16 điều chưa biết về nàng

Phụ nữ thật rắc rối, phức tạp và khó hiểu. Đôi khi, họ nói một kiểu nhưng lại hành động một kiểu khiến các chàng bị xoay như chong chóng. 16 điều chàng chưa biết về nàng được liệt kê dưới đây có lẽ sẽ giúp chàng hiểu hơn về cô nàng của mình.

1. Nàng không hay thổ lộ về sự hấp dẫn và lôi cuốn với anh chàng của mình nhưng thực sự trong lòng, nàng cảm nhận rất rõ về điều này.

2. Nàng yêu bàn tay thô và to của chàng, yêu những vết lõm trên lưng… hay đúng hơn là yêu tất cả những gì thuộc về chàng. Mỗi một khuyết điểm trên cơ thể của chàng đều được bù đắp bằng tình yêu và nàng cho đó là điều gợi cảm nhất.

3. Trái ngược với ý nghĩ của đấng mày râu, khóc khiến các chàng thật yếu đuối, các nàng lại nghĩ rằng chàng thật đa sầu và là một người đàn ông tràn trề tình cảm khi rơi nước mắt vì một ai đó.

4. Đôi lúc, các nàng chỉ quan hệ tình dục với nửa kia để đáp ứng những đòi hỏi, ham muốn nhất thời của chàng và để giữ lại hòa bình trong mối quan hệ.

5. Nàng sẽ nghĩ anh chàng này hay người đàn ông kia thật chẳng có chút lãng mạn khi chia đôi tiền thanh toán hóa đơn trong bữa ăn với cô nàng đi cùng.

6. Nàng có thể nói với người đàn ông của mình rằng nàng ghét phim khiêu dâm và không muốn chàng xem nó. Tuy nhiên, nếu không có chàng ở bên, một chút tò mò sẽ dẫn nàng tự “thưởng thức” những bộ phim mát mẻ một mình.

7. Khi chàng nhìn thấy bộ mặt thất thần của nàng, chàng đưa ra lời hỏi thăm và nhận được câu trả lời “Em ổn”. Thực tế, đôi khi không phải vậy, nàng đang gặp phiền muộn nhưng vì không muốn chàng lo lắng nên nàng cố kìm nén trong lòng. Thêm vào đó, nàng mong đợi một người đàn ông có thể thấu hiểu tâm can mình.

8. Nàng cho rằng một trong những phần dễ thương nhất của phụ nữ là khi bàn chân mang một đôi giày đáng yêu.

9. Các chàng thường lo lắng về “cái ấy” của mình và mong nó to lớn để đáp ứng nhu cầu của bạn tình, Tuy nhiên, các nàng lại nghĩ khác, “cậu nhỏ” của chàng không lớn, nó có kích thường trung bình và điều này thật hoàn hảo.

10. Hãy hỏi nàng về công việc, một ngày của nàng, kỳ nghỉ yêu thích, gia đình… tất cả những thứ liên quan tới nàng. Những câu hỏi này chỉ ra rằng chàng là người rất biết quan tâm và nàng cảm thấy thật an toàn khi trao tình cảm cho người như chàng.

11. Nàng cũng bị kích thích ham muốn như chàng dù không thường xuyên nghĩ về tình dục.

12. Nàng là một cô gái mạnh mẽ, nàng có thể tự giải quyết mọi vấn đề và rắc rối của mình. Tuy nhiên, nàng vẫn thuộc phái yếu, vẫn muốn có một “bờ vai vững chắc” làm chỗ dựa tinh thần.

13. Cô gái nào cũng yêu thích cử chỉ lịch thiệp và ga lăng của đấng mày râu dù là nhỏ nhất.

14. Các nàng thích đặt biệt danh cho chàng trai của mình. Đó chỉ là một cách gọi thân mật, giúp hai người gần gũi với nhau hơn.

15. Nàng cũng yêu thể thao, công nghệ… những thứ được phái mạnh đam mê và am hiểu. Vì thế, đừng nghĩ rằng chỉ vì muốn “làm đẹp” lòng chàng mà nàng phải giả vờ như mình yêu thích.

16. Đàn ông và phụ nữ đều có tiếng nói riêng, đều được quyền phát biểu ý kiến. Nàng ghét bị phái mạnh phản bác, dè bỉu và coi như một người chẳng hiểu chuyện khi thảo luận. Điều này dễ khiến phái yếu thấy các chàng chẳng tôn trọng họ.

@ DatViet

CÂY PHIỀN MUỘN

Br. Huynhquảng

Ở một ngôi làng nhỏ tại Ba Lan có một nhà thông thái được nhiều người nể trọng; dân làng thường tìm đến ông để tâm sự, chia sẻ những nỗi phiền muộn trong cuộc sống với ông. Hằng ngày ông lão nghe rất nhiều nỗi phiền muộn trong từng gia đình. Họ cho rằng, ông trời không công bằng khi để cho họ mang quá nhiều gánh nặng so với những người hàng xóm. “Tại sao ông ấy thảnh thơi hơn tôi? Tại sao chồng chị ấy lại chăm chỉ còn chồng tôi lại ngày đêm nhậu nhẹt? Tại sao vợ của tôi chỉ thích đi mua sắm còn vợ của anh ấy thì lại đảm đang lo cho gia đình? Tại sao tôi phải mang căn bệnh nan y này còn ông hàng xóm thì sống bê tha mà lại tỉnh bơ phây phây? Dù tôi không làm gì sai trái nhưng tại sao đời tôi vẫn không bình an như ông kia?” Đó là những nỗi phiền muộn trách cứ mà dân làng tìm đến để nhờ ông lão giúp tìm câu trả lời.
Sau một thời gian, ông lão nảy ra một sáng kiến như sau. Ông sẽ tổ chức một ngày hội. Trong ngày ấy, mỗi người hãy chuẩn bị một cái bao với tên của mình được ghi ngoài bao. Mỗi người dân trong làng hãy mang nỗi phiền muộn của mình, những khó khăn của mình và “đặt” chúng trong cái bao ấy và treo chúng lên một cây có tên gọi là “cây phiền phuồn” ở giữa làng nơi sẽ diễn ra lễ hội. Sau khi chờ mọi người treo “bao phiền muộn” của mình lên cây, họ có quyền chọn bao của người khác và mang nó về nhà.


Việc tìm kiếm trao đổi “bao phiền muộn” rất sôi nổi, vì ai ai cũng muốn bỏ đi bao của mình và tìm bao “nhẹ” hơn, “dễ chịu” hơn của người khác. Sau một hồi tìm kiếm, ai cũng tìm được cho mình một bao mà theo họ là vứa ý nhất. Nhưng khi về đến nhà, những “bao phiền muộn” mà họ ôm lấy từ người khác cũng chẳng khác gì bao nhiêu so với “bao phiền muộn” của họ. Không ai bảo ai, người dân làng hiểu rằng ai ai cũng mang nỗi phiền muộn, không ai nặng hơn và không ai nhẹ hơn. Cách tốt nhất là đừng tìm cách đổi chác hay chạy trốn khỏi chúng, nhưng chấp nhận nỗi phiền muộn như là phương cách giúp họ đồng cảm và chỉa sẻ thân phận làm người với nhau. Họ cũng nhận ra rằng khi cảm thấy nỗi đau của đồng loại là lúc họ trưởng thành hơn, biết yêu nhau hơn, và từ đó họ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống nhiều hơn.

Cuộc khẩu chiến với Hoa Kỳ nóng dần lên qua tranh chấp ở biển Đông

Nguồn: Cary Huang, South China Morning Post

Hoàng Quân, X-Cafe chuyển ngữ

Bắt đầu từ ngày hôm qua, cơn cuồng nộ – mà khởi nguồn từ việc Washington tái tuyên bố họ có “lợi ích quốc gia” trong vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông như được châm thêm dầu bằng những phát ngôn từ giới quân sự cộng với cả binh đoàn những cố vấn chiến lược hòa cất tiếng cùng với dàn đồng ca đồng thanh phản đối.

Trong một bản tường trình có thị thực đăng trên tờ Nhật Báo Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Quân Ủy Trung Ương – đã gíóng lên lới cảnh báo cho rằng sự can thiệp của Washington vào vụ tranh chấp lãnh thổ trong vùng là có ý đồ xấu.

Dưới tựa đề “Hãy Cảnh Giác với Sự Can Thiệp của Những Thế Lực Bên Ngoài vào Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông”, bản tường trình hối thúc những quốc gia châu Á phải cảnh giác với những chiến thuật do siêu cường truyền thống thi triển nhằm duy trì thống trị tại vùng tranh chấp.

Những nước siêu cường thường áp dụng chiến thuật “chia để trị”, khuấy động để tạo ra căng thẳng, tranh chấp, thậm chí xung đột trước khi nhảy vào đóng vai trò làm “người hòa giải” hoặc “quan tòa” với mục đích là tối đa hóa lợi lợi ích riêng của chúng, bản tường trình dẫn trích theo chủ nghĩa thực dân Anh thế kỷ 19.

“Sự can thiệp của những thế lực bên ngoài chỉ làm vấn đề Biển Đông thêm phức tạp và khó giải quyết hơn,” theo lời của bản tường trình.

Bản tường trình do ký giả Xinhua viết, phát hành trên báo quân đội rồi đăng lên trang mạng chính thức của Bộ Quốc Phòng từ ngày hôm qua.

Tuần rồi Washington đã tạo ra một thách thức mới cho Bắc Kinh bằng việc tuyên bố việc giải quyết vụ tranh chấp Biển Đông cũng thuộc “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ. Lời tuyên bố này đã làm bực tức nhiều giới hàn lâm và truyền thông, cũng như ông bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Dương Khiết Trì. Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton nói với những đối tác trong vùng tại Diễn Đàn Khu vực Asean tổ chức tại Hà Nội – thủ đô của Việt Nam rằng những tranh chấp tại vùng biển chiến lược quan trọng này là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” và là “then chốt cho an ninh khu vực”.

Trong khi bà Ngoại Trưởng đưa ra lời đề nghị đẩy mạnh đàm phán, những phát biểu của bà đã đẩy Hoa Kỳ can thiệp sâu hơn vào sự vụ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

Bắc Kinh cực lực cảnh báo rằng Biển Đông là một trong những vùng thuộc “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc giống như Đài Loan, Tây Tạng, và Tân Cương.

Tại Biển Đông, cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi Philipines, Mã lai, và Brunei mỗi nước tuyên bố một phần của Trường Sa. Những tuyên bố của Đài Bắc giống như của Trung Quốc.

Cả hai quần đảo này, được xem là có trữ lượng dầu hỏa và khí đốt rất lớn, nằm ngay trên những hải tuyến trọng yếu nối liền châu Á với châu Âu, với Trung Đông, và châu Phi.

Hôm Chủ Nhật, Ngoại Trưởng họ Dương lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ không nên “quốc tế hóa” một vụ tranh chấp giữa những quốc gia lân bang.

“Nó chỉ tổ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn,” Ngoại Trưởng họ Dương viết trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao.

Phản bác cái mà bà gọi là “sự cưỡng bức” trong khu vực, bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton kêu gọi mọi bên nên tuân thủ đúng theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ứớc Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (the UN Convention on the Law of the Sea – UNCLOS).

Bản tường trình ngày hôm qua viết diễu cợt bà Ngoại Trưởng rằng “thật nực cười cho Hoa Kỳ lên tiếng đòi hỏi người khác phải tuân thủ theo đúng UNCLOS” trong khi chính mình không phải là quốc gia ký kết trong bản thỏa ước đó.

Vào hôm thứ Ba, tờ Trung Quốc Nhật báo viết rằng Hoa Kỳ đang cố “châm ngòi thù địch” cho vụ tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, một động thái nhằm “chống đối Trung Quốc”. Cũng cùng ngày, tờ Địa Cầu Thời Báo một liên kết của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản, kết án Hoa Kỳ kích động thù hận chống lại Trung Quốc.

Trận khẩu chiến nổ ra giữa lúc Hoa Kỳ và Nam Hàn đang hoàn tất giai đoạn đầu của cuộc tập trận hải quân gây nhiều tranh cãi tại Biển Nhật Bản, mà theo Nam Hà gọi là Đông Hải.

Bắc Kinh mới đây lên tiếng phản đối cuộc tập trận chung đó, mà ban đầu dự trù diễn ra ở Hoàng Hải một thủy lộ dẫn vào thủ đô.

Vào ngày thứ Hai, tại diễn đàn được những chuyên gia luật quốc tế lục địa cùng với những cỗ đầu não thượng thặng của Quân đội Giải Phóng Nhân Dân lập nên đã kết luận rằng Trung Hoa có toàn quyền hợp pháp phong tỏa biển Hoàng Hải nếu thấy cần thiết, theo tạp chí mạng Chinareviewnews đăng lại ngày hôm qua.

Pháo binh từ bộ chỉ huy quân sự Nam Kinh của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã tổ chức một buổi tập trận bắn hỏa tiễn thực vào hôm Chủ Nhật ngay khi cuộc tập trận chung kéo dài 1 tháng giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ bắt đầu.

Giữa lúc căng thẳng đang tăng cao, một giới chức ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ lại lên tiếng kêu gọi muốn kết nối lại quan hệ quân sự với Trung Quốc.

Phó Ngoại Trưởng Hoa Kỳ James Steinberg nói rằng không có những liên kết quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một thách thức cho cả hai quốc gia tại thời điểm căng thẳng tại châu Á.

Đầu năm nay, Trung Quốc đã cho đình hoãn những cuộc tiếp xúc quân sự giữa hai nước để bày tỏ tức giận đối với Hoa Kỳ qua vụ bán vũ khí cho Đài Loan.

“[Thách thức] ? quan trọng nhất là phía Trung Quốc tiếp tục tỏ ra thiếu thiện chí sẽ tạo nên hố cách biệt sâu trong liên kết quân sự,” hãng tin Reuter trích thuật lời của ông Steinberg nói trước một cử tọa tại Trung Tâm Nixon ở Washington.

@ X-Cafe

Hillary Clinton thay đổi chính sách về Trung Quốc của Mỹ

Nguồn: G. Gordon Chang, Forbes

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Vị Bộ trưởng Ngoại giao đã quay 180 độ với Bắc Kinh.

Hôm thứ Sáu Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố rằng một giải pháp hòa bình cho các khẳng định tranh dành nhau về chủ quyền ở vùng biển Nam Trung Hoa là một mối “quan tâm cấp quốc gia” của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ủng hộ một tiến trình hợp tác ngoại giao của tất cả phe khiếu nại nhằm giải quyết các tranh cãi khác nhau về lãnh thổ mà không cần cưỡng chế”, bà đã tuyên bố tại Hà Nội tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, một cuộc họp an ninh trong khu vực. “Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bởi bất kỳ bên khiếu nại nào”.

Bắc Kinh đã nhanh chóng phản ứng. Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì cảm nhận lời chỉ trích của Clinton như “một cuộc tấn công vào Trung Quốc”, và trong một ý nghĩa nào đấy ông ấy đã đúng. Trung Quốc đã khẳng định như thể hầu như tất cả các vùng biển là của riêng mình. Bằng cách làm như vậy, Bắc Kinh cho biết mình có chủ quyền đối với thềm lục địa của Brunei, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Việt Nam. Hầu hết các khẳng định của Trung Quốc ở đó đều vô căn cứ, và một số còn là lố bịch. Đó có lẽ là lý do tại sao người Trung Quốc đã phải dùng đến sức mạnh để chiếm lấy các hòn đảo và đảo nhỏ từ phía tranh chấp khác. Trung Quốc chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa phía tây của Việt Nam vào năm 1974 và quần đảo Mischief Reef từ Philippines vào năm 1995.

Bắc Kinh đã chọn cách tiếp cận mềm mỏng hơn bằng cách ký kết một Quy Tắc Hành động Đa quốc gia vào năm 2002. Việc này đa phần được xem như sự tiếp tục những nỗ lực gần đây của mình để giành quyền kiểm soát bằng cách ngăn cản những nưóc khiếu nại khác liên kết lại với nhau. Trung Quốc đã đanh đá duy trì một chính sách chỉ tham gia đàm phán song phương khiến mình có thể sử dụng sức nặng của mình cho lợi thế tối đa.

Tuy nhiên, dù sao Trung Quốc cũng đã gặp phải sự phản kháng từ các quốc gia trong khu vực – đặc biệt là Việt Nam – do đó, phải thay đổi chiến thuật trong thời gian gần đây. Khi Jeffrey Bader, viên chức châu Á hàng đầu tại Bảo an Hội đồng quốc gia, và James Steinberg, thứ trưởng ngoại giao, công du tới Bắc Kinh hồi tháng Ba, lần đầu tiên các quan chức Trung Quốc đã công bố rằng Biển Đông là một trong “những quyền lợi cốt lõi “của nước họ và họ sẽ không cho phép có sự can thiệp của người Mỹ ở đó.

Bắc Kinh đã cố gắng để tô vẽ lời tuyên bố của Clinton như một sự tự chen chân vào khu vực này, nhưng điều đó đã không thể đi xa hơn khỏi sự thật. Tính đến nay, Washington phần lớn không biết gì về những nỗ lực của Trung Quốc muốn biến khu biển Nam Trung Quốc thành một cái “hồ của Trung Quốc.” Wasington đã lờ đi cuộc chiếm giữ lãnh thổ của Bắc Kinh và thậm chí đã không hành động gì nhiều để bảo vệ ExxonMobil khi Trung Quốc đã cố gắng hăm doạ công ty này không muốn họ tham dự vào một hợp đồng thăm dò với PetroVietnam, một công ty năng lượng nhà nước, trong vùng biển Nam Trung Quốc hồi năm 2008. Trong khu vực lân cận hầu như Washington đã không hề làm gì để ngăn chặn hải quân của Trung Quốc quấy rối tàu chiến từ Nhật Bản, như họ đã hành động như thế gần đây nhất trong tháng Tư và để ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc từ việc thường xuyên vi phạm vùng biển Nhật Bản, mà họ đã làm trong thập kỷ này.

Nói tóm lại, có vẻ như Mỹ đã tán thành việc Trung Quốc kiểm soát trên biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên Bắc Kinh đã hành động quá tay trong những tháng gần đây và các quốc gia trong khu vực đang tìm cách để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các nước ấy đều đang tìm kiếm an toàn, ẩn nấp trong số đông, vì không ai muốn đi đầu làm cáu tiết Bắc Kinh.

Trong một cuộc họp giữa các thành viên Asean và Dương Khiết Trì trước khi Clinton tới Hà Nội, chỉ có Philippine đã sẵn sàng để nêu lên vấn đề biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, một khi có tin đồn rằng Clinton sẽ theo đuổi một vị trí vững chắc, 11 nước tham gia đã ra tuyên bố về vấn đề này. Thảo nào Trung Quốc đã cảm thấy họ bị phục kích tại thủ đô của Việt Nam. Dù có phải là một cái bẫy hay không, Clinton, trong giờ phút đẹp nhất của bà với tư cách là Bộ trưởng Ngoại Giao, đã mang lại vai trò lãnh đạo ở Đông Nam Á.

Và cả trong khu vực Bắc Á nữa. Học thuyết Clinton – Có quá sớm để gọi như thế không ? – Cũng sẽ trấn an Nhật Bản và Hàn Quốc, cả hai đồng minh quân sự chính thức của Mỹ rằng Washington sẽ ở lại Cháu Á.

Tính đến nay, cả hai quốc gia đã giao động như thể Tổng thống Obama sẽ đi theo các khía cạnh tồi tệ nhất của các chính sách “can dự” từ người tiền nhiệm của ông. Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tai hại ở Bắc Kinh hồi tháng Mười một của ông dường như đã xác nhận – cho người Trung Quốc cũng như những dân tộc khác – rằng Trung Quốc giờ đây mạnh hơn Mỹ. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà các giới chức Trung Quốc đã từng phô trương một thứ kiêu ngạo mới thấy chỉ một vài tuần sau hội nghị thượng đỉnh , tiếp theo với một tiệc rượu say sưa bắt đầu từ hội nghị về thay đổi khí hậu ở Copenhagen vào đầu tháng Mười hai.

Cho đến nay, Mỹ đã không muốn đối đầu với Trung Quốc khi chờ đợi Bắc Kinh đảm nhận một vai trò xây dựng như là một cường quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã diễn giải sự kiên nhẫn và hy vọng của Washington như một bằng chứng của sự yếu kém và suy sụp của Mỹ. Nhưng chỉ trong một vài lời ngắn ngủi hôm thứ Sáu, Clinton đã thay đổi nhận thức ấy, cả ở trong và bên ngoài Trung Quốc.

Lời tuyên bố của bà về vùng Biển Nam Trung Hoa đã được gọi là một “bước ngoặt” và một “trục chuyển”. Lời tuyên bố ấy có thể kết thúc như một thời khắc bà đã chuyển hướng không chỉ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc mà còn cả các chính sách Trung Quốc của các quốc gia trong khu vực.

Bước tiến chưa hề bị ngăn trở của Bắc Kinh để thống trị toàn cầu vừa đụng phải sự phản kháng. Và điều ấy lẽ ra đã phải xảy ra lâu rồi.

G. Gordon Chang là tác giả tác phẩm “The Coming Collapse of China”. Ông viết bài hàng tuần cho Forbes.

@ X-Cafe

CUỐI TUẦN XEM THỦ TƯỚNG NGA LÁI XE Harley Davison

Bỏ lại một đám mụi mù mịt phía sau lưng, Thủ tướng Nga Vladmir Putin mặc đồ đen từ đầu đến chân rồ ga trên đường đua với chiếc môtô Harley Davidson, và khen nó là “biểu tượng của tự do”.

Hôm qua Putin đi cùng đoàn đua xe máy ở miền nam Ukraina, trên bán đảo Crimea. Ông cưỡi trên một chiếc Lehman ba bánh, đeo kính đen, vẫy chào bằng đôi bàn tay đeo găng đen, AFP mô tả.

Thủ tướng Nga đang có chuyến công du một ngày tới miền nam nước láng giềng để bàn công chuyện với Tổng thống chủ nhà Viktor Yanukovych, nhưng ông cũng không bỏ lỡ cơ hội thể hiện phong cách ngôi sao hành động của mình.

“Xin chào các anh em!”, Putin phát biểu trước khoảng 7.000 tay đua từ trên khán đài.

Xe máy là “phương tiện giao thông dân chủ nhất”, Putin bình luận. “Xe máy cho người lái một cảm giác ngọt ngào của tự do. Nó rất nhanh, khỏe.”.

“Không nói ngoa, xe máy đúng là biểu tượng của tự do”, thủ tướng Nga tiếp tục.

Ông cũng nhắc nhở các tay đua “nói không” với tốc độ quá cao, và kết thúc bài phát biểu trứ danh của mình bằng một tràng tiếng Ukraina: “Khai Zhive Baik!” (Xe máy muôn năm!”).

Cuộc đua này diễn ra tại ngoại ô thành phố cảng Sevastopol, nơi có căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga, do nhóm đua xe máy lâu đời nhất của Nga tổ chức. Nhóm mang tên “Sói đêm”.

Đầu năm nay, Tổng thống Yanukovych đã ra quyết định gia hạn thời gian cho Nga thuê căn cứ ở bán đảo Crimea thêm 25 năm nữa – một trong những biểu hiện cho thấy sự ấm lên trong mối quan hệ Nga-Ukraina kể từ khi nước này có tổng thống mới.

Thủ tướng Nga Putin nhiều lần thể hiện vẻ mạnh mẽ của mình và được giới quan sát đánh giá là đang xây dựng hình ảnh một ngôi sao hành động.

Thanh Mai

@ VN Express

Dứi đây là chùm ảnh “quái xế ” Putin

Putin vận bộ đồ đen, các phụ kiện như đồng hồ, kinh và giày, mũ cũng một màu đen. Ông tới đường đua ở ngoại ô Sevestopol.
Cận cảnh "quái xế" Putin. Trên xe của ông có cắm quốc kỳ Nga và Ukraina.
Putin trò chuyện cùng các "bạn đua"...
Giới quan sát cho rằng Putin muốn xây dựng hình ảnh một người đàn ông mạnh mẽ. Ông từng xuất hiện trên báo chí khi chế ngự hổ, gấu trắng, bơi trên sông lạnh buốt, đi săn ở Siberia hoặc lặn xuống hồ sâu nhất thế giới. Ở một khía cạnh khác, cựu điệp viên KGB này còn được biết đến là đã từng thử lái qua cả máy bay chiến đấu, thuyền đua, hay bắn súng cả hai tay và giỏi võ thuật. Các kết quả thăm dò cho thấy Putin nhận được sự yêu mến của công chúng Nga, nhất là phái nữ.

Ảnh AFP

Là vợ đại gia, tôi thừa tiền, thiếu tình

Tôi nghĩ  mình vẫn yêu chồng, nhưng vẫn sôi sục ham muốn thể xác đối với chàng trai ấy. Tôi không biết mình còn vật lộn với bản thân được bao lâu nữa.

Tôi là Mai (xin được giấu tên thật), 43 tuổi, có chồng làm chủ tịch HĐQT một công ty đang làm ăn thịnh vượng.

Vâng, tôi là vợ sếp, vợ đại gia. Nhưng các bạn đừng hình dung tôi là một bà trung niên béo ú, dùng vàng bạc kim cương và thời trang hàng hiệu để phủ lên một thân hình bị thời gian hủy hoại. Khách quan mà nói, trông tôi trẻ hơn tuổi. Tôi lại là người biết giữ nhan sắc. Từ hồi còn tay trắng, chồng tôi đã có sở thích là chỉ yêu những cô gái xinh đẹp, thông minh, và tôi là sự lựa chọn mà anh ấy từng tự hào. Tôi có công việc riêng và một chức sắc nho nhỏ, tất cả đều không phải nhờ chồng mà có. Thế nhưng, bất hạnh thay, tôi vẫn không tránh được bi kịch của bao nhiêu bà vợ sếp khác: bị chính chồng mình thất sủng, chịu cảnh lạnh lẽo phòng the.

Tôi biết người chồng thành đạt nào cũng có bồ, đại gia lại càng thế. Với chồng tôi, chắc anh ấy rất khéo nên tôi không hề tìm được một bằng chứng hay tin tức rõ ràng nào về điều này. Ngoài chuyện ít có thời gian dành cho gia đình như những ông chồng VIP khác, anh ấy vẫn tỏ ra ân cần, tôn trọng tôi. Nhưng từ năm rưỡi nay, anh ấy rất ít khi “đụng” đến vợ, hầu như chỉ vài tháng một lần lấy lệ. Cũng từ vài năm nay, anh ấy đề nghị ngủ riêng, lấy cớ công việc nhiều lúc về khuya, hay đêm hôm có khi dậy làm việc, làm mất giấc ngủ của tôi. Vì thế, anh càng dễ né tránh “chuyện ấy”. Còn tôi, vì tự trọng nên không bao giờ hỏi, đôi lần xuất hiện thật quyến rũ trước mắt chồng nhưng cũng chỉ nhận được cái thơm vào má, tôi đâm nhụt và không đủ “trơ tráo” để tiếp tục.

Là một quý bà giàu có, nhưng tôi rất cô đơn.
Minh họa
: Inmagine.

Chồng tôi cũng không phải loại đại gia bụng phệ, yếu sinh lý. Hơn tôi 5 tuổi nhưng anh ấy khỏe mạnh và rất phong độ trong chuyện tình dục. Vì vậy tôi biết chắc chồng mình đã chán vợ và có đời sống chăn gối bên ngoài. Nói ra một cách bình tĩnh như vậy, nhưng thực ra tôi đã nhiều lần phát điên lên, đập phá đồ đạc trong phòng rồi lại lặng lẽ thu dọn. Nhiều đêm tôi phải uống cả cốc rượu mạnh cho mềm người ra, cho thần kinh tê liệt đi để đỡ vật vã, để không gào lên, khóc lên thật to. Hằng ngày, trước mắt mọi người, tôi vẫn trưng ra hình ảnh một phu nhân kiêu hãnh, đài các. Chỉ một người bạn gái biết nỗi khổ của tôi, bởi nếu không nói với ai đó, chắc tôi chết mất.

Cô ấy từng đưa tôi đến những điểm vui vẻ dành cho các quý bà nhiều cả tiền lẫn tuổi, với các chàng trai trẻ sẵn sàng phục vụ. Nhưng tôi không thiết, dù chỉ để giải khuây. Tôi không để mình bị hạ giá đến thế được. Cách giải uất, đè nén nỗi cô đơn duy nhất của tôi vẫn là uống rượu một mình trong phòng vào ban đêm, khi nào không chịu nổi thì gọi cho bạn để có người nghe mình khóc.

Có lẽ nỗi khổ của tôi tuy không thể chấm dứt nhưng nó sẽ vẫn đều đều như thế nếu Q. không xuất hiện. Anh ta ít hơn tôi 12 tuổi, làm cùng công ty với tôi, bắt đầu thực sự quen nhau trong một lần có dự án làm chung. Q. không có gì thực sự nổi bật, nhưng lại khiến tôi nhớ đến mỗi lúc một nhiều, chính vì Q. là người đàn ông duy nhất tỏ ra quan tâm đến tôi thời gian này. Ngày nào anh ta cũng kiếm cớ để sang phòng tôi để gặp mặt và nói vài câu, thời gian còn lại trong ngày thì chat, thỉnh thoảng đi uống cà phê. Anh ta hay tặng hoa cho tôi, không ngừng tán dương khiến tôi thấy ấm lòng hơn với ý nghĩ mình là một phụ nữ đẹp, đằm thắm và đặc biệt. Rồi thì tôi cũng nhận được lời tỏ tình từ người đàn ông trẻ ấy.

Tôi biết rằng mình không yêu anh ta, nhưng tim vẫn đạp rộn lên, hơi thở rối loạn, cảm thấy sự cám dỗ được buông mình vào thứ tình cảm đó. Tôi biết, những lời tán tụng luôn cần được trừ hao, nhưng điều đó không quá quan trọng. Vấn đề là tôi thấy mình trở nên có giá trị ít nhất là với một người, trong khi với chồng, tôi đã chẳng là gì hết. Người đàn bà nào không khát khao được nâng niu, trân quý chứ!. Vì vậy tối hôm ấy, tôi đã để Q. ôm hôn mình. Tôi muốn bật khóc khi anh ta hôn từng đầu ngón tay, ngón chân tôi. Tôi run rẩy toàn thân, cho đến tận lúc rời quán cà phê về đến nhà rồi vẫn chưa bình tĩnh lại.

Sau đó, rất nhiều lần Q. thỉnh cầu tôi cho anh ta được làm chuyện ấy. Q. không ngừng thể hiện khát khao thể xác với tôi cùng với tình yêu của anh ta, nhưng tối chỉ đồng ý thỉnh thoảng đi uống cà phê, ngồi trong một góc kín đáo để Q. ôm hôn. Nhưng những lúc ấy, tôi cũng ham muốn không kém. Tôi phải đấu tranh dữ dội với bản thân để không đi xa hơn. Tôi vẫn yêu chồng, giá như anh còn thiết đến tôi, thì chắc chẳng có chuyện tôi phải dan díu với chàng trai này. Nhưng tôi biết sẽ không bao giờ có lại tình yêu của chồng mình, còn với Q., tôi không biết mình còn vật lộn với chính mình được bao lâu nữa.

Cô bạn tôi nói, nếu như tôi với chồng không nhất thiết phải ly dị, thì ai nấy có thể có cuộc sống của riêng mình, kể cả tình dục. Chỉ cần đừng lộ liễu là coi như đã tôn trọng nhau rồi. Chồng tôi đã bỏ lơi tôi thì chắc anh ấy cũng chẳng trách nếu tôi có ai đó, miễn là kín đáo để không ảnh hưởng đến danh tiếng gia đình. Cô ấy nói ở tuổi tôi, việc yêu thực sự một người đàn ông khác sẽ có hại, vì tôi sẽ khổ sở khi tình yêu đó tan vỡ (mà chắc chắn trước sau gì cũng thế). Nhưng tình dục thì lại khác, nó sẽ giúp tôi khuây khỏa, giúp tôi khỏe mạnh và trẻ trung. Cô ấy khuyên tôi cứ “đi lại” với Q., chỉ nghĩ đến việc  hưởng thụ khoái lạc cuộc sống khi còn có thể, đừng nghĩ lâu dài gì hết, cũng không cần dằn vặt chuyện anh ta có yêu mình thật lòng hay không, bởi nếu tôi không kỳ vọng gì thì chuyện thật hay giả sẽ không làm khổ tôi được.

Với hoàn cảnh tôi bây giờ, lời khuyên của bạn tôi chẳng phải là không có lý. Nếu theo đúng đạo thì tôi phải cố tìm cách lấy lại tình yêu của chồng hoặc là ly hôn. Nhưng điều thứ nhất gần như không có khả năng thực hiện. Còn điều thứ hai, tôi thấy không cần thiết. Ly hôn cũng chẳng giải quyết được việc gì mà còn gây ra rất nhiều xáo trộn. Nhưng còn sự thật là tôi chưa phải một phụ nữ già nua, tôi cần tình yêu và cả sex nữa. Các bạn có thể cho tôi lời khuyên không?.

Thanh Mai
@ Báo DatViet

Việt Nam và quả đấm thép bọc nhung

Ông Vịnh giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng từ tháng 02/2009

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói Việt Nam có đủ khả năng phản vệ trước bất kỳ hành động vũ lực nào từ bên ngoài.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post), xuất bản tại Hong Kong, trích lời ông nói Việt Nam muốn gửi thông điệp cho cộng đồng quốc tế rằng sẽ “không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đồng thời Việt Nam có đủ khả năng để đối phó”.

Tờ báo tiếng Anh hàng đầu khu vực vừa có cuộc phỏng vấn hiếm hoi với Trung tướng Vịnh, người giữ chức thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ tháng 2/2009.

Bài báo tựa đề ‘Ánh thép và chiếc găng tay nhung của Việt Nam’ (A flash of steel and the velvet glove from Vietnam) viết Việt Nam kêu gọi tăng lòng tin và sự minh bạch trong quan hệ với Trung Quốc.

Ông Vịnh được trích lời nói củng cố quan hệ quốc phòng sẽ dẫn tới thúc đẩy quan hệ song phương diện rộng hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc.

“Không có biện pháp tăng cường lòng tin nào tốt hơn là rõ ràng minh bạch.”

Ông nói Việt Nam sẽ không bao giờ dùng vũ lực, nhưng đủ khả năng đối phó với vũ lực từ bên ngoài.

Khi được hỏi liệu tuyên bố này có thể được hiểu là gần đây đã có đe dọa sử dụng vũ lực từ Trung Quốc hướng tới Việt Nam hay không, ông Vịnh trả lời: “Nên dành câu hỏi này cho Trung Quốc chứ không phải Việt Nam”.

Bài báo nói nhận xét của ông thứ trưởng hé mở đôi chút về quan hệ quốc phòng Việt-Trung, một trong các quan hệ chiến lược quan trọng nhất, nhưng cũng bí mật và nhiều nghi kỵ nhất trong khu vực.
Tăng cường sức mạnh quân sự

Ông Nguyễn Chí Vịnh nói với báo Hong Kong về việc hợp tác ngày càng mở rộng giữa quân đội hai nước Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm các hoạt động trao đổi và tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ.

Ông cũng nói Việt Nam mong muốn đạt được thỏa thuận về cách hành xử trên biển và thiết lập các kênh chính thức để giải quyết vụ việc phát sinh; những điều ông cho là sẽ “đóng góp rất lớn cho quan hệ hai bên”.

Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam cũng khẳng định không có gì mâu thuẫn trong việc tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia, không chỉ Trung Quốc, mà cả Nga và Hoa Kỳ.

Trong khi đang có quan ngại trong khu vực rằng căng thẳng quân sự có thể gia tăng tại đây với các động thái tăng cường quốc phòng của các nước, ông Vịnh được dẫn lời nói ông tin rằng Đông Nam Á có “tương lai tươi sáng” vì các bên đều hiểu giá trị của hòa bình.

“Chúng ta đang sống trong thế giới văn minh thế kỷ 21, khi đã có các văn bản luật pháp quốc tế rõ ràng và không quốc gia nào có thể gây chiến một cách dễ dàng.”

Việt Nam đang có các động tác hiện đại hóa quân đội, với hợp đồng mua tàu ngầm từ Nga và các loại trang thiết bị quốc phòng khác.

Hà Nội và Bắc Kinh bình thường hóa quan hệ năm 1991, sau nhiều năm căng thẳng và cuộc chiến biên giới đẫm máu giữa hai bên. Tuy lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc luôn khẳng định quan hệ láng giềng hữu hảo, sự nghi kỵ dường như không phải ngày một ngày hai dễ dàng xóa bỏ.

Sinh năm 1957, ông Vịnh từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, phụ trách tình báo quân đội.

Ông bắt đầu giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng từ tháng 02/2009.

Gần đây, Thứ trưởng Vịnh xuất hiện nhiều trong các tiếp xúc với công chúng, gây đồn đoán về một vai trò lớn hơn cho ông trong tương lai

@ DatViet