Thành phố tạc từ sa thạch đỏ’ đẹp mê hồn ở Trung Đông

Không chỉ là chốn thờ tự thiêng liêng, Petra còn là một điểm dừng chân quan trọng của những đoàn lạc đà thương mại trên con đường nối liền ba châu lục Á – Âu – Phi.

Nằm trên sườn núi Hor ở phía Tây Nam Jordan, khu di tích Petra được coi là một tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc của thế giới cổ đại với rất nhiều công trình đền đài, lăng mộ được tạc vào vách đá. Ảnh: Voice of Guides.

Để đến được với Pertra, du khách phải đi qua một hẻm núi tự nhiên được tạo thành bởi một vết nứt sâu trong các phiến đá sa thạch gọi là hẻm Siq. Con đường độc đạo này vừa tối vừa hẹp, nhiều nơi chỉ rộng 2 mét. Ảnh: Daily Travel Pill.

Hẻm Siq sẽ dẫn thẳng đến địa điểm nổi tiếng nhất ở Petra là Al Khazneh (Kho báu), một công trình được tạc vào sườn núi. Đây là đền thờ và lăng mộ của các vị vua trong quá khứ, được xây dựng theo kiến trúc thời kỳ Ptolemaic. Ảnh: TripBucket.

Cách Kho báu một quãng không xa, dưới chân núi en-Nejr là một nhà hát kiểu La Mã to lớn với các bậc khán đài được tạc vào đá rất kỳ công. Ảnh: World History Encyclopedia.

Quanh nhà hát là rất nhiều hầm mộ được đào sâu vào các vách đá. Ảnh: Mapcarta.

Cánh cổng Hadrian ở con đường chính, được đặt tên theo vị hoàng đế La Mã Hadrianus. Ảnh: Via Jordan Travel & Tours.

Khu đền lớn của Petra. Ảnh: Wikipedia.

El Deir (Tu viện) cũng là một công trình ấn tượng ở quần thể di tích Petra. Ảnh: BYU Magazine.

Theo các nhà nghiên cứu, Petra được người Nabataean – một dân tộc Ả Rập cổ đại – xây dựng từ khoảng năm 60-50 TCN. Ảnh: Lonely Planet.

Kiến trúc ở nơi đây mang dáng dấp của các thời kỳ văn hóa cực thịnh vào thời điểm đó gồm: thời kỳ Ptolemaic, thời kỳ Hellenistic kết hợp với những kiến trúc địa phương thuộc vùng Syria. Ảnh: Via Jordan Travel & Tours.

Không chỉ là chốn thờ tự thiêng liêng, Petra còn là một điểm dừng chân quan trọng của những đoàn lạc đà thương mại trên con đường nối liền ba châu lục Á – Âu – Phi. Ảnh: TravelAwaits.

Các cuộc khai quật cho thấy cách người Nabataean đã xây dựng hệ thống các đập, bể chứa và đường ống dẫn nước để có thể tích trữ nước được sử dụng trong những thời kỳ hạn hán kéo dài, và thành phố đã làm giàu bằng cách bán nước ngọt. Ảnh: Wikipedia.

Thời kỳ suy thoái của Petra bắt đầu rất nhanh chóng dưới thời kỳ cai trị của đế chế La Mã, phần lớn là do sự chuyển hướng sang những tuyến thương mại trên biển. Năm 363, một trận động đất đã phá huỷ các công trình xây dựng và hệ thống quản lý nước. Ảnh: A Map and a Lens.

Cuối thế kỷ 12, Sultan (vua) Baibars của Ai Cập đã thăm viếng Petra. Đây có lẽ là sự kiện quan trọng cuối cùng liên quan đến vùng đất này được ghi lại trong sử sách. Không rõ vì lý do gì, sau đó Petra trở nên suy tàn và rơi vào hoang phế. Ảnh: A Map and a Lens.

“Thành phố tạc từ sa thạch đỏ” đã bọ lãng quên trong nhiều thế kỷ và chỉ được thế giới phương Tây biết đến vào năm 1812, khi được nhà thám hiểm người Thuỵ Sĩ, Johann Ludwig Burckhardt phát hiện. Ảnh: Where the Souls Wander.

Cho đến những thập niên đầu thế kỷ 20, người Âu Châu chỉ có thể tiếp cận Petra với sự trợ giúp của hướng dẫn viên địa phương và đội hộ tống có vũ trang sau. Nơi này đã trở thành điểm du lịch khi hệ thống giao thông được phát triển trong nhiều thập niên sau đó. Ảnh: Food and Travel Moments.

Đến năm 1985, khu vực khảo cổ học Petra đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với lời mô tả đây là “một trong những tài sản văn hoá quý giá nhất của nhân loại”. Ảnh: Culture Trip.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG / Red Vietnam

“Công tử” xưa – hình bóng của “thiếu gia” nay

Công tử Bạc Liêu là hình ảnh sớm của những “thiếu gia” con nhà giàu thời nay, trong nước học hành không được thì “du học tự túc” ra nước ngoài. Rốt cuộc phần lớn những vị này chỉ ăn chơi tàn phá, mang những kiến thức văn minh ít ỏi và phiến diện về khoác lác ở trong nước…

Câu chuyện về “công tử Bạc Liêu” đã thành truyền thuyết dân gian; phổ biến nhất là những giai thoại như công tử đã tiêu xài hoang phí theo kiểu không thèm nghĩ: từng đốt những tờ giấy bạc để tìm guốc cho người tình dưới gầm giường…

Thời Pháp “khai hóa văn minh” ở xứ Nam kỳ, họ khuyến khích dân nhà giàu đưa con em sang Pháp học. Những sinh viên này về sau chia làm hai loại: một loại trở thành trí thức danh tiếng như kỹ sư Lưu Văn Lang, trong lễ tốt nghiệp trở về vinh quy bái tổ ở Sa Đéc đã được toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đến dự. Một loại khác trở thành những công tử ăn chơi trác táng và hưởng thụ tài sản thừa kế như “công tử Bạc Liêu”

Nhà văn Nguyên Hùng (1927-2005) tác giả truyện Công tử Bạc Liêu

Đầu thế kỷ XX, ông Hội đồng Trạch là người giàu bậc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long với 100.000 hécta ruộng lúa và 50.000 hécta ruộng muối. Ông gửi con trai thứ hai là Trần Trinh Huy (cậu Ba Quy) sang Pháp, hy vọng con học đòi được chút văn minh phương Tây.

Trần Trinh Huy sang Pháp học ba năm, không lấy được bằng cấp gì, chủ yếu ăn chơi. Rồi mang về xứ miệt vườn những hiểu biết đơn giản về văn minh phương Tây. Anh ta thường xuyên chơi ngông, như mua máy bay chở cha đi thăm mấy trăm nghìn mẫu ruộng thẳng cánh cò bay. Công tử cũng sớm mua xe hơi đắt tiền vi vu hai chiều, liên tục giữa Sài Gòn và Bạc Liêu qua hai chặng phà. Là người ham sắc dục, công tử đứng ra tổ chức một cuộc thi sắc đẹp đầu tiên ở xứ ruộng vườn rồi cưới luôn hoa khôi và á hậu. Để khuếch trương sản phẩm miền quê mình, anh ta tổ chức hội chợ đấu xảo nông nghiệp khá rùm beng.

Công tử cũng từng khuyên cha mình làm phúc cho người nghèo, đốt văn tự nợ của tá điền vào những dịp lễ lạt… Thời kỳ bắt đầu kháng chiến, có lúc công tử thuê hai trung đội Pháp vào bảo vệ đồng ruộng cho mình, nhưng sau đã hối cải, tình nguyện giảm tô cho đồng bào 50%, trong khi chính quyền cách mạng chỉ đòi hỏi 25%… Cuối đời, ông sống ở Sài Gòn, giữ đúng cam kết không hợp tác với Pháp, sau đó là chính quyền thân Mỹ.

Công tử Bạc Liêu là hình ảnh sớm của những “thiếu gia” con nhà giàu thời nay, trong nước học hành không được thì “du học tự túc” ra nước ngoài. Rốt cuộc phần lớn những vị này chỉ ăn chơi tàn phá, mang những kiến thức văn minh ít ỏi và phiến diện về khoác lác ở trong nước.

Công tử Bạc Liêu – Truyện tư liệu của Nguyên Hùng, NXB Công an nhân dân tái bản 2022.

Số liệu thống kê được là cả đời công tử Bạc Liêu đã tiêu xài hết khoảng năm tấn vàng. Đã nghe loáng thoáng từ lâu đôi ba “giai thoại” về anh chàng nhà giàu miền Tây Nam bộ, nhưng phải đến tháng 4.2023 tôi mới có dịp đến thăm nhà lưu niệm công tử Bạc Liêu. Một căn nhà kiến trúc kiểu Pháp đầu thế kỷ XX, trong một khuôn viên đẹp, có nhà hàng và quầy lưu niệm. Ở đây, được nghe thêm phần hậu về gia đình công tử; con cháu ông về sau có người sang Pháp sinh sống và có người làm ăn nhiều nơi trong nước. Ông có bốn người vợ chính thức và một cô vợ không chính thức người Pháp. Đặc biệt có một người con trai làm ăn ở Sài Gòn không thành công, có thời phải chạy xe ôm. Biết chuyện, tỉnh đưa ông về làm bảo vệ cho nhà lưu niệm này như một nhân chứng sống và cấp cho một căn nhà trong thành phố.

Ở quầy lưu niệm, tôi mua quyển truyện của Nguyên Hùng, rồi đọc về công tử Bạc Liêu ngay giữa chuyến đi miền Tây Nam Bộ, những sự kiện xưa cũ càng trở nên sống động.

Tác phẩm có giọng văn hoạt, đậm ngôn ngữ Nam Bộ, tiết tấu nhanh, hấp dẫn. Người viết sưu tầm tư liệu rất công phu, từ thực địa Nam bộ, kết hợp với kiến thức lịch sử về chế độ cai trị của thực dân và hoạt động chống Pháp do Việt Minh lãnh đạo đầu thế kỷ XX. Trong khi tái hiện hiện thực một cách sống động, tác giả đồng thời lý giải một số đồn đại về nhân vật, chẳng hạn trong rạp hát đốt tiền để tìm đồng bạc đánh rơi cho người đẹp hoặc đốt tiền để nấu nồi chè đậu xanh…

HỒ ANH THÁI / Văn nghệ Saigon

Từ 45-55 tuổi vẫn làm đều đặn 3 việc này chứng tỏ sức khỏe dẻo dai, trung niên vẫn sung mãn

Từ 45-55 tuổi vẫn làm đều đặn 3 việc này chứng tỏ sức khỏe dẻo dai, trung niên vẫn sung mãn

Khi già đi, sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là duy trì tuổi thọ. Người có thể duy trì đều đặn 3 việc sau đây mới có cơ hội sống và tận hưởng lâu hơn.

Sức khoẻ thể chất của một người là nền tảng đầu tiên, trong khi của cải, mối quan hệ, sự nghiệp và gia đình đều chỉ là những yếu tố đi sau. Chỉ khi có sức khoẻ chúng ta mới có thể đạt được những điều đó.

Nhiều người còn ngần ngại đầu tư cho sức khỏe của bản thân, nhưng có một sự thật bạn cần hiểu: Một khi bị bệnh, không chỉ bản thân bị ảnh hưởng mà cả gia đình cũng có thể tán gia bại sản để chạy chữa, lúc đó tiền kiếm được bao nhiêu cũng không đủ.

Sau 50 tuổi, cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi do quá trình lão hoá trong cơ thể bắt đầu tăng tốc. Vì vậy, khi đến ngưỡng cửa này, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của bản thân.

Dưới đây là 3 điều mà ai cũng có thể áp dụng để giúp mình tránh xa bệnh tật và duy trì tuổi thọ một cách dễ dàng. Đặc biệt với những người bước vào độ tuổi 45-55, nếu vẫn duy trì đều đặn, họ sẽ có nền tảng thể chất dẻo dai hơn.

1. Điều chỉnh cảm xúc của mình, đừng tức giận để bảo vệ gan, ổn định huyết áp

Trong y học cổ truyền Trung Quốc có câu “buồn nhiều hại phổi, giận nhiều hại gan, suy nghĩ nhiều hại lá lách, sợ hãi nhiều hại thận”.

Mặc dù những người thường xuyên tức giận có thể trút bỏ cảm xúc và giải tỏa áp lực để trở về trạng thái cân bằng ngay sau đó, nhưng cơ thể giống như một cuốn sổ ghi chú cho tâm trí, mọi tổn thương sẽ tích lũy không ngừng, ảnh hưởng vô hình đến sức khỏe của chúng ta.

Khi tâm trạng dao động mạnh, cơ thể con người sẽ tiết ra “catecholamine”, làm tăng lượng đường trong máu. Đồng thời các chất độc trong máu và tế bào gan cũng tăng theo, từ đó ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.

Vì vậy, chúng ta thường thấy những người xung quanh tâm trạng không tốt thường có chức năng gan yếu; những suy nghĩ nhiều, phiền muộn cũng làm tổn thương lá lách và phổi.

Trong vòng luẩn quẩn như vậy, ba trong số năm phủ tạng sẽ bị tổn thương. Theo thời gian, nước da của chúng ta sẽ dần trở nên xỉn màu và không còn sức sống trẻ trung nữa.

Sau tuổi trung niên: Chú ý 3 quy tắc nhỏ về tuổi thọ này, bệnh tật tránh xa, duy trì tuổi thọ một cách dễ dàng! - Ảnh 1.
Khi tâm trạng dao động mạnh, cơ thể con người sẽ tiết ra “catecholamine”, làm tăng lượng đường trong máu. Nguồn ảnh: Internet

Vì vậy, để có thêm nghị lực và sống lâu hơn, mỗi người phải bình tĩnh giải quyết những vấn đề vụn vặt trong cuộc sống, bớt giận dữ và cười nhiều hơn.

Dù có chuyện gì xảy ra thì chúng ta cũng nên bình tĩnh đối mặt và giải quyết, không giải quyết được thì nên buông bỏ. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể sống khỏe, sống hạnh phúc, và đặt nền móng cho tuổi thọ.

2. Ăn vừa phải, đừng ăn quá nhiều để duy trì dạ dày và ngăn ngừa béo phì

Ăn uống là việc làm hàng ngày để duy trì sự sống. Câu nói “Bệnh từ miệng mà vào” mang ý nghĩa mà ai cũng hiểu: Bệnh tật của con người ta phần nhiều là do ăn uống (vào miệng).

Cuộc sống hiện đại căng thẳng và nhiều cám dỗ, đặc biệt đối với những công việc đòi hỏi sự giao thiệp, liên tục ăn uống tiệc tùng. Khi vào bữa, có người chỉ nếm nhẹ, nhưng có người phải ăn đến mức không thể đứng thẳng, dù không lãng phí đồ ăn nhưng thói quen ăn uống như vậy sẽ tiềm ẩn tác hại rất lớn cho cơ thể chúng ta.

Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến thừa dinh dưỡng, béo phì ở mức độ nhẹ, trường hợp nặng có thể tạo ra gánh nặng cho gan và dạ dày, gây bệnh tật, thậm chí gây ung thư.

Có câu: “Việc ăn uống cũng giống như thuốc thang, nên vừa đủ, không ít, không nhiều”.

Tức là coi thức ăn như thuốc, không kén ăn để giải quyết cơn đói, đồng thời trước khi ăn nên tính khẩu phần, sao cho no khoảng 70 – 80%, sau khi ăn no vừa đủ thì không nên ăn thêm.

Sau tuổi trung niên: Chú ý 3 quy tắc nhỏ về tuổi thọ này, bệnh tật tránh xa, duy trì tuổi thọ một cách dễ dàng! - Ảnh 2.
Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến thừa dinh dưỡng, béo phì ở mức độ nhẹ, trường hợp nặng có thể tạo ra gánh nặng cho gan và dạ dày, gây bệnh tật, thậm chí gây ung thư. Nguồn ảnh: Internet

3. Đừng phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử: Tránh thức khuya ngủ muộn

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các sản phẩm điện tử đã xâm nhập và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nhịp sống hối hả khiến vô số thông tin tràn vào cuộc sống của chúng ta mỗi phút.

Con người càng không muốn trở nên lạc hậu giữa một thế giới thay đổi từng giây nên liên tục làm mới trang điện thoại để cập nhật thông tin, càng đọc càng cảm nhận được sự mới lạ của thế giới.

Sau tuổi trung niên: Chú ý 3 quy tắc nhỏ về tuổi thọ này, bệnh tật tránh xa, duy trì tuổi thọ một cách dễ dàng! - Ảnh 3.
Nguồn ảnh: Internet

Kết quả là đêm càng ngày càng dài, mắt chúng ta ngày càng mờ đi, tinh thần càng ngày càng chán nản. Kiểu sống này đang từng ngày huỷ hoại cơ thể của con người. Đặc biệt đối với tuổi trung niên, cơ thể đã xuống cấp nhiều, mỗi lần đi ngủ muộn là một lần cơ thể bị đầu độc.

Bạn phải biết rằng tất cả những món quà do số phận ban tặng đều đã được niêm yết giá một cách bí mật. Mỗi lần bị cuốn theo thiết bị điện tử là bạn đang đánh mất sức khỏe cũng như thời gian quý báu mà bạn sẽ dành cho gia đình sau này.

Vì vậy, để giữ được cơ thể khỏe mạnh, trước khi đi ngủ vào ban đêm, hãy đặt điện thoại di động cách xa giường hoặc tắt đi.

Học cách nói “không” kịp thời với các sản phẩm điện tử, nghỉ ngơi khi đến lúc cần nghỉ ngơi và có lịch trình sinh hoạt điều độ là cách tốt nhất giúp chúng ta sống lâu và khỏe mạnh.

Thùy Linh / Trí thức trẻ