Măng của tre khổng lồ có màu tím đen, kích thước cũng lớn hơn nhiều so với măng của các loài tre thường gặp. Trong điều kiện thuận lợi, nó có thể cao thêm tới 40 cm mỗi ngày.

Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, loài tre Dendrocalamus giganteus, thường được gọi là tre khổng lồ hoặc tre rồng, được coi là loài tre lớn nhất trên thế giới. Ảnh: BambooWeb.

Những cây tre này mọc thành cụm gồm một số lượng lớn các thân tre lớn phát triển gần nhau, thường đạt tới độ cao 30 mét, tương đương một tòa nhà 10 tầng. Ảnh: iNaturalist.

Một cụm tre khổng lồ ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ, được ghi nhận đạt tới chiều cao kỷ lục là 42 mét. Ở vùng khí hậu cận nhiệt đới, chiều cao của cây giảm đáng kể, chỉ đạt khoảng 20 mét. Ảnh: Reddit.

Mặt ngoài của cây khi còn non có màu xanh lục, khi trưởng thành có màu nâu sẫm. Bẹ lớn và rộng, chiều dài khoảng 24–30 cm, chiều rộng là 40–60 cm. Ảnh: Guadua Bamboo.

Chiều dài mỗi đốt tre từ 25–40 cm, đường kính 10–35 cm. Lá có thể dài đến 20 cm. Thành ống dày đến 2,5 cm. Gốc cây mập mạp. Các cành nhánh chỉ mọc ra từ những đốt trên cùng. Ảnh: Guadua Bamboo.

Măng của tre khổng lồ có màu tím đen, kích thước cũng lớn hơn nhiều so với măng của các loài tre thường gặp. Trong điều kiện thuận lợi, nó có thể cao thêm tới 40 cm mỗi ngày. Ảnh: SoCal ABS.

Kỷ lục về tăng trưởng của trẻ khổng lồ là 46 cm trong 24 giờ, được thiết lập vào ngày 29-30/7/1903 tại Vườn Bách thảo Hoàng gia Peradeniya ở Ceylon (Sri Lanka). Ảnh: Guadua Bamboo.

Trong tự nhiên, tre khổng lồ mọc nhiều trong các khu rừng rậm và dọc bờ sông, từ độ cao ngang mực nước biển đến 2.000 mét. Chu kỳ ra hoa và tạo hạt giống của cây mất khoảng 40 năm. Ảnh: Scott Zona.

Những quốc gia loài cây này mọc nhiều là Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Ảnh: Earth.com.

Ở Việt Nam, tre khổng lồ được ghi nhận tại một số vùng nhưng số lượng hạn chế và chưa được nghiên cứu đầy đủ về khu vực phân bố, đặc điểm sinh thái. Ảnh: Guadua Bamboo.

Tùy theo địa phương, chúng được người Việt gọi bằng những cái tên khác nhau như mạnh tông to, mai ống, mạy mười lay, bắp cày, luồng nước… Ảnh: Canalblog.

Trong đời sống của con người, tre khổng lồ có nhiều ứng dụng khác nhau như làm vật liệu xây dựng, làm đồ thủ công mĩ nghệ, dệt vải sợi tre, măng tre dùng làm thực phẩm… Ảnh: Guima San / Flickr.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Truyện vui : Đừng bao giờ tranh cãi với một người ngu

Có hai người đang tranh cãi nhau rất kịch liệt:

Một người nói: 4 x 4 = 16. Một người nói: 4 x 4 = 17

Cả hai không ai chịu nhịn ai, cứ cãi qua cãi lại mà chẳng bất phân thắng bại nên bèn lôi nhau lên quan huyện phân giải.

Nghe xong câu chuyện, quan huyện phán:

– Người nói 4 x 4 = 17 được thả cho về nhà!

– Còn thằng nói 4 x 4 = 16 ở lại, và lôi ra ngoài đánh 50 hèo cho bớt ngu đi!

Người nói 4 x 4 = 17 hí hửng đi về nhà, còn người kia sau khi bị đánh 50 hèo xong vẫn ấm ức liền vào hỏi quan huyện:

– Tại sao con nói đúng mà quan vẫn cứ đánh con?

Quan huyện nói:

– Cái tội của mày rất lớn con à, đó là vì mày biết 4 x 4 = 16 là đúng mà vẫn đi cãi nhau với một thằng ngu. Đã biết nó ngu mà lại tốn thời gian vì một đứa ngu, cố chấp như mày nên bị đánh là phải. Còn thằng ngu kia ta thả nó về xã hội để xã hội dạy cho nó thấy là nó ngu như thế nào, còn mày có nói đến thế nào đi chăng nữa nó vẫn không khôn ra được đâu.

Sưu tầm Online vui

Phần thịt lợn rẻ như cho, có tác dụng phòng ung thư, ngăn ngừa lão hóa

Nếu chúng ta ăn bì lợn đúng cách sẽ tận dụng được giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này, giúp chống lão hóa, ung thư.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ về tác dụng và những điều cần lưu ý khi ăn bì lợn: 

Bì lợn là thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, cũng là phần thịt có giá rẻ như cho, thậm chí nhiều người bỏ đi không ăn.

Trong bì lợn chứa protein, lipid và một số khoáng chất. So với các phần thịt lợn khác, protein trong bì cao gấp hai lần, chất béo chỉ bằng một nửa. Protein ở bì lợn chủ yếu là keratin, eslatin, collagen hợp thành. Đây là các thành phần để gắn kết tế bào, giúp cơ thể rắn chắc, tạo các mô liên kết cho da, gân, xương, tóc. Những người có vấn đề về xương khớp có thể sử dụng bì lợn để bổ sung collagen. 

Bì lợn chứa ít carbohydrate, ăn bì lợn không gây tăng đường huyết, chất béo trong bì lợn gần giống dầu ô liu, chủ yếu là chất béo không bão hòa mang lại lợi ích cho sức khỏe, giúp no lâu. Vì vậy, loại thực phẩm này được đưa vào thực đơn ăn kiêng để giảm cân.

Bì lợn còn chứa natri có lợi cho hoạt động của cơ thể, điều chỉnh hấp thụ glucose, cải thiện chức năng não, duy trì trái tim khỏe mạnh.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng thường xuyên ăn bì lợn với lượng vừa đủ có tác dụng chống lão hóa, phòng ung thư hiệu quả. Với phụ nữ, bì lợn giúp tăng cường collagen cải thiện làn da, tóc đẹp, móng khỏe, làm chậm quá trình lão hóa, làm mờ nếp nhăn. Vì vậy, khi ăn thịt lợn, bạn không nên bỏ phần bì.

Những lưu ý khi sử dụng bì lợn

Protein trong bì lợn có nhiều thành phần khác nhau, tỷ lệ chất béo cao, giàu natri nếu ăn nhiều bạn có thể bị khó tiêu. Người bị tăng huyết áp, tim mạch hạn chế ăn bì. Người có hệ tiêu hóa kém cũng không nên ăn bì vì khó tiêu hóa hơn; nên ăn bì luộc hoặc ninh nhừ.

Khi ăn bì, bạn cần loại bỏ sạch phần lông còn dư lại vì có thể gây hại cho màng nhày của dạ dày, ruột. Bì lợn là phần tiếp xúc với môi trường đầu tiên nên dễ nhiễm khuẩn, nhanh hư hỏng. Lúc mua về, bạn cần rửa sạch với nước muối, dấm.

Bì lợn được chế biến thành món nem, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các bà nội trợ cần lưu ý không mua nem không đảm bảo nguồn gốc, cẩn trọng với bì trắng tinh vì có thể bị tẩy trắng. Theo Vietnam Net

Ngậm 1 miếng gừng vào miệng mỗi sáng, dù nam hay nữ cũng sẽ gặp 3 điều tốt đẹp đến với cơ thể!

Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt được hưởng lợi sức khỏe từ hành động đơn giản này vào mùa hè nắng nóng.

Khi nhắc đến gừng, nhiều người sẽ nghĩ nó như một loại nguyên liệu khi chúng ta thường nấu ăn. Trên thực tế, ngoài công dụng làm gia vị, gừng còn được thêm vào các món ăn để cải thiện sức khỏe. 

Ngậm 1 miếng gừng vào miệng mỗi sáng, dù nam hay nữ cũng sẽ gặp 3 điều tốt đẹp đến với cơ thể!- Ảnh 1.
Buổi sáng ăn gừng tốt hơn ăn canh nhân sâm. (Ảnh minh họa)

Tuy gừng rất cay nhưng một số người lại đặc biệt thích ăn gừng trực tiếp. Người xưa có câu: “Buổi sáng ăn gừng tốt hơn ăn canh nhân sâm”. Điều này không còn xa lạ với những ai chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe. Giới chuyên gia từ lâu đúc kết, dù nam hay nữ, sau khi thức dậy vào buổi sáng, ngậm 1 miếng gừng, 3 điều tuyệt vời sẽ đến.

Vậy nên, bất kể là đàn ông hay phụ nữ, nhất là phụ nữ sau tuổi 40, cơ thể bắt đầu suy yếu nhanh, hãy cho “1 miếng gừng” vào miệng mỗi buổi sáng!

Ngậm 1 miếng gừng mỗi sáng, 3 điều tốt đẹp sẽ đến với cơ thể

1. Cải thiện đường tiêu hóa

Một số người có vấn đề về đường tiêu hóa kém, sau khi ngủ dậy buổi sáng, hãy ngậm 1 miếng gừng vào miệng. Chúng có tác dụng làm giảm triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa rất tốt. 

Điều này chủ yếu là do gừng rất giàu gingerol. Chất này có thể kích thích bài tiết đường tiêu hóa tốt, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng và làm cho đường tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh. 

Ngậm 1 miếng gừng vào miệng mỗi sáng, dù nam hay nữ cũng sẽ gặp 3 điều tốt đẹp đến với cơ thể!- Ảnh 2.
Một số người có vấn đề về đường tiêu hóa kém, sau khi ngủ dậy buổi sáng, hãy ngậm 1 miếng gừng vào miệng. (Ảnh minh họa)

Không những vậy, uống gừng vào buổi sáng còn có thể tận dụng mùi tinh dầu đặc trưng, dễ bay hơi để hít thở, giúp tăng tốc độ lưu thông máu, điều hòa chức năng dạ dày, ruột. Đối với những người có dạ dày yếu, bạn rất nên thử ngậm gừng mỗi sáng, sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn hơn.

2. Tăng cảm giác thèm ăn

Gừng có vị tương đối cay, đối với những người không thèm ăn, thường xuyên chán ăn hãy ngậm 1 miếng gừng trong miệng, có tác dụng cải thiện ăn uống, giúp ăn ngon miệng hơn.

Hơn nữa, thời tiết rất nóng bức khiến nhiều người khó chịu. Ăn gừng có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, kích thích thèm ăn. Gừng có thể kích thích rất tốt sự tiết nước bọt, dịch dạ dày và dịch tiêu hóa. Nó không chỉ thúc đẩy nhu động ruột của đường tiêu hóa mà còn làm tăng cảm giác thèm ăn. 

Đặc biệt vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức, dịch dạ dày tiết ra sẽ giảm nên ăn gừng có tác dụng kích thích thèm ăn rất tốt. Phụ nữ, người già rất nên học thử cách này để ăn ngon miệng hơn.

Ngậm 1 miếng gừng vào miệng mỗi sáng, dù nam hay nữ cũng sẽ gặp 3 điều tốt đẹp đến với cơ thể!- Ảnh 3.
Thường xuyên chán ăn hãy ngậm 1 miếng gừng trong miệng, có tác dụng cải thiện ăn uống, giúp ăn ngon miệng hơn. (Ảnh minh họa)

3. Ngăn chặn cảm lạnh

Buổi sáng sau khi thức dậy hãy ăn 1 miếng gừng, điều này có tác dụng đẩy lùi cảm lạnh rất tốt. Nó đặc biệt hữu ích cho phụ nữ. 

Bởi vì hầu hết phụ nữ có cơ thể lạnh và tương đối ẩm ướt. Khi ăn một ít gừng vào buổi sáng, nhiều chất trong gừng có thể giúp phụ nữ ra mồ hôi và xua tan cảm lạnh. 

Không chỉ vậy, gingerol khi đi vào cơ thể còn tốt cho tim mạch, mạch máu có tác dụng kích thích nhất định, có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, mở các lỗ chân lông trên toàn cơ thể và tăng lượng mồ hôi. Điều này giúp không khí lạnh được thải ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt.

Ngậm 1 miếng gừng vào miệng mỗi sáng, dù nam hay nữ cũng sẽ gặp 3 điều tốt đẹp đến với cơ thể!- Ảnh 4.
Buổi sáng sau khi thức dậy hãy ăn 1 miếng gừng, điều này có tác dụng đẩy lùi cảm lạnh rất tốt. (Ảnh minh họa)

Lưu ý ăn gừng tránh hại sức khỏe

– Không ăn gừng vào ban đêm: Gừng có công dụng tăng cường, tăng tốc lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa, kháng khuẩn và có tính nóng. Khi ăn vào ban đêm, bạn sẽ thấy khó chịu, cơ thể bức bối nên tốt nhất hãy tránh thời điểm này.

– Không dùng cho người bị cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt, người bị trúng nắng, say nắng say nóng. Nó chỉ thích hợp cho người bị cảm sau khi dầm mưa.

– Không gọt vỏ gừng khi sử dụng để phát huy hết công dụng của gừng. Tốt nhất nên rửa sạch rồi cắt nhỏ, cắt lát còn cả vỏ để dùng.

– Không chọn gừng đã mọc mầm vì nguy cơ bị thối rất cao, tạo ra độc tố, có thể dẫn đến ung thư gan, ung thư thực quản…

Theo Tuấn Minh / Tổ Quốc

Tổng thống Mỹ Biden: Nền kinh tế Trung Quốc đang trên bờ vực

Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói về quan hệ Mỹ – Trung, ông cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang trên bờ vực. Dữ liệu cho thấy, chiến lược của Bắc Kinh dựa vào sản xuất để vực dậy nền kinh tế đã bị nghẽn lại, những kỳ vọng trong phúc lợi dân sinh và thúc đẩy tiêu dùng nội địa đã không được như thực tế.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, tại gần Công viên Quốc gia Valley Force ở Blue Bell, tiểu bang Pennsylvania, vào ngày 5/1/2024. (Ảnh: OogImages/Shutterstock)
Phỏng vấn của Tạp chí Time
Tạp chí Time của Mỹ hôm 4/6 đã đăng bài phỏng vấn độc quyền với Tổng thống Mỹ Biden. Khi nói về ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, ông Biden cho hay: “Nền kinh tế này phát triển như thế nào? Nền kinh tế của họ đang trên bờ vực sụp đổ. Một số người nói rằng nền kinh tế của họ đang bùng nổ? Đừng nói nhảm nữa”.

Ông Biden cũng cho biết về dân số già hóa của Trung Quốc: “Số người già không thể làm việc đã rất đông”.

Dữ liệu nhân khẩu học mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào tháng Một năm nay cho thấy, tổng dân số Trung Quốc giảm 2,08 triệu người vào năm 2023, trong khi tỷ lệ sinh thấp kỷ lục là 6,39‰; đến cuối năm 2023, dân số Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên đã lên tới 290 triệu người, chiếm khoảng 21,1% tổng dân số. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc dự đoán con số này sẽ tăng lên hơn 400 triệu người vào năm 2035, chiếm 30% tổng dân số. Khoảng 300 triệu người Trung Quốc hiện ở độ tuổi từ 50 – 60 sẽ rời khỏi thị trường lao động trong thập niên tới.

Một vấn đề khác liên quan trụ cột chính cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là thị trường bất động sản, thị trường này đã liên tục suy thoái từ sau đại dịch COVID-19. Do dân số tăng trưởng âm trong khi bong bóng thị trường bất động sản ngày càng phình to, nguồn cung nhà mới vượt quá cầu khiến giá nhà đất giảm. Trong một báo cáo, tổ chức tư vấn Anbound (Trung Quốc) chỉ ra rằng xu hướng chung bất động sản Trung Quốc suy thoái là khó thay đổi và mùa đông bất động sản còn lâu mới kết thúc.

Tổng thống Biden cũng bày tỏ nghi ngờ về ảnh hưởng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là một loạt các dự án cơ sở hạ tầng đang được ĐCSTQ triển khai trên khắp thế giới nhằm mở rộng ảnh hưởng toàn cầu.

Tổng thống Biden cho biết Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã trở thành “kế hoạch thất bại gây mệt mỏi”, ông bác bỏ tuyên bố rằng sáng kiến ​​này đã giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng toàn cầu thành công và cạnh tranh với Mỹ và Nga.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Biden cũng bảo vệ mức thuế áp đặt đối với các sản phẩm của Trung Quốc được ông ký vào tháng trước. Vào ngày 14/5 Tổng thống Biden công bố tăng thuế đối với các sản phẩm năng lượng mới bao gồm xe điện, chip máy tính, tấm pin mặt trời, khoáng sản quan trọng và các sản phẩm y tế. Có lo ngại rằng các mức thuế này sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá đắt hơn.

Nhưng ông Biden cho biết: “Trung Quốc không thể sử dụng biện pháp bán phá giá để thay đổi thị trường, giống như vấn đề nhà nước Trung Quốc trợ cấp cho các ngành công nghiệp như xe điện. Chúng tôi sẽ không chấp nhận điều đó”. Ông nhấn mạnh ông chỉ hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ hành động theo quy tắc tương đồng: “Nếu một công ty Mỹ muốn đầu tư vào Trung Quốc, họ phải trao cho nhà điều hành Trung Quốc quyền sở hữu 50% – 51%… Vì vậy chúng tôi sẽ làm điều tương tự khi doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư vào Mỹ”.

Phân tích: Khủng hoảng nợ lớn nhất Trung Quốc đang cận kề
Theo Đài VOA ngày 5/6, nhà bình luận thời sự Gordon Chang trong một cuộc phỏng vấn đã chia sẻ đồng tình với Tổng thống Biden rằng, “nền kinh tế Trung Quốc đang trên bờ vực”.

Ông Gordon Chang cho rằng cuộc khủng hoảng nợ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc đang cận kề, họ sẽ hứng chịu tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008: “Mô hình kinh tế Trung Quốc đã đến giới hạn. Trung Quốc đang cận kề ‘tái diễn cuộc khủng hoảng 2008’. Hồi đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn đất nước rơi vào suy thoái nên đã áp dụng chương trình kích thích gây nợ lớn nhất trong lịch sử, bây giờ là lúc họ phải trả nợ nhưng họ không có cách gì”.

Năm 2008, cơn sóng thần tài chính quét qua thế giới khiến nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới suy sụp hoặc bị chính phủ tiếp quản, gây ra suy thoái kinh tế. Vào thời điểm đó, Trung Quốc tung ra kế hoạch đầu tư khổng lồ “4000 tỷ” (tức là 4000 tỷ nhân dân tệ đầu tư vào 10 hạng mục để mở rộng nhu cầu trong nước), biện pháp nhanh chóng kích thích nền kinh tế, củng cố niềm tin và thành công tránh được cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ông Gordon Chang cho rằng tỷ lệ nợ trên GDP hiện tại của Trung Quốc là khoảng 350%, hoặc thậm chí cao hơn.

Khó khăn trong chiến lược dựa vào sản xuất để vực dậy nền kinh tế
Dữ liệu việc làm qua chỉ số PMI là một đầu mối khác về lượng lao động nhàn rỗi còn lại trong nền kinh tế Trung Quốc. Công ty tư vấn Gavekal chỉ ra rằng trong hầu hết năm 2023, chỉ số phụ việc làm của Trung Quốc trong PMI thấp hơn nhiều so với mức trung bình.

Tạp chí Phố Wall (WSJ) ngày 31/5 đưa tin, sự sụt giảm chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng Năm vừa qua đã khiến các nhà kinh tế “trở tay không kịp”, cho thấy chiến lược dựa vào sản xuất để vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc bắt đầu thất bại: Sản lượng làm ra vượt quá xa số lượng đơn đặt hàng mới và khiến tình trạng nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ngày càng tăng. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh có thể gây lo ngại cho Bắc Kinh, vì vốn dĩ nhà chức trách đã tăng cường nỗ lực phát triển sản xuất hàng cao cấp và thúc đẩy xuất khẩu để bù đắp tác động của tình hình nghiêm trọng đối với ngành bất động sản trong nước.

Vấn đề này được chuyên gia kinh tế Trương Trí Uy (Zhang Zhiwei) tại Shanghai Pinpoint Asset Management cho biết: Trung Quốc không thể chỉ dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy nền kinh tế, cần thực hiện các chính sách tài khóa tích cực hơn để thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Một yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc có thể là do những thay đổi mạnh về niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ trong những tháng gần đây, do Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát trong thời gian dài của Đại học Michigan cho thấy, niềm tin người tiêu dùng Mỹ [về sản phẩm Trung Quốc] vào tháng Năm đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023. Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng Tư không thay đổi nhưng tăng trưởng việc làm [Trung Quốc] lại giảm mạnh. Trong quá khứ, các đơn đặt hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc có xu hướng phù hợp với xu hướng chung về niềm tin của người tiêu dùng Mỹ, cho thấy người tiêu dùng Mỹ rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc ngay cả khi gần đây Trung Quốc đã tập trung nghiêng về Nga và các thị trường mới nổi khác.

Đằng sau các biện pháp giải cứu thị trường bất động sản của ĐCSTQ
WSJ có bình luận cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực đối phó khốn khó từ thị trường bất động sản trong nước, dữ liệu xấu gần đây sẽ gây áp lực lớn hơn lên chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt nếu tình trạng đó tiếp tục kéo dài sang tháng tới.

Hôm 1/6, nhà kinh tế Nhậm Chí Bình (Ren Zeping) của Trung Quốc cũng công bố bài báo kêu gọi: “Chỉ số PMI đã giảm và đã đến lúc tung ra một đợt kích thích kinh tế mới”. Bài viết cho rằng chỉ số PMI sản xuất Trung Quốc vào tháng Năm đã “cạn kiệt”, cho thấy nhu cầu trong nước quá kém. Số lượng đơn đặt hàng mới trong ngành sản xuất suy giảm, dù mức giảm doanh số bất động sản được thu hẹp nhưng vẫn ở mức yếu; sản xuất mà đặc biệt là ngành sản xuất công nghệ cao và xây dựng suy giảm trở lại – vấn đề liên quan đến hiệu ứng trì hoãn của chi tiêu tài khóa…

Bài viết phân tích: Bất động sản Trung Quốc vẫn trong tình trạng không thấy ánh sáng, bên cung muốn bán hàng nhưng điều đó phụ thuộc vào việc làm và thu nhập của người dân; dù các chính sách từ trên có như thế nào thì vấn đề thực tế vẫn là phụ thuộc từ dưới – tức vấn đề cải thiện sức mua và kỳ vọng của người dân, thúc đẩy việc làm và thu nhập, điều đó cần một đợt kích thích kinh tế “mới”. Bài viết cũng kêu gọi triển khai biện pháp kích thích qua mở rộng tài chính và nới lỏng tiền tệ, để mở rộng nhu cầu, thúc đẩy việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế.

Theo Văn Long, Epoch Times / Trí thức VN

Thế giới lập kỷ lục về số lượng triệu phú USD

Báo cáo Thịnh vượng thế giới được Công ty tư vấn Capgemini (Pháp) công bố ngày 5-6 cho thấy số lượng cá nhân có giá trị ròng cao (HNWI, tức người có tài sản thanh khoản ít nhất 1 triệu USD) tăng 5,1%, lên hơn 22,8 triệu người trong năm 2023.

Con số này vượt qua kỷ lục gần 22,5 triệu người của năm 2021 và cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ so với mức hơn 21,7 triệu người của năm 2022.

Tổng giá trị tài sản của các triệu phú trong năm 2023 là 86.800 tỉ USD. Đây là mức cao nhất kể từ khi Capgemini bắt đầu thực hiện cuộc nghiên cứu thường niên này vào năm 1997. 

Con số nói trên tăng 4,7% so với mức hơn 82.900 tỉ USD của năm 2022 và vượt qua kỷ lục trước đó là gần 86.000 tỉ USD của năm 2021.

Thế giới lập kỷ lục về số lượng triệu phú USD- Ảnh 1.
Phố Wall ở TP New York – Mỹ, quốc gia có nhiều triệu phú USD nhất. Ảnh: REUTERS

Capgemini cho biết khả năng chống chịu kinh tế, áp lực lạm phát hạ nhiệt và sự phục hồi của thị trường toàn cầu năm 2023 đã thúc đẩy tăng trưởng sau sự suy giảm trong năm 2022. 

Ông Klaus-Georg Meyer, chuyên gia của Capgemini, cho biết sự tăng giá của thị trường chứng khoán cũng có mối liên hệ chặt chẽ với sự gia tăng tài sản của người giàu. Ngoài ra, theo báo cáo, các HNWI lạc quan một cách thận trọng về cơ hội tăng trưởng năm 2024.

Mỹ tiếp tục đứng đầu danh sách quốc gia có nhiều triệu phú USD nhất, với 7.431.000 người, theo sau là Nhật Bản (3.777.000 người), Đức (1.646.000 người), Trung Quốc (1,5 triệu người). 

Xét theo khu vực, Bắc Mỹ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh nhất về tài sản và số triệu phú. Khu vực này có 7.431.000 triệu phú với tổng tài sản tăng 7,2% – lên 26.100 tỉ USD. Nghiên cứu cho biết xu hướng tương tự diễn ra ở hầu hết khu vực khác dù ở mức độ thấp hơn.

Một điểm đáng chú ý là sự chênh lệch giữa người giàu. Capgemini ước tính 1% người đứng đầu nhóm siêu giàu (UHNWI, sở hữu tài sản ít nhất 30 triệu USD) nắm giữ đến 34% tổng tài sản. Theo thống kê, hơn 70% người siêu giàu là triệu phú tự thân và 20% dưới 40 tuổi. Công ty tin rằng xu hướng này chủ yếu liên quan đến sự nổi lên của giới doanh nhân kỹ thuật số.

Theo Anh Thư / Người lao động / Cafe

So găng kinh tế Mỹ-Trung qua 3 thước đo: Chừng nào Trung Quốc có thể soán ngôi cường quốc kinh tế số 1 của Mỹ?

Theo thước đo GDP, định giá thị trường chứng khoán và vốn FDI, Trung Quốc có thể phải mất thêm nhiều thời gian nữa mới có thể vượt mặt Mỹ.

So găng kinh tế Mỹ-Trung qua 3 thước đo: Chừng nào Trung Quốc có thể soán ngôi cường quốc kinh tế số 1 của Mỹ?- Ảnh 1.

GDP

Theo ước tính mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2024, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ và Trung Quốc đạt tổng cộng 62,22 nghìn tỷ USD, chiếm 43,2% tổng GDP toàn cầu.

Trong đó, GDP của Mỹ đạt 28,78 nghìn tỷ USD, chiếm 26,3% GDP toàn cầu. Còn GDP Trung Quốc là 18,53 nghìn tỷ USD, chiếm 16,9%.

Đáng chú ý, tỷ trọng của Mỹ trong GDP toàn cầu đã tăng lên trong những năm gần đây, từ mức thấp 21,1% vào năm 2011. Điều này một phần được thúc đẩy bởi sự phục hồi tương đối mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong và những thách thức bủa vây kinh tế Trung Quốc, khả năng GDP Trung Quốc vượt Mỹ là gần như không thể xảy ra trong năm nay. GDP danh nghĩa của Mỹ tăng 6,3% năm 2023, so với mức tăng 4,6% của Trung Quốc.

Vào đầu năm 2023, Mỹ được cho là sẽ rơi vào suy thoái khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát. Mặt khác, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi mở cửa hoàn toàn sau đại dịch.

Theo đó, GDP của Mỹ đã tăng độ 3,3% trong quý 4/2023, đưa tăng trưởng cả năm lên 3,1% và kết thúc một năm với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, lạm phát hạ nhiệt và một nền kinh tế mạnh mẽ, bất chấp nỗi lo suy thoái kinh tế.

Trái lại, GDP Trung Quốc tăng 5,2% trong năm 2023, thấp hơn mức mục tiêu 5,5% do nước này đang phải vật lộn cuộc khủng hoảng bất động sản đã kéo dài nhiều năm và chuỗi giảm phát tồi tệ nhất trong khoảng 25 năm. Ngoài ra, xuất khẩu giảm vào năm 2023 và tỷ lệ người trẻ thất nghiệp tăng vọt. Chính quyền địa phương cũng đang gánh nhiều nợ. Năm 2024, Trung Quốc đặt mục tiêu GDP tăng 5%.

Định giá thị trường chứng khoán

Khi nhắc đến định giá thị trường chứng khoán, Mỹ luôn đứng vị trí số 1 khi chiếm 61% tổng vốn hóa toàn cầu tính đến ngày 29/2/2024, theo chỉ số S&P Global BMI.

Trong khi đó, Trung Quốc chỉ chiếm 2,8%. Sự chênh lệch lớn này xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm mức độ phát triển của thị trường, công tác quản trị doanh nghiệp và sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế. Trong S&P Global BMI, Trung Quốc xếp thứ 4, sau Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI là vốn đầu tư do một doanh nghiệp hoặc cá nhân tại một quốc gia vào doanh nghiệp đặt tại một quốc gia khác. Loại vốn đầu tư này có thể mang lại nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo số liệu từ fDI Intelligence, Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia có tổng FDI từ năm 1990-2022 lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai quốc gia tương đối xa Vốn FDI vào Mỹ đến nay đạt 10,5 nghìn tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23,7% toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ chiếm 8,6% với 3,8 nghìn tỷ USD.

Năm 2023, vốn FDI vào Trung Quốc rớt xuống mức thấp nhất trong 3 thập kỷ, đạt 33 tỷ USD, giảm khoảng 80% so với năm 2023. Đây là năm thứ hai liên tiếp FDI vào nước này giảm và chưa bằng 1/10 so với mức đỉnh 344 tỷ USD vào năm 2021.

Trong khi đó, Mỹ thu hút hơn 133 tỷ USD trong năm ngoái, giảm 22% so với năm 2022 do lạm phát và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Yến Nguyễn / Nhịp sống thị trường / Cafe VN