán lẻ tuy nhiên, Vincom Retail còn có nguồn thu đáng kể từ việc đầu tư và phát triển các bất động sản để bán.

Hoạt động bán bất động sản của Vincom Retail chủ yếu là phát triển các nhà phố thương mại (shophouse) xung quanh một số TTTM Vincom Plaza, Trung tâm mua sắm Vincom+ và tháp văn phòng và căn hộ để bán tại một số TTTM Vincom Center. Dòng tiền từ việc bán các bất động sản này giúp Công ty có thêm nguồn tiền phát triển các TTTM.

Kiến Khang

Theo Trí thức Trẻ

Việt Nam nhập gần 700.000 m2 vải tơ tằm Trung Quốc

Việt Nam nhập gần 700.000 m2 vải tơ tằm Trung Quốc

Trong 9 tháng từ đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập hơn 4.400 chiếc khăn tơ tằm Trung Quốc, trị giá 134 triệu đồng.

Chiều 31-10, Tổng cục Hải quan đã công bố thông tin về tình hình nhập khẩu tơ lụa từ Trung Quốc.

Theo đó, trong 2 năm 2015, 2016 và 9 tháng từ đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập hơn 8.800 chiếc khăn tơ tằm Trung Quốc chính ngạch, trị giá 35.800 USD (tương đương 816 triệu đồng).

Với giá bình quân hàng nhập nói trên, mỗi chiếc khăn tơ tằm Trung Quốc nhập về Việt Nam có giá trên 92.700 đồng.

Trong đó, riêng 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập hơn 4.400 chiếc khăn tơ tằm Trung Quốc, trị giá 134 triệu đồng.

Về mặt hàng vải, hai năm 9 tháng qua, Việt Nam đã nhập hơn 753.000 m vải tơ tằm, trong đó riêng 9 tháng là 153.000 m. Tính theo m2, vải tơ tằm nhập về Việt Nam là hơn 680.000 m2, riêng 9 tháng đầu năm là 157.000 m2.

Theo hệ đo lường Yards (hệ đo lường chiều dài của Anh, Mỹ), mặt hàng vải tơ tằm có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về Việt Nam thời gian qua tổng cộng là khoảng 566.000 yards.

Về địa điểm nhập hàng khăn lụa, vải tơ tằm Trung Quốc về Việt Nam, Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2015, cửa khẩu hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất nhập hàng nhiều nhất với trị giá hơn 1,8 triệu USD, cảng Hải Phòng đứng thứ 2 với hơn 1 triệu USD. Năm 2016, cửa khẩu hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất nhập hơn 1 triệu USD; 9 tháng năm 2017, Hải quan cảng Cát Lái và Sân bay Tân Sơn Nhất nhập nhiều nhất trị giá gần 500.000 USD.

Điều chú ý, con số nhập khẩu diện chính ngạch của mặt hàng khăn tơ tằm và vải tơ tằm từ Trung Quốc về Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2016 dù lượng nhập không thay đổi nhiều nhưng giá trị lại giảm nhanh từ con số 4 triệu USD, giảm còn 2,3 triệu USD, trong 9 tháng hiện chỉ là 1,2 triệu USD.

 

 

Tin tức thế giới 01-11-2017

Chuyên gia Mỹ nhận định về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump

Chuyên gia Mỹ nhận định về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AP).

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy ông rất coi trọng và muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt-Mỹ.

Từ ngày 3-14/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du các nước châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Trong thời gian có mặt tại Đà Nẵng tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Tổng thống Donald Trump sẽ đưa ra tầm nhìn của Mỹ về khu vực tự do và rộng mở ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực trong việc hỗ trợ Mỹ đạt được sự thịnh vượng.

Tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhằm tăng cường mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.

Nhân dịp này, phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn ông Anthony Nelson, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương tại Tập đoàn Albright Stonebridge trước thềm chuyến công du củaTổng thống Mỹ.

PV: Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có vai trò chiến lược như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ, thưa ông?

Ông Anthony: Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính là động cơ của phát triển toàn cầu. 60% dân số thế giới là ở châu Á, do đó các chính sách đối ngoại tương lai của Mỹ đều phải cân nhắc rằng thành công về mặt kinh tế và chính trị nằm ở mối quan hệ với châu Á.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có các ưu tiên trong quan hệ với châu Á. Các quan chức Mỹ đã có nhiều công du tới châu Á.

Tổng thống Donald Trump cũng đã cam kết sẽ tham dự hội nghị APEC ở Việt Nam và Hội nghị cấp cao Đông Á ở Philippines, cũng như tới thăm 5 nước châu Á. Đây là chuyến thăm châu Á dài nhất của một Tổng thống Mỹ từ trước tới nay. Điều đó cho thấy Mỹ đang ưu tiên quan hệ với châu Á.

Tôi cho rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tìm hiểu mối quan hệ mình muốn phát triển với châu Á ra làm sao.

Các ưu tiên hiện nay của Mỹ đối với khu vực châu Á bao gồm quan hệ với Triều Tiên để đảm bảo tình hình trên bán đảo Triều Tiên ổn định, tiếp tục tự do hàng hải ở Biển Đông, cũng như giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại đối với một số đối tác châu Á.

Tôi mong rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ nhân dịp tham dự hội nghị APEC và hội nghị cấp cao Đông Á và thông qua các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo một số nước quan trọng với Mỹ để có các ý tưởng trong chính sách đối ngoại trong những năm tới, đặc biệt là đối với châu Á.

Tôi cũng mong Tổng thống sẽ mang theo các thành viên chủ chốt trong nội các, những người đóng vai trò quan trọng trong các quyết định chính sách để giúp Mỹ có hướng đi trong thời gian tới.

Chuyên gia Mỹ nhận định về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Anthony Nelson.

PV: Việt Nam có vai trò gì trong APEC và việc đăng cai hội nghị APEC có giúp Việt Nam nâng cao vị thế hay không?

Ông Anthony: Tôi cho rằng Việt Nam là một nước quan trọng trong APEC. Nếu chúng ta theo dõi phát triển trên thế giới, chúng ta sẽ có thấy các đợt phát triển kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, đặc biệt là ở châu Á, nơi mà nhiều nước thực sự chuyển biến và trở thành các cường quốc kinh tế như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam hiện đang là một trong những nước trong đợt phát triển sắp tới với tốc độ tăng tưởng nhanh và có cơ hội trở thành các nền kinh tế đi đầu trên thế giới.

Tôi luôn nói với các khách hàng của mình rằng Việt Nam, Indonesia và Philippines là các quốc gia ở ASEAN với thế mạnh về tăng trưởng và đang tiến hành nhiều vòng đàm phán thương mại toàn cầu chắc chắn sẽ có các bước tiến vượt bậc và Việt Nam sẽ đứng đầu danh sách các nước này.

Việc đăng cai APEC sẽ giúp Việt Nam có cơ hội chứng tỏ rằng Chính phủ Việt Nam đang hướng tới cải cách kinh tế cũng như đang thực hiện các cam kết của mình, đặc biệt là về hội nhập kinh tế toàn cầu.

Đối với các nước quan tâm tới vấn đề đa phương hóa quan hệ quốc tế thì APEC là một diễn đàn tuyệt vời vì tại đây sẽ đưa ra các ý tưởng phát triển kinh tế và kết nối các quốc gia thành viên với nhau.

APEC tập trung tìm hướng đẩy mạnh tăng trưởng, tạo việc làm và cùng nhau tạo ra thịnh vượng, do đó đây chính là cơ hội để Việt Nam chứng tỏ cách tiếp cận cũng như các ý tưởng của mình.

PV: Những chủ đề nào sẽ được thảo luận tại hội nghị APEC và Việt Nam sẽ có những đóng góp gì cho chương trình nghị sự?

Ông Anthony: Các cuộc thảo luận tại APEC đã diễn ra suốt trong năm và tập trung vào nhiều vấn đề với mục đích cuối cùng là khả năng hình thành một khu mậu dịch tự do ở châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà các nước đều thống nhất về các quy định thương mại. Mặc dù điều đó còn xa vời tuy nhiên các cuộc thảo luận giúp xác định và giải quyết các rào cản trong một số lĩnh vực quan trọng.

Việt Nam có thể đóng góp ý tưởng về tăng trưởng bền vững, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế hiện đại, các kinh nghiệm mà nhiều nước phát triển đã trải qua, hoặc là an ninh của các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay vấn đề thay đổi khí hậu.

PV: Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump tới thăm chính thức Việt Nam, liệu hai nước có đạt được một thỏa thuận nào đó sau chuyến thăm hay không?

Ông Anthony: Chuyến thăm chính thức tới Mỹ vừa qua của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là để tạo nền tảng cho phát triển quan hệ hai nước. Hai bên đã thảo luận về tương lai quan hệ hai nước.

Tôi cho rằng trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Donald Trump, ít nhất sẽ có cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ giữa hai nước. Có thể hai bên sẽ thể hiện sự sẵn sàng cho một thỏa thuận thương mại tự do song phương mặc dù điều nay là không dễ, tuy nhiên, các cuộc tiếp xúc cấp cao như vậy sẽ tạo ra các bước tiến tới mở rộng quan hệ song phương.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Đại sứ TQ tiết lộ, Bắc Kinh sẽ biệt đãi Tổng thống Trump theo nghi thức cấp nhà nước.

Đại sứ TQ tiết lộ, Bắc Kinh sẽ biệt đãi Tổng thống Trump theo nghi thức cấp nhà nước+
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc đối thoại tại Mỹ. Ảnh AP

Đại sứ Thôi Thiên Khải cho biết, Trung Quốc sẽ có “một số sắp xếp đặc biệt” dành tặng Tổng thống Trump và gia đình trong thời gian 3 ngày ở Bắc Kinh.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ ngày 31/10 cho biết, trả lời phóng vấn báo chí hôm 30/10, Đại sứ Thôi Thiên Khải tiết lộ, hợp tác thương mại Trung-Mỹ và vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ nằm trong những chủ đề đối thoại quan trọng trong chuyến thăm Bắc Kinh (8-10/11) của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Khi đề cập tới vấn đề Đài Loan, ông Thôi cho biết, “không bao giờ thỏa hiệp về duy trì nguyên tắc Một Trung Quốc”. Ông này nhấn mạnh xử lý hợp lý vấn đề Đài Loan là cơ sở chính trị của mối quan hệ Trung-Mỹ.

Đặc biệt, về chuyến công du ba ngày của Tổng thống Trump, ông Thôi Thiên Khải cho hay, Trung Quốc sẽ đón tiếp Tổng thống Mỹ và gia đình theo “nghi thức cấp nhà nước+”.

Điều này có nghĩa, ngoài các nghi thức đón tiếp cấp nhà nước theo quy định, bao gồm duyệt đội danh dự, hội đàm chính thức, quốc yến… sẽ còn một số sắp xếp đặc biệt khác“, Đại sứ Trung Quốc cho biết.

Thôi Thiên Khải nhấn mạnh thêm, “những sắp xếp đặc biệt” dành cho Tổng thống Mỹ và gia đình trong chuyến công du Trung Quốc lần này chính là để đáp lại lòng hiếu khách mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện nhận được trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng Tư tại tư dinh của người đồng cấp ở Florida.

Ông này còn cho hay, trong thời gian Tổng thống Trump ở Trung Quốc, hai vị nguyên thủ sẽ có đủ thời gian để tiến hành “các cuộc đối thoại chiến lược cấp cao” và “có tác động rất quan trọng cho sự phát triển của quan hệ song phương”.

Cuộc gặp gỡ sắp tới tại Bắc Kinh là cuộc đối thoại chính thức thứ ba của hai ông Trump Tập. Hai lần đối thoại trực tiếp trước đó lần lượt diễn ra vào tháng 4 tại Florida (Mỹ) và hồi tháng 7 tại Hamburg (Đức).

Báo Nhật: 200 công nhân có thể tử nạn vì sập hầm ở bãi thử hạt nhân của Triều Tiên

Báo Nhật: 200 công nhân có thể tử nạn vì sập hầm ở bãi thử hạt nhân của Triều Tiên
(Ảnh: Yonhap)

Thông tin được đài truyền hình Asahi của Nhật Bản đưa ra trong một bản tin ngày 31/10/2017.

Theo báo cáo, khoảng 100 công nhân đã mắc kẹt khi một đường hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên bị sập, và 100 người khác có thể thiệt mạng trong khi nỗ lực cứu những người bị kẹt.

Asahi cho hay, đường hầm bị sập khi đang trong quá trình xây dựng. Báo cáo không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc, thời gian xảy ra sự cố cũng không được xác định.

Sau khi Triều Tiên tuyên bố tiến hành vụ thử bom nhiệt hạch (bom H) hôm 3/9, các chuyên gia khoa học hạt nhân của Trung Quốc đã công bố nghiên cứu, cảnh báo ngọn núi tại điểm thử hạt nhân của Triều Tiên có thể bị sập, kéo theo nguy cơ rò rỉ phóng xạ từ các vụ thử.

Cục trưởng Cục khí tượng Hàn Quốc, ông Nam Jae Cheol, ngày 30/10 báo cáo trước Quốc hội nước này đã bày tỏ lao ngại tình trạng rò rỉ phóng xạ có thể trở thành sự thật nếu Bình Nhưỡng tổ chức một vụ thử bom hạt nhân khác.