Những thành phố giàu nhất đã thay đổi diện mạo của thế giới ra sao?

Báo cáo về các thành phố giàu có nhất thế giới năm 2024 (World’s Wealthiest Cities Report 2024) mang đến cái nhìn hấp dẫn về sự thay đổi diện mạo của nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo World’s Wealthiest Cities Report 2024 đã một lần nữa cho thấy các chương trình di cư đầu tư nổi lên như một công cụ mạnh mẽ cho những cá nhân có thu nhập ròng cao đang tìm cách thâm nhập vào các thành phố hứa hẹn nhất thế giới.

New York – Thành phố giàu nhất thế giới

Theo báo cáo trên, khi nói đến số lượng triệu phú sở hữu tài sản có thể đầu tư thanh khoản từ 1 triệu USD trở lên, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu với 11 thành phố trong Top 50. Trong đó, thành phố New York, giữ vững vị trí số 1, với tổng tài sản mà cư dân Big Apple nắm giữ hiện vượt quá 3 nghìn tỷ USD – cao hơn tổng tài sản ở hầu hết các quốc gia G20.

New York có tới 350.000 triệu phú USD. Dân số của thành phố này hiện khoảng 8,336 triệu người, như vậy cứ 24 người thì có 1 triệu phú USD. Trên thực tế, New York cũng là nơi sinh sống của 62 tỷ phú USD và hơn 744 triệu phú USD có ít nhất 100 triệu USD trở lên.

Những thành phố giàu nhất đã thay đổi diện mạo của thế giới ra sao?- Ảnh 1.

Thành phố New York, Mỹ (Ảnh: Britannica)

Tokyo (Nhật Bản), quốc gia dẫn đầu cách đây một thập kỷ, đã chứng kiến sự sụt giảm 5% dân số cư trú, hiện đứng ở vị trí thứ 3 với 298.300 triệu phú. Singapore tăng hai bậc lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng toàn cầu, sau mức tăng ấn tượng 64% về số triệu phú trong 10 năm qua. Thành phố này tự hào vì hiện có 244.800 triệu phú thường trú, và 30 tỷ phú. .

London (Anh) từng là thành phố giàu có nhất thế giới trong nhiều năm, tiếp tục tụt hạng trong bảng xếp hạng và hiện đứng ở vị trí thứ 5 với 227.000 triệu phú, và 35 tỷ phú – giảm 10% trong thập kỷ qua.

Ngược lại, Los Angeles, nơi có 212.100 triệu phú và 43 tỷ phú, đã tăng hai bậc trong khoảng thời gian 10 năm, lên vị trí thứ 6, với mức tăng trưởng dân số giàu có đáng chú ý là 45%.

Paris, thành phố giàu có nhất ở lục địa châu Âu, vẫn giữ vị trí thứ 7 với 165.000 triệu phú thường trú, trong khi Sydney vươn lên vị trí thứ 8 với 147.000 triệu phú sau mức tăng trưởng tài sản đặc biệt mạnh mẽ trong 20 năm qua.

Đâu là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng?

Tiến sĩ Juerg Steffen, Giám đốc điều hành của Henley & Partners, cho biết yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng ở các thành phố giàu có nhất thế giới là hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của thị trường tài chính.

Mức tăng 24% của chỉ số S&P 500 trong năm ngoái, cùng với mức tăng 43% của Nasdaq và mức tăng đáng kinh ngạc 155% của Bitcoin, đã đem đến vận may cho nhiều nhà nhà đầu tư giàu có. Ngoài ra, những tiến bộ nhanh chóng về trí tuệ nhân tạo, robot và công nghệ chuỗi khối đã mang đến những cơ hội mới cho việc tạo ra và tích lũy của cải.

Tuy nhiên, ngay cả khi những cơ hội mới xuất hiện thì những rủi ro cũ vẫn tồn tại. Cuộc chiến ở Ukraine, khiến số triệu phú ở Moscow giảm mạnh 24% xuống còn 30.300, là một lời nhắc nhở rõ ràng về sự mong manh trong một thế giới bất ổn và bất ổn.

Sự bùng nổ của triệu phú Trung Quốc

Trung Quốc đã có sự hiện diện đáng chú ý trong bảng xếp hạng Top 50 thành phố giàu có nhất mới nhất, với 5 thành phố ở Đại lục lọt vào danh sách và 7 thành phố khi tính cả Hong Kong (với 143.400 triệu phú) và Đài Bắc (30.200). Bắc Kinh (125.600 triệu phú) lần đầu tiên lọt vào Top 10 sau khi số triệu phú tăng 90% trong thập kỷ qua, và mặc dù Hong Kong đã tụt bốn bậc xuống vị trí thứ 9, Thượng Hải (123.400), Thâm Quyến (50.300), Quảng Châu (24.500) và Hàng Châu (31.600) đều ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng triệu phú.

Những thành phố giàu nhất đã thay đổi diện mạo của thế giới ra sao?- Ảnh 2.

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc (Ảnh: Britannica)

Ông Andrew Amoils, Trưởng phòng Nghiên cứu của New World Wealth, cho biết Thâm Quyến là thành phố phát triển nhanh nhất thế giới dành cho người giàu, với số triệu phú bùng nổ 140% trong 10 năm qua. Hàng Châu cũng có mức tăng trưởng khổng lồ 125% và số triệu phú ở Quảng Châu đã tăng 110% trong thập kỷ qua.

Khi nói đến tiềm năng tăng trưởng tài sản trong thập kỷ tới, các thành phố cần theo dõi bao gồm Bengaluru (Ấn Độ), Scottsdale (Mỹ) và Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam). Cả ba đều đạt được tốc độ tăng trưởng đặc biệt trên 100% về số lượng triệu phú thường trú trong mười năm qua.

Những thành phố tiềm năng

Ở khu vực Trung Đông, Dubai dễ dàng chiếm ngôi vương là thành phố giàu có nhất khu vực với tốc độ tăng trưởng dân số triệu phú ấn tượng 78% trong 10 năm qua, hiện được xếp hạng là thành phố giàu thứ 21 trên thế giới. Mặc dù thủ đô giàu dầu mỏ Abu Dhabi của UAE vẫn chưa giành được một vị trí nào trong Top 50, nhưng tốc độ tăng trưởng trên 75% khiến nó có khả năng trở thành đối thủ trong tương lai.

Mặc dù không có thành phố châu Phi hoặc Nam Mỹ nào lọt vào Top 50, nhưng báo cáo xác định một số ngôi sao đang lên bao gồm Nairobi (4.400 triệu phú) và Cape Town (7.400).

Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới

Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Monaco, được cho là nơi trú ẩn an toàn hàng đầu thế giới dành cho giới siêu giàu, nơi tài sản trung bình vượt quá 20 triệu USD, cũng là thành phố được xếp hạng hàng đầu về mức độ giàu có bình quân đầu người. Hơn 40% cư dân ở đây là triệu phú – tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ thành phố nào trên toàn cầu. Nó cũng đứng đầu danh sách Thành phố đắt đỏ nhất thế giới, với giá căn hộ thường xuyên vượt quá 35.000 USD mỗi m2.

Những thành phố giàu nhất đã thay đổi diện mạo của thế giới ra sao?- Ảnh 3.

Monaco, thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới (Ảnh: Crevisio)

Thành phố New York đứng thứ 2 với giá trung bình bất động sản cao cấp là 28.400 USD/m2, tiếp theo là London (26.500 USD/m2), Hong Kong (25.800 USD/m2), Saint Jean-Cap-Ferrat ở Pháp (25.000 USD/m2). mỗi m2) và Sydney (22.700 USD mỗi m2).

Đàm Linh /Theo VTV / Cafe VN

Bình luận về bài viết này