Khám phá bản năng tình dục của con người

Tình dục luôn làm tăng tính hiếu kỳ ở cả hai giới và được các nhà nghiên cứu cho rằng xuất hiện từ lúc con người mới lọt lòng tới khi chết đi. Dưới đây là những khám phá mà Shine đưa ra về chuyện ấy trong suốt cuộc đời của mỗi người.

Hoạt động tình dục bắt đầu khi nào?

Theo nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo, Sigmund Freud, khả năng tình dục ở con người bắt đầu từ lúc bú mẹ. Trong khi một số nhà khoa học người Mỹ lại tin rằng tình dục bắt đầu trước khi đứa trẻ được sinh ra. Điều này được nhận thấy ở hình ảnh siêu âm, những đứa bé trai đã cầm lấy “thằng nhỏ” của chúng ngay khi vẫn đang trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tình dục bắt đầu khi con người còn là một đứa bé. Trẻ sơ sinh yêu thích cảm nhận sự ấm áp và gần gũi ở mẹ thông qua việc bú và ngậm ti. Một số các chuyên gia quan sát lại thấy rằng những bé trai sau 7 tuổi, dương vật có khả năng cương cứng. Số khác lại tin rằng khả năng tình dục chỉ xuất hiện khi cơ quan sinh dục đã hoàn thiện.

Nhưng dù có tranh cãi bao nhiêu, các nhà khoa học vẫn đồng ý rằng chỉ khi vào tuổi thiếu niên, con người mới có ham muốn tình dục thực sự và tùy vào từng độ tuổi, ham muốn tình dục sẽ ở những mức độ khá nhau.

Bắt đầu và kết thúc ‘tự sướng’ khi nào?

Theo quan sát, có thể thấy rằng, trẻ em trai 7 tuổi bắt đầu chạm và vuốt ve cơ quan sinh dục của mình. Vào thời gian tới tuổi dậy thì, đa số phái nam đều thủ dâm. Tuy nhiên, phụ nữ lại thủ dâm trễ hơn. Hầu hết các cô gái bắt đầu “tự thỏa mãn” ở tuổi thiếu niên hoặc thậm chí ở độ tuổi 20 của mình. Một số cuộc khảo sát chỉ ra khi đạt tới tuổi 20, 80% nữ giới đã thử ‘tự sướng’. Họ dần ý thức được thủ dâm không phải là điều gì xấu xa. Những người phụ nữ hoàn toàn không thủ dâm cũng vẫn rất bình thường.

Mọi người giảm sở thích “tự thỏa mãn” hơn khi họ bắt đầu lập gia đình hoặc hẹn hò. Tuy nhiên, một số cặp đôi lại coi việc tự kích thích như một trò chơi cùng với đối tác của mình. Thủ dâm trở nên ít phổ biến hơn ở tuổi trung niên mặc dù các cặp đôi giảm thời gian gần gũi với nửa kia. Bên cạnh đó, những người ly hôn hoặc không sống cùng nhau nữa sẽ thủ dâm thường xuyên hơn. Người ta tin rằng 25% số người từ độ tuổi 70 có khuynh hướng thích “tự sướng”.

Số lần quan hệ tình dục và số lượng bạn tình

Thật khó để nói ra con số thực tế khi hầu hết mọi người đều thích khoe khoang và phóng đại về đời sống chăn gối của mình. Một số người tuyên bố rằng bản thân mình “yêu” mỗi đêm, với rất nhiều đối tác khác nhau. Nhiều người trẻ tuổi tin vào điều này và cảm thấy mình thật thua kém khi không có được đời sống tình dục phong phú như những người cùng độ tuổi với họ.

Nhiều cuộc khảo sát cho thấy mỗi người có từ 5-10 bạn tình trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, một vài nhà nghiên cứu tin rằng số lượng bạn tình có khuynh hướng tăng dần và tần xuất quan hệ tình dục thay đổi theo độ tuổi. Các chàng trai ở độ tuổi thiếu niên có xu hướng cực khoái 3-4 lần mỗi tuần. Những người trẻ tuổi thường “yêu” ba lần một tuần, trong khi các cặp vợ chồng trong ở tuổi 30-40 có “gần gũi” trung bình hai lần một tuần. Sau 50 tuổi, mỗi tuần một lần hoặc ít hơn.

Độ tuổi quá già để ‘yêu’

Thực tế cho thấy không có độ tuổi nào là quá già để ân ái. Nếu không có vấn đề gì về khả năng tình dục và có sự ham muốn ở cả hai người, các cặp đôi có thể quan hệ ở mọi lứa tuổi, thậm chí khi họ đã 90. Nhiều cuộc khảo sát chỉ ra những người khỏe mạnh có thể thỏa mãn ham muốn kể cả khi họ đã tới 70 hay 80 tuổi.

@ DatVietOnline

Ba Lan, một trong những đồn điền cần sa lớn nhất tại châu Âu, nhờ… người Việt!”

Lê Diễn Đức

Marihuana

Chúng tôi biết người Việt muốn dùng Ba Lan làm nơi ẩn náu cho tội phạm này” – Sebastian Michalkiewicz, Trưởng đại diện của Cục điều tra Trung ương tại thủ đô Warszawa xác nhận. – “Người Việt từ Hà Lan và Đức qua đây đều là những tay trồng cần sa chuyên nghiệp. Các thiết bị sử dụng trên đồn điền tại Ba Lan xuất phát từ những nước này”.

Một biệt thự mới hai tầng nằm trên đường phố yên tĩnh trong khu Strare Babice gần thủ đô Warszawa. Cửa sổ lớn, ban công và lối lên cầu thang có kính bao quanh. Ai đó bất kỳ đi qua đường cũng không thể nghĩ rằng đây chẳng phải là nơi ở thực sự. Phía trong các cửa sổ được che đóng bằng những tấm ván và gắn những bóng đèn nhỏ, loại tiết kiệm năng lượng. Người ta làm như vậy để vào buổi tối trông như thể trong nhà đang có một cuộc sống gia đình bình thường. Nhưng thực tế là bên trong là ngôi nhà thứ hai, hoàn toàn bị cắt đứt khỏi thế giới, với mạng lưới đèn chiếu sáng cực lớn, ống dẫn nước tưới tiêu, và hệt thống quạt… Như rừng Amazone: 80% độ ẩm và nhiệt độ 45 độ C. Gần một trăm bóng đèn natri 600 W. Trong tất cả các phòng của ngôi nhà là một rừng cần sa, được chăm sóc bởi những người làm vườn Việt Nam: 500 bụi cần sa có thể sản xuất ra thành phẩm ma tuý trị giá 300 ngàn Zloty Ba Lan (khoảng 100 ngàn đôla Mỹ).

Ở đây, không phải là thứ cỏ phổ biến thông thường. – “Đó là loại cần sa lai giống do người Việt Nam tạo ra. Hầu hết các loại cần sa có khoảng 0,2% THC [hàm lượng chất ma tuý]. Còn chúng tôi đang đối diện với các loại chứa tới 20-30% THC! Loại cần sa với 18% THC đã được thị trường coi là một sản phẩm tuyệt vời rồi. Đối với dân Việt Nam, loại họ trồng vượt quá cả mong muốn” – Một sĩ quan cao cấp của biên phòng Ba Lan cho biết. Ông là người mà hôm 24 tháng Tư đã cùng với cảnh sát phát hiện ra nơi cần sa ở Stare Babice. Người ta đã bắt tại chỗ ba người Việt Nam, có độ tuổi từ 24 đến 32. Hai trong số họ đã sự dụng căn cước Bulgaria giả mạo.

Các đồn điền cần sa kiểu này đã được phát hiện gần đây tại Ba Lan ngày mỗi nhiều hơn. Một vài ngày sau chiến dịch ở Stare Babice cảnh sát phát hiện ra một điểm canh tác tương tự tại Raszyn: 625 cây cần sa và 13 kg khô thành phẩm trị giá khoảng 420.000 ZL (tương đương 140 ngàn USD). Biên phòng Ba Lan trong ba tháng qua đã huỷ bỏ năm đồn điền ở ngoài Warszawa. 5 nơi tiếp theo được phát hiện bởi Cục điều tra Trung ương CBS, 5 điểm khác bởi cảnh sát thủ đô. Đôi khi phát hiện ra một cách tình cờ. Cũng như trong trường hợp ở Rembertów cũng thuộc Warszawa, cảnh sát tìm thấy 756 bụi, nhờ vụ ống dẫn nước bị hỏng, chủ nhà phải đến xem xét và báo cho cảnh sát.

Các sĩ quan thừa nhận rằng, phát hiện ra loại hình canh tác này không dễ dàng. Cần có nhiều may mắn. – “Tôi nghi ngờ rằng, chúng tôi chỉ bắt được một tỷ lệ nhỏ những người sản xuất” – Một viên chức của biên phòng nói.

Ý tưởng cho việc kinh doanh khá đơn giản: tạo ra nơi trồng trong một căn nhà thuê, thu nhập, chế biến, đưa ra nước ngoài và sau đó chuyển đổi sang địa chỉ thuê nhà khác. Toàn bộ sản phẩm được đưa ra nước ngoài là điều gây khó cho công việc của cảnh sát. Cần sa không được phân phối tại Ba Lan, do đó, không có các mối đại lý, là điểm dẫn cảnh sát đến nguồn bán buôn hoặc người sản xuất.

Hơn nữa, toàn bộ việc sản xuất là ví dụ của một công trình ngầm tuyệt vời. Trong căn nhà thuê thường ngự trị sự im lặng hoàn hảo, chỉ có đèn sáng bên trong các cửa sổ. Nhưng khi chủ nhà muốn vào bên trong để xem thì gặp phải khó khăn. Người Việt đang sống trong nhà giải thích rằng, họ sập cửa lại mà bỏ quên chìa khóa. Sau đó, thậm chí rất khó nói chuyện được với họ. Chủ nhà cuối cùng phẩy tay cho xong chuyện. Họ trả tiền tử tế mà. Chỉ có điều, dù được trả tiền thuê đàng hoàng, trong quyết toán cuối cùng thì chủ nhà hầu như luôn luôn bị thiệt hại, vì họ đi và để lại tiền điện sử dụng chưa thanh toán. Số tiền điện trên hoá đơn là khủng khiếp.

Nếu những người trồng cần sa trả tiền điện sòng phẳng thì lợi nhuận sẽ chẳng còn bao nhiêu. – “Công việc sản xuất chỉ có lãi khi xài điện chùa. Vì thế họ thường câu vào mạng để lấy cắp điện” – Sĩ quan xử lý các vụ án giải thích. Ba tháng tiêu thụ điện cho trồng cần sa khoảng 100 ngàn Zloty (khoảng 30 ngàn USD). Tất nhiên, sau đó số tiền này rơi vào chủ nhà. – “Có người đã phải cả bán nhà để giải quyết tiền nợ” – Sĩ quan biên phòng cảnh báo.

– “Không còn nghi ngờ gì rằng, chúng tôi đang đối phó với hoạt động tội phạm quốc tế có tổ chức với những chân rết được phân công vai trò và nhiệm vụ. Ai là người được chọn làm việc, ai thuê nhà, ai cung cấp và lắp ráp thiết bị, ai tiếp nhận hàng hóa, và xuất nó ra nước ngoài. Và trên tất cả, ai là người cấp nguồn tài chính cho việc thành lập các đồn điền” – Các viên chức biên phòng nói.

Việc tạo lập một đồn điền rất tốn kém. Trước tiên, tiền thuê nhà, thường được thanh toán trước cho toàn bộ thời gian thuê. Chi phí thiết bị cho việc gieo trồng 500 bụi cần sa khoảng 15 ngàn USD. Sau đó là chi phí cho việc chuyển lậu người Việt qua Ba Lan. – Những kẻ đầu nậu cần lao động là người Việt. Vì vậy, trả tiền cho việc chuyển lậu người từ Việt Nam là những người Việt mơ được ra khỏi nước để kiếm tiền. Nhưng không phải là món quà từ trên trời rơi xuống. Thay vào đó, họ phải làm việc nhiều năm tại các đồn điền cần sa – biên phòng giải thích. – “Đây là những người lao động tuyệt vời. Họ không biết ngoại ngữ, nên khó có thể chạy trốn, vì đi đâu? Cũng không có nhu cầu ra ngoài vì thực phẩm được cung cấp, họ chỉ lo việc chăm sóc trồng trọt”.

Chính những người lao động này đã làm việc trên các đồn điền ở Ba Lan, trong đó có đồn điền ở gần Żagań Iłowa. Họ trồng cần sa trong các nhà xưởng của nhà máy đã ngưng hoạt động. Trên hai tầng của nhà xưởng có gần bốn nghìn bụi cần sa có thể sản xuất 300 ngàn phần ma tuý trị giá 6,6 triệu Zloty (2,3 triệu USD). Khu nhà được trang bị giây chuyền sản xuất chuyên nghiệp với hệ thống ánh sáng, tưới tiêu và thông gió. Khi cảnh sát vào bên trong thì phát hiện thêm một số nhà xưởng khác trong tình trạng chuẩn bị. Trên hiện trường có hai người Việt bị tách hẳn với thế giới bên ngoài, được mang tới đây từ biên giới với Trung Quốc. Họ cũng được cung cấp phương tiện sống rất tốt, có TV bắt được chương trình Việt Nam, và thỉnh thoảng còn có cả báo chí từ trong nước.

Với cơ quan cảnh sát Ba Lan, việc người Việt Nam trồng cần sa không có gì đáng ngạc nhiên. Hiện tượng này đã được biết đến từ nhiều năm nay, nhưng ở các nước khác: Anh, Đức và Hà Lan. Vài năm trước ở Đức, người ta đã phá vỡ một băng 16 người Việt buôn bán ma tuý, chủ yếu là cần sa. Báo chí Anh đã viết nhiều về các băng nhóm Việt Nam sản xuất ma tuý trong các nhà kho cũ. Nhưng vấn đề sản xuất của họ ở phương Tây đã trở nên ngày mỗi nguy hiểm hơn. Đó là lý do tại sao các băng nhóm đã quyết định di chuyển trồng cần sa về phía Đông, còn phương Tây là thị trường tiêu thụ.

– “Chúng tôi biết họ muốn dùng Ba Lan làm nơi ẩn náu cho tội phạm này” – Sebastian Michalkiewicz, Trưởng đại diện của Cục điều tra Trung ương tại thủ đô xác nhận. – “Người Việt từ Hà Lan và Đức qua đây đều là những tay trồng cần sa chuyên nghiệp. Các thiết bị sử dụng trên đồn điền tại Ba Lan xuất phát từ những nước này.

Cảnh sát của chúng tôi hiện nay mới chỉ nắm bắt được phần ngoài của hàng rào: Người Việt Nam bị bắt là những người làm việc trên các điểm trồng, đôi khi là người đứng tên thuê nhà. Nhưng kẻ đứng ra tổ chức vẫn chưa được biết. Công tố viên của Warszawa không kết hợp tất cả các trường hợp trồng cần sa vào một cuộc điều tra. Các thủ tục tố tụng đưa ra toà ngày mỗi tăng, bởi vì nhà để cho thuê không thiếu”.

Công nghệ trồng cần sa của người Việt tại Ba Lan – Ảnh: Newsweek

Người Việt đến từ các nước Hà Lan, Đức, CH Czech và đưa hàng sang các nước đó tiêu thụ (Bản đồ trái) – Những điểm trồng cần sa lớn ở thủ đô Warszawa (Bản đồ phải):

Ảnh: Newsweek

Nguồn: Newsweek ngày 16/06/2010

© Lê Diễn Đức Weblog 2010

May mà Việt Nam còn có Saigon!

Trần Tiến Dũng

Người Sài Gòn từ thời hộ khẩu đến kinh tế thị trường

Khi có ý đi tìm người Sài Gòn, không hiểu sao khi chưa ra khỏi nhà tôi đã biết có đi phỏng vấn đến tết Congo cũng không ai người Sài Gòn tự nhận mình là người Sài Gòn gốc 3 đời hoặc mấy chục đời cả. Chắc rằng mọi người sẽ hỏi lại tôi, sao hỏi chi cái chuyện tào lao, tầm phào hết sức vậy cha nội, kiếm sống được ở Sài Gòn, là người Sài Gòn rồi.

Thật ra trên khắp thế giới, phần căn cước của một người ít ai phân biệt dân tỉnh lẻ hay dân thủ đô và đó là văn minh dân quyền căn bản nhất. Riêng ở Việt Nam thì khác. Dưới chế độ cộng sản, việc phân biệt dân thủ đô, dân thành phố lớn hay dân tỉnh lẻ, nông thôn, dân kinh tế mới,… là chuyện căn bản. Ai cũng biết sự phân biệt đối xử của chế độ hộ khẩu là khắc nghiệt, vấn nạn đó lâu ngày tạo nên cả một gói “tự hào” về địa vị chính trị, kinh tế, văn hóa… dành cho dân có hộ khẩu thủ đô, thành phố trước phần dân cư còn lại của cả nước.

Đường phố Saigon

Khi nền kinh tế mở cửa, dù chế độ hộ khẩu vẫn không thay đổi nhưng những yếu tố kinh tế thị trường tư bản đã phá vỡ toàn bộ những công dụng chuyên chế của chế độ hộ khẩu. Theo nhu cầu mưu sinh và nhu cầu nhân lực của kinh tế thị trường, dân tỉnh lẻ, nông thôn tràn về đô thị bất chấp chuyện họ sống đời không hộ khẩu hoặc chỉ có cái gọi là chứng nhận KT3 (một loại giấy tạm trú).

Tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, một trong số những biểu tượng của Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Theo thời gian, đội quân nhập cư tăng theo cấp số nhân và cả người nhập cư thành đạt, người kiếm sống qua ngày trở thành nguồn dân số bá chủ. Chính nguồn dân số và chất lượng dân số bùng nổ này đã dồn những ai tự huyễn hoặc cho mình dân thủ đô gốc, dân thành phố cố cựu vào hội chứng yếu đề kháng, trở thành những kẻ thất bại.

Nếu ai còn tự cho mình là dân Hà Nội gốc, thật ra đó là lối nghĩ của dân được bảo hộ bởi chế độ hộ khẩu thiếu dân quyền. Họ có thể trưng ra lý do là ông bà cha mẹ sống ở Hà Nội trước chế độ cộng sản và họ thừa kế cái gốc người Hà Nội. Cơ sở lý lẽ này là không minh bạch, vì trong lịch sử cận đại Việt Nam, theo tìm hiểu, trước thời cộng sản nắm quyền không có chuyện độc đoán khoanh tròn mực đỏ dân Hà Nội điểm tối ưu, và phần dân còn lại chỉ có điểm trung bình kém.

Quán cafe đường phố

Người Hà Nội trước thời cộng sản đủ khỏe mạnh tinh thần và trí thức để rộng tay đón nhận tất cả các nguồn dân cư như đón nhận dòng máu mới, cũng như đủ ứng xử văn minh để biết rằng cực đoan địa phương tính là ngớ ngẩn. Chuyện dân thủ đô được tôn trọng kính nể… đó là do phẩm chất người, chất lượng từ những công việc phục vụ cộng đồng, quốc gia và được cộng đồng xác nhận trong chuẩn giá trị văn hóa chung, chứ không phải một dạng đặc quyền đặc lợi do một thể chế độc tài chỉ đạo.

Người Hà Nội đủ văn hóa để nhìn thấu rằng hiện trạng hư hỏng của xã hội Việt Nam đều có nguyên nhân do thiếu nhân quyền. Cả dân tộc, không phân biệt bất kỳ ai, vùng miền nào đều phải gánh chịu hiện trạng xã hội hư hỏng tệ hại này.

Một giáo sư sinh ra ở Hà Nội di cư vào Nam muốn giấu tên đã nói thật với chúng tôi rằng: “Chỉ thời đại này mới có kiểu tự tôn bệnh hoạn địa phương thượng đẳng.”

Dân hào hiệp và dân nhập cư

Mỗi tháng tôi đều đến một tiệm hớt tóc của một ông chủ trẻ trên đường Hồ Bá Kiện. Tuổi chưa đến bốn mươi, anh có tổng cộng ba tiệm hớt tóc. Lần này anh mời tôi hớt tóc, lấy ráy tai, ở một tiệm mới khai trương. Cô gái lấy ráy tai cho tôi nói: “Ổng vài bữa nữa là sắm thêm xe hơi.”

Tôi hỏi thẳng ông chủ tiệm là anh có mấy chiếc xe hơi rồi, anh chàng nói giọng miền Nam lơ lớ: “Tính mua thêm một chiếc nữa là bốn. Xe tôi mua cho cơ quan công ty thuê, họp đồng tính theo năm.”

Rồi anh kể: “Năm 1980, anh từ Huế vô Sài Gòn làm phụ hồ, khổ trơ xương, ba năm không biết mùi bún bò, mì quảng là gì.” Tôi hỏi anh: “Anh thấy người Sài Gòn thế nào?” Mặt anh ngạc nhiên như người từ sao Hỏa xuống: “Rứa, lúc mới vào tôi cũng có nghĩ người trong này ăn ngon, chơi bạo khác người quê tôi, nhưng chỉ ở vài tháng là tôi thấy chỉ người có tiền là khác.”

Cái anh chàng chủ tiệm hớt tóc này cũng như hàng triệu người từ nhiều thế hệ đã nhìn thấy Sài Gòn là một nơi kiếm sống, kiềm tiền làm giàu. Ðối với mọi người Việt Nam, tính cả dân thủ đô Hà Nội, Sài Gòn là vùng đất hứa, là một kiểu giấc mơ Mỹ của người Việt Nam.

Một trí thức người Bắc di cư kết luận: “Sài Gòn là đất Phật.” Nhiều người bạn ông bàn thêm: “Giá trị rõ nhất của đất Phật trước tiên đây là nơi chốn bình yên, bình yên cả trong chiến tranh, thiên tai và những vấn nạn đáng sợ khác có nguyên nhân từ con người. Sài Gòn không có chuyện phân biệt đối xử vùng miền, văn hóa và chủng tộc…”

Nhà báo TG. có lần nói: “Chỉ cần vô Sài Gòn, có một cái bơm xe, ngồi ở vỉa hè Sài Gòn cũng sống được, cũng thoát khổ mà tính chuyện khởi nghiệp.” Họa sĩ TC, có lần kể: “Trước 1975, thi sĩ Nguyễn Ðức Sơn và cố nhà văn Nguyễn Thụy Long có thời ăn cơm cháy, uống trà đá, ngồi xỉa răng ở một quán cơm xã hội.”

Những khu nhà nghèo ven sông

Mỗi người, trong hàng triệu người từ nhiều thế hệ đều có riêng cho mình những kỷ niệm sâu sắc về sự rộng lòng của đất và người Sài Gòn. Có người còn nói nửa đùa nửa thật rằng, nếu ai có chí, dám đứng le lưỡi cho người ta dán tem ở bưu điện thành phố chắc chắn không thiếu khách hàng.

Nhưng Sài Gòn cũng có bất công. Ðiều bất công này không phải do Sài Gòn gây ra mà chính là do không ít người đến với Sài Gòn gây ra. Có thể thông cảm hiện trạng lúc nào họ cũng thương nhớ ca ngợi nguyên quán xuất thân của họ. Và Sài Gòn cũng dễ quên không chấp khi có những người nhập cư thành đạt, nên cơ nghiệp, chỉ nhận họ là người thành phố này, tỉnh nọ.

Sài Gòn không hề chỉ là Sài Gòn của nơi kiếm tiền, chỉ là một nơi tạm trú, bởi đa phần người nhập cư đã hoặc sẽ có khoảng đời sống ở thành phố này dài hơn so với lúc họ sống ở nguyên quán sinh ra. Hãy đến các nghĩa trang, các chùa có để cốt mà xem, hàng triệu người tứ xứ thuộc nhiều thế hệ đã chọn gởi lại cho Sài Gòn nắm xương tàn.

Nhưng người Sài Gòn anh là ai? Có người nói ngày nay muốn tìm người Sài Gòn thì qua tiểu bang Cali ở Mỹ hoặc các cộng đồng người Việt lưu vong trên khắp thế giới. Nhưng chúng tôi vẫn muốn tìm người Sài Gòn ở Sài Gòn.

Một cô bạn của chúng tôi sinh ra ở một nhà bảo sanh trên đường Gò Công quận 6, có ông bà nội là người Minh Hương, ông bà ngoại là dân sanh ra ở bến Mễ Cốc quận 8. Cô nói: “Nếu muốn biết ai là người Sài Gòn thì chỉ cần nhìn cách họ đón tiếp đối xử với bà con cô bác ở quê lên thăm hoặc lên kiếm việc làm. Bà ngoại tôi mỗi lần gặp bà con là mừng lắm, tấm lòng của người tha hương mà. Ai cũng có họ hàng dây mơ rễ má, chớ có phải ở đất nẻ chui lên đâu.”

Cô gái Saigon

Theo một ông già từng là lính VNCH, nay chạy xe ôm ở quận Tân Bình, “đất Sài Gòn trước tiên là đất của những tay hảo hớn, bởi chỉ có những người mạnh mẽ từ tâm hồn đến thể xác mới quyết định bỏ xứ ra đi đến đất mới, cũng chính họ mở đường cho con cháu mưu cầu sự sống mới và tự do. Tánh hảo hớn và phóng khoáng là máu huyết căn cơ của người Sài Gòn.”

Ở góc đường Cao Thắng và Phan Thanh Giản cũ (nay là Ðiện Biên Phủ) có một cái miếu lớn gọi là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Nơi đây hàng ngày hàng đêm vẫn nghi ngút hương khói tưởng nhớ những vong linh của tướng quân Lê Văn Khôi (con nuôi Tả quân Lê văn Duyệt) và các nghĩa binh bị xử chém, vùi xác ở quanh khu Kỳ Hòa, thành Gia Ðịnh dưới thời vua Minh Mạng. Một nhà nghiên cứu lịch sử miền Nam có lần nói với tôi: “Không rõ lắm những nghĩa quân này có phải là người Sài Gòn không, nhưng tôi tin chắc khi họ chết, anh linh họ là người Sài Gòn.”

Và sẽ không tìm thấy một người Sài Gòn nào nếu tiếp tục nhìn lịch sử theo lối độc quyền và thiển cận. Người Sài Gòn chỉ có một khi lịch sử được minh bạch rằng, người Sài Gòn hôm nay chính là những người nhận được cơ hội từ những người từng đến, sống và chết từ Sài Gòn-Gia Ðịnh trong xuyên suốt các triều đại phong kiến, những anh linh tử sĩ VNCH, những vong linh người vượt biển vì tự do và cả những nạn nhân khác của bóng tối lịch sử.

Chỉ từ cách nhìn nhận này mới sáng rõ đúng nghĩa tánh hảo hớn-hào hiệp vì tự do và công bằng của người Sài Gòn.

May mà còn có Sài Gòn

Gia đình bên ngoại tôi có một người anh họ, anh tên là Ba V. Trước 1975 anh là lính sư đoàn 7 Bộ Binh VNCH đồn trú ở Gò Công. Quê anh ở ở một xã heo hút dù không xa Sài Gòn nhưng rất nghèo… Sau biến cố 1975, anh và gia đình càng lâm cảnh nghèo tệ hại hơn. Sài Gòn với anh là một thiên đường tại thế, có lần anh nói với tôi: “Tao phục mày quá, sống được ở Sài Gòn ngon thấy mẹ.” Lời anh đơn giản nhưng chí lý, người Sài Gòn thời nào cũng rất bảnh trong cách nhìn của người địa phương khác.

Có người sẽ phản bác tôi rằng, người Sài Gòn ngày nay không còn sang trọng nữa. Nhưng trường hợp gia đình anh họ tôi thì lại đồng ý với tôi. Sau 1975 cả bảy đứa con của anh họ tôi đều không đủ ăn đến xanh mặt. Khi Sài Gòn vào thời kinh tế thị trường cả năm đứa con trai, con gái của anh đều trở thành người Sài Gòn, anh chỉ giữ lại được đứa con gái và đứa con trai út làm người Gò Công cày cấy trên nửa mẫu ruộng hương hỏa. Ðiều đáng nói là những người con Sài Gòn của anh, dù chỉ làm thợ hồ và nấu bếp ở Sài Gòn nhưng đã đem lại một cuộc cách mạng kinh tế, lối sống văn minh cho cả gia đình anh. Chất nông dân cố cựu của anh không còn như trước, ở anh ngày càng rõ ra cái chất thị dân Sài Gòn do con anh truyền bá.

Có hàng triệu gia đình ở Việt Nam hôm nay giống như anh, người ta không thể thống kê hết những thay đổi theo kiểu Sài Gòn. Nhưng có một điều người ta chắc chắn là văn hóa thị dân Sài Gòn hình thành từ tinh hoa thể chế thực dân và ánh sáng của nền dân chủ tự do Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, ánh sáng này đủ mạnh để dung chứa mọi cách sống và để truyền bá những điều tốt đẹp.

Người Sài Gòn hôm nay vẫn còn thói quen hóng gió trên bến Bạch Ðằng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Tôi có dịp nói chuyện với cô gái người Hà Nội, cô vào Sài Gòn làm nghề báo. Tôi không biết cô có phải là người Hà Nội gốc hay không, cô nói: “Khi mắng cái dân thiếu văn minh ngoài đấy, em có Sài Gòn để chứng minh là trong này người ta không ai làm việc xấu hổ thế.”

Tất nhiên, không có vùng rộng của lối sống văn minh nào lại không có mặt tệ nạn, nhưng cộng đồng thị dân Sài Gòn không có kiểu hí hởn cả tập thể hùa nhau hái hoa Anh Ðào của Nhật Bản triển lãm về làm của riêng, cũng không có những vấn nạn không thể tưởng tượng được như chiếm thang máy chung cư, cho thang máy chạy lên chạy xuống liên tục để vỗ con và đút cơm cho con mình ăn ngon miệng.

Và không có cái kiểu nghĩ và hành xử như một cô ca sĩ trẻ mà tôi quen. Cô này từ Hà Nội vào Sài Gòn tìm cơ hội thành “sao.” Trong thời điểm Hà Ðông có quyết định sáp nhập vào Hà Nội, cô luôn miệng tục tằn gay gắt với những người “đời đời kiếp kiếp” cô không nhận là người Hà Nội, dù hàng ngày đang cùng thở, cùng sống ở không gian Hà Nội mở rộng với cô.

Chính từ những cách nhìn kỳ thị kiểu này đã xác lập một thứ ranh giới mà ở đó người ta tự cho Hà Nội như mình đây là tốt đẹp, phần còn lại là tệ hại vì không phải là Hà Nội. Có gì đáng buồn cười và xấu hổ cho bằng kiểu kỳ thị “địa phương thượng đẳng” đó. Và chính đó mới là mầm mống, là nguyên nhân của vô số vấn nạn xã hội.

Vấn đề không phải Sài Gòn không có người nhập cư quê mùa kém cỏi, nhưng cái chính là văn minh Sài Gòn đủ mạnh để hướng mọi người đến phẩm chất tôn trọng lợi ích cộng đồng và tự trọng trong lối sống cá nhân.

Ở phạm vị rộng hơn, nhiều bậc thức giả chiêm nghiệm rằng, không phải năm 1975 “giải phóng Sài Gòn” mà chính là biến cố đó đem đến cơ hội giải phóng toàn diện xã hội miền Bắc.

Hơn ba mươi năm qua, những ai công tâm sẽ nhìn thấy những dòng người không thể thống kê hết từ miền Bắc vào Sài Gòn để mưu cầu cuộc sống tốt hơn, qua từng cá nhân, họ hàng, thôn làng vào Sài Gòn vào miền Nam rồi về thăm quê đã đưa về, đã truyền bá lối sống văn minh vật chất và tinh thần Sài Gòn.

Bình Thới-Saigon

Bạn tôi, nhà thơ, là một người Hà Nội sang trọng, anh vào và chọn Sài Gòn để sống và cũng có thể coi anh là người tị nạn văn hóa ở Sài Gòn. Anh có những kỷ niệm vui buồn sâu sắc dành cho Hà Nội, nên mỗi lần về quê trở vào là anh nói: “Mình đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất là thấy nhẹ người.” Tất nhiên cũng trùng hợp, người biết và chia sẻ tâm trạng “nhẹ người” này là những Việt kiều lưu vong mỗi khi rời Việt Nam bay trở lại đất nước bao dung mình.

Và từ những năm đen tối nhất của lịch sử cho đến thời tạm dễ thở, không một nơi chốn nào của đất nước này được hàng triệu triệu người Việt đồng tâm tin rằng: May mà Việt Nam còn có Sài Gòn!

@ NguoiViet.online

Dựa vào Hoa Kỳ nên hay không nên?

Lê Bảo Sơn

Nguồn: Bauxite Việt Nam

“Cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ có chịu một “món nợ ân tình” nào đó đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì ngày nay, Đảng cũng không được phép vì món nợ “truyền thống” đó mà đánh đổi chủ quyền của quốc gia, gây ra những thiệt hại về lãnh thổ và biển đảo. Xét một cách rốt ráo, đó chỉ là món nợ giữa hai đảng chính trị chứ không phải là món nợ giữa hai quốc gia, hai dân tộc”.

BVN đoan chắc món nợ ân tình này khi nhìn trong mối quan hệ tinh thần giữa hai đảng vô sản thì không một đảng viên cộng sản Việt Nam nào – chỉ nói những người không dính với quyền lực, đấy là con số hết sức đông đảo – không nhìn nó một cách trong sáng và tuyệt nhiên không ai nghĩ phải trả món nợ đó bằng hy sinh chủ quyền đất nước, vì như thế là phản bội lại lý tưởng của chính mình mà ai cũng đầy niềm tin là khởi dựng từ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Nhưng với thời gian, khi nó được xem xét thu hẹp lại trong lợi ích của một phe nhóm đã ôm chặt được chiếc ghế quyền lực tối cao và cứ lo mất ghế đến nơi, thì sự trong sáng đương nhiên cũng mất đi, phải giữ ghế bằng mọi cách mà cách hữu hiệu nhất là nhân nhượng lợi ích dân tộc cho tham vọng của những nhân vật chóp bu trong ĐCS Trung Quốc vốn thừa sức mạnh bảo hộ chiếc ghế giúp mình.

Có hiểu như thế mới thấy được chỗ lúng túng mâu thuẫn bậc nhất trong một bộ phận cầm quyền đất nước hiện nay: họ phải hạ mình trước Trung Quốc, ngày càng lún sâu vào việc qụy lụy Trung Quốc không thể cưỡng lại nổi, nhưng lại rất sợ mất đi tư thế chính danh trước nhân dân và đảng viên của họ. Điều đó giải thích vì sao các bậc lão thành cách mạng lại có thể đồng thanh lên tiếng rất hăng, kiến nghị những điều “nẩy lửa”. Bởi các vị ấy có trong tay ngọn cờ lý tưởng, đã đi đó đi đây khắp từ Nam đến Bắc, hiểu rõ làn sóng công phẫn ngầm trong quần chúng, và có thể nói là bắt thóp đúng “vết nứt” tối nghiêm trọng nó đang đẩy thanh danh của Đảng tới một giới hạn làm cho niềm tin của họ không còn gì để bấu víu.

Bauxite Việt Nam

Kể từ khi các tranh chấp về lãnh thổ cũng như trên Biển Đông làm cho mối quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng, ngày càng có nhiều người chủ trương “Việt Nam nên dựa vào Hoa Kỳ để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc”. Điều đáng chú ý là trong số những người chủ trương “thân Mỹ”, có cả những người có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc ít nhiều đã từng ủng hộ Đảng trong thời kỳ “chống Mỹ cứu nước”.

I. Từ “Thân thiện với Hoa Kỳ” đến “dựa vào Hoa Kỳ”:

Một trong những người chủ trương “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông là nhà nghiên cứu Dương Danh Dy – một cán bộ ngoại giao kỳ cựu, từng là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc).

Trong một bài viết công bố trên tạp chí Thời đại mới vào giữa năm 2006, ông nhận xét rằng: mặc dù về mặt hình thức, Trung Quốc đã thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt – Trung theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” nhưng trong thực tế, họ nhắm đến ba yêu cầu:

– Yêu cầu tối đa là “biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là “tay sai tin cậy” của họ);

– Yêu cầu trung bình là “không muốn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành nước cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”;

– Yêu cầu tối thiểu là “khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam giữ được vị trí trung lập, không đi theo các nước lớn khác chống Trung Quốc”.

Khác với quan niệm chính thống của Đảng cộng sản Việt Nam (coi Trung Quốc là đồng chí, là anh em), ông khẳng định: “Trung Quốc là nguy cơ trực tiếp nguy hiểm nhất về lãnh thổ, lãnh hải của ta”.

Chủ trương “quốc tế hóa” của Dương Danh Dy dựa trên phương châm: “đừng để bao giờ lâm vào cảnh mình là người đối đầu duy nhất với Trung Quốc”. Ông nói rõ ý kiến này như sau: “Chúng ta cần tôn trọng, nhân nhượng với Trung Quốc trong những vụ việc có thể nhân nhượng được. Quyết không đi với nước khác hay nhóm nước khác chống lại Trung Quốc và không bao giờ để rơi vào thế một mình đối đầu với Trung Quốc, nhưng quyết không khiếp sợ họ, lùi bước hoặc từ bỏ những vụ việc không thể từ bỏ được. Nội bộ chúng ta đoàn kết nhất trí, tập trung được sức mạnh và trí tuệ toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt là bảo đảm vững chắc cho mọi ứng xử đã, đang và sẽ xảy ra trong mối quan hệ hai nước”.

Trong vấn đề quan hệ đối với Hoa Kỳ, ông tỏ ra thận trọng, bởi vì theo ông, trong tình hình hiện nay (tức những năm 2005-2006) “…chỉ cần bị chụp cái mũ “phá hoại tình hữu nghị Việt-Trung” hoặc “thân Mỹ” là nhiều sự việc đã được giải quyết một cách gọn ghẽ, và sinh mạng chính trị có thể bị đe dọa”. Mặc dù vậy, ông vẫn cho rằng: “…nước Mỹ không phải là kẻ thù truyền thống của ta, họ lại ở rất xa ta, không có tham vọng về lãnh thổ của ta và không có nhiều vấn đề gay cấn với ta như Trung Quốc. Là một siêu cường, Mỹ có sự thể hiện nước lớn của mình, chúng ta cần tôn trọng họ, chí ít cũng như đối với Trung Quốc. Khách quan mà nói Mỹ (một số nước phát triển ở Tây Âu, Nga, Nhật…) đang là những người kiềm chế hành vi quá khích ở Trung Quốc; không có cuộc cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn (1989) mà cuộc cấm vận về quân sự còn kéo dài đến tận bây giờ, và những tuyên bố của Mỹ, chưa ai biết là Trung Quốc đã và sẽ làm gì ở biển Đông”.

Vì thế ông cho rằng: “… cần nhanh chóng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáo dục. Cần nghiêm chỉnh học tập tinh thần của cha ông, rửa mặt cho người Mỹ, dù là đã muộn, nhưng muộn còn hơn không. Tất nhiên Trung Quốc không vừa lòng nếu ta cải thiện mối quan hệ với Mỹ hơn nữa, tuy vậy chúng ta không đi với Mỹ để làm hại lợi ích của Trung Quốc thì họ cũng khó ngăn cản, mà cản cũng không được nếu ta khôn khéo tính toán bước đi phù hợp.”

Lập trường “thân thiện với Hoa Kỳ” cũng nằm trong chủ trương “quốc tế hóa vấn đế biển đảo”, bởi vì theo ông: “Trong vấn đề quần đảo, Trung Quốc rất không muốn quốc tế hóa, chính vì vậy mà chúng ta cần khôn ngoan quốc tế hóa vấn đề, nhất là tìm kiếm sự “có mặt” của Mỹ[1].

Cuối năm 2009, trả lời phỏng vấn của đài phát thanh Australia, ông Dương Danh Dy cho rằng việc Chính phủ Việt nam đã có một số bước đi mạnh mẽ như đăng ký thềm lục địa mở rộng, tổ chức cuộc Hội thảo quốc tế tại Hà Nội vào tháng 11.2009 “là hướng đi quan trọng để quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, điều mà phía Trung Quốc không bao giờ muốn”.

Tuy nhiên, theo ông “nguy cơ vẫn còn đó”, vì dã tâm của Trung Quốc là rất lớn. Nhận định về tình hình sắp tới, ông cho rằng sau năm 2010, vẫn còn nhiều rắc rối, bởi vì “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ ý định thôn tính Trường Sa và làm chủ Biển Đông, nơi mà 21/25 đường vận tải biển của họ đi qua. Quảng Đông, Quảng Tây hiện có rất nhiều nhà máy lọc dầu được xây dựng, để hút dầu từ Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông”. Có hai kịch bản có thể xảy ra. Kịch bản xấu nhất là “Trung Quốc chiếm toàn bộ Trường Sa trong vòng 5, 10 năm tới, khi họ đạt được thỏa thuận lợi ích to lớn nào đó, có thể khiến Mỹ chấp nhận đánh đổi”. Còn kịch bản khả quan hơn là “thế giằng co và ràng buộc quyền lợi giữa các bên. Sự đoàn kết ngày càng tăng của các nước ASEAN, thái độ đúng mức của các nước Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ… và một số nước liên quan khác cũng như dư luận tiến bộ trên thế giới là biện pháp ngăn chặn hiệu quả những hành động quá khích”[2]

Khác với ông Dương Danh Dy, Giáo sư Ngô Vĩnh Long mặc dù đã từng có lập trường phản chiến, thân cộng nhưng không phải là đảng viên cộng sản, và cũng không sống trong nước, do đó có điều kiện phát biểu một cách thẳng thắn, ít e dè hơn.

Là sinh viên Việt Nam đầu tiên được tuyển vào Đại học Harvard vào cuối năm 1964, Ngô Vĩnh Long cũng là một trong những sinh viên “thiên tả” đầu tiên công khai bày tỏ lập trường phản đối cuộc “chiến tranh Việt Nam” ngay trên đất Mỹ. Ông cũng là Chủ nhiệm của Thời báo gà­ – một bản tin ra hàng tháng vào cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, có xu hướng phản chiến. Ngày 10.2.1972, cùng một với một số sinh viên người Việt đang du học tại Hoa Kỳ, Ngô Vĩnh Long đã thực hiện một hành động táo bạo: chiếm giữ tòa Lãnh sự của chính quyền VNCH tại New York trong lúc các nhân viên của ngoại giao đoàn đang ăn trưa để đưa ra lời tuyên bố phản đối chiến tranh.

Như vậy, có thể nói Giáo sư Ngô Vĩnh Long là một người đã từng “chống Mỹ”, mặc dù như ông đã nhiều lần nhấn mạnh: ông không “chống nước Mỹ” mà chỉ “chống lại chính sách can thiệp vào VN của chính quyền Mỹ”. Là một Tiến sĩ sử học, ông hiện là Giáo sư về lịch sử châu Á tại Đại học Maine (Hoa Kỳ), và cũng là một chuyên gia am hiểu về các vấn đề của châu Á.

Cách đây gần một năm (ngày 22.7.2009), khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Thái Lan để ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN, đài RFI (Pháp) đã phỏng vấn ông. Phát biểu nhân dịp này, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng “tín hiệu mà Hoa Kỳ bắn đi, không chỉ đơn thuần nhắm vào Trung Quốc để nước này giảm bớt các hành động quá đáng, mà còn nhắm tới các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để các nước này biết rõ là Hoa Kỳ sẽ không từ nhiệm trong vai trò cường quốc duy nhất có khả năng tạo thế cân bằng với uy lực đang lên của Trung Quốc tại Châu Á.”

Vì vậy, theo ý kiến của ông: “…Việt Nam trong thế đang bị Trung Quốc ”ức hiếp” cần phải nắm lấy thời cơ này để có chính sách thỏa đáng nhằm giải tỏa được sức ép từ phía Bắc Kinh, bảo vệ được tư thế độc lập của mình”[3].

Theo Ngô Vĩnh Long, cần phải tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ, bởi vì phải có sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước ASEAN thì mới lôi kéo được các nước Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc:

“Ví dụ, vấn đề Biển Đông rất quan trọng với Nhật Bản, 90% lượng dầu từ các nơi khác chở đến Nhật Bản phải đi qua vùng Biển Đông. Tương tự như vậy, phần lớn nguồn cung cấp nhiên liệu cho Hàn Quốc cũng đi qua Biển Đông. Thế nhưng, hai nước này sẽ không lên tiếng đơn phương về vấn đề Biển Đông vì họ không muốn Trung Quốc gây sức ép ngược lại trên những vấn đề khác. Nếu Việt Nam nêu vấn đề này với tư cách là một nước đơn độc thì sẽ rất khó tranh thủ được sự ủng hộ của Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nhưng nếu Việt Nam được sự ủng hộ của Mỹ và các nước ASEAN thì có thể tranh thủ được các nước Bắc Á trong vấn đề này”.

Mặt khác, muốn tranh thủ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Việt Nam không thể chỉ dựa trên lợi ích riêng của mình mà phải dựa trên lợi ích chung của các nước ASEAN: “Điều cần lưu ý là vai trò của Mỹ trong việc giúp điều phối sự hợp tác của các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong giải quyết vấn đề Biển Đông là rất quan trọng, nhưng Chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp vào vấn đề này nếu nó đơn thuần là lợi ích riêng của Việt Nam. Chỉ khi Việt Nam thuyết phục được các nước Đông Nam Á tham gia thì Mỹ mới có thể đồng ý đóng một vai trò tích cực hơn vì sự an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam Á, chứ không phải vì Việt Nam”[4].

Về vấn đề Chính phủ Việt Nam mua sắm vũ khí (máy bay siêu thanh, tàu ngầm,…) để tăng cường thực lực quân sự, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng điều này là hợp lý, bởi lẽ “… trước sự đe dọa của Trung Quốc, nếu Việt Nam thật sự có điều kiện thì Việt Nam đúng là phải mua vũ khí để tự vệ. Không phải là Việt Nam tự mua vũ khí để tranh chấp Biển Đông. Vấn đề này là vì Trung Quốc càng ngày càng lấn chiếm Biển Đông nên Việt Nam mua vũ khí là một chuyện bình thường”. Tuy nhiên, theo ông “… số tiền bỏ ra để mua tàu ngầm và máy bay thì không bõ vì có thể làm cách khác để quy tụ sự ủng hộ của các nước khác. Việt Nam còn là một nước nghèo mà mua tàu ngầm như vậy rất tốn kém. Để số tiền đó giúp nông dân tốt hơn”[5]

Nói cách khác, thay vì bỏ tiền mua vũ khí để tăng cường lực lượng quốc phòng, Việt Nam nên tìm cách liên minh với ASEAN, đồng thời tranh thủ cho được Hoa Kỳ. Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là một cách để đối phó với Trung Quốc hữu hiệu nhất, đồng thời đỡ tốn kém nhất.

Trong khi chủ trương liên minh với ASEAN, liên minh với Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long vẫn nhấn mạnh phương châm “dựa vào dân để tránh thế yếu”. Ông cho rằng: “… Chính phủ Việt Nam phải để cho người dân Việt Nam, phải để cho trí thức và dân chúng trên thế giới bàn về chuyện này. Nếu Trung Quốc dọa Việt Nam mà Việt Nam lại bắt bớ những người chống chính sách về Hoàng Sa hay là nói rằng Chính phủ quá nhượng bộ với Trung Quốc về Hoàng Sa, thì Trung Quốc sẽ làm tới. Đây là vấn đề rất nguy hiểm cho Chính phủ Việt Nam”.

Ông phê phán chính sách đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người yêu nước: “Rồi trong vấn đề Hoàng Sa, trong bao nhiều năm trời, Việt Nam cũng im lặng, lâu lâu mới lên tiếng rằng Việt Nam có nhiều cái này cái kia chứng minh chủ quyền, nhưng không làm gì khác, không để cho nhân dân Việt Nam bàn luận về vấn đề này. Không nói cho nhân dân thế giới biết là trong vấn đề này, Việt Nam mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, có lý chỗ nào v.v. Đến khi Trung Quốc làm quá, bắt thuyền của Việt Nam thì phản ứng của Việt Nam lúc đầu là dẹp hết các blog chỉ trích Chính phủ, đuổi một số ký giả ở trong một số báo. Mạng Bauxite Việt Nam bắt đầu nói về vấn đề bauxite và quyền lợi Việt Nam như thế nào, Biển Đông như thế nào, tôi không biết ai đánh sập cái mạng này, nhưng tôi biết rõ ràng là ông Nguyễn Huệ Chi và bao nhiêu người khác bị an ninh Việt Nam gọi vào hỏi, lấy ổ đĩa cứng máy tính v.v. Làm như vậy thì sẽ mất chính danh của Chính phủ. Mọi người thấy là Chính phủ đàn áp hay là có cảm tưởng là Chính phủ đàn áp vì Trung Quốc[6].

Nhưng làm thế nào để tranh thủ được sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ?

Ông giải đáp: “Đối với thể chế chính trị ở Mỹ, cách vận động hiệu quả nhất là chúng ta cần tuyên truyền giúp người dân Mỹ hiểu rằng vấn đề tranh chấp tại Biển Đông là nguy cơ gây mất ổn định khu vực Đông Nam Á, ảnh hưởng lợi ích của nhiều nước, trong đó có Mỹ, để từ đó người dân gây áp lực đòi Chính phủ Mỹ chú trọng vào vấn đề này. Đây chính là công tác ngoại giao nhân dân. Trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam đã thắng Mỹ một phần nhờ thực hiện rất tốt đường lối ngoại giao nhân dân. Khi đó, hàng triệu người Mỹ đã tham gia các cuộc biểu tình phản chiến, rất nhiều người đã tham gia vận động hành lang ở Quốc hội, Chính phủ, nhờ đó góp phần giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước. Từ sau năm 1975, có vẻ như phía Việt Nam quan tâm hơn đến các hoạt động ngoại giao cấp chính phủ và cho rằng nó có thể giúp giải quyết những bất đồng giữa các bên. Tuy nhiên, lịch sử và thực tế đã chứng minh, trong lĩnh vực đối ngoại, nước nhỏ bao giờ cũng yếu thế hơn khi tiến hành đàm phán ngoại giao giữa chính phủ với chính phủ. Vì vậy, tôi mong muốn Việt Nam đẩy mạnh lại hoạt động ngoại giao nhân dân để bù đắp những bất lợi mà một nước nhỏ thì gặp trong đối ngoại, cụ thể là trong vấn đề Biển Đông”[7].

Là con của nhà thơ Huy Cận, cháu của nhà thơ Xuân Diệu[8], Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ thuộc thành phần trí thức “tinh hoa” của chế độ cộng sản. Nguồn gốc xuất thân cũng như nền tảng giáo dục mà ông được thừa hưởng khiến người ta không thể nghi ngờ ông chịu ảnh hưởng của “ngụy quân ngụy quyền” hay “ăn phải cái bã của tư bản, đế quốc”. Trong một bài trả lời phỏng vấn dành cho đài VOA vào thượng tuần tháng 4 năm 2010, với một lập trường “cấp tiến” hơn so với hai nhân vật nói trên, ông nhận định rằng Việt Nam phải dựa hẳn vào Hoa Kỳ, tìm cách liên minh quân sự với Hoa Kỳ.

Trước hết, Cù Huy Hà Vũ đánh giá: chủ trương của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc giải quyết xung đột ở Biển Đông bằng công pháp quốc tế hoặc bằng cách quốc tế hóa xung đột, cụ thể là “tìm cách nâng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 lên thành Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc nhiều hơn”, là một “sai lầm chết người”. Bởi lẽ “giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hoặc bằng tòa án quốc tế chỉ có thể diễn ra khi sức mạnh quân sự của hai bên đối địch ở thế cân bằng hoặc xấp xỉ để không bên nào có thể dám chắc sống sót sau cuộc chiến nếu nổ ra”. Trong tình thế mà “tương quan lực lượng vũ trang hiện nghiêng hẳn về phía Trung Quốc” thì việc Việt Nam “gấp rút hiện đại hóa quân đội nói chung, các lực lượng phòng vệ biển nói riêng” (như các hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay trị giá nhiều tỷ đôla mà Thủ tướng và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết với Nga và Pháp thời gian qua) “hoàn toàn không đủ để giúp Việt Nam giành thắng lợi trong hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn Trường Sa”.

Lý do tại sao? Theo ông Cù Huy Hà Vũ, có hai lý do cơ bản như sau:

“Thứ nhất, dù có tăng tốc mua sắm phương tiện chiến tranh đến mấy thì Hải quân Việt Nam cũng không bao giờ có thể bắt kịp Hải quân Trung Quốc mà tốc độ hiện đại hóa luôn được duy trì ở mức chóng mặt.

Thứ hai, chi quá nhiều tiền vào quốc phòng ắt đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc, biến những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vốn đã trầm trọng thành những xung đột phá vỡ Nhà nước và xã hội. Tất nhiên trong bối cảnh đó không chỉ Trường Sa mà ngay cả đất liền của Việt Nam tất cả sẽ là mồi ngon cho một cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc”.

Chính vì vậy, theo Cù Huy Hà Vũ, Việt Nam buộc phải “liên minh với cường quốc quân sự nào đó”. Trong tình hình hiện nay, cường quốc đó không thể là Pháp, bởi lẽ “…không hẳn vì Pháp đã chính thức “giã từ vũ khí” với xứ cựu Đông Dương từ năm 1954 mà chính vì nước này chưa bao giờ lấy đối đầu với Trung Hoa Cộng sản làm chính sách”. Mặt khác, cường quốc này cũng không thể là Nga, bởi vì theo ông, “….Nga đang phải căng sức đối phó với các cuộc chiến ly khai ở Bắc Kapkaz cùng lúc với NATO ngày càng áp sát biên giới của cựu thành lũy cộng sản thế giới này. Tóm lại, nước Nga trong quan hệ với phần đông các nước khác đang tự hoàn thiện thành một lái súng chuyên nghiệp”. Do đó chỉ còn một cường quốc quân sự duy nhất có khả năng làm việc này, đó chính là Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh:

“Thành thử chỉ còn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để Việt Nam có thể thiết lập liên minh quân sự, nhất là siêu cường quốc quân sự này là quốc gia duy nhất có chính sách kìm hãm sự bành trướng trên biển của Trung Quốc với sự hiện diện của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương”.

Phân tích lợi – hại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong mối quan hệ hỗ tương này, ông nói: “Trong mọi quan hệ, cùng có lợi sẽ chơi với nhau, cái lợi càng lớn thì quan hệ càng phát triển, càng bền vững và ngược lại. Liên minh quân sự với Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được Trường Sa nói riêng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nói chung trước mọi cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc và qua đó bảo vệ được nền độc lập của chính mình. […] Về phía Mỹ, liên minh quân sự với Việt Nam Mỹ sẽ có điều kiện hoàn tất chiến lược quân sự Đông Á của mình, cụ thể là khép kín “vành đai” ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc được cấu thành bởi các liên minh quân sự hiện hữu giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan “ [9].

So sánh lập trường của ba nhân vật nói trên, chúng ta thấy “thân Mỹ” có nhiều mức độ khác nhau: cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ (Dương Danh Dy), tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ (Ngô Vĩnh Long) và cao nhất là “liên minh với Hoa Kỳ” (Cù Huy Hà Vũ).

II. Những trở ngại về tâm lý trên con đường cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ:

Mặc dù “dựa vào Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc” ngày càng trở thành yêu cầu cần thiết của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, vẫn còn lại những trở ngại đáng kể trên con đường cải thiện bang giao Việt – Mỹ, đặc biệt là về mặt tâm lý quần chúng.

Chỉ xét riêng trong giới trí thức, vẫn tồn tại những quan niệm sai lệch, những ngộ nhận về mặt nhận thức. Những quan niệm lệch lạc, những ngộ nhận này có tác động không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tâm lý “bài Mỹ”, không thuận lợi cho quá trình cải thiện bang giao giữa hai nước. Trong bài viết này, tôi chỉ lướt qua một vài ý kiến thường được nhắc đi nhắc lại trong thời gian gần đây:

1) Hoa Kỳ là một đồng minh không chung thủy:

Để chứng minh cho quan niệm này, người ta thường viện dẫn sự kiện Hoa Kỳ “bỏ rơi” chế độ Việt Nam cộng hòa sau cuộc đàm phán Mỹ-Trung vào năm 1972, dẫn đến việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Điển hình là ý kiến của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, 87 tuổi, nguyên Phụ tá Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hòa, là một trong số 16 nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của miền Nam còn ở lại khi Sài Gòn thất thủ tháng 4/1975[10].

Trả lời phỏng vấn của đài BBC, ông cựu Chuẩn tướng này phát biểu:

“Tôi nói thật, trong tất cả các đời Tổng thống miền Nam Việt Nam, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay. Ở miền Nam này, đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh – mười mấy lần chứ có ít đâu. Tụi tôi trong quân đội, học ở Mỹ, học tiếng Mỹ, đi thăm Mỹ… đủ hết. Rồi tụi tôi cũng có nhiều bạn Mỹ rất tốt bụng, nhưng với Mỹ thì tôi vẫn không có bằng lòng. Thậm chí lần đi thăm đ̣ại bản doanh Cục Tình báo Trung ương (CIA) bên đó, thấy sợ hơn là thấy thích. Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao… Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã bỏ miền Nam Việt Nam”.

Nhắc lại vụ Hoàng Sa, ông nói: “Cần phải xem lại lịch sử cái thời mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu làm mất Hoàng Sa (1974). Mỹ cũng ở đó, mà có giúp gì không? Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đánh nhau với Trung Quốc rồi để mất đảo là như thế nào, vai trò các nước ra sao, phải xem lại ”[11].

Thật ra, ý kiến này chỉ là suy luận chủ quan, dựa trên kinh nghiệm cá nhân và chỉ đúng trong trường hợp cá biệt của chế độ VNCH vào đầu thập niên 1970, khi chính bản thân Chính phủ Hoa Kỳ cũng phải đối phó với nhiều khó khăn nội bộ – nhất là phong trào phản chiến nổ ra gay gắt ngay trên đất nước họ, nên họ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Nhưng ngay tại châu Á, chúng ta thấy Hoa Kỳ đã không “bỏ rơi” các đồng minh khác như Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) và Đài Loan.

Sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc và Hoa Kỳ ký một “Hiệp ước Phòng thủ Tương trợ” (Mutual Defense Treaty), theo đó một cuộc tấn công đối với bất cứ bên nào cũng sẽ nhận một sự đáp trả của cả hai phía. Có thể nói cho đến ngày nay, Hàn Quốc tồn tại được như một quốc gia trước sức ép về quân sự của Bắc Hàn và Trung Quốc – chính là nhờ mối quan hệ với Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn còn 29.000 quân đồn trú tại Hàn Quốc, đó là chưa kể đến các lực lượng hải, lục và không quân đang đồn trú tại Nhật Bản.

Một trường hợp khác là Đài Loan. Từ đầu thập niên 1970, xu hướng chung của thế giới là công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (People’s Republic of China) như đại diện chính thức của Trung Quốc thay cho Trung Hoa dân quốc (Republic of China). Ngày 25.10.1971, Nghị quyết 2758 của Liên hiệp quốc thừa nhận Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là đại diện chính thức duy nhất của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc.

Hoa Kỳ cũng phải đi theo xu thế chung ấy, và buộc phải công nhận Trung Quốc về mặt ngoại giao vào năm 1979. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Hoa Kỳ vẫn tìm cách bảo vệ Đài Loan chống lại mọi mưu toan dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ của Trung Quốc. Cũng trong năm 1979, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua “Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan” (Taiwan Relations Act). Căn cứ vào đạo luật này, Hoa Kỳ “coi bất kỳ nỗ lực nào không phải là những biện pháp hòa bình (bao gồm cả các biện pháp tẩy chay và cấm vận) nhằm quyết định tương lai của Đài Loan” đều là mối đe dọa cho hòa bình và an ninh của miền Tây Thái Bình Dương và đòi hỏi sự quan tâm nghiêm trọng của Hoa Kỳ. Đạo luật này cũng đòi hỏi Hoa Kỳ phải cung cấp vũ khí mang tính phòng vệ cho Đài Loan và duy trì khả năng của Hoa Kỳ để chống lại “bất cứ sự nhờ cậy nào vào sức mạnh hay các hình thức cưỡng bức khác” có thể gây nguy hiểm cho an ninh hay cho hệ thống xã hội và kinh tế của nhân dân Đài Loan.

Nếu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, chúng ta phải thấy rằng nỗ lực chủ quan của Đài Loan và Hàn Quốc là quan trọng nhất, còn sự hỗ trợ bên ngoài của Hoa Kỳ tuy cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định. Thiếu sự nỗ lực bên trong, sự hỗ trợ bên ngoài sẽ trở nên vô hiệu. Cho nên nếu trách Hoa Kỳ “phản bội đồng minh” thì cũng cần nên xem xét lại: những người lãnh đạo chính quyền VNCH chủ trương “dựa vào sức mình là chính” hay chủ trương “dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ là chính”?

2) Liên minh với Hoa Kỳ đồng nghĩa với “lệ thuộc vào Hoa Kỳ”:

Trong một bài viết dài đăng hai kỳ trên Blog phamvietdaonv, nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng “có 3 cách… để có thể thoát ra khỏi một cuộc chiến tranh với Trung Quốc”: (1) Hạ sách: Trong quan hệ với Trung Quốc nên chịu thế nước nhỏ: nhường nhịn, nhẫn nhục với Trung Quốc; (2) Trung sách: “Khi Mỹ đánh Việt Nam thì ta tìm cách liên minh với Trung Quốc, Liên Xô với phe xã hội chủ nghĩa để quyết chiến trở lại. Bây giờ Trung Quốc có ý định đánh ta thì ta lại đi liên minh với Mỹ, với Nga, với Nhật, với Hàn Quốc… để quyết chiến, quyết thắng”; (3) Thượng sách: “Phải làm cho Việt Nam mạnh và hùng cường lên cả về nội trị lẫn ngoại giao như cha ông ta đã từng làm”[12].

Chỉ cần nhìn nhận vấn đề một cách thật sự khách quan, thoát khỏi mọi thành kiến (nhất là tâm lý bài Mỹ, bài phương Tây), chúng ta dễ dàng nhận ra tính chất bất hợp lý của quan niệm xếp loại này.

Trước hết, cái mà tác giả gọi là thượng sách, thật ra là chính sách đối nội. Cái mà tác giả gọi là trung sách, thật ra là chính sách đối ngoại. Thực hiện một chính sách liên minh hay thân thiện với các quốc gia khác (nhất là các quốc gia có cùng chủ trương chống chính sách bá quyền của Trung Quốc) không hề mâu thuẫn với một chính sách đối nội “dựa vào dân là chính, sức mạnh từ bên ngoài là sự hỗ trợ cần thiết”. Hơn thế nữa, không phải quốc gia nào liên minh với Hoa Kỳ cũng đều lệ thuộc vào Hoa Kỳ hoặc mãi mãi lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Ngược lại, không phải bất cứ ai chủ trương dựa vào Hoa Kỳ cũng chủ trương “lệ thuộc Hoa Kỳ” hay “phục tùng Hoa Kỳ”.

Mặt khác, không thể so sánh thời đại ngày nay với thời đại của ông cha ta ngày xưa. Để đối phó với Trung Quốc ngày xưa, ông cha ta chỉ có thể dựa vào sức mình, không thể liên minh với bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng một mình, cô lập, nhất là khi phải đối phó với một quốc gia hùng mạnh ở sát cạnh mình.

Trong thế giới hiện đại, chi phí quân sự là cả một gánh nặng đối với mỗi quốc gia – nhất là các quốc gia chưa phải là giàu có. Hãy làm một phép so sánh:

Theo tính toán của SIPRI (Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế tại Stockholm, Thụy Điển, Stockholm International Peace Research Institute), chi phí quân sự năm 2009 của Việt Nam là 2, 073 tỷ đô-la Mỹ chiếm 2,4% (so với GDP của năm 2008). Trong khi đó, chi phí quân sự của một quốc gia nhỏ bé (chỉ bằng một thành phố của Việt Nam) là Singapore đã lên đến 7,966 tỷ (4.1% GDP), của Đài Loan: 9,866 tỷ (2.1%), Thái Lan: 4,909 tỷ (1.5%)[13].

Việt Nam với dân số 85,7 triệu người chỉ chi cho quân sự 2,073 tỷ đô-la, trong khi Thụy Điển (một quốc gia trung lập, hầu như không tham gia chiến tranh từ khoảng 2 thế kỷ nay), với dân số 9,3 triệu đã chi 6,135 tỷ đô-la cho quân sự. Nhưng trong khi chi phí quân sự của nước ta tương đương với 2.4% GDP thì chi phí quân sự của Thụy Điển chỉ bằng 1,3 % GDP. Hãy thử tưởng tượng: nếu chúng ta nâng chi phí quốc phòng lên ngang bằng với Thụy Điển hay Singapore, Đài Loan, v.v. thì tình hình kinh tế của Việt Nam sẽ như thế nào?

Nhưng cho dù có nâng cao chi phí quân sự, Việt Nam cũng không thể đối phó được với Trung Quốc, vì căn cứ vào dữ liệu của SIPRI, chi phí quân sự của Trung Quốc năm 2009 đã lên đến 98,8 tỷ (2.0% GDP), chỉ thua chi phí quân sự của Hoa Kỳ: 663,255 tỷ (4.3%).

Những con số đó cho thấy: hy vọng đối phó với Trung Quốc bằng cách chỉ dựa vào sức mình, không liên minh với quốc gia nào khác, chỉ là một cách suy luận hoàn toàn mang tính chủ quan, mơ mộng dựa trên trí tưởng tượng của các văn nghệ sĩ nhiều hơn là dựa trên sự tính toán thực tế.

3) Liên minh với Hoa Kỳ lệ thuộc vào sự thay đổi đảng cầm quyền (Dân chủ hay Cộng hòa):

Ông Phạm Viết Đào viết: “còn nếu theo trung sách như ý kiến của ông Lê Bảo Sơn thì phải hú họa chờ xem bên Mỹ, dân Mỹ bầu cho người của Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa làm Tổng thống. Nếu mà không may Trung Quốc đánh mà dân Mỹ lại bầu Tổng thống là người của Đảng Dân chủ thì Biển Đông, nền độc lập của Việt Nam khác gì “trứng treo đầu đẳng”?![14]

Đây quả là một lập luận mang tính văn chương, nhưng không phù hợp với chính trị học, luật học hay thực tiễn.

Mặc dù Hoa Kỳ theo Tổng thống chế (presidential system), nhưng những chủ trương lớn về ngoại giao – nhất là các hiệp ước, đều phải được Thượng viện phê chuẩn trước khi ban hành, mà tại Thượng viện Hoa Kỳ có đại biểu của cả hai đảng – Dân chủ và Cộng hòa. Một hình thức khác của quan hệ ngoại giao là các đạo luật (vd: Đạo luật về quan hệ với Đài Loan năm 1979); các đạo luật này phải thông qua cả hai viện của Quốc hội, mà trong cả hai viện đều có đại biểu của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Vì vậy, một khi chính sách liên minh với một quốc gia đã hình thành thì chính sách đó không phụ thuộc vào một vị Tổng thống nào hay một đảng chính trị nào của Hoa Kỳ.

Đó cũng chính là ưu điểm của chế độ dân chủ tại Hoa Kỳ, một chế độ chính trị dựa trên luật pháp (pháp trị) thay vì dựa trên sự yêu ghét của một cá nhân (nhân trị) hay chỉ dựa trên quyền lợi của một đảng duy nhất (đảng trị).

4) Hoa Kỳ không quan tâm đến Việt Nam và Đông Nam châu Á:

Cách suy nghĩ này ngày càng tỏ ra lạc hậu so với thời cuộc.

Hạ tuần tháng 10 năm 2009, nhân dịp đến Hoa Kỳ để nhận giải thưởng của Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ – Đông Nam Á (US – ASEAN Business Council), cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã cảnh báo rằng: Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ mất quyền lãnh đạo đối với thế giới nếu không tham gia vào việc làm cân bằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc tại châu Á. Ông cho rằng Trung Quốc đang trở thành một cường quốc hàng đầu không ai có thể cạnh tranh được ở châu Á: “Tầm cỡ của Trung Quốc khiến cho phần còn lại của châu Á – bao gồm cả Nhật Bản và Ấn Độ, cũng không thể sánh được về sức nặng cũng như về năng lực trong vòng 20 hay 30 năm nữa. […] Chính vì thế chúng tôi cần đến Hoa Kỳ để tạo ra sự cân bằng. […] Tôi nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ không thừa nhận châu Á – Thái Bình Dương là nơi sẽ là trung tâm kinh tế của hành động (the economic center of action) và nếu Hoa Kỳ mất ưu thế về kinh tế hay vị trí lãnh đạo đã từng có ở Thái Bình Dương thì họ sẽ mất vị trí đó trên toàn thế giới” [15].

Lời cảnh báo đó của nhà lãnh đạo đảo quốc Singapore rõ ràng đã có ảnh hưởng đến chính giới Hoa Kỳ. Bằng cớ là việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Singapore vào tháng 7 năm 2009. Và rõ rệt hơn nữa là lập trường của Hoa Kỳ thông qua lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại cuộc Đối thoại Shangri-La<[16] lần thứ 9 được tổ chức tại Singapore đầu tháng 6 vừa qua:

“Biển Đông là khu vực quan ngại ngày càng gia tăng. Vùng biển này không chỉ quan trọng đối với những nước tiếp giáp với nó, mà còn là mối quan ngại đối với tất cả các quốc gia có lợi ích kinh tế và an ninh ở châu Á”.

Và: “Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đe dọa các công ty Hoa Kỳ, hoặc các công ty thuộc bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động kinh tế hợp pháp ”[17].

Bình luận về quan điểm của Hoa Kỳ tại cuộc đối thoại này, nhà báo Ngô Nhân Dụng nhận định:

“Từ trước đến nay người Mỹ rất là dè dặt khi nói chuyện về những vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Nhưng bây giờ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã mang vấn đề đó ra nói công khai ở vùng Đông Nam Á và trong một hội nghị về vấn đề an ninh vùng. Có thể đây không chỉ là một lời bắn tiếng đối với Việt Nam hay Trung Quốc, mà có thể cũng là một lời nhắn nhủ cho tất cả các nước Đông Nam Á biết rằng thái độ của Chính phủ Mỹ có thay đổi. […] Đối với vùng Đông Nam Á, nước Mỹ từng là một cột trụ về vấn đề an ninh của họ, thì bây giờ trong khi Trung Quốc đang tỏ sức mạnh về quân sự cũng như kinh tế và tìm cách gây ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á, thì đây là cái lúc mà chúng ta nghe thấy Chính phủ Mỹ nhắc nhở cho các nước Đông Nam Á biết rằng Hoa Kỳ vẫn có mặt ở trong khu vực.

Nhân chuyến viếng thăm ở Hà Nội vừa rồi, Đô đốc Willard, người cầm đầu Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, có nói một câu rất đáng chú ý. Ông bảo rằng nước Mỹ đã từng – ông ấy dùng động từ gọi là “đi thuyền” – trong cái vùng này trong rất nhiều thập niên qua và ông nói tiếp là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có mặt ở đây. Đó là những điều mà theo tôi Chính phủ Mỹ đang muốn nhắn nhủ không chỉ riêng cho người Việt Nam mà cho tất cả các nước Đông Nam Á, cho biết là Mỹ có thể là đồng minh của các nước nhỏ ở trong vùng này nếu có tranh chấp với Trung Quốc”[18].

III. Đâu là trở ngại lớn nhất?

Nhưng trở ngại lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không xuất phát từ người dân nói chung hay từ giới trí thức nói riêng, mà từ chính đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận xét về một trong “ba điểm yếu” của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tống Văn Công – một đảng viên cộng sản, cựu Tổng biên tập báo Lao động, đã viết như sau: “Do “ngu trung” với ý thức hệ, Đảng Cộng sản Việt Nam không rút được bài học nhầm lẫn chọn bạn đồng minh, đã tiếp tục phạm sai lầm lớn hơn ở cuộc gặp Thành Đô năm 1990, cầu hòa với Bắc Kinh trong thế yếu. Từ đó, hai kẻ thù mang mặt nạ “đồng chí”, giả vờ kết giao trên “16 chữ vàng” (Do quá phẫn nộ trước hành động ngang ngược gần đây của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhân dân đã nhại lại thành 16 chữ đen là “Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, cướp biển lâu dài, thôn tính tương lai”). Nhầm lẫn trước năm 1954 còn có thể thông cảm, nhưng từ khi Bắc Kinh liên tục gây chiến tranh biên giới với tất cả quốc gia láng giềng Ấn Độ, Liên Xô, Việt Nam mà vẫn còn cho rằng “từng là xã hội chủ nghĩa với nhau vẫn tốt hơn” thì thật là mù quáng”[19].

Gần đây, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cũng nhận xét rằng “16 chữ vàng” mà Trung Quốc chủ động đề ra thật ra “chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam, “để ăn cướp mà Việt Nam không được la làng”, “xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được”. Trong khi đó thì: “Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn “Hữu nghị một chiều”[20].

Có thể nói: chính đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười như hiện nay. Trong khi Trung Quốc từng bước thực hiện chính sách bành trướng một cách công khai thì Việt Nam lại tiếp tục nhượng bộ hết lần này đến lần khác, trong khi nhân dân Việt Nam ngày càng phẫn nộ trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thì lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng tỏ ra khiếp nhược trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Gần đây, sau cuộc đối thoại Shangri-La 9 tại Singapore, trong khi Hoa Kỳ công khai bày tỏ lập trường có lợi cho Việt Nam và Đông-Nam Á thì phía Việt Nam lại lên tiếng “bao che” cho Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của báo chí, Đại tướng Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã tuyên bố như sau:

“Tranh chấp trên Biển Đông nếu để xảy ra xung đột quân sự sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia không chỉ ở Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thậm chí cả thế giới. Cho nên các nước phải hết sức bình tĩnh, phải hết sức kiềm chế, phải xử lý ở tầm cao chiến lược. Giải pháp phải bằng đàm phán hòa bình, bằng luật pháp quốc tế và phải hết sức sáng suốt, hết sức khôn ngoan, không cho người ngoài sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân ta”[21].

Ý tưởng này thật ra không phải hoàn toàn mới, mà chỉ là sự lặp lại một lập trường đã được thỏa thuận giữa hai ông Bộ trưởng Quốc phòng: Đại tướng Phùng Quang Thanh (Việt Nam) và Thượng tướng Lương Quang Liệt (Trung Quốc). Ngày 22-4, tại lầu Bát Nhất ở Thủ đô Bắc Kinh, một cuộc hội đàm đã diễn ra giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc. Báo Quân đội nhân dân (Việt Nam) đã đưa tin như sau:

“Về một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, Thượng tướng Lương Quang Liệt hoan nghênh và tán thành quan điểm và giải pháp mà Đại tướng Phùng Quang Thanh đưa ra. Trên cơ sở nắm vững nguyên tắc, lấy luật pháp và các thỏa thuận đã ký kết làm căn cứ, hai bên cần phấn đấu giữ ổn định tình hình, vì lợi ích của các quốc gia, không để các thế lực bên ngoài lợi dụng, kích động, làm tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai Quân đội[22].

Những lời phát biểu này khiến người dân cảm thấy khó hiểu, nhất là khi nó được phát ra từ cửa miệng của một ông Đại tướng chỉ huy lực lượng vũ trang. Như trên đã phân tích, ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên không tin vào “16 chữ vàng” mà phía Trung Quốc ra sức rêu rao. Vậy căn cứ vào đâu mà ông Đại tướng cho rằng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ hữu nghị mang tính truyền thống? Hơn thế nữa, ông lại còn lẫn lộn giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Xưa nay, đối với bất cứ quốc gia nào còn giữ vững được độc lập, chủ quyền, chỉ có quan hệ đối nội mới được xem yếu tố bên trong, còn quan hệ đối ngoại – dù là quan hệ đối với một quốc gia đồng minh thân thiết nhất, cũng chỉ có thể là yếu tố bên ngoài. Nay quan hệ với ngoại bang (Trung Quốc) lại được coi là yếu tố bên trong, như thế thì còn đâu là tinh thần độc lập, tự chủ? Không lẽ sau một thời gian giương cao hai ngọn cờ (độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội) nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã mỏi tay, nên quyết định từ nay chỉ giương cao một ngọn cờ duy nhất là chủ nghĩa xã hội, còn ngọn cờ kia đành phải hạ xuống để bảo vệ ngọn cờ chủ nghĩa xã hội (thực chất là duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng)? Trong dân gian có câu: “theo Mỹ thì mất Đảng, theo Tàu thì mất nước”! Không lẽ các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản muốn chọn con đường mất nước?

Dù sao thì cũng đã đến lúc cần phải đặt chính sách đối ngoại – đặc biệt là quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, vào chương trình nghị sự của Quốc hội và hơn thế nữa, vào “chương trình nghị sự của toàn dân”, tương tự như trường hợp của “Dự án đường sắt cao tốc” vừa qua. Không thể tiếp tục coi quan hệ đối ngoại là vấn đề “nhạy cảm”, là độc quyền của Đảng Cộng sản hay của Bộ chính trị, không cho phép ai khác được bàn cãi, phản biện hay tranh luận.

Cần khẳng định một điều: bất cứ cá nhân hay tập thể nào cũng không được phép giành độc quyền quyết định đường lối đối ngoại để có thể tiếp tục gây thiệt hại cho quyền lợi của dân tộc, xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia. Bất cứ ai cũng không thể nhân danh một thứ “tình hữu nghị truyền thống” giả dối để tiếp tục ngăn cấm lòng yêu nước của người dân.

Cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ có chịu một “món nợ ân tình” nào đó đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì ngày nay, Đảng cũng không được phép vì món nợ “truyền thống” đó mà đánh đổi chủ quyền của quốc gia, gây ra những thiệt hại về lãnh thổ và biển đảo. Xét một cách rốt ráo, đó chỉ là món nợ giữa hai đảng chính trị chứ không phải là món nợ giữa hai quốc gia, hai dân tộc. Những ai cố tình phớt lờ thực tế, cố tình gán ghép “món nợ ân tình” ấy cho nhân dân Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam phải trả nợ, sẽ phải đứng trước vành móng ngựa của lịch sử.

Chú thích:

[1] Dương Danh Dy, “Vài suy ngẫm về Trung Quốc”, Thời đại mới số 8, tháng 7-2006:
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai8/200608_DuongDanhDy.htm

[2] “Nhìn lại Biển Đông một năm sóng gió”, Bay Vút 24/12/2009:
http://www.bayvut.com.au/tri-thức/nhìn-lại-biển-đông-một-năm-sóng-gió

[3] Trọng Nghĩa, “Việt Nam cần tranh thủ thời cơ Hoa Kỳ cải thiện quan hệ với Đông Nam Á để hạn chế sức ép từ Trung Quốc”, RFI 28/07/2009:
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/115/article_4360.asp

[4] “Tranh chấp Biển Đông: Dựa vào dân để tránh thế yếu” (Lê Quang phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long), Tuần Việt Nam 31/3/2010:
http://www.tuanvietnam.net/2010-03-29-tranh-chap-bien-dong-dua-vao-dan-d&#8230;

[5] “Ý kiến chuyên gia sử học về vấn đề hiện đại hóa quân đội VN”, VOA 9.1.2010:
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2010-01-09-voa25-82831107.html

[6] Hoàng Sa nổi lên trở lại thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, RFI 18/01/2010:
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6524.asp

[7] “Tranh chấp Biển Đông: Dựa vào dân để tránh thế yếu”, bđd.

[8] Mẹ của ông Cù Huy Hà Vũ là em gái của nhà thơ Xuân Diệu.

[9] Huy Phương , «TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng”, VOA 9.4.2010:
http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-south-china-sea-&#8230;

[10] Mặc dù là một cựu sĩ quan Việt Nam cộng hòa, nhưng từ sau tháng 4 – 1975 đến nay, ông cựu Chuẩn tướng này lại là một thành viên Mặt trận Tổ quốc. Do đó, có người cho rằng đây không phải là ý kiến của bản thân ông, mà chính là ý kiến của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn mượn cửa miệng của ông để dễ thuyết phục quần chúng mà thôi.

[11] “Khó mà trông chờ vào người Mỹ”, BBC, 10.5.2010:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100510_nguyenhuuhanh_vie&#8230;

[12] Phạm Viết Đào, “Làm gì để thoát được một cuộc chiến tranh xâm lược từ phía Trung Quốc?”, Blog Phạm Viết Đào, 13.5.2010:
http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=5003

[13] Con số của SIPRI có khác với con số chính thức của Bộ quốc phòng VN. Theo Sách trắng Quốc phòng Việt Nam được công bố năm 2009, chi phí quân sự của Việt Nam 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, theo tính toán của SIPRI, ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2008 lên đến 2,138 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 2,5% so với GDP của năm 2007.

[14] Phạm Viết Đào, bđd.

[15] “US risks losing global clout – Lee Kuan Yew”, Manila Times 29.10.2010:
http://www.manilatimes.net/index.php/top-stories/4887-us-risks-losing-gl&#8230;

[16] Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) là cuộc họp hàng năm của Bộ trưởng Quốc phòng các nước châu Á được tổ chức ở khách sạn Shangri-La (Singapore) từ năm 2002 đến nay. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies, IISS), một think-tank được thành lập tại nước Anh từ năm 1958, là chủ thể tổ chức các cuộc đối thoại này. Cuộc đối thoại lần thứ 9 vừa diễn ra từ ngày 4 đến 6.6.2010, tập hợp gần 30 quốc gia.

[17] Ngọc Trân, “Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”, RFA 7.6.2010:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/US-concerns-about-the-South-China&#8230;

[18] “Quan điểm của Mỹ chuyển biến thuận lợi cho Việt Nam?”, RFI 13.6.2010:
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100613-quan-diem-cua-my-chuyen-bien-th&#8230;

[19] Thiện Ý, “Đổi mới Đảng để tránh nguy cơ sụp đổ! Góp ý với Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam”, talawas 19.9.2009:
http://www.talawas.org/?p=10367

[20] Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, “16 chữ vàng là thật hay giả”, Bauxite Vietnam 27.5.2010:
http://www.boxitvn.net/bai/4607

[21] “Biển Đông: Mỹ không đứng về phía nào, TQ không bành trướng”, Vietnam Net, 09/06/2010:
http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006/Bien-Dong-My-khong-dung-ve-phia-nao&#8230;

[22] “Hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc”, QĐND 23/04/2010:
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/10/50/50/110120/Default.aspx

Đứa con nào sẽ là người kế vị nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Chính Nhật?

Bắc Triều Tiên bất ngờ công bố hôm thứ Bảy (26/06) trong tháng 9 sẽ chọn lãnh đạo mới của đảng cầm quyền.

Hãng tin Associated Press viết rằng, đang có những tin tức đầu cơ về giai đoạn chuẩn bị cho con trai út của Kim Jong Il (Kim Chính Nhật) kế vị lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

68 tuổi Kim Jong Il được dư luận xem là có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vẫn đang giữ quyền lực tuyệt đối tại một quốc gia nghèo khó nhưng vẫn tiến hành thực hiện chương trình hạt nhân, tên lửa, và thường xuyên đe dọa hủy diệt Hàn Quốc. Quyền lực của người kế thừa chắc chắn cũng sẽ tuyệt đối.

AP cho hay, có những quan ngại rằng, Bắc Triều Tiên sẽ mất ổn định chính trị, và thậm chí sẽ có sự tranh giành quyền lực nếu Kim Jong-Il chết, hoặc không chỉ định được người kế nhiệm. Cho đến nay, nhà lãnh đạo Kim Jong Il vẫn chưa cho biết ý tưởng rõ ràng là ai trong ba người con trai của mình sẽ ngồi vào vị trí này.

Nhiều nhà quan sát có ý kiến rằng, con trai út, Kim Jong Un, sẽ là người tiếp nhận vai trò thay cha mình.

Công bố trong thứ Bảy vừa qua về việc triệu tập đại hội đảng đầu tiên kể từ năm 1966 của Đảng lao động Triều Tiên để lựa chọn lãnh đạo mới được xem là một tín hiệu rằng, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị mặt bằng cho sự thừa kế của Kim Jong Il. Công bố về đại hội đảng, hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA đã viết rằng, 2010 sẽ là năm “của sự thay đổi lớn”.

Như từ nội dung thông cáo của KCNA nhấn mạnh lãnh tụ Kim Jong Il “có sự tôn trọng tuyệt vời trong các cấp cao nhất của đảng và cách mạng”, AP kết luận rằng,  một sự thay đổi nào đó của các lãnh đạo đảng sẽ khó xảy ra. Một số người cho rằng – theo AP-  những người trung thành với Kim Jong Un có thể được bầu vào vị trí cao trong đảng và bản thân ông ta cũng sẽ nhận một chức năng thích ứng.

Kim Jong Un sinh ngày 8 tháng 1 năm 1982 hoặc 1983, có thể là ở Bình Nhưỡng. Mẹ của Kim Jong Un, bà Ko Hi Dung, chết trong 2004, là người tình thứ 2 (không kể vợ) của Kim cha. Mẹ Kim Jong Un từng gọi ông là “Vua của Sao Mai “. Kim Jong Un học tại một trường học tinh tuyển ở Bắc Triều Tiên dành riêng con em các chức sắc của Đảng Lao động Triều Tiên.

Kim Jong Un – Ảnh: OnTheNet

Sau đó, Kim Jong Un theo học tại Trường Quốc tế Berne ở Thụy Sĩ. Sau khi trở về từ Thụy Sĩ Kim Jong Un không xuất hiện trước công chúng. Theo thông tin thu được từ đầu bếp của Kim cha thì Kim Jong Un được cha yêu mến nhất, bởi vì thấy có hầu hầu hết các đặc tính của mình.

Ngày 15 tháng 1 năm 2009, hãng tin của Hàn Quốc thông cáo rằng, khoảng ngày 08 tháng 1 năm 2009, Kim Jong Il đã gửi một chỉ thị đến ban lãnh đạo Đảng Lao động Triều Tiên và bổ nhiệm con trai Kim Jong Un làm người kế nhiệm.

Ngày 26 tháng 4 năm 2009, hãng tin Yonhap cho biết Kim Jong Un đã nhận một vị trí thấp trong Hội đồng Quốc phòng của Bắc Triều Tiên. Vị trí cao nhất nước là Chủ tịch Hội đồng này, mà quốc hội Bắc Triều tiên cũng trong tháng Tư 2009  đã “bầu chọn”  Kim cha.

Kim Jong Un là một nhân vật ít được biết đến. Thậm chí người ta không biết chính xác ông bao nhiêu tuổi.

Trong khi đó, người con trai cả của nhà độc tài – Kim Jong Nam – cùng cha khác mẹ với Kim Jong Un, đã từng được coi là ứng cử viên hứa hẹn nhất kế vị cha, nhưng mắc phải cú sai phạm vào năm 2001, khi ông ta bị bắt trong chuyến đi đến Nhật Bản với hộ chiếu Dominica giả. Anh ta muốn đển Nhật Bản để thăm Disneyland, gần Tokyo.

Con cả Kim Jong Nam – Ảnh: OnTheNet

AP viết rằng, vẫn có nhiều thông tin mang tính đầu cơ, theo đó Kim Jong Nam chưa hẳn mất hết cơ hội. Ông này thường xuyên thăm Trung Quốc và một số nhà quan sát chính trị Hàn Quốc tin rằng, ở Bắc Triều Tiên ông ta được sự ủng hộ của Bắc Kinh.

Nguồn: AP/Polska The Times 27/06/2010

© Blog Ledienduc

Hoàng đế Khải Định trước con mắt của thần dân Phạm Quỳnh


Phạm Quỳnh

(…) Sáng sớm mai Hoàng thượng đến Paris. Mình tuy không dự sự gì, nhưng cũng là người An Nam, tưởng nên cùng anh em ra đón ở ga cho phải phép. Song tự mình đã không đóng vai gì mà đánh cái áo gấm xúng xính, thời chỉ tổ cho thiên hạ chỉ trỏ vô ích, thà rằng làm hoàn toàn một anh khách quan còn hơn. Bởi thế nên mấy bữa nay phải đi cắt một bộ jaquette mấy trăm quan, lối này là một lối lễ phục không trọng thể mà cũng không tầm thường, trung bình, mặc vào dịp nào cũng được.(…)

Thứ bảy, 24 tháng 6 1922

10 giờ sáng, Hoàng thượng đến Paris, đi chuyến xe lửa riêng ở Lyon lên; đỗ ở ga Bois de Boulogne là nhà ga để riêng đón các bậc vua chúa. Hoàng thượng đi cùng với quan Thượng thư Thuộc địa Sarraut; quan Giám quốc và quan Thủ tướng có phái đại biểu ra đón. Kèn, trống, cờ, quốc ca, lính bồng súng, lính kỵ mã, nghi vệ cũng như nghi vệ thường, tưởng không có gì là đặc biệt. Có lẽ chỉ có lạ mắt cho người Paris là các sắc gấm sặc sỡ của các quan hộ giá. Mình không được biết thành Paris xưa nay đón các bậc đế vương các nước thế nào, nên không thể so sánh được lần này với các lần kia khác nhau thế nào. Nhưng nhận ra người đứng xem ít lắm. Nghe khách qua đường thấy đám lạ dừng lại xem, chỉ thấy nói: “Ồ! họ ăn mặc hay nhỉ! kỳ nhỉ!”; có người lại hỏi lẫn nhau: “Người nước nào vậy?”.

Pham Quynh _1922 tai Pháp Anh em cất mũ cúi chào, thế là hết phận sự thần dân ở nơi khách địa, rồi vua quan trảy về dinh quan Thuộc địa, bọn mình cũng nhân mũ cao áo dài thuê xe hơi dạo quanh một vòng phường phố (…)

Thứ hai, 26 tháng 6 năm 1922

Hôm nay Hoàng thượng cùng quan Sarraut đến thăm nghĩa sĩ từ ở Nogent sur Marne. Sẵn có ô tô, anh em cũng đánh bộ “gia két”, đội mũ “mơ lông” chạy xe về Nogent xem lễ. Quan nguyên học chính Gourdon làm hội trưởng hội “Đông Pháp Kỷ niệm” (Le Souvenir Indochinois), diễn thuyết chúc mừng, Hoàng thượng đáp lại mấy câu, chắc là những lời hùng biện cả, nhưng đứng xa chẳng nghe thấy chi hết. Xong rồi Hoàng thượng vào thắp hương trong đền, ra đặt vòng hoa sắt ở cái đài Kỷ niệm những chiến sĩ theo đạo Thiên Chúa ở ngoài vườn, dạo quanh vườn một lượt, rồi lên xe, vua quan trẩy về Paris hết.

(…) Trưa hôm nay được tiếp một thầy mật thám đến hỏi giấy thông hành. Chừng là nhân Hoàng thượng ở Paris nên sở cảnh sát cho dò xét những người An Nam ở bên này để phòng sự bất kỳ. Đó cũng là việc thường và là bổn phận của cảnh sát mỗi khi có các vua chúa qua lại, không lấy gì làm lạ.

Tối quan Giám quốc có đặt tiệc mừng Hoàng thượng ở cung Elysée. Tiệc xong có cuộc tiếp kiến ở trong cung, mời đông người lắm. (…)

Thứ sáu, 14 tháng 7 năm 1922

Sáng sớm đi xem điểm binh ở trường thi ngựa Longchamp. Hôm nay có Hoàng thượng ta cùng với quan Giám quốc đến dự cuộc. (…)

Thứ bảy, ngày 22 tháng 7 năm 1922

(…) Về trọ nghỉ một lát, thay áo ta mặc áo tây, rồi ra nhà Hội Association Mutuelle des Indochinois (Đông Pháp Hỗ trợ Hội), ở đường Sommerard. Hội này là của học sinh An Nam ta ở bên này lập ra đã mấy năm nay, bây giờ mới thuê được nhà, làm chỗ học tập cho người đồng bang, hôm nay khánh thành hội sở mới, có mời Hoàng thượng và quan Thượng thư Sarraut đến chủ lễ. Hội sở còn chật hẹp lắm, được có một phòng lớn và vài ba cái buồng nhỏ, tân khách đứng chật cả. Chủ Hội là ông Cao Văn Sen, người Lục tỉnh, sang bên này đã lâu, hiện làm kỹ sư và đã lấy vợ đầm ở đây. Khi vua quan đã đến đông đủ cả, ông Cao đọc một bài diễn văn chúc mừng, Hoàng thượng nói mấy câu trả lời, nhưng nhỏ quá, không nghe thấy tiếng gì cả, rồi ông ngự tiền thông sự dịch ra tiếng Pháp. Đoạn tân chủ chuyện vãn ít lâu, rồi ông chủ Hội đem quyển “Kim thư” của Hội ra xin chữ ký Hoàng thượng và các quan khách. Lệ thường các ngài danh giá ký vào sách “Kim thư” (Sổ Vàng-VTN chú) của các Hội hay phê mấy câu, hoặc để khen lao, hoặc để khuyến miễn (Khen công lao vất vả và khuyên gắng sức hơn-VTN chú), và cũng để lưu chút tự tích trong sách kỷ niệm của hội. Khi dâng Hoàng thượng ta ngự phê thì thấy ngài cầm quản bút ra dáng nghĩ ngợi, các quan Tây có ý chờ đợi ngóng trông, bọn mình thì tưởng rằng chắc ngài nghĩ một bài thơ nôm hay thơ chữ Đường luật hay tứ tuyệt gì, nên mới lâu như thế. Lúc bấy giờ cử hội im phăng phắc, ai cũng để mắt vào nhìn, có cái vẻ oai nghiêm vô cùng. Tưởng chừng đức Chí tôn ta, đương khi mấy trăm con mắt ném ánh sáng vào bàn tay ngọc đó, – ngọc thật, vì ngài thường đeo nhẫn kim cương quý giá lắm, – thời:

Tay tiên gió táp mưa sa,

Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu

ngay tức thì.Nhưng mà không! Cứ thấy cái quản bút quằn quại trên tay, mà không thấy viết chữ gì. Năm phút, mười phút, mười lăm phút, người đứng chung quanh đã thấy thì thào động đậy, kẻ nói nhỏ, người đưa mắt, anh em đồng bang mình thì vừa nóng ruột, vừa động lòng. Sau mới thấy ngòi bút chuyển động; ai nấy thở dài! Hỏi ra thì không phải thơ ngũ ngôn tứ tuyệt gì, chỉ có một câu chữ Hán rằng: năm ấy, tháng ấy, đức Hoàng đế Việt Nam đến ngự nhà Hội, thế mà thôi – Ấy đức Chí tôn ngài viết một chữ một câu cũng thận trọng như thế…

Thứ ba, mồng 8 tháng 8, 1922

(…) Hôm ở Paris sắp đi đã nghe mang máng rằng Hoàng thượng cũng sắp về, nhưng chưa lấy gì làm đích. Về đến đây mới rõ rằng ngài không phục thủy thổ, bị se mình, quan thầy thuốc khuyên phải về ngay, nên nay mai sẽ xuống Marseille để cùng đáp chuyến tầu Angers về nước. Được tin này ai cũng lấy làm lạ, vì trước vẫn định rằng Hoàng thượng đi Tây chuyến này là ở năm sáu tháng, du lịch khắp mọi nơi rồi mới về, không ngờ chưa được vài tháng đã về ngay, và về gấp như thế. Thế là bọn mình về chuyến này sẽ tình cờ được đi với Hoàng đế một chuyến tầu: vinh hạnh thay!

Thứ tư, mồng 9 tháng 8, 1922

3 giờ chiều hôm nay, Hoàng thượng đến Marseille, ở Lyon xuống. Chắc tự Paris đi làm hai chặng, có nghỉ ở Lyon một vài ngày. Đón vào dinh quan quận trưởng (préfecture) ở.

9 giờ sáng mai thì Hoàng thượng vào xem Đấu xảo. Sở Đông Pháp ở Đấu xảo có giấy đạt mời cả các phái viên Trung Nam Bắc sớm mai tựu tại khu Đông Pháp để đón. Tối hôm nay nghe đâu có ông P.C.T. đặt một cuộc diễn thuyết bằng tiếng ta cho người An Nam làm việc ở Đấu xảo đến nghe, nói về quân chủ và sự chính trị bên Đông Pháp; tiếc được tin muộn quá, không kịp đi. Nhưng sau có người thuật rằng cuộc diễn thuyết không thành, vì cảnh sát cấm và những người trong Đấu xảo cũng không được ra nghe.

Thứ năm, mồng 10 tháng 8

Hôm nay vào Đấu xảo đón vua.

Các phái viên đều mặc quốc phục hết cả, mình cũng đánh cái áo sa trơn. Hoàng thượng cùng với ông Toàn quyền Long đi xem khắp trong khu Đông Pháp. Các phái viên thời đứng chực sẵn ở trong đình “phố An Nam” (la rue annamite). Khi đi xem xong cả mọi nơi, Hoàng thượng vào đình để cho các phái viên yết chào. Ông Tây phần việc ở Đấu xảo xướng tên giới thiệu từng người, ra đứng trước mặt cúi đầu vái một cái.

Lễ xong, ra chơi bên ngoài, gặp ông Tây quen vỗ vai hỏi: “Thế nào, tôi tưởng ông là đảng dân chủ, sao cũng lạy vua lúc nãy thế?” – Mình trả lời: “Đảng gì thì đảng, chứ ở nơi đất khách cũng phải tỏ lòng cung kính ông quốc trưởng; cách lễ phép phải như thế.” Rồi cùng cười.

Thứ sáu, 11 tháng 8, 1922

2 giờ 30, anh em đã xuống tầu cả. (…)Gần bốn giờ thì Hoàng thượng xuống tàu, kèn trống thổi mừng, quân quan đứng tiễn. – Ngài đi Tây chuyến này sắm được vô số đồ, chở xuống tầu từ 2 giờ đến 4 giờ, hết kiện ấy đến kiện khác, cái cần máy trục cứ giơ lên hạ xuống hoài mà không dứt. (…)

Thứ ba, 15 tháng 8, 1922

(…) Ngày hôm nay thời suốt ngày được khá cả, vì tầu đã đi gần vào bờ, nghe đâu ngày mai thời rẽ vào Beyrouth, ở bờ bể Syrie, để Hoàng thượng tiếp ông nguyên soái Gouraud làm Tổng đốc đấy. Cái hành trình này có khác thường một chút, vì lệ thường tầu chạy Á Đông không đáp vào Syrie bao giờ.

Thứ tư, 16 tháng 8, 1922

(…) Tầu đến trước Beyrouth rúc còi báo hiệu, trong nổi súng mừng. Nguyên soái Gouraud cùng với tham mưu bộ đi sà lúp ra, lên tầu yết kiến Hoàng thượng, chừng nửa giờ rồi về. Được một lát thời Hoàng thượng cùng quan Khâm sứ và các quan hộ giá cũng đi sà lúp vào thành đáp lễ lại nguyên soái (…)

Thứ năm, 17 tháng 8, 1922

11 giờ trưa đến Port Said.

Anh em đều xuống phố đi chơi.

Hoàng thượng cũng xuống phố, mời Lãnh sự Pháp thời (Ăn, xơi, (tiếng dùng trong hoàng tộc)-VTN chú) cơm ở khách sạn. Đoạn rồi ngài đi dạo các cửa hàng sắm đồ. Có thấy ngài mua một cái mũ tây. Ngài bận thường phục cũng thường đội mũ. (…)

Thứ ba, 22 tháng 8, 1922

10 giờ đến Djibouti. Đỗ đây lâu.

Cảnh đây là cảnh đốt cháy, người cháy. Xuống dạo chơi phố một tí, nhưng nóng quá, lại phải trở về tầu ngay. Cũng muốn ăn cơm dưới phố cho đổi bữa, nhưng có cái khách sạn lèo tèo, coi không hứng thú gì, nên anh em đều về tầu ăn cơm cả. Hoàng thượng cũng mời ông Thống đốc Pháp ở Djibouti thời cơm trưa ở tầu.

Thứ ba, 29 tháng 8, 1922

(…) Cửa Colombo này thật là một cửa bể to lớn, tàu bè các nước đậu san sát, thuyền thời ngổn ngang như lá tre.

Cùng anh em đi chơi phố, vào các cửa hàng bán ngọc thạch, xem được nhiều thứ ngọc xanh, biếc, đỏ, vàng, màu sắc rất đẹp mà giá tiền cũng rẻ. – Hoàng thượng cũng xuống bộ, thời cơm với Lãnh sự Pháp, nghe đâu ngài sắm được nhiều đồ chơi và ngọc thạch.

2 giờ đêm tầu mới chạy.

Thứ tư, mồng 6 tháng 9.

8 giờ sáng đến Vũng Tầu (Cap Saint Jacques), thế là đã vào đất nước nhà rồi, vui mừng khôn xiết kể, nhất là các ông bạn Nam kỳ, vì nội nhật hôm nay các ông đã về nhà.

Tầu đỗ ở Cap mãi đến 12 giờ trưa mới vào sông Sài Gòn.

4 giờ chiều đến Sài Gòn. Quan quân ra đón Hoàng thượng về ở phủ Toàn quyền, vì tầu còn đậu ở Sài Gòn hai đêm hai ngày nữa. (…)

Chủ nhật, mồng 10 tháng 9, 1922

11 giờ trưa đến Tourane. Tầu đỗ tận ngoài xa. Có sà lúp ở trong ra đón vua quan vào bến. Đậu đủ thì giờ cất hết các đồ của Hoàng thượng xuống thuyền, rồi đúng 2 giờ thì chạy ra Bắc. – Còn có một ngày nữa sẽ đến nhà rồi, trong bụng đã thấy nôn nao phấp phỏng. Ai nấy soạn lại hành lý, cho đem sẵn các hòm xưởng ở dưới kho lên. (…)
Nguồn: Pham Ton’s Blog

Phải chăng đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam?

Dr Tran, X-Cafe

Lưu ý: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của thành viên, không nhất thiết là quan điểm của BBT Diễn đàn X-Cafe

Tôi đã nói từ lâu, đánh Pháp là sai lầm lớn lao nhất của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

Cơ hội phát triển quốc gia một cách hài hòa, bài bản, do các người Pháp cực kỳ thông minh vạch ra, Việt Nam 1000 năm sau chưa chắc có đủ khả năng và tiền bạc thực hiện.

Việt Nam trong suốt 4000 năm lịch sử thực tế không phát triển được gì, Việt Nam năm 1850 không mấy gì khác Việt Nam năm 2000 trước Công nguyên.

Có chăng là có chữ viết do Alexandre de Rhodes sáng tạo ra dùm, do sử dụng nhiều ngôn ngữ, Pháp, Ý dựa theo âm tiếng Nôm, tiếng Hán, tạo ra chữ Việt.

Rất may mắn, cực kỳ may mắn, đại may mắn, có Pháp vào Việt Nam.

Các cuộc chiến làm chết người Việt Nam chỉ là do vua quan Việt Nam tự tạo ra, thay vì cho người Pháp vào một cách dễ dàng, giao thương dễ dàng, hoặc nếu thông minh hơn nữa thì cho Pháp thuê 1 phần đất nào đó làm TÔ GIỚI để lấy tiền phát triển các vùng đất còn lại, để học hỏi khoa học kỹ thuật, nhân văn Pháp.

Nhưng trông chờ loại vua như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức nhận ra các điều này thì cũng như trông chờ đội banh Việt Nam đoạt giải World Cup.

Cái tâm, tầm, bản lãnh, trí thông minh đều quá lùn thấp, “đứng dưới nách” người ta.

Các cuộc chiến giữa các vị vua Việt Nam với Pháp, thực tế không chết nhiều người Việt Nam hơn các cuộc chiến giữa người Việt Nam với nhau trước và sau đó.

Quân Tây sơn đánh với quân Nguyễn Ánh trong 25 năm đã chết nhiều người hơn các trận chiến giữa quân Việt Nam và Pháp.

Quan chức VN ngày xưa

Sau này quân Bắc và Nam Việt đánh nhau trong 15 năm – kể từ khi Hà nNi phát động chiến tranh năm 1959 – lại càng chết nhiều người hơn Pháp từng hại chết người Việt Nam trong hơn 100 năm kể từ khi Pháp bắt đầu đặt chân lên Việt Nam, trước và cho đến cuối cuộc đô hộ Việt Nam.

Hoặc ngay trong vụ “Cải cách ruộng đất” tại miền Bắc, nhiều nguồn tin cho thấy khoảng 150 ngàn người bị xử tử.

Sau này thuyền nhân Việt Nam chết ngoài biển cũng khoảng 100 ngàn.

Và nay, ngày nào lại không có vài chục người chết và bị thương do tai nạn giao thông, tính ra hàng năm còn hơn các trận đánh “đẩm máu” nhất giữa Việt – Pháp trong lịch sử.

Và, Pháp không hề có trả thù tàn độc như chính người Việt Nam giết người Việt Nam, như quân Tây sơn giết gia đình Gia long Nguyễn Ánh, và sau này quân Gia long tru di tam tộc gia đình con cháu Nguyễn Huệ, lật mồ Nguyễn Huệ lên đập nát bộ xương, xé xác vua Quang Toản, con Nguyễn Huệ, ra làm bốn mảnh (tứ tượng phân thây).

Các “vua” này làm gì được cho Việt Nam, ngoài việc gây chiến tranh, thu thuế nặng, bắt gái nhà lành hãm hiếp?

Còn Pháp làm gì cho Việt Nam?

Không đủ chỗ ghi hết các việc lợi ích Pháp đem lại cho Việt Nam, cho dù 1000 trang không đủ ghi ra hết. Hệ thống xe lửa hiện đại nhất Đông Nam Á – và có thể là toàn châu Á – chỉ là một.

Nếu ông Hồ Chí Minh không đánh Pháp thì nay Việt Nam hiện đại hơn Nhật Bản, bỏ xa Hàn quốc.

Dám chắc chắn 100% như vậy, vì kỹ thuật Pháp nói chung hơn của Nhật nhiều, khoa học Pháp cao hơn, văn minh Pháp thâm sâu và bao quát hơn, chỉ kể 3 triết gia Pháp Descartes, Voltaire, Rousseau mà thôi, nếu người Việt Nam học được thì đã có tâm hồn cao thượng nhất Đông Nam Á, và nhiều việc chúng ta ca thán hàng ngày đã không xảy ra, như xả rác ngoài đường, chạy xe lạng ẩu, quan chức tham nhũng, v.v…

Điều Việt Nam cần nhất là một HỌC THUYẾT XÂY DỰNG QUỐC GIA. Đó là việc lớn, đó là ĐẠI ĐẠI KẾ.

Ngồi đây cãi nhau các việc quá thấp, quá dễ dàng, như có cần xây đường sắt cao tốc hay không, thì là điều rất tốn thời gian, năng lực, của biết bao người Việt Nam trong ngoài nước, của Quốc Hội, v.v…

Chuyện đơn giản vậy mà cũng cần phải bàn cãi. Một người có trí thông minh trên 70 (2 standards of deviation below the mean) nhìn liếc qua 1 cái là biết phải đem dục thùng rác.

Cuộc sống vất vả của người dân hôm nay

Khóa này, Quốc Hội Việt Nam làm được cái mốc xì gì, ĐCSVN làm được cái quái quỷ gì, ngoài việc lâu lâu “đứa đánh đứa xoa” cho có vẻ ta đây cũng làm chút việc đấy nhá.

Đố ai trong QH Việt Nam dám bỏ phiếu chống ĐSCT mà không có “ai đó” phía sau huy động giật dây, cho dù trong vụ này là một phe phái “tiến bộ” nào đó trong nội bộ ĐCSVN.

Đọc các lời phát biểu của các Nghị gật, đọc lại các tác phẩm của Descartes, thấy sao người ta 400 năm trước còn khôn hơn có thể nói tất cả người Việt Nam hiện tại.

Nói sao người ta không phát triển, và Việt Nam kéo theo vài chục năm quả là phát triển vưọt bậc, nếu không có chiến tranh trong thế kỷ 20 thì nay Việt Nam hẳn đã vượt Nhật từ lâu, nói gì ba cái anh lẻ tẻ Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.

@ X-Cafe