Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa

Gia Lâm là huyện được Hà Nội đầu tư nhiều nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các tiêu chí trở thành quận mới của Thủ đô trong năm 2023.
Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 1.

Gia Lâm là huyện nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ nối thủ đô với tam giác kinh tế Đông Bắc gồm: Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Những năm gần đây, Gia Lâm đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn bất động sản lớn, xây dựng thành công các đô thị hiện đại thu hút một lượng lớn cư dân và giải quyết bài toán quá tải hạ tầng nội đô. Trong ảnh, cầu Đuống kết nối giao thông giữa hai địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 2.

Sự phát triển của huyện Gia Lâm gắn liền với quá trình đầu tư và xây dựng các dự án bất động sản lớn như: Khu biệt thự Hoa Viên, Vinhomes Ocean Park, Hanhomes Blue Star, Gia Lâm Central Metropolitan, Masteri Waterfront Ocean Park, Phân khu The Pavilion Gia Lâm và Eurowindow Twin Parks Gia Lâm…

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 3.

Trong đó dự án nổi bật là siêu đô thị Vinhome Ocean Park có diện tích 4,2 km2, bằng 80% diện tích quận Hoàn Kiếm. Nơi đây có hàng chục nghìn căn hộ với các trung tâm thương mại, khu văn phòng, sân thể thao…

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 4.

Đa phần các dự án tại Gia Lâm đều có những ưu thế về thiết kế, quy hoạch, tiện ích và kết nối với mạng lưới giao thông một cách thuận tiện, thu hút một lượng lớn dân cư từ nội đô về sinh sống tại đây.

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 5.

Gia Lâm cũng là huyện”tiên phong” của thủ đô trong xây dựng nhà ở xã hội. Khu đô thị Đặng Xá với diện tích 30,6 ha được đưa vào sử dụng từ năm 2013, đến nay đây vẫn là hình mẫu phát triển cho nhiều khu đô thị giá rẻ khác.

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 6.

Ngoài các dự án bất động sản, Gia Lâm cũng có những bước phát triển vượt bậc trong phát triển kinh tế – xã hội. Giai đoạn 2015 – 2020, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của huyện tăng bình quân 11,52%. Năm 2022, Gia Lâm vẫn duy trì phát triển kinh tế trên 10%, tổng thu ngân sách đạt hơn 5.168 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2021.

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 7.

Cùng với đó huyện Gia Lâm đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp – thủy sản. Tính đến năm 2020, tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 51,5%, dịch vụ 40,5%, nông nghiệp – thủy sản chỉ còn chiếm 8%. Trong ảnh, hàng hóa đang được bốc dỡ tại ga Yên Phụ

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 8.

Về giao thông, huyện huyện Gia Lâm đã đầu tư nhiều tuyến đường kết nối để thúc đẩy giao thông thuận tiện, vận chuyển hàng hoá dễ dàng. Trong giai đoạn 2015 – 2020, huyện Gia Lâm đầu tư 7.100 tỷ đồng xây dựng 80 km đường giao thông, cây xanh, hệ thống chiếu sáng. Đến cuối năm 2021, huyện đã đạt chỉ tiêu 10km đường giao thông trên mỗi km2. Trong ảnh là nút giao Cổ Linh kết nối đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 9.

Trong năm 2022, huyện đã triển khai 242 dự án, tổng số vốn hơn 1.357 tỷ đồng, trong đó đã bàn giao và đưa vào sử dụng 132 dự án, 110 dự án vẫn đang gấp rút triển khai nhằm đáp ứng hạ tầng cho kế hoạch đưa huyện Gia Lâm trở thành quận trong năm 2023.

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 10.

Với yêu cầu đạt 27 tiêu chí để từ huyện lên quận, Gia Lâm còn thiếu 1 tiêu chí là cơ sở y tế đô thị. Hiện tại huyện mới đạt 0,51 giường/1.000 dân (tiêu chuẩn là ≥ 2,4 giường/1.000 dân). Để giải quyết vấn đề này, huyện đã có chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm với tổng vốn trên 1.000 tỷ đồng. Dự án sẽ triển khai trong năm 2023-2025 với quy mô nâng cấp, mở rộng bệnh viện từ 150 giường lên 500 giường bệnh theo tiêu chuẩn.

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 11.

Bên cạnh phát triển công nghiệp, bất động sản… Gia Lâm cũng rất quan tâm phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao kết hợp làm du lịch để tận dụng ưu thế của địa phương. Trong ảnh, các bạn nhỏ trong một chuyến trải nghiệm tại làng gốm Bát Tràng.

Diện mạo huyện có siêu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm, có thể lên quận sau vài tháng nữa - Ảnh 12.

Gia Lâm cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng lớn của cả nước như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Tòa án, Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Đại học VinUni…. Trong ảnh là một phần của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Theo Nhịp sống thị trường / Shoha

Câu chuyện lịch sử có thật về chuyến hành hương 16 năm của Đường Tăng

Một trong những nhà thám hiểm sớm nhất ghi chép về những chuyến đi của mình là một tu sĩ Phật giáo tên là Huyền Trang.

Câu chuyện lịch sử có thật về chuyến hành hương 16 năm của Đường Tăng

Nguồn: Nhà thám hiểm / Nellie Huang / NXB Dân Trí liên kết Đông A.

Ông lớn lên ở Trung Hoa, chịu ảnh hưởng từ người anh và bắt đầu bước chân vào Phật môn năm mới 13 tuổi. Đến năm 20 tuổi, ông thụ giới cụ túc và khát khao được học nhiều hơn.

Huyền Trang đi khắp Trung Hoa, truy lùng kinh văn Phật giáo để học hỏi. Thế nhưng ông lại phát hiện ra lỗi sai trong các kinh văn và quyết định đi tìm nguyên bản ở Ấn Độ, nơi phát xuất của Phật giáo.

Năm 629, ông bắt đầu chuyến hành trình của một đời – chuyến hành hương 16 năm đến Ấn Độ. Tại đây, ông học hỏi các cao tăng Phật giáo và thăm thú những nơi mà Đức Phật – người khai sinh ra các giáo pháp – đã sống từ 1.000 năm trước đó.

Trong hành trình của mình, Huyền Trang đã đi khoảng 16.000 km qua Trung Á và Ấn Độ. Trên đường đi, ông đã sống sót qua những trận bão tuyết, lốc xoáy và những cuộc tấn công của bọn cướp. Năm 645, ông trở về Trung Hoa với 520 hiệp kinh cùng vài tượng Phật.

Một ngôi chùa tên là chùa Đại Nhạn đã được xây dựng ở Tây An, Trung Hoa để lưu trữ những kinh thư của Huyền Trang.

Huyền Trang viết về những chuyến đi của mình trong một cuốn sách mang tên Đại Đường Tây Vực ký. Ông mô tả tất cả những nơi mình từng đi qua, bao gồm các phong tục, ngôn ngữ, chính trị và cả khí hậu địa phương.

Để rời Trung Hoa, Huyền Trang phải băng qua dãy núi Pamir rộng lớn, ngày nay thuộc Tajikistan. Ông viết về những mối hiểm nguy khi đi trong tuyết.

Trước khi tiến về phía tây tới Ấn Độ, Huyền Trang đến hồ Issyk-Kul, ngày nay thuộc Kyrgyzstan. Ông viết về các loài cá (và rồng!) sống trong hồ này. Các khách hành hương dâng lời cầu nguyện đến các loài này để xin may mắn.

Tại Ấn Độ, Huyền Trang thăm chùa Mahabodhi. Nơi đây đã và vẫn đang là nơi cư trú của một nhánh từ cây Bồ đề – gốc cây nơi Đức Phật tọa thiền nhập định.

Trên đường trở về, Huyền Trang băng qua sa mạc Taklamakan ở phía tây bắc Trung Hoa. Trong cuốn sách của mình, ông mô tả sa mạc này là hoang vu và u ám.

Rất lâu sau đó, vào thế kỷ 17, Tây du ký ra đời. Cuốn tiểu thuyết Trung Hoa này dựa trên chuyến đi của Huyền Trang. Tây du ký đã biến chuyến đi này thành một câu chuyện dân gian hấp dẫn với sự xuất hiện của một số nhân vật thần thoại, trong đó có Tôn Ngộ Không. Cuốn tiểu thuyết trở thành một tác phẩm kinh điển ở Trung Hoa.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN 

Những danh nhân tuổi Mão trong lịch sử Việt Nam

Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật, Ông Ích Khiêm, Phan Bội Châu, Nguyễn Công Hoan, Hoàng Văn Thái… là những gương mặt lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam ra đời vào năm Mão.

Phạm Ngũ Lão (1255-1320), sinh năm Ất Mão: Ông là danh tướng thời Trần, quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay là huyện Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Ông rất tài giỏi, văn võ song toàn nên được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn gả con gái nuôi và tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.

Trong cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai (năm 1285), do lập được nhiều chiến công, Phạm Ngũ lão được phong làm Hạ phẩm Phụng Ngự.

Trong cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ ba (năm 1288), Phạm Ngũ Lão lại lập nhiều chiến công hiển hách và từ đây đường công danh của ông ngày một mở rộng.

Năm 1290, dưới triều Trần Nhân Tông, ông được giao chức quản lĩnh quân Thánh Dực của triều đình.

Phạm Ngũ Lão là vị tướng luôn có mặt ở những trận quyết chiến quan trọng và luôn tự mình xông lên giết giặc làm gương cho ba quân tướng sỹ. Cuộc đời ông gắn liền với chiến trận và những chiến công vang dội.

Trần Nhật Duật (1255-1330), sinh năm Ất Mão: Ông là con thứ sáu của vua Trần Thái Tông. Ông được phong tước Chiêu Văn Vương năm 12 tuổi, một trong những tước vương trẻ nhất của vương triều Trần.

Chính sử chép kỹ biệt tài quân sự của ông trong chiến thắng Hàm Tử Quan (tháng 5/1285) nhưng trên thực tế tài cầm quân của ông đã sớm được thể hiện từ trước đó, đặc biệt là tư duy quân sự mang tính chiến lược sâu sắc, phi thường, phục vụ hết sức có hiệu quả trong các lần chiến thắng quân Nguyên-Mông.

Trần Quốc Toản (1267-1285), sinh năm Đinh Mão: Sinh ở xã Trang Liệt (nay là phường Trang Liệt, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi chống quân Nguyên-Mông, nổi tiếng với giai thoại bóp nát quả cam vì phẫn chí ở Hội nghị Bình Than.

Sau đó, ông về lập đội quân gồm hơn 1.000 người đi đánh giặc Nguyên-Mông dưới lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Ông tử trận được tặng tước Hoài Văn Hầu.

Trịnh Khả (1399-1451), sinh năm Kỷ Mão: Ông là danh tướng đời Lê Thái Tổ, quê ở xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Ninh, (nay là xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông. Ông được vua Lê Thái Tổ cho mang họ vua nên gọi là Lê Khả. Ông lập được nhiều chiến công đánh quân xâm lược, nổi tiếng trong các trận Trà Lân, Kha Lưu, giải phóng vùng Tam Giang, đánh tan viện binh của Mộc Thạch ở đèo Lê Hoa năm 1427.

Sau kháng chiến thành công, năm 1427, ông được phong Kim tử vinh lộc đại phu, Vệ tướng quân, Kỵ đô úy và giữ nhiều trọng trách quan trọng những năm về sau.

Mạc Đăng Dung (1483-1541), sinh năm Quý Mão: Ông quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy), thành phố Hải Phòng, nổi tiếng là đô vật, làm quan lên đến chức Đô chỉ huy sứ rồi Thái phó và thái sư An Hưng Vương. Sau đó, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc từ năm 1527.

Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719), sinh năm Tân Mão: Ông là người làng Hoài Bão, huyện Tiên Du, trấn Kinh Bắc (nay là xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên năm 1683, làm quan đến Thượng thư bộ lại. Ông có hai tác phẩm nổi tiếng “Tang thương ngẫu lục” và “Nguyễn trạng nguyên phụng sứ tập.”

Nguyễn Thiếp (1723-1804), sinh năm Quý Mão: Ông là người làng Mật Thôn, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Là ẩn sỹ trên núi Bùi Phong, ông được vua Quang Trung mời ra chỉ đạo việc học trong nước. Ông làm Viện trưởng viện Sùng chính, chuyên biên dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm. Tác phẩm chính của ông là bộ “Hạnh Am thi cảo.”

Võ Duy Thanh (1807-1861), sinh năm Đinh Mão: Quê ông ở làng Kim Bồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông đỗ Bảng nhãn triều Nguyễn, nổi tiếng về học vấn và chính trị. Tác phẩm văn học của ông là “Trừng Phủ thi tập.”

Vũ Phạm Khải (1807-1872), sinh năm Đinh Mão: Ông quê ở làng Thiên Trì (nay là thôn Thượng Trì), xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông là danh sỹ, nhà sử học nổi tiếng triều Nguyễn. Thơ văn của ông gồm các tác phẩm “Ngu Sơn toàn tập,” “Phượng Trì Đông Dương tiên sinh văn tập,” “Vũ Đông Dương văn tập,” “Lịch đại chúng hình thông khảo.” Người đương thời đánh giá ông “Vũ Phạm Khải là người bạn đáng kính, mắt cao vượt một thời, tâm hùng hơn muôn kẻ.”

Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), sinh năm Đinh Mão: Ông quê ở làng Long Tuyền, (nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) là nhà thơ, tác giả bản tuồng “Kiêu Thạch kỳ duyên” nổi tiếng. Ông là nhà yêu nước kháng Pháp.

Nguyễn Phúc Miên Thẩm (1819-1870), sinh năm Kỷ Mão: Ông là con thứ 10 của vua Minh Mạng nên tục gọi là ông Hoàng Mười. Ông nổi tiếng văn chương, được phong tước Tùng Thiện Công. Ông cùng với em là Tuy Lý Vương Miên Trinh lập nên “Tùng Vân thi xã” quy tụ các văn sỹ nổi tiếng. Các tác phẩm nổi tiếng là “Thương Sơn thi tập,” “Nam cầm phổ”…

Ông Ích Khiêm (1831-1884), sinh năm Tân Mão: Ông quê ở làng Phong Lệ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ông đỗ cử nhân khi mới 16 tuổi. Sau này, ông giỏi cầm binh, tiêu diệt giặc phỉ được phong tước “Kiêu Dũng nam.” Vì cương trực, ông bị các quyền thần bức tử ở Bình Định.

Phan Bội Châu (1867-1940), sinh năm Đinh Mão: Ông ở làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là chí sỹ yêu nước, lập hội Duy Tân để học việc cách tân đất nước, lãnh đạo phong trào Đông Du ở Nhật, thành lập Việt Nam quang phục hội ở Trung Quốc.

Những danh nhân tuổi Mão trong lịch sử Việt Nam

Tượng đài Phan Bội Châu ở Huế.

Tháng 6/1925, ông bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải, giải về nước và bị xử án chung thân. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, ông được đưa về an trí tại Huế.

Ông để lại nhiều tác phẩm yêu nước như “Thuốc chữa dân nghèo,” “Cao đẳng quốc dân,” “Luân lý vấn đáp,” “Nhân sinh triết học,” “Phan Bội Châu niên biểu.”

Nguyễn Công Hoan (1903-1977), sinh năm Quý Mão: Ông sinh ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, nổi tiếng về truyện ngắn, tiểu thuyết như “Kép Tư Bền,” “Tắt lửa lòng,” “Lá ngọc cành vàng,” “Bước đường cùng.”

Ông có nhiều đóng góp cho nền văn nghệ cách mạng. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam.

Hoàng Văn Thái (1915-1986), sinh năm Ất Mão: Ông là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, quê ở xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội như Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu V, Bí thư Khu ủy Khu V, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa III, IV, V và là đại biểu Quốc hội khóa VII. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý. Tên ông được đặt cho nhiều được phố, trường học.

Theo VIETNAM PLUS 

Năm mới, Việt Nam sẽ ‘rơi vào’ quỹ đạo nào?


Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và bộ phận trong ĐCSVN dù muốn “phát huy cao độ” hơn nữa kết quả của chuyến thăm Bắc Kinh của ông hồi cuối tháng 10 năm ngoái cũng phải hiểu rằng, mọi chuyện đều có giới hạn của nó.
Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và bộ phận trong ĐCSVN dù muốn “phát huy cao độ” hơn nữa kết quả của chuyến thăm Bắc Kinh của ông hồi cuối tháng 10 năm ngoái cũng phải hiểu rằng, mọi chuyện đều có giới hạn của nó.

Tới đây sẽ là thời điểm quan trọng để Ban lãnh đạo Hà Nội quyết định xem họ sẽ tiếp tục hay điều tiết chậm lại “cuộc thanh lọc nội bộ” dưới cái tên trần trụi là “chiến dịch đốt lò” của TBT Nguyễn Phú Trọng?

Giống như bao khúc quanh khác trong lịch sử của đất nước, lần này, giới quan sát vẫn đặt tương lai năm nay của Việt Nam sẽ tùy thuộc vào sức ép từ những chuyển động quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Từ khóa ở đây là “rơi vào”, có ý cảnh báo, Việt Nam đừng bị động mà hãy chủ động chọn lựa các định hướng chính sách rõ ràng và minh bạch.

Theo văn hóa tâm linh phổ biến ở ta, thời điểm đầu năm luôn được xem là khoảnh khắc đặc biệt, thông thường người ta luôn tránh làm điều bất lương để tránh xui xẻo cho cả năm. Nguyễn Phú Trọng – TBT ĐCSVN – có lẽ thuộc nhóm người “xưa nay hiếm” nên không thèm kiêng cữ. Phát biểu trước thềm năm mới, ông vẫn không ngần ngại nói những điều trái với sự thật. Vẫn là chúng ta đã “đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực…” Chỉ cần hỏi học sinh trung học, tiểu học ở quê, về ký ức của các em trong năm đại dịch kinh hoàng, về cuộc sống khó khăn trong gia đình các em và bà con lối xóm thì cũng biết được phần nào các thảm cảnh. Hàng ngàn công nhân mất việc hoặc bị giảm lương trước Tết có lúc đã phải bới thùng rác kiếm thực phẩm… Nếu có được nhà tài trợ giúp cho vài ký gạo thì mỗi bữa chỉ dám ăn một chén cơm, bởi không biết ngày mai thế nào… Nhiều gia đình ba thế hệ tha phương, mỗi lần Tết đến chỉ mơ có cái ăn cho đỡ tủi thân! Trong khi vô vàn những thân phận thê thảm như thế, mà ông Trọng vẫn khơi khơi, “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay…” Trên mạng xã hội, bình luận viên đã mỉa mai chuyện chướng tai gai mắt khi ông Trọng ngồi xổm trên luật pháp, gạt Quyền Chủ tịch nước, để đứng ra chúc Tết. Youtube “Mõ Đông Anh cướp diễn đàn chúc Tết” cùng với các comment đủ nói lên trình độ dân trí ngày nay như thế nào!

Có “vận mệnh chung” với những nước nào?

Quý Mão năm nay Việt Nam đối mặt với hàng loạt các vấn đề nan giải. Với cơn “địa chấn” về giành giật phe phái từ trước Tết, rồi đọc qua hai bức thư ông Trọng và ông Tập trao đổi cho nhau nhân dịp năm mới và nghe bài phát biểu chúc Tết nói trên của ông Trọng… Tất cả, có thể dự đoán gì về câu trả lời, năm 2023, Việt Nam sẽ “rơi vào” quỹ đạo nào? Liệu năm 2023 này có phải là năm của “vận mệnh tương quan” giữa Việt Nam và Trung Quốc không? Blogger Trân Văn nêu câu hỏi. Thì đây: trong Thư chúc Tết gửi Việt Nam, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc Trung Quốc và Việt Nam có “chung tương lai”. Cũng theo lá thư này, Trung Quốc và Việt Nam sẽ gia tăng liên lạc, gia tăng hợp tác toàn diện, cùng nhau thực hiện các chiến lược phát triển song phương, kể cả trong những vấn đề quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, trong tất cả các tờ báo và các trang mạng “mậu dịch” của Việt Nam, nội dung hai nước Việt Nam và Trung Quốc có “chung tương lai” này đã được bỏ qua! Tại sao lại có chuyện cắc cớ này, vẫn theo cách giải thích của Blogger Trân Văn, “với dân chúng Việt Nam, chuyện TBT Tập Cận Bình vỗ về, rằng Trung Quốc và Việt Nam có… ‘chung tương lai’ lại là chuyện thuộc loại nhạy cảm dễ dẫn đến những phản ứng, hậu quả phức tạp không chỉ trong đối nội mà cả trong đối ngoạiĐem chuyện này ra kể lể trước thềm năm mới – nhất là trong dịp tưởng niệm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) và trước

dịp tấn công đồng loạt và tàn sát dã man dân thường trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc (17/2/1979), để chống lưng cho bè lũ diệt chủng Polpot ở biên giới Tây Nam – rõ ràng là không ổn và không khôn ngoan tí nào, nên “lờ đi” là thượng sách!

“Giản lược” và “bỏ qua” một ý rất cơ bản trong thông điệp của Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tập Cận Bình gửi ĐCSVN rõ ràng là một tính toán có chủ đích. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và bộ phận trong ĐCSVN dù muốn “phát huy cao độ” hơn nữa kết quả của chuyến thăm Bắc Kinh của ông hồi cuối tháng 10 năm ngoái cũng phải hiểu rằng, mọi chuyện đều có giới hạn của nó. Ở Việt Nam hiện đang hình thành một quan niệm khá bất lợi đối với “dư âm” của chuyến thăm ấy. Quan niệm này cho rằng, nếu như Hội nghị Thành Đô (tháng 9/1990) mở ra một thời kỳ “Bắc thuộc rất nguy hiểm” (lời của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch), thì chuyến “triều công” vừa qua của TBT Trọng “đã đưa bang giao Việt – Trung tiến sâu hơn vào quỹ đạo của Bắc Kinh”. Khác nhau căn bản và nguy hiểm giữa hai cột mốc này là, nếu như Thành Đô chỉ tác động tới quan hệ song phương Việt – Trung, thì chuyến thăm “triều cống” tháng 10/2022 khiến Việt Nam có thể hoàn toàn rơi vào quỹ đạo Bắc Kinh. Điều này không chỉ nguy hiểm cho tương lai của Việt tộc. Giáo sư Nguyễn Đình Cống, trong một bài viết mới đây, đã đưa ra một dự báo đen tối khi Việt Nam rơi vào trật tự ấy. “Đến lúc đó, dân tộc (này) lâm nguy, mà đảng như hiện nay cũng chẳng còn, chỉ còn lại chủ yếu một nhúm người làm tay sai cho bọn thống trị từ nước ngoài và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như các dân tộc Tây Tạng và Tân cương hiện nay”. Tương lai này nghe khủng khiếp quá, ngay cả đối với các đảng viên cộng sản, nên chẳng ma nào mong muốn.

Dù sao mặc lòng, vẫn còn có luồng dư luận vẫn lạc quan cho rằng, ông Trọng và bộ sậu không dễ gì lái được “con tàu Việt Nam” đi theo quỹ đạo của Trung Quốc. Đơn giản là vì lòng dân Việt Nam không muốn thế! Đầu năm Quý Mão này, ngay cả báo chí nhà nước cũng hồ hởi loan tin Đại diện ngoại giao của Úc, Hà Lan, Anh, Malaysia, Nhật Bản chúc sức khỏe, bình an và thành công đến mọi người và mong quan hệ ngoại giao với Việt Nam thêm vững mạnh. Riêng Đại sứ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Marc Knapper “chơi trội” hơn đồng nghiệp. Đại sứ Knapper đã tỉ mẩn ngồi làm thiệp chúc Tết Nguyên đán 2023 bằng chữ nổi. Thiệp đặc biệt đã đành, mà người nhận và cách đọc cũng đặc biệt. Một giáo viên tiếng Anh và hai cháu gái khiếm thị là những người nhận được tấm thiệp chúc Tết đặc biệt từ Đại sứ. Đây là cái Tết thứ năm của ông Knapper tại Việt Nam, nhưng là năm thứ hai ông đón Tết với tư cách Đại sứ. Khác với năm đầu tiên, năm nay ông không “thử sức” với thư pháp nữa. Ông đã chọn cách độc đáo hơn để gửi lời chúc đến tất cả mọi người dân trong xã hội Việt Nam: Viết bằng khuôn chữ Chữ Nổi! Chắc Knapper muốn “những người khiếm thị” cũng hiểu được thông điệp của người Mỹ (?) Còn trước Tết, ông đã rất tự tin khi tuyên bố trong một giao lưu trực tuyến với truyền thông trong nước: “Mối quan hệ giữa hai nước chúng ta (tức Mỹ và Việt Nam) về bản chất cốt lõi đã mang tầm chiến lược…

“Sấn hỏa đả kiếp!” (Theo lửa mà hành động!)

Tới đây sẽ là thời điểm quan trọng để Ban lãnh đạo Hà Nội quyết định xem họ sẽ tiếp tục hay điều tiết chậm lại “cuộc thanh lọc nội bộ” dưới cái tên trần trụi là “chiến dịch đốt lò” của TBT Nguyễn Phú Trọng? Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là người ủng hộ thị trường đột ngột bị ép từ chức. Các quan chức chính phủ tuyên bố, cuộc thanh trừng vừa qua là một phần của nỗ lực chống tham nhũng trong các cơ quan quyền lực. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không khỏi thắc mắc, liệu sự ra đi của “bộ ba” Phúc – Minh – Đam có phải là chuỗi hành động thâu tóm quyền lực trong thời gian ngắn của ông Trọng hay không, điều này có dẫn đến việc trì hoãn những cải cách kinh tế cần thiết và khẩn cấp tại một trong những nền kinh tế nóng nhất châu Á hiện nay. Dư luận cho đến nay vẫn cho rằng, đảng đã không minh bạch trong vụ cho thôi chức đối với Chủ tịch Phúc. Một nhà quan sát thời cuộc ở thành phố Hồ Chí Minh nói trong điều kiện giấu tên: “Những diễn biến liên quan về việc nộp đơn xin ‘thôi việc’ từ các Phó Thủ tướng cho đến Chủ tịch nước cho thấy đó là những công việc riêng tư của ĐCS tự giải quyết với nhau, chứ không phải là công việc của người dân, do đó sẽ không thể biết chính xác, vì mọi thông tin hoàn toàn mù mờ”.

Đối với ĐCSVN, “tháng Giêng” không còn “là tháng ăn chơi” nữa. Ông Trọng và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đang phải quyết định về tốc độ hành động? Phải chèo lái cuộc chống tham nhũng thế nào để các nhà đầu tư trong và ngoài nước thoát khỏi nỗi ám ảnh, Việt Nam suốt ngày chỉ lo “gom củi” để “bỏ lò” mà không tập trung thời gian và sức lực cho sản xuất và sáng tạo. Riêng đối với TBT Nguyễn Phú Trọng, bất luận ông chịu ơn ông Tập Cận Bình và các đồng chí Trung Quốc của ông đến bao nhiêu đi nữa, thì ông cũng phải tìm cách thoát khỏi “khẩu bi”: là Thái thú của Tàu! Đừng để bị “bia miệng” như TBT Lê Khả Phiêu, mang hổ danh nhượng cả Ải Nam Quan, nửa thác Bản Giốc, hàng vạn km2 dọc biên giới Việt – Trung và tại Vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc. Năm ngoái, ông Trọng đã trót cam kết ủng hộ “Sáng kiến Phát triển Toàn cầu” (GDI), hứa xem xét “Sáng kiến An ninh Toàn cầu” (GSI) cùng “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRI) như là 3 trụ cột của “Trật tự Trung Hoa” (Pax Sinica). Để thực thi các cam kết này, cùng với sự “bảo lãnh” của ông Tập Cận Bình, ông Trọng phải nắm chắc được “Bộ tứ” để không bị “đánh úp”, dù ông phải ra đi tại Hội nghị Trung ương mùa hè này, hoặc có thể vẫn bám trụ cho đến Đại hội 14.

Sáng mùng 2 Tết, tức ngày 23/1/2023, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 12.000 người theo dõi: “Ổn định chính trị vĩ mô quan trọng không kém ổn định kinh tế vĩ mô. Năm mới cầu chúc cho đất nước luôn luôn có được cả hai sự ổn định này!” Từ góc nhìn của mình, các nhà quan sát tình hình ở trong và từ ngoài Việt Nam đều có chung nhận xét, Ban lãnh đạo Ba Đình đang đối mặt với bất ổn chính trị ở thượng tầng, các cấp bất an, không ngành nào muốn hoạt động. Một chuyên gia phát biểu: “Nói là trì trệ cũng được, là bất ổn cũng được. Thực chất của trạng thái này làm một số người lo sợ, không dám hoạt động gì cả. Không biết ngày hôm nay là ông Phúc, ngày mai đến lượt mình hay chưa? Đây là trạng thái bất bình thường. Có lẽ gọi là khủng hoảng thì đúng hơn”. Nhưng có điều chưa thấy ai đưa ra lời cảnh báo lúc này. Những năm 1974, 1979… mỗi khi ta gặp khó khăn hay khủng hoảng bên trong, Trung Quốc luôn luôn lợi dụng những thời điểm ấy để xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta. Kế này người Trung Quốc gọi là “Sấn hỏa đả kiếp!” (Theo lửa mà hành động), tức là thừa lúc lân bang gặp cơn nguy biến thì bên ngoài quấy đảo cưỡng chiếm thêm đất đai hoặc biển đảo. Bài học ngàn xưa ấy, bao giờ cũng mới!

Trần Đông A / VOA

“Hé lộ” trật tự thế giới mới

Trong trật tự thế giới mới, sân khấu và dàn diễn viên không khác bản chất, nhưng nhân vật chính của vở kịch địa chính trị toàn cầu sắp đổi vai.

Chuyến thăm Saudi Arabia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ nâng quan hệ của Trung Quốc với thế giới Ả Rập lên một tầm cao mới.

Trung Quốc đã và đang cùng một số đồng minh tiến hành nhiều hoạt động chiến lược, kể cả trong lĩnh vực dầu mỏ nhằm tìm cách làm giảm vị thế của Mỹ để lập lại trật tự thế giới.

Dấu mốc 120 năm

Với tốc độ phát triển kinh tế thần tốc hơn 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đang có cơ hội vượt Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới vào thời điểm nào đó sau năm 2030. Trên thực tế, Bắc Kinh đã tập dượt, tự thử thách chính mình trong nhiều sự kiện cụ thể.

Còn nhớ hồi tháng 3/2021, Mỹ và Trung Quốc tổ chức hội đàm ở Alaska. Tờ People’s Daily đã ghép bức hình minh họa so sánh cuộc gặp gỡ này với buổi lễ ký kết Hiệp ước Tân Sửu vào năm 1901. Thời điểm đó, Triều đình nhà Thanh bất đắc dĩ thừa nhận sự có mặt của “bát quốc liên minh” trên lãnh thổ của mình.

Đúng 120 năm sau tại Alaska, những đại diện Trung Quốc gồm Ủy viên Quốc vụ Viện Dương Khiết Trì cùng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đối đáp không e ngại với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan.

Trong lịch sử ngoại giao Mỹ – Trung, chưa khi nào Bắc Kinh tự tin đến như vậy. Cuộc gặp dự kiến giành 2 phút mở đầu cho mỗi bên. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ nói tới 10 phút về Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan; lập tức ông Dương Khiêt Trì đáp trả tới 20 phút.

Người Trung Quốc không chấp nhận bang giao với Mỹ ở thế “cửa dưới” và họ yêu cầu được đối xử như một cường quốc thực sự. Cuối cùng, đôi bên ra về mà không nhượng bộ nhau bất cứ chi tiết kỹ thuật nào. Đây được xem là khoảnh khắc đánh dấu sự trỗi dậy sau 120 năm “dấu mình chờ thời”.

Cuộc khẩu chiến vô tiền khoáng hậu này lại diễn ra đúng dịp kỷ niệm tròn 1 thế kỷ ra đời Đảng cộng sản Trung Quốc (1921 – 2021). Truyền thông nhà nước Trung Quốc coi đây như là “vĩ thanh” với thế giới, để chứng minh rằng: họ có quyền và lực để duy trì và phát triển các giá trị riêng biệt.

Khổ luyện để thành tài

Hai thập niên đầu của thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến 2 lần Trung Quốc hé lộ tham vọng phá vỡ trật tự thế giới. Lần thứ nhất diễn ra sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các ngân hàng Trung Quốc tung hàng nghìn tỷ Nhân dân tệ cho vay, tái thiết tận trung tâm tài chính, kinh tế của phương Tây.

Lần thứ hai từ năm 2017, thời điểm ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp ở Bắc Kinh gồm đại diện 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, chính thức công bố dự án cơ sở hạ tầng liên lục địa “Một vành đai, Một con đường” với khoản giải ngân ban đầu 124 tỷ USD.

Hé lộ trật tự thế giới mới - Ảnh 2.

Trung Quốc “trỗi dậy” đang đặt ra nhiều thách thức đối với Tổng thống Mỹ Biden.

Hai bước tiến này khiến phương Tây choáng ngợp. Khi cơ chế phản ứng của Mỹ và Châu Âu gióng hồi chuông cảnh báo thì chân rết Trung Quốc đã cắm chặt ở Trung Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Nam Âu, Nam Thái Bình Dương. Điều đáng nói là không một ai biết chính xác hiện nay Trung Quốc có bao nhiêu đồng minh, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện. Bởi vì, Trung Quốc thường nhắm đến các nước nghèo, kém phát triển với đa phần thỏa thuận bí mật, cùng một công thức “cho vay – bao thầu – đổi tài nguyên”. Dòng tiền của Trung Quốc chuyên chở cả nhân lực, thiết bị, công nghệ, văn hóa, tín ngưỡng…

Năm 2021, Trung Quốc tiếp tục thử thách chính mình bằng chính sách “zero COVID”, họ tỏ ra thân thiết với WHO và trúng thầu hàng loạt hợp đồng cung ứng vaccine, thiết bị y tế. “Cánh tay” vững chãi của Trung Quốc đã vươn ra từ châu Á, góp phần giải cứu thế giới, xử lý vấn đề toàn cầu mà trước đây người Mỹ vô đối.

Trung Quốc tận dụng rất tốt khủng hoảng địa chính trị Đông Âu để xen vào giữa quan hệ Mỹ – OPEC; Mỹ- Nga. Bắc Kinh lúc này đang chủ trì “bàn dài” giúp Nga – Iran – Trung Đông – Trung Á liên kết thành một khối. Nếu Mỹ không tìm cách đối trọng, vị thế của nước này sẽ có nguy cơ suy giảm trên “bàn cờ” thế giới

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiêp