Lăng mộ của ông Nguyễn Phúc Luân, cha của vua Gia Long, còn được dân gian gọi là lăng Sọ vì dưới mộ chỉ chôn cất hộp sọ của người quá cố mà không có các phần hài cốt khác.
Lăng mộ của ông Nguyễn Phúc Luân, cha của vua Gia Long, còn được dân gian gọi là lăng Sọ vì dưới mộ chỉ chôn cất hộp sọ của người quá cố mà không có các phần hài cốt khác.
Trên địa bàn làng Cư Chánh, xã Thuỷ Bằng, TP Huế có một khu lăng mộ đồ sộ được gọi là lăng Cơ Thánh. Đây chính là lăng của ông Nguyễn Phúc Luân (1733 – 1765) – cha đẻ của Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Khu lăng mộ tọa lạc trên đồi, lưng tựa núi, trước mặt có sông Hương làm “tự thuỷ”, hai bên có núi chầu làm thế “tay ngai” (tả long hữu hổ) theo quan niệm phong thủy thời xưa.
Nơi đặt mộ phần của đấng sinh thành vua Gia Long được bao bọc bởi bức tường có quy mô hoành tráng.
Ngôi mộ được xây hình vuông, có 3 tầng, một cấu trúc tương tự với lăng các chúa Nguyễn.
Trước và sau mộ đều bình phong đắp nổi hình rồng còn khá nguyên vẹn, đầy nét sinh động cũng như toát lên vẻ quyền uy.
Lăng Cơ Thánh còn được dân gian gọi là lăng Sọ, vì tương truyền dưới nấm mộ chỉ có hộp sọ của ông Nguyễn Phúc Luân mà không có các phần hài cốt khác.
Theo sử nhà Nguyễn, sau khi chiếm Phú Xuân (Huế) năm 1790, tướng Nguyễn Văn Ngữ của quân Tây Sơn đã sai người đào mồ Nguyễn Phúc Luân, lấy xương cốt vứt xuống dòng sông Hương. Một ngư dân Nguyễn Ngọc Huyên vớt được xương sọ và lén đem chôn ở một nơi khác.
Sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802), Nguyễn Ngọc Huyên đã đến trình báo và chỉ chỗ chôn sọ.
Vua Gia Long sau khi thử bằng cách cắt tay, cho chảy máu, nhỏ vào sọ thấy sọ hút máu cho nên tin đó là hài cốt cha mình bèn trọng thưởng Huyên và đem chôn vào chỗ cũ và xây lại lăng.
Để đền đáp công đức của người tìm thấy sọ cha mình, vua Gia Long đã cho lập miếu thờ Nguyễn Ngọc Huyên ngay bên cạnh lăng mộ cha.
Do những biến động lịch sử, lăng Cơ Thánh đã bị hủy hoại khá nặng nề so với nguyên bản. Ngoài khu vực chính, nhiều công trình quanh lăng đã biến mất hoặc đổ nát ở các mức độ khác nhau.
Chuyện hôn phối của người Việt đã được sử sách ghi lại cả nghìn năm trước. Nhưng còn trước đó thế nào?
Chỉ biết, chuyện thời Hai Bà Trưng, cuốn sử Trung Quốc là “Hậu Hán thư” đã ghi lại chuyện hôn nhân của bà Trưng Trắc rằng “Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, gả cho làm vợ Thi Sách người Chu Diên”. Như vậy, chuyện cưới gả đã xuất hiện cách đây hai nghìn năm.
Theo “Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư” được Ngô Sĩ Liên biên soạn từ thời Lê, bổ sung phần họ Hồng Bàng vào chính sử mà Lê Văn Hưu đời Trần chưa chép, thì thủy tổ nước ta xuất hiện từ những cuộc hôn nhân, từ Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương lấy Thần Long, con gái của Động Đình Quân sinh ra Lạc Long Quân… Sách “Đường kỷ” cũng nói hai dòng dõi Kinh Xuyên và Động Đình này thông gia với nhau từ nhiều đời.
Mặc dù vậy, theo truyền thuyết về họ Hồng Bàng được ghi lại trong “Lĩnh Nam chích quái”, được cho là của tác giả Trần Thế Pháp, danh sĩ thời Trần, biên soạn, nói về mối hôn phối giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, chỉ nói Long Quân đón Âu Cơ về cùng ở chứ không nói đến cưới xin.
Cũng trong truyện này cho biết, sau khi Hùng Vương đầu tiên làm vua, dân ta mới bắt đầu biết trồng lúa nếp, nướng cơm lam, dệt áo mặc… Việc cưới hỏi giữa nam nữ khi đó trước hết lấy gói muối làm lễ vật đi hỏi, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để vào phòng cùng ăn, rồi mới thành thân. Đây là lúc chưa có trầu cau.
Trong khi đó, cũng theo truyền thuyết về Sơn Tinh, Thủy Tinh, chúng ta mới được biết những câu chuyện về cưới hỏi, thách cưới, sính lễ, rước dâu được đề cập cụ thể. Kết thúc thời các vua Hùng cũng là một câu chuyện về hôn nhân, khi người con trai là Trọng Thủy lại đến ở rể tại nhà của An Dương Vương để gây ra câu chuyện bi thảm về sau.
Đó cũng chỉ là những truyền thuyết về hôn phối của tầng lớp quý tộc. Còn trong dân gian, câu chuyện được ghi trong “Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư” là thời nhà Tây Hán đô hộ nước ta, cử Nhâm Diên làm thái thú (khoảng năm 35), cho biết tục lệ cưới xin nước ta lúc đó đã cần phải có sính lễ. Thấy những người dân nghèo không có sính lễ, Nhâm Diên đã yêu cầu từ trưởng lại trở xuống bớt bổng lộc ra để giúp đỡ, nên lúc đó đã diễn ra một “đám cưới tập thể” đầu tiên của nước ta, với 2.000 thanh niên lấy được vợ một lúc.
Do ân đức ấy, nên những người dân nước ta đẻ con sau đó đều đặt tên con là Nhâm để ghi ơn.
Sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, ảnh hưởng Nho giáo, phong tục cưới xin của nước ta cũng chịu những ảnh hưởng của Chu Lễ, tất nhiên có những điều chỉnh để phù hợp với đặc thù riêng, như lễ vật luôn có mâm trầu cau.
Có thể thấy, ở mệnh lệnh vua Lê Thánh Tông ban hành năm Hồng Đức thứ 9 (1478), quy định nghi lễ hôn nhân giá thú. Các nghi lễ đó là: “Khi lấy vợ, trước hết phải nhờ mối lái đi lại bàn định, rồi sau mới định lễ cầu thân; lễ cầu thân xong, rồi mới bàn việc dẫn cưới; dẫn cưới xong, rồi mới chọn ngày lễ đón dâu. Ngày hôm sau, con dâu chào cha mẹ chồng, ngày thứ ba đến làm lễ ở nhà thờ, phải theo đúng trình tự các nghi thức tiết văn đã ban xuống mà thi hành”.
Theo ghi chép trong “Đại Việt sử ký toàn thư” thì vua Lê Thánh Tông phải chấn chỉnh nghi lễ, vì trước đó, có hiện tượng “nhà trai đã dẫn lễ cưới rồi còn để qua 3, 4 năm sau mới cho đón dâu”.
Trước thời Lê, nhà Trần từ vua đến tôi vốn có đời sống rất phóng khoáng, nên chuyện cưới xin rất khác thường. Nhà Trần được nước từ một đám cưới “kín” trong cung cấm, và vua quan đều kết hôn với người ngay trong họ gần.
Việc hôn lễ trong hoàng tộc nhà Trần không giống một triều đại nào, mà chuyện Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn lấy vợ là tiêu biểu. Đó là chuyện năm 1251, khi vua Trần Thái Tông đem Trưởng công chúa Thiên Thành (em vua) gả cho Trung Thành vương. Từ ngày 15 tháng 2, vua cho mở đại hội 7 ngày đêm, bày các đồ về lễ “kết tóc” và các trò chơi, cho người trong triều ngoài nội chơi xem, và cho công chúa đến nhà Nhân Đạo vương là cha của Trung Thành vương từ trước.
Nhưng Trần Quốc Tuấn vốn đã yêu công chúa Thiên Thành, muốn lấy nàng mà không được nên ban đêm đã lẻn vào ở cùng công chúa. Việc này khiến mẹ nuôi của ông là công chúa Thụy Bà phải nửa đêm gõ cửa điện vua cầu cứu. Sáng hôm sau, công chúa Thụy Bà dâng lễ vật 10 mâm vàng sống để xin cho Trần Quốc Tuấn được lấy công chúa Thiên Thành, còn vua Trần Thái Tông phải đem 2.000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để trả lại sính lễ cho Trung Thành vương.
Bàn luận chuyện này, Ngô Sĩ Liên, sử quan nhà Lê – triều đại rất trọng Nho giáo – đã phê bình rằng: Con gái vua đi lấy chồng, thì phải nhờ chư hầu đứng làm chủ hôn. Vậy mà vua Trần Thái Tông cho công chúa về nhà Nhân Đạo vương từ trước, thì hóa ra lễ cưới không có ai đứng làm chủ hôn sao?
Chuyện lễ vật cưới xin liên quan đến tham nhũng được thể hiện rõ nét ở thời Lê Nhân Tông, năm 1448. Lúc đó, vua còn quá bé, quyền thần lấn lướt, nên đại thần như Thái úy Lê Thụ có thể tác oai tác quái.
Lê Thụ xin cho con là Lê Quát được lấy Vệ Quốc trưởng công chúa, chị gái vua, dù công chúa mới có 10 tuổi. Lễ cưới này thì có đại thần là Tư khấu Trịnh Khắc Phục đứng ra làm chủ hôn. Tuy nhiên khi Lê Thụ sắm lễ cưới, thì những kẻ cầu tiến đạt đua nhau đem cúng của cải để mong phú quý, đến mức “Toàn thư” ghi rằng “các thứ gấm thêu lĩnh là vóc lụa ở hàng phố bán hết nhẵn”. Lê Thụ còn bắt các quan trấn lộ huyện phải biện đủ trâu dê các thứ…
Trong đời sống dân gian thời Lê, phong tục cưới xin của người dân Việt Nam được các tác giả phương Tây là Samuel Baron, trong cuốn “Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài” và Jean-Baptiste Tavernier, trong cuốn “Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài” ghi lại cụ thể. Dù chúng ta đã đọc nhiều về những phong tục này, nhưng nhìn theo góc nhìn của người nước ngoài, cũng nhận ra nhiều điều thú vị.
Theo đó, người dân Đại Việt (cụ thể là người dân Đàng Ngoài thời Lê mạt) không thể cưới hỏi nếu không có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người gần gũi thân thích nhất. Khi người con trai đến tuổi 16, 18 hay 20, cha mẹ anh ta sẽ lên kế hoạch gả vợ cho con, bằng cách đánh tiếng cho cha mẹ cô gái mà họ đã lựa chọn, sau đó gửi lễ vật gồm một hộp trầu têm 100 miếng, một vò rượu mạnh, một con lợn sống; chỉ khi lễ vật được đem tới thì mọi sự mới hanh thông…
Nếu cha mẹ cô gái không đồng ý, họ thường mượn cớ thoái thác rằng con gái mình vẫn còn nhỏ dại, chưa thể nào gánh vác được việc nhà cửa, còn lễ vật thì đương nhiên họ phải gửi lại để nhà trai mang về.
“Trường hợp nhà gái bằng lòng gả con cho người con trai kia thì họ sẽ nhận lễ vật, bày tỏ sự ưng thuận với lời dạm ngõ của nhà trai. Rất nhanh chóng, chẳng cần lễ nghi gì nhiều, đôi bên định ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. Trong thời gian chờ đến ngày cưới, nhà trai thường xuyên gửi quà cáp thăm hỏi cô gái, nhưng cặp trai gái lại không được phép nói chuyện với nhau nhiều”.
“Đến ngày cưới, hai nhà tổ chức một bữa tiệc phù hợp với điều kiện và khả năng của cha mẹ đôi trẻ và thường kéo dài không quá một ngày. Nghi lễ đám cưới diễn ra như sau: Vào ngày trước hôm đám cưới, chú rể tùy theo khả năng của mình mang đến nhà cô dâu vàng bạc hoặc tiền (thường thì càng nhiều càng vinh dự) cùng sính lễ đã chuẩn bị sẵn, sau khi trao xong chú rể về nhà nghỉ ngơi.
Sáng ngày cưới, cô dâu mặc bộ trang phục đẹp nhất và đeo lên người các món trang sức như dây chuyền vàng, vòng vàng. Cha mẹ, họ hàng cùng người hầu đều sẵn sàng đưa dâu về nhà chồng. Đoàn đưa dâu mang theo tất cả của hồi môn của cha mẹ cho và đồ sính lễ của chú rể…”, Baron mô tả.
Việc hôn nhân của nhân dân, thời Lê và thời Nguyễn đều được quy định cụ thể trong Hình luật. Riêng lệ cưới, dưới thời Nguyễn, vào năm Tự Đức thứ 17 (1864), triều đình đã định rõ lại lễ cưới xin của dân gian. Theo đó, từ lễ vấn danh đến khi xin cưới, cho kỳ hạn là 6 tháng, đều phải tiết kiệm, không được quá xa xỉ. Tiền nộp cheo, thì người giàu 1 quan 2 tiền, người vừa 6 tiền, người nghèo 3 tiền, ở làng khác thì phải nộp gấp đôi.
Năm 2023, theo dự báo mới nhất của IMF, GDP của Việt Nam sẽ nhỉnh hơn Malaysia, ở mức khoảng hơn 469,62 tỷ USD (Malaysia 467,46 tỷ USD).
Theo dự báo mới nhất của IMF, năm 2023, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 469,62 tỷ USD. Xếp sau Indonesia (1.390 tỷ USD) và Thái Lan (580,69 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (467,46 tỷ USD), Singapore (447,16 tỷ USD), Philippines (425,66 tỷ USD).
Dự báo trước đó của IMF cho rằng phải đến năm 2025, Việt Nam mới có thể đứng thứ ba Đông Nam Á với GDP 571,12 tỷ USD, xếp sau Indonesia (1630 tỷ USD) và Thái Lan (632,45 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (556 tỷ USD), Philippines (523,53 tỷ USD), Singapore (496,81 tỷ USD). Còn giai đoạn 2023-2024, Việt Nam vẫn xếp sau Malaysia.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, GDP Việt Nam tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Theo đó, quy mô GDP cả nước năm 2022 đã đạt khoảng 9.513 nghìn tỷ đồng (tương đương 403,53 tỷ USD). Trong đó, ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước là công nghiệp chế biến, chế tạo; đạt 2.355 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.
Quốc gia Đông Nam Á thứ hai công bố kết quả tăng trưởng kinh tế là Singapore. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore, nhờ dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch Covid-19, GDP của Singapore đã tăng trưởng 3,8% trong năm 2022, thấp hơn so với con số tăng trưởng 7,6% của năm 2021. Lý do là xuất khẩu suy giảm trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc suy yếu.
Riêng trong quý IV/2022, tăng trưởng GDP của Singapore đạt 2,2%, thấp hơn so với mức 4,2% của quý III/2022. Cụ thể, tất cả các lĩnh vực đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ lĩnh vực sản xuất giảm 3%. Bên cạnh đó, lĩnh vực xây dựng tăng trưởng 10,4% trong quý IV/2022; khu vực dịch vụ tăng 4,1%.
Với những cơn gió ngược đang hình thành như nhu cầu xuất khẩu tiếp tục suy yếu, đặc biệt là đối với hàng điện tử và những lo ngại về khả năng suy thoái ở các nền kinh tế tiên tiến, các chuyên gia dự đoán tăng trưởng kinh tế của Singapore sẽ chậm lại trong năm 2023, ở mức từ 0,5% – 2,5%.
Báo cáo mới nhất của HSBC dự báo, ASEAN có thể sẽ chứng kiến mức tăng trưởng giảm nhẹ vào năm 2023 (dự kiến), ngoại trừ Thái Lan, quốc gia sẽ được hưởng lợi chính từ cú hích trong du lịch. Điều này sẽ có tác động lớn tới thời điểm các ngân hàng trung ương sẽ ngừng chu kỳ thắt chặt hiện tại.
Trong quý 1/2023, Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao nhất khối ASEAN-6, đạt 5%. Xếp thứ 2 là Malaysia với tốc độ tăng trưởng đạt 4,9%. Tiếp theo Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore được dự báo tăng trưởng GDP đạt lần lượt là 4,1%; 3,9%; 3,4% và 1,4%.
Cùng với đó, dự báo tăng trưởng khối ASEAN-6 trong năm 2023 đạt 4,1%. Trong đó, Việt Nam là nước có tăng trưởng cao nhất, đạt 5,8%. Đứng thứ h là Philippines với mức tăng trưởng đạt 4,4%. Sau đó là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore có dự báo tăng trưởng GDP đạt lần lượt là 4,3%; 4%; 3,8% và 2,1%
Quý Mão này đúng là một năm “đặc biệt của đặc biệt”. Đất nước đón Xuân mà Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc mất chức, làm dư luận dậy sóng.
Chụp lại hình ảnh,Mới dịp Tết năm ngoái, ông Nguyễn Xuân Phúc là Chủ tịch nước, dự lễ tịch điền Đọi Sơn 2022 hôm 07/02
Cuộc chiến ‘chống tham nhũng’ của TBT Nguyễn Phú Trọng với tác động sâu rộng tới nhân sự cao cấp đang là đề tài dân Việt Nam và hàng loạt đài báo nước ngoài bàn bạc.
Truyền thông Việt Nam nói “hiền lành” rằng ông Phúc xin thôi, về nghỉ hưu, nhưng David Brown viết thẳng thừng trên Asia Sentinel rằng ông bị loại (VN President Ousted).
Trong lịch sử Đảng CSVN và Quốc hội VN chưa bao giờ có chuyện 27, 28 Tết, các đại thần quan phải bỏ việc nhà, bỏ nhiệm sở, họp nhau chia lại các ghế trên thượng tầng quyền lực.
Dẫu biết cập rập như thế này là dở, quốc tế và người dân bàn tán nhưng sao TBT vẫn đẩy mọi thứ phải làm theo kịch bản đã vạch sẵn?
Các thế lực sân sau
Kết quả bỏ phiếu kín tại Hội nghị trung ương hôm 17/1 và tại Quốc hội hôm 18/1 là một phần cho câu trả lời.
00 Ủy viên trung ương không đồng ý truất chức Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị của Nguyễn Xuân Phúc.
Và 109 trên 480 đại biểu có mặt không đồng ý bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Đấy là những con số biết nói.
Thế nhưng với TBT Nguyễn Phú Trọng thì thật là “đêm dài lắm mộng”, ông sợ nếu không dứt điểm trước Tết, các phe phái có thêm thời gian, có thể bày ra lắm mưu nhiều kế, gây bất lợi cho ông.
Chuyện đấu đá trong nội bộ ĐCSVN là chuyện có từ lâu nhưng lần này nó gắn với các thế lực “sân sau” của mỗi “lãnh chúa”. Không chỉ đơn giản là giữa ba miền Bắc – Trung – Nam, mà còn là giữa các đại gia trong một vùng miền lắm khi cũng không chịu nhau.
Chụp lại hình ảnh,Ông Phạm Minh Chính (phải) thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc vào vị trí thủ tướng VN tháng 4/2021
Quý Mão này đúng là một năm ‘đặc biệt của đặc biệt’. Đất nước đón Xuân mà “mất Phúc”, sau Tết, có thể “mất luôn cả Chính” – những tin đồn hoặc suy đoán về việc ông Phạm Minh Chính “dễ gặp rủi ro” về vị trí đã lan ra các báo nước ngoài như Deutsche Welle của Đức.
Thế nhưng cũng có câu hỏi TBT Nguyễn Phú Trọng nhận trách nhiệm gì ở cương vị Trưởng tiểu ban nhân sự Đại hội 13, khi hàng loạt Ủy viên trung ương Đảng trong khóa này hai năm qua lũ lượt đi tù hoặc bị kỷ luật.
Đây vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh của ông Trọng. Yếu là vì thiên hạ sẽ quy trách nhiệm không thể thoái thác cho ông. Mạnh là vì các đồng chí “chưa bị lộ” vẫn còn e dè đối với cái lò của ông
Có dự kiến ông Trọng sẽ rời đi vào mùa hè năm nay, khi Trung ương họp hội nghị giữa kỳ. Nhưng ông Trọng có từ chức hay không, thì còn phải xem.
Mặt khác, cũng còn phải xem các thế lực nghiêng ủng hộ ông và chính sách khá giống kiểu Trung Quốc có tìm được “ngọn cờ” nào khác thay ông hay không. Nếu không thì ông hẳn là vẫn tại vị.
Nói ông Nguyễn Xuân Phúc bị đánh cho tan tác đến mức buộc phải chọn con đường rút lui cũng đúng. Nhưng ông Phúc rút lui để mở đường sống cho các ủy viên trung ương Đảng cũng đúng, vì ông Phúc từ chức, thì mới có lý do để buộc ông Trọng từ chức.
Loại phe kỹ trị để ‘đề phòng’?
Tuy nhiên, vẫn không thể coi thường những nỗ lực của phái đang muốn làm mạnh tay với những thành phần được cho là kỹ trị, hướng về Phương Tây.
Ví dụ nhãn tiền là hai ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam không có chỗ đứng ở đỉnh cao quyền lực Việt Nam.
Mọi manh nha của những đòi hỏi “Cải cách Thể chế”, biết đâu sẽ dẫn tới “Cách mạng Màu”, phải được triệt từ gốc. Đây là điều các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam công khai đồng ý với nhau từ cuối tháng 10 năm ngoái và luôn được các báo chính thống nhắc.
Chụp lại hình ảnh,Ba Phó Thủ tướng (hình từ trái qua): Trần Lưu Quang, Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà đứng trước nhiều thách thức lớn về kinh tế- xã hội
Giống như Hàn Quốc và Đài Loan, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn chờ giao thừa âm lịch mở ra một năm mới.
Nhưng khác xa với hai quốc gia Đông Á ấy, cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền ở Việt Nam đang ‘tạm nghỉ’ không làm gì cả, dù kinh tế – xã hội Việt Nam đang đối diện với đủ loại vấn nạn nghiêm trọng.
Doanh nghiệp Việt Nam, bất kể quy mô, đều tạm ngưng hoạt động, chạy cầm chừng hoặc xin giải thể càng ngày càng nhiều, thất nghiệp càng ngày càng cao, số người bi quan vì bế tắc về tương lai tăng lên.
Bạn bè quốc tế nghi ngại, nền chính trị Việt Nam có đang bị đặt dấu hỏi trong bối cảnh cuộc thay đổi chưa từng có trong Bộ Chính trị và các cơ quan lãnh đạo khác.
Hãy chờ xem Trung ương Đảng để cho ông Phạm Minh Chính tại vị sau Tết hay quyết định như thế nào.
Những tin đồn về ông “chỉ đang đem lại bất an cho chính trị và sự phát triển của Việt Nam”, báo Nhật Nikkei Asia (18/01/2023) của Nhật đánh giá.
Vấn đề là chưa hề có dấu hiệu cuộc chiến ở thượng tầng kiến trúc tại Ba Đình sẽ dừng ở đâu đó.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Mai Luân từ TP Sài Gòn. / BBC
Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình không có chuyện Trung Quốc và Việt Nam… “chung tương lai”. Ông Tập Cận Bình chỉ đề cập đến chuyện… “Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”.
Việt Nam cũng đề cập đến sự kiện ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trao đổi Thư chúc Tết nhưng việc lược thuật nội dung Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có… khác với truyền thông Trung Quốc.
Hàng không mẫu hạm (HKMH) Nimitz của Mỹ và HKMH Sơn Đông của Trung Quốc đang cùng tập trận trên biển Đông. Một bên khẳng định quyết tâm giữ quyền tự do lưu thông cả ở vùng biển lẫn vùng trời của khu vực này (1). Bên kia thể hiện ý chí sẽ biến yêu sách về chủ quyền đối với toàn bộ biển Đông thành hiện thực.
Cách nay ba tuần, cũng ở khu vực biển Đông, hai chiến đấu cơ loại J-11 của hải quân Trung Quốc đã cắt ngang mũi một phi cơ thám sát loại RC-135 Rivet Joint của không quân Mỹ chỉ trong phạm vi… sáu mét. Mỹ đã lên án hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm này trong không phận quốc tế của Trung Quốc (2)…
Biển Đông đã trở thành khu vực càng ngày càng nóng. Không chỉ Mỹ mà cộng đồng châu Âu, nhiều quốc gia khác ở châu Á, châu Úc cũng công khai bày tỏ sự bất bình trước hành động càng ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Số quốc gia điều động chiến đấu cơ bay qua vùng trời thuộc biển Đông, điều động chiến hạm băng ngang biển Đông nhằm minh định ý muốn giữ vững quyền tự do lưu thông tại biển Đông đã và sẽ còn tăng. Chỉ có Việt Nam là gần như bất động cả trong hành động lẫn phát biểu…
***
Cuối tuần trước, báo chí Trung Quốc loan báo ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc và ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN đã nhân danh hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai bên chúc mừng lẫn nhau nhân dịp Tết âm lịch sẽ đến vào ngày 22 tháng này.
Trong Thư chúc Tết gửi phía Việt Nam, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc Trung Quốc và Việt Nam có “chung tương lai”. Cũng theo thư này, Trung Quốc và Việt Nam sẽ gia tăng liên lạc, gia tăng hợp tác toàn diện, cùng nhau thực hiện các chiến lược phát triển song phương, kể cả trong những vấn đề quốc tế và khu vực (3).
Trong thư, ông Tập Cận Bình khoe… hai bên đang thúc đẩy nỗ lực thực hiện sự đồng thuận đã đạt được và nhờ vậy sẽ củng cố lòng tin của nhau về mặt chính trị và tình hữu nghị truyền thống giữa hai bên, cải thiện phúc lợi của nhân dân hai bên hiệu quả hơn. Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình chắc chắn đã gây hoang mang cho nhiều phía…
Việt Nam cũng đề cập đến sự kiện ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trao đổi Thư chúc Tết nhưng việc lược thuật nội dung Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có… khác với truyền thông Trung Quốc. Theo đó, Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình không có chuyện Trung Quốc và Việt Nam… “chung tương lai”. Ông Tập Cận Bình chỉ đề cập đến chuyện… “Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng” (4)…
***
Ở một quốc gia như Trung Quốc, truyền thông không thể nhét chữ vào Thư chúc Tết của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên với dân chúng Việt Nam, chuyện ông Tập Cận Bình vỗ về, rằng Trung Quốc và Việt Nam có… “chung tương lai” lại là chuyện thuộc loại… nhạy cảm dễ dẫn đến những phản ứng, hậu quả phức tạp không chỉ trong đối nội mà cả trong đối ngoại. Đem chuyện này ra kể trước thềm năm mới rõ ràng là không ổn và… không khôn ngoan nên không giới thiệu là… hơn.
Trên thực tế, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc vào hồi cuối tháng 10 năm ngoái và trở thành chính khách đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay sau khi Đại hội 20 của đảng cộng sản Trung Quốc kết thúc, bất kể tình trạng biển Đông thế nào và cục diện quốc tế ra sao, Ngoại trưởng Việt Nam cũng đã moi phương châm “16 chữ vàng” và “tinh thần bốn tốt” ra… dùng lại để chứng minh thiện chí của đảng CSVN, chính quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam đối với Trung Quốc (5).
Cả “16 chữ vàng” lẫn “tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) đều do Trung Quốc đề ra. Gốc của “16 chữ vàng” là “Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông. Văn hóa tương đồng. Vận mệnh tương quan” (Sông núi gắn liền. Cùng chung lý tưởng. Hòa nhập văn hóa. Có chung định mệnh) được Việt Nam chuyển thành… “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”. Nói cách khác, ông Tập Cận Bình đâu có nói ngoa.
Sự hung hăng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách về chủ quyền tại biển Đông vốn đã từ khiến phương châm “16 chữ vàng” và “tinh thần bốn tốt” mà Trung Quốc đề ra và xác lập như kim chỉ nam cho quan hệ Trung – Việt đã tuyệt tích tại Việt Nam trong vài năm gần đây nhưng Việt Nam đã công khai tái xác nhận “chung tương lai” cách nay mới chừng hai tháng! Tạm bỏ… “chung tương lai” khi lược thuật Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có thể chỉ là một động tác kỹ thuật để bảo đảm an toàn, an ninh dịp Tết.
***
Hôm qua – 28 tháng Chạp âm lịch là ngày 19/1/2023. Vào ngày này cách nay 49 năm, Trung Quốc cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của người Việt. Đó cũng là ngày 75 người Việt đến nợ nước trong trận tử chiến ở Hoàng Sa. Hôm nay, một số người sử dụng mạng Việt ngữ chia sẻ tâm sự của ông Lê Thân, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, xin dẫn nguyên văn…
Những nén nhang đến muộn .
Ngày 19/1 theo thông lệ hàng năm chúng tôi đều thắp hương tưởng nhớ 75 chiến sĩ Hải Quân VNCH (Việt Nam Cộng hòa) chống Trung cộng xâm lược hy sinh ở Hoàng Sa.
Năm nay nhà cầm quyền đã trả lư hương nên hy vọng có gì đổi khác. Để có thể có mặt tại tượng Trần Hưng Đạo bến Bạch Đằng tôi ra khỏi nhà đi lánh trước ba ngày. Vậy mà khi chạy ra đường Hai Bà Trưng tôi bị “thiên lôi” chận lại. “Thiên lôi” ép tôi phải đi uống cafe. Biết không thể chống lại nên không cãi cọ mà chuẩn bị cách khác để sống chết gì cũng phải thắp hương cho được để tưởng nhớ các anh.
Hỏi thăm các anh chị em đều bị mời hoặc giữ “khéo”. Một số ra được thì không mang theo nhang, lửa nên vái “chay”.
VNCH và VNDCCH (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – quốc hiệu của miền Bắc Việt Nam trước tháng 4/1975) đập nhau sứt đầu mẻ trán là việc của nội bộ người Việt Nam, chống xâm lược Trung cộng cưỡng chiếm đất đai biển đảo của tổ tiên để lại là việc của toàn dân VN không phân biệt thể chế chính trị. Không tôn vinh những người đã vị quốc vong thân là có tội với dân tộc và lịch sử.
Chiều nay tôi lại ra bến Bạch Đằng, không khí yên ắng nên làm được nghĩa vụ công dân của mình “uống nước nhớ nguồn”.
Thế giới này chắc chắn không có nơi nào ngăn chận người dân tưởng niệm những anh hùng vị quốc vong thân, không biết bao giờ nhà cầm quyền mới ngộ ra chân lý đơn giản ấy (6).
“Chung tương lai” hay… “vận mệnh tương quan” liên quan đến kết quả mà Trung Quốc luôn hứa hẹn khi thảo luận với giới hữu trách ở Việt Nam – đó là giúp “công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không ngừng đạt được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa”. Người Việt có muốn chia sẻ cùng Trung Quốc kiểu tương lai đó cho xứ sở, cho chính mình và con cháu của mình không?