Ngôi nhà có khu vườn với hơn 800 cây xanh trên mái nhà

Khu vườn dạng kim tự tháp với các khay trồng làm từ thép không gỉ thế này sẽ giúp bạn thỏa mãn ước mơ trồng cây ở nhà chật.

Một khu vườn và một ngôi nhà chật chội ở chốn phố thị vốn là những khái niệm chẳng hề liên quan khi đặt cạnh nhau. Bởi với hầu hết những người thu nhập trung bình thì tìm được chỗ ở đủ tiện nghi cũng đã là quá tốt nói gì đến một mảnh vườn để có thể trồng trọt. Và khu vườn trong nhà nhỏ có lẽ vẫn là ước mơ khó có thể trở thành hiện thực.

Nhưng thật may, điều tưởng như khó vô cùng nay đã thực sự biến sự thật với thiết kế khu vườn dạng kim tự tháp ngay trên mái nhà. Cụ thể trong những ngôi nhà ở London (Vương quốc Anh), căn hộ áp mái, phần mái nhà sẽ được gia cố thành một hệ thống vườn dạng kim tự tháp, đó chính là nơi bạn thỏa ước mơ trồng cây của mình. Không những thế, hệ thống cây xanh trên mái còn giúp nhà mát mẻ hơn hẳn.

Ngôi nhà có khu vườn với hơn 800 cây xanh siêu ấn tượng trên mái nhà - Ảnh 1.
Phần mái nhà được biến thành một khu vườn đẹp đến bất ngờ.

Để có hình dung toàn diện hơn, bạn hãy ngắm nhìn khu vườn trên mái nhà ở London dưới đây. Khu vườn gồm hơn 800 cây trồng gồm các giống xương rồng, thạch nam, cỏ, hoa… vô cùng đẹp mắt. Trong đó các những khay trồng cây được làm từ hợp kim thép không rỉ. Ngoài các loại cây cảnh, bạn có thể cân nhắc để trồng thêm các loại rau hay cây gia vị cũng rất tuyệt.

Ngôi nhà có khu vườn với hơn 800 cây xanh siêu ấn tượng trên mái nhà - Ảnh 2.
Khu vườn được tạo ra từ tổ hợp những khay inox không gỉ.
Ngôi nhà có khu vườn với hơn 800 cây xanh siêu ấn tượng trên mái nhà - Ảnh 3.
Các loại cây trồng ở đây gồm cây ưa sáng, ít cần đến nước. Để cây sinh trưởng tốt, đất ở các khay là đất xốp dễ thoát nước.
Ngôi nhà có khu vườn với hơn 800 cây xanh siêu ấn tượng trên mái nhà - Ảnh 4.
Các khay trồng cây đủ chắc chắn để chủ nhân có thể bước lên để chăm sóc.
Ngôi nhà có khu vườn với hơn 800 cây xanh siêu ấn tượng trên mái nhà - Ảnh 5.
Các loại cây trồng ở đây là xương rồng, một số các loại cây cỏ chịu được hạn.

Không chỉ là những khay trồng cây thông thường, khu vườn này còn được thiết kế đặc biệt với những cánh cửa sổ để lấy sáng cho căn phòng áp mái, nhờ đó không gian sống của bạn vẫn được đảm bảo tối đa.

Ngôi nhà có khu vườn với hơn 800 cây xanh siêu ấn tượng trên mái nhà - Ảnh 6.
Phần mái được kết hợp giữa những giá trồng cây và những ô cửa sổ để lấy sáng.

Nếu bạn lo lắng rằng việc trồng cây trên mái nhà có thể ảnh hưởng đến không gian cũng như việc lấy sáng cho các phòng trong nhà thì đừng lo. Trên thực tế các khay trồng cây được thiết kế đặc biệt và riêng biệt với mái nhà nên chúng chẳng hề ảnh hưởng gì đến sự thoáng đãng của không gian bên trong. Thậm chí chúng còn làm cho không gian tầng áp mái thêm mát mẻ.

Ngôi nhà có khu vườn với hơn 800 cây xanh siêu ấn tượng trên mái nhà - Ảnh 7.
Hệ tháp trồng cây được tính toán kĩ để phần mái vẫn có những ô cửa rộng lấy sáng.

Thiết kế độc đáo và đầy tính ứng dụng của khu vườn trên mái nhà đã khiến ngôi nhà vườn này chiến thằng giải kiến trúc của Anh. Quả thực ngôi nhà này sẽ rất tuyệt để kiến tạo một khu vườn cho nhà chật cũng như mang thêm màu xanh nơi phố thị.

Theo Nhật Anh / Theo Phụ nữ Việt Nam

Khám phá bí ẩn về đêm kinh hoàng của Napoleon trong kim tự tháp Ai Cập

Napoleon là một người gan dạ, một vị tướng tài ba của nước Pháp. Trên chiến trường ông không sợ bất cứ kẻ thù nào nhưng một đêm ngủ lại trong kim tự tháp Ai Cập lại khiến con người dũng cảm đó hoảng sợ. Vậy, Napoleon sợ điều gì? Chuyện gì đã xảy ra trong đêm đó?

Năm 1798, khi Ai Cập vẫn là thuộc địa của Anh, Napoleon đưa quân viễn chinh tới đất nước huyền bí nhằm mở rộng lãnh thổ phía Đông châu Phi.

Napoleon đưa quân viễn chinh tới đất nước huyền bí nhằm mở rộng lãnh thổ phía Đông châu Phi.

Napoleon là người tò mò về những bí ẩn về Pharaoh, Kim tự tháp của đất nước Ai Cập huyền bí.

Năm 1799, một số lính Pháp Napoleon của trong cuộc chiến này đã phát hiện ra phiến đá Rosetta. Đây là phát hiện khảo cổ vĩ đại giúp các nhà khảo cổ lần đầu tiên giải mã được ngôn ngữ tượng hình, chữ viết của người Ai Cập cổ đại.

Napoleon là người tò mò về những bí ẩn về Pharaoh, Kim tự tháp của đất nước Ai Cập huyền bí. Ông đã lập ra học viện nghiên cứu Ai Cập với nhiều nhà nghiên cứu, học giả nhằm kết hợp viễn chinh và nghiên cứu khảo cổ học.

Khi tới Ai Cập, ông muốn trải nghiệm cảm giảm huyền bí ở căn phòng “Phòng vua” (King’s Chamber) bên trong kim tự tháp mà ông thường nghe kể. Napoleon đã quyết định qua đêm một mình tại đây.

Sáng hôm sau, khi trở ra mặt Napoleon trắng bệch, thất thần. Khi được mọi người hỏi, ông chỉ lắc đầu và nói rằng không muốn nhớ lại và đề cập đến bất cứ điều gì xảy ra trong đêm đó.

Napoleon đã nhìn thấy tương lai của mình trong căn phòng đó?

Napoleon đã nhìn thấy tương lai của mình trong căn phòng đó?

Nhiều năm sau, khi Napoleon hấp hối, một người bạn thân của ông đã hỏi ông về những gì đã xảy ra bên trong Phòng vua. Ông chỉ lắc đầu và nói: “Không, không ích gì. Anh sẽ không bao giờ tin tôi”. Napoleon đã mang theo bí ẩn đó xuồng mồ.

Nhiều người đã đưa ra giả thuyết, rất có thể Napoleon đã nhìn thấy tương lai của mình trong căn phòng đó. Nhưng tất cả chỉ là phỏng đoán.

Không phải chỉ có một mình Napoleon trải nghiệm một đêm ở căn phòng bí ẩn đó. Năm 1930, Paul Brunton một nhà báo người Anh cũng đã qua đêm tại đó. Ông đã kể lại trải nghiệm của mình trong cuốn sách nổi tiếng có tên Một cuộc tìm kiếm ở Ai Cập huyền bí – (A Search In Secret Egypt)”.

Đêm đó, ông ngồi một mình trên trong căn phòng tĩnh mịch, chỉ có một ngọn nến để thắp sáng. Ông đã tận mắt nhìn thấy những hồn ma lảng vảng xung quanh. Khi những hồn ma biến mất, ông thấy cơ thể mình bị tê liệt, không thể cử động được. Một số người mặc đồ nghi lễ giống như các tư tế. Họ dẫn ông tới một căn phòng bí mật được gọi là sảnh đường học tập ở trong kim tự tháp.

Hồn lìa khỏi xác
Paul Brunton nói ông đã phải trải qua cảm giác đáng sợ như thể hồn lìa khỏi xác.

Tại đây, ông đã phải trải qua cảm giác đáng sợ như thể hồn lìa khỏi xác (xuất hồn hay “astral projection”). Ông nhìn thấy cơ thể chính mình đang nằm bất động bên dưới, còn linh hồn thì lơ lửng trên cao.

Thậm chí, ông còn được các tư tế kể chuyện về kim tự tháp, và chứng minh cho ông thấy về sự tồn tại của linh hồn và thế giới bên kia. Rồi đột nhiên ông “sống lại“.

Người Ai Cập cổ đại tin vào thế giới bên kia, tin rằng linh hồn tồn tại vĩnh viễn và cơ thể phải bảo quản nguyên vẹn thì linh hồn mới toàn vẹn được.

Đây có phải là những trải nghiệm mà Napoleon đã từng trải qua?

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về nơi nằm ngủ của căn phòng này. Đó là một tảng đá granit còn gọi là đá linh hồn. Họ phát hiện ra một điện trường có thể gây sốc nhẹ.

Nơi Napoleon từng ngủ là một tảng đá granit, nơi đó phát ra một điện trường có thể gây sốc nhẹ.

Nơi Napoleon từng ngủ là một tảng đá granit, nơi đó phát ra một điện trường có thể gây sốc nhẹ.

Theo Richard Hoagland, một cựu tư vấn viên của NASA, họ đã phát hiện ra cát phóng xạ ở một căn phòng đằng sau căn phòng của Nữ hoàng (Queen’s Chamber). Điều này có thể giải thích cho những hiện tượng kỳ lạ mà Napoleon và những người khác đã phải trải qua.

Không chỉ vậy, kết quả xác định tuổi của loại cát phóng xạ này cho thấy, phần trên kim tự tháp cổ hơn phần dưới tới 1000 năm.

Nhiều giả thuyết và tranh cãi đã xảy ra. Một số người phỏng đoán rằng phần trên của kim tự tháp đã được xây dựng trước? Ban đầu kim tự tháp được xây ở tư thế chổng ngược, sau đó nhờ công nghệ tiên tiến nào đó, nó được đặt vào vị trí như bây giờ.

Nguyên nhân những hiện tượng lạ xảy ra bên trong Kim tự tháp vẫn chưa được giải thích. Tất cả những câu trả lời chỉ là phỏng đoán.

Theo QTM / Khoa học TV

Việt Nam bùng nổ FDI, vươn mình thành ‘cường quốc hút đầu tư’ với loạt kỷ lục: Vượt mặt ‘gã khổng lồ’ châu Á

Trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải cạnh tranh với một đối thủ rất mạnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đang tăng về cả lượng và chất.

Việt Nam bùng nổ FDI, vươn mình thành cường quốc hút đầu tư với loạt kỷ lục: Vượt mặt gã khổng lồ châu Á - Ảnh 1.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng về cả lượng và chất trong những năm qua. Ảnh: Bloomberg

Theo báo cáo của công ty tư vấn kinh tế quốc tế IEC, kể từ khi hội nhập nền kinh tế toàn cầu vào đầu những năm 1990, Việt Nam đang ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể nói, khi đề cập tới câu chuyện thành công của các nền kinh tế được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam là một ví dụ nổi bật.

Đặc biệt, trong 5 năm qua, bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 hay các biến động khác của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận sự “bùng nổ” của FDI.

Dòng vốn này, với sự gia tăng về cả lượng và chất, đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.

Những dấu mốc kỷ lục

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã ghi nhận nhiều dấu mốc kỷ lục. Theo Báo điện tử Chính phủ, tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 (tính đến 19/12) đạt 64.011 tỷ USD.

Trong khi đó, theo “Báo cáo FDI 2016” công bố trên ấn phẩm fDi Intelligence, vào năm 2015, Việt Nam đã đứng thứ 5 thế giới về FDI khi tính theo số lượng dự án và đứng thứ 4 khi xét về tổng vốn đầu tư (chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia).

Báo cáo này cũng ghi nhận Việt Nam có chỉ số hiệu quả FDI cao nhất trong số các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 2014-2015.

Kể từ đó tới nay, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam có xu hướng gia tăng trong dài hạn, dù trải qua một số biến động trong ngắn hạn.

“Đỉnh” mới được thiết lập vào năm 2019, ngay trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng nổ, với hơn 38 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù mức này vẫn thua xa con số 64 tỷ USD của năm 2008 nhưng xét trong bối cảnh của năm 2019, đây được coi là con số vô cùng ấn tượng.

Việt Nam bùng nổ FDI, vươn mình thành cường quốc hút đầu tư với loạt kỷ lục: Vượt mặt gã khổng lồ châu Á - Ảnh 2.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023. Ảnh: TTXVN

Bước sang năm 2021, bất chấp những khó khăn của đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn tiếp tục lập “đỉnh” mới về FDI, với 38,85 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào quốc gia Đông Nam Á.

Năm 2022, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia đầu tư tại Việt Nam, nâng tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD. Trong đó, mức vốn FDI thực hiện (vốn giải ngân) đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 – 2022).

Đáng nói, trong số này, nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao đã được tăng vốn với quy mô lớn. Điển hình như dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn hai lần: Tăng 920 triệu USD (lần 1) và tăng 267 triệu USD (lần 2); Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex tăng vốn trên 841 triệu USD…

Mới đây nhất, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt hơn 13,43 tỷ USD, bằng 95,7% so với cùng kỳ, tăng 3 điểm phần trăm so với 5 tháng đầu năm 2023.

Singapore hiện dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, chiếm hơn 22,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ hai với gần 2,21 tỷ USD (gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ). Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,95 tỷ USD (tăng 53,5% so với cùng kỳ…).

Nhiều nhà đầu tư đến từ châu Âu và Mỹ cũng đã/đang lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trên toàn cầu. Mặc dù còn nhiều thách thức phải giải quyết nhưng theo hãng tin Sputnik (Nga), Việt Nam hoàn toàn có cơ hội và tiềm năng trở thành “cường quốc” về FDI.

Đối thủ lớn của ‘gã khổng lồ’ châu Á

Trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang phải cạnh tranh với một đối thủ rất mạnh, đó chính là Ấn Độ.

Lợi thế của Ấn Độ là lao động giá rẻ với số lượng lớn, chi phí sản xuất thấp, môi trường cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi người dân nước này lại có xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ.

Ấn Độ còn là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á, đồng thời được dự đoán sẽ trỗi dậy, vượt Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới (xét theo bảng xếp hạng của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF).

Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức khi cạnh tranh với Ấn Độ trong việc thu hút nguồn đầu tư, nhất là trong lĩnh vực điện tử. Tuy nhiên, hiện tại Ấn Độ vẫn “chưa phải mối đe dọa đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam”.

Việt Nam bùng nổ FDI, vươn mình thành cường quốc hút đầu tư với loạt kỷ lục: Vượt mặt gã khổng lồ châu Á - Ảnh 3.

Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: EAF

Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích Kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital cho biết, các tập đoàn đa quốc gia khác đang đầu tư vào Ấn Độ chủ yếu là để sản xuất các sản phẩm dành cho người tiêu dùng tại thị trường nội địa. Mục đích của họ rất khác so với khi đầu tư vào Việt Nam.

Cụ thể, gần như tất cả các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam đều nhằm mục đích xuất khẩu, đặc biệt là sang Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm hơn 1/4 kim ngạch xuất khẩu).

Trong khi đó, Ấn Độ đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng thị trường nội địa. Vì vậy, các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước này nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, thay vì coi đó là cơ sở sản xuất để xuất khẩu. Ví dụ, động lực để Apple đầu tư vào Ấn Độ là để đáp ứng nhu cầu nội địa đang tăng cao.

Việt Nam đang theo đuổi ‘Mô hình phát triển Đông Á’. Đây cũng là cách tiếp cận mà các nền kinh tế được ví như Con hổ của châu Á đã vận dụng để trở nên giàu có. Trong chiến lược tăng trưởng kinh tế này, Việt Nam tập trung vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ và các nước phát triển khác ” – Ông Kokalari nêu quan điểm.

Việt Nam bùng nổ FDI, vươn mình thành cường quốc hút đầu tư với loạt kỷ lục: Vượt mặt gã khổng lồ châu Á - Ảnh 4.

Theo giới chuyên gia, Ấn Độ chưa phải mối đe dọa đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. Ảnh: Financial Express

Cũng theo vị chuyên gia, so với Việt Nam thì có 2 lý do chính khiến các công ty lựa chọn không đầu tư nhiều vào Ấn Độ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đó là lực lượng lao động (bao gồm trình độ) và luật lao động khắt khe. Việt Nam hiện đã tăng 12 bậc so với năm 2021 trong bảng xếp hạng “mức độ thuận lợi kinh doanh” của Economist Intelligence Unit (EIU).

“Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi không cho rằng Ấn Độ có thể gây cản trở dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Chúng tôi tin rằng FDI vẫn sẽ là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong những năm tới” – Ông Kokalari nhận định.

Trong khi đó, theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), Ấn Độ và Việt Nam có các chiến lược phát triển khác nhau do điều kiện kinh tế khác nhau. Nếu New Delhi coi việc thu hút đầu tư nước ngoài là cốt yếu đối với chiến lược phát triển của mình thì nước này thậm chí có thể tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam ở một mức độ nhất định.

” Trước năm 2020, từng có cuộc thảo luận sôi nổi về việc liệu Việt Nam hay Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm sản xuất tiếp theo của thế giới.

Giờ đây tình hình đã rõ ràng khi ngành sản xuất của Việt Nam đã cho thấy rõ khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng cao trong thời kỳ đại dịch.

Một lý do quan trọng đằng sau sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam là chính sách đầu tư nước ngoài thân thiện ” – Thời báo Hoàn Cầu kết luận.

Vy Lam / Nhịp sống thị trường

Khối dân chủ thế giới chung tay ‘siết chết’ AI Trung Quốc

Ảnh: CFOTO/Future Publishing via Getty Images

Điều kiện đầu tiên để có thể xây dựng được hệ thống máy tính với công nghệ Artificial Intelligence (AI), trí thông minh nhân tạo, là phần cứng mạnh, trong đó có bộ xử lý đồ họa (Graphics Processing Unit – GPU). Các bộ xử lý đồ họa đóng vai trò tối quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển công nghệ AI, phân tích dữ liệu, và sức mạnh tính toán.

Trong thập kỷ vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn theo đuổi giấc mộng thống trị AI, bằng những khoản đầu tư tài chính và nhân lực khổng lồ. Mới đây, cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã đưa ra một chính sách dự thảo về trí tuệ nhân tạo tổng quát, quy định các công ty công nghệ phải đảm bảo rằng nội dung do AI tạo ra phù hợp với các giá trị chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Người dùng Baidu vào trang chủ của ERNIE BOT ở Thượng Hải sau khi ứng dụng được coi là “ChatGPT của Trung Quốc” chính thức ra mắt hôm thứ Năm 16/03/2023. Ernie Bot do Baidu soạn thảo, được coi là một mô hình ngôn ngữ lớn có khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sáng tạo văn nghệ, sáng tạo quảng cáo, tính toán, hiểu tiếng Trung Quốc v.v… Ảnh CFOTO/Future Publishing via Getty Images

Nhiều chính quyền địa phương đã đầu tư đáng kể vào AI thông qua các quỹ đầu tư do nhà nước Trung Quốc cung cấp. Bắc Kinh, Hàng Châu, và Thâm Quyến đều có các phòng thí nghiệm nghiên cứu AI, đồng tài trợ với các trường đại học và công ty công nghệ, phối hợp với các bộ quốc gia.

Hoa Kỳ

Ý thức được tham vọng này của Bắc Kinh, Biden đã bày tỏ một thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Trọng tâm chiến lược của chính quyền Biden nhằm đối phó hiệu quả với Trung Quốc trong thời đại công nghệ không phải là bom đạn, mà là công nghệ thông tin, bao gồm AI và chất bán dẫn (semiconductors).

Chính quyền Biden đã liên tiếp ban hành các sắc lệnh khiến Trung Quốc gặp khó trong việc thu mua các con chip hiện đại nhất cho hệ thống AI. Tháng Mười năm ngoái, chính quyền Biden đã tung một đòn giáng vào công nghệ AI của Trung Quốc, khi quy định các công ty công nghệ Hoa Kỳ không được phép bán chip cao cấp, thiết bị sản xuất chip, và một số sản phẩm công nghệ khác cho Trung Quốc, trừ khi có giấy phép đặc biệt.

Theo báo cáo mới nhất của Financial Times vào ngày 28 Tháng Sáu năm 2023, chính quyền Biden đang cân nhắc các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với chip chuyên xây dựng hệ thống AI, nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc ứng dụng AI vào quân sự. Chính quyền Biden cũng đang chuẩn bị ban hành một sắc lệnh mới, nhằm tạo ra một cơ chế hạn chế khả năng đầu tư của các công ty Mỹ ở Trung Quốc.

Quan trọng hơn nữa, chính quyền Biden hiểu rõ nếu chỉ có mỗi Hoa Kỳ “đơn phương độc mã” đấu với Trung Quốc trong cuộc chiến AI về lâu dài sẽ không dễ dàng. Bởi thế, cuối Tháng Một năm 2023, đội ngũ Biden đã đạt được thỏa thuận với với hai đồng minh hàng đầu là Nhật Bản và Hà Lan, tham gia cùng Hoa Kỳ vào việc áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn mới đối với Trung Quốc. Tóm lại, chính quyền Biden đã thành công thỏa thuận với Nhật Bản và Hà Lan, cấm các công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của hai nước này bán cho Trung Quốc các loại thiết bị mà Hoa Kỳ đang cấm bán.

Hà Lan

Hôm nay, Hà Lan đã tuyên bố sẽ áp đặt các hạn chế thương mại mới đối với Trung Quốc. Các giới hạn xuất khẩu mới này của Hà Lan sẽ có hiệu lực vào Tháng Chín, yêu cầu nhà sản xuất Hà Lan ASML – nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu thế giới – phải xin giấy phép xuất khẩu của chính phủ để vận chuyển các vi mạch và thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên phong của mình, vốn chưa phổ biến rộng rãi trên toàn cầu.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Thương mại Hà Lan, Liesje Schreinemacher, mô tả chính sách này có tầm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Các con chip, được sản xuất bằng tia cực tím, là cải tiến mới nhất trong làn sóng ứng dụng quân sự tiên tiến mới, với việc Washington ngày càng cảnh giác rằng Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ này để tăng cường khả năng chiến tranh.

Ảnh: Jonathan Raa/NurPhoto via Getty Images

Chính quyền Hà Lan đã đưa ra chính sách đối đầu này, trong bối cảnh Hoa Kỳ ngày càng gia tăng nỗ lực hạn chế các thiết bị viễn thông của Trung Quốc trong sự lo ngại về hoạt động gián điệp ngày càng tăng, và nhằm ngăn chặn tham vọng thống trị thế giới của Bắc Kinh.

Trong khi đó, trong hơn ba giờ đàm phán tại Brussels, 27 nhà lãnh đạo của khối thương mại lớn nhất thế giới, Liên minh châu Âu, đã thảo luận về các cách giảm sự phụ thuộc tài chính của khối này vào Trung Quốc. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Charles Michel, cho biết các nhà lãnh đạo đã nhất trí phải kiên quyết với Bắc Kinh trong việc bảo vệ nền dân chủ và nhân quyền.

Nhật Bản

 Sau khi đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ, chính quyền Nhật Bản đã tuyên bố từ Tháng Bảy sẽ áp đặt các hạn chế xuất khẩu mới của nước này tới Trung Quốc. Cũng giống như Hà Lan, chính quyền Nhật Bản đã không nêu đích danh đến Trung Quốc trong các thông báo kiểm soát xuất khẩu đối với 23 loại thiết bị và vật liệu liên quan đến chip của nước này. Thay vào đó, Tokyo cho biết hạn chế xuất khẩu thuộc Đạo luật Ngoại hối và Ngoại thương, không cho phép xuất khẩu một loạt thiết bị và vật liệu công nghệ cao cần thiết cho sản xuất chip đối với những quốc gia không có tên trong danh sách 42 thị trường “thân thiện.” Trung Quốc không nằm trong danh sách này.

Một nhà đầu tư sản xuất chip giấu tên cho biết: “Cảm giác của tôi là danh sách này nhằm mục đích loại bỏ tất cả các nguồn mua sắm đến từ Nhật Bản, nơi mà các công ty Trung Quốc có thể tìm đến để thay thế Hoa Kỳ. Các hạn chế có thể “tàn phá” ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc, vốn đang gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.”

Theo dữ liệu thương mại của Liên Hiệp Quốc, Nhật Bản là nước xuất khẩu thiết bị sản xuất chất bán đứng đầu sang Trung Quốc vào năm 2022. Chính vì thế, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bày tỏ sự tức giận về quyết định của chính phủ Nhật Bản trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế và gây áp lực ngoại giao lên Tokyo để đình chỉ quy định mới này. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Wang Wentao, đã nói với Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, Yasutoshi Nishimura, rằng nước này phải dừng các biện pháp kiềm chế vì chính sách này thể hiện “việc làm sai trái” vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế.

Đức

Đức là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc sản xuất các thành phần quan trọng cấu thành nên thiết bị sản xuất chất bán dẫn. Hôm Thứ Năm, ngày 29 Tháng Sáu, tạp chí kinh tế Bloomberg cho biết chính phủ Đức đang xem xét kế hoạch cấm xuất khẩu các hóa chất được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn cho Trung Quốc. Bloomberg cho biết kế hoạch của Đức đang ở giai đoạn thảo luận ban đầu.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của Văn phòng Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, cho biết “hiện không theo đuổi bất kỳ kế hoạch nào về lệnh cấm xuất khẩu hóa chất chip sang Trung Quốc,” nhưng cho biết thêm rằng các cuộc đàm phán với các đối tác nước ngoài là bí mật, và không giải thích chi tiết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mao Ning, khi trả lời câu hỏi hôm thứ Sáu về khả năng hạn chế của Đức, cho biết việc một số quốc gia áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Trung Quốc dưới danh nghĩa giảm sự phụ thuộc là “không mang tính xây dựng.”

Đức ngày càng cảnh giác với Trung Quốc với tư cách là đối thủ chiến lược, cũng như đối tác thương mại lớn nhất của mình và đang đánh giá lại quan hệ song phương. Tháng Ba vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck, đã gợi ý rằng nước này có thể áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với Trung Quốc để giữ lợi thế và đang soạn thảo một tài liệu chiến lược về Trung Quốc sẽ được công bố trong năm nay.

AI của Trung Quốc bị siết chết

Không có gì phải bàn cãi, sự phát triển AI của Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn sau hàng loạt các biện pháp thương mại của Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Hà Lan. Tuy nhiên, để có được hiệu quả lâu dài, Hoa Kỳ cần mời gọi sự tham gia của Đức và Hàn Quốc – là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chip.

Nếu cả Đức và Hàn Quốc sớm tham gia thỏa thuận do Hoa Kỳ dẫn đầu trong cuộc chiến thống trị trí tuệ nhân tạo, thì công nghệ AI của Trung Quốc sẽ điêu đứng trong một khoảng thời gian. Quả thực, những chính sách không khoan nhượng của Hoa Kỳ và thỏa thuận với các đồng minh đang bóp nghẹt công nghệ AI của Trung Quốc: bóp nghẹt với ý định siết chết.

Mai Vũ Phạm / Saigon Nhỏ