Bốn mùa ở cao nguyên đá Đồng Văn

HÀ GIANG – Cao nguyên đá Đồng Văn mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng: mùa xuân đào mận khoe sắc, mùa hạ ngô xanh mướt, mùa thu tam giác mạch nở rộ và mùa đông sương giá.

Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 2.356 km2 trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.400 – 1.600 m, cao nguyên đá vẫn còn lưu giữ những dấu tích từ hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất hàng chục triệu năm trước. Cột cờ Lũng Cú (ảnh) thuộc huyện Đồng Văn là ranh giới cực Bắc của Việt Nam.

Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Khi đó, đây là công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và thứ hai tại Đông Nam Á. Đặc trưng vùng cao nguyên đá là những ngọn núi phủ đá xám xịt, địa hình vách núi, thung lũng, sông suối chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Nhưng cũng chính nhờ những kiến tạo địa chất, cao nguyên đá mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ tạo tiềm năng du lịch lớn. Theo thống kê từ Sở Du lịch tỉnh, khoảng 65% du khách Hà Giang đến vùng cao nguyên đá.

Cửa ngõ cao nguyên đá Đồng Văn là huyện Quản Bạ. Tại thung lũng Quản Bạ ở thị trấn Tam Sơn, có một dãy núi vẫn thu hút nhiều người ngang qua là núi đôi cô Tiên. Núi Đôi cô Tiên mang hình thù đặc biệt, hai quả đồi không gồ ghề mà tròn như chiếc bát úp. Trong vùng, lưu truyền truyền thuyết về nàng tiên phải rời nhân gian về trời để lại đôi nhũ hoa nuôi con khôn lớn tạo thành hai ngọn đồi này.

Địa hình cao nguyên đá tương đối hiểm trở, những con đường nơi đây khúc khuỷu quanh co, cheo veo trên sườn núi. Trong ảnh là một đoạn đèo Mã Pì Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, nằm ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển. Khung cảnh trên đoạn đèo dài 20 km choáng ngợp với những vách núi sừng sững cùng vực sâu hun hút. Từ trên đèo nhìn xuống là dòng sông Nho Quế vắt ngang.

Bên cạnh đèo Mã Pì Lèng có một con đường bộ cheo veo trên vách núi được gọi là vách đá trắng dài gần 4 km ở độ cao 1.700 m. Con đường này men theo vách núi với những hình thù, vân đá độc đáo. Từ vách đá trắng, du khách có thể nhìn xuống dòng Nho Quế và chiêm ngưỡng khung cảnh núi non kỳ vĩ.

Mỗi mùa, cao nguyên đá mang một vẻ đẹp riêng. Mùa xuân, cả cao nguyên bừng sáng khi hoa đào, hoa mận, hoa lê bung nở. Vùng đất trở nên trữ tình. Dưới nắng xuân, những sắc hoa trắng, hồng nổi bật bên những nếp nhà vàng. Những căn nhà được dựng theo kiến trúc trình tường đặc trưng của một số cộng đồng dân tộc thiểu số tại Hà Giang như Mông, Dao, Lô Lô. Những căn nhà tường được làm hoàn toàn bằng đất giúp mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, mái lợp ngói âm dương.

Vào xuân, khi tiết trời ấm lên, bà con bắt đầu lên rẫy canh tác. Do tính chất thổ nhưỡng đặc thù khó để cây trồng phát triển, người dân nơi đây đã sáng tạo ra phương thức canh tác trên hốc đá. Mùa làm đất mới, đàn ông kéo bò cày, phụ nữ mang từng gùi đất đổ vào hốc đá, gieo hạt, trẻ con theo người lớn lên nương.

Vào hạ, ngô bắt đầu tươi tốt. Màu xám quen thuộc của cao nguyên đá được thay bằng sắc xanh mướt mải. Cả cao nguyên mang một sức sống mới. Cùng với ngô, màu xanh của mùa hè Hà Giang còn được dệt nên bởi những nương lanh, những hàng sa mộc vươn mình thẳng tắp dưới thung lũng.

Tầm tháng 5, tháng 6 cũng là thời điểm người Mông tại Hà Giang thu hoạch cây lanh làm nguyên liệu dệt vải. Thời gian này, người phụ nữ Mông hái lanh, bóc vỏ lanh, giã lanh. Các bà, các chị luôn mang bên mình bó sợi để nối bất kỳ đâu, khi lên nương, đi chợ, lúc ở nhà.

Hà Giang sang thu từ khoảng tháng 9, báo hiệu bằng tiết trời se lạnh, gió hanh và những cơn mưa rào ngớt dần. Đặc biệt, tháng 10 đến tháng 11 là thời điểm tam giác mạch bắt đầu nở rộ tạo thành những thảm hoa hồng rực, bạt ngàn tựa tranh vẽ. Trong ảnh là một cánh đồng hoa tam giác mạch ở Phố Cáo, Đồng Văn.

Mùa thu, khi trời quang, mây tạnh, nước sông Nho Quế xanh như màu ngọc bích. Từ trên đèo Mã Pì Lèng nhìn xuống, dòng Nho Quế như một dải lụa vắt ngang sườn núi. Đến với sông Nho Quế, du khách có thể đi tàu hoặc chèo kayak thưởng ngoạn cảnh sắc đôi bờ, ngang qua hẻm vực Tu Sản dài 1,7 km với vách đá dựng đứng cao tới gần 900 m. Hẻm vực này được giới nghiên cứu đánh giá là một trong những danh thắng ngoạn mục bậc nhất cao nguyên Đá. Đây cũng là hẻm vực sâu nhất Việt Nam.

Sang tháng 12, khi mùa đông về, cao nguyên đá lạnh buốt. Mùa đông kéo dài sang tận tháng 1, tháng 2. Càng lên khu vực cao, nhiệt độ càng thấp, tùy năm có thể hạ xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng tuyết.

Vào mùa đông, cả cao nguyên ngập trong sương giá, phủ một màu âm u, tĩnh mịch. Trong ảnh là một góc bản Lao Xa, Sủng Là, Đồng Văn khi nhiệt độ hạ xuống -2 độ C.

Cao nguyên đá Đồng Văn cũng là khu vực sinh sống của khoảng 250.000 người dân đến từ 17 cộng đồng dân tộc thiểu số. Tại đây, nhiều bản làng còn giữ nét hoang sơ như Lô Lô Chải, Nặm Đăm, Lao Xa, Thiên Hương. Cộng đồng các dân tộc sinh sống trong vùng vẫn duy trì các nét văn hóa bản địa thông qua nếp sống, kiến trúc, ẩm thực, lễ tục. Ngoài ra, tại nhiều địa phương ở cao nguyên đá, các phiên chợ vẫn được duy trì. Đây được xem như là bảo tàng sống về văn hóa – đời sống của người Hà Giang.

Bài và ảnh: Xuân Phương / Vietnam Express

Những tàn tích ở thành cổ Puma Punku, Bolivia

Thành cổ Puma Punku nằm thành phố Tiahuanaco, miền Nam châu Mỹ. Theo dòng thời gian, những tàn tích huyền bí của thành cổ vẫn là thách thức đối với thế giới. Trong khung cảnh hoang sơ đến tĩnh lặng, Puma Punku toát lên sức hấp dẫn cho bất cứ ai dù chỉ một lần đến đây.

Khó ai có thể hình dung ngày nay vẫn tồn tại một ngôi thành cổ hoang sơ với những dấu tích khó phai mờ theo thời gian. Vạn vật tại đây như gợi lại trong lòng khách phương xa bao kỷ niệm hoài cổ thật khó phai.

Puma Punku, nơi lưu dấu nhiều di tích cổ xưa huyền bí
Puma Punku, nơi lưu dấu nhiều di tích cổ xưa huyền bí – (Ảnh: es.rbth.com).

Lần theo dấu vết xưa

Trải qua bao biến cố địa chấn trong lịch sử, từ một bến cảng lớn Puma Punku phải hứng chịu bao tàn phá của thiên tai. Tận mắt chứng kiến những tàn tích tại đây, không ít người tự hỏi phải chăng thành Puma Punku từng trải qua một trận động đất dữ dội. Có một ngôi sao chổi vô tình bay lạc đến trái đất hay do lũ lụt tàn phá? Nhiều truyền thuyết cho rằng, một tộc người Andean từng sinh sống tại đây và sau đó, Puma Punku bị chìm ngập trong một cơn đại hồng thủy. Mối nghi vấn về trận đại hồng thủy có thể xảy ra cách đây khoảng 12.000 năm cùng một số chứng cứ khoa học như những bộ xương người, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và những vật dụng khác hiện còn trong khu vực đất bồi, thì có thể thành Puma Punku từng có nền văn minh của loài người trước khi xảy ra biến cố. Đó là dấu vết về một nền văn minh lâu dài từng tồn tại và mất đi nay chỉ còn lại tàn tích. Khắp nơi trong thành còn rải rác những tàn tích khó phai mờ theo thời gian.

Một phần của thành cổ Puma Punku
Một phần của thành cổ Puma Punku – (Ảnh: allthatsinteresting.com).

Những bí mật của kiến trúc cổ

Kiến trúc tại Puma Punku rất độc đáo, thừa hưởng những tinh hoa của kiến trúc cổ tại Tiahuanaco. Trong số này còn có Kim Tự Tháp Akapana, hai đền thờ Kalasasaya và Subterranean. Tất cả toát lên vẻ logic và tất nhiên chúng không thua kém gì những công trình đương đại. Chúng được xây bằng đá granit và diorit, loại đá có độ cứng gấp hai lần so với kim cương. Nhưng với phương tiện thô sơ thời bấy giờ, bằng cách nào người xưa có thể xây dựng chúng? Theo tiên đoán, hẳn người xưa đã dùng những vật dụng cũng bằng kim cương để để cắt đẻo đá. Tuy nhiên, để nhìn bằng mắt thường khó có thể nhận biết được độ tinh xảo của những đường cắt.

Ngoài ra, để hoàn thành các công trình, thợ xây phải có những kiến thức về thiên văn học, toán học và địa lý học, vì các vết cắt trên khối đá có chiều thẳng đứng ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo đến kinh ngạc. Cả những lỗ hổng và chiều sâu giữa các khối đá cũng bám chặt vào nhau mà không dùng chất kết dính. Những khối đá khổng lồ nặng đến hàng trăm tấn trong khi công trình xây dựng lại cách xa ít nhất khoảng 10 dặm, làm sao họ có thể di chuyển chúng và làm cách nào họ có thể xếp chồng chúng lên nhau ? Những bí mật về kiến trúc tại Puma Punku vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.

Một trong số kiến trúc cổ của Puma Punku
Một trong số kiến trúc cổ của Puma Punku – (Ảnh: fineartamerica.com).

Những thợ xây vô danh đầy tài năng

Đến Puma Punku, du khách không thể tìm thấy một bóng cây nào, chỉ trừ các khu vực mỏ đá. Vậy ai là tác giả chính của công trình? Nhiều người cho rằng, công lớn thuộc về tộc người Andean cách đây 2.500 năm, một tộc người cổ nào đó không biết danh tánh hay do những thợ xây thời đó có kỹ thuật tinh xảo về cắt đẽo đá. Dựa theo những ghi chép của Kinh thánh thì, một trận lũ kinh hoàng đã cuốn sạch tất cả ngoại trừ gia đình Noah nên những người còn sống sót không thể là tác giả của những công trình kiến trúc vĩ đại này.

Theo Một thế giới/ Khoa học TV

Loại “gạo ngọc” trồng nhiều ở Việt Nam, từ hạt đến rễ đều là vị thuốc quý nhưng nhiều người chưa biết

Ngô được mệnh danh là lương thực vàng, không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn được coi là nguồn dược liệu quý trong Đông Y. Không chỉ bắp ngô giúp bảo vệ mắt, ngăn ngừa ung thư mà rễ và râu ngô cũng có thể điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Tác dụng của bắp ngô

Bảo vệ mắt và ngăn ngừa ánh sáng xanh

Ngô rất giàu zeaxanthin và lutein, cả hai đều là chất chống oxy hóa có thể chống lại ánh sáng xanh do các thiết bị điện tử như máy tính và điện thoại di động phát ra trong quá trình sử dụng. Beta-carotenoid trong bắp ngô khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác.

Loại gạo ngọc trồng nhiều ở Việt Nam, từ hạt đến rễ đều là vị thuốc quý nhưng nhiều người chưa biết - Ảnh 1.

Đồng thời, hai chất này cũng là những thành phần quan trọng của điểm vàng võng mạc. Một nghiên cứu với hơn 40.000 người tham gia cho thấy việc tăng lượng lutein và zeaxanthin trong chế độ ăn uống giúp giảm đáng kể nguy cơ phát triển chứng đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi và giảm nguy cơ mù lòa.

Bổ sung chất xơ, phòng ngừa ung thư dạ dày

Chất xơ trong ngô có thể thúc đẩy nhu động ruột, hấp thụ và thải các chất có hại trong cơ thể, giảm sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên PLOS One cho thấy chất xơ hòa tan trong ngô có tác dụng tiền sinh học, làm tăng số lượng vi khuẩn bifidobacteria có lợi trong đường tiêu hóa của các đối tượng nghiên cứu.

Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên “Tạp chí Dinh dưỡng” cho thấy lượng ngũ cốc nguyên hạt có tỷ lệ nghịch với nguy cơ phát triển ung thư đường tiêu hóa. So sánh những người tham gia ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt với những người ít ăn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất giảm được 11% nguy cơ ung thư đại tràng, 36% với ung thư dạ dày và ung thư thực quản là 46%.

Chống lại quá trình oxy hoá, loại bỏ cholesterol xấu

Ngô là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần của bắp ngô có chứa các loại nguyên tố vi lượng, trong đó có magiê, vitamin E hiệu quả trong quá trình chống oxy hoá. Đặc biệt với loại ngô tím, dù chưa thông dụng nhưng lại chứa nhiều anthocyanin – chất chống oxy hóa tự nhiên có thể duy trì sức khỏe của cơ thể.

Loại gạo ngọc trồng nhiều ở Việt Nam, từ hạt đến rễ đều là vị thuốc quý nhưng nhiều người chưa biết - Ảnh 2.

 Không chỉ vậy, hàm lượng folate lớn trong ngô cũng hỗ trợ giảm nồng độ axit amin có trong mạch máu, hạn chế các vấn đề của thành mạch. Ngô cũng là nguồn cung cấp axit béo dồi dào, loại bỏ các cholesterol xấu gây hại ra khỏi cơ thể.

Trong ngô chứa nhiều chất xơ, ít chất béo nên có thể tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây tăng cân vì ngô không phải một loại rau mà là một loại ngũ cốc. Ăn từ 1 – 1,5 bắp ngô tương đương với việc ăn một bát cơm trắng, chính vì cậy, khi ăn ngô nên giảm lượng các loại ngũ cốc khác.

Râu, rễ ngô cũng có nhiều tác dụng

 Cải thiện vấn đề về thận, lợi tiểu, hạ đường huyết bằng râu ngô

Khi làm ngô, tốt nhất không nên vứt bỏ phần râu bởi đây thực sự là một dược liệu tự nhiên quý giá. Râu ngô có tác dụng lớn trong việc lợi tiểu, hạ đường huyết. Về mặt lâm sàng, đôi khi các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên uống trà râu ngô để cải thiện tình trạng đi tiểu khó và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Râu ngô cũng có thể cải thiện bệnh thận, làm sạch dạ dày, giảm sưng phù.

Có thể đến hiệu thuốc bắc hoặc nhờ người bán giữ lại râu ngô nếu có nhu cầu mua râu ngô riêng. Để bảo quản trong thời gian dài cần rửa sạch, phơi khô rồi cất trong lọ ở nơi khô ráo.

Loại gạo ngọc trồng nhiều ở Việt Nam, từ hạt đến rễ đều là vị thuốc quý nhưng nhiều người chưa biết - Ảnh 3.

 Chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt với trà râu và rễ ngô

Nếu mắc chứng tiểu nhiều lần và tiểu gấp, ngoài việc uống trà râu ngô, còn có một có thể sử dụng trà rễ và râu ngô. Rễ ngô có tính lợi tiểu, có thể mua ở các cửa hàng thuốc bắc hoặc từ người nông dân.

Dùng rễ và râu ngô mỗi thứ 30 gam, đun với nước, bỏ bã và sử dụng uống. Có thể thêm một ít đường hoặc không.

Nguồn: epochtimes.com / phạm Trang / Trí thức trẻ

Người Do Thái có tư duy làm giàu khiến “tiền vào như nước”, vỏn vẹn 6 điều nhưng không mấy người hiểu rõ

Những cách làm giàu của người Do Thái luôn khiến nhiều người nể phục. Đó là điều không phải ai cũng học hỏi được và có thể thành công.

Người Do Thái nổi tiếng thông minh và có những tư duy làm giàu hết sức ấn tượng dù chiếm chưa tới 1% dân số thế giới. Chính vì thế không ít người học hỏi những phương pháp làm giàu từ họ nhưng không phải ai cũng thành công. Dưới đây chính là 1 số tư duy thú vị từ người Do Thái.

1. Làm giàu nhờ những cuộc phiêu lưu

Có thể nói, làm giàu là cả 1 hành trình dài mà con người chúng ta đặt ra, thực hiện. Đối với người Do Thái, làm giàu từ những cuộc phiêu lưu là 1 trong những cách đặc biệt và hiệu quả. Nếu bạn muốn phát tài, bạn phải có dũng khí “tiếp xúc với rủi ro” trước đã.

Người Do Thái tin rằng “rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng lớn” và “của cải là kết quả của rủi ro”. Chúng ta cần phải chấp nhận các tình huống khác nhau xảy ra khi làm ăn. Nếu cứ ở mãi trong vùng an toàn, chúng ta sẽ chỉ có được cuộc sống bình yên và an nhàn mà khó bứt phá, nhận ra nhiều bài học và kết quả vượt trội.

2. Làm giàu trong nghịch cảnh

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn bên cạnh các yếu tố thuận lợi. Đặc biệt, trong chuyện làm ăn, chúng ta càng cần vững tâm để đối mặt với khó khăn và vượt qua nghịch cảnh.

Người Do Thái có tư duy làm giàu khiến “tiền vào như nước”, vỏn vẹn 6 điều nhưng không mấy người hiểu rõ - Ảnh 1.
Trong kinh doanh, phải vượt qua nghịch cảnh mới có được “kim cương”. Ảnh minh họa: Internet

Người Do Thái tin rằng trước khi nữ thần may mắn trao cho bạn chiếc vương miện thành công, cô ấy thường kiểm tra bạn 1 cách khắc nghiệt để xem bạn có đủ sức chịu đựng hay không. Nếu như bạn có 1 ý chí kiên cường và sự nhanh nhạy trong làm giàu, chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.

3. Làm giàu trong sự lạc quan

Trong mọi hoàn cảnh, nếu như con người ta lúc nào cũng tiêu cực, sợ hãi thì khó có thể thành công. Dù chặng đường làm giàu có khó khăn hay thuận lợi, 1 nụ cười trên môi và 1 tinh thần thoải mái, lạc quan là điều bạn cần giữ gìn.

Khi làm giàu, người Do Thái tin rằng khởi nghiệp bằng sự tích cực và gắn kết mối quan hệ giữa người với người là kỹ năng để thành công trong kinh doanh, làm giàu.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}

4. Làm giàu 1 cách linh hoạt

Sự nhạy bén và thông minh của người kinh doanh là yếu tố quan trọng. Nếu như bạn là 1 người có tư duy linh hoạt, sẵn sàng đưa ra những quyết định mới mẻ để xoay chuyển tình hình thì chắc chắn sẽ tới gần hơn với thành công.

Người Do Thái có tư duy làm giàu khiến “tiền vào như nước”, vỏn vẹn 6 điều nhưng không mấy người hiểu rõ - Ảnh 2.
Con người cần linh hoạt tính toán mọi trường hợp để làm giàu. Ảnh minh họa: Internet

Nếu như những khó khăn làm bạn sợ hãi và lúng túng, không biết xử trí ra sao thì bạn là người thua cuộc ngay từ giây phút ấy. Khi đã bắt đầu kinh doanh, làm giàu, bạn cần dự trù nhiều tình huống có thể xảy ra và biết cách xoay chuyển tình hình nhanh chóng nếu có dấu hiệu không ổn.

Thị trường sẽ thay đổi liên tục, nếu con người không biết cách xử trí các vấn đề phát sinh thì khó có thể làm giàu. Đó cũng là điều mà người Do Thái đã đúc kết từ lâu.

5. Làm giàu nhờ thông tin

Người Do Thái tin rằng người chưa giàu có chỉ đang thiếu đi những kế hoạch, phương pháp làm giàu. Trong đó, thông tin, tri thức chính là 1 trong những chìa khóa để chúng ta mở cánh cửa thành công và làm giàu. Người Do Thái lúc nào cũng đề cao tri thức bởi đây là tài sản vô giá, không có giới hạn của con người. Mỗi ngày chúng ta đều cần học hỏi thêm những điều mới, tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức mới để trưởng thành và giỏi giang hơn.

Từ những kiến thức thực tế, ta có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, phương pháp làm giàu hiệu quả. Chúng ta nên chủ động học hỏi từ mọi người, qua mọi phương tiện và từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân mình trên chặng đường chinh phục thành công.

6. Luôn trân trọng đồng tiền

Người Do Thái quan niệm rằng chỉ khi con người quý trọng đồng tiền thì tiền mới có thể đến với ta. Vì thế họ tôn trọng công sức, thành quả mà mình làm ra, luôn lên kế hoạch chi tiêu hợp lý chứ không tiêu xài phung phí. Đây cũng là cách để bạn luôn có tiền phòng thân, nếu kinh doanh có vấn đề gì sẽ chủ động giải quyết được.

Theo 163 / Huyền Trang / Phụ nữ Online

The Economist: Đi ngược thế giới, kinh tế Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ

The Economist: Đi ngược thế giới, kinh tế Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ

Trong giảm phát, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm xuống, niềm tin suy yếu trong khi hoạt động vay mượn và đầu tư bị cản trở.

Ngày 25/7, ông Pan Gongsheng vừa được bổ nhiệm làm Thống đốc NHTW Trung Quốc (PBOC). Là tiến sĩ kinh tế từng học tập và nghiên cứu tại các trường ĐH nổi tiếng Cambridge và Harvard, trước đó từng giữ chức vụ Phó Thống đốc, ông Pang có vẻ giống với những người đứng đầu của các NHTW trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tân Thống đốc PBOC được kế thừa 1 di sản hoàn toàn khác biệt so với những người đồng cấp: lạm phát quá thấp chứ không phải quá cao.

Lạm phát 0%

Tháng 6, tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc là 0%. Thậm chí trong quý II, chỉ số giảm phát GDP của nước này (thước đo rộng hơn so với chỉ số giá tiêu dùng CPI) còn giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009.

Giá cả sụt giảm là mối nguy lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong giảm phát, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm xuống, niềm tin suy yếu trong khi hoạt động vay mượn và đầu tư bị cản trở. Cuối cùng tất cả những điều này lại càng khiến áp lực giảm phát tăng lên.

Sự thiếu vắng lạm phát còn khiến những người đặc biệt quan tâm đến cuộc đua đại chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ đi đến kết luận: giảm phát có thể khiến Trung Quốc không thể soán ngôi Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bất chấp những khó khăn, kinh tế Trung Quốc vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay. Trong kịch bản tốt nhất, GDP Mỹ tăng trưởng 2%. Như vậy Trung Quốc sẽ có lợi thế. Nhưng những dự báo này chưa tính đến lạm phát và bỏ qua yếu tố tỷ giá.
Theo Goldman Sachs, tăng trưởng GDP danh nghĩa (tức trước khi điều chỉnh theo lạm phát) của Mỹ có thể vượt 6%. Còn GDP danh nghĩa của Trung Quốc chỉ tăng trưởng 5,5%.

Theo lý thuyết, tỷ lệ lạm phát cao ở Mỹ sẽ khiến đồng USD suy yếu, dẫn đến Trung Quốc có lợi thế khi quy đổi sang USD. Tuy nhiên, trên thực tế thì đồng bạc xanh vẫn mạnh lên. Kết quả là năm thứ 2 liên tiếp GDP Trung Quốc sẽ kém GDP Mỹ sau khi đã quy đổi sang USD. Cũng theo ước tính của Goldman Sachs, GDP Trung Quốc năm 2023 bằng khoảng 67% GDP Mỹ, giảm so với mức 76% trog năm 2021.

Đây là diễn biến khá bất ngờ. Những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc được cho là không chỉ tăng trưởng nhanh hơn mà giá cả cũng sẽ bắt kịp với làn sóng lạm phát đang bao trùm các nước phát triển. Theo trình tự thông thường, ban đầu các nền kinh tế mới nổi sẽ nghèo hơn và giá cả rất rẻ, nhưng sau đó khi họ giàu lên thì giá cả cũng đắt đỏ hơn, bởi vì đồng nội tệ của họ mạnh lên.

Ví dụ, trong những năm 1960, 1 người Mỹ đi du lịch ở Italy hoặc Nhật Bản sẽ cảm nhận được đồng USD tại các nước này có sức mua lớn hơn so với ở quê nhà. Khi đổi đồng lira và yên sang USD theo tỷ giá thị trường, giá của cùng 1 món đồ sẽ rẻ hơn so với giá niêm yết ở Mỹ. Tuy nhiên, 20, 30 năm sau, khoảng cách đó đã biến mất. Hàng hóa ở Italy và Nhật Bản đều đắt đỏ ngang với ở Mỹ.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201018);}else{parent.admSspPageRg.draw(201018);}

Năm 1964, hai nhà kinh tế học Bela Balassa và Paul Samuelson đã đưa ra học thuyết giải thích cho hiện tượng này. Tại các nền kinh tế mới nổi, động lực tăng trưởng GDP chủ yếu đến từ ngành sản xuất và xuất khẩu. Bởi vì sản lượng trên mỗi công nhân tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng lương cho người lao động mà không cần tăng giá bán. Hơn nữa toàn cầu hóa tạo nên cuộc chạy đua khốc liệt khiến các công ty khó lòng tăng giá bán.

Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào dịch vụ – thứ không được giao dịch xuyên biên giới nhiều như hàng hóa và năng suất cũng tăng chậm hơn. Ngành dịch vụ cũng phải liên tục cạnh tranh nhân lực với ngành sản xuất và buộc phải tăng lương để thu hút nhân tài. Kéo theo đó là tăng giá bán. Ví dụ, giá dịch vụ cắt tóc sẽ tăng lên đồng điệu với mức tăng tiền lương của các công nhân làm việc trong ngành sản xuất.

Trung Quốc không thể vượt Mỹ?

Theo số liệu của World Bank, hiện trung bình mức giá ở Trung Quốc chỉ bằng 60% so với mức giá ở Mỹ khi so sánh trên cùng 1 mặt hàng. Ví dụ, ở Trung Quốc 1 chiếc bánh kẹp Big Mac nổi tiếng của chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Mc Donald’s có giá 24 nhân dân tệ, tương đương 3,35 USD, bằng 63% so với giá 1 chiếc Big Mac ở Mỹ.

Goldman Sachs dự báo đến giữa thập kỷ tiếp theo giá cả ở Trung Quốc sẽ tăng nhẹ so với Mỹ và đó cũng là thời điểm mà GDP của Trung Quốc vượt Mỹ. Nhưng nếu như thay vào đó giá cả ở Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ ở mức thấp như hiện tại, GDP Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể vượt Mỹ.

Hãng nghiên cứu Capital Economics đặt nhiều niềm tin hơn vào dự đoán ảm đạm này. Theo đó, trong thập kỷ tới tăng trưởng GDP bình quân trên mỗi người lao động Trung Quốc sẽ giảm xuống còn ngang bằng với Mỹ. Nếu Trung Quốc không còn có thể bắt kịp Mỹ về quy mô kinh tế, không có lý do gì để dự đoán giá cả sẽ bắt kịp.

Tuy nhiên, có lẽ kết luận này hơi vội vàng. Lịch sử ghi nhận nhiều trường hợp giá cả ở 1 nền kinh tế tăng nhanh hơn ở Mỹ dù tăng trưởng GDP thấp hơn. Ví dụ, trong những năm 1980 Ireland, Israel và Italy đều rơi vào trường hợp này. GDP bình quân đầu người của họ tăng chậm hơn Mỹ, nhưng giá cả không hề rẻ hơn dù là do tỷ lệ lạm phát cao hơn hay do đồng nội tệ mạnh lên.

Thực chất thì xu hướng này vẫn phù hợp với những lập luận của Balassa và Samuelson. Nếu sự năng động của khu vực sản xuất bị triệt tiêu bởi sự trì trệ của lĩnh vực dịch vụ, quốc gia đó vẫn có thể vừa tăng trưởng nhẹ vừa chứng kiến giá cả đắt đỏ hơn.

Liệu tình trạng không tăng giá của Trung Quốc có kéo dài hơn nữa hay không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc không chỉ vào tốc độ tăng trưởng GDP, mà còn dựa vào tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất so với dịch vụ. Để bắt kịp GDP Mỹ, ngoài tăng trưởng thì Trung Quốc còn có 1 nhiệm vụ quan trọng không kém: thu hẹp khoảng cách về giá cả.

Tham khảo The Economist / Thu Hương / Nhịp sống Thị trường