6 điểm du lịch nổi tiếng ‘không nên đến’

Venice, Dubai là ước mơ của nhiều người nhưng một số chuyên gia khuyên không đáng bỏ tiền để du lịch vì đông đúc, thiếu chiều sâu văn hóa.

Alex Cornici, Giám đốc điều hành của The Traveler – tạp chí du lịch nổi tiếng có trụ sở chính ở Italy, nói du lịch là kết nối và khám phá, không đơn thuần “đánh dấu những nơi đã đi qua”. Những nơi như Venice cảnh quan đẹp nhưng khách du lịch không chỉ tham quan, họ muốn có trải nghiệm chất lượng, tìm hiểu sâu hơn về văn hóaTừ lâu, Venice đã trở thành điểm du lịch phổ biến, giá cả tăng cao, đường phố và hệ thống kênh rạch đông nghịt. Cornici nói điều này làm mất đi vẻ quyến rũ của Venice, du khách nên cân nhắc bởi chuyến đi tới đây khá tốn kém.

Theo Budget Your Trip, khách du lịch chi khoảng 1.700 USD cho một tuần ở Venice, một số người còn chi gần 4.500 USD trong khoảng thời gian tương tự. Ảnh: Canmandawe

Theo Alonso Marly, chuyên gia du lịch từ SkyLux Travel, Dubai quá đắt đỏ và không đáng tiền. Thành phố gây ấn tượng với những tòa nhà chọc trời, xe sang và nhà hàng đắt tiền. Tuy nhiên, Dubai mang đến cảm giác nhân tạo, thiếu chiều sâu văn hóa so với nhiều điểm khác ở Trung Đông.

“Nếu bạn theo đuổi trải nghiệm du lịch cao cấp, đáng tiền, tôi khuyên nên chọn Oman”, Marly nói, nhấn mạnh Oman mang đến nét đẹp cổ kính, bãi biển tuyệt vời, văn hóa thú vị. Theo Budget Your Trip, một tuần ở Dubai tốn của khách khoảng 1.736 USD, bao gồm chỗ ở, phương tiện di chuyển tham quan, ăn uống, chưa tính vé máy bay. Ảnh: Expedia

Cancun của Mexico được Yahoo nhận xét là “điểm du lịch hàng đầu cho cặp đôi mới cưới và những người tìm kiếm nơi nghỉ dưỡng lãng mạn”. Tuy nhiên, theo Cornici, thành phố này chi phí đắt đỏ và đông đúc. Chuyên gia nói các trải nghiệm chủ yếu là bãi biển và cuộc sống về đêm nên cảm nhận về Mexico trở nên “hơi thương mại và kém chân thực”. Chi phí du lịch ở Cancun vào khoảng 800-2.500 USD mỗi người, tùy ngân sách, theo Expedia. Ảnh: Unsplash

Jamis Diaz, chuyên gia du lịch và tiếp thị của Smoky Moutains, nói New York không đáng tiền để du lịch vì đông đúc, giá cả cao, tình trạng ô nhiễm không khí và rác thải gia tăng cũng ảnh hưởng trải nghiệm của khách. Hiện tại, giá phòng khách sạn ở New York trung bình khoảng 375 USD mỗi đêm, các dịch vụ giải trí và ăn uống bên ngoài cũng tốn kém. Ảnh: Time Out

Marly khuyên du khách nên bỏ qua một số nơi ở Thái Lan như Phuket, Pattaya hay Krabi. Theo ông, lượng khách du lịch vượt ngưỡng trước đại dịch khiến quốc gia này luôn đông đúc suốt những năm qua. Điều này dẫn đến lạm phát, ô nhiễm gia tăng và chất lượng sống của người địa phương giảm sút. Tình hình quá tải buộc chính quyền phải đưa ra biện pháp hạn chế khách tới những hòn đảo này.

Tuy nhiên, nếu đám đông không phải vấn đề lớn, Thái Lan vẫn là điểm du lịch với giá phải chăng. Chi phí du lịch một tuần ở đây khoảng 567 USD, chưa gồm vé máy bay, theo Budget Your Trip. Ảnh: Bao Menglong

Thành phố biển Dubrovnik nổi tiếng của Croatia đang trong tình trạng quá tải. Theo Holidu, ứng dụng đặt phòng nghỉ, đây là thành phố quá tải nhất châu Âu với tỷ lệ 36:1 (36 khách du lịch, 1 người địa phương). Năm ngoái, thành phố cũng đưa ra nhiều biện pháp hạn chế lượng khách hàng ngày để đảm bảo “vị thế UNESCO” của mình.

Quá tải khách du lịch gây ra nhiều vấn đề với thành phố có diện tích khoảng 142 km2 như ùn tắc, giá cả tăng cao. Chi phí du lịch ở đây một tuần vào khoảng hơn 700 USD mỗi người, chưa gồm vé máy bay. Thay vì tới Dubrovnik, Marly khuyên khách du lịch đi Sibenik – thành phố ven biển nhỏ và ít nổi tiếng hơn của Croatia, nơi có kiến trúc lãng mạn kiểu Venice và đường bờ biển Adriatic đẹp như tranh vẽ. Ảnh: Lonely Planet / Vietnam Express

Hiếu nghĩa trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Nhà văn Hồ Biểu Chánh đề cao nhân nghĩa, luân lý, bênh vực người yếu thế trong loạt tiểu thuyết, lay động người đọc nhờ chất Nam bộ.

Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, Hồ Biểu Chánh để lại gia tài sáng tác phong phú thể loại, nhưng độc giả vẫn quen gọi ông là tiểu thuyết gia. Ông “thai nghén” đến 64 tiểu thuyết phiêu lưu, phong tục, lịch sử, xã hội, ái tình. Từ tác phẩm đầu tay đến truyện hoàn thành năm cuối đời, ông khai thác trung thực bức tranh xã hội miền Nam đương thời (1907-1958), đi vào thế giới phồn tạp với đủ hạng người.

Trên nền chất liệu xã hội về các chủ đề hôn nhân cưỡng bách, môn đăng hộ đối, sinh con trai nối dõi, đa thê, tranh giành gia tài, cảnh mẹ ghẻ, cha ghẻ, án mạng hay sự phiêu lưu, Hồ Biểu Chánh đề cao đạo làm người, nhân ái, hiếu nghĩa, sự trong sạch, ngay thẳng. Trong cuốn Lời di chúc, nhà văn từng viết: “Hồi làm quan, ta chăm nom giúp đỡ người nghèo nên được tiếng thương dân. Khi viết tiểu thuyết, ta cố giữ vẹn đạo hiếu nghĩa, bênh vực lớp bình dân, nên tạo thiện cảm với quần chúng”.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh qua nét vẽ của họa sĩ Văn Thanh

Yếu tố luân lý thể hiện ngay ở tên tác phẩm như Vì nghĩa vì tình, Cha con nghĩa nặng, Nặng gánh cang thời, Ở theo thời, Dây oan, Cư kỉnh, Nợ đời, Bức thư hối hận. Đa phần tác giả xây dựng cái kết có hậu, thiện luôn thắng ác, ơn đền oán trả, thưởng phạt phân minh, cải tà quy chính hay vợ – chồng, cha mẹ – con cái đoàn viên sau chuỗi ngày ly tán. Lòng thương người, sự rộng lượng, hiếu hạnh, tu thân lập chí và lời giảng đạo lý bao trùm trang viết Hồ Biểu Chánh.

Trong cuốn Ai làm được, tác giả nhắc đến lòng thương người của ông phủ Khiếu Nhàn, chí tự lập của Chí Đại, lòng trinh bạch của Băng Tâm. Nhân vật chính – Bạch Tuyết – vì không muốn bị cha ép gả, đã trốn nhà theo Chí Đại, tìm cách báo thù cho mẹ (người bị mẹ kế giết). Khi tội ác của dì ghẻ bị đưa ra ánh sáng, nàng toan tự sát để khỏi hổ thẹn tội bất hiểu, bất trinh. Nhờ đó, nàng chiếm được cảm tình của độc giả miền Nam đương thời.

Ở Chúa tàu Kim Quy, Thủ Nghĩa chịu tù đày vì đánh gãy tay kẻ xâm hại em gái mình – Tấn Thân. Nhân lúc nhà tù bị hỏa hoạn, chàng trốn về quê tìm cha mẹ và em nhưng họ đã chết hết. Sau đó chàng đi buôn, trở thành chúa tàu Kim Quy. Chàng tìm cách đền ơn em rể Kỉnh Chi vì người này từng điêu đứng, khổ lụy vì lo lắng cho người thân của mình, dám tố cáo tội ác của Tấn Thân. Sau này, Thủ Nghĩa được hủy án, cưới cô gái nghèo bao năm chung thủy đợi chàng.

Với Nhân tình ấm lạnh, Hồ Biểu Chánh lột trần lòng dạ bạc đen, tráo trở của người đời và ca ngợi đôi trai nghĩa khí, gái tiết hạnh. Phi Phụng trải qua nhiều kiếp nạn khi bị cha xem là công cụ làm giàu, ép gả cho người xấu, nàng đối mặt sự bất lương của Tú Cẩm, sự trả thù nhỏ nhen của ông phủ, nhà hội đồng bội ước hay lòng đố kỵ của mẹ con bà Đốc phủ. May mắn, nàng vẫn có nơi nương tựa – Duy Linh. Chàng cao thượng, cương trực, dám chống lại cường quyền.

Phô bày thực trạng gia đình và xã hội, nhưng Hồ Biểu Chánh không cố tình đả phá cái cũ hay hô hào người đời theo đuổi cái mới. Với ông, mới hay cũ đều có cái hay, dở riêng. Đơn cử về hôn nhân, ông cho người đọc thấy rõ thái độ khắt khe, tàn nhẫn hoặc sự tính toán, vụ lợi của cha mẹ trong việc định vợ gả chồng cho con.

Nhà văn quan niệm trai gái nên được tự do kết hôn. Tình yêu mới là yếu tố quan trọng trong hôn nhân, còn việc phân hóa giàu nghèo, chênh lệch học thức, bất đồng tín ngưỡng không phải là trở ngại (như Lê, Thiên Hương trong Sống thác với tình, Túy Nga ở Đóa hoa tàn, Quý trong Mẹ ghẻ con ghẻ). Nếu con lỡ có thai hoặc chung sống trước khi cưới hỏi, cha mẹ không nên quá nghiêm khắc khiến đôi trẻ chịu khổ (tiểu thuyết Chút phận linh đinh, Tại tôi). Mặt khác, tự do yêu và cưới còn có thể tránh thói ngoại tình (điển hình Dây oan).

Ở cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh, Giáo sư Nguyễn Khuê cho rằng Hồ Biểu Chánh chủ trương duy trì giá trị truyền thống nhưng sẵn lòng chấp nhận cái mới, miễn không đi ngược tinh thần dân tộc.

Về sau, Hồ Biểu Chánh thể hiện sự tiến bộ, biến chuyển tư tưởng qua cái kết mới mẻ. Chẳng hạn trong Ông Cử, cựu Cai tổng Tâm nương nhờ cửa Phật sau khi tác thành cho con cái. Ở Lạc đườngBa Mậu mãn hạn tù, do chán ngán tình đời đen bạc, y giết vợ con rồi tìm đến cái chết. Trong Từ hôn, Tất Đắc bỏ đi biệt tích vì hổ thẹn với Bạch Yến, trước đó, hắn xem cưới vợ là trò đùa, làm chồng là kế sinh nhai, nhưng sau lại thật lòng yêu nàng.

Trong cuốn Văn xuôi Nam bộ nửa đầu thế kỷ 20, tác giả Mai Quốc Liên nhận định tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là bộ lịch sử phong tục Nam bộ xưa, với nhiều giai tầng trong một xã hội đang chuyển động cũ – mới. Ông dung hòa, đan xen các tình tiết, con người, nếp sống, lề thói từ thôn quê đến phố thị. Cụ thể, người đọc dễ bắt gặp cánh thợ thuyền, trẻ bán báo, thông ngôn ký lục, gái làng chơi, giới thượng lưu, trưởng giả ở thành thị. Tại thôn quê, ông tái hiện chân dung lớp tá điền, điền chủ, cường hào ác bá, hương chức hội tề.

Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cách hành văn của Hồ Biểu Chánh tự nhiên, giản dị và bình dân do dùng nhiều ngôn ngữ địa phương, nhất là câu văn như lời nói thường nhật. Tác giả thích ứng dụng thành ngữ, hình dung từ, trạng từ lẫn từ láy. Tuy vậy, điểm trừ là sai chính tả quá nhiều, sáo ngữ hay dùng chữ chưa đúng nghĩa, dư thừa.

Một số tác phẩm nổi bật của nhà văn Hồ Biểu Chánh

Tại buổi tọa đàm chuyên đề về Hồ Biểu Chánh ở TP HCM, hôm 11.5, đạo diễn Hồ Ngọc Xum cho rằng văn chương Hồ Biểu Chánh gần gũi, dễ hiểu, lồng ghép nhiều bài học giá trị, không lỗi thời dù trăm năm đã trôi qua. Suốt 40 năm làm nghề, ông từng làm 13 phim chuyển thể từ tác phẩm Hồ Biểu Chánh, trong đó có Ngọn cỏ gió đùa, Hai khối tình, Cay đắng mùi đời, Lòng dạ đàn bà, Tơ hồng vương vấn hay Gieo nhân. Hồ Ngọc Xum giữ quan điểm “phim hay không cần diễn viên nổi tiếng”, thường chọn gương mặt mới hoặc nghiệp dư nhưng hợp vai.

Diễn viên, biên kịch Thanh Hoàng (1963-2018) từng nói từ nhỏ đã mê chất nghĩa khí Nam Bộ trong các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, nhất là sự đồng cảm, thương người nghèo. Vì muốn truyền tải tính nhân văn ấy đến công chúng, ông chuyển thể nhiều truyện thành kịch bản phim, trong đó có Con nhà nghèo, Nợ đời, Đại nghĩa diệt thân.

Hồ Biểu Chánh (1885-1958) tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ngoài 64 tiểu thuyết, ông có tám đoản thiên, ba truyện ngắn, ba cải lương, ba hát bội, năm tuồng hài kịch, hai bản dịch thuật. Tác giả còn ghi dấu với 23 công trình khảo cứu, ba văn vần, năm tùy bút phê bình, sáu hồi ký và tám diễn văn.

VỸ CẦM / Theo VnExpress

Những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại

Khoảng 100 triệu người bỏ mạng vì xung đột giữa thổ dân và người châu Âu trên lục địa châu Mỹ, trong khi chừng 60 triệu người chết vì các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ.

Những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại

Nạn buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương bắt đầu từ thế kỷ 16, đạt đỉnh thế kỷ 17, rơi vào thoái trào và chấm dứt vào thế kỷ 19 Nó bùng phát do nhu cầu thiết lập và khẳng định sự hùng mạnh của các đế chế tại châu Âu trong thế giới mới. Những người châu Âu và châu Mỹ chủ yếu sử dụng các nô lệ Tây Phi để làm việc trong các đồn điền. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết về số nô lệ tử vong trong thời kỳ này. Tuy nhiên, con số 15 triệu người phần nào phản ánh mức độ khốc liệt của nạn buôn người. Theo thống kê của họ, 4/10 nô lệ phục vụ trên tàu thiệt mạng vì chủ nô ngược đãi.

Hơn 30 triệu người chết trong thời kỳ chuyển giao quyền lực cuối nhà Nguyên, đầu nhà Minh. Khả hãn Hốt Tất Liệt, cháu của Thành Cát Tư Hãn, là người lập ra triều đại nhà Nguyên năm 1260. Tuy nhiên, đây là một trong số những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó tồn tại gần một thế kỷ, từ năm 1271 tới 1368. Trong suốt thời kỳ ấy, dân chúng phải hứng chịu nhiều nỗi thống khổ. Họ phải sống trong loạn lạc, chiến tranh và nạn đói. Sau đó, nhà Minh đoạt quyền lực từ nhà Nguyên.

Hơn 36 triệu người chết trong cuộc binh biến An Lộc Sơn ở Trung Quốc. Khoảng 500 năm trước khi nhà Nguyên ra đời, nhà Đường thống trị Trung Quốc. An Lộc Sơn, một võ tướng thống lĩnh quân đội phía bắc, tạo phản và lập ra nhà An. Cuộc binh biến An Lộc Sơn kéo dài từ năm 755 tới năm 763. Cuối cùng nhà Đường cũng đánh bại nhà An, thống nhất giang sơn.

Trong lịch sử thế giới, Thành Cát Tư Hãn là một trong những người “nhuốm máu thiên hạ” nhiều nhất. Dưới sự lãnh đạo của ông, đế chế Mông Cổ đã phát triển lớn mạnh chưa từng thấy. Diện tích đất của đế chế Mông Cổ chiếm 16% diện tích bề mặt trái đất. Quân đội Mông Cổ tràn qua châu Á, cướp phá và giết người tàn bạo. Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 60 triệu người đã bỏ mạng trong các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ. Con số ấy có thể tăng cao hơn nếu đội quân của Thành Cát Tư Hãn hướng sang phía tây để xâm lược các nước châu Âu.

Đại chiến thế giới thứ nhất là sự kiện tiếp nối chuỗi những vụ việc đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới. Trong cuộc chiến, khoảng 65 triệu người đã mất mạng. Vào năm 1914, thời điểm các đế chế tại châu Âu bắt đầu khẳng định tầm ảnh hưởng, họ chia thành hai phe và gây chiến để tranh giành sự thống trị. Cuộc chiến đã chia cắt châu Âu và kéo phần còn lại của thế giới vào vòng xoáy chiến tranh. Chiến thuật chiến tranh lỗi thời làm gia tăng số lượng binh lính tử trận.

Đại chiến thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939. Các thế lực chia thành hai phe, tự xưng là phe Đồng minh và phe Phát xít. Trong giai đoạn giữa Đại chiến thế giới thứ nhất và thứ hai, các nước đã chế tạo nhiều cỗ máy giết người trên không, dưới biển và phát triển các loại phương tiện chiến đấu hạng nặng hay vũ khí tự động. Một số quốc gia còn sản xuất các loại bom lớn để phục vụ cuộc chiến. Phe Đồng minh giành thắng lợi sau cùng. Tuy nhiên họ cũng phải trả một giá đắt. 85 % trong tổng số 72 triệu người thiệt mạng thuộc về phe Đồng minh. Liên Xô và Trung Quốc hứng chịu tổn thất nặng nề nhất.

Khi Christopher Columbus, John Cabot cùng các nhà thám hiểm khác phát hiện châu Mỹ ở thế kỷ 15, đó dường như là khởi đầu của một kỷ nguyên. Châu Mỹ trở thành thiên đường mà các nhà thám hiểm châu Âu gọi là ngôi nhà mới của họ. Tuy nhiên, vùng đất này không phải mảnh đất vô chủ bởi thổ dân bản địa đã sinh sống tại đây. Cuộc xung đột giữa “chủ mới” và “chủ cũ” đã khiến khoảng 100 triệu người thiệt mạng. Bên cạnh chiến tranh và các cuộc xâm chiếm, các căn bệnh lan từ châu Âu cũng cướp sinh mạng của vô số người dân bản địa. Theo ước tính của giới học giả, 80 % thổ dân châu Mỹ chết do tiếp xúc với người châu Âu nhiễm bệnh.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Sức khỏe :Làm sao để hết tê tay. Nguyên nhân và cách khắc phục

Để hết tê tay, bạn có thể thử các phương pháp như kéo căng và massage phần chi bị tê, sử dụng gia vị để giải cứu bạn, hoặc tập luyện xòe bàn tay và duỗi thẳng các ngón. Thực hiện những phương pháp này khoảng 2-3 lần/ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Làm thế nào để làm tê tay chấm dứt?

Để làm chấm dứt cảm giác tê tay, bạn có thể thực hiện các bước sau:
1. Kéo căng và massage: Bạn có thể căng và kéo căng phần chi bị tê để giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Sau đó, áp dụng kỹ thuật massage nhẹ nhàng lên vùng bị tê. Massage nhẹ nhàng sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cảm giác tê.

2. Xoay và thư giãn: Nằm ngửa và để 2 tay sang ngang, sau đó xòe bàn tay ra hết cỡ. Giữ nguyên tư thế này khoảng 3-5 giây rồi từ từ nắm chặt lại. Lặp lại quá trình này nhiều lần. Bài tập này giúp tăng cường sự linh hoạt và tuần hoàn của cơ tay.
3. Tập thể dục định kỳ: Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng cường cơ bắp và cải thiện tuần hoàn. Các bài tập như uốn cổ tay, xoay cổ tay và nhấn nút cũng có thể giúp giảm cảm giác tê tay.
4. Điều chỉnh tư thế làm việc: Đảm bảo rằng bạn đứng hay ngồi với tư thế đúng và thoải mái. Hãy tìm kiếm các tư thế ngồi và làm việc phù hợp và thường xuyên thay đổi tư thế để tránh căng thẳng và áp lực lên cổ tay

5. Nghỉ ngơi và nâng cao sức khỏe chung: Nếu cảm giác tê tay xuất hiện do căng thẳng và mệt mỏi, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Hãy đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và giảm cân nếu cần thiết.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải cảm giác tê tay kéo dài hoặc cực đoan, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và nhận được sự tư vấn và điều trị chính xác.

Bạn có thể thực hiện cách massage nào để hết tê tay?

Để hết tê tay, bạn có thể thực hiện một số cách massage như sau:
1. Rung tay: Đặt lòng bàn tay lên tay kia và nhịp nhàng rung tay theo phạm vi từ đầu ngón tay đến cổ tay. Massage này giúp kích thích tuần hoàn máu, làm giảm tê tay.
2. Kéo căng tay: Sử dụng tay kia, kéo căng từ đầu ngón tay đến khớp cổ tay. Massage này giúp làm duỗi các dây cơ và tăng cường tuần hoàn máu.
3. Xòe bàn tay: Nằm ngửa, để 2 tay sang ngang rồi xòe hết cỡ. Giữ nguyên tư thế 3 – 5 giây rồi từ từ nắm tay. Lặp lại một số lần để giãn cơ và làm giảm tê tay.
4. Gập và duỗi ngón tay: Xòe bàn tay và duỗi thẳng các ngón tay hết mức. Từ từ gập từng ngón tay sao cho chúng chạm vào lòng bàn tay, sau đó nới lỏng và duỗi lại. Lặp lại quá trình này một số lần để làm giãn các cơ và tăng tuần hoàn máu trong tay.
Lưu ý: Trong quá trình massage, hãy sử dụng vành lòng bàn tay và ngón tay út để thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng và không áp lực quá mạnh vào các dây cơ và dây thần kinh. Nếu tình trạng tê tay không giảm hoặc còn diễn biến phức tạp, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thích hợp.

( Sưu tầm & Biên soạn online )

Hotboy 9X làm náo loạn giới AI: Sở hữu startup được cả Microsoft lẫn Nvidia tin tưởng rót vốn, tham vọng một ngày vượt mặt OpenAI

Founder 9X này đang thách thức quan niệm thông thường rằng người chiến thắng trong cuộc đua AI sẽ phải là một trong số những gã khổng lồ của ngành công nghệ Mỹ.

Khoảng tháng 2 năm 2023, Arthur Mensch, 30 tuổi, vẫn đang làm việc tại Google. Trí tuệ nhân tạo khi đó mới bắt đầu xuất hiện và được bàn tán như một thứ gì đó hay ho hơn khoa học viễn tưởng.

Kể từ đó, AI, với khả năng trò chuyện và suy luận giống con người, đã trở thành bước đột phá công nghệ được nhắc đến nhiều nhất trong nhiều thập kỷ. Công ty khởi nghiệp của Mensch – Mistral AI cũng ra đời, được định giá hơn 2 tỷ USD và đến nay đã được hơn 1 năm tuổi.

Theo WSJ, Mistral AI đang thách thức quan niệm thông thường rằng người chiến thắng trong cuộc đua AI sẽ phải là một trong số những gã khổng lồ của ngành công nghệ Mỹ. Arthur Mensch và các cộng sự không nghĩ rằng quy mô khổng lồ là điều cần thiết.

Founder Mensch đã dành phần lớn cuộc đời mình để tìm ra cách làm cho hệ thống AI và máy học trở nên hiệu quả. Đầu năm ngoái, anh hợp tác với đồng sáng lập Timothée Lacroix, 32 tuổi và Guillaume Lample, 33 tuổi, để thực hiện ước mơ của mình.

Cùng nhau, họ đang đặt cược rằng startup của mình có thể vượt qua các gã khổng lồ Thung lũng Silicon bằng cách tìm ra phương thức hiệu quả hơn để xây dựng và triển khai hệ thống AI. “Chúng tôi muốn trở thành công ty sử dụng vốn hiệu quả nhất trong thế giới AI. Đó là lý do chúng tôi tồn tại”.

Sắp tới, Mistral có kế hoạch công bố một mô hình AI mới, được gọi là Mistral Large, có thể thực hiện một số tác vụ suy luận tương đương với GPT-4. Chi phí đào tạo chưa tới 20 triệu euro, tương đương khoảng 22 triệu USD. Trong khi đó, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết vào năm ngoái rằng việc đào tạo những mô hình lớn nhất của công ty anh tiêu tốn từ 50 triệu đến 100 triệu USD.

Hotboy 9X làm náo loạn giới AI: Sở hữu startup được cả Microsoft lẫn Nvidia tin tưởng rót vốn, tham vọng một ngày vượt mặt OpenAI- Ảnh 1.

Mistral thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư, trong đó có cả Microsoft. Tập đoàn tuyên bố sẽ bổ sung mô hình mới của Mistral làm tùy chọn cho các nhà phát triển trên dịch vụ đám mây Azure và đổi lại, sẽ được nắm giữ một lượng cổ phần nhỏ.

Eric Boyd, phó chủ tịch tập đoàn phụ trách nền tảng AI của Microsoft cho biết Mistral đưa ra một thử nghiệm hấp dẫn về việc kỹ thuật thông minh có thể thúc đẩy các hệ thống AI đến mức nào.

Mensch từ lâu đã yêu thích công việc kinh doanh. Anh lớn lên ở vùng ngoại ô phía tây Paris, có mẹ là giáo viên vật lý còn cha là chủ một doanh nghiệp công nghệ nhỏ. Vị founder tương lai đã theo học tại một số ngôi trường hàng đầu của Pháp khi ấy luôn háo hức tham gia các dự án và thành thạo nhiều kỹ năng ngay cả khi có rất ít kiến thức nền tảng.

“Tôi thích những trải nghiệm mới”, Mensch nói.

Mensch gia nhập Google AI (sau có tên là DeepMind) vào cuối năm 2020 và cùng xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn. Đến năm 2022, anh là một trong những tác giả chính của bài báo mô hình AI mới có tên Chinchilla.

Khi cuộc đua AI nóng dần vào năm 2022, Mensch cho biết bản thân rất thất vọng khi các phòng thí nghiệm AI tư nhân lớn không nói nhiều về mô hình ngôn ngữ lớn. Chỉ khi ChatGPT ra mắt, cơn sốt mới nóng dần.

Ngay từ đầu, Mensch đã đóng vai trò vận động hành lang cho các nhà hoạch định chính sách của Pháp, trong đó có cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Anh cho rằng việc phát hành các hệ thống AI ban đầu dưới dạng nguồn mở mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng hoặc điều chỉnh miễn phí là nguyên tắc tối quan trọng. Đó cũng là cách giúp thu hút sự chú ý của các nhà phát triển cũng như khách hàng tiềm năng mong muốn có nhiều quyền kiểm soát đối với AI mà họ sử dụng.

Mới đây, Mistral AI đã huy động được 600 triệu euro (646 triệu USD) từ Nvidia NVDA, Salesforce và các nhà đầu tư khác khi công ty khởi nghiệp Pháp mong muốn đạt được quy mô trong một thị trường do nhà sản xuất ChatGPT OpenAI và những gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon thống trị.

Thông báo này được đưa ra một tháng sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Mistral AI sắp đạt được thỏa thuận gọi vốn với mức định giá khoảng 6 tỷ USD, giúp công ty khởi nghiệp của Pháp tiếp thêm nhiên liệu để thách thức các công ty công nghệ lớn trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.

Hotboy 9X làm náo loạn giới AI: Sở hữu startup được cả Microsoft lẫn Nvidia tin tưởng rót vốn, tham vọng một ngày vượt mặt OpenAI- Ảnh 2.

Những người ủng hộ bao gồm General Catalyst, Lightspeed, Bertelsmann Investment, Cisco Systems, IBM, Nvidia và Salesforce Venture. Việc rót thêm vốn nhấn mạnh sự sẵn lòng của các nhà đầu tư trong việc đổ tiền vào những gì họ coi là “các công ty khởi nghiệp AI đầy hứa hẹn”, một ngày nào đó có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn như OpenAI do Microsoft hậu thuẫn và Google của Alphabet.

Mistral AI cho biết vòng cấp vốn mới của họ nâng tổng số tiền huy động được trong vòng chưa đầy một năm lên hơn 1 tỷ euro khi công ty có trụ sở tại Paris tìm cách mở rộng sự hiện diện và phát triển ở Mỹ. Khoản đầu tư này sẽ giúp công ty tinh gọn với khoảng 60 nhân viên để tuyển dụng những nhân tài hàng đầu và mở rộng ra quốc tế sau khi khai trương văn phòng tại California.

Công ty được định giá hơn 2 tỷ USD vào tháng 12, được thành lập cách đây một năm bởi các nhà nghiên cứu của Google và Meta Platforms. Tính đến tháng 12, Mistral chỉ huy động được hơn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư, đồng thời cam kết bán số cổ phần nhỏ cho các công ty như Nvidia, Microsoft và Salesforce.

CEO Arthur Mensch cho biết khoản đầu tư mới nhất bảo vệ sự độc lập của Mistral, vốn vẫn hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của những người sáng lập.

Theo: WSJ / Phương Linh / An ninh tiền tệ /Cafe

Cuộc đua Ấn-Trung khốc liệt hơn khi ông Modi tái đắc cử: Lý do có cùng tham vọng với ông Tập

“Việc theo đuổi sự vĩ đại của quốc gia về cơ bản là một trò chơi tương đối và đối với Ấn Độ, sự so sánh quan trọng là với Trung Quốc”, nhà nghiên cứu Lubin viết.

Ngày 9/6, tại Phủ Tổng thống ở thủ đô New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp – và theo các chuyên gia, điều này có khả năng làm gia tăng sự cạnh tranh kinh tế của Ấn Độ với Trung Quốc.

Cuộc đua Ấn-Trung khốc liệt hơn khi ông Modi tái đắc cử: Lý do có cùng tham vọng với ông Tập- Ảnh 1.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên thệ nhậm chức tại Phủ Tổng thống ở thủ đô New Delhi, vào ngày 9/6. Ảnh: AFP

David Lubin – nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại London – đã viết hôm 6/6 rằng, sự cạnh tranh có thể sẽ nóng lên vì ông Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cùng mục tiêu đối với đất nước của họ: sự tự cường.

Ông Modi có tầm nhìn về Viksit Bharat, hay “Ấn Độ phát triển”, đặt ra con đường đưa nước lớn ở Nam Á này trở thành nền kinh tế phát triển vào năm 2047.

Trong khi đó, tầm nhìn của ông Tập đối với Trung Quốc là vị thế một cường quốc tầm cỡ toàn cầu vào năm 2049.

Lubin viết: “Cuộc cạnh tranh giành vị trí lãnh đạo kinh tế ở châu Á đang diễn ra.”

Cả Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tập trung vào sản xuất

Để đạt được mục tiêu, Ấn Độ của ông Modi có thể sẽ phát triển mạnh mẽ về sản xuất.

Lubin viết: “Việc theo đuổi sự vĩ đại của quốc gia về cơ bản là một trò chơi tương đối và đối với Ấn Độ, sự so sánh quan trọng là với Trung Quốc.”

Vì tự cường là ưu tiên trong chính sách của cả Ấn Độ và Trung Quốc, nên “nỗi ám ảnh về sản xuất có thể sẽ đi kèm với nó”, Lubin viết.

Theo Business Insider, GDP 3,9 nghìn tỷ USD của Ấn Độ thua xa GDP 18,5 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Và Trung Quốc đã đóng vai trò là công xưởng của thế giới trong bốn thập kỷ qua – nhưng xu thế đang thay đổi.

Các công ty đa quốc gia đang đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia, và Ấn Độ đang hướng tới trở thành một “Trung Quốc mới”.

Vì Ấn Độ hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới – với 65% dân số dưới 35 tuổi – nên có rất nhiều cơ hội cho quốc gia Nam Á.

Tuy nhiên, với việc Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của ông Modi mất đa số ghế trong quốc hội, điều này có nghĩa là chính quyền của ông sẽ khó khăn hơn nhiều trong việc triển khai các cải cách lao động và đất đai rất cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng tại nước này.

Cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan nói trên chương trình “Planet Money” của đài phát thanh NPR (Mỹ) rằng, Ấn Độ đang bước vào một không gian đông đúc với các quốc gia mới nổi khác như Việt Nam, Bangladesh và Malaysia.

Rajan cho rằng, Ấn Độ sẽ làm tốt hơn nếu tập trung vào ngành dịch vụ vì nước này vốn có dân số nói tiếng Anh đông.

Nhưng theo Business Insider, chính phủ của Thủ tướng Modi đang chi ra số tiền lớn để bắt kịp Trung Quốc, bao gồm các ưu đãi và trợ cấp trị giá hơn 20 tỷ USD để khuyến khích sản xuất trong 14 lĩnh vực chính bao gồm điện tử, ô tô và pin xe điện.

Ấn Độ cũng cung cấp thêm 10 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip bán dẫn – một lĩnh vực chiến lược hấp dẫn mà Đài Loan (Trung Quốc) đóng vai trò rất lớn. Ấn Độ đang cố gắng thu hút các nhà máy sản xuất chip của Đài Loan đầu tư vào Ấn Độ và đã đạt được một số thành công.

Mối quan hệ rạn nứt của Ấn Độ với Trung Quốc

Theo Business Insider, do sự cạnh tranh đang diễn ra giữa Ấn Độ với Trung Quốc và sự sốt sắng của chính phủ Thủ tướng Modi trong việc thu hút đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc), mối quan hệ Delhi – Bắc Kinh cũng có một khởi đầu khó khăn khi nhà lãnh đạo Ấn Độ bắt đầu nhiệm kỳ mới của mình.

Hôm 4/6, ông Modi đã chọc giận Trung Quốc khi ông nhận lời chúc mừng từ nhà lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức sau cuộc bầu cử ở Ấn Độ.

“Trung Quốc phản đối mọi hình thức tương tác chính thức giữa Đài Loan và các nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết trong cuộc họp báo hôm 6/6.

Cuộc đua Ấn-Trung khốc liệt hơn khi ông Modi tái đắc cử: Lý do có cùng tham vọng với ông Tập- Ảnh 2.
Ấn Độ hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới, với 65% dân số dưới 35 tuổi. Ảnh: Tatva

Ivan Lidarev – học giả về an ninh châu Á tại trường đại học King’s College London – nói với Channel NewsAsia rằng, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc khó có thể thay đổi sau khi ông Modi tái đắc cử.

“Ấn Độ đã theo đuổi một chính sách đối ngoại rất tích cực nhằm xích lại gần hơn với phương Tây và đối trọng với Trung Quốc trong nhiều năm”, Lidarev nói. “Có sự đồng thuận rất mạnh mẽ ở Ấn Độ về vấn đề này.”

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Ấn Độ trên trường toàn cầu, Lidarev nhận định.

Theo Hữu Hiển / Đời Sống Pháp Luật / Cafe VN