Nhà phố Hà Nội phủ xanh mặt tiền, xua tan nắng nóng đầu hè

Căn nhà phố ấn tượng với “tấm rèm xanh” phủ mặt tiền. Với thiết kế khéo léo kết hợp giữa hình khối, màu sắc, vật liệu, cây xanh… đáp ứng nhu cầu vừa kinh doanh cafe, vừa cho thuê căn hộ của gia chủ.

Ngôi nhà phố tại quận Hà Đông (Hà Nội) được các kiến trúc sư của 007studio thiết kế, cải tạo lại từ căn nhà cũ đáp ứng nhu cầu của gia chủ vừa ở, vừa kinh doanh.

Nằm trên mảnh đất diện tích khoảng 375 m2, gia chủ muốn cải tạo căn nhà phố để kinh doanh căn hộ cho thuê tại tầng 2, 3, 4, 5, 6. Tầng 1 có quán cà phê và tầng thượng là không gian sinh hoạt chung cho mọi thành viên trong nhà, có chức năng giặt giũ, phòng tập gym nhỏ và khu BBQ ngoài trời. 

Gia chủ mong muốn công năng tiện lợi, kiến trúc độc đáo nhưng phải tiết kiệm và tận dụng được những tiện ích sẵn có. Từ đó, đội ngũ thiết kế đưa ra giải pháp kiến trúc tối ưu và phù hợp, tạo những không gian xanh để mọi người trong căn nhà có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.

Căn nhà nằm ở lô đất góc, hai mặt thoáng hướng chính Đông Nam, tận dụng lợi thế khai thác yếu tố tự nhiên như ánh sáng, gió và có tầm nhìn thoáng ra các không gian của ngôi nhà.

Điểm nhấn của căn nhà phố là khắp các ban công đều tràn ngập sánh sáng và không gian xanh.

Nhà phố tại Hà Nội có quy mô 6 tầng, vị trí khu đất ở lô góc hai mặt thoáng với hướng chính Đông Nam.

Nhà phố tại Hà Nội có quy mô 6 tầng, vị trí khu đất ở lô góc hai mặt thoáng với hướng chính Đông Nam.

Tầng 1 bao gồm không gian cafe trong nhà và vỉa hè, cùng không gian xanh là điểm nhấn yêu thích của bất kỳ ai khi đến đây.

Tầng 1 bao gồm không gian cafe trong nhà và vỉa hè, cùng không gian xanh là điểm nhấn yêu thích của bất kỳ ai khi đến đây.

Tầng 2, 3, 4, 5, 6 là các căn hộ khép kín riêng biệt phù để kinh doanh cho thuê ở.

Tầng 2, 3, 4, 5, 6 là các căn hộ khép kín riêng biệt phù để kinh doanh cho thuê ở.

Cửa ra vào, cửa sổ được thiết kế với vách kính lớn nhằm tối ưu nguồn ánh sáng tự nhiên.

Cửa ra vào, cửa sổ được thiết kế với vách kính lớn nhằm tối ưu nguồn ánh sáng tự nhiên.

Không gian kinh doanh cafe lý tưởng cho gia chủ.

Không gian kinh doanh cafe lý tưởng cho gia chủ.

Tất cả các tầng đều có ban công tràn ngập ánh sáng và cây xanh.

Tất cả các tầng đều có ban công tràn ngập ánh sáng và cây xanh.

Mỗi tầng đều được bố trí các tiện ích bếp, bàn ăn đầy đủ.

Mỗi tầng đều được bố trí các tiện ích bếp, bàn ăn đầy đủ.

Phòng ngủ thiết kế nội thất đơn giản, sử dụng vật liệu chủ đạo là gỗ công nghiệp để tiết kiệm chi phí.

Phòng ngủ thiết kế nội thất đơn giản, sử dụng vật liệu chủ đạo là gỗ công nghiệp để tiết kiệm chi phí.

Theo Archdaily / Nguyễn Lê / Vietnam Net

Một thế giới rất ‘đời’ trong sáng tác của Tản Đà

Nhà thơ, nhà báo Tản Đà (SN 1889), quê làng Khê Ngoại, xã Sơn Đà, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Trong các tác phẩm của nhà thơ, nhà báo Tản Đà, lãng mạn thoát ly là khuynh hướng chủ yếu, ông dẫn dắt người đọc bước vào cuộc phiêu lưu kỳ thú toàn là mộng, nhưng rất thực.

Nhà thơ Tản Đà (1889 – 1939)

Lãng mạn thoát ly

Nhà thơ, nhà báo Tản Đà (SN 1889), quê làng Khê Ngoại, xã Sơn Đà, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Nguyên quán của ông ở làng Lủ – tức làng Kim Lũ, nay là phường Đại Kim (Hoàng Mai – Hà Nội).

Trong văn xuôi Tản Đà, sự lãng mạn thoát ly là khuynh hướng chủ yếu. Chưa cần nhìn sâu vào nội dung tác phẩm, ta chỉ cần lướt qua các tên sách: “Giấc mộng con”, “Khối tình”, “Trần ai tri kỉ”, “Tản Đà nhàn tưởng”… đã thấy ông như một người đa tình triền miên trong tình và mộng.

Yếu tố thoát ly trong văn xuôi Tản Đà một phần dựa trên nhân sinh quan yếm thế Lão Trang, trên quan niệm “thế sự ngược đại mộng”. Nhưng trái hẳn với tiền nhân, ông không đem cái quan niệm ấy ra làm một quan niệm triết lý, một thuyết hẳn.

Ông là một nhà ngụy thuyết (unsophiste). Khi ông nói đời là một giấc mộng, ông còn nhìn thấy mảnh giấy, đầu bút và suy nghĩ sáng suốt chứ không đắm chìm trong cõi mộng. Dường như ông đang cố tưởng rằng ông vẫn ở trong mộng, luôn tự muốn đánh lừa trí tưởng tượng của mình, sau đó đem cái quan niệm kia ra phụng sự cho một vài chí hướng.

Vốn xuất thân trong hàng ngũ phong kiến đã đến ngày mạt vận, sinh hoạt gần gũi với tầng lớp tiểu tư sản thành thị, bản thân đứng ngoài các cuộc đấu tranh của dân tộc, lại gặp nhiều éo le, thất bại, nên tư tưởng trở nên tiêu cực thoát ly, điều đó không có gì là lạ.

Tản Đà quan niệm đời là bể khổ nên tìm cách trốn đời, tìm đến văn xuôi, mặc sức để cho ngòi bút của mình tung hoành trang giấy thả hồn mình tự do bày tỏ tình cảm, suy nghĩ chứ không gò bó bởi những quan niệm cũ của các nhà Nho xưa về văn xuôi phải chuẩn mực.

Chán kiếp phong trần, ông muốn bốc mình theo cánh chim bằng Trang Tử mỗi lần sải cánh lướt chín vạn dặm để đưa mình vào những cõi trời kỳ ảo, mông lung. Tản Đà có yếu tố thoát ly trong tư tưởng, nhưng căn bản ông vẫn là nhà Nho có chủ trương nhập thế, cho nên Tản Đà chưa đi tới chủ nghĩa lãng mạn thoát ly tư sản.

Nói cách khác, Tản Đà bị giằng xé giữa chán đời và gánh lấy trách nhiệm với đời, giữa tư tưởng thoát ly và tư tưởng nhập thế. Trước tiên, ông tìm đến rượu: “Việc trần ai, ai tỉnh ai lo, say túy lúy nhỏ to đều bất kể. Trời đất nhỉ, cái say là sướng thế…” rồi kế đến rượu là thơ “Rượu say thơ lại khơi nguồn” (Ngày xuân thơ rượu).

Thực trong mộng

Chỉ có gặp người tri kỉ Tản Đà mới thổ lộ, bộc bạch những nỗi niềm riêng, đưa người đọc nhập vào giấc mộng của ông, dẫn dắt người đọc bước vào cuộc phiêu lưu kỳ thú toàn là mộng nhưng rất thực.

Ông xây dựng được một “cõi đời mới” đặt trong tương quan với “cõi đời cũ”. Từ đó bộc lộ quan điểm của mình bằng những cuộc nói chuyện giữa viên thống trưởng và những người khách mới đến. Phải chăng “cõi đời mới” mà Nho sĩ Tản Đà đặt ra là ước mơ ông hằng ao ước về một xã hội tốt đẹp.

Đằng sau giấc mộng ấy là thái độ phủ nhận thực tại. Cuộc sống ở “cõi đời mới” sao mà công bằng và văn minh đến vậy. Con người có thể sống trong một xã hội dân chủ, một xã hội hoàn toàn trong sạch: “Không có thiên tai, không có địa biến, không có sự trộm cướp, không có sự án tù, không có kiện cáo, không có sự buôn bán danh lợi, không có câu thế thái nhân tình. Ngoài sự lo ăn, lo dùng chỉ chuyên chú suy cầu nhã tiến hóa” (Giấc mộng con – Tiêu diêu du).

Thoát ly vào thế giới mộng tưởng, thế giới thần tiên huyền ảo thực chất là để ông tự an ủi mình, để đi tìm những người tri âm, tri kỉ vốn hiếm hoi trong đời sống trần tục.

Không dừng lại ở những cuộc gặp gỡ với các người đẹp như Dương Quý Phi, Tây Thi, Chiêu Quân… ở chốn thiên đình mà ông còn tiếp xúc với những anh hùng hào kiệt, các danh nhân, các nhà hiền triết phương Đông lẫn phương Tây: Nguyễn Trãi, Hàn Thuyên, Khổng Tử…

Cao điểm ở chủ nghĩa lãng mạn thoát ly là ở “Giấc mộng con II”, Tản Đà ngang dọc thích thẳng lên trời, nhưng thực ra Tản Đà lên trời không để trốn đời, để vui thú hưởng lạc ở cõi thiên đình, mà để giãi bày tâm sự thầm kín mà chàng thanh niên Nguyễn Khắc Hiếu ở cõi trần “muốn nói nhưng không nói được” nên phải mượn chuyện mộng mị để nói chuyện đời.

Ông mộng. Đời ông là một giấc mộng lớn, trong giấc mộng lớn ông lại có những giấc mộng con, có giấc mộng con thứ nhất rồi lại giấc mộng con thứ hai, thứ ba, ông mộng rồi lại mộng. Dường như ông chỉ sống vì mộng mà thôi.

Ngay những dòng hồi kí tự truyện của ông ta thấy được không khí chung của đời sống xã hội, của tâm lý xã hội nhiều lớp người trong những năm đầu thế kỉ XX. Tản Đà không chỉ thoát lên tiên mà ông còn tìm đến với thiên nhiên như một người bạn để tiêu sầu, qua đó để thấy được những nét đẹp của quê hương, đất nước trong chuyến đi từ Bắc vào Hà Tĩnh, đến Huế sau đó vào Nam Kỳ… đằng sau đó là những tâm sự thầm kín của nhà văn.

Như khi kể lại chuyện cúng ba đồng bạc làm chòi cho bọn trẻ lấy củi tránh mưa, ông viết: “Cơn vui đồng chủng đồng bào, tưởng như ngư phủ – đào nguyên chưa hẳn có thú vui như thế vậy. Tan cuộc vui đó rồi đứng dậy từ biệt. Đầy thuyền tống tiễn con cháu Tiên Rồng, hả cho ai tấm lòng xã hội đã bao lâu, buồn cho ai vô trạng với quốc dân, chỉ đoái trông con cháu Rồng Tiên gió mưa trên mặt nước” [40.623].

Hoặc như khi viết về Thuận An: “Trước kia hai nghìn quân đóng giữ Thuận An, bây giờ một tên lính trấn hải. Thời đại suy đi, giang sơn biến cải, thiên công đa sự, nhân sự vô thường, người du quan và khách văn chương sao khỏi tình tự vấn vương vậy” [40.627] (Trích trong tác phẩm Giấc mộng lớn).

Trước đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng bất mãn, cũng thoát ly, trốn vào thiên nhiên làm bạn với trăng gió, cỏ cây nhưng tâm hồn ông hầu như đã đi vào chỗ thanh thản, tiêu sái. Tác phong đã có cái gì xa rời mọi thứ dục vọng nặng nề, mà gần cái “tiên phong đạo cốt” của kẻ thoát trần.

Tản Đà sống trong thời kì quy luật kinh tế tư bản chủ nghĩa chi phối mãnh liệt sinh hoạt của mọi người, chủ nghĩa cá nhân công khai bộc lộ, cho nên nội dung thoát ly của Tản Đà cũng in dấu vết thời đại nhuốm màu sắc vật chất chủ nghĩa.

ĐẶNG THỊ HOA / Báo Giáo Dục & Thời Đại

Thời điểm tối kỵ uống cà phê

Bạn không nên uống cà phê khi đang dùng một số loại thuốc chữa bệnh tuyến giáp, loãng máu hay lúc đang lo lắng, mang thai, cho con bú.

Cà phê là một phần thiết yếu trong thói quen hằng ngày của nhiều người. Bên cạnh tác dụng cung cấp năng lượng, giúp tỉnh táo, caffeine trong cà phê còn có mối quan hệ phức tạp với các loại thuốc. Hiểu cách caffeine tương tác với thuốc rất quan trọng để chăm lo sức khỏe của bạn hiệu quả và tránh các biến chứng tiềm ẩn. 

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Lauren Harris-Pincus cảnh báo: “Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương được tiêu thụ phổ biến nhất. Loại chất này giúp bạn tỉnh táo, bớt mệt mỏi, có thể tác động đến trí nhớ, học tập. Caffeine thường có nhiều nhất trong cà phê, trà, ca cao. Caffeine có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của một số loại thuốc”.

Theo Eating Well, dưới đây là tác dụng phụ của caffeine khi dùng cùng lúc với một số loại thuốc: 

Tăng nguy cơ chảy máu khi dùng cà phê cùng thuốc làm loãng máu

Chuyên gia Harris-Pincus thông tin caffeine có thể tương tác với các chất làm loãng máu như warfarin. Warfarin phát huy tác dụng bằng cách ức chế hoạt động của vitamin K, một chất rất quan trọng cho quá trình đông máu. Caffeine có thể cản trở quá trình chuyển hóa của warfarin, có khả năng gây loãng máu và tăng nguy cơ chảy máu.

Có thể làm giảm hấp thụ thuốc tuyến giáp

Caffeine có khả năng cản trở sự hấp thu của một số loại thuốc tuyến giáp, chẳng hạn như levothyroxine điều trị chứng suy giáp. Nghiên cứu năm 2022 cho thấy caffeine có nguy cơ làm giảm sự hấp thu levothyroxine trong đường tiêu hóa, dẫn đến giảm hiệu quả.

Có thể tăng cường tác dụng của thuốc ADHD

Methylphenidate và amphetamine thường được kê đơn để cải thiện khả năng tập trung ở những người mắc chứng rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, caffeine có thể tương tác với những loại thuốc trên, làm tăng tác dụng kích thích của chúng. “Các loại thuốc điều trị ADHD kết hợp với caffeine dễ làm tăng cảm giác lo lắng, mất ngủ, bồn chồn và các vấn đề tiềm ẩn về tim”, chuyên gia Harris-Pincus cho biết.

Có thể tương tác với thuốc tránh thai 

Theo Viện Y tế Quốc gia, caffeine có thể tương tác với thuốc tránh thai đường uống và ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa estrogen. Một số nghiên cứu cho thấy caffeine làm tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống. Chuyên gia Harris-Pincus giải thích: “Thuốc tránh thai đường uống có thể ức chế enzyme chịu trách nhiệm phân hủy caffeine nên bạn cảm thấy tác dụng kéo dài hoặc rõ rệt hơn”.

Ai nên tránh uống cà phê? 

Theo đánh giá năm 2023, những người đang mang thai nên hạn chế tiêu thụ caffeine vì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và các biến chứng thai kỳ khác. Nếu bạn đang ở tình trạng lo lắng hoặc hoảng loạn, caffeine dễ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, một số vấn đề về tim, huyết áp cao hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) sẽ bị caffeine làm cho triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. 

“Những người bị huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, trào ngược dạ dày thực quản, đau nửa đầu, rối loạn giấc ngủ, đang dùng một số loại thuốc, mang thai, cho con bú nên nói chuyện với bác sĩ về lượng caffeine nên tiêu thụ”, chuyên gia Harris-Pincus khuyên. 

Lượng caffeine nên uống mỗi ngày để đảm bảo an toàn

Viện Y học Quốc gia Mỹ tuyên bố liều lượng caffeine không quá 400mg mỗi ngày được coi là ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, độ nhạy cảm với caffeine khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính và cân nặng. Một số người có thể gặp tác dụng phụ ở liều thấp hơn, trong khi những người khác có thể dung nạp liều cao hơn mà không gặp vấn đề gì.

Một tách cà phê 236ml chứa từ 95 đến 200mg caffeine, một tách trà chứa từ 14 đến 60mg. 

An Yên / Vietnam Net

Cách bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới

Theo Cơ quan điều tra (CQĐT), hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát) và các bị can khác kéo dài trong 10 năm, từ 2012-2022. Có 21 công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát thực hiện các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

Đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, CQĐT làm rõ, dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, các đối tượng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã câu kết với các nhân viên Ngân hàng SCB chuyển tiền quốc tế, thông qua việc lập khống các hóa đơn mua hàng, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, hợp đồng vay tiền, hợp đồng tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và các công ty ở nước ngoài.

Các hợp đồng này đều là hợp đồng khống để hợp thức việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam; các pháp nhân chuyển tiền, nhận tiền từ các “công ty ma” thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Việc chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam được thực hiện tại 3 chi nhánh của Ngân hàng SCB gồm Sài Gòn, Cống Quỳnh và Bến Thành.

Theo CQĐT, dù các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài không đủ điều kiện, thiếu các loại giấy chứng nhận, chứng từ, văn bản…, nhưng các đối tượng có thẩm quyền vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.

Nhóm đối tượng đã thực hiện 107 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Tổng số tiền bị quy kết vận chuyển tiền trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD.

151 báo cáo giao dịch đáng ngờ, không có danh sách các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát?

Mặc dù vậy, nhưng từ năm 2012- 7/10/2022, không có cơ quan quản lý Nhà nước nào thanh tra, kiểm tra đối với các khách hàng đã có 107 giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài, 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về.

Theo quy định, Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có vai trò tiếp nhận thông tin, báo cáo từ các tổ chức theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và các thông tin khác nghi ngờ liên quan đến rửa tiền… 

Sau khi tiếp nhận, Cục Phòng chống rửa tiền có trách nhiệm phân tích, xử lý báo cáo, thông tin nghi ngờ liên quan đến rửa tiền.

Kết luận điều tra chỉ ra rằng, từ năm 2012-2022, Ngân hàng SCB đã báo cáo Cục Phòng chống rửa tiền: 3.160 file báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử (giao dịch từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng tiền ngoại tệ khác có giá trị tương đương) bằng hình thức điện tử với 313.705 giao dịch chuyển đi, nhận về. Ngoài ra, còn có 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Trước thời điểm khởi tố vụ án ngày 7/10/2022, các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền về Việt Nam đều không nằm trong “danh sách đen”, là đối tượng bị điều tra truy tố xét xử, không nằm trong danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước và của các quốc gia khác…

Do đó, Cục Phòng chống rửa tiền không có cơ sở để phân tích, xác định hơn 313.000 giao dịch chuyển tiền điện tử có giao dịch liên quan đến hoạt động rửa tiền, vận chuyển tiền của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. 

Đối với 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Ngân hàng SCB gửi lên, không có danh sách các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát chuyển tiền đi, nhận tiền về nên Cục Phòng chống rửa tiền cũng không có cơ sở để phân tích, nghi ngờ.

Một cơ quan chức năng khác là Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) thì lại không có chức năng kiểm tra, thanh tra hoạt động ngoại hối của các cá nhân, tổ chức nói chung cũng như hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền về Việt Nam nói riêng. 

Vụ Quản lý ngoại hội chỉ thống kê, theo dõi số liệu trên cơ sở số liệu báo cáo tổng hợp của các ngân hàng mà không có số liệu giao dịch cụ thể từng tổ chức hay cá nhân cụ thể. Quá trình theo dõi số liệu tổng hợp do Ngân hàng SCB cung cấp, Vụ Quản lý ngoại hối không có cơ sở phát hiệu sự bất thường trong việc chuyển tiền, nhận tiền nước ngoài. 

Vì vậy, CQĐT cho rằng, không có căn cứ xem xét trách nhiệm của Cục Phòng chống rửa tiền, Vụ Quản lý ngoại hối trong việc các đối tượng, công ty thuộc Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB làm trái quy định về chuyển tiền quốc tế.

T Nhung / VietnamNet

Việt Nam từng văn minh như Nhật

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha Cả). Cũng là Việt Nam nhưng Sài Gòn tạo cho tôi những cảm xúc choáng ngợp và kinh ngạc, không phải vì Sài Gòn giàu có, cái mà tôi choáng ngợp chính là sự văn minh, lịch thiệp và tử tế của người dân Sài Gòn.

Trái ngược với dân Hà Nội, người Sài Gòn rất tử tế và thật lòng, mỗi lần đi chơi không biết đường về, khi chúng tôi hỏi đường, mọi người dường như không nề hà, chỉ bảo ân cần, nếu họ không biết, họ hỏi người khác rồi tận tình hướng dẫn cho chúng tôi. Người Sài Gòn niềm nở dễ mến, ào ào nhưng nhân hậu và thật lòng. Đi uống cà phê, đầu tiên nhân viên ra lau bàn sạch sẽ rồi mới nhẹ nhàng hỏi khách: “Anh uống (ăn) gì ?”, khi thanh toán cũng thật nhẹ nhàng, thối tiền tử tế cho khách xong bao giờ cũng có câu: “Cám ơn anh! Lần sau nhớ ghé quán em”. Có thế thôi, nhưng đối với tôi, lần đầu không khỏi kinh ngạc, vì Hà Nội không bao giờ được nghe những câu như thế. Đi mua bán, đi chợ ở Sài Gòn, câu cửa miệng thường trực của các tiểu thương người Sài Gòn là “Cám ơn…! Lần sau nhớ ghé”. Thật! Buôn bán như vậy thì làm sao mà không có lần sau kia chứ(!).

Một lần tôi ghé nhà thằng “lính” (cấp dưới tôi) ở Thủ Đức, nó là dân gốc Sài Gòn. Điều làm tôi kinh ngạc nhất là khi thằng em trai nó đi học về, nó khoanh tay cúi gập người và chào một lượt quanh nhà: “Con thưa má, thưa ba con đi học về!”, “Em chào anh ba em đi học về”. Quay sang tôi, nó khựng lại giây lát rồi chào: “Em chào anh… em mới đi học về!”

Chưa hết đâu, không phải chỉ người Sài Gòn, khi tôi về vùng huyện Đất Đỏ, tỉnh Đồng Nai (nay thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), vùng quê chân chất nhưng cũng văn minh không kém. Hôm đó tôi đi coi hát (xem cải lương), tôi rất kinh ngạc khi mọi người rất trật tự, không la ó, chen lấn xô đẩy hoặc sàm sỡ con gái, phụ nữ như ngoài Bắc, họ vỗ tay tán thưởng ca sỹ những đoạn ca dài hơi hoặc ca hay. Tôi rất ngạc nhiên các bạn ạ!

Trên đây tôi chỉ sơ lược được vài điều khiến tôi “kinh ngạc” vào thời điểm đó. Kinh ngạc trước những cái mà nhà trường hồi đó đã dạy tôi là “tàn dư của chế độ cũ”.

Đấy, các bạn thấy đấy, đã “giải phóng” được 12 năm nhưng người Sài Gòn vẫn giữ được nét văn minh lịch sự vốn có của họ. Nhưng, cho đến nay thì có thể do “Bắc hoá” nên hầu như những nét văn minh đó đã trở thành quá khứ.

Quay trở lại điều tôi muốn nói, còn nhớ năm 2017, tràn ngập các trang mạng là hình ảnh lãnh đạo và nhân viên của cây xăng Nhật bản IQ8 cúi gập người chào và cám ơn để tỏ lòng tri ân khách hàng, người thì ca tụng, kẻ thì chê bai họ “làm màu” với nhiều ý kiến trái chiều. Việc báo chí và các trang mạng “lên đồng” với hành động mà nhiều người thấy lạ của ông Hidoki Honfo đứng dưới mưa gập người chào khách có phải là điều bất thường không(?) Xin trả lời là không(!) Điều bất thường lại là chính chúng ta, Việt nam ta đã từng như thế, cũng văn minh không kém người Nhật tý nào. Nhưng chỉ có điều… những điều như thế đã trở thành quá khứ(!).

Theo Facebook Duy Tu Ha / Trí thức VN

Nếu Trump đắc cử và Pompeo vào nội các, cơn ác mộng lớn nhất của Tập bắt đầu

Trong lễ nhậm chức của ông Lại Thanh Đức, chính quyền Biden đã cử một phái đoàn gồm các chính trị gia đã nghỉ hưu, nhưng ông Pompeo đã tổ chức một phái đoàn dân sự khác với tư cách cá nhân. Khi ông Pompeo đến Đài Loan, ngoài các hoạt động chính thức, ông còn tham dự các buổi ra mắt sách và trả lời phỏng vấn truyền thông. Ông Pompeo, người không có tư cách chính thức, lại nhận được nhiều sự chú ý hơn các đại diện chính thức khác

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang lắng nghe Ngoại trưởng Mike Pompeo trong cuộc họp nội các tại Phòng Nội các của Nhà Trắng ngày 21/10/2019 tại Washington, DC. (Ảnh của Alex Wong/Getty Images)
Trước khi đến Đài Loan, ông Pompeo đã đưa ra quan điểm hướng tới tương lai chưa từng có rằng Mỹ và Đài Loan nên thiết lập quan hệ ngoại giao. Lần này tại Đài Loan, ông cũng đề xuất cộng đồng quốc tế nên công nhận quy chế quốc gia có chủ quyền của Đài Loan và chủ trương Đài Loan nên tham gia Liên Hợp Quốc. Theo ấn tượng của tôi (tác giả bài viết này), ông  Pompeo là người đầu tiên công khai nêu ra chủ trương nâng tầm chủ quyền quốc gia của Đài Loan.

Trên thực tế, việc công nhận vị thế quốc gia có chủ quyền của Đài Loan, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Đài Loan và việc Đài Loan được gia nhập Liên Hợp Quốc đều là ba việc có cùng xuất phát điểm và là một quá trình diễn ra từ từ tuần tự. Đầu tiên, công nhận địa vị của Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền, sau đó việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Đài Loan sẽ là chuyện đương nhiên. Còn việc Đài Loan gia nhập Liên Hợp Quốc, đó cũng là một kết quả hợp lý, nhưng sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để đạt đến bước này.

Nhiều người ở Đài Loan và các nhà bình luận chính trị ở nước ngoài cảm thấy bài phát biểu nhậm chức của ông Lại Thanh Đức cấp tiến hơn so với cựu Tổng thống Thái Anh Văn, điều này khiến ĐCSTQ tức giận và lên án một cách rầm rộ. Trên thực tế, ông Lại Thanh Đức về cơ bản đã tuân theo nguyên tắc của bà Thái Anh Văn “quan hệ giữa hai bờ eo biển không phụ lẫn nhau” và nhấn mạnh về lời kêu gọi duy trì hiện trạng qua eo biển Đài Loan, về mặt thể hiện thì có một chút “giẫm vào ranh giới”, nhưng đó là sự điều chỉnh được thực hiện để ứng phó trước những thay đổi trong tình hình hiện tại.

Ông Lại Thanh Đức có tự tin để đẩy cuộc thảo luận hai bờ eo biển của bà Thái Anh Văn tiến thêm một chút, không cần quá nhiều, nhưng cũng không thể bám vào cuộc thảo luận cũ, bởi vì tình hình hiện tại đã khác với 8 năm trước, và không cần thiết phải nơm nớp lo sợ và phải luôn nhìn sắc mặt của ĐCSTQ. Để nâng cao lòng tin của người dân Đài Loan một cách đúng đắn, thì nói vài lời mà người dân Đài Loan thích nghe, nếu ĐCSTQ cực kỳ ghét những lời đó, thì nhiều lắm cũng chỉ là mắng chửi vài câu, không thể làm tổn thương nổi một sợi tóc của Đài Loan.

Tất nhiên, bài phát biểu của ông Lại Thanh Đức đã được cơ quan Mỹ tại Đài Loan đọc trước và được Chính phủ Mỹ chấp thuận, bởi vì Mỹ sẽ không đồng tình với việc bài phát biểu của ông Lại Thanh Đức đi quá xa, nhưng cũng đồng ý cho vượt qua cách đề cập ban đầu một chút. Mỹ tin rằng động thái này sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng, Mỹ ‘cắt lạp xưởng’ trong khi ĐCSTQ giương mắt nhìn.

Ông Pompeo, với tư cách là một thường dân, đã lên tiếng một cách đầy uy tín tại Đài Loan về đề xuất mang tính đột phá là thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với Đài Loan và việc Đài Loan gia nhập Liên Hợp Quốc. Đây không phải là vô căn cứ mà là thể hiện tư duy bảo thủ của Chính phủ Mỹ và các đảng đối lập. Những thành tựu về kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự của Mỹ trong thế kỷ qua đã tạo nên tính cao ngạo của người Mỹ, người Mỹ là không thể bị người khác ức hiếp, một khi gây thù oán với người Mỹ thì đều sẽ có hậu quả xấu, Mỹ có thể đối xử tốt với người khác, nhưng họ không thể chấp nhận việc người khác đối xử tệ với mình.

Người Mỹ đã bị ĐCSTQ đùa giỡn suốt 40 năm, Mỹ trao tiền bạc và cơ hội cho ĐCSTQ, đồng thời không tiếc công sức đưa ĐCSTQ thoát khỏi bờ vực diệt vong, để cho ĐCSTQ lợi dụng và để ĐCSTQ thịnh vượng mà không cần lý do. Người Mỹ chưa bao giờ nghĩ rằng ĐCSTQ sẽ lấy oán báo ơn, trong khi đó ĐCSTQ lại quay lại thọc gậy bánh xe, làm suy yếu vị thế quốc tế của Mỹ và cạnh tranh với Mỹ. Sự sỉ nhục này đối với Mỹ đã khiến mọi tổng thống Mỹ kể từ ông George H.W. Bush trở thành trò cười quốc tế,  vì họ đều thiếu tầm nhìn xa và bị ĐCSTQ giở trò.

Đây là lý do cơ bản khiến cả đảng cầm quyền và phe đối lập cũng như Hạ viện Mỹ ngày nay đều đoàn kết trong lòng căm thù kẻ địch mạnh mẽ đối với ĐCSTQ, điều này mà chịu được thì còn cái gì không chịu được, quân tử trả thù mười năm chưa muộn, hiện giờ là lúc thanh toán món nợ cũ này.

Có phải ông Pompeo đang nói những lời trống rỗng? Tôi tin là không, với sức ảnh hưởng của ông đối với cộng đồng quốc tế, những lời này là có cơ sở và tự tin, có thể nói được về mặt pháp lý và khả thi trong thực tế. Vấn đề chỉ là thời cơ, hơn nữa thời cơ rõ ràng là kết quả của cuộc bầu cử năm nay ở Mỹ.

Một khi ông Trump đắc cử, liệu ông Pompeo có quay trở lại nội các hay không là yếu tố then chốt. Trong cuộc phỏng vấn ở Đài Loan, ông Pompeo công khai thừa nhận đang vận động mạnh mẽ cho ông Trump, điều này cho thấy ông luôn là một trong những người bạn thân thiết của ông Trump. Ông Trump là một doanh nhân làm chính trị, nên chính sách có phần “điên rồ”, tính cách độc đoán và thiếu hiểu biết tổng thể về tình hình quốc tế. Ông đánh giá cao ông Tập Cận Bình và bắt tay với ông Kim Jong-un, điều đó chứng tỏ ông thiếu sự hiểu biết về bản chất của các nhà lãnh đạo độc tài cộng sản này.

Trong phong trào chống dẫn độ ở Hồng Kông, ông Trump cho rằng Hồng Kông là đầu bút chì và Trung Quốc là mặt bàn cờ, điều này bộc lộ bản chất doanh nhân thấy lợi quên nghĩa của ông. Sau đó, ĐCSTQ chuẩn bị cử cảnh sát vũ trang đến Hồng Kông để trấn áp, nhưng ông Trump đã chặn lại, cho nên ông Trump đối phó với ĐCSTQ kém nhìn xa trông rộng hơn nhiều so với ông Pompeo và các quan chức quan trọng khác xung quanh ông.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, thành tựu ngoại giao lớn nhất là sửa lại chính sách cố chấp “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump. Mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ đã được hàn gắn. Bây giờ các nền dân chủ phương Tây đang phải đối mặt với mối quan hệ với Trung Quốc đã đạt đến mức độ thống nhất chưa từng có. Nếu ông Trump đắc cử, tôi tin rằng ông ấy sẽ không có lý do gì để phá hủy liên minh khó đạt được này. Ông ấy có thể gây áp lực nhiều hơn cho các đồng minh, tuy nhiên, cân nhắc lợi hại thì có một liên minh vẫn tốt hơn nhiều so với việc không có liên minh nào cả.

Việc ông Pompeo có tham gia nội các hay không vẫn còn là một vấn đề hồi hộp theo dõi, nhưng những quan điểm chính trị của ông Pompeo rõ ràng có nền tảng dư luận rất vững chắc ở Mỹ. Với những nền tảng này, ông ấy sẽ có thể hiện thực hóa một cách thuận buồm xuôi gió, nhưng dù không đến lượt ông Pompeo làm thì cũng ắt có người khác làm.

Lần này trong chuyến thăm cá nhân của ông Pompeo, ông Dư Mậu Xuân ngồi ở vị trí nổi bật, chứng tỏ ông Dư Mậu Xuân vẫn là cố vấn quan trọng của ông Pompeo. Việc ông Pompeo đề xuất thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với Đài Loan và việc Đài Loan gia nhập Liên Hợp Quốc, thì cũng hiển nhiên có sự tham dự của ông Dư Mậu Xuân. Việc có người ở bên cạnh Pompeo có nghiên cứu sâu về điều kiện quốc gia của Trung Quốc và hiểu biết sâu sắc về bản chất của ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình, sẽ thuận lợi hơn cho việc ông Pompeo thực hiện các lý tưởng ngoại giao của mình. Nếu ông Trump lên nắm quyền một lần nữa và ông Pompeo lại vào nội các, chắc chắn đó sẽ là khởi đầu cho một cơn ác mộng khác đối với ông Tập Cận Bình.

Nhan Thuần Câu
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng lại từ Facebook của tác giả Nhan Thuần Câu, bản gốc tiếng Trung tại đây.)