Ngoại trưởng Blinken tới TQ để tăng giao lưu Mỹ-Trung còn VN đang chọn vị thế gì?

Secretary of State Antony Blinken answers questions by the media at Stanford University in Stanford, California

Chuyến thăm Trung Quốc vào đầu tháng 2 này của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau bốn năm kể từ khi Ngoại trưởng Mike Pompeo thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2018 đang được giới quan sát ở Việt Nam chú ý.

Nếu Mỹ, Trung tăng cường can dự, liên kết; nếu lợi thế trong chiến tranh ở Ukraine ngày càng nghiêng về phía quân và dân Ukraine, Việt Nam “còn có cửa ra” về đối ngoại, tình hình Biển Đông sẽ đỡ căng thẳng hơn. Đó là nhận định của một quan chức Bộ Ngoại giao ở Hà Nội mà người viết bài này nghe được.

Sự đón đợi chung: Giai điệu chủ đạo của chuyến thăm sắp tới là, Hoa Kỳ và Trung Quốc rồi sẽ giao lưu nhiều hơn trong năm 2023 để cùng nhau xử lý những bất đồng, tránh gây xung đột trực tiếp, nhưng hai bên vẫn tiếp tục cạnh tranh trong những lĩnh vực buộc phải cạnh tranh, vì lợi ích sát sườn của mỗi bên.

Theo GS. Vương Dũng, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Mỹ của Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, chuyến thăm của ông Blinken có một tiêu chí chính trị rất quan trọng. Bang giao Trung – Mỹ đã xấu đi rõ rệt trong 4 năm qua, giờ là lúc cần phải làm ngưng sự sa sút ấy và làm cho mối quan hệ ổn định trở lại.

Ông Blinken được cho là có ba nhiệm vụ trọng tâm: Quản lý và kiểm soát các đầu mối khủng hoảng, tránh để cả hai bên đi đến va chạm gay gắt; Nối lại các cuộc giao lưu bị gián đoạn trong lĩnh vực truyền thông và học thuật; Bàn về sự hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực có quan tâm chung như biến đổi khí hậu…

Riêng với VN, có một lo ngại mang quán tính rằng liệu sự xích gần lại của Hoa Kỳ và TQ trong năm 2023 này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp gì đến quan hệ Việt-Mỹ hay không?

Thời Tổng thống Carter đã qua…

Nếu các nhà viết sử rồi đây chọn chuyến thăm cấp nhà nước của Phó Tổng thống Kamala Harris đến Hà Nội vào tháng 9/2021 làm “cột mốc”, thì quá trình “giãn cách” các quan hệ giữa Hà Nội với Washington đã xảy ra ngay từ thời điểm kịch tính ấy, bất kể nguyên nhân sâu xa là do đâu.

Big differences
Chụp lại hình ảnh,Quan hệ Hoa Kỳ – TQ có tác động sâu rộng đến tình hình khu vực châu Á-TBD

Quá trình “giãn cách” ấy bắt đầu bằng việc Việt Nam trên thực tế hoặc bị nhìn nhậ như đã “hạ cấp” sự hiện diện của PTT Harris khi chuyên cơ sắp cất cánh.

Ngó sang quốc đảo Singapore, đích thân Thủ tướng Lý Hiển Long mời, trực tiếp hội đàm và họp báo chung với bà Harris. So với mức độ trọng thị mà Singapore dành cho PTT Mỹ, Việt Nam hạ xuống mấy cung bậc trong các thủ tục về khánh tiết. Đặc biệt, đã không đáp ứng yêu cầu lớn nhất của Mỹ là nâng cấp quan hệ Mỹ – Việt lên “đối tác chiến lược”, như trang RFA bản tiếng Anh đã nêu.

Những “động tác giả” của Việt Nam sau đó được đáp lại: Hàng không mẫu hạm Mỹ không cập cảng Đà Nẵng như mong đợi, các chuyến thăm đã lên kế hoạch của các quan chức cấp cao Mỹ trong tháng 7/2022 cũng bị hủy.

Phía Hoa Kỳ chưa hồi đáp, dẫu có đến cả sáu lần Việt Nam nhắc đi nhắc lại lời mời ông Biden thăm Hà Nội; Mỹ cũng đánh bài lờ cuộc điện đàm được công bố giữa TT Biden với TBT Nguyễn Phú Trọng.

Hẳn nhiên, bang giao Việt – Mỹ giờ này khác xa thời Tổng thống Jimmy Carter. Cuối những năm 1980, theo “Hồi ức và suy nghĩ” của Thứ trưởng Ngoại gioa VN, ông Trần Quang Cơ, lúc đó, Mỹ đã quyết định dứt bỏ quá trình đàm phán bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, vì Việt Nam tham gia khối Comecon và ký hiệp ước với Liên Xô.

Việt Nam không còn là đề tài mặc cả

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper thăm nhà máy của GE và VinFast ở Hải Phòng hôm 18/4
Chụp lại hình ảnh,Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper thăm nhà máy của GE và VinFast ở Hải Phòng hôm 18/4/2022

Nhưng ông Trần Quang Cơ đã không nhắc đến một lý do quan trọng khác: Trong chính quyền Mỹ thời bấy giờ, thế lực muốn thúc đẩy việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc năm 1978 lấn lướt, nhất là khi Bắc Kinh lại có yêu cầu muốn Washington bình thướng hóa quan hệ với Trung Quốc trước Việt Nam…

Không còn là đề tài mặc cả, nhưng Việt Nam giờ đây vẫn liên quan đến một số vấn đề khu vực rất đụng chạm đến các quyền lợi của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Cách Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân biển trong chiến lược vùng xám đang làm náo động không chỉ Việt Nam mà cả nhiều nước ASEAN khác, là một điển hình.

Chưa hết, mặc dầu TBT Tập Cận Bình có hạ giọng, nhưng tình hình Biển Đông ngày từ những ngày đầu 2023 này vẫn không yên tĩnh. Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh các cơ sở phòng không ở Biển Đông, đặc biệt xây dựng các bệ phóng tên lửa trên đảo Su Bi, Vành Khăn, Chữ Thập và một số đảo khác của Việt Nam.

Trong khi Hà Nội “nằm yên” và ưu tiên cho các xàn xếp nhân sự nội bộ thì Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã chủ động đề xuất với Trung Quốc cần có cơ chế tham vấn ở cấp các Ngoại trưởng để ngăn chặn bất cứ sự leo thang nào trong khi các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn.

Mới đây thôi, tàu hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng rượt đuổi tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, các hành động bồi lấp của Trung Quốc tại Trường Sa trước đó cũng được giới quan sát đánh giá là động thái chưa từng có nằm trong mưu đồ lâu dài của Bắc Kinh củng cố các yêu sách đối với lãnh thổ tranh chấp.

Trung Quốc hiện đang sử dụng các lực lượng bán quân sự để gây áp lực với Việt Nam và một số nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Bắc Kinh.

Các lực lượng dân quân biển này còn phối hợp với các tổ chức quân sự để tiến hành các hoạt động tình báo và ngăn chặn tàu bè nước ngoài, theo Báo cáo thường niên về an ninh năm 2023, do Viện Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản công bố trên aspistrategist.org.au (16/01).

Ngoại trưởng Blinken sẽ phản ứng thế nào đối với “Sáng kiến Phát triển Toàn cầu” (GDI) và “Sáng kiến An ninh Toàn cầu” (GSI) là hai khuôn khổ đa phương do Trung Quốc vừa công bố, sẽ là một thử thách cho quan hệ tới đây. TBT Trọng trong chuyến thăm Bắc Kinh năm ngoái đã bày tỏ sự hưởng đối với các nỗ lực của ôngTập nhằm định hình trật tự thế giới theo thiết kế riêng của Bắc Kinh.

Lõi của “trật tự mới” ấy là “hợp tác không giới hạn” Nga – Trung. Nếu Putin “làm cỏ” được Ukraine, tôi nghĩ ông Tập Cận Bình không kiêng nể gì mà không động thủ ở Biển Đông hay Đài Loan.

Liệu ông Blinken có nêu quan ngại của ASEAN về dân quân biển của TQ mà việc triển khai lâu nay ở Biển Đông làm tăng nghi ngờ, căng thẳng về TQ ở các nước trong vùng, và ở Mỹ, bấy chấp chương trình FONOP của Hải quân Hoa Kỳ?

Nếu chiến thắng sẽ thuộc về quân và dân Ukraine, ông Tập phải “tính bài lùi”, tình hình Biển Đông sẽ đỡ căng thẳng hơn, Việt Nam “còn có cửa ra” về đối ngoại. Đó là nhận định của một nhà ngoại giao VN, xn tạm ẩn danh ở Hà Nội.

Và có chăng một định mệnh ‘đi trước về sau’?

Thời của bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ đã qua, nhưng thời của nâng cấp bang giao song phương lên “đối tác chiến lược” dường như chưa tới. Những “lỡ trớn” trong năm 2023 gần như lặp lại một định mệnh.

Thật khó vượt qua được “lời nguyền địa lý” ấy. Trong quan hệ tay ba Việt – Mỹ – Trung, nhìn lại lịch sử, chúng ta luôn bị “nhỡ tàu”, mà “nhỡ tàu” phần chủ yếu là do bị Trung Quốc cản phá.

Trong bang giao với Mỹ, điều gì cản trở nâng cấp “đối tác chiến lược toàn diện”? Nhưng Trung Quốc là thế, ân uy rõ ràng, hàng sống chống chết. Việc Đảng CSVN loại hai Phó thủ tướng được cho là “kỹ trị”, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam “về vườn” hôm 08/01 xảy ra lại đúng ngày giờ Trung Quốc mở cửa biên giới cho Việt Nam thông xe. Vậy là sao?

Cùng lúc, ai quan sát tình hình đều ghi nhận từ phía Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Daniel Kritenbrink, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin và cả Đại sứ Marc Knapper luôn nhấn mạnh đến nhu cầu nâng cấp mối quan hệ song phương.

Xuân Quý Mão này, thông điệp của Đại sứ Knapper gửi lời chúc Tết đến tất cả mọi người dân Việt Nam quá rõ ràng.

Nhưng có phải một định mệnh gì đó khiến Việt Nam luôn phải chờ Trung Quốc “làm thân thành công với Hoa Kỳ trước”, rồi mới bám theo sau?

Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả. BBC luôn hoan nghênh các góc nhìn khác nhau về quan hệ quốc tế liên quan đến Việt Nam. Các bạn nhớ gửi bài tới địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.

Theo BBC

Tướng Mỹ: Chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc trong hai năm tới

Trung sĩ Không quân Joshua Poticha hướng dẫn phi cơ vận tải KC-46A của AMC vào vị trí ở căn cứ Vệ binh Quốc gia New Hampshire hôm 11/12/2020. Ảnh U.S. Air National Guard photo by Tech. Sgt. Aaron Vezeau.

Đại tướng Michael A. Minihan, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Lưu động Không quân (Air Mobility Command – AMC), đã gửi một bản ghi nhớ đến thuộc cấp, cảnh báo một cuộc chiến tranh với Trung Quốc có thể xảy ra vào năm 2025 – sớm hơn dự báo của các quan chức quốc phòng cao cấp khác.

Bộ Tư lệnh AMC của tướng Minihan điều hành đội máy bay vận tải và tiếp nhiên liệu đông đảo của Không quân Hoa Kỳ. Trong bản ghi nhớ, Tướng Minihan yêu cầu các sĩ quan và binh sĩ dưới quyền phải tăng tốc độ chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng tại khu vực Đài Loan. Ông cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết chiếm Đài Loan vào năm 2025 sau khi Đài Loan và Hoa Kỳ đều bầu cử tổng thống năm 2024 và người dân Mỹ sẽ không chú ý tới biến cố ở Đông Á trước khi quá muộn.

“Tôi hy vọng là mình sai. Nhưng bản năng mách bảo rằng chúng ta sẽ chiến đấu vào năm 2025”, Tướng Minihan viết. “Tập đã bảo đảm được nhiệm kỳ thứ ba, đã thành lập hội đồng chiến tranh vào tháng Mười 2022. Cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ diễn ra vào năm 2024 sẽ cho Tập một lý do. Cuộc bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ cũng sẽ diễn ra vào năm 2024 và sẽ mang đến cho Tập Cận Bình một nước Mỹ bị phân tâm. Đội ngũ của Tập, lý trí và cơ hội đều hội tụ vào năm 2025.”

Để chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới, Tướng Minihan khuyến khích hàng nghìn quân dưới quyền chỉ huy của ông chuẩn bị cho chiến tranh một cách tích cực; tất cả nhân viên nên “xem xét các vấn đề cá nhân của họ” và hăng hái hơn trong việc huấn luyện. Vị tư lệnh cũng đưa ra một tình huống rủi ro mà không quân Mỹ phải lưu ý khi đối đầu với Bắc Kinh là không quân Trung Quốc sẽ tung ra “những bầy máy bay không người lái” loại bán trên thị trường dân sự để gây mất chú ý. 

Bản ghi nhớ được NBC News đưa tin lần đầu vào hôm nay thứ Sáu, đề ngày 1 tháng Hai và được phân phát tới các chỉ huy cấp dưới của Minihan. Người phát ngôn của Quân chủng Không quân, Thiếu tá Hope Cronin, đã xác nhận tính xác thực của nó. Người phát ngôn Ngũ Giác Đài, Trung tướng Patrick Ryder, cho biết hôm thứ Sáu rằng chiến lược phòng thủ quốc gia của Hoa Kỳ đã nêu rõ “rằng Trung Quốc là thách thức lớn nhất” và các quan chức Hoa Kỳ đang làm việc với các đồng minh và đối tác để “duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, tự do và rộng mở”. 

Thảo luận phương án vận tải ở một đơn vị của AMC. Ảnh AMC News

Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã vài lần cảnh báo Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan, vốn là một đảo quốc độc lập. Bộ Quốc phòng dưới thời Tổng thống Biden và người tiền nhiệm, Tổng thống Donald Trump, đã tuyên bố Trung Quốc là mối quan tâm lâu dài hàng đầu của họ do Bắc Kinh mở rộng nhanh chóng sức mạnh quân sự và hành động quyết đoán trong những năm gần đây.

Từ mối lo ngại về Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tìm cách mở rộng quan hệ quân sự với các đối tác cùng chí hướng trên khắp Thái Bình Dương. Hồi đầu tháng này, chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiết lộ rằng một đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa sẽ được cải tổ thành một lực lượng có khả năng di chuyển nhanh qua các hòn đảo trong khu vực và vận hành hỏa tiễn tầm xa.

Nhưng các quan chức Hoa Kỳ đưa ra những thông điệp không thống nhất về việc liệu Trung Quốc có tấn công Đài Loan hay không, và khi nào thì cuộc chiến có thể nổ ra. Năm 2021, Đô đốc Phil Davidson, khi đó là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đưa ra dự đoán Bắc Kinh có thể tấn công Đài Loan vào năm 2027. 

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, phát biểu vào ngày 11 tháng Giêng 2023 trong một cuộc họp báo cùng với các quan chức Nhật Bản, nói rằng Hoa Kỳ đã quan sát thấy một số “hành vi rất khiêu khích” từ các lực lượng Trung Quốc trong nỗ lực chống lại các chuẩn mực quốc tế. Nhưng ông cũng xoa dịu mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể sớm tấn công Đài Loan.

“Nhưng liệu điều đó có nghĩa là một cuộc chiến xâm lăng sắp xảy ra hay không? Tôi thực sự nghi ngờ điều đó,” Bộ Trưởng Austin nói. “Vì vậy, chúng ta tiếp tục theo dõi và chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác để làm mọi thứ để có thể bảo đảm rằng nước Mỹ muốn thúc đẩy hòa bình và ổn định… trong khu vực Thái Bình Dương nói chung.”

Trước khi tiếp quản Bộ Tư lệnh Cơ động Hàng không vào năm 2021, Tướng Minihan đã đảm nhận nhiều vai trò có ảnh hưởng ở Thái Bình Dương bắt đầu từ năm 2013. Ông đã có thời gian giữ chức vụ Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phụ trách Trung Quốc và Đài Loan, từ tháng Chín năm 2019 đến tháng Tám năm 2021.

Bình Phương / Saigon Nhỏ

Khách sạn Việt vào top nên đặt phòng năm 2023

Anam Mũi Né nằm trong danh sách những cái tên được CNN gợi ý nên đặt phòng nếu có ý định du lịch trong năm 2023.

CNN yêu cầu các chuyên gia du lịch “lựa chọn cẩn thận” 10 khách sạn mới, khai trương trong 2022 và 2023 để giới thiệu với du khách khắp thế giới. Danh sách được công bố ngày 27/12, lựa chọn theo tiêu chí: mới mở (2022-2023), là nơi nghỉ dưỡng sang trọng đẳng cấp hoặc là điểm đến thời thượng trong các khu đô thị lớn của thế giới. Bên cạnh đó, việc di chuyển đến khách sạn phải thuận tiện, ẩm thực phong phú và xứng đáng cho một kỳ nghỉ hạng A.

The Anam Mũi Né, Việt Nam

“Có nhiều khu nghỉ dưỡng sẽ khai trương tại Việt Nam vào năm sau, nhưng chúng tôi chọn The Anam Mũi Né, khu nghỉ sẽ mở cửa vào tháng 1”, CNN viết về khách sạn ở Việt Nam.

Các chuyên gia lựa chọn nơi này do khách sạn mang lại cho họ cảm giác đặc biệt, với thiết kế thanh lịch, nhiều chi tiết được trang trí thủ công. Khách sạn có 127 phòng, mỗi phòng đều trưng bày những bức tranh gốc của các họa sĩ Việt Nam, với nội dung kể về phong cảnh, văn hóa của đất nước. Giá phòng từ 260 USD. Ảnh: Booking

Punakha River Lodge, Bhutan

Punakha River Lodge mở cửa đón khách từ 9/2023. Khu nhà bằng gỗ này chỉ có sáu dãy phòng dạng lều và hai biệt thự có bể ngâm riêng, bồn tắm nước nóng (tùy theo mùa). Khách sạn nằm bên bờ sông Mo Chhu, sâu trong thung lũng Punakha. Mỗi phòng đều có tầm nhìn thẳng ra dãy Himalaya. Các hoạt động giải trí khi đến đây gồm: đi bộ đường dài, thăm đền thờ của người Bhutan, ăn trưa trên cánh đồng lúa, tắm đá nóng truyền thống. Giá phòng chưa công bố. Ảnh: andbeyond

Emerald Faarufushi Resort & Spa, Maldives

Emerald Faarufushi nằm trên đảo san hô vòng Raa (Raa Atoll) có khí hậu nhiệt đới, cây cối tươi tốt và nắng ấm quanh năm, xung quanh là biển. Du khách có thể chọn một trong số 38 biệt thự trên bãi biển, hoặc 42 biệt thự mặt nước. Ngoài ra, nơi này còn có một spa, trung tâm lặn biển, câu lạc bộ dành cho trẻ nhỏ lớn nhất Maldives và năm nhà hàng (khách đến đây sẽ được cung cấp dịch vụ ăn, uống trọn gói ngày ba bữa). Khách sạn khai trương tháng 10/2022. Giá phòng từ 1.378 USD. Ảnh: Emerald Faarufushi Resort & Spa

Hoshino Resort KAI Yufuin, Nhật Bản

“Không có một danh lam thắng cảnh nào đẹp hơn KAI Yufuin, một nhà nghỉ kiểu truyền thống nằm bên suối nước nóng giữa vùng núi Yufu và cánh đồng lúa nổi tiếng ở Oita”, CNN viết về khu nghỉ dưỡng mới khai trương tháng 8 Hoshino Resort KAI Yufuin ở Nhật Bản. Kiến trúc sư chính của khách sạn là Kengo Kuma, người được TIME vinh danh là kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021. Khu nghỉ có 45 phòng, xen giữa những ruộng bậc thang. Nơi này có ba suối nước nóng. Bên cạnh đó, khu nghỉ có một dãy phòng riêng. Giá phòng từ 250 USD. Ảnh: Hoshino Resorts

Atlantis The Royal, Dubai

Atlantis The Royal, Dubai là nơi ở sang trọng, được đánh giá là một “công trình kiến trúc kỳ công, với 795 phòng xa hoa”. Trong số này 44 phòng có hồ bơi vô cực, 17 nhà hàng và quán bar. Trong đó, 8 nhà hàng do các đầu bếp nổi tiếng thế giới đảm nhiệm như Heston Blumenthal, Nobu Matsuhisa và José Andrés. Khách sạn còn có thủy cung sứa lớn nhất thế giới, đài phun nước thở ra lửa và bãi biển riêng. Dự kiến khách sạn mở cửa vào tháng 1/2023, giá phòng từ 1.443 USD. Ảnh: Atlantis The Royal

Conrad Los Angeles, Mỹ

Khách sạn khai trương vào mùa hè năm nay, có 305 phòng được bao quanh là cửa kính trong suốt từ trần đến sàn, giúp du khách có tầm nhìn toàn cảnh Los Angeles. Điểm nổi bật của khách sạn là có hai nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng thế giới José Andrés: một quán ăn kiểu Tây Ban Nha và một quán nằm trên sân thượng, phục vụ cocktail cùng các món ăn kiểu châu Á và Latin. Giá phòng từ 490 USD. Ảnh: Conrad Hotels

https://c432645f804e1dbac23431bd358881aa.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-40/html/container.html

The Ritz-Carlton Melbourne, Australia

CNN chấm điểm cộng cho khách sạn khai trương hồi tháng 3 này là tốc độ thang máy rất nhanh. Nơi này có 257 phòng, nhìn ra sông Yarra, sân vận động Marvel và toàn thành phố. Các điểm nổi bật khác là hồ bơi vô cực được bao quanh bởi các cửa sổ kính trong suốt, hệ thống sưởi khi trời lạnh, phòng tập yoga, xông hơi, sáu phòng trị liệu sức khỏe. Giá phòng từ 450 USD. Ảnh: Khách sạn

The Homestead, Nambiti, Nam Phi

Khu nghỉ sang trọng thân thiện môi trường có 12 dãy phòng. Nơi đây được ví như “nơi tạo nên những giấc mơ”, nằm ở trung tâm của khu bảo tồn tư nhân Nambiti, nơi sinh sống của các động vật hoang dã. Các hoạt động chủ yếu của khách khi đến đây giải trí là tham gia các chuyến safari, chụp ảnh động vật hoang dã, du ngoạn bằng xe đạp, nấu ăn bằng các sản vật địa phương. Nơi này cũng có một hồ bơi vô cực, với tầm nhìn ra thảo nguyên rộng lớn. Dự kiến khách sạn mở cửa vào cuối năm 2023. Giá phòng chưa công bố. Ảnh: Homestead

The Rome EDITION, Italy

Thương hiệu EDITION Hotels chuẩn bị khai trương năm khách sạn mới trên toàn cầu vào năm 2023, nhưng các chuyên gia lưu ý đến khu lưu trú tại Italy đầu tiên. Khách sạn nằm trong một tòa nhà lịch sử được miêu tả là “xinh đẹp”, chỉ cách đài phun nước Tritone vài bước chân. Khách sạn có 93 phòng, gồm hai căn hộ áp mái, mỗi căn đều có sân riêng. Các điểm nổi bật khác gồm quầy bar phục vụ cocktail thủ công, nhà hàng ngoài trời, hồ bơi trên tầng mái và sân hiên với tầm nhìn bao quát thành phố. Giá phòng chưa được công bố. Ảnh: Rome Edition

https://c432645f804e1dbac23431bd358881aa.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-40/html/container.html

Hôtel Dame des Arts, Paris, Pháp

Paris gắn liền với biểu tượng của sự hào nhoáng và sang trọng. Và Hôtel Dame des Arts mang lại cho du khách cảm giác đó một cách trọn vẹn. Khách sạn có 109 phòng, được trang trí với đồ nội thất được đặt làm riêng. Một phần ba số phòng có sân hiên nhìn ra tháp Eiffel. Nơi được coi “viên ngọc quý nhất” của khách sạn là quầy bar rộng rãi nằm trên tầng mái, phục vụ rượu champagne, cocktail thủ công và tầm nhìn 360 độ toàn thành phố. Nơi đây dự kiến ​​sẽ khai trương tháng 2/2023. Giá phòng chưa công bố. Ảnh: Hôtel Dame des Arts

Anh Minh (Theo CNN)

Chuyện với người em gái Giáo sư Hoàng Xuân Hãn

Những ngôi biệt thự. Những cư dân quanh hồ HaLe (hồ Thiền Quang) bây giờ gần nơi cơ quan tôi tòng sự, nhớ nhiều những năm xa ấy có nhiều mối quan hệ. Tôi đang nhớ lại cuộc ngồi vợi cả một buổi chiều ở căn nhà gần hồ Thiền Quang. Nhà bà Hoàng Thị Cúc, người em gái ruột của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn

Bà Hoàng Thị Cúc người manh mảnh, đi đứng có chút lập cập nhưng cung cách tiếp chuyện, nhất là trí nhớ cứ rạch ròi, vanh vách cùng chất giọng vang và thanh.

Căn buồng hẹp, chiếc giường con kề liền với bàn nước… Cụ thân sinh bà Cúc và ông Hãn học Nho. Thuở nhỏ nhà nghèo, phải lấy lá chuối khô ép ngồi trên lưng trâu mà học. Hai cụ sinh được 8 người con cả thẩy.

320985175_469636738705789_1579382482862474409_n.jpg -0
Cố Giáo sư Hoàng Xuân Hãn.

Thứ tự là Hoàng Xuân Vân, Hoàng Xuân Hồng, Hoàng Thị Hảo, Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Xuân Mẫn, Hoàng Xuân Hà, Hoàng Thị Cúc và út là Hoàng Xuân Bình.

Hai người con trai đầu là Hoàng Xuân Vân, Hoàng Xuân Hồng bị bắn oan trong cải cách ruộng đất (sự kiện này có ít nhiều ảnh hưởng tới người con trai thứ Hoàng Xuân Hãn, chuyện đó xin được nói sau). Bà con gái thứ Hoàng Thị Hảo có một người con trai duy nhất, sau này là liệt sĩ. Người con thứ năm là Hoàng Xuân Mẫn.

Ông Mẫn sang Pháp trước Cách mạng Tháng Tám khá lâu. Từng là bạn thân của Ngô Đình Diệm lẫn Ngô Đình Nhu. Năm 1946, Hồ Chủ tịch sang Paris với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Hoàng Xuân Mẫn dẫn đầu khối trí thức Việt Nam nghênh đón Cụ Hồ tại sân bay Lơ Buốc-giê.

Ngay ngày hôm sau, Thủ đô Paris của nước Pháp bất ngờ, xôn xao bởi cái tin Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang phấp phới bay trên gác chuông Nhà thờ Đức Bà. Người ta bất ngờ bởi nơi ấy gần như là biểu tượng của nước Pháp xưa nay, không có bất kỳ thứ gì có thể “ngự trên đó cả…

“Thủ phạm” là bác sĩ Hoàng Xuân Mẫn!

Sau  này, “thủ phạm bác sĩ Hoàng Xuân Mẫn đã bị trách cứ và nhận khuyết điểm ”manh động” của mình. Bác sĩ phân trần là do thích quá, sướng quá bởi lần đầu tiên chứng kiến Lễ đón Hồ Chủ tịch, các nhân vật hàng đầu của nước Đại Pháp đã phải cúi đầu trước quốc kỳ của một nước thuộc địa Pháp thì hà cớ chi lại không trưng sắc cờ đỏ sao vàng ấy lên cho thiên hạ một phen… lác mắt!

Thời gian Bác Hồ lưu tại Pháp, bác sĩ Mẫn đã góp nhiều công sức nhiệt thành giúp đỡ phái đoàn ta. Một việc mà chắc bác sĩ Hoàng Xuân Mẫn mãi ngậm cười nơi chín suối là ông đã tiến cử người bạn thân của mình là Phạm Quang Lễ với Bác Hồ. Sau này người bạn kỹ sư ấy đã trở thành niềm tự hào của giới trí thức lẫn mọi lương dân nước Việt: Giáo sư Trần Đại Nghĩa.

…Năm xa ấy, bà Cúc đã sang Pháp thăm người anh ruột Hoàng Xuân Hãn. bác sĩ Mẫn có dặn lại em gái mình là hồi năm 1946, ông có biếu Cụ Hồ một số cặp kính dùng cho người cao tuổi. Bây giờ Cụ Hồ không còn nữa nhưng một Bảo tàng về Bác nay mai nếu có thì nên làm cái việc sưu tầm. Nếu không đủ thì tìm lấy một cặp kính ấy để làm kỷ niệm (chẳng hay thời điểm này, Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội có còn may mắn lưu lại cặp kính nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thời điểm ấy?).

Sau này, Hội nghị Paris về Việt Nam, gia đình bác sĩ Mẫn đã nhiệt tâm giúp đỡ phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều việc. Cố vấn Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thuỷ đã có dịp ghé qua nhà ông bà… Bác sĩ có 5 người con, hầu hết thành đạt. Có mấy người con đều nối được nghiệp bố.

Bác sĩ nhãn khoa Hoàng Xuân Thanh, ngoài 30 tuổi đã được Đài truyền hình TF1 của Pháp bình chọn là 10 ngôi sao khoa học nổi tiếng của nước Pháp kèm một chương trình tường thuật trực tiếp trên tivi ca mổ mắt mang lại ánh sáng cho một cụ bà 85 tuổi. Còn bác sĩ nhãn khoa Hoàng Xuân Mai lấy nhà báo La Bê, một đảng viên cộng sản Pháp có thời gian hoạt động hợp pháp dưới chế độ chính quyền Sài Gòn với những bài báo nổi tiếng trên các tờ Lumanité, Le Nouvel observateur.

Một người con trai thứ, anh ruột bà Cúc là bác sĩ Hoàng Xuân Hà. Bác sĩ Hà đã nhiều năm là cộng sự đắc lực của bác sĩ Vũ Văn Cẩn, sau này là Bộ trưởng Bộ Y tế.

Người con trai út Hoàng Xuân Bình từng được lựa chọn kỹ càng để làm công tác đặc biệt. Năm 1945, ông được chọn làm vệ sĩ cho Cố vấn Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại) trong những ngày ngắn ngủi được Bác Hồ mời ra Hà Nội.

Câu chuyện lúc đứt lúc nối…

Bà Cúc là cháu nội một quan Tuần phủ, bạn với Tuần phủ Vi Văn Định. Ông nội bà lấy vợ Lạng Sơn. Sau đó ông đổi về mạn xuôi và qua đời sau một cơn bạo bệnh tại quê nhà… Khi ấy do kẹt về kinh tế lại được tấm thịnh tình của bạn đồng liêu giúp đỡ, hai người trong số đàn con của quan Tuần được Vi Văn Định đưa về nuôi…

Về chuyện này, nhà sử học Đào Duy Anh, chỗ đi lại thân tình với gia đình Hoàng Xuân Hãn trong một chuyến điền dã lên mạn Lạng Sơn đã tình cờ phát hiện trên bàn thờ nhà nọ có hình quan Tuần – ông nội của bà Cúc mà ông Đào Duy Anh có biết. Thế là ông Đào Duy Anh về kể lại cho bà Cúc…

Rồi gió thổi mây bay những là yên hàn, tao loạn… Chốc đà mấy chục năm có dư, đã những da mồi tóc bạc. Năm 1977, bà mới sang Pháp gặp lại chồng và anh trai mình, nhà sử học Hoàng Xuân Hãn. Vợ Giáo sư Hãn là Nguyễn Thị Bính, con gái ông ký ga Hàng Cỏ quê ở Thường Tín. Bà Bính là dược sĩ và ông Hãn cũng có một hiệu thuốc tây to từ trước Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội.

 Buôn có bạn, bán có phường. Sự hợp sức làm ăn của ông bà Cúc cùng ông bà Hãn trong nhiều năm đã mang lại nhiều mối lợi lớn… Có như vậy họ mới có thể san sẻ thuốc men ra vùng chiến sự những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bà Cúc còn nhớ khi đó nhà báo U.Bơcset đã tìm đến cuộc kháng chiến của chúng ta và có một thời gian dài ở Hà Nội và thường qua lại, có khi ăn ở tại nhà ông bà Hoàng Xuân Hãn. Không biết họ quen biết nhau từ khi nào. Khi Giáo sư Hoàng Xuân Hãn qua Pháp, bà Bính cũng đi theo…

Có lẽ suốt 8 năm, từ năm 1977 đến năm 1983, quãng thời gian này bà mới có điều kiện để gần gũi người anh trai của mình, bởi từ nhỏ đến khi sang Pháp, như bà nói lúc nào cũng thấy ông ấy miệt mài bấn bíu với sách vở, với việc viết lách… Nhưng cũng chỉ ngồi với bà em chốc lát thôi, ông anh trai lại quày quả trở lên phòng làm việc.

Giáo sư Hãn tiếp khách ít lắm. Họa hoằn thôi. Cánh cửa buồng làm việc của ông đóng suốt ngày, thi thoảng lại vang lên âm thanh tiếng máy chữ. Phụ tá của ông nhiều năm là ông Tạ Trọng Hiệp, một trí thức người Việt ở Paris và cũng là học trò của Giáo sư Hãn. Ông Hiệp rành chữ Hán lẫn chữ Nôm, suốt ngày cùng Giáo sư Hãn rì rầm bàn bạc, biên biên chép chép…

 Bà Cúc nhớ lần đó ông dặn người nhà bữa nay có khách từ Việt Nam sang mà khách quí, còn cẩn thận dặn người nhà chớ làm phiền và chuẩn bị mấy thức để tiếp khách.

Rồi khách tới… Chủ, khách làm việc miệt mài cả ngày. Sau này khách về, bà mới hay đó là những cán bộ của Nhà nước sang nhờ Giáo sư Hoàng Xuân Hãn giúp cho một số tài liệu phục vụ cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia Biển Đảo.

Qua ông Hiệp, bà cũng được biết những tài liệu ấy quí hiếm đến mức chỉ có ông Hãn và mối quan hệ đặc biệt của ông với một số cơ quan lưu trữ của Pháp và Toà Thánh Va-ti-căng mới có được! Và nhiều cán bộ, nhà khoa học từ bên nước sang cũng tìm đến tận nhà Giáo sư Hãn bàn soạn trao đổi…

Ông Hãn sức khoẻ không được tốt, có mỡ trong máu nên chị người làm kiêng khem cẩn thận cho ông lắm. Chế độ ăn uống ngặt nghèo. Mỗi bữa chỉ mấy con cá nục rim khô… Ông anh trai cười, trỏ vào đĩa cá nói với người em ruột “Tôi chỉ khoái món ni thôi O à…”.

Bữa sáng thì mấy lát bánh nhạt. Những đêm khó ngủ có bận sắp sáng tới nơi rồi mà bà Cúc vẫn mồn một nghe âm thanh lóc cóc của cái máy chữ cổ lỗ dưới những ngón tay gầy guộc của ông anh. Bà rưng rưng nghĩ tới cảnh ở đất khách quê người, không thiếu gì những của ngon vật lạ mà anh mình sống có khác chi một thầy tu?

Hai ông bà vò võ mỗi một mình không con cái mà lúc nào cũng ham công tiếc việc… Rồi có một bận, chỉ hai anh em ngồi với nhau, bà ngập ngừng rồi hỏi thẳng:

– Anh chị có định về xứ không…

Bà thấy ông anh lặng đi một hồi, rồi thủng thẳng… Cái thủng thẳng ấy không phải qua quýt cho xong việc mà bà thấy lộ ra vẻ day dứt đau đớn.

– Lỡ rồi O ạ… Không hiểu sao nhớ lại chuyện của hai ông anh, tui lại cứ giật mình…

Lan man bà lại chợt nhớ đến lá số mà ông cụ thân sinh “bốc” cho ông anh mình từ thuở còn bé tí rằng ”thằng này có sao Bắc đẩu chiếu mệnh. Tài giỏi. Nhưng đường con cái thì lận đận”.

Bà không tin những chuyện ấy, nhưng giờ đến cái tuổi này chợt nghĩ lại, chợt giật mình!

Nỗi phiền muộn cứ tiếp nối cho tới khi về nước, bên nỗi đau được tin anh mình trút hơi thở cuối cùng nơi xứ lạ, lại thêm cái nỗi người con nuôi của anh chị mình không hiểu sao cứ lừng khừng chậm thực hiện di chúc của ông là hiến toàn bộ thư viện của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho Nhà nước?

Bà Cúc mất đã lâu, thọ 86 tuổi.

Xuân Ba / Van Nghệ CA

Đây là lý do tại sao mất 200 tỷ USD mà “gã ngông cuồng” Elon Musk vẫn bình chân như vại

Đây là lý do tại sao mất 200 tỷ USD mà "gã ngông cuồng" Elon Musk vẫn bình chân như vại

Các bạn không nghe nhầm đâu. Năm 2022 vừa qua, có một tỷ phú đã mất tới 200 tỷ USD tài sản ròng. Thế nên, nếu bạn có thua lỗ trong năm vừa qua, đừng quá buồn vì có người còn mất tới gần 4,7 triệu tỷ đồng cơ mà.

Mất 200 tỷ USD là trải nghiệm thế nào, hãy hỏi Elon Musk.

Kết thúc năm 2022, tỷ phú nổi tiếng ngông cuồng Elon Musk trở thành người đầu tiên trong lịch sử mất 200 tỷ USD. Thế nhưng, với 137 tỷ USD còn lại, người đàn ông giàu thứ 2 thế giới cũng chẳng cần phải buồn bởi đó là số tiền khổng lồ, nằm ngoài sức tưởng tượng của hầu hết nhân loại.

Elon Musk làm gì mà giàu thế?

Bạn có bao giờ tự hỏi tài sản của tỷ phú Elon Musk tới từ đâu hay không? Để chúng tôi giải đáp cho bạn nhé.

Sinh năm 1971 tại Nam Phi, Elon Musk hiện là CEO của Tesla – công ty xe điện lớn nhất thế giới, nhà sáng lập SpaceX, công ty hàng không vũ trụ tư nhân đầu tiên đưa người ra vũ trụ và CEO mạng xã hội Twitter sau thương vụ mua lại đình đám. Ngoài ra, ông cũng sáng lập và đồng sáng lập các công ty Boring Company, Neuralink và OpenAI.

Hiện tại, tài sản của Musk chủ yếu tới từ Tesla, SpaceX và Twitter.

Những dự án tham vọng, chưa từng có tiền lệ khiến Elon Musk được mô tả là Iron Man ngoài đời thực. Tuy nhiên, mơ ước được chôn trên sao Hỏa còn khiến ông được biết tới là tỷ phú “ngông cuồng” nhất hành tinh.

Trên thực tế, thành công đầu tiên của Elon Musk lại tới từ Zip2, công ty phần mềm mà ông và em trai thành lập năm 1995. 4 năm sau, Compaq mua lại Zip2 với giá 307 triệu USD tiền mặt và 34 triệu USD cổ phiếu.

Ngay sau khi bán Zip 2, Elon Musk thành lập X.com, một công ty về dịch vụ tài chính trực tuyến và thanh tuán qua email. Công ty này mua lại Confinity và PayPal ra đời. Đến năm 2002, Ebay mua lại Paypal với giá 1,5 tỷ USD và Elon Musk có thêm nhiều triệu USD khi nắm 11,7% cổ phần công ty.

Cùng năm, SpaceX ra đời. 2 năm sau, ông trở thành chủ tịch của Tesla Motors. Đến bây giờ, cả SpaceX và Tesla đều đã trở thành công ty có giá trị vốn hóa trên 100 tỷ USD. Riêng Tesla có lúc còn có giá trên 1.000 tỷ USD.

Mất 200 tỷ USD là trải nghiệm thế nào?

Mặc dù nhiều người lao đao vì đại dịch Covid-19 nhưng kỳ nguyên tiền rẻ giúp cổ phiếu Tesla bùng nổ. Tháng 11/2021, doanh nghiệp này đạt đỉnh 1.000 tỷ USD giá trị vốn hóa và tài sản của Elon Musk cũng tăng lên tới 340 tỷ.

Tuy nhiên, gió đã đổi chiều. Lạm phát tăng cao khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng mạnh lãi suất với tốc độ chưa từng có sau nhiều thập niên dẫn tới cú bán tháo với cổ phiếu công nghệ. Tesla không tránh được ảnh hưởng.

Chưa tới 13 tháng qua, 200 tỷ USD đã bị thổi bay khỏi tài sản ròng của Elon Musk. Chưa ai trong lịch sử loài người mất tiền nhiều như thế. Và tệ hơn nữa, số tiền đó bị thổi bay trong thời gian ngắn kỷ lục.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(4087);}else{parent.admSspPageRg.draw(4087);}

Thắng làm vua, thua bị chửi và Elon Musk không phải ngoại lệ. Cú sập của cổ phiếu Tesla khiến Musk rơi vào trung tâm của búa rìu dư luận. Các bài viết chỉ trích ông thường xuyên xuất hiện trên mặt báo khắp toàn cầu.

Vậy, liệu Elon Musk có buồn khi mất tiền nhiều nhất lịch sử?

Câu trả lời có lẽ là không. Ở đỉnh cao, tổng giá trị tài sản ròng của Elon Musk là 340 tỷ USD nhưng phần nhiều trong số chúng là cổ phiếu, cổ phần. Nói cách khác, đó là tài sản vẫn nằm trên… giấy.

Dù đã đánh mất vị trí người giàu nhất hành tinh nhưng tính đến ngày cuối cùng của năm 2022, tài sản của Elon Musk vẫn lên tới 137 tỷ USD. Bạn đã bao giờ từng nghĩ Musk có thể mua được những gì với số tiền này hay chưa? Hãy cùng chúng tôi “Việt hóa” số tiền này nhé!

Theo Bloomberg, số tiền này có thể mua 74,1 triệu ounce vàng (1 ,34g), xấp xỉ 2.100 tấn.

Nếu đổi ra dầu thô, mặt hàng đang rất được quan tâm ở thời điểm này, số lượng là 1,59 tỷ thùng.

137 tỷ USD còn tương đương 0,588% GDP Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tương đương 1,96% tổng tài sản của 500 người giàu nhất hành tinh.

Nó còn bằng 34,6% tổng số học bổng đại học của 100 trường đại học top đầu của nước Mỹ.

200 lãnh đạo doanh nghiệp được trả lương lớn nhất của Mỹ cày cuốc khoảng 20 năm để có số tiền đó.

Trung bình, một hộ gia đình ở Mỹ phải làm tầm 2 triệu năm để có tài sản như Elon Musk.

Số tiền này đủ mua 8,43% tổng số nhà đang được rao bán ở Mỹ.

Với tài sản khổng lồ của mình, có lẽ Elon Musk sẽ không cần phải bận tâm tới việc buồn khi 200 tỷ USD bị thổi bay.

Nguồn: Tổng hợp / Theo Nhịp sống Thị trường

Yevgeny Prigozhin, từ kẻ bán hotdog trở thành nhân vật quyền lực khuynh đảo Kremlin

Yevgeny Prigozhin (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)

Viết trên The New York Times ngày 26 Tháng Một 2023, nhà báo Nga Mikhail Zygar, tác giả quyển All the Kremlin’s Men: Inside the Court of Vladimir Putin, nhận định rằng trên chính trường Nga hiện tại, không nhân vật nào quyền lực hơn Yevgeny Prigozhin – nếu không kể Tổng thống Vladimir Putin.

Nhân vật quyền lực số một nước Nga, sau Vladimir Putin

Là người sáng lập công ty quân sự tư nhân Wagner với đám lính đánh thuê thiện chiến (Wagner vừa bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt vào ngày 26 Tháng Một 2023), Prigozhin là kẻ giờ đây “hét ra lửa, xịt ra khói”, không coi đám tướng bốn sao Nga ra gì, và có thể “muốn gì được nấy”…

Ngay từ đầu cuộc chiến Ukraine, Putin luôn chủ động giành vị thế quyền lực số một, bảo đảm rằng các đối thủ cạnh tranh không thể xuất hiện với hình ảnh lấn át mình và rằng tình thế đưa đất nước vào chiến tranh không tạo ra một nhà lãnh đạo quân sự nào có thể gây ra mối đe dọa cho ngai vàng Sa hoàng thời hiện đại của mình. Hè 2022, khi vị tướng đầy tham vọng Alexander Lapin bắt đầu nhận được ủng hộ của công chúng, Putin lập tức cho đương sự về vườn.

Tuy nhiên, Putin không thể ngăn chặn sự nổi trội của Prigozhin. Uy thế nhân vật này hiện lấn lướt cả những kẻ đeo lon bốn sao trong quân đội Nga và những kẻ vốn lâu nay là tay chân thân cận nhất của Putin, từ Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu; Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev; Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Nga, Rostec, Sergei Chemezov; đến người bạn thân nhất của Putin, Yury Kovalchuk. Prigozhin qua mặt tất cả và ngày càng cho thấy mình là tay chơi quan trọng nhất ở Nga.

Sự trỗi dậy cực nhanh của Prigozhin bắt đầu vào Hè 2022 khi ông đích thân đến các nhà tù Nga và tuyển lính cho đội quân Wagner riêng của mình. Để làm được điều này, Prigozhin phải cùng lúc tiếp quản một số cơ quan an ninh chủ chốt: Cơ quan Tòa án Liên bang, một nhà nước trong một nhà nước; Cơ quan tình báo FSB; Bộ Nội vụ; Văn phòng Tổng Công tố; và Ủy ban Điều tra Trung ương. Tất cả cơ quan đó vốn luôn được hưởng qui chế đặc biệt. Họ chỉ báo cáo với Putin và không ai dám hó hé với họ.

Dấu hiệu tiếp theo về địa vị mới của Prigozhin là cuộc đối đầu công khai của đương sự với Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu. Cuộc xung đột này là một hiện tượng mới đối với hệ thống chính trị Nga. Prigozhin cuối cùng xây dựng được hình ảnh như một chiến binh hiệu quả. Ông ta không trực thuộc Bộ Quốc phòng, không nằm trong hệ thống quan liêu của quân đội và ông ta tự xác định nhiệm vụ, mục tiêu lẫn khung thời gian thực hiện. Putin hoàn toàn hài lòng. Bằng chứng là Putin đã cho phép Prigozhin chỉ trích một cách thô lỗ và mắng xối xả vào mặt các tướng lĩnh khác.

Logo lực lượng Wagner

Búa t Wagner

Mùa thu năm ngoái, Yevgeny Nuzhin, một cựu tù nhân Nga trốn sang Ukraine sau khi được Wagner tuyển dụng và sau đó trở lại Nga sau một cuộc trao đổi tù nhân, đã bị giết bằng búa tạ. Video về vụ thảm sát xuất hiện vào Tháng Mười Một 2022 rõ ràng nhằm mục đích cảnh báo cho tất cả kẻ đào ngũ trong tương lai. Đáng ngạc nhiên, sự man rợ này được nhiều người hâm mộ. Nhiều cửa hàng ở Nga bắt đầu bán “Búa tạ Wagner” cũng như quà lưu niệm và nhãn dán xe hơi có biểu tượng Wagner.

Prigozhin, người tuyên bố ủng hộ việc giết Nuzhin, trở thành một “anh hùng dân gian”. Không chỉ dân lao động, giới chính trị gia và doanh nhân cấp tiến cũng bị thu hút bởi Prigozhin. Nhà lãnh đạo Chechnya, Ramzan Kadyrov, người trước đây có quan hệ trực tiếp với ông Putin, bây giờ cũng phải báo cáo với Prigozhin. Konstantin Malofeev, chủ sở hữu kênh cực kỳ bảo thủ Tsargrad TV, người ủng hộ cuộc tấn công của Nga vào Donbas năm 2014, đồng thời là nhà tư tưởng của chủ nghĩa phát xít Nga hiện đại; cùng triết gia Aleksandr Dugin, cũng ca ngợi Prigozhin. Nhân vật này còn là người hùng đối với các phóng viên quân đội “yêu nước”.

Prigozhin đúng là đang ở vị thế “dưới một người, trên vạn người”. Ông bắt đầu chống lại Thống đốc St. Petersburg, Alexander Beglov, một cộng sự lâu năm của Putin. “Những kẻ như Beglov sớm muộn gì cũng sẽ bị xã hội chúng ta nghiền nát như sâu bọ,” Prigozhin viết gần đây. Xét về mặt nào đó, thành tích chiến trường của đạo quân Wagner đã giúp Prigozhin củng cố quyền lực.

Ngày 10 Tháng Một 2023, Prigozhin viết trên Telegram rằng các chiến binh Wagner đã chiếm thành phố Soledar của Ukraine. Đây là chiến thắng tuyên truyền mạnh mẽ và là bằng chứng thuyết phục rằng Wagner là một trong những đơn vị sẵn sàng chiến đấu nhất của Nga. Prigozhin thậm chí phủ nhận việc chiếm Soledar là thành tích của quân đội chính quy Nga.

Từ một kẻ bán hotdog

Yevgeny Prigozhin là kẻ xuất thân như thế nào? Trong bài báo ngày 24 Tháng Một 2023, The Guardian cho biết:  

Yevgeny Prigozhin sinh ra ở Leningrad, nay là St Petersburg, vào năm 1961, chín năm sau Putin. Cha mất khi đương sự còn nhỏ. Prigozhin kể rằng mẹ mình làm việc trong một bệnh viện. Prigozhin được gửi đến một học viện thể thao nhưng không thành công với tư cách là một vận động viên chuyên nghiệp. Sau khi học xong, Prigozhin giao du với đám giang hồ vặt. Tài liệu tòa án năm 1981, được The Guardian xem và lần đầu tiên được cơ quan điều tra Nga Meduza công bố, có kể một chuyện.

Một buổi tối Tháng Ba 1980, giai đoạn cuối cùng của thời kỳ Leonid Brezhnev cai trị Liên Xô, Prigozhin – lúc đó 18 tuổi – và ba người bạn rời một quán cà phê ở St Petersburg lúc gần nửa đêm. Chúng thấy một phụ nữ đi một mình dọc con phố tối. Một trong những người bạn của Prigozhin đánh lạc hướng người phụ nữ bằng cách xin điếu thuốc. Khi cô chuẩn bị mở ví, Prigozhin lẻn ra sau lưng và bóp cổ nạn nhân, siết chặt cho đến khi nạn nhân bất tỉnh. Sau đó, một đồng bọn Prigozhin tuột giày nạn nhân trong khi Prigozhin tháo đôi bông tai vàng. Cả bốn phóng đi bỏ mặc người phụ nữ nằm dưới lòng đường…

Hồ sơ tòa cho biết đó là một trong nhiều vụ cướp mà Prigozhin và đám giang hồ của hắn thực hiện ở St Petersburg trong vài tháng. Prigozhin bị kết án 13 năm tù, ngồi trong khám gỡ lịch cho đến hết phần còn lại của thập niên, bỏ lỡ những sự kiện chính trị đình đám của lịch sử Liên Xô, trong đó có cái chết của Tổng bí thư Leonid Brezhnev cũng như phong trào perestroika (đổi mới) của Mikhail Gorbachev. Prigozhin được trả tự do vào năm 1990, khi Liên Xô đang trong cơn hấp hối. Trở lại St Petersburg, Prigozhin nhận thấy thành phố đang trên bối cảnh của sự biến đổi lớn.

Prigozhin “khởi nghiệp” một cách khiêm tốn bằng nghề bán hotdog. “Chúng tôi kiếm được 1,000 đôla một tháng, số tiền tính bằng đồng rúp là cả núi; mẹ tôi khó có thể đếm hết,” Prigozhin nói với cổng thông tin St Petersburg Gorod 812 vào năm 2011, một trong những cuộc phỏng vấn hiếm hoi của đương sự. Chẳng lâu sau, Prigozhin sở hữu cổ phần trong một chuỗi siêu thị. Năm 1995, Prigozhin quyết định đến lúc mở một nhà hàng cùng với các đối tác kinh doanh. Hắn tìm được Tony Gear, một quản trị viên khách sạn người Anh trước đây làm tại khách sạn Savoy ở London và giờ làm tại một trong số ít khách sạn sang trọng ở St Petersburg.

Thâm nhập sâu vào Kremlin  

Prigozhin thuê Gear quản lý một cửa hàng rượu đầu tiên, sau đó là nhà hàng mới mở, đặt tên là Old Customs House, nằm trên Đảo Vasilievsky của St Petersburg. Ban đầu, Old Customs House thuê vũ nữ thoát y như một cách để thu hút khách hàng, nhưng sau đó nhà hàng nổi tiếng nhờ thức ăn ngon nên vũ nữ được cho nghỉ. Các ngôi sao nhạc pop và doanh nhân thích đến Old Customs House, tương tự Thị trưởng St Petersburg, Anatoly Sobchak, người thỉnh thoảng đến cùng Phó Thị trưởng Vladimir Putin.

Thời gian này, Prigozhin kết thân với nghệ sĩ cello nổi tiếng Mstislav Rostropovich. Khi Rostropovich tiếp Nữ hoàng Tây Ban Nha tại nhà riêng ở St Petersburg vào năm 2001, Prigozhin đã đứng ra thầu cung cấp dịch vụ ăn uống. Rostropovich thậm chí mời Prigozhin và vợ đến dự buổi dạ tiệc tại Barbican, một phần của lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của ông ở London vào năm 2002.

Thời điểm đó, Putin đã trở thành Tổng thống Nga. Trong những năm đầu cầm quyền, Putin thường tiếp khách nước ngoài ở thị trấn quê nhà, và thỉnh thoảng đưa họ đến nhà hàng Old Customs House hoặc đến New Island, một chiếc thuyền mà Prigozhin biến thành nhà hàng nổi. Lật lại những bức ảnh về các cuộc tiếp xúc của Putin, người ta có thể thấy Prigozhin. Trong một bức, Prigozhin “nấp” sau bàn khi Putin ăn tối với Tổng thống George Bush; trong một bức, Prigozhin lượn lờ phía sau Hoàng tử Charles tại buổi tiếp tân năm 2003 ở Viện bảo tàng Hermitage của St Petersburg.

Trước đó, Prigozhin bắt đầu giành được các hợp đồng phục vụ cho những sự kiện lớn của chính phủ thông qua Concord, một công ty cổ phần mà hắn thành lập vào những năm 1990. Năm 2012, Prigozhin giành được hợp đồng trị giá hơn 10.5 tỷ rúp (khoảng $248 triệu) để cung cấp thực phẩm cho các trường học ở Moscow.

Cơ hội mới nảy sinh khi Nga sáp nhập Crimea vào Tháng Ba 2014 và can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraine ngay sau đó. Putin phủ nhận rằng quân đội chính quy Nga đã tham gia cả hai vụ xâm lược, dù có rất nhiều bằng chứng ngược lại. Kremlin bắt đầu nghĩ cách làm sao trò ném đá giấu tay trở nên hợp lý. Thế là tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ra đời.

Prigozhin có đất ở Molkino, miền Nam nước Nga, nơi các công ty có liên hệ với Prigozhin bắt đầu xây dựng căn cứ cho các tay súng đánh thuê dưới vỏ bọc trại thiếu nhi. Không chỉ cung cấp lính đánh thuê, Wagner của Prigozhin còn định cung cấp cả thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho quân đội Nga. Thoạt đầu, kế hoạch không thành hiện thực, nhưng đến năm 2015, các công ty của Prigozhin đã giành được những hợp đồng lớn trị giá hơn 92 tỷ rúp (khoảng $1.24 tỷ) để nuôi quân đội Nga, theo cuộc điều tra của tạp chí Forbes Russia.

Một tranh tường tôn vinh lính Wagner tại Belgrade, Serbia (ảnh: Pierre Crom/Getty Images)

Prigozhin và chính trường Mỹ

Thời điểm quan trọng đối với Prigozhin đến vào cuối năm 2015 khi Putin can thiệp quân sự vào Syria để hỗ trợ chế độ Bashar al-Assad. Prigozhin lập tức giành được các hợp đồng cung cấp thực phẩm và vật tư, dĩ nhiên cả lính đánh thuê Wagner. Ở Syria, Wagner cho thấy chúng là một lực lượng chiến đấu đáng gờm và hung ác, sẵn sàng chặt đầu người Syria. Không chỉ xây dựng đội quân tác chiến ngoài mặt trận, Prigozhin còn thành lập một “đội quân bàn phím” để tuyên truyền ủng hộ Nga đồng thời gây nhiễu loạn thế giới.

Một cáo trạng bắt nguồn từ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller liên quan sự can thiệp Nga vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 đã cáo buộc Prigozhin và các công ty có liên hệ với hắn đứng đằng sau một mạng lưới “chiến binh bàn phím” trên Facebook và Twitter ủng hộ Donald Trump. Các tài khoản giả mạo liên tục chia sẻ nội dung ủng hộ Trump và thậm chí trả tiền cho một số người Mỹ mua thiết bị dùng cho các cuộc biểu tình.

Vài ngày trước khi Prigozhin bước sang tuổi 55 vào Tháng Năm 2016, bản cáo trạng cho biết, một trong những nhân vật Facebook giả mạo người Mỹ đã trả tiền cho một người Mỹ thật để đương sự đứng bên ngoài Tòa Bạch Ốc giơ tấm biển ghi “Chúc mừng sinh nhật lần thứ 55, ông chủ thân yêu” (“Happy 55th birthday, dear boss”).

Những nhà báo Nga điều tra hoạt động của Prigozhin đều đối mặt các mối đe dọa tính mạng. Sau khi tờ Novaya Gazeta tiến hành cuộc điều tra nhằm vào Prigozhin vào năm 2018, một chiếc đầu cừu đực bị chặt rời đã được gửi đến tòa soạn và nhà báo viết bài điều tra nhận một vòng hoa tang tại địa chỉ nhà riêng. Ba nhà báo Nga đến Cộng hòa Trung Phi vào năm 2018 để điều tra các hoạt động của Wagner ở đó đã bị giết thảm!

Thời điểm này, các hoạt động của Prigozhin đã lan rộng ở ít nhất 10 quốc gia châu Phi, nơi Wagner cung cấp các dịch vụ huấn luyện vũ khí và an ninh. Prigozhin điều hành mạng lưới toàn cầu từ một văn phòng trên đảo Vasilievsky của St Petersburg, không xa Old Customs House, nơi ông và Tony Gear bắt đầu kinh doanh nhà hàng hai thập niên trước. Dù không có chức vụ chính thức nhưng Prigozhin thường xuyên dự các cuộc họp cấp cao liên quan những hợp đồng quốc phòng. Đương sự thậm chí tham gia cuộc gặp song phương giữa Putin và Tổng thống Madagasca, Hery Rajaonarimampianina, tại Kremlin vào Tháng Tư 2018…

Sau nhiều năm phủ nhận mọi mối liên hệ với Wagner, Prigozhin tự tin tuyên bố vào Tháng Chín rằng hắn đã thành lập nhóm này vào năm 2014. Việc thừa nhận được đưa ra sau khi một video lan truyền, do nhóm của Prigozhin rò rỉ, cho thấy Prigozhin đang ở trong một nhà tù kêu gọi tù nhân nhập ngũ. Prigozhin nói, họ có thể chết ở mặt trận nhưng nếu sống sót sáu tháng, họ sẽ được trả tự do, được ân xá hoàn toàn và được trả công hậu hĩnh. Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, mới đây cho biết Wagner đã tuyển hơn 38,000 tù nhân những tháng gần đây và 30,000 lính đánh thuê Wagner đã bị giết, bị thương, bị bắt hoặc mất tích…

Thật ra Wagner là một đội quân hổ lốn. Sự tàn ác có thừa của chúng vẫn không thể che giấu được sự thiếu thốn kỹ năng chiến đấu. Một phóng sự đặc biệt của Reuters ngày 26 Tháng Một 2023 cho thấy một nghĩa trang khổng lồ tại làng Bakinskaya ở vùng Krasnodar đang chứa đầy mồ của lính đánh thuê Wagner. Trong khi đó, Kremlin mới đây phao tin Ukraine đang phối hợp CIA để lập kế hoạch ám sát Yevgeny Prigozhin – như bản tin The Daily Beast ngày 24 Tháng Một 2023 cho biết.

Mỹ Anh / Saigon Nhỏ

Năm huyền thoại trong tâm trí người Việt về Singapore

Với nhiều người Việt Nam, Singapore ngày nay là một hình mẫu của phát triển hiện đại, thịnh vượng, tiện nghi và kỷ luật.

Raffles
Chụp lại hình ảnh,Sir Thomas Stamford Raffles của Anh lập thương cảng Singapore đầu năm 1819 từ một làng chài

Có lãnh đạo Việt Nam muốn TP HCM phấn đấu ‘sánh vai’ với Singapore.

Điều này không lạ vì Singapore nay còn làm ‘ông chủ cũ’ Anh Quốc ngưỡng mộ.

Thăm Singapore đầu năm 2019, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói “Anh Quốc muốn học nhiều thứ từ Singapore”.

Đảng Bảo thủ thì mơ Anh sau Brexit thành “Singapore của Biển Bắc”, tự do, thịnh vượng và chỉ bỏ neo bên bờ châu Âu mà không còn gắn kết với EU.

Thật là chuyện gió đổi chiều sau 200 năm.

Vì 28/1 vừa qua là dịp kỷ niệm ngày Sir Thomas Stamford Raffles lập thương cảng Singapore năm 1819 từ một làng chài.

Nhưng để hiểu về Singapore và tránh các ngộ nhận và rút ra bài học đúng, có lẽ cũng cần xem lại một số huyền thoại về đảo quốc này.

Huyền thoại 1: Từ hòn đảo nghèo nàn thành đô thị hiện đại

Đây là huyền thoại do chính đảng Nhân dân Hành động cầm quyền ở Singapore không ngừng tô vẽ.

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã rất khéo trong việc tạo ra ‘story’ độc đáo về nước ông “từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất” chỉ trong một hai thế hệ.

Đúng là khi tách khỏi Liên bang Malaysia để độc lập năm 1965 thì ngân quỹ quốc gia Singapore rất ít tiền.

Nhưng Singapore đã thừa hưởng toàn bộ cơ sở hạ tầng của một thương cảng “thuộc hàng giàu có bậc nhất thế giới” ngay từ thế kỷ 19, theo Britannica.

Năm 1867, Singapore chuyển quy chế từ một cảng tự do (free port) của chính quyền Bengal thuộc Anh sang quy chế thuộc địa (colony), do London trực trị.

Singapore năm 1900
Chụp lại hình ảnh,Một đám rước của cộng đồng Hoa tại Singapore năm 1900

Các khoản thu hàng năm cứ dần tăng lên hàng chục lần kể từ năm 1824.

Cuối thế kỷ 19, Singapore đã là ‘hòn ngọc Đông Nam Á’ của London, với lãi ròng hàng năm 90 triệu đô la (1,7 tỷ ngày nay) với 220 nghìn dân.

Khu phố chính, các dinh thự, trường học, nhà thờ được xây theo mô hình Jackson thẳng tắp, đẹp đẽ.

Giữa thế kỷ 19, Hong Kong có nhiều dịch bệnh khiến Anh chọn Singapore làm nơi đóng hạm đội châu Á.

Đến năm 1923, Anh đầu tư 60 triệu bảng vào quân cảng này và tới Thế Chiến 2 đã có 80 nghìn quân đóng ở Singapore.

Năm 1942, Nhật Bản thắng Anh, chiếm Singapore, đổi tên đảo thành Chiêu Nam và coi là phần lãnh thổ Nhật.

Một đô thị, hải cảng như thế không thể là hòn đảo ‘nghèo nàn’.

Huyền thoại 2: Singapore luôn là xứ sở của kỷ luật và đạo đức

Singapore từ thời Lý Quang Diệu đã tiếp quản luật Anh, giáo dục Anh và những giá trị khắc kỷ về hành chính của kỷ nguyên Victoria để lại, gồm cả hình phạt roi.

Đánh roi không phải hình phạt người Anh nhằm hạ nhục người bản địa mà luôn được dùng trong trường nội trú ở Anh cho cả con nhà quý tộc.

Ngày nay, Singapore vẫn trừng phạt các vi phạm hành chính rất nặng và xử tử dân buôn ma tuý.

Nhưng hòn đảo ban đầu lại phất lên nhờ thuốc phiện.

Jeevan Vasagar nhắc lại rằng trong thế kỷ 19, nguồn lợi buôn nha phiến vào Trung Quốc đem lại cho Singapore sự giàu có chưa từng thấy.

“Chừng 30-55% nguồn thu của chính quyền thuộc địa tại Singapore đến từ buôn nha phiến, và vô số dân buôn Trung Hoa làm trung gian cho người Anh cũng giàu lên nhanh chóng.”

Bản thân Singapore thu nhận hàng vạn di dân từ Trung Hoa đến làm ăn, và đây là một xã hội xô bồ, năng động mà cũng đầy tệ nạn.

Jean Abshire trong cuốn Lịch sử Singapore mô tả thương cảng này ‘vô luật lệ như nước Mỹ thuở chinh phục Viễn Tây’ (lawless frontier).

Người Anh làm chủ nhưng các doanh nhân, dân phiêu lưu Armenia, Pháp, Do Thái, Mỹ…đều có mặt, cùng người Hoa, Mã Lai, Ấn…đến Singapore tìm vận may.

“Có một xã hội người Hoa hút thuốc phiện, đĩ điếm, cờ bạc, cướp biển và những tay lính thủy Anh say xỉn, bạo lực” và đủ các loại cò mồi, lừa đảo.

Người Hoa cũng thường xuyên dùng thuyền đem di dân nhập lập vào Singapore để tăng quân số cho dân làm thuê được các bang hội và băng đảng kiểm soát.

Huyền thoại 3: Singapore phát triển nhờ các giá trị châu Á
Singapore
Chụp lại hình ảnh,Hải quân Singapore duyệt đội danh dự ở quân cảng Changi

Sau khi nhận trao trả độc lập, Singapore không làm cách mạng đập bỏ ‘quá khứ thực dân’ theo trào lưu trong vùng khi đó.

Trái lại, ông Lý Quang Diệu đã tiếp nhận hoàn toàn di sản của Anh về luật pháp, kể cả luật giao thông, và nhất là hệ thống giáo dục, ngôn ngữ từ Anh Quốc.

Ông Lý Quang Diệu từng nói nhờ phổ cập tiếng Anh là Singapore liên kết được nhóm dân Hoa, Ấn và Mã Lai đã thành công kinh tế.

Tuy thế, là người tốt nghiệp Cambridge và LSE ở Anh ra, ông Lý lại nêu ra về giá trị châu Á để tạo sự tự tin cho người Singapore.

Nhờ hệ thống toà án xử theo luật Anh mà Singapore có thể duy trì vai trò ‘trọng tài’ trong các thương vụ quốc tế.

Càng gần đây, lo ngại Trung Quốc lũng đoạn luật pháp Hong Kong lại khiến dân làm ăn tiếp tục tìm đến Singapore.

Huyền thoại 4: Singapore là thương cảng độc đáo nhất Đông Nam Á

Hàng trăm năm trước khi người Anh tới, đảo Singapura đã là một điểm trung chuyển hàng hóa của các vương quốc mà nay thuộc về Malaysia hoặc Indonesia.

Người Singapore ngày nay cũng nhắc lại lịch sử không phải 200 năm mà là 700 năm của hòn đảo, từ thời kỳ văn hóa Ấn giáo và Hồi giáo.

Cuốn sách ‘Singapore: A 700-Year History’ của chính phủ công bố gần đây bác bỏ huyền thoại về “một làng chài vắng vẻ” khi Sir Stamford Raffes tới:

“Singapore khi đó đã là một bến cảng sôi động của vương quốc Hồi giáo Johor-Riau…”

Vai trò của người Anh là hiện đại hóa một truyền thống thương mại đã có trong lịch sử hải dương bên Eo biển Malacca.

Thậm chí lịch sử phát triển của Singapore không phải lúc này cũng “thuận buồm xuôi gió”.

Ở gần, Singapore vẫn phải cạnh tranh với ít nhất là ba thương cảng khác : Malacca, Penang, Batavia (Jakarta ngày nay).

Ở xa hơn, Singapore bị Calcutta và Hong Kong cạnh tranh mạnh và đã có lúc – giống như hiện nay – bị Hong Kong giành nguồn lợi từ giao thương với Trung Quốc.

Huyền thoại 5: Singapore từng kém Sài Gòn

Như đã nói ở trên, Singapore từng đóng góp rất lớn cho thương mại của Đế quốc Anh tại châu Á về lợi tức.

Nhưng nói là Singapore từng kém cả Sài Gòn thì không hoàn toàn đúng.

Hai đô thị này có hai vai trò khác nhau, tùy vào ông chủ thuộc địa thời đó.

Ban đầu, Singapore là thương cảng thuộc chính quyền Bengal của Anh và sau thêm nhiệm vụ làm quân cảng.

Còn Sài Gòn vốn là thủ phủ của Đông Dương từ 1887 đến 1902, nên có vai trò chính trị quan trọng hơn với Pháp.

Nhưng về độ trù phú, giàu có thì Singapore thuở ban đầu đã hơn Sài Gòn, như tường thuật của Phạm Phú Thứ ((1821-1882) viết trong Ký sự đi Tây (1863).

Số phận của Singapore lên xuống cùng kinh tế khu vực.

Sài Gòn
Chụp lại hình ảnh,Cảng Sài Gòn năm 1950
Singapore 1972
Chụp lại hình ảnh,Hai tiếp viên Shareen Loh và Lily Tian của Singapore Airlines trong chuyến bay của phi cơ Boeing 707 đầu tiên của hãng này đến sân bay Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn năm 1972

Năm 1842, Anh cho lập cảng Hong Kong, và thương mại của Singapore bị sụt giảm ngay.

Sau đó, việc Pháp lập ra hai cảng Sài Gòn và Hải Phòng ở Đông Dương cũng làm vị thế của Singapore tiếp tục giảm đi.

Singapore từ chỗ kiếm tiền nhờ buôn nha phiến và trà đã nhanh chóng tìm nguồn lợi kinh doanh ở các vùng xung quanh: Malaysia, Indonesia và thành công trở lại.

Sang đầu thế kỷ 20 Singapore thành cảng xuất khẩu thiếc và nông sản lớn nhất Đông Nam Á.

Sau này, khi xảy ra Chiến tranh Việt Nam, Singapore cũng kiếm lời nhờ làm dịch vụ cho quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam.

Còn cụ thể về câu nói của Lý Quang Diệu so sánh Singapore với Sài Gòn thì đã có nhiều diễn giải sai.

Ông Lý từng nói rằng, “Nếu ai đó nhìn vào Sài Gòn và Singapore năm 1954 thì người đó sẽ nghĩ Singapore hết thời rồi, chứ không phải Sài Gòn” (If one looked at Saigon and Singapore in 1954, one would have said Singapore was the goner, not Saigon).

Nhưng trên thực tế thì Singapore cuối cùng đã thành công, còn VNCH thì không, vì nhiều lý do.

Nguyên văn câu của ông Lý Quang Diệu vế này là “Saigon can do what Singapore did.

Đó là vào năm 1954, khi cuộc chiến chưa tàn phá Nam Việt Nam.

Còn tới 1974, Singapore đã có 2,3 triệu dân, đông hơn thủ đô VNCH Sài Gòn (325 nghìn), và có thu nhập bình quân đầu người cao hơn Nam Việt Nam.

Sự thật mang tầm huyền thoại về Singapore là tính năng động và thực dụng của lãnh đạo đảo quốc, gió chiều nào cũng xoay buồm ra biển được.

Vẫn trong câu nói về Sài Gòn, ông Lý cả quyết, “Cứ tìm được nhóm người có năng lực là làm được” (If you can find the group of men who could do it).

Điều quan trọng nhất là con người.

singapore
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (áo hồng) thăm tầng 49 tòa nhà Bitexco ở TP Hồ Chí Minh tháng 3/2017

Theo BBC

Hàng nghìn người dự lễ hội gò Đống Đa

HÀ NỘI – Mùng 5 Tết, hàng nghìn người về dự hội gò Đống Đa, kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2023 )

Hàng năm vào mùng 5 Tết, chính quyền và người dân lại mở hội gò Đống Đa để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ Tây Sơn. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong khu vực nội thành Hà Nội.

Từ 6h, sau khi tế lễ, các cụ cao niên và trai tráng thực hiện nghi thức rước kiệu vua Quang Trung từ ngoài vào trong Công viên văn hóa gò Đống Đa.

Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa từng là chiến trường diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Đội tế lễ dâng hương trước tượng đài vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Sau phần lễ đến phần hội, mở đầu là tiết mục trống hội dưới chân tượng đài của Quang Trung.

Năm ngoái, do dịch nên ngày kỷ niệm chiến Ngọc Hồi – Đống Đa chỉ diễn ra phần lễ.

Sau đó, người dân và du khách cùng thưởng thức phần hoạt cảnh mô tả lại chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa cách nay 234 năm của vua Quang Trung.

Anh Vũ Mạnh Linh (đứng giữa), Nhà hát Tuồng trung ương, nhập vai diễn vua Quang Trung. Anh cho biết đã tập luyện vai diễn nửa tháng.

Theo sử liệu, tháng 10/1788, Lê Chiêu Thống cầu viện triều đình Mãn Thanh phát binh đánh nhà Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, triều đình Mãn Thanh cho 29 vạn quân, chia thành ba hướng tiến đánh nước ta.

Trước tình hình cấp bách thù trong, giặc ngoài, ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 năm Mậu Thân), người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung và ra lệnh tiến quân ra Bắc.

Ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, Hoàng đế Quang Trung khao quân ăn Tết sớm. Ngài hẹn với ba quân sẽ ăn Tết tại kinh thành Thăng Long vào mùng 7 Tết Kỷ Dậu năm 1789.

Sau chiến thắng, vua Quang Trung đem cành đào về tặng cho vợ là công chúa Ngọc Hân.

Trong tiết trời khô ráo, từ sáng sớm, người dân từ nhiều nơi đổ về thưởng thức lễ hội. Theo ban tổ chức, ước tính hôm nay có hơn 10.000 người tham dự.

Người dân dâng hương bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ.

Giang Huy Vietnam Express

Người tiêu cực ‘thôi miên’ chúng ta như thế nào

Hiệu ứng ám thị có thể cứu vớt một người cũng như hủy hoại một người.

Người tiêu cực ‘thôi miên’ chúng ta như thế nào

Nguồn: Định luật Murphy / READ Books và NXB Thế giới.

Hiệu ứng ám thị chỉ việc tác động đến tâm lý và hành vi của người khác một cách ẩn ý và trừu tượng trong điều kiện không có sự đối đầu, khiến người đó có thể chấp nhận ý kiến hoặc hành động theo một cách nhất định, từ đó khiến suy nghĩ và hành vi của người bị ám thị phù hợp với mục tiêu mong muốn của người ám thị.

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng ám thị chính là trong tiềm thức của con người ta vốn tồn tại những quan điểm về một vài sự vật, sự việc. Khi người khác ám thị bằng lời nói, hành động, mọi người sẽ kết hợp quan điểm trong tiềm thức của mình với sự ám thị của người khác rồi hình thành phản ứng.

Có người đã thực hiện một thí nghiệm tâm lý học như sau.

Người tổ chức thí nghiệm đã in 30 bản sao từ một bức ảnh chụp ai đó rồi chia thành hai loại A và B, đồng thời chuẩn bị hai phần giới thiệu lý lịch khác nhau kèm theo gợi ý có tác dụng ám thị. Sau đó, ông yêu cầu những người tham gia thí nghiệm mô tả bức ảnh dựa theo phần giới thiệu lý lịch và gợi ý về những nhân vật này.

Loại A: Người trong bức ảnh này được giả định là người đàn ông ở bang Louisiana (Mỹ), tên là Gilbert Gosh, bị kết án vào năm 66 tuổi vì tội quấy rối một bé gái 12 tuổi. Luật sư của nguyên cáo nói rằng số nạn nhân thực tế được ước tính cẩn thận là hơn 30 người. Cuối cùng người đàn ông này bị kết án từ 9 đến 10 năm tù.

Loại B: Người trong bức ảnh này được giả định là Alfred Goodman Gilman, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1941 tại New Haven, Connecticut, Mỹ. Năm 1962, Gilman tốt nghiệp trường Đại học Yale với tấm bằng cử nhân. Năm 1969, ông nhận bằng kép tiến sĩ y khoa và triết học tại Đại học Case Western Reserve. Năm 1977, Gilman lần đầu tiên phát hiện ra Protein G và vai trò của nó trong việc truyền tín hiệu tế bào. Năm 1981, Gilman tinh chế thành công Protein G đầu tiên, và sau 13 năm, cuối cùng ông cũng giải mã được mã dẫn truyền của tế bào, nhờ vậy mà giành được giải Nobel. Sau khi giành được giải thưởng, Gilman đã thành lập “Liên minh truyền tín hiệu tế bào”, đồng thời làm việc với các nhà khoa học sinh hóa trên khắp nước Mỹ để khám phá những bí ẩn của tất cả Protein G trong cơ thể con người.

Hãy mô tả người trong bức ảnh dựa vào hai tấm hình. Gợi ý: Có thể miêu tả các nhân vật về ngoại hình, tính cách…; có thể dùng nhiều câu hoặc một số từ để miêu tả. Ví dụ như: Đôi mắt hình tam giác đáng sợ cho thấy người này chứa đầy những ý nghĩ xấu xa. Hãy thực hiện việc mô tả một mình, không bàn bạc với nhau.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, những người tham gia mô tả hoàn toàn khác nhau cho cùng một bức ảnh với hai kiểu giới thiệu lý lịch và gợi ý khác nhau.

Điều này cho thấy vai trò mạnh mẽ của ám thị. Khi nghiên cứu sâu hơn, người ta thấy rằng, gợi ý ám thị giống như một con dao hai lưỡi. Nó có thể cứu vớt một người hoặc hủy hoại một người, mấu chốt nằm ở cách người bị ám thị sử dụng và nắm bắt ý nghĩa của ám thị như thế nào.

Thông qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học cho rằng những người có ý chí kém hoặc thiếu tự tin sẽ dễ chịu ảnh hưởng từ ám thị của người khác. Điều này cũng có nghĩa là một vài ám thị tiêu cực của người khác sẽ không hề có tác dụng với những người có lòng tự tin và ý chí mạnh mẽ.

Trong cuộc sống, muốn tránh được những ám thị tiêu cực thì bạn phải luôn tạo ra những ám thị tích cực cho bản thân.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

5 tác dụng bất ngờ khi bạn uống cà phê mỗi ngày

Cà phê được các nghiên cứu trên thế giới coi là siêu thực phẩm của sức khỏe, với tác dụng bất ngờ lên nhiều hệ cơ quan.

1. Bảo vệ tim mạch

Đây là lợi ích sức khỏe được nhắc đến nhiều nhất của cà phê, tuy nhiên kèm theo lưu ý rằng bạn nên uống ở mức vừa phải – không quá nhiều, không quá ít – để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5 tác dụng bất ngờ khi bạn uống cà phê mỗi ngày - Ảnh 1.

Cà phê là thức uống vàng cho tim mạch (Ảnh minh họa từ Internet)

Một nghiên cứu công bố trên PLOS Biology từ Viện Nghiên cứu Y học môi trường IUF-Leibniz (Düsseldorf- Đức) “kê toa” 4 ly cà phê mỗi ngày để bảo vệ tế bào tim ở người bị béo phì, tiền tiểu đường và béo phì thành công, thậm chí phục hồi một số tổn thương cơ tim. Nghiên cứu khác từ Đại học São Paulo (Brazil) cho thấy 3 ly/ngày giúp đánh bại các mảng bám lòng mạch, thứ gây xơ vữa động mạch và có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ.

Nghiên cứu khác từ Đại học Nam Úc khẳng định lợi ích tim mạch của cà phê nhưng cảnh báo rằng tác dụng này có thể đảo chiều nếu bạn uống trên 6 ly/ngày. Quá mức này, nguy cơ mắc bệnh tim lại tăng tới 22%.

2. Bảo vệ thận

Một nghiên cứu công bố trên Kidney International Reports cho thấy những người uống bất kỳ lượng cà phê nào mỗi ngày có nguy cơ mắc suy thận cấp (AKI – còn gọi là tổn thương thận cấp tính) thấp hơn trung bình 15%. Tác dụng lên đến 22-23% với 2-3 ly cà phê mỗi ngày.

5 tác dụng bất ngờ khi bạn uống cà phê mỗi ngày - Ảnh 2.

Các hợp chất hoạt tính sinh học trong cà phê giúp cải thiện sức khỏe của thận

Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học từ Trường Y khoa Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã theo dõi, đánh giá hơn 14.000 người 7 lần trong vòng 24 năm. Tác dụng kỳ diệu này được cho là đến từ caffein và các hợp chất mang hoạt tính sinh học khác có trong cà phê, giúp cải thiện quá trình tưới máu và cung cấp oxy cho thận.

3. Ngừa ung thư

Một nghiên cứu từ Đại học Y khoa Trung Quốc cho thấy chỉ cần uống 1 tách mỗi ngày, quý ông đã tự cắt giảm cho mình 9% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nếu lỡ bị bệnh, nguy cơ tử vong của họ cũng thấp hơn đến 16% so với những người không uống. Nghiên cứu công bố trên BMJ này đã phân tích dữ liệu của hơn 1 triệu nam giới, trong đó có 57.732 người mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Trong khi đó, nghiên cứu khác của Viện Ung thư Dana-Faber và Trường Y khoa Mayo Clinic (Mỹ) công bố trên JAMA Oncology khẳng định cà phê ảnh hưởng đến khả năng vượt qua bệnh tình ở người bị ung thư ruột, hay còn gọi là “ung thư đại trực tràng” với “liều dùng” khuyến cáo là 2-3 ly mỗi ngày.

Nghiên cứu khác từ Đại học Queen tại Belfast đã thực hiện một nghiên cứu dạng quan sát trên hơn 365.000 người uống và hơn 100.000 người uống cà phê và nhận thấy một tác động bất ngờ khác trên bệnh ung thư biểu mô tế bào gan, dạng bệnh chiếm tới 90% các ca ung thư gan: những người uống cà phê thường xuyên có nguy cơ mắc căn bệnh này thấp hơn đến 50% so với những người không uống.

5 tác dụng bất ngờ khi bạn uống cà phê mỗi ngày - Ảnh 3.

Các nghiên cứu đều khuyên mọi người duy trì thói quen uống cà phê hàng ngày ở mức vừa phải

4. Chống trầm cảm

Công trình dựa trên dữ liệu của 300.000 người của nhóm tác giả đến từ Đại học Harvard (Mỹ), công bố khẳng định rằng những người uống cà phê ít bị trầm cảm hơn đáng kể so với những người không uống. Tác động tích cực lên tâm trí cũng phát huy với những căng thẳng thường ngày. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống ít nhất 2 ly mỗi ngày.

Theo nhóm nghiên cứu, tác dụng này đến từ các đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa của các hợp chất có trong cà phê, từ đó tác động tích cực đến các vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa. Từ lâu hệ vi sinh vật này đã được chứng minh là liên quan mật thiết đến hoạt động thần kinh ở con người.

5. Đánh bay mỡ thừa

Một nghiên cứu công bố trên The Journal of Nutrition, dẫn đầu bởi Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)khẳng định chỉ cần uống 2-3 tách cà phê mỗi ngày, bạn đã tự giúp cơ thể mình bớt mỡ thừa.

Công trình đã sử dụng bộ dữ liệu từ chương trình Khảo sát – kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia, với hồ sơ sức khỏe, chế độ sinh hoạt, ăn uống của hơn 190.000 người. Tác dụng giảm mỡ này vẫn được phát huy từ các hợp chất hoạt tính sinh học của cà phê.

Trước đó, một nghiên cứu khác từ Đại học Granada (Tây Ban Nha) chỉ ra rằng khoảng 3 mg caffein/1 kg cân nặng, tương đương với 1 ly đậm vào thời điểm 30 phút trước khi tập thể dục, sẽ làm tăng tốc độ đốt cháy chất béo.

Theo Người Lao động