Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 10-16/6

Các cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Nhật Bản, cuộc họp của G7, cùng với dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ và dữ liệu việc làm ở Vương quốc Anh đều sẽ diễn ra trong tuần tới. Ngoài ra còn nhiều sự kiện quan trọng khác nữa.

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 10-16/6- Ảnh 1.

Kết quả cuộc bỏ phiếu bầu các thành viên Nghị viện châu Âu (EP) – t hể chế chính trị quan trọng hàng đầu của EU vào ngày 6-9/6 và Đảng Lao động Anh dự kiến sẽ công bố các kế hoạch chính sách của mình trước cuộc bầu cử ngày 4/7 mà đảng này được cho là sẽ giành chiến thắng.

Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 10-16/6/2024:

1/ Fed: Rắc rối nhân đôi

Fed có vẻ chắc chắn sẽ giữ lãi suất ổn định khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào ngày 12/6.

Lạm phát đã hạ nhiệt sau đợt tăng suất mạnh lãi mẽ bắt đầu từ năm 2022 nhưng vẫn chưa giảm xuống mục tiêu 2%.

Số liệu lạm phát tháng 5 sẽ được công bố chỉ vài giờ trước khi Fed tuyên bố kết quả cuộc họp tháng 6. Những dấu hiệu tiếp theo về việc giảm lạm phát có thể củng cố kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất, đặc biệt là khi kinh tế có dấu hiệu suy yếu.

Diễn biến trên Phố Wall, được thúc đẩy bởi lạm phát hạ nhiệt, sẽ được theo dõi chặt chẽ. Các nhà giao dịch tiếp tục kỳ vọng vào một số biện pháp nới lỏng tiền tệ trong năm nay, thậm chí một số người có hy vọng mong manh về việc Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 7/2024.

Ngược lại, nếu kết quả lạm phát tồi tệ có thể khiến các nhà đầu tư lo sợ và khơi lại nỗi lo suy thoái kinh tế vốn đã ngủ yên trong nhiều tháng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, các dữ liệu Mỹ sắp công bố có thể sẽ thúc đẩy thị trường trước cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell sau cuộc họp của Fed.

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 10-16/6- Ảnh 2.

 Lạm phát ở Mỹ.

2/ BOJ họp về lãi suất

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda đã đưa ra gợi ý rõ ràng về những gì sẽ xảy ra tại cuộc họp vào tháng 6.

Hôm thứ Năm vừa qua, ông nói rằng việc giảm dần lượng trái phiếu khổng lồ mà Chính phủ mua vào là phù hợp khi BOJ thoát khỏi gói kích thích đã thực hiện trong nhiều thập kỷ, nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ hành động “thận trọng” trong việc tăng lãi suất sau khi tháng 3 vừa qua tăng lần đầu tiên kể từ năm 2007.

Một sự đồng thuận đang được xây dựng nhằm giảm bớt việc nới lỏng định lượng trong thời gian dài khi BOJ kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào ngày 14 tháng 6.

Ngân hàng Mizuho Securities dự đoán khả năng Chính phủ sẽ giảm 1 nghìn tỷ yên (6,4 tỷ USD) lượng mua trái phiếu hàng tháng xuống còn khoảng 5 nghìn tỷ yên mỗi tháng.

Liệu điều đó có hỗ trợ cho đồng yên đang bị suy yếu hay không lại là một vấn đề khác, vì BOJ và Chính phủ Nhật Bản lo ngại rằng đồng nội tệ yếu có thể làm hỏng chu kỳ lạm phát nhẹ và tăng lương ổn định như mong đợi.

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 10-16/6- Ảnh 3.

 Lạm phát và lãi suất của Nhật Bản.

3/ G7 họp về một loạt vấn đề quan trọng

Các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 tuần tới sẽ họp thảo luận về một loạt các vấn đề quan trọng. Trong những ngày 13-15/6, họ sẽ họp tại Bari, Ialy thảo luận về sự ủng hộ của nhóm G7 dành cho Ukraine, sau đó ngày 15-16/6 sẽ tới Thụy Sỹ tham dự Hội nghị hòa bình.

Theo người phát ngôn văn phòng tổng thống Ukraine Serhiy Nikiforov, hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ được xây dựng dựa trên công thức hòa bình 10 điểm của Ukraine. Trong đó, các bên sẽ tập trung vào 3 chủ đề gồm: an ninh lương thực, an toàn hạt nhân, và việc giải thoát toàn bộ tù nhân cũng như người bị trục xuất. Công thức hòa bình 10 điểm của ông Zelensky lần đầu được giới thiệu ở cuộc họp G20 tháng 11/2022.

Mối lo ngại của các nhà hoạch định chính sách G7 về xuất khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc, được mệnh danh là “sự dư thừa công suất trong công nghiệp”, đặc biệt liên quan đến các phương tiện sử dụng năng lượng mới, cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự.

G7 nhóm họp ngay sau cuộc bầu cử ở EU và sẽ là lần đầu tiên có sự tham gia của một số nhân vật chủ chốt của EU.

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 10-16/6- Ảnh 4.

 Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất của Mỹ, EU và Trung Quốc.

4/ Dữ liệu tiền lương ở Anh

Dữ liệu về thị trường lao động Anh công bố thứ Ba (11/6) là trọng tâm để các nhà đầu tư Vương quốc Anh đánh giá liệu áp lực tiền lương có giảm bớt đủ nhanh để kỳ vọng Ngân hàng trung ương Anh sớm hạm lãi suất hay không.

Thu nhập trung bình hàng tuần của người lao đông Anh, không bao gồm tiền thưởng, đã tăng 6% trong 3 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước và mức lương tối thiểu tăng 9,8% ở Anh trong tháng 4 có thể đẩy tốc độ tăng trưởng đó cao hơn.

Cho đến gần đây, các nhà kinh tế vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ giảm vào tháng 6, nhưng sau đó áp lực lạm phát dai dẳng khiến thị trường phải lùi thời hạn dự đoán đến tháng 11.

Dữ liệu GDP tháng 4 của Anh sẽ được công bố vào thứ Tư (12/6) có thể cho thấy mức tăng trưởng đã chậm lại sau khi tăng mạnh 0,6% trong Quý 1. S&P cho biết dữ liệu PMI cho thấy mức tăng trưởng GDP quý 2/2024 ước tính ở mức 0,3%.

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 10-16/6- Ảnh 5.

 Thu nhập trung bình hàng tuần ở Anh.

5/ Chuyến lưu diễn Eras Tour của siêu sao âm nhạc Taylor Swift

Đến lượt Châu Âu được hưởng lợi từ chuyến lưu diễn Eras Tour của siêu sao âm nhạc Taylor Swift, sẽ diễn ra ở Anh trong những ngày tới, sau đó là ở Hà Lan và Thụy Sĩ.

Barclays cho rằng chuyến lưu diễn này có thể mang lại sự thúc đẩy gần một tỷ bảng Anh cho nền kinh tế Anh, với mức chi tiêu của những người mua vé tham dự cao hơn 12 lần chi phí trung bình cho một đêm đi chơi ở Anh.

Ngân hàng Bank of America ( BofA) cho biết đợt dừng chân ở Paris của Taylor Swift đã khiến chi tiêu thẻ BofA quốc tế tại thủ đô của Pháp những ngày 9-13/5 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Việc tăng chi tiêu, ngay cả khi chỉ là tạm thời, cho thấy lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ có thể duy trì lâu hơn. Một số người cho rằng người chiến thắng thực sự là Swift: tạp chí Time đưa tin chuyến lưu diễn Eras đã đưa cô trở thành tỷ phú vào tháng 10. Taylor Swift đã có một năm 2023 bùng nổ toàn cầu, không chỉ thúc đẩy nền kinh tế với Eras Tour mà còn được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm. Và đây sẽ không phải là lần cuối cùng các nhà kinh tế tranh luận về “Lạm phát nhanh” và “Học thuyết kinh tế Swift”.

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 10-16/6- Ảnh 6.

 Ngành bán lẻ châu Âu tăng trưởng có sự góp phần của chuyến lưu diễn của Taylor Swift.

Tham khảo: Reuters / Vũ Ngọc Diệp / Nhịp Sống Thị Trường / Cafe

Bình luận về bài viết này