Putin thăm Trung Quốc và quan hệ Trung Quốc, Nga – Mỹ, châu Âu, Nhật Bản

Mới đây từ ngày 16 – 17/5, Tổng thống Nga Putin đã đến thăm Trung Quốc gặp lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình. Ngoài hoạt động nghi thức đáp lễ, nhu cầu cấp bách hơn của ông Putin trong chuyến thăm này là gì? “Quân cờ” Putin sẽ tiếp tục được Tập tận dụng cho “kế sách thế kỷ”? Nhà bình luận thời sự Vương Hách đã có bài về vấn đề này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi lễ ký kết tuyên bố chung tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/5/2024. (Nguồn ảnh: SERGEI BOBYLYOV/POOL/AFP via Getty Images)
Chỉ trong một tuần từ ngày 9 – 15/5 quân đội Nga đã chiếm thêm được 278 km2 lãnh thổ Ukraine, là kết quả lớn nhất Nga có được trong một năm rưỡi qua. Thực tế, quân Nga từ đầu năm đến nay đã chiếm được khoảng 800 km2 lãnh thổ Ukraine; nâng diện tích lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm từ khi tổng tấn công vào ngày 24/2/2022 lên 65.336 km2 – chiếm gần 12% tổng diện tích của Ukraine (không bao gồm Bán đảo Crimea năm 2014 đã bị Nga sáp nhập).

Trong tình hình có vẻ thuận lợi này, ông Putin – người cách đây không lâu có lần thứ 5 nhậm chức Tổng thống Nga – đã đến thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 17/5.

Đối với Putin, không có gì nghi ngờ đây là hoạt động đáp lễ (tháng Ba năm ngoái Tập Cận Bình đã đến thăm Moscow sau khi lên cầm quyền nhiệm kỳ 3), nhưng trên thực tế hy vọng và nhu cầu cấp bách hơn của Putin là đạt được đồng thuận với Tập về hai vấn đề cốt lõi sau đây: Thứ nhất, đảm bảo bên chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine là Nga, và Nga sẽ không bị đánh bại; thứ hai, Nga sẵn sàng chia sẻ thành quả chiến thắng với ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ cần cung cấp ủng hộ nhiều hơn và thực chất hơn.

Nhưng đối với nhà cầm quyền ĐCSTQ, đây vừa là cám dỗ vừa là cạm bẫy.

Có những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ ĐCSTQ về câu hỏi liệu Nga có thể giành chiến thắng hay không và nhà cầm quyền ĐCSTQ không ưa quan điểm như vậy. Điều này không loại trừ việc ông Tập Cận Bình có “tình cảm với Nga” (theo WSJ đưa tin tháng 12/2022, trong số tài liệu tham khảo nội bộ Trung Nam Hải năm 2017 có báo cáo của Đại học Thanh Hoa cho rằng nền kinh tế Nga không có triển vọng, ông Tập Cận Bình đã chỉ trích báo cáo này nhảm nhí), nhưng điều quan trọng hơn là những cân nhắc chiến lược của ĐCSTQ: ĐCSTQ muốn đạt được “mục tiêu thế kỷ” là vào năm 2049 sẽ thay thế vị thế thống trị thế giới của Mỹ, trong kế hoạch này thì Nga quân cờ quan trọng, ĐCSTQ phải tận dụng triệt để quân cờ này; hơn nữa, ĐCSTQ có lợi thế sức mạnh áp đảo so với Nga, hiện đang làm mọi cách để “thuần hóa” nước Nga mà không để nước này sụp đổ.

Mặc dù phía Trung Quốc không thể chắc chắn rằng Nga sẽ thắng, nhưng chắc chắn không muốn Nga thua trận chiến này. Sẽ tốt nhất nếu cuộc chiến Nga-Ukraine kéo dài, khiến cho cả Nga và phương Tây (Mỹ, Liên minh châu Âu và NATO) cùng kiệt quệ, như vậy dĩ nhiên ĐCSTQ ‘ngư ông đắc lợi’.

Nhưng cuộc chiến Nga-Ukraine diễn ra ngay trong lòng châu Âu và thế giới phương Tây nhìn nhận Nga là kẻ xâm lược trắng trợn. Liên minh châu Âu, Mỹ và thậm chí cả phương Tây chỉ có thể ủng hộ Ukraine và phải giành chiến thắng, ngay cả không phân thắng bại (chẳng hạn như Chiến tranh Triều Tiên) cũng là điều không thể chấp nhận, nếu không thì trật tự quốc tế do phương Tây lãnh đạo được thiết lập sau Thế chiến II chắc chắn sẽ sụp đổ (đây là lý do tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và nhiều nước châu Á  – Thái Bình Dương ủng hộ Ukraine). Trong bối cảnh này, Mỹ, Liên minh châu Âu và toàn bộ phương Tây đang cố gắng hết sức để ngăn chặn ĐCSTQ hỗ trợ Nga trong cuộc chiến.

Mỹ đã vạch ra ranh giới đỏ cho ĐCSTQ. Một tháng trước chuyến thăm Trung Quốc của Putin, vào ngày 2/4 Tổng thống Mỹ Biden đã có cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình. Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24 – 26/4, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã công khai đưa ra tuyên bố ngoại giao nặng nề: “Nếu không có hỗ trợ của Trung Quốc (ĐCSTQ) thì Nga sẽ khó duy trì cuộc tấn công Ukraine”; “Nếu Trung Quốc (ĐCSTQ) không từ bỏ, chúng tôi sẽ đáp lại” (If China does not address the problem, we will). Mỹ đã xác định ĐCSTQ là “nhà cung cấp số một” các sản phẩm và nguyên liệu cho đạn dược của Nga, theo đó đã thực hiện các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu đối với hơn 100 thực thể Trung Quốc… Ví dụ, trước chuyến thăm Trung Quốc của Putin, ngày 9/5 Mỹ đã công bố thêm vào danh sách trừng phạt 37 công ty Trung Quốc liên quan đến khinh khí cầu độ cao, công nghệ lượng tử, dự án hạt nhân và viện trợ Nga; vào ngày 14/5 Tổng thống Biden tuyên bố tăng đáng kể thuế đối với 7 danh mục sản phẩm nhập khẩu chính của Trung Quốc, bao gồm xe điện, chip máy tính và sản phẩm y tế. Những thông tin cho thấy Mỹ sẽ có thêm nhiều biện pháp tiếp theo bổ sung.

Không chỉ Mỹ, Liên minh châu Âu cũng đang gây áp lực lên ĐCSTQ. Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Putin, chuyến thăm châu Âu của ông Tập Cận Bình được cho là cơ hội thuận lợi để chứng minh tầm quan trọng và khả năng ngoại giao của ĐCSTQ, cũng như để thể hiện với EU, nhưng tuyên bố cứng rắn của ông Tập Cận Bình (đối với cuộc chiến của Nga tại Ukraine, ĐCSTQ không tạo ra và cũng không liên quan) đã khiến EU càng ghê tởm, không chỉ thất bại mà còn đẩy EU ra xa hơn. Đa số các nước EU đã quá chán ghét kiểu phát ngôn ra vẻ trung lập của ĐCSTQ, vẫn cảnh giác với những thủ đoạn của ĐCSTQ nhằm chia rẽ các nước EU và gây chia rẽ giữa châu Âu và Mỹ.

Điều thú vị là Nhật Bản vốn ban đầu khá kín tiếng về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thì giờ đã tích cực ngoại giao nhắm vào chiêu trò của ĐCSTQ.

– Thứ nhất, ngày 20/3/2023 khi ông Tập Cận Bình đến thăm Nga; ngày hôm sau Thủ tướng Nhật Bản Kishida có chuyến thăm chớp nhoáng tới Kiev, viện trợ thêm 500 triệu USD cho Ukraine, nâng cấp quan hệ song phương Nhật Bản – Ukraine lên mức “quan hệ đặc biệt toàn cầu”, qua đó bắt đầu đàm phán để ký kết thỏa thuận bảo vệ tình báo và mời Tổng thống Ukraine Zelensky tham dự cuộc họp G7 – động thái không chỉ thể hiện rõ quan điểm khác nhau của hai phe trong cuộc chiến Nga-Ukraine mà còn nêu bật vai trò đặc biệt của Nhật Bản trong chống lại ĐCSTQ.

– Thứ hai, trước chuyến thăm Pháp vào ngày 5/5 của ông Tập Cận Bình, vào ngày 2/5 ông Kishida đến thăm Paris và có cuộc gặp ăn trưa với ông Macron trong khoảng 2 giờ, nhấn mạnh “quan hệ đối tác đặc biệt” giữa hai nước được thiết lập vào tháng 12 năm ngoái; sau đó ông Kishida đã tới Paraguay (nước duy nhất ở Nam Mỹ có quan hệ ngoại giao với Đài Loan) và Brazil (ĐCSTQ đang cố gắng lôi kéo nước này tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường). Một số bình luận cho rằng ông Kishida đang “làm cú hích tinh thần” cho Pháp và “đào rễ của ĐCSTQ ở Nam Mỹ” (năm 2021 người phát ngôn Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ từng chửi Nhật Bản là “phản bội”, “dẫn sói vào nhà”, “Nhật – Mỹ đang hợp tác”…)

Như vậy có thể thấy đối với cuộc chiến Nga – Ukraine thì Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã đoàn kết chống lại Nga, khiến ĐCSTQ muốn ủng hộ Nga nhưng lại e dè các lệnh trừng phạt từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản; vì lo Mỹ, châu Âu và Nhật Bản sẽ lợi dụng điều này để đẩy nhanh việc “tách rời” và “cắt dây chuyền”, cho nên đã giương nước cờ chính sách “trung lập”.

Nhưng nhìn chung cuộc chiến Nga – Ukraine hiện đang rơi vào bế tắc – gây bất lợi đối với cả Nga,  Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Vì vậy, chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Putin thực chất là nhằm gây áp lực lên ĐCSTQ. Chiều ngược lại, trong bối cảnh Mỹ, châu Âu và Nhật Bản ngày càng trở nên không khoan dung với viện trợ bí mật của ĐCSTQ cho Nga, có thể nói sợi dây mà ĐCSTQ đi ngày càng “rung lắc” mạnh hơn.

Có thể kết luận rằng ĐCSTQ sẽ bằng mọi giá hỗ trợ Nga. Một mặt là vì “mục tiêu thế kỷ” khiến ĐCSTQ không thể bỏ quân cờ Nga; mặt khác, chừng nào bản chất chế độ ĐCSTQ không thay đổi thì cho dù ĐCSTQ đứng về phía Mỹ về vấn đề chiến tranh Nga-Ukraine, thì “chiến lược cạnh tranh cực đoan” của ĐCSTQ đối với Mỹ [vì “kế hoạch thế kỷ”] cũng sẽ không thay đổi.

Do đó, quan hệ giữa Trung Quốc, Nga – Mỹ, châu Âu, Nhật Bản sẽ khó thoát thế đối đầu trong chiến tranh Nga-Ukraine.

Theo Vương Hách / Trí thức VN
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Bình luận về bài viết này