Chùm ảnh: Lạc lối giữa khu phổ cổ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Với khung cảnh cổ kính cũng nét văn hóa bản địa độc đáo, phố cổ Đồng Văn sẽ khiến những vị khách miền xuôi khắc ghi trong tâm trí cả đời khi một lần ghé thăm.

Nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, phố cổ Đồng Văn là một trong những khu phố cổ nổi tiếng nhất Việt Nam.

Khu phố cổ này được hình thành từ đầu thế kỷ 20, thuở ban sơ chỉ có vài gia đình người Mông, người Tày và người Hoa sinh sống, dần dần có thêm nhiều cư dân từ địa phương khác tìm đến.

Về tổng quan, khu phố cổ có khoảng 40 nóc nhà nằm dưới chân núi đá. Đa phần các ngôi nhà ở đây tuổi đời trên dưới 100 năm, ngôi nhà cổ nhất được xây dựng từ khoảng năm 1860.

Kiến trúc ở phố cổ Đồng Văn phổ biến là nhà trình tường ba gian, hai tầng, mái lợp ngói âm dương. Các ngôi nhà nằm sát nhau, tạo nên cấu trúc không gian giống các dãy nhà ống ở phố cổ Hà Nội hay Hội An.

Sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ, đá, bùn đất, từ ngoại thất đến nội thất của các ngôi nhà toát lên vẻ thô mộc, gần gũi với thiên nhiên.

Công trình nổi bật, có vai trò tâm điểm của khu phố cổ là chợ Đồng Văn. Khu chợ được xây bằng đá trong những năm 1920, vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.

Không chỉ diễn ra các hoạt động kinh tế, chợ Đồng Văn là nơi còn lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Nằm đối diện chợ Đồng Văn, quán cà phê Phố Cổ cũng là địa điểm khá nổi tiếng. Quán tận dụng ngôi nhà cổ nằm ở vị trí đắc địa bậc nhất khu phố cổ Đồng Văn.

Vào ngày thường, không gian ở phố cổ trên cao nguyên đá khá trầm mặc. Vào dịp cuối tuần, kỳ nghỉ lễ hoặc đến mùa hoa tam giác mạch (tháng 10-12), khu phố sẽ sôi động hơn khi du khách đổ về nhiều.

Với khung cảnh cổ kính cùng nét văn hóa bản địa độc đáo, phố cổ Đồng Văn sẽ khiến những vị khách miền xuôi khắc ghi trong tâm trí cả đời nếu một lần có dịp ghé thăm.

Đáng tiếc rằng vào thời điểm hiện tại, phố cổ Đồng Văn đang phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Sau hàng trăm năm tồn tại, hết các ngôi nhà cổ đã trở nên cũ nát và xuống cấp nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, do sự phát triển của du lịch, các hoạt động kinh doanh bùng nổ đã khiến khu phố cổ từng bước bị “bủa vây” bởi các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng hiện đại trong thị trấn… khiến những giá trị văn hóa truyền thống đứng trước nguy cơ bị xói mòn. Việc phát triển du lịch – kinh tế hài hòa với bảo tồn các giá trị tinh thần của địa phương đã trở thành một bài toán, mà có giải được nó thì phố cổ Đồng Văn mới giữ được hồn cốt của mình giữa những đổi thay của thời cuộc. (Ảnh trong bài được chụp năm 2011).

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Ca Dao Hài Vui Nhất

  • Cái cò là cái cò ki
    Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
    Đêm nằm thì ngáy o o
    Chưa ra đến chợ đã lo ăn quà
    Hàng bánh hàng bún bày ra
    Củ từ khoai nướng cùng là cháo kê
    Ăn xong cắp nón ra về
    Thấy hàng chả chó lại lê đít vào
    Hỏi rằng bà bán làm sao
    Ba đồng một gắp thì nào tôi mua
    Nói dối là mua cho chồng
    Về đến quãng đồng ngả nón ra ăn
    Ăn rồi đau quắt đau quăn
    Đem tiền đi bói ông thầy
    Bói ra quẻ này, những chả cùng nem
    Ông thầy nói dối đã quen
    Nào tôi ăn chả, ăn nem bao giờ.
  • Gà què ăn quẩn cối xay
    Hát đi hát lại tối ngày một câu.
  • Đàn bà chẳng phải đàn bà
    Thổi cơm cơm khét, muối cà cà ôi.
  • Sưu tầm online

Sau 50 tuổi, người càng ‘lười” làm 4 việc này càng trường thọ, sinh lực tốt

Bạn không thể rằng “lười” làm những việc này lại đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ.

Trường thọ là điều mà từ lâu mọi người đều theo đuổi. Tuy nhiên, sinh, lão, bệnh, tử là điều mà chẳng ai có thể tránh được. Vì vậy, chúng ta chỉ còn cách duy trì những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tập thể dục, ăn uống điều độ,… là những thói quen tốt. Tuy nhiên, cũng có một vài việc “lười biếng” lại vô tình giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ đến hàng chục năm, nâng cao sinh lực, đặc biệt là sau 50 tuổi.

1. ‘Lười’ thức khuya

Những người sống thọ rất ít khi thức khuya. Họ luôn quý trọng giấc ngủ và tuân thủ một lịch trình sinh hoạt lành mạnh, trong đó có việc đi ngủ sớm mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Northwestern của Hoa Kỳ và Đại học Surrey của Vương quốc Anh đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của 430.000 người và phát hiện ra rằng những người thức khuya có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh như tiểu đường, rối loạn chức năng tiêu hóa, các bệnh về hệ thần kinh cao hơn so với những người đi ngủ sớm.

Bên cạnh đó, trong thời gian theo dõi 6,5 năm, những người ngủ muộn có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 10% so với những người ngủ sớm.

Sau 50 tuổi, người càng 'lười

Vậy nên việc thức khuya đến 2-3 giờ sáng trong thời gian liên tục chính là thói quen xấu khiến bạn đánh mất sức khoẻ và tuổi thọ của chính mình. Nếu cơ thể có một số biểu hiện báo động như chóng mặt, tim đập nhanh, tức ngực, bồn chồn và những cảm giác khó chịu chính là lúc bạn cần chấm dứt việc thức khuya. Hãy đảm bảo rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ngủ ít nhất 12 giờ, trẻ em và thanh thiếu niên nên ngủ từ 8-10 giờ và người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày.

2. ‘Lười’ ăn mặn

Chế độ ăn nhiều muối không chỉ liên quan đến huyết áp cao mà còn gây bệnh tim mạch. Vào tháng 7/2022, các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard đã tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ giữa chế độ ăn mặn và nguy cơ tử vong.

Đối với nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Heart Journal, các nhà nghiên cứu đã phân tích 501.379 người tham gia từ cơ sở dữ liệu Biobank của Vương quốc Anh.

Trong thời gian theo dõi trung bình là 9 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tần suất thêm muối vào thức ăn tăng lên có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy ở tuổi 50, so với người ăn ít muối, nam giới ăn mặn giảm 1,5 năm tuổi thọ, nữ giới giảm 2,28 năm và tăng nguy cơ tử vong sớm.

Nói một cách đơn giản, chế độ ăn càng mặn thì nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân càng cao và tuổi thọ càng ngắn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 5g muối mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được khoẻ mạnh.

3. ‘Lười’ ngồi lâu

Trong cuộc sống bận rộn, nhiều người hầu như không có thời gian tập thể dục. Nhưng nếu ngồi lâu và lười vận động trong thời gian dài, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, so với người ngồi không quá 4 giờ một ngày, những người ngồi hơn 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn 40% trong ba năm tiếp theo. Ngoài ra ngồi lâu còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, thậm chí tử vong sớm.

Theo nghiên cứu này, ngồi lâu còn tác động tiêu cực đến não bộ của người trung niên và người già. Ở những người ít vận động, vùng não cần thiết cho trí nhớ trở nên mỏng hơn. Đây là dấu hiệu báo trước sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ ở người trung niên và cao tuổi.

Dù bận đến đâu, sau một giờ ngồi hãy cố gắng đứng dậy đi lại, dù chỉ lấy một cốc nước. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 3 lần, mỗi lần 20 phút.

Sau 50 tuổi, người càng 'lười

4. ‘Lười’ nóng vội

Sống chậm lại một chút không có nghĩa là bạn đang thụt lùi so với xã hội. Trong cuộc sống này, đôi khi chậm chạp một chút lại mang lại hiểu qua cao.

Theo đó, bạn có thể thực hiện cách sống chậm này bằng những thói quen trong cuộc sống như khi ăn nên nhai chậm, nhai kỹ để giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm tải cho hệ tiêu hoá. Khi tập thể dục thì đừng chọn những bài tập cường độ cao hay tập gắng sức mà hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sức khoẻ. Sự từ tốn này sẽ giúp mọi người sống khỏe mạnh và trẻ lâu hơn

.Đinh Anh / Đời sống & Pháp luật

Chi tiêu tiền thuốc của người Việt Nam tăng nhanh hơn thu nhập, chủ chuỗi nhà thuốc Long Châu sắp chạm ngưỡng tỷ USD vốn hóa

FPT Retail đang có kế hoạch huy động vốn để biến Long Châu thành một hệ sinh thái (Healthcare Platform) theo chu trình vòng đời sức khỏe của một con người – từ phòng bệnh đến chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh.

Chi tiêu tiền thuốc của người Việt Nam tăng nhanh hơn thu nhập, chủ chuỗi nhà thuốc Long Châu sắp chạm ngưỡng tỷ USD vốn hóa- Ảnh 1.

Bất chấp thị trường chứng khoán rung lắc mạnh, cổ phiếu FRT của FPT Retail vẫn lầm lũi đi lên lập đỉnh lịch sử mới. Từ đầu năm 2024, thị giá FRT đã tăng 59% qua đó leo lên mức 170.500 đồng/cp, cao nhất kể từ khi niêm yết tháng 4/2018. Vốn hóa thị trường của chủ chuỗi FPT Shop và nhà thuốc Long Châu cũng theo đó lập kỷ lục 23.200 tỷ đồng, ngấp nghé ngưỡng tỷ USD.

photo-1717258416552

Cổ phiếu FRT đi lên bền bỉ trong bối cảnh chuỗi nhà thuốc Long Châu không ngừng tăng trưởng cao và chuỗi FPT Shop đang có dấu hiệu hồi phục. Quý đầu năm, FPT Retail ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 9.042 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ 2023. Lợi nhuận trước thuế đạt 89 tỷ đồng, gấp 43 lần cùng kỳ và là mức cao nhất 5 quý.

Quý 1/2024, FPT Shop ghi nhận doanh thu giảm 21% so với cùng kỳ, xuống còn 3.583 tỷ đồng. Tuy nhiên, chuỗi bán lẻ ICT này đã giảm lỗ xuống thấp nhất 5 quý nhờ dịch chuyển cơ cấu sản phẩm giúp lãi gộp tăng 3%, cũng như tiếp cận được nguồn vốn vay lãi thấp giúp chi phí tài chính giảm 50% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu tiếp tục là trụ đỡ và động lực chính cho FPT Retail với doanh thu tăng 68% so với cùng kỳ 2023, lên hơn 5.530 tỷ đồng. Đến cuối quý 1/2024, FPT Retail có 1.587 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc, mỗi nhà thuốc thu bình quân gần 1,2 tỷ đồng một tháng trong quý đầu năm.

Năm nay, FPT Retail đặt mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 125 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ 294 tỷ đồng năm 2023. Với kết quả đạt được sau quý đầu năm, công ty đã thực hiện 24% kế hoạch doanh thu và hơn 71% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

photo-1717258436367

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hồi giữa tháng 4, FPT Retail đã công bố kế hoạch bán cổ phần riêng lẻ tối đa 10% của chuỗi thuốc Long Châu. Việc này nhằm huy động vốn để biến Long Châu thành một hệ sinh thái (Healthcare Platform) theo chu trình vòng đời sức khỏe của một con người – từ phòng bệnh đến chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh.

Long Châu tiếp tục là động lực tăng trưởng của FPT Retail giai đoạn 2024-25

Tỷ trọng thuốc tại Long Châu chiếm khoảng 70-80% trong cơ cấu sản phẩm, cao hơn mức trung bình 50-60% của các chuỗi nhà thuốc hiện nay. Trong thời gian đầu của thời kỳ tăng tốc mở mới, Long Châu hướng đến chiến dịch bán thuốc theo đơn, với tiêu chí ban đầu là đủ thuốc với giá cả hợp lý, cạnh tranh.

Theo báo cáo của BMI, quy mô kênh OTC (thuốc bổ, thực phẩm chức năng, thuốc có thể mua tại quầy) được dự báo sẽ đạt khoảng 2,1 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép CAGR = 6,1% giai đoạn 2025-27, trong khi kênh ETC (thuốc đặc trị, thuốc kê theo đơn bệnh viện) được dự báo đạt 7,1 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép CAGR = 7,1% giai đoạn 2025-27.

photo-1717258454624

Hiện nay, quy mô dân số của VN khoảng 100 triệu người, thu nhập trung bình 56 triệu đồng/năm với chi tiêu cho tiền thuốc bình quân hơn 1,7 triệu đồng/năm. Năm 2017, khi thu nhập bình quân là 46 triệu đồng, chi tiêu tiền thuốc bình quân tại Việt Nam khoảng 1,3 triệu đồng/năm cho thấy tốc độ chi tiêu cho thuốc cao hơn so với tốc độ gia tăng thu nhập bình quân đầu người.

Bên cạnh đó, MBS nhận thấy xu hướng cơ cấu già hóa dân số ngày một rõ rệt cùng với thói quen tiêu dùng cho các sản phẩm vitamin nhiều hơn sẽ là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường thuốc.

photo-1717258471427

Trong bán lẻ dược phẩm, việc quản lý hàng tồn kho và logistic là vấn đề nan giải và tốn khá nhiều chi phí của doanh nghiệp. MBS cho rằng, Long Châu có các thế mạnh về (1) công nghệ, cách thức áp dụng số hóa và AI trong việc quản lý và điều phối hàng hóa đã giúp họ luôn đảm bảo nguồn cung sản phẩm cho người tiêu dùng, (2) giá bán cạnh tranh so với các chuỗi bán lẻ dược phẩm hiện đại khác, (3) Dịch vụ tốt, thanh toán nhanh chóng, tiện lợi.

Tận dụng được thế mạnh thương hiệu sẵn có, Long Châu đã mở rộng mạnh mẽ và cán mốc 60 trung tâm tiêm chủng sau chưa đầy một năm (tính theo số liệu tháng 5/2024). Theo MBS, thị trường này tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng khi tỷ lệ bao phủ vaccine vẫn còn ít, các trung tâm tiêm chủng hiện đại đặc thù chưa có nhiều (dẫn đầu là VNVC với hơn 160 trung tâm).

Tuy nhiên, MBS cho rằng, bước đầu việc mở rộng lớn các trung tâm tiêm chủng sẽ khiến cho Long Châu tốn nhiều chi phí đầu vào và hoạt động chưa ghi nhận lợi nhuận. Theo kế hoạch, FPT Retail có đến 100 trung tâm tiêm chủng vaccine vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến sẽ nâng tổng số nhà thuốc của Long Châu vào cuối năm lên 1.900 cửa hàng.

Còn với mảng bán lẻ ICT, MBS kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn từ cuối năm 2024, khi cho vay tiêu dùng trở lại và khu vực sản xuất phục hồi, các đơn hàng mới xuất hiện nhiều hơn. Từ đó, thu nhập người tiêu dùng cải thiện, hỗ trợ cho nhu cầu hàng không thiết yếu trở lại. FPT Shop sẽ tiếp tục tái cấu trúc hoạt động, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến và mở rộng thêm các sản phẩm mới.

Hà Linh / An ninh Tiền tệ / Cafe

Theo dự báo mới nhất, GDP Việt Nam 2024 đứng thứ mấy Đông Nam Á, châu Á, và thế giới?

Năm 2024, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam đạt khoảng 465,81 tỷ USD.

Khu vực Đông Nam Á

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP đạt khoảng 465,81 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP đạt khoảng 1.475,7 tỷ USD.

Theo dự báo mới nhất, GDP Việt Nam 2024 đứng thứ mấy Đông Nam Á, châu Á, và thế giới?- Ảnh 1.
GDP các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 2024 theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF.

Thái Lan được dự báo xếp thứ 2 với quy mô GDP đạt khoảng 549 tỷ USD. Singapore xếp thứ 3 với quy mô GDP đạt khoảng 548,15 tỷ USD. GDP Philippines đạt khoảng 471,52 tỷ USD, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.

Malaysia, Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 445,52 tỷ USD; 68 tỷ USD; 45,15 tỷ USD; 15,51tỷ USD; 15,19 tỷ USD và 1,992 tỷ USD vào năm 2024.

Khu vực Châu Á

Trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan, Singapore và Việt Nam được dự báo lọt top 15 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2024.

Theo dự báo mới nhất, GDP Việt Nam 2024 đứng thứ mấy Đông Nam Á, châu Á, và thế giới?- Ảnh 2.
15 quốc gia có quy mô GDP năm 2024 lớn nhất châu Á theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF

Trong đó, Indonesia là quốc gia có xếp hạng cao nhất, được dự báo xếp thứ 5 trong các quốc gia có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2024. Theo sau là Thái Lan, Singapore, Philippines và Việt Nam với thứ hạng quy mô GDP lần lượt là 7, 10, 11, 12 trong top 15 quốc gia được dự báo có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2024.

Thế giới

Trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, nước có dự báo xếp hạng cao nhất là Indonesia, xếp thứ 16 trong các quốc gia có GDP lớn nhất thế giới năm 2024. Theo sau là Thái Lan, Singapore, Philippines và Việt Nam với thứ hạng được dự báo lần lượt là 26, 31, 32, 33 trong top 50 các quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới. Theo đó, IMF dự báo GDP Việt Nam năm 2024 đứng thứ 33 thế giới.

Theo dự báo mới nhất, GDP Việt Nam 2024 đứng thứ mấy Đông Nam Á, châu Á, và thế giới?- Ảnh 3.
35 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2024 theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF.

35 nền kinh tế lớn nhất thế giới theo dự báo mới nhất của IMF gồm có: Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Brazil, Ý, Canada, Nga, Mexico, Úc, Hàn Quốc, Tây ban nha, Indonesia, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê – út, Thụy Sỹ, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Argentina, Ireland, Thái Lan, Áo, Israel, UAE, Na Uy, Singapore, Philippines, Việt Nam, Iran và Bangladesh.

Minh Tiến / An ninh tiền tệ

Đề phòng Mỹ trả đũa, Trung Quốc thử nghiệm ‘canh bạc’ tiền tệ với Nga

“Mối quan hệ Trung – Nga đang cho phép Trung Quốc thực sự thử nghiệm quá trình phi đô la hóa trên quy mô lớn”, một chuyên gia tài chính nói.

Đồng nhân dân tệ (RMB) của Trung Quốc ngày càng được các đối tác thương mại của nước này, đặc biệt là Nga sử dụng trong các giao dịch quốc tế, sau khi Nga gần như bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Tờ Newsweek đưa tin, tính đến tháng 12/2023, RMB chiếm khoảng 1/3 thương mại của Nga.

Vincent Deluard – Giám đốc Chiến lược vĩ mô toàn cầu tại công ty dịch vụ tài chính StoneX Group Inc., nói với Newsweek rằng: “Mối quan hệ Trung – Nga đang cho phép Trung Quốc thực sự thử nghiệm quá trình phi đô la hóa trên quy mô lớn.”

Đề phòng Mỹ trả đũa, Trung Quốc thử nghiệm 'canh bạc' tiền tệ với Nga- Ảnh 1.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 20/3/2023. Ảnh: Getty

Theo phân tích của Nikkei, các giao dịch quốc tế của Trung Quốc bằng RMB đã lần đầu tiên vượt qua các giao dịch được thực hiện bằng USD trong quý đầu tiên của năm 2023.

RMB cũng đang đạt được sức hút trong thương mại giữa các nước bên thứ ba. Chính phủ Bangladesh đã bật đèn xanh cho khoản thanh toán trị giá 318 triệu USD bằng RMB cho Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Rosatom (Nga) để xây dựng Nhà máy Điện Hạt nhân Rooppur tại Bangladesh.

RMB cũng đang được sử dụng nhiều hơn ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Vào tháng 11/2023, Trung Quốc và Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ USD.

“Đạt được quyền tự chủ chiến lược là ngôi sao dẫn đường của Trung Quốc”, Deluard nói, đồng thời nhấn mạnh rằng việc giảm sự phụ thuộc vào USD là rất quan trọng để tránh đòn bẩy và sự trả đũa của Mỹ, như đã được chứng minh qua tình cảnh của Nga. “Bạn có thể lấy câu chuyện về Nga làm chất xúc tác.”

Tuy nhiên, RMB vẫn chiếm một phần nhỏ trong thanh toán toàn cầu, tăng lên 4,5% trong tháng 3/2024, trong khi đồng bạc xanh vẫn ở mức khoảng 47%.

Bất chấp dự đoán của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm ngoái rằng USD sẽ trải qua sự suy giảm mức độ liên quan “không thể đảo ngược”, nhưng đồng tiền này vẫn chiếm ưu thế. USD chiếm 58,41% trữ lượng được phân bổ của thế giới trong quý 4 năm 2023.

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng euro đứng thứ hai với mức dưới 20%, và RMB đứng thứ sáu với 2,29%.

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường sử dụng RMB trùng hợp với việc nước này đang nhanh chóng tích trữ vàng, dầu, đồng và các tài nguyên khác. Các nhà phân tích tin rằng các động thái này cũng nhằm mục đích tăng cường quyền tự chủ.

Deluard so sánh chiến lược này với việc Mỹ thành lập kho dự trữ dầu mỏ chiến lược sau khi nhận ra nguy cơ phụ thuộc vào dầu mỏ ở Trung Đông.

Theo Newsweek, thương mại Trung Quốc – Nga đã bùng nổ kể từ khi chiến sự Ukraine bắt đầu, đạt kim ngạch kỷ lục 240 tỷ USD vào năm ngoái.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt thứ cấp của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắm vào dòng tài chính đến các ngành công nghiệp của Nga được coi là hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Moscow đã khiến hoạt động kinh doanh giữa Trung Quốc và Nga gặp trở ngại. Các thương nhân Nga phàn nàn về tình trạng tắc nghẽn khi tiến hành thanh toán.

Các tổ chức cho vay lớn của Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng CITIC Trung Quốc và Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc (IBC) được cho là đã tạm dừng hoàn toàn các khoản thanh toán.

Reuters trích dẫn các nguồn tin hồi tháng trước ước tính rằng, có tới một nửa giao dịch của các công ty Nga với Trung Quốc hiện được xử lý bởi những đơn vị trung gian từ các khu vực pháp lý thân thiện như Hồng Kông (Trung Quốc), Kazakhstan hoặc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Xuất khẩu của Trung Quốc sang nước láng giềng phía bắc đã giảm trong tháng 3 lần đầu tiên kể từ khi xung đột bắt đầu, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hữu Hiển/ Theo Đời sống & Pháp luật