Taxila – tàn tích thành phố nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại

Trong giai đoạn hoàng kim, thành phố cổ Taxila không chỉ là một trung tâm tôn giáo mà còn là cái nôi của nền văn hóa, nghệ thuật và học thuật Phật giáo Gandhara.

Nằm ở hạt Rawalpindi, tỉnh Punjab của Pakistan, thành phố cổ Taxila là nơi lưu giữ những chứng tích quan trọng bậc nhất về nền văn hóa Phật giáo Gandhara của Ấn Độ cổ đại. Ảnh: Taxila Museum.

Hình thành từ thế kỷ thứ 6 TCN, Taxila đạt đến mức độ phát triển cực thịnh dưới thời Ashoka – vị hoàng đế Phật giáo nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia.

Trong giai đoạn này, thành phố cổ Taxila không chỉ là một trung tâm tôn giáo mà còn là cái nôi của nền văn hóa, nghệ thuật và học thuật Phật giáo Gandhara. Ảnh: Salman Rashid.

Do nằm ở vị trí chiến lược là điểm giao lưu quan trọng giữa Ấn Độ, Tây Á, và Trung Á, sau thời kỳ Ashoka, Taxila đã nhiều lần đổi chủ vì các vương quốc hùng mạnh đều muốn kiểm soát khu vực này. Ảnh: Cameron Woodworth’s Flickr.

Khi các tuyến đường thương mại kết nối Ấn Độ, Tây Á, và Trung Á suy tàn, thành phố mất đi tầm quan trọng và cuối cùng bị dân du mục Hung Nô phá hủy vào thế kỷ thứ 5. Ảnh: (s@jj@d)~`~DiL~AwAiZ~`~ Ba’s Flickr.

Vào giữa thế kỷ 19, nhà khảo cổ học danh tiếng của Hoàng gia Anh Alexander Cunningham đã tái phát hiện phế tích Taxila. Từ đó, nhiều cuộc khai quật quy mô lớn được tiến hành. Ảnh: Kumrat Tourism.

Đến nay, tại Taxila có hơn 50 địa điểm khảo cổ nằm rải rác trong bán kính 30km. Những di tích quan trọng nhất là tu viện và bảo tháp Dharmarajika… Ảnh: Sputnik News.

Khu di tích Bhir Mound. Ảnh: Wikipedia.

Khu di tích Sirkap. Ảnh: Reddit.

Chùa Jandial. Ảnh: Aslan Pahari.

…Và tu viện Jaulian. Ảnh: Taxila Museum.

Các di tích này được chia làm bốn khu quần thể riêng biệt với những phong cách kiến trúc khác nhau, cho thấy sự phát triển liên tục của các đô thị cổ kéo dài trong suốt 5 thế kỷ. Ảnh: The Mad Hatters Pakistan.

Taxila cũng là nơi các nhà khảo cổ tìm thấy những tác phẩm điêu khắc đặc sắc nhất của văn hóa Phật giáo Gandhara, mang nhiều nét tương đồng với nghệ thuật điêu khắc cổ Hy Lạp. Ảnh: Wikipedia.

Vào năm 1980, thành phố cổ Taxila đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Hunza Guides Pakistan.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Ta cũng gieo trồng cấy hái rồi mới ăn

Khi thành đạo, Phật chủ trương ăn chay không phải vì ghê sợ đồ ăn mặn mà Ngài muốn lan truyền tinh thần không sát sinh, không bạo lực giữa muôn loài.

Thời ấy, trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ, dân chúng theo đạo Bà La Môn có tục hiến tế gia súc cho thần linh. Giết một con dê để tế thần. Giết một con bò cũng để tế thần. Sửa cái lễ nhỏ thì làm thịt một con gà. Người ta cho rằng cúng tế sẽ làm cho các vị thần hài lòng, các thần sẽ ban cho con người của cải, những cơn mưa có ích cho mùa vụ hoặc biến mọi ước nguyện thành sự thật.

Tranh: Vector Stock

Phật từng kể cho đồ đệ nghe câu chuyện ngụ ngôn này: một giáo sĩ Bà La Môn sắp sửa giết một con dê để cúng tế thì thấy con dê chảy nước mắt. Giáo sĩ bảo: Thì ra mi cũng sợ chết như con người. Con dê đáp: Ta khóc cho ngươi đó, giáo sĩ ạ. Giáo sĩ giật mình: Mi nói gì mà lạ. Con dê kể, một trăm năm trước nó là giáo sĩ và có lần nó đã cầm dao giết một con dê, để bây giờ nó phải chứng kiến sự đảo ngược vai trò.

Có người chỉ coi đó là một ngụ ngôn hàm ý không nên hiến tế gia súc. Người thì thấy trong đó chuyện mỗi người đều trải qua muôn vạn kiếp, có kiếp là con ong cái kiến, có kiếp là con dê con cừu. Vậy có khi những vật tưởng như vô ưu vô tư kia từng là chính ta hoặc anh chị em con cháu của ta. Đó là lý do con người cần phải sống hòa hợp với mọi giống loài, phải coi chúng như anh em bè bạn hoặc chính là mình. Một khi tất cả đều là người thân thì phải sống với nhau trong yên bình, không dùng bạo lực với nhau, không sát hại nhau.

Đi tới đâu Phật cũng khuyên mọi người không nên giết súc vật để cúng tế. Có người tức giận phản ứng:

– Các sách kinh của Bà La Môn đều nói rằng giết súc vật để cúng thần là đúng đắn. Sao ngài dám dạy khác đi như vậy?

Phật đáp:

– Mọi sinh linh đều coi mạng sống của mình là quý hơn hết thảy. Chúng ta cũng thế. Vậy ta giết một con vật chỉ để làm vừa lòng thần linh thì quả là ích kỷ. Nhưng nếu ta cư xử bằng tình thương và lòng tốt đối với mọi sinh linh, thì chính các vị thần lại phải phụng thờ ta đó.

Dần dần, nhiều người bỏ tập quán giết súc vật để cúng tế. Phật truyền bá một hình thức ẩm thực mới, chỉ ăn rau quả thực vật. Vốn là một thái tử, từ bé sống trong hoàng cung, đã quen nếp ẩm thực của một xã hội theo đạo Bà La Môn, Phật không xa lạ với việc ăn thịt động vật. Khi thành đạo, Phật chủ trương ăn chay không phải vì ghê sợ đồ ăn mặn mà Ngài muốn lan truyền tinh thần không sát sinh, không bạo lực giữa muôn loài.

Buổi đầu các sư được gì ăn nấy và có một số khất sĩ bị coi là phạm giới: sư đã ăn thịt động vật được bỏ vào bình bát. Phật phải nhượng bộ thực tế đó bằng cách giảng: nếu nhận được đồ ăn mặn mà “ba không” (không thấy, không nghe, không nghi rằng con vật ấy bị đánh bắt hoặc bị sát hại vì mình) thì có thể ăn được. Chủ trương này cho thấy sự mềm dẻo linh hoạt của Phật trước thực tại. Nhưng nhìn chung Ngài quyết tâm giữ giới không sát sinh và tránh để cho đồ đệ lấy “ba không” để ngụy biện cho việc phạm giới.

Ảnh hưởng của Phật giáo trong việc ăn chay trường tồn suốt mấy nghìn năm. Việc ăn chay còn ảnh hưởng ngược trở lại với đạo Bà La Môn, tiền thân của đạo Hindu. Đến tận ngày nay đa số tín đồ Hindu vẫn duy trì việc ăn chay. Ngay cả những người Ấn ăn chay hoàn toàn, đa số vóc dáng vẫn cao lớn, một phần là nhờ thường xuyên uống sữa. Sữa trâu murrah đặc sánh là đủ cho sinh lực. Thời Phật, các khất sĩ hay được cúng dường bằng những bát cháo sữa.

* * *

Có năm nông dân bị mất mùa, đói kém, các nhà sư đi khất thực đôi khi phải về không. Phật đi về phía nam thành Rajagaha, rẽ vào một làng nhỏ. Vị chúa đất đang phân phát cháo sữa cho nông dân. Phật cũng đứng vào hàng. Nhận ra vị khất sĩ, vị chúa đất Bà La Môn tỏ vẻ thiếu cảm thông với một giáo thuyết mới. Ông ta bảo:

– Ta phải cày bừa gieo trồng cấy hái mới có được miếng ăn. Ai cũng như các thầy thì lấy ai làm lụng trên mảnh đất này. Hỡi khất sĩ, ngài cũng phải gieo trồng đi đã rồi mới được nhận phần thức ăn cho mình.

Phật bảo:

– Này vị Bà La Môn, ta cũng cày bừa gieo hạt, xong rồi ta mới ăn đấy.

Vị chúa đất ngạc nhiên:

– Ngài nói gì vậy? Ta đâu có thấy các ngài cầm cày cầm cuốc bao giờ?

Phật đáp:

– Ta gieo hạt giống đức tin, chiếc cày của ta là trí tuệ, sự siêng năng của ta là con bò kéo cày, thành quả lao động của ta là Sự Bất Tử. Bất cứ ai làm được việc ấy thì sẽ thoát khỏi mọi khổ đau.

Vị chúa đất bỏ chiếc muôi gỗ vào trong nồi cháo, chắp hai tay tỏ ý đã hiểu. Lúc này ông ta mới xin được cúng dường Phật một bát cháo. Phật từ chối. Chỉ nhờ tài hùng biện mà đạt được tặng vật thì tặng vật ấy không phải là món khất thực chân chính. Thí chủ cũng không nhờ đó mà được phúc đức.

Tuy vậy, bát cháo sữa đã bị từ chối cũng không thể dùng vào việc gì được. Người Bà La Môn có phẩm hạnh sẽ không ăn mà cũng không thể đem bát cháo ấy cho nông dân. Vị chúa đất chọn cách thả bát cháo xuống dòng suối ở gần bên. Ông ta trở thành bạn của giáo hội và từ đó thường xuyên cúng dường cho các khất sĩ.

HỒ ANH THÁI / Van học Saigon

Mẹ Việt bỏ phố về quê, sống trong ngôi làng thơ mộng nước Đức

Ngôi nhà gỗ 153 tuổi với những cánh cửa sổ màu xanh nằm giữa ngôi làng nhỏ, đẹp như mơ của mẹ Việt ở Đức khiến bao người thổn thức.  

{keywords}
Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1869 

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, 19 tuổi, Đào Thuỷ (SN 1991) sang Đức du học ngành Quản trị kinh doanh. Sau 11 năm ở xứ người, cô và chồng con đang sống trong một ngôi nhà gỗ ở một ngôi làng thuộc bang Niedersachsen, Đức.

Chồng Thuỷ cũng là người Việt, sang Đức du học, sau đó làm việc luôn tại đây. Sau 4 năm quen nhau, họ kết hôn và đã chung nhà được 6 năm nay.

Trước khi chuyển về ngôi làng thơ mộng này, Thuỷ và chồng có một công ty nhiếp ảnh ở gần Cologne, phía tây nước Đức. Sau khi sinh con, Thuỷ nghỉ hoàn toàn để dành thời gian chăm con. Khi bé lớn hơn và đi nhà trẻ cô quay lại việc chụp ảnh và làm thêm Youtube.

Vốn yêu thích thiên nhiên hơn là cuộc sống ồn ào ở thành phố, Thuỷ dự định vài năm nữa sẽ về quê sống.

Nhưng tình cờ tìm thấy ngôi nhà và cảm thấy bị thu hút bởi kiến trúc khung gỗ và dàn cửa sổ màu xanh, vợ chồng cô đã quyết định bỏ phố về quê ngay mùa hè năm ngoái.

{keywords}
Ngôi nhà nằm trong ngôi làng nhỏ với 1.600 dân.

Nơi ở mới cách chỗ ở cũ gần 400km, là một ngôi nhà khung gỗ 153 tuổi ở miền bắc nước Đức. Ngôi nhà nằm trong một ngôi làng nhỏ với 1.600 dân, không quá xa các thành phố lớn, sân bay để tiện cho việc đi làm (chồng Thuỷ phải bay khá nhiều).

Mọi người trong làng hay gọi nhà cô là The Green House (Ngôi nhà màu xanh) vì đa phần nhà trong làng đều có cửa sổ trắng, riêng nhà cô có dàn cửa sổ màu xanh rất nổi bật. Căn nhà được xây năm 1869, nhưng bên trong đã được sửa lại hoàn toàn vào năm 2018.

Thuỷ cho biết, việc khó khăn nhất khi mới chuyển về đây là cô cảm thấy bản thân chưa thuộc về nơi này. Căn nhà mới chưa trở thành mái ấm, khi nhà chưa thực sự là “nhà”.

Con gái cô thì rất thích nơi ở mới vì cô bé được chạy nhảy khắp nơi, vào bất cứ lúc nào, khác hẳn với cuộc sống ở chung cư trong thành phố.

Sau rất nhiều công sức và thời gian bỏ ra để chăm sóc, sửa sang ngôi nhà, hiện tại Thuỷ đã hoàn toàn thấy đây là một quyết định đúng đắn, dù là ngẫu hứng.

{keywords}
Mái hiên sau nhà với thùng đựng nước mưa – làm từ thùng đựng rượu vang.

Ngôi nhà, nếu tính cả sân vườn, có diện tích 1.486m2. Hiện tại, cô mới chỉ mang theo cây trồng từ ban công ngôi nhà cũ. Sắp tới, bà mẹ một con dự định cải tạo một phần vườn để trồng rau.

Khi được hỏi liệu cuộc sống ở nông thôn có quá buồn chán, bất tiện với cuộc sống của một gia đình trẻ, Thuỷ chia sẻ: “Nông thôn ở Đức không hoang sơ và quá xa xôi hẻo lánh. Đây là đặc điểm có thể gọi là dễ nhận biết nhất ở Đức vì người Đức có quy định nghiêm ngặt về xây dựng. Họ chia vùng quản lý hành chính và đất phải thuộc một vùng nhất định mới được phép xây nhà. Không ai được phép lên núi hay vào rừng mua đất để xây nhà một mình một cõi. Vậy nên vùng hành chính nào cũng có 1-2 thành phố lớn, tiếp tới là khu ngoại ô và xa hơn một chút là các làng nhỏ vệ tinh”.

Tất nhiên mọi thứ sẽ không tiện lợi và dễ dàng như ở ngay trong trung tâm thành phố nhưng những nhu cầu cơ bản và thiết yếu cho cuộc sống như bệnh viện, bác sĩ, trường học… thì không có gì phải lo lắng. Nhà cô cách thành phố khoảng 17 phút lái xe, cách thành phố lớn 50 phút lái xe, cách sân bay quốc tế chỉ hơn 1 tiếng.

{keywords}
Bác hàng xóm tốt bụng với xưởng gỗ 

Một điều đặc biệt khi sống ở quê là hàng xóm của cô đều là người lớn tuổi – bằng tuổi bố mẹ, ông bà cô. Cả gia đình cô đã sống ở đây được nửa năm nhưng mọi người vẫn không hiểu được tại sao đang sống tại một thành phố lại chuyển về đây ở.

Tuy thế, các bác hàng xóm cực kì tốt bụng và thích “buôn” chuyện. “Ngày đầu tiên mình tới, các bác đã sang hỏi chuyện và bảo nếu cần giúp đỡ thì luôn sẵn sàng. Có lần khi chồng sang hỏi xin gỗ của bác hàng xóm sau nhà, sáng hôm sau bác xuất hiện ngay với chiếc xe unimog và chở thẳng đến xưởng gỗ. Bác còn cưa hộ gỗ luôn và chở lại về nhà. Gỗ cho lò sưởi nhà mình cũng là bác chở tới tận sân nhà. Sau khi xem YouTube của mình, khi thấy hình ảnh bác xuất hiện, bác đã đi khoe cho cả làng và giờ ai cũng biết tới mình” – Thuỷ chia sẻ những câu chuyện vui vẻ về hàng xóm ở ngôi làng.

Mặc dù chuyển chỗ ở đi rất xa nhưng vì làm tự do nên địa điểm không ảnh hưởng gì nhiều tới công việc của cô. Hiện tại, Thuỷ có kênh YouTube mang tên Her 86m2 với gần 1 triệu người theo dõi. Ở đây, cô thường làm các video chia sẻ về cách chăm sóc, trang trí nhà cửa rất dễ thương và xinh xắn.

{keywords}
Bà mẹ một con dự định trồng một vườn rau nhỏ ở vườn.
{keywords}
Bé gái rất thích thú với nơi ở mới.{keywords}Khu vườn mini 8m2 hiện tại{keywords}Thú cưng cũng thích thú với nơi ở mới.
{keywords}
Nơi cô ở có bạt ngàn rừng thông, cánh đồng hoa và lúa mì. 
{keywords}
Con đường quanh làng khi thu đến.
{keywords}
Mỗi buổi chiều, gia đình Thuỷ thường đạp xe đi dạo từ làng này qua làng kia, khám phá từng ngõ ngách nơi mình sống. 
{keywords}
Nơi đây còn đặc trưng với những cánh đồng hoa thạch thảo mênh mông.
{keywords}
Thuỷ học cách nuôi ong lấy mật.

Đăng Dương / Ảnh: NVCC

Kỳ lạ 14 cặp sinh đôi, 1 cặp sinh ba tốt nghiệp cùng một lớp cấp 3

Một trong những niềm vui nhân đôi của trường trung học Cooper City (Nam Florida, Mỹ) năm 2024 là có đến 14 cặp song sinh và một cặp sinh ba tốt nghiệp cùng một lớp.

Đầu tháng 6, 14 cặp song sinh và một cặp sinh ba trong cùng một lớp đã tốt nghiệp trung học ở trường Cooper City, Nam Florida, Mỹ. Lãnh đạo trường cho biết họ không rõ đã có kỷ lục chính thức nào về số cặp song sinh tốt nghiệp trong một khóa hay chưa, và tin rằng trường vừa lập được kỷ lục.

Hiệu trưởng Vera Perkovic chia sẻ với Today.com “Thật là đặc biệt khi các em bước ngang qua sân khấu.Tôi sẽ bắt tay và trao bằng tốt nghiệp cho từng người. Những cặp song sinh này đã bên nhau suốt những năm tháng trên ghế nhà trường”.

Kỳ lạ 14 cặp sinh đôi, 1 cặp sinh ba tốt nghiệp cùng một lớp cấp 3- Ảnh 1.
14 cặp song sinh và một cặp sinh ba tốt nghiệp cùng một lớp cấp 3. (Ảnh: NBC6)

“Khi có một anh chị em song sinh, bạn sẽ rất nổi bật. Mọi người luôn chỉ ra điều đó và nói về việc các bạn là một cặp song sinh. Thật là ‘điên rồ’ khi thấy có rất nhiều người khác cũng ở trong hoàn cảnh tương tự”, nữ sinh Jocelyn Reed nói khi đứng cạnh người chị song sinh của mình, Gabrielle, NBC Miami đưa tin.

Hầu hết các cặp song sinh và sinh ba này đã sẵn sàng bước vào con đường riêng ở bậc đại học sau những năm học cùng lớp từ bậc tiểu học. Gabrielle chia sẻ: “Tôi thực sự rất hào hứng khi được đi đến một nơi nào đó riêng biệt và được ở một mình. Bất cứ nơi nào tôi đến trước đây, tôi đều bị ‘gộp lại’ với em gái và không thực sự được coi là con người của chính mình, vì vậy tôi rất hào hứng khi có thể có những trải nghiệm riêng”.

Kỳ lạ 14 cặp sinh đôi, 1 cặp sinh ba tốt nghiệp cùng một lớp cấp 3- Ảnh 2.
Gabrielle Reed (trái) và em gái Jocelyn Reed. (Ảnh: NBC6)
Kỳ lạ 14 cặp sinh đôi, 1 cặp sinh ba tốt nghiệp cùng một lớp cấp 3- Ảnh 3.
Hầu hết các cặp sinh đôi và sinh ba hiện đã sẵn sàng đi con đường riêng khi vào đại học. (Ảnh: NBC6)

Cặp anh em sinh đôi Dylan và Jordan đồng ý rằng việc không sống cùng nhau sẽ là một sự điều chỉnh kỳ lạ, “nhưng đó là lý do tại sao có FaceTime”.

Ngày tốt nghiệp là một khoảnh khắc buồn vui lẫn lộn khi các gia đình tổ chức lễ kết thúc bậc trung học và chuẩn bị đưa các em vào đại học. Có thể đây là lần đầu tiên phải xa nhau của nhiều cặp song sinh.

Aaron Reed, cha của Gabrielle và Jocelyn chia sẻ: “Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời. Điều đó thật kỳ lạ vì bạn nuôi một cặp song sinh và mọi thứ đều là hai cùng một lúc. Vì vậy, ở một số cấp độ, nó thú vị gấp đôi, nhưng cũng hỗn loạn và choáng ngợp gấp đôi”.

VTC New / Shoha

Trung Quốc và Nga đang ‘vượt mặt’ Mỹ ở châu Phi

Mỹ thực sự có thể phải chấp nhận đòn bẩy hạn chế của mình đối với châu Phi. Đó rõ ràng là dấu hiệu thời đại rằng Mỹ không còn là cường quốc thống trị và sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới đa cực.

Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi- Ảnh 1.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp CH Chad Abderaman Koulamallah trong cuộc họp báo ở N’Djamena ngày 5/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định mới đây của Jonathan Fenton-Harvey, nhà nghiên cứu tập trung vào xung đột và địa chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, chủ yếu liên quan đến khu vực vùng Vịnh, nhiệm kỳ tổng thống Mỹ đầu tiên của Joe Biden gặp nhiều thách thức. Điều đó bao gồm việc biện minh cho sự ủng hộ đối với cuộc tấn công dữ dội của Israel vào Gaza và quản lý những căng thẳng tiếp theo trong khu vực, chưa nói đến cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự đối đầu với Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, trọng tâm của Tổng thống Biden cũng đã củng cố nhận thức lâu đời rằng Mỹ không quan tâm đến châu Phi. Và dưới thời của ông, những bước đi sai lầm chiến lược đã cho phép Nga và Trung Quốc củng cố chỗ đứng của họ trên lục địa này và tận dụng sự dịch chuyển của châu Phi.

Năm nay, Washington phải đối mặt với một đòn giáng chiến lược ở Đông Phi. Sau khi chính quyền quân sự tiếp quản vào tháng 7/2023, Niger hiện đã chấm dứt hợp tác quân sự với Mỹ, bao gồm cả việc sử dụng cơ sở máy bay không người lái, và quân đội Mỹ sẽ rút vào tháng 9 tới. Điều đó cho thấy phản ứng dữ dội chống lại sự hiện diện quân sự của phương Tây ở Sahel.

Trước sự thất vọng của Washington, Nga đã vào cuộc để lấp đầy khoảng trống. Vào tháng 4 vừa qua, các cố vấn quân sự Nga đã tới Niger để huấn luyện quân đội nước này cách sử dụng các hệ thống phòng không tiên tiến. Tới tháng 5, lực lượng Nga đã chuyển đến một cơ sở gần căn cứ của Mỹ. Hành động của Niger cho thấy một số quốc gia trong khu vực có thể bị Washington gây áp lực và hiện đang tìm kiếm đối tác mới, trong đó Nga và Trung Quốc.

Đòn bẩy suy yếu

Bên cạnh mối quan hệ ngày càng xấu đi với những người cầm quyền quân sự mới của Niger, Washington cũng đang gặp khó khăn để có được ảnh hưởng đáng kể ở Sudan, nơi cuộc chiến tàn khốc kể từ tháng 4/2023 tiếp tục chia cắt đất nước này.

Bất chấp những lời đe doạ từ các thượng nghị sĩ Mỹ nhằm trừng phạt các phe phái tham chiến như Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), liên kết với Nga, Washington vẫn gặp khó khăn trong việc kiềm chế họ.

Nhiều người, ít nhất là thường dân Sudan, từng cảm thấy lẽ ra Mỹ có thể làm nhiều hơn để ngăn chặn cuộc đối đầu giữa các nhà lãnh đạo quân sự, vốn dẫn đến sự bùng nổ giao tranh. Suy cho cùng, chính Mỹ đã môi giới cho một chính phủ đoàn kết giữa các phe phái quân sự và dân sự sau cuộc cách mạng năm 2019 chống lại chế độ Omar al-Bashir. Nhìn lại, Niger và Sudan có thể được coi là mô hình thu nhỏ của những thất bại rộng lớn hơn của Mỹ.

Trong một thời gian dài, Mỹ đã dựa vào sự hiện diện quân sự mạnh mẽ để đảm bảo ảnh hưởng của mình, đặc biệt là nhìn châu Phi qua lăng kính chống khủng bố. Đổi lại, Mỹ đã bỏ qua việc đầu tư thực sự vào sự ổn định và phát triển của châu lục. Nhưng điều quan trọng nhất là nước này đã thất bại trong việc sử dụng công cụ ngoại giao ở châu Phi.

Thật vậy, chuyến thăm của Tổng thống Kenya William Ruto đến Mỹ vào tháng 4 vừa qua là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nhà lãnh đạo châu Phi tới Mỹ kể từ năm 2008. Và mặc dù Tổng thống Biden chủ trì Hội nghị thượng đỉnh châu Phi vào năm 2022, nhưng ông đã không thực hiện chuyến thăm châu Phi được đề xuất vào năm 2023.

Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi- Ảnh 2.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi duyệt đội danh dự tại lễ đón ở Bắc Kinh, ngày 29/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga

Cùng với những thiếu sót ngoại giao trên, Mỹ cũng đang thất thế trước Trung Quốc về quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia châu Phi, tạo ra một thách thức khác đối với ảnh hưởng lâu dài của Washington. Là “gã khổng lồ” sản xuất hàng hóa giá rẻ, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các quốc gia châu Phi, dần thay thế Mỹ trong hai thập kỷ qua.

Ngược lại với cách tiếp cận rời rạc của Mỹ, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược lâu dài và toàn diện, bao gồm các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng dân sự và chính phủ, với các quốc gia như Ethiopia, Zambia và Angola là những đối tượng chính.

Nhiều quốc gia châu Phi được cho là đã coi cách tiếp cận không ràng buộc của Trung Quốc hấp dẫn hơn các khoản vay từ các tổ chức tài chính có trụ sở tại Mỹ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới. Các tổ chức này đã cung cấp các khoản vay trong khi yêu cầu cải cách như tư nhân hóa và chủ nghĩa tự do tài chính, đồng thời bị chỉ trích là xâm phạm chủ quyền quốc gia và phục vụ lợi ích của Mỹ.

Sự thống trị kinh tế của Trung Quốc đã bảo đảm cho nước này có thêm nhiều đồng minh trên lục địa. Ít nhất ở cấp độ xã hội dân sự, Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng hơn Mỹ đối với người châu Phi vào năm 2023, theo Gallup, khi sự hài lòng đối với Mỹ đã giảm dần kể từ năm 2008.

Về phần Nga, mặc dù bị sa lầy nặng nề trong cuộc xung đột ở Ukraine, Moskva đã mở rộng dấu ấn quân sự ở châu Phi thông qua Quân đoàn châu Phi, được đổi tên từ Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner. Lực lượng này đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ không chỉ với chính quyền quân sự của Niger và RSF của Sudan, mà nhân viên của họ cũng đã hoạt động ở CH Trung Phi và Libya – gióng lên hồi chuông cảnh báo ở châu Âu.

Triển vọng dài hạn ở châu Phi

Cuối cùng, những làn sóng địa chính trị đang thay đổi này chắc chắn sẽ là cơ hội cho Nga và Trung Quốc, không chỉ về mặt chính trị mà còn giúp họ tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị. Tuy nhiên, nguồn lực quân sự hạn chế của Nga và sự dè dặt của Trung Quốc trong việc tham gia vào các vấn đề của khu vực đã đặt ra dấu hỏi về việc liệu họ có thể mang lại sự ổn định lâu dài hay không.

Trong khi Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ một cách trực tiếp, các cường quốc tầm trung ở Tây Á cũng đang tìm cách hưởng lợi. Ví dụ, Iran đã hợp tác với chính quyền quân sự Niger để làm giàu uranium và cung cấp máy bay không người lái cho lực lượng vũ trang Sudan. Tương tự, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang nổi lên như một cường quốc có ảnh hưởng ở Đông Phi, đã liên kết với Nga ở Sudan.

Bất chấp sự phát hiện của Washington đối với trật tự mới này, có thể đã quá muộn để thay đổi mọi thứ. Mặc dù chính quyền Tổng thống Biden chỉ tham gia vào một số hoạt động ngoại giao hạn chế, nhưng Mỹ cũng đã tăng khoản đầu tư vào khu vực lên 14,2 tỷ USD vào cuối năm ngoái, trong nỗ lực chống lại sự thống trị kinh tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Washington thực sự có thể phải chấp nhận đòn bẩy hạn chế của mình đối với châu Phi. Đó rõ ràng là dấu hiệu của thời đại rằng Mỹ không còn là cường quốc thống trị và sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới đa cực đang hình thành.

Báo Tin Tức VN / Shoha

Đề phòng Mỹ trả đũa, Trung Quốc thử nghiệm ‘canh bạc’ tiền tệ với Nga

“Mối quan hệ Trung – Nga đang cho phép Trung Quốc thực sự thử nghiệm quá trình phi đô la hóa trên quy mô lớn”, một chuyên gia tài chính nói.

Đồng nhân dân tệ (RMB) của Trung Quốc ngày càng được các đối tác thương mại của nước này, đặc biệt là Nga sử dụng trong các giao dịch quốc tế, sau khi Nga gần như bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Tờ Newsweek đưa tin, tính đến tháng 12/2023, RMB chiếm khoảng 1/3 thương mại của Nga.

Vincent Deluard – Giám đốc Chiến lược vĩ mô toàn cầu tại công ty dịch vụ tài chính StoneX Group Inc., nói với Newsweek rằng: “Mối quan hệ Trung – Nga đang cho phép Trung Quốc thực sự thử nghiệm quá trình phi đô la hóa trên quy mô lớn.”

Đề phòng Mỹ trả đũa, Trung Quốc thử nghiệm 'canh bạc' tiền tệ với Nga- Ảnh 1.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 20/3/2023. Ảnh: Getty

Theo phân tích của Nikkei, các giao dịch quốc tế của Trung Quốc bằng RMB đã lần đầu tiên vượt qua các giao dịch được thực hiện bằng USD trong quý đầu tiên của năm 2023.

RMB cũng đang đạt được sức hút trong thương mại giữa các nước bên thứ ba. Chính phủ Bangladesh đã bật đèn xanh cho khoản thanh toán trị giá 318 triệu USD bằng RMB cho Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Rosatom (Nga) để xây dựng Nhà máy Điện Hạt nhân Rooppur tại Bangladesh.

RMB cũng đang được sử dụng nhiều hơn ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Vào tháng 11/2023, Trung Quốc và Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ USD.

“Đạt được quyền tự chủ chiến lược là ngôi sao dẫn đường của Trung Quốc”, Deluard nói, đồng thời nhấn mạnh rằng việc giảm sự phụ thuộc vào USD là rất quan trọng để tránh đòn bẩy và sự trả đũa của Mỹ, như đã được chứng minh qua tình cảnh của Nga. “Bạn có thể lấy câu chuyện về Nga làm chất xúc tác.”

Tuy nhiên, RMB vẫn chiếm một phần nhỏ trong thanh toán toàn cầu, tăng lên 4,5% trong tháng 3/2024, trong khi đồng bạc xanh vẫn ở mức khoảng 47%.

Bất chấp dự đoán của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm ngoái rằng USD sẽ trải qua sự suy giảm mức độ liên quan “không thể đảo ngược”, nhưng đồng tiền này vẫn chiếm ưu thế. USD chiếm 58,41% trữ lượng được phân bổ của thế giới trong quý 4 năm 2023.

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng euro đứng thứ hai với mức dưới 20%, và RMB đứng thứ sáu với 2,29%.

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường sử dụng RMB trùng hợp với việc nước này đang nhanh chóng tích trữ vàng, dầu, đồng và các tài nguyên khác. Các nhà phân tích tin rằng các động thái này cũng nhằm mục đích tăng cường quyền tự chủ.

Deluard so sánh chiến lược này với việc Mỹ thành lập kho dự trữ dầu mỏ chiến lược sau khi nhận ra nguy cơ phụ thuộc vào dầu mỏ ở Trung Đông.

Theo Newsweek, thương mại Trung Quốc – Nga đã bùng nổ kể từ khi chiến sự Ukraine bắt đầu, đạt kim ngạch kỷ lục 240 tỷ USD vào năm ngoái.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt thứ cấp của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắm vào dòng tài chính đến các ngành công nghiệp của Nga được coi là hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Moscow đã khiến hoạt động kinh doanh giữa Trung Quốc và Nga gặp trở ngại. Các thương nhân Nga phàn nàn về tình trạng tắc nghẽn khi tiến hành thanh toán.

Các tổ chức cho vay lớn của Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng CITIC Trung Quốc và Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc (IBC) được cho là đã tạm dừng hoàn toàn các khoản thanh toán.

Reuters trích dẫn các nguồn tin hồi tháng trước ước tính rằng, có tới một nửa giao dịch của các công ty Nga với Trung Quốc hiện được xử lý bởi những đơn vị trung gian từ các khu vực pháp lý thân thiện như Hồng Kông (Trung Quốc), Kazakhstan hoặc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Xuất khẩu của Trung Quốc sang nước láng giềng phía bắc đã giảm trong tháng 3 lần đầu tiên kể từ khi xung đột bắt đầu, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Đời sống & Pháp luật / Shoha