NHỮNG CÔNG TRÌNH NỔI BẬT CỦA HÀ NỘI SAU 15 NĂM MỞ RỘNG

NHỮNG CÔNG TRÌNH NỔI BẬT CỦA HÀ NỘI SAU 15 NĂM MỞ RỘNG

Cầu Nhật Tân, các dự án đường Võ Nguyên Giáp, Vành đai 2, 3, đường sắt Cát Linh – Hà Đông, khu đô thị hiện đại, tòa nhà chọc trời… là những công trình nổi bật của Hà Nội kể từ khi mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008.

Đại lộ Thăng Long dài 29,264 km là một trong những công trình giao thông trọng điểm được Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội chọn là công trình hoàn thành chào mừng đại lễ.

Công trình có điểm đầu giao cắt đường vành đai 3 Hà Nội trước trung tâm Hội nghị Quốc gia, điểm cuối là nút giao Hòa Lạc giao cắt với QL21 – đường Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư dự án là 7.527 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương là 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của TP Hà Nội là 5.687 tỷ đồng.

Điểm đầu của đại lộ Thăng Long là dự án Nút giao Trung Hòa, khởi công ngày 18/1/2015. Kinh phí đầu tư công trình lấy từ nguồn vốn dư còn lại của Dự án xây dựng giai đoạn 2 – đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội đoạn Mai Dịch – Bắc Hồ Linh Đàm với khoản vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.087 tỷ đồng, trong đó giá trị gói thầu xây lắp là hơn 717 tỷ đồng.

Sáng 21/10/2012, đường Vành đai 3 trên cao được thông xe. Thời gian này, khi chưa mở rộng kéo dài về phía cầu Thăng Long, dự án có với điểm đầu là Mai Dịch và điểm cuối là phía bắc Hồ Linh Đàm dài 8,9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chính tuyến; tốc độ thiết kế 100km/k. Khi mới khánh thành, công trình nhận được sự quan tâm của người dân Hà Nội khi lần đầu cả nước có tuyến vành đai trên cao. Đường có 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. Tổng mức đầu tư vào thời điểm đó là hơn 5.500 tỷ đồng.

Cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông nổi bật của Thủ đô kể từ sau năm 2008 khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Cầu được thông xe vào cùng ngày 4/1/2015 với hai công trình khác là đường Võ Nguyên Giáp và nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây là những dự án trọng điểm quốc gia, có tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD, chủ yếu từ vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng với tổng chiều dài 8.930 m bao gồm: phần cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 3.755 m với bề rộng mặt cầu 33,2 m (6 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp). Riêng cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp tượng trưng 5 cửa ô Hà Nội với tổng chiều dài 1.500 m, phần đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 5.170 m.

Đường Võ Nguyên Giáp dài 12,1 km, được tổ chức thông xe cùng thời điểm với công trình cầu Nhật Tân. Dự án có tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng với chức năng kết nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân vào nội thành Hà Nội giúp các phương tiện giảm thời gian đi từ sân bay Nội Bài về trung tâm Thủ đô, đồng thời kết nối với đường Bắc Thăng Long – Nội Bài làm giảm bớt lượng giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long – Nội Bài.

Nhà ga T2 – Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài là nhà ga hành khách lớn nhất Việt Nam. Dự án có mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản, được khởi công ngày 4/12/2011, khánh thành ngày 4/1/2015. Đây là công trình biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.

Khởi công vào năm 2011 đến nay, đến tháng 11/2021, công trình đường sắt Cát Linh-Hà Đông mới chính thức đưa vào vận hành. Trong suốt 10 năm xây dựng, dự án này đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc khiến thời gian triển khai kéo dài, chậm 6 năm so với mốc tiến độ hoàn thành dự kiến ban đầu.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, chiều dài chính tuyến 13,05 km, toàn bộ đi trên cao. Điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa. Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao và 1 khu depot, khai thác 13 đoàn tàu. Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông hoặc ngược lại là hơn 23 phút.

Đường Vành đai 2 trên cao nối liền ba quận trung tâm gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, được khởi công từ năm 2018.

Dự án đường vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở (Hà Nội), bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng bên dưới, tổng vốn đầu tư gần 9.500 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).

Đoạn tuyến vành đai 2 trên cao dài hơn 5 km, điểm đầu tiếp giáp phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở. Phần dưới thấp dài trên 3 km, điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã Tư Vọng. 

Tốc độ lưu hành cho phép đối với các xe trên cầu chính là 80km/h, trên cầu nhánh là 60km/h.

Keangnam Landmark Tower là tổ hợp khách sạn, thương mại, văn phòng, nhà ở với diện tích sàn gần 610.000 m2. Dự án gồm hai tòa chung cư cao cấp 50 tầng, kết nối với hai tòa chung cư là hai tòa tháp thương mại, căn hộ cho thuê 72 tầng. Khi mới khánh thành vào năm 2012, công trình này là tòa nhà cao nhất Việt Nam với 346 m, đài quan sát 72 Sky Landmark giống như các tòa nhà chọc trời ở Seoul, Thượng Hải hay New York… Kể từ khi tòa tháp Landmark-81 ở TP.HCM khánh thành (461,2 m), Keangnam tụt xuống thành tòa nhà cao thứ nhì Việt Nam.

Trụ sở Tập toàn Viettel tọa lạc tại khu D26 khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) được thiết kế bởi Công ty tư vấn thiết kế Gensler của Mỹ, khánh thành năm 2021. Đây là một đơn vị tư vấn thiết kế số 1 thế giới theo đánh giá của tổ chức uy tín World Architect. Tòa nhà lấy cảm hứng từ logo của Viettel với toàn bộ mái của công trình được phủ xanh, vuốt cong từ chân lên đỉnh mái. Bên trong trụ sở có sức chứa khoảng 1.000 người.

Công trình này khởi công từ quý I/2018, do Coteccons thi công. Sau hơn 1 năm, tòa trụ sở mới đã đi vào hoạt động. 

Công viên Hòa Bình có diện tích khoảng hơn 20 ha thuộc quận Bắc Từ Liêm. Đây là công trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng thời Thủ đô cũng vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”.

Điểm nhấn kiến trúc của công viên là lối ra vào chính không xây dựng cổng mà dựng các biểu tượng. Cổng chính phía bắc, lùi khoảng 40 m là lối vào nối tiếp là chuỗi các đảo cây xanh. Toàn bộ cây được trồng mới kết hợp với hồ nước và các công trình nhỏ như cầu, hành lang gỗ ven hồ tạo không gian xanh thơ mộng.

Nói đến sự phát triển của Hà Nội những năm gần đây không thể không nhắc đến sự phát triển của các khu đô thị hiện đại. Từ một bãi đất trống rộng lớn nằm cách xa trung tâm Thủ đô hơn chục km, Vinhomes Ocean Park Gia Lâm rộng 420 ha là một trong những điểm nhấn cho sự mở rộng của Hà Nội. Nơi đây đang trở thành một đại đô thị, giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân với chất lượng sống cao.

Trường Đại học VinUni tọa lạc trong quần thể khu đô thị Vinhomes Ocean Park. Công trình có tổng vốn đầu tư 6.500 tỷ đồng, được xây dựng trên khu đất 23 ha bao gồm các hạng mục tòa nhà chính, thư viện, nhà thể thao, khu khán đài thể thao, ký túc xá sinh viên và khu kỹ thuật, phụ trợ. Đại học VinUni được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt thành lập vào ngày 17/12/2019.

HÀ NỘI TRÒN 15 NĂM MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

Ngày 1/8/2008, Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII. Đây là dấu mốc quan trọng phát triển đô thị, đưa Hà Nội trở thành một trong những thủ đô lớn với diện mạo mới, ngày càng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, Thành uỷ Hà Nội cho biết, từ 2008 đến nay, kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại của Thủ đô đạt nhiều thành tựu nổi bật. Kinh tế Hà Nội giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

Thủ đô Hà Nội thời điểm hợp nhất (tháng 8/2008) với dân số 6,2 triệu người, gồm 29 quận, huyện, thị xã và 577 xã, phường, thị trấn. Qua 15 năm phát triển, đến nay dân số của Hà Nội khoảng 8,6 triệu người (gấp 1,37 lần so với thời điểm sáp nhập), có 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị; phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác đường Vành đai 4 và xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2027.

TP Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, có từ 3 – 5 huyện phát triển thành quận, trong đó có Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng và Thanh Trì. Đến năm 2030, sẽ có thêm 1 đến 2 huyện phát triển thành quận.

Hoàng Hà / Vietnam Net

Truyện ngắn : Chết vì chơi chữ

Đó là một ngày nắng nóng khủng khiếp và tôi ghét vợ tôi. Chúng tôi đang chơi trò xếp chữ. Đúng là không có gì tệ hơn. Ở tuổi 42, vào một chiều chủ nhật nắng như thiêu đốt, vậy mà tất cả những gì tôi có thể nghĩ ra là chơi xếp chữ.

Đáng lẽ tôi nên ra ngoài, tập thể dục, tiêu tiền, gặp gỡ mọi người. Hình như, tôi chẳng nói chuyện với ai ngoài vợ mình kể từ thứ năm. Sáng hôm ấy thì tôi có nói vài câu với người bán sữa.

Những con chữ của tôi đúng là vô dụng.

Theo tính toán, tôi khởi động với “BEGIN” (BẮT ĐẦU), chữ N ở ô ngôi sao hồng nhỏ. Được 22 điểm.

80fcb0267821db7f823010.jpg -0
Minh họa: Doãn Hoàng Kiên

Tôi nhìn vẻ mặt tự mãn của vợ tôi khi cô ấy sắp xếp lại các chữ của cô ấy. Lạch cạch, lạch cạch. Tôi ghét cô ấy. Nếu cô ấy không ở đây, thì ngay lúc này tôi có thể đang làm gì đó thú vị. Tôi có thể đang leo núi Kilimanjaro. Tôi có thể đang đóng vai chính trong một bộ phim bom tấn Hollywood mới nhất. Tôi có thể đang ở trên một chiếc thuyền cao tốc dài 18 mét có tên New Horizons – tôi không biết, nhưng tôi sẽ làm gì đó.

Cô ấy chơi “JINXED” (XUI XẺO), với chữ J ở ô nhân đôi. 30 điểm. Cô ấy đã thắng tôi rồi. Có lẽ tôi nên giết cô ấy.

Giá như tôi có một chữ D, thì tôi có thể chơi “MURDER” (GIẾT NGƯỜI). Đó sẽ là một dấu hiệu, một sự cho phép.

Tôi bắt đầu gặm chữ U của mình. Đó là một thói xấu, tôi biết. Tất cả các quân chữ đều bị mòn. Tôi chơi “WARMER” (ẤM HƠN) được 22 điểm, chủ yếu để tiếp tục gặm chữ U.

Khi đang bốc các chữ cái mới từ túi, tôi đã nghĩ – những chữ cái sẽ cho tôi biết tôi phải làm gì. Nếu chúng đánh vần ra KILL (GIẾT), STAB (ĐÂM), hoặc tên của cô ấy, hay bất cứ thứ gì, thì tôi sẽ làm ngay tức khắc. Tôi sẽ kết liễu cô ấy.

Những chữ tôi đang cố xếp được thành “MIHZPA” (không có nghĩa). Cộng thêm chữ U trong miệng tôi nữa. Chết tiệt.

Ánh mặt trời rọi qua cửa sổ chiếu thẳng vào tôi. Tôi có thể nghe thấy tiếng côn trùng vo ve bên ngoài. Tôi hy vọng đó không phải lũ ong. Harold, em họ tôi, đã nuốt phải một con ong khi nó 9 tuổi, cổ họng của nó sưng lên và nó đã chết. Tôi hy vọng nếu chúng là ong, thì chúng sẽ bay vào cổ họng vợ tôi.

Cô ấy chơi “SWEATIER” (ĐẪM MỒ HÔI) bằng tất cả các chữ cô ấy đang có. Được 24 điểm cộng thêm 50 điểm thưởng. Nếu không quá nóng để nhúc nhích, ngay lúc này tôi đã bóp cổ cô ấy rồi.

Mồ hôi tôi cũng đang túa ra. Trời cần phải mưa, để không khí mát mẻ hơn. Khi suy nghĩ đó thoáng qua đầu, tôi tìm được một chữ hay. “HUMID” (ĐỘ ẨM) trên ô chữ đôi, sử dụng chữ D của “JINXED” (XUI XẺO) và chữ U tạo ra một vệt nước bọt nhỏ khi tôi đặt nó xuống. Thêm 22 điểm nữa. Hy vọng cô ấy có những chữ cái vô dụng.

Cô ấy bảo những chữ cô ấy có đều ngớ ngẩn. Vì một lý do nào đó, điều ấy lại khiến tôi càng ghét cô ấy hơn.

Cô ấy chơi “FAN” (QUẠT), với chữ F trên ô chữ nhân đôi sau đó đứng dậy để đổ nước vào chiếc ấm siêu tốc và bật điều hòa.

Đây là ngày nóng nhất trong mười năm qua và vợ tôi đang đun nước nóng. Đây là lý do tại sao tôi ghét vợ mình. Tôi chơi “ZAPS” (SÉT ĐÁNH), với chữ Z được nhân đôi, và cô ấy bị điện giật nhẹ từ chiếc điều hòa. Điều này khiến tôi cực kỳ hài lòng.

Cô ấy ngồi xuống với một tiếng thở dài nặng nề và bắt đầu lật lại các chữ cái của mình. Lạch cạch, lạch cạch. Lạch cạch, lạch cạch. Tôi cảm nhận được một cơn thịnh nộ dữ dội đang dâng lên bên trong tôi. Một thứ chất độc từ từ lan tỏa khắp các chi và khi nó đến đầu ngón tay tôi, tôi sẽ bật khỏi ghế, hất các quân chữ xuống sàn, và tôi sẽ bắt đầu đánh cô ấy tới tấp.

Cơn thịnh nộ đi đến đầu ngón tay tôi rồi biến mất. Tim tôi đập mạnh. Tôi đang đổ mồ hôi. Tôi nghĩ mặt mình giật giật. Rồi tôi thở dài, thật sâu, và ngồi lại ghế. Ấm nước bắt đầu sôi. Tiếng rít của nó khiến tôi thấy nóng hơn.

Cô ấy chơi “READY” (SẴN SÀNG) trên ô chữ đôi được 18 điểm, sau đó đi pha cho mình một tách trà. Không, tôi không muốn uống.

Tôi lấy trộm một ô trống từ túi đựng chữ cái khi cô ấy không nhìn rồi ném lại một chữ V từ hàng chữ của tôi. Cô ấy nhìn tôi nghi ngờ. Cô ấy ngồi xuống với ly trà của mình, tạo ra một vòng tròn nước trên mặt bàn, trong khi tôi chơi một từ 8 chữ: “CHEATING” (GIAN LẬN), sử dụng chữ A của “READY”. 64 điểm, bao gồm phần thưởng 50 điểm, nghĩa là bây giờ tôi đang thắng cô ấy.

Cô ấy hỏi tôi có gian lận không.

Tôi thực sự, thực sự rất ghét cô ấy.

Cô ấy chơi “IGNORE” (BỎ QUA) trên ô chữ ba được 21 điểm. Tổng điểm là 153 của cô ấy, 155 của tôi.

Hơi nước bốc lên từ ly trà khiến tôi thấy nóng hơn. Tôi cố tạo ra những từ ngữ chết chóc với các chữ cái mình có, nhưng chữ được nhất tôi có thể xếp là “SLEEP” (NGỦ).

Vợ tôi ngủ suốt. Cô ấy ngủ như chết trong khi nhà hàng xóm bên cạnh đánh nhau khiến cửa vỡ, TV vỡ và một con búp bê Teletubby Lala bị xổ hết bông. Và sáng hôm sau, cô ấy sẽ cằn nhằn tôi với lý do tâm trạng thất thường vì thiếu ngủ.

Giá như có cách nào để tôi loại bỏ cô ấy.

Tôi phát hiện ra cơ hội để sử dụng tất cả các chữ cái của mình. “EXPLODES” (NỔ TUNG), sử dụng chữ X của “JINXED” (XUI XẺO). 72 điểm. Nó sẽ cho cô ấy thấy.

Khi đặt chữ cái cuối cùng xuống, một tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên và chiếc điều hòa im bặt.

Tim tôi đập mạnh, nhưng không phải vì tiếng nổ. Tôi không thể tin được – nhưng đây không thể là sự trùng hợp. Các chữ cái đã khiến điều đó xảy ra. Tôi chơi chữ “EXPLODES”, và nó đã xảy ra – chiếc điều hòa nổ tung. Và trước đó, tôi đã chơi chữ “CHEATING” khi tôi gian lận. Và “ZAP” khi vợ tôi bị điện giật. Những ô chữ đang trở thành sự thật. Các chữ cái đang lựa chọn tương lai của chúng. Và cả trò chơi này là JINXED – XUI XẺO.

Vợ tôi chơi “SIGN” (DẤU HIÊåU), với chữ N trên ô chữ ba, được 10 điểm.

Tôi phải kiểm chứng lại.

Tôi phải xếp ra một chữ gì đó và xem liệu nó có xảy ra không. Một điều gì đó không chắc chắn, để chứng minh rằng các chữ cái đang khiến nó xảy ra. Hàng chữ mà tôi có là ABQYFWE. Nó không cho tôi nhiều lựa chọn. Tôi bắt đầu gặm điên cuồng chữ B.

Tôi chơi “FLY” (BAY), sử dụng chữ L của “EXPLODES” (NỔ TUNG). Tôi ngả người ra ghế và nhắm mắt lại, chờ đợi cảm giác bay lên khỏi ghế. Chờ đợi để bay.

Thật ngu ngốc! Tôi mở mắt ra và có một con ruồi (tiếng Anh cũng là FLY). Một con côn trùng đang vo ve xung quanh bàn chữ, tận hưởng luồng khí ấm từ tách trà nguội dần. Điều đó chẳng chứng minh được gì. Dù sao, con ruồi có thể đã ở đó.

Tôi cần xếp ra một chữ gì đó rõ ràng. Cái gì đó không thể hiểu sai. Một cái gì đó tuyệt đối và cuối cùng. Một cái gì đó chết người. Một cái gì đó tàn sát.

Vợ tôi chơi “CAUTION” (THẬN TRỌNG), sử dụng một ô trống thay thế chữ N. 18 điểm.

Những chữ còn lại của tôi là AQWEUK, cộng thêm chữ B trong miệng. Tôi kinh ngạc trước sức mạnh của các chữ cái và bực bội vì tôi không thể sử dụng được gì. Có lẽ tôi nên ăn gian lần nữa và chọn các quân chữ cần thiết để xếp được thành “SLASH” (CẮT XÉ) hoặc “SLAY” (GIẾT).

Rồi nó bất chợt đến với tôi. Một từ hoàn hảo. Một từ mạnh mẽ, nguy hiểm, khủng khiếp.

Tôi chơi “QUAKE” (ĐỘNG ĐẤT) được 19 điểm.

Tôi tự hỏi liệu sức mạnh của trận động đất có tỷ lệ thuận với số điểm của nó không. Tôi có thể cảm thấy nguồn năng lượng đang rung lên ẩn chứa trong dòng máu của mình. Tôi đang ra lệnh cho số phận. Tôi đang thao túng vận mệnh.

Vợ tôi chơi “DEATH” (CÁI CHẾT) được 34 điểm, ngay lúc đó căn phòng bắt đầu rung chuyển.

Tôi thở hổn hển vì ngạc nhiên và xác thực được điều đó là đúng – và chữ B mà tôi đang ngậm bị kẹt trong cổ họng tôi. Tôi cố ho. Mặt tôi đỏ lên, rồi tím tái. Họng tôi phồng lên. Tôi cố móc họng, máu chảy ra. Trận động đất lên đến đỉnh điểm.

Tôi ngã xuống sàn. Vợ tôi chỉ ngồi đó và nhìn.

Đan Ngọc (dịch) / Charlie Fish / Văn nghệ Công An

2 loại lá phơi khô pha với nước thành “thuốc kiểm soát đường huyết” tốt ngang “insulin tự nhiên”, còn giúp dưỡng thận, mát gan, làm sạch ruột hiệu quả

Quả sa kê là loại quả quen thuộc, được nhiều người Việt yêu thích nhưng lá sa kê với công dụng chữa bệnh thì lại ít người biết tới. Loại lá này có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất béo, đường bột. Ngoài ra, dược liệu này còn giàu khoáng chất và các vitamin cần cho cơ thể như: vitamin B, C, sắt, magie, đồng, kẽm, thiamin, kali,… Nhờ đó, uống một ly trà nấu từ lá sa kê mỗi ngày tương tự như dung nạp một liều thuốc bổ vào cơ thể.

Cụ thể, một trong những công dụng nổi bật của lá sa kê là khả năng chống lại các tổn thương ở tuyến tụy do alloxan – nicotinamide gây ra. Nguyên nhân là vì loại lá này có chứa flavonoid giúp tăng cường hoạt động chống oxy hóa, đồng thời kích thích tuyến tụy bài tiết insulin và góp phần giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Chất flavonoid cũng giúp hạ cholesterol trong máu – dạng rối loạn lipid thường mắc kèm với rối loạn đường huyết.

2 loại lá phơi khô pha với nước thành “thuốc kiểm soát đường huyết” tốt ngang “insulin tự nhiên”, còn giúp dưỡng thận, mát gan, làm sạch ruột hiệu quả- Ảnh 1.

Uống trà lá sa kê sẽ mang lại công dụng hỗ trợ phục hồi chức năng thận, giúp đào thải axit uric và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống loại trà này sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động của thận, giống như thuốc lợi tiểu. Do đó, người bị suy thận có thể uống trà lá sa kê để tăng cường sức khỏe và thanh lọc thận.

Theo một số nghiên cứu, việc kết hợp uống trà lá sa kê và một chế độ không rượu, bia, thuốc lá sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm gan và gan phình trướng nguy hiểm. Tuy nhiên, để thu lại kết quả tốt nhất cho sức khỏe, người bệnh cần đảm bảo tránh hút thuốc, uống rượu bia trong lúc áp dụng liệu pháp này. Tuân thủ cách điều trị của bác sĩ đề ra cũng là cách giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.

Ngoài việc được sử dụng để làm tăng hương vị khi chế biến món ăn, lá chanh còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi nấu lấy nước uống. Đặc biệt, loại lá này còn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền bởi dược tính mà nó mang lại.

Theo Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Ngoài những công dụng trên, loại lá này còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như kiểm soát đường huyết, mát gan, dưỡng ruột hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho thấy lá chanh có thể góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường. Theo đó, loại lá này chứa hợp chất flavonoid, có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Không những thế, một số nghiên cứu còn cho thấy rằng các hợp chất trong lá chanh có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate – nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu tăng dần sau bữa ăn. Do đó, lá chanh có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

photo-1716517744342

Lá chanh cũng chứa các hợp chất có thể kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa, giúp phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, từ đó hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, lá chanh có đặc tính tống hơi, giúp giảm khí và đầy hơi bằng cách thúc đẩy quá trình trục xuất khí, dưỡng ruột và cải thiện chức năng tổng thể của đường ruột. Loại lá này cũng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn đường ruột nên giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Theo Đông y, loại lá này còn là một trong những loại lá có tác dụng bình gan, mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Theo đó, lá chanh có chất xơ, giúp nhuận tràng, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa, giảm được gánh nặng cho hoạt động của lá gan.

Một bài thuốc làm mát gan phổ biến là: Lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày sẽ giúp giải nhiệt và bình gan hiệu quả.

Anh Lê / Đời sống & Pháp luật

Đại sứ Mỹ kể về những cảnh tượng, trải nghiệm kỳ lạ khi làm việc tại Trung Quốc

Trong khoảng 2 năm qua, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc R. Nicholas Burns đã đến thăm nhiều tỉnh thành của Trung Quốc bằng tàu hỏa. Gần đây, Burns đã có một cuộc phỏng vấn độc quyền với Financial Times và kể về những cảnh tượng cũng như trải nghiệm kỳ lạ nhất mà ông gặp phải khi làm việc ở Trung Quốc.

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns nói về quan hệ Mỹ – Trung tại Brookings. (Ảnh chụp màn hình video)
Ông Burns nhậm chức vào thời kỳ cao điểm của chính sách ngăn chặn COVID-19 nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên ông nhậm chức muộn hơn một năm so với bình thường.

Vào tháng 3/2022, ông Burns và vợ là bà Libby Burns đến Bắc Kinh và nhìn thấy một cảnh trong bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao”. Trong một cơn bão cát, không có sự tiếp đón ngoại giao nào, họ được chào đón bởi hàng chục nhân viên y tế Trung Quốc từ đầu đến chân là bộ quần áo bảo hộ màu trắng (thường được gọi là Đại Bạch).

Họ phải băng qua cầu lên máy bay và vào một căn phòng phủ nhựa từ sàn đến trần, nơi họ sẽ trải qua xét nghiệm axit nucleic. Ông Burns không thể hiểu Đại Bạch đang nói gì vì họ đều đeo mặt nạ, đồ bảo hộ dày, đồng thời  cũng không thể nhìn thấy mặt họ.

Ông Burns nói với Financial Times rằng điều này giống như phiên bản Trung Quốc của bộ phim Blade Runner lấy bối cảnh năm 2022.

“Đó là cảnh kỳ lạ nhất mà tôi từng trải qua,” ông nói.

Trong 21 ngày tiếp theo, vợ chồng ông Burns bị cách ly tại nơi ở của đại sứ, không được gặp ai. Họ cũng không được phép di chuyển quanh bệnh viện vì được thông báo có nguy cơ khiến nhân viên an ninh lây bệnh.

Trong 9 tháng trước khi nhậm chức của ông Burns, ông bị cách ly 45 ngày.

Burns so sánh vai trò của ông ở Trung Quốc với vai trò của đại sứ Mỹ tại Moscow trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh những năm 1950 và 1960 của thế kỷ 20. Có lẽ chính sách Zero-COVID của ĐCSTQ đã khiến ông Burns có cảm giác bị cô lập hơn những người tiền nhiệm.

Và cái kết của trò hề ngớ ngẩn này thậm chí còn kỳ lạ hơn. Vào ngày 9/12/2022, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình bất ngờ tuyên bố chấm dứt Zero-COVID linh động và hủy bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế dịch bệnh. Trong 2 tháng tiếp theo, một lượng lớn người dân Trung Quốc nhanh chóng bị nhiễm bệnh và thậm chí mất mạng.

Đối với Đại sứ quán Mỹ, 80% nhân viên (bao gồm cả người nhà) đã nhanh chóng nhiễm dịch, tổng cộng gần 1.000 người.

Căng thẳng chính trị Mỹ – Trung giống như một cuộc chiến tranh kéo dài trong hoàng hôn
Ông Burns từng là học giả tại Trường Harvard Kennedy, ông luôn thận trọng và lịch sự. Dường như có sự tương phản rất lớn giữa hình ảnh cá nhân của ông và hình ảnh của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp chịu trách nhiệm giải quyết mối quan hệ căng thẳng và nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhất là khi ông Tập Cận Bình có nhiều quyền kiểm soát thể chế ĐCSTQ hơn bất kỳ nhà lãnh đạo đảng nào trước đây, khiến công việc của ông Burns trở nên khó khăn hơn. Ví dụ sau khi bà Nancy Pelosi, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, đến thăm Đài Loan, ông Burns được gọi 8 lần để lắng nghe sự phản đối của phía Trung Quốc, và mỗi cuộc hội đàm phản đối  kéo dài 2 đến 4 giờ.

Ông Burns nói: “Họ phản đối mạnh mẽ và tôi bảo vệ quyền của bà Pelosi đến thăm Đài Loan với tư cách là người đứng đầu cơ quan tương đương của Chính phủ Mỹ.”

Ông Burns nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn: “Mức độ áp chế của Trung Quốc hiện cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong vài thập kỷ qua.”

Ông cho rằng rất khó để Mỹ và Trung Quốc có đối thoại không chính thức về mặt ngoại giao. Ông cho biết hiện nay chỉ có “ngoại giao đàm phán” chính thức và sau đó nên có “ngoại giao hậu trường” trong bữa tối hoặc tiệc nhỏ, nhưng những cuộc trò chuyện thân mật như vậy “ngày càng ít”.

Năm 2023, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ lúc đó là ông Tần Cương và Bộ trưởng Quốc phòng ĐCSTQ Lý Thượng Phúc biến mất. Không ai biết nơi ở của họ, chỉ biết rằng có nhiều quan chức ĐCSTQ đã bị cách chức vì cáo buộc tham nhũng. Các quan chức hiện tại của ĐCSTQ ít sẵn sàng hơn những người tiền nhiệm của họ trong việc trao đổi không chính thức với các nhà ngoại giao nước ngoài.

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, ông Rahm Emanuel, từng mạnh dạn hỏi về tung tích của ông Lý Thượng Phúc và các quan chức khác của ĐCSTQ trên mạng xã hội X, điều này đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với phương tiện truyền thông The Wire rằng, “Bây giờ, có thể rất đau đớn khi nói ra sự thật (về ĐCSTQ), nhưng đó là sự thật.”

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản cho biết, ông Burns đã làm một công việc tuyệt vời. Emanuel nói rằng ông Burns là “cảnh sát tốt”, còn ông đóng vai “cảnh sát xấu”.

“John F. Kennedy (cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô) đã nói về ‘cuộc chiến tranh kéo dài trong hoàng hôn’”, ông Burns nói với Financial Times. “Đây có thể là phiên bản của thế kỷ 21 và chúng ta phải cạnh tranh, nhưng cũng lại cần duy trì tiếp xúc, như thế chúng ta mới có thể giảm khả năng xảy ra xung đột.”

Ông Burns nói thêm, “Chúng ta đang mắc kẹt trong một cuộc chiến ý thức hệ với Bắc Kinh – các giá trị dân chủ của chúng ta chống lại tư duy độc tài của họ. Chúng ta đang chiến đấu trong trận chiến này mỗi ngày để cố gắng bảo vệ cách nhìn nhận của chúng ta đối với tương lai.”

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau tại San Francisco vào tháng 11 năm ngoái. Các trao đổi ở cấp chính phủ giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu dần hồi phục, nhưng việc khôi phục các mối quan hệ phi chính phủ vẫn còn rất xa. Trước khi dịch bệnh bùng phát, có 345 chuyến bay hàng tuần giữa Trung Quốc và Mỹ. Hiện nay chỉ phục hồi được dưới 100 chuyến.

Năm 2020, có 15.000 sinh viên Mỹ học tập tại Trung Quốc, nhưng hiện tại chỉ còn lại 800 người. Số lượng khách du lịch song phương cũng giảm từ hàng triệu xuống còn hàng ngàn.

Tuần trước, 4 giáo viên trao đổi ở tiểu bang Iowa đã bị đâm ở phía đông bắc Trung Quốc nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân. Ông Burns sau đó đã nói chuyện với giáo viên nạn nhân, và công khai rằng ông rất tức giận và vô cùng lo lắng trước vụ việc. Một trong những giáo viên đã trở về Mỹ với sự giúp đỡ của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ.

Theo Lâm Yến, Epoch Times / Trí thức VN

Trong khoảng 2 năm qua, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc R. Nicholas Burns đã đến thăm nhiều tỉnh thành của Trung Quốc bằng tàu hỏa. Gần đây, Burns đã có một cuộc phỏng vấn độc quyền với Financial Times và kể về những cảnh tượng cũng như trải nghiệm kỳ lạ nhất mà ông gặp phải khi làm việc ở Trung Quốc.

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns nói về quan hệ Mỹ – Trung tại Brookings. (Ảnh chụp màn hình video)
Ông Burns nhậm chức vào thời kỳ cao điểm của chính sách ngăn chặn COVID-19 nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên ông nhậm chức muộn hơn một năm so với bình thường.

Vào tháng 3/2022, ông Burns và vợ là bà Libby Burns đến Bắc Kinh và nhìn thấy một cảnh trong bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao”. Trong một cơn bão cát, không có sự tiếp đón ngoại giao nào, họ được chào đón bởi hàng chục nhân viên y tế Trung Quốc từ đầu đến chân là bộ quần áo bảo hộ màu trắng (thường được gọi là Đại Bạch).

Họ phải băng qua cầu lên máy bay và vào một căn phòng phủ nhựa từ sàn đến trần, nơi họ sẽ trải qua xét nghiệm axit nucleic. Ông Burns không thể hiểu Đại Bạch đang nói gì vì họ đều đeo mặt nạ, đồ bảo hộ dày, đồng thời  cũng không thể nhìn thấy mặt họ.

Ông Burns nói với Financial Times rằng điều này giống như phiên bản Trung Quốc của bộ phim Blade Runner lấy bối cảnh năm 2022.

“Đó là cảnh kỳ lạ nhất mà tôi từng trải qua,” ông nói.

Trong 21 ngày tiếp theo, vợ chồng ông Burns bị cách ly tại nơi ở của đại sứ, không được gặp ai. Họ cũng không được phép di chuyển quanh bệnh viện vì được thông báo có nguy cơ khiến nhân viên an ninh lây bệnh.

Trong 9 tháng trước khi nhậm chức của ông Burns, ông bị cách ly 45 ngày.

Burns so sánh vai trò của ông ở Trung Quốc với vai trò của đại sứ Mỹ tại Moscow trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh những năm 1950 và 1960 của thế kỷ 20. Có lẽ chính sách Zero-COVID của ĐCSTQ đã khiến ông Burns có cảm giác bị cô lập hơn những người tiền nhiệm.

Và cái kết của trò hề ngớ ngẩn này thậm chí còn kỳ lạ hơn. Vào ngày 9/12/2022, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình bất ngờ tuyên bố chấm dứt Zero-COVID linh động và hủy bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế dịch bệnh. Trong 2 tháng tiếp theo, một lượng lớn người dân Trung Quốc nhanh chóng bị nhiễm bệnh và thậm chí mất mạng.

Đối với Đại sứ quán Mỹ, 80% nhân viên (bao gồm cả người nhà) đã nhanh chóng nhiễm dịch, tổng cộng gần 1.000 người.

Căng thẳng chính trị Mỹ – Trung giống như một cuộc chiến tranh kéo dài trong hoàng hôn
Ông Burns từng là học giả tại Trường Harvard Kennedy, ông luôn thận trọng và lịch sự. Dường như có sự tương phản rất lớn giữa hình ảnh cá nhân của ông và hình ảnh của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp chịu trách nhiệm giải quyết mối quan hệ căng thẳng và nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhất là khi ông Tập Cận Bình có nhiều quyền kiểm soát thể chế ĐCSTQ hơn bất kỳ nhà lãnh đạo đảng nào trước đây, khiến công việc của ông Burns trở nên khó khăn hơn. Ví dụ sau khi bà Nancy Pelosi, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, đến thăm Đài Loan, ông Burns được gọi 8 lần để lắng nghe sự phản đối của phía Trung Quốc, và mỗi cuộc hội đàm phản đối  kéo dài 2 đến 4 giờ.

Ông Burns nói: “Họ phản đối mạnh mẽ và tôi bảo vệ quyền của bà Pelosi đến thăm Đài Loan với tư cách là người đứng đầu cơ quan tương đương của Chính phủ Mỹ.”

Ông Burns nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn: “Mức độ áp chế của Trung Quốc hiện cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong vài thập kỷ qua.”

Ông cho rằng rất khó để Mỹ và Trung Quốc có đối thoại không chính thức về mặt ngoại giao. Ông cho biết hiện nay chỉ có “ngoại giao đàm phán” chính thức và sau đó nên có “ngoại giao hậu trường” trong bữa tối hoặc tiệc nhỏ, nhưng những cuộc trò chuyện thân mật như vậy “ngày càng ít”.

Năm 2023, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ lúc đó là ông Tần Cương và Bộ trưởng Quốc phòng ĐCSTQ Lý Thượng Phúc biến mất. Không ai biết nơi ở của họ, chỉ biết rằng có nhiều quan chức ĐCSTQ đã bị cách chức vì cáo buộc tham nhũng. Các quan chức hiện tại của ĐCSTQ ít sẵn sàng hơn những người tiền nhiệm của họ trong việc trao đổi không chính thức với các nhà ngoại giao nước ngoài.

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, ông Rahm Emanuel, từng mạnh dạn hỏi về tung tích của ông Lý Thượng Phúc và các quan chức khác của ĐCSTQ trên mạng xã hội X, điều này đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với phương tiện truyền thông The Wire rằng, “Bây giờ, có thể rất đau đớn khi nói ra sự thật (về ĐCSTQ), nhưng đó là sự thật.”

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản cho biết, ông Burns đã làm một công việc tuyệt vời. Emanuel nói rằng ông Burns là “cảnh sát tốt”, còn ông đóng vai “cảnh sát xấu”.

“John F. Kennedy (cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô) đã nói về ‘cuộc chiến tranh kéo dài trong hoàng hôn’”, ông Burns nói với Financial Times. “Đây có thể là phiên bản của thế kỷ 21 và chúng ta phải cạnh tranh, nhưng cũng lại cần duy trì tiếp xúc, như thế chúng ta mới có thể giảm khả năng xảy ra xung đột.”

Ông Burns nói thêm, “Chúng ta đang mắc kẹt trong một cuộc chiến ý thức hệ với Bắc Kinh – các giá trị dân chủ của chúng ta chống lại tư duy độc tài của họ. Chúng ta đang chiến đấu trong trận chiến này mỗi ngày để cố gắng bảo vệ cách nhìn nhận của chúng ta đối với tương lai.”

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau tại San Francisco vào tháng 11 năm ngoái. Các trao đổi ở cấp chính phủ giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu dần hồi phục, nhưng việc khôi phục các mối quan hệ phi chính phủ vẫn còn rất xa. Trước khi dịch bệnh bùng phát, có 345 chuyến bay hàng tuần giữa Trung Quốc và Mỹ. Hiện nay chỉ phục hồi được dưới 100 chuyến.

Năm 2020, có 15.000 sinh viên Mỹ học tập tại Trung Quốc, nhưng hiện tại chỉ còn lại 800 người. Số lượng khách du lịch song phương cũng giảm từ hàng triệu xuống còn hàng ngàn.

Tuần trước, 4 giáo viên trao đổi ở tiểu bang Iowa đã bị đâm ở phía đông bắc Trung Quốc nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân. Ông Burns sau đó đã nói chuyện với giáo viên nạn nhân, và công khai rằng ông rất tức giận và vô cùng lo lắng trước vụ việc. Một trong những giáo viên đã trở về Mỹ với sự giúp đỡ của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ.

Theo Lâm Yến, Epoch Times / Trí thức VN

Quốc gia cứ 15 phút lại có thêm 1 triệu phú mới

Trong năm 2023, Ấn Độ có số lượng triệu phú tăng vọt hơn 12%, nhanh hơn nhiều so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác trên thế giới.

Trong bản báo cáo tài sản toàn cầu thường niên mới nhất, công ty tư vấn Capgeminicủa của Pháp ước tính cường quốc kinh tế Nam Á mới nổi này hiện có 359.000 người sở hữu ít nhất 1 triệu USD tài sản. Con số này nhiều hơn gấp đôi so với một thập kỷ trước.

Chỉ tính riêng trong năm ngoái, Ấn Độ có thêm 40.000 triệu phú mới, hay nói cách khác, cứ 15 phút nước này lại sản sinh ra một 1 triệu phú. Những người này có tài sản có thể mang đi đầu tư từ 1 triệu USD trở lên và tài sản này không bao gồm nhà ở, đồ sưu tầm hoặc các sản phẩm tiêu dùng.

Dù vậy, so với các đối thủ khác ở châu Á như Trung Quốc hay Nhật Bản vốn có số lượng triệu phú lần lượt là 1,5 triệu và 3,8 triệu, Ấn Độ vẫn còn bị bỏ ở khoảng cách khá xa.

Trong một thông báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Ấn Độ vẫn giữ nguyên vị thế là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhiều nhà quan sát dự báo rằng tốc độ phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ có thể đạt được những thành tích trong kinh tế như những gì Trung Quốc đã làm trong 25 năm qua. Trong năm 2002, GDP Trung Quốc tính theo sức mua tương đương chiếm khoảng 8% sản lượng kinh tế toàn cầu. Con số này cũng tương đương với tỷ trọng của Ấn Độ đóng góp cho nền kinh tế thế giới hiện nay. Đặc biệt từ sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh hơn hẳn Trung Quốc và Mỹ.

Ấn Độ cũng bùng nổ tài chính khi các nhà đầu tư toàn cầu đặt cược vào sự phát triển kinh tế liên tục của đất nước này. Trong bốn năm qua, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã kiếm được lợi nhuận đáng kinh ngạc, tăng 150%, gấp đôi tỷ suất sinh lời của các chỉ số Nasdaq Composite và S&P 500.

Theo Bảo Hà /Báo Tin Tức