Quá nhiều dấu hiệu trong thời kỳ này cho thấy vận khí triều nhà Thanh đã suy vong và sự sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian mà thôi! Điều đó thể hiện rõ ràng qua những bức ảnh màu hiếm hoi về những năm cuối cùng của triều nhà Thanh. Nó nói lên được được phần nào cuộc sống của người dân khi ấy.
Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của Trung Hoa. Những năm cuối cùng của nhà Thanh, từ năm 1840 – 1912, được coi là đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc.
Trong thời gian này, sự cai trị của triều đại nhà Thanh bắt đầu suy yếu dẫn đến việc buộc phải ký một loạt các hiệp ước bất bình đẳng khác nhau.
Mọi người đều biết rằng, chính quyền nhà Thanh vào giai đoạn cuối vô cùng mục nát, không có khả năng đánh trả trước sự xâm lược mạnh mẽ của ngoại bang.
Mặc dù triều đại nhà Thanh đã rất nỗ lực cứu vớt tình hình bằng những cuộc cải cách hay hiệp thương hoặc thậm chí là mở rộng giao thiệp với phương Tây, nhưng tất cả đều kết thúc trong thất bại.
Sống trong thời đại như vậy, cuộc sống của người dân hết sức khó khăn, nhất là khi họ phải gánh chịu những khoản thuế má nặng nề, cuộc sống của người dân khổ sở trăm bề.
Dưới đây là những bức ảnh màu hiếm hoi phản ánh cuộc sống chân thực về những năm cuối cùng của triều đại này.
Một cách cách cuối triều đại nhà Thanh đang cưỡi một con lừa và cầm một chiếc quạt trong tay với xung quanh là tùy tùng (Ảnh: historysea.com)Những người đàn ông triều đại nhà Thanh đang làm việc chăm chỉ trên một con tàu. (Ảnh: historysea.com)Các tù nhân bị áp giải bởi một một tuần tra người Ấn Độ. (Ảnh: historysea.com)Những người buôn bán nhỏ thường hay ăn sáng bên lề đường. (Ảnh: historysea.com)Vào những năm 1870, nhiếp ảnh gia người Anh William Sanders đã chụp được bức ảnh về một tú bà triều nhà Thanh. (Ảnh: historysea.com)Công việc gánh đá thuê nặn nhọc cũng được nhiều người nghèo lựa chọn, giỏ của họ chất đầy những tảng đá lớn. (Ảnh: historysea.com)Hai tù nhân bị cùm cổ, trói tay vào nhau. (Ảnh: historysea.com)Người bán hàng rong trên đường. (Ảnh: historysea.com)Người thợ làm nồi không có khách với khuôn mặt buồn rười rượi. (Ảnh: historysea.com)Nhà sư vào cuối triều đại nhà Thanh. (Ảnh: historysea.com)Một số đồ vật phương Tây đã được mang sang Trung Quốc vào thời kỳ này, một thương nhân đang tính tiền bằng bàn tính và con trai của ông đang canh chừng. hàng hóa. (Ảnh: historysea.com)Những người lính tuần tra cuối nhà Thanh cầm giáo dài cùng kiếm. (Ảnh: historysea.com)
Những phu nhân thuộc giới quý tộc. (Ảnh: historysea.com)
Một lần, công dân Bykov nhổ răng tại bệnh viện quận và không đau đớn gì. Sự kiện này khiến anh ta nhớ mãi, vì vậy vào Ngày thầy thuốc, anh diện bộ com lê mới toanh, mày râu nhẵn nhụi, mua một bó hoa và đến bệnh viện để cảm ơn bác sĩ, đồng thời chúc mừng ông ta nhân ngày lễ. Trước cửa phòng khám của bác sĩ nha khoa, anh thấy một dòng người xếp hàng dà
Bykov nhìn mọi người với ánh mắt đầy thông cảm và lịch sự nói:
– Chào các đồng chí, cho phép tôi vào gặp bác sĩ không phải xếp hàng.
Minh họa trong trang của Hùng Dingo
– Tại sao lại như vậy? – Người đàn ông má sưng vù giận dữ hỏi.
– Tôi có chút việc riêng…
– Tất cả chúng tôi đến đây đều vì việc riêng – Người đàn ông nói – Răng chúng tôi đâu phải là của công…
– Sao lại nói chuyện răng ở đây? – Bykov mỉm cười – Tôi chỉ vào chúc mừng bác sĩ nhân ngày lễ.
– Ai mà chẳng chúc mừng được – Một bà già nhỏ thó lầu bầu nói – Khôn thật. Giả vờ cầm bó hoa để khỏi phải xếp hàng…
– Các đồng chí thông cảm – Bykov bực bội nói – Tôi chỉ vào một phút thôi.
– Người này một phút, người kia nửa phút – Ông má sưng vù lẩm bẩm – Tôi đã ngồi chờ hơn một tiếng rồi đây. Hãy xếp hàng đi, người công dân!
– Thôi được – Bykov giận dữ nói – Một khi các đồng chí đã khăng khăng như vậy thì… Xin hỏi ai là người cuối cùng?…
– Không có người cuối cùng! – Bà già nhỏ thó nói – Chúng tôi xếp hàng theo phiếu. Phiếu anh số mấy?
– Tôi chẳng có phiếu phiếc gì hết – Bykov bực bội nói – Hình như tôi đã nói là đến đây vì việc riêng…
– Đằng nào mà chẳng thế! Không có phiếu thì không ai cho anh vào – Bà già nói – Không có phiếu thì phải chờ hết tất cả mọi người…
– Lên phòng đăng ký lấy phiếu đi, người công dân. Đừng mất thời gian vô ích – Ông má sưng vù nói.
Cạnh ô cửa nhỏ phòng đăng ký cũng có một dòng người đứng xếp hàng. Khi Bykov định chen vào ô cửa, hàng người trở nên nhốn nháo.
– Xin lỗi – Bykov nói – Cho phép tôi vào lấy phiếu xếp hàng.
– Thế anh nghĩ chúng tôi xếp hàng mua bánh ngọt chắc? – Mọi người bất bình nói.
– Nhưng tôi không phải đi khám bệnh – Bykov nóng nảy – Tôi đến chúc mừng bác sĩ.
– Thì anh cứ việc mà chúc mừng cho khỏe! – Mọi người đồng thanh nói.
– Mà sao lại vô lý thế này nhỉ – Bykov nói như quát – Ở phía dưới thì phải có phiếu mới được xếp hàng, còn ở đây thì phải xếp hàng mới lấy được phiếu.
– Đề nghị không làm mất trật tự! – Cô nhân viên phục vụ ló đầu ra khỏi ô cửa và cáu kỉnh nói – Anh vào phòng nào?
– Tôi đến phòng bác sĩ nha khoa – Bykov nói.
– Phiếu vào phòng bác sĩ nha khoa hôm nay đã hết. Tôi chỉ có thể phát phiếu vào sáng thứ hai.
– Tôi không cần sáng thứ hai – Bykov nói – Tôi cần hôm nay…
– Hôm nay chỉ còn phiếu vào phòng bác sĩ nội khoa và bác sĩ thần kinh thôi…
– Nhưng tôi muốn chúc mừng bác sĩ nha khoa cơ – Bykov thở dài ngao ngán.
– Chúc mừng bác sĩ thần kinh cũng được chứ sao, có gì khác đâu – Một người trong hàng nói. Nhân thể khám bệnh luôn… Trông mắt anh bắt đầu hấp háy rồi kia kìa…
Tay run run Bykov cầm tờ phiếu và bước lên gác hai.
Trước cửa phòng bác sĩ thần kinh có hai người đang ngồi: một phụ nữ và một nam giới.
– Xin lỗi, phiếu của anh chị số mấy? – Bykov hỏi – Tôi xếp hàng sau ai đây?
– Chúng tôi không có phiếu – Người phụ nữ mỉm cười nói – Vợ chồng chúng tôi đến chúc mừng bác sĩ nhân ngày thầy thuốc.
– Không sao! – Bỗng nhiên Bykov thét lên và cảm thấy sợ giọng nói của chính mình – Tôi đã chờ một tiếng đồng hồ rồi, thế mà các người lại ngồi đây không có phiếu.
Rồi Bykov trừng mắt giận dữ, sửa lại bó hoa và đẩy cửa bước vào phòng.
Trần Đình (dịch) / Truyện vui của Grigory Gorin (Nga) / Văn nghệ CA
Triết gia Ralph Waldo Emerson có câu: “Tôi không nhớ nổi những cuốn sách đã đọc và cũng chẳng nhớ những bữa đã ăn, dù vậy, chúng vẫn làm nên con người tôi”.
Một phần bìa sách “Our wives under the sea” của Julia Armfield. Ảnh: Picador.
Việc ghi nhớ thực chất rất khó. Khi gặp khó khăn ghi nhớ, nhiều người thường tự trách mình, than thở về việc chúng ta đã để Internet bào mòn khả năng nhận thức của mình như thế nào.
Nhà thơ Brad Leithauser từng viết trên tờ The New Yorker như sau: “Có một sự thật chắc chắn về con người rằng chúng ta nhớ được rất ít những gì ta đã đọc. Nếu ta mở một cuốn sách đã đọc bất kỳ, ta luôn nhận ra rằng ta đã gần như quên sạch mọi thứ mà nhà văn đã kể cho chúng ta. Chia tay người kể chuyện và những lời kể, chúng ta chỉ còn lại một ấn tượng mờ nhạt; và người kể chuyện cứ thản nhiên lấy cuốn sách khỏi tay chúng ta mà bỏ đi”.
Nhưng theo bài viết của Isabel Fattal trên tạp chí The Atlantic, cuộc đấu tranh để ghi nhớ vượt ra ngoài tác động của Internet mà liên quan nhiều đến cách thức não bộ vận hành.
Từng có ý kiến cho rằng Internet đã giáng một đòn mạnh vào khả năng ghi nhớ của chúng ta vì kỹ năng đó không còn được rèn luyện nhiều nữa khi mà giờ cần gì thì người ta tìm trên Google luôn. Thực tế, vấn đề ghi nhớ tồn tại từ lâu rồi: Trong một cuộc đối thoại với Plato, Socrate cảnh báo rằng việc viết lách có thể gây đãng trí. Một nhà nghiên cứu cũng từng cho rằng viết lách giết chết trí nhớ.
Dù vậy, những gì chúng ta đánh mất về mặt trí nhớ, chúng ta thu về về mặt tiếp nhận thông tin. Những gì ta quên thực chất sẽ không mất hẳn mà chỉ nằm đâu đó trong bộ nhớ, chờ đợi một dấu hiệu thích hợp để bật lại.
Cây viết Ian Crouch cũng từng viết về vấn đề này trên The New Yorker. Ông cho rằng dù con người có bị nguyền rủa để cho phải quên đi những gì đã đọc, thì ta vẫn luôn giữ được những trải nghiệm thú vị khi đọc một cuốn sách ở một địa điểm cụ thể.
Ian Crouch chia sẻ: “Điều tôi nhớ nhất về tuyển tập truyện ngắn The magic barrel (tạm dịch: Cái thùng thần kỳ) của Malamud là ánh nắng ấm áp trong quán cà phê vào những sáng thứ sáu trước giờ học hồi tôi học trung học”.
Ông cho rằng ký ức ấy vẫn có ý nghĩa gì đó đối với ông. Việc đọc có nhiều khía cạnh, trong đó, có sự pha trộn kỳ lạ giữa suy nghĩ và cảm xúc và các cảm giác xảy ra trong một khoảnh khắc.
Trí nhớ vốn có tính thất thường như vậy. Khi nhắc đến sự lãng quên, các nhà nghiên cứu thường sử dụng những từ như “xao nhãng, nhầm lẫn, hỏng…”. Mặc những từ này có vẻ nham hiểm và có vẻ chê trách những hạn chế đáng buồn của bộ não con người, các nhà nghiên cứu cũng trấn an chúng ta rằng: “Ai cũng phải quên”; và sự lãng quên thậm chí có thể là chìa khóa của chính trí nhớ – một nhu cầu tâm lý sinh học hơn là một khiếm khuyết về mặt tính cách.
Triết gia Ralph Waldo Emerson có câu: “Tôi không nhớ nổi những cuốn sách đã đọc và cũng chẳng nhớ những bữa đã ăn, dù vậy, chúng vẫn làm nên con người tôi”.
Có lẽ, việc nhớ nội dung một cuốn sách hay không chẳng ảnh hưởng gì đến tác động của cuốn sách lên độc giả. Những cuốn tiểu thuyết ta đọc khiến ta đồng cảm hơn; những câu chuyện xây dựng sự hiểu biết của chúng ta về thế giới; những ý tưởng trong sách tương tác với những ý tưởng mới trong độc giả và từ đó, định hình suy nghĩ và hành động của người đọc.
Ian Crouch gợi ý một cách để cải thiện trí nhớ là đọc lại sách nhiều lần. Độc giả hẳn sẽ đặt ra câu hỏi rằng tại sao phải đọc lại sách trong khi có cả một mớ sách khác ở trên giá chưa được khám phá. Ian Crouch thừa nhận một phần trong ông cũng đặt ra câu hỏi tương tự. Ông cho rằng sự ngần ngại đối với việc đọc lại sách có lẽ xuất phát từ một cảm giác sai lầm khi coi việc đọc sách như một nhiệm vụ chinh phục.
Crouch cho rằng việc đọc nên được thực hiện như việc khám nghiệm tử thi, đọc để tìm hiểu xem cách một cuốn sách vận hành như thế nào. Crouch kết luận: “Đối với một độc giả hay quên như tôi, nhiệm vụ lớn lao và thú vui lớn nhất là đọc đi đọc lại một cuốn tiểu thuyết. Đến một lúc nào đó, tôi sẽ thực sự hiểu cuốn sách”.
Bạn không đơn độc nếu khi thời tiết lạnh hơn và đêm dài hơn, khiến bạn cảm thấy buồn. Hiện tượng nổi tiếng này, được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), có thể giải thích tại sao mọi người cảm thấy buồn bã, cáu kỉnh và thờ ơ trong những tháng mùa đông. Đối với một số người, tình trạng có thể nghiêm trọng và suy nhược.
Mặc dù SAD là một dạng trầm cảm lâm sàng đã được công nhận, nhưng các chuyên gia vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra tình trạng này, thậm chí một số người còn cho rằng nó không tồn tại. Nhưng nghiên cứu của nhà thần kinh học Lance Workman đã phát hiện ra rằng, màu mắt của bạn thực sự có thể là một yếu tố quyết định liệu bạn có phát triển SAD hay không.
Một cuộc khảo sát do Lance Workman thực hiện vào năm 2014 cho thấy khoảng 8% người dân Vương quốc Anh tự báo cáo những thay đổi theo mùa có thể được phân loại là SAD. 21% khác đã báo cáo các triệu chứng của SAD dưới hội chứng, một dạng ít nghiêm trọng hơn, thường được gọi là “chứng buồn mùa đông”.
Mặc dù nhiều người có thể nghi ngờ họ bị SAD, nhưng tình trạng này thường được chẩn đoán bằng bảng câu hỏi đánh giá mô hình theo mùa. Điều này yêu cầu mọi người trả lời một số câu hỏi về hành vi theo mùa, tâm trạng và thay đổi thói quen. Những người có điểm số trong bảng câu hỏi càng cao thì chứng SAD của họ càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các công cụ chẩn đoán này có thể khác nhau giữa các tổ chức, điều này đôi khi có thể dẫn đến các chẩn đoán không nhất quán.
Màu mắt có thể là một yếu tố quyết định liệu bạn có phát triển SAD hay không.
Nhưng điều gì thực sự gây ra SAD vẫn còn đang được tranh luận. Một số giả thuyết, như giả thuyết vĩ độ, cho thấy SAD được kích hoạt do giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong mùa đông. Điều này cho thấy SAD nên phổ biến hơn ở các quốc gia nằm xa xích đạo (chẳng hạn như Iceland). Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã thất bại trong việc hỗ trợ lý thuyết này. Một giả thuyết khác cho thấy SAD xảy ra khi nhịp sinh học của chúng ta bị gián đoạn khi ngày ngắn lại.
Các lý thuyết khác cho rằng nó xảy ra do sự mất cân bằng serotonin và melatonin trong cơ thể. Serotonin khiến chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng, trong khi việc giải phóng melatonin khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Vì melatonin được tạo ra từ serotonin, những người bị SAD có khả năng sản xuất quá nhiều melatonin trong những tháng mùa đông, khiến họ cảm thấy uể oải hoặc suy sụp.
Tất cả những nghiên cứu này là không nhất quán và, trong một số trường hợp, mâu thuẫn. Nhưng vì SAD có khả năng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố sinh học và sinh lý cùng hoạt động, nên những cách giải thích khác nhau về nguyên nhân gây ra SAD có thể có mối liên hệ với nhau.
SAD và màu mắt của bạn
Nhóm của Lance Workman đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy, màu mắt của một người có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nhạy cảm với SAD của họ.
Nghiên cứu của nhóm đã sử dụng một mẫu gồm 175 sinh viên từ hai trường đại học (một ở miền nam xứ Wales thuộc vùng lạnh, một ở Síp thuộc vùng cận nhiệt đới). Họ phát hiện ra rằng khi đối chiều trong bảng câu hỏi đánh giá mô hình theo mùa, những người có đôi mắt sáng hoặc xanh dương đạt điểm thấp hơn đáng kể so với những người có đôi mắt sẫm màu hoặc nâu. Những kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó cho thấy những người mắt nâu hoặc mắt đen bị trầm cảm nhiều hơn đáng kể so với những người mắt xanh.
Lý do mà màu mắt có thể khiến một số người dễ bị trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng hơn có thể là do lượng ánh sáng mà mắt của một cá nhân có thể xử lý.
Võng mạc là một phần của nhãn cầu chứa các tế bào nhạy cảm với ánh sáng. Khi ánh sáng đi vào mắt, các tế bào này sẽ kích hoạt các xung thần kinh tạo thành hình ảnh trực quan trong não của chúng ta.
Năm 1995, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một số tế bào võng mạc, thay vì tạo ra hình ảnh, chỉ gửi thông tin về mức độ sáng từ đáy mắt đến vùng dưới đồi của não. Vùng dưới đồi là một phần quan trọng của não tiết ra các kích thích tố (chẳng hạn như oxytocin) điều chỉnh chu kỳ nhiệt độ, cảm giác đói và giấc ngủ.
Khi lượng ánh sáng xanh dương và xanh lục đến vùng dưới đồi tăng lên, lượng melatonin sẽ giảm. Mắt có sắc tố thấp hơn (mắt xanh hoặc xám) nhạy cảm hơn với ánh sáng. Điều này có nghĩa là chúng không cần hấp thụ nhiều ánh sáng như mắt nâu hoặc mắt tối trước khi thông tin này đến được các tế bào võng mạc.
Như vậy, những người có đôi mắt sáng hơn tiết ra ít melatonin hơn trong mùa thu và mùa đông. Cơ chế này có thể cung cấp cho những người sáng mắt một số khả năng phục hồi đối với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (mặc dù một tỷ lệ nhỏ hơn vẫn có thể bị SAD).
Trước giờ, có hai giả thuyết được sử dụng để giải thích tại sao mắt xanh thường chỉ xuất hiện ở các cộng đồng phương Tây sống xa xích đạo hơn:
Đầu tiên, nó có thể được coi là hấp dẫn hơn đối với người khác giới, vì vậy nó có thể mang lại lợi thế sinh sản.
Thứ hai, mắt xanh có thể là tác dụng phụ của cùng một đột biến khiến màu da sáng hơn. Đột biến này phát triển vì nó giúp cơ thể tạo ra nhiều vitamin D hơn từ tia cực tím của mặt trời ở những nơi trên thế giới nhận được ít bức xạ hơn, đặc biệt là trong mùa đông.
Nhưng do những người mắt xanh trong nghiên cứu trên đã báo cáo mức độ SAD thấp hơn so với những người mắt nâu, đột biến này có thể đã xảy ra như một sự thích nghi “chống SAD” do sự thay đổi đáng kể về mức độ tiếp xúc với ánh sáng mà tổ tiên thời tiền sử của chúng ta đã trải qua. khi họ di cư đến các vĩ độ phía bắc.
Tất nhiên, màu mắt không phải là yếu tố duy nhất ở đây. Những người ở trong nhà quá lâu cũng dễ bị cả chứng buồn chán mùa đông và chứng SAD toàn diện. May mắn thay cho những người bị SAD, chỉ cần ra ngoài đi dạo thường xuyên, đặc biệt là vào những lúc trời nắng, sẽ giúp cải thiện tâm trạng của họ.
Nếu cách đó không hiệu quả, thì “liệu pháp chiếu đèn”, bao gồm việc ngồi trước hộp đèn trong một giờ mỗi ngày, cũng có thể hữu ích. Lance Workman cho biết những người sử dụng những phương pháp này (dù là mắt nâu hay xanh) hầu như luôn báo cáo một sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những người bị SAD nên tham khảo ý kiến bác sĩ đa khoa, đặc biệt nếu các triệu chứng của họ không cải thiện hoặc nếu tình trạng trở nên khó kiểm soát.
Tất cả những gì còn sót lại về săn bắn hái lượm vào Thời đại đồ đá giữa ở châu Âu được điều tra cho đến nay đều cho thấy dấu hiệu di truyền cho đôi mắt sáng màu, trong trường hợp những người săn bắn hái lượm ở phương Tây và Trung Âu có màu da sẫm.
Những bổ sung sau này vào nguồn gene châu Âu, những người nông dân thời kỳ đồ đá mới từ Tiểu Á và những người chăn gia súc Thời đại đồ đồng/ thời đại đồ đồng Yamnaya (có thể là dân số Ấn-Âu nguyên thủy) từ khu vực phía bắc Biển Đen dường như có tỷ lệ mắc các alen màu mắt sẫm cao hơn nhiều và các alen tạo ra làn da sáng hơn so với dân số châu Âu ban đầu.
Sự di truyền và thừa kế màu mắt ở người rất phức tạp. Cho đến nay, đã có 16 gene liên quan đến sự di truyền màu mắt. Một số gene màu mắt gồm có OCA2 và HERC2. Trước đây có quan điểm cho rằng màu mắt xanh dương là một tính trạng gene lặn đơn giản đã được chứng minh là không chính xác. Sự di truyền của màu mắt rất phức tạp nên hầu như bất kỳ sự kết hợp màu mắt nào giữa cha mẹ và con cái đều có thể xảy ra.
Năm 2000, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 31,17 tỷ USD, chỉ bằng 1/4 GDP của Thái Lan (125 tỷ USD).
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2000, quy mô GDP của Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ này đã có sự thay đổi rõ rệt.
Cụ thể, năm 2021, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 338 tỷ USD và quy mô GDP của Thái Lan đạt khoảng 506 tỷ USD. Theo đó, GDP của Thái Lan gấp khoảng 1,4 lần GDP của Việt Nam.
Như vậy, sau 21 năm, GDP của Thái Lan từng gấp 4 lần Việt Nam thì đến nay giảm xuống còn 1,4 lần.
Quy mô GDP Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2000-2021 và dự báo năm 2022. Nguồn: IMF.
Trong giai đoạn 2000-2021, quy mô GDP của Việt Nam đã tăng gần 12 lần, còn quy mô GDP của Thái Lan tăng 4 lần. Bên cạnh đó, quy mô GDP của Thái Lan vẫn luôn giữ vị trí số 2 trong khối ASEAN cả giai đoạn 2000-2021.
Năm 2022, quy mô GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 413,81 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Trong khi đó, quy mô GDP của Thái Lan được dự báo đạt khoảng 534,76 tỷ USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN. Theo dự báo của IMF, quy mô GDP Thái Lan gấp 1,3 lần Việt Nam năm 2022.
Xét trong toàn bộ các nước thuộc khối ASEAN, năm 2022, IMF dự báo quy mô GDP của Indonesia dẫn đầu trong khu vực, đạt khoảng 1.290 tỷ USD. IMF dự báo quy mô GDP của Malaysia đạt 434,06 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực; quy mô GDP Singapore đạt 423,63 tỷ USD, xếp thứ 4 trong khu vực; quy mô GDP Philipines đạt 401,66 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khu vực ASEAN.
Cùng với đó, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào được dự báo quy mô GDP năm 2022 đạt lần lượt là 59,53 tỷ USD; 28,33 tỷ USD; 18,45 tỷ USD và 16,25 tỷ USD.
Ai lên thay ông Phúc là chuyện không đáng bận tâm vì cốt lõi của vấn đề là thể chế chính trị.
Các quan chức cộng sản vừa bị phế truất. Từ trái sang: Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thanh Long và Phạm Bình Minh. Ảnh Facebook.
Đúng như tin đồn trên mạng xã hội, ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Việt Nam, đã bị các đồng chí của ông loại ra khỏi Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sau phiên họp bất thường của trung ương đảng chiều 17 tháng Giêng 2023 và sẽ mất luôn chức chủ tịch nước trong phiên họp bất thường của Quốc hội vào chiều mai 18 tháng Giêng.
Hai phiên họp bất thường với khoảng 600 quan chức trong cả nước về dự để hợp thức hóa việc phế truất ông Phúc thực ra chỉ là màn hài kịch rất tốn kém chỉ để thực thi quyết định của cuộc họp bí mật của Bộ Chính trị vào ngày 13 tháng Giêng sau màn kịch tương tự cách đây nửa tháng để bãi chức hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Đảng CSVN quả là tiêu tiền dân không biết xót!
Sau khi lan truyền chóng mặt thông tin ông Phúc bị “thẻ đỏ” mấy hôm trước, bây giờ người ta bắt đầu kháo nhau ai sẽ là người thay ông ta ở chức vụ chủ tịch nước. Lời đồn không chỉ rộ lên trên mạng xã hội hay trong quán nước vỉa hè, mà cả trên những trang báo lớn: “Ai kế nhiệm Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc – Tô Lâm, Trương Thị Mai hay Võ Văn Thưởng?” (VOA), “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc về hưu, ai sẽ là người thay thế?” (RFA) v.v…
Theo những nguồn tin này, có nhiều người có thể được lựa chọn để ngồi vào chiếc ghế ông Phúc để lại, trước mắt là để đọc bài diễn văn chúc Tết trên truyền hình vào đêm Giao thừa năm Quý Mão sắp đến – một việc có tính chất lễ nghi thường do chủ tịch nước thực hiện. Việc bãi chức ông Phúc chỉ vài ngày trước thời điểm chúc Tết có khi cũng là một cách hạ nhục ông ta.
Đúng như “bọn phản động” đồn đãi, “chủ tiệm nước” Nguyễn Xuân Phúc là chủ tịch nước đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam bị tổng bí thư sờ gáy một cách công khai (ảnh: TTXVN)
Lựa chọn thứ nhất có thể là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước – điều ông Trọng đã làm một lần sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột chết năm 2018. Nhưng lần này, sức khỏe ông Trọng không được như bốn năm về trước; ông có đủ sức “ngồi một đít hai ghế” nữa hay không thì khó đoán được.
Theo luật, bà Võ Thị Ánh Xuân, đương kim phó chủ tịch nước, phải là người tạm thay ông Phúc xử lý công việc của chủ tịch nước trong thời gian chờ đảng CSVN sắp xếp một ủy viên Bộ Chính trị khác thay ông Phúc và Quốc hội lại diễn trò “phê chuẩn” trong kỳ họp giữa năm 2023. Bà Xuân là nhân vật “vô danh tiểu tốt”, dù có chức phó chủ tịch nước nhưng hầu như chẳng ai biết tới, cho đến lúc bà đi Uzbekistan hội đàm và cam kết hợp tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin – người mà cả thế giới căm ghét vì cuộc xâm lược Ukraine.
VOA dẫn nguồn từ tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu làm việc ở Singapore, và của blogger Bùi Thanh Hiếu, một nhà phân tích, bình luận nổi danh về thời cuộc Việt Nam, đưa ra nhận định “Các ông bà Tô Lâm, Võ Văn Thưởng và Trương Thị Mai nổi lên là những ứng cử viên hàng đầu có thể kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc, người vừa được Đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận cho rời chức vụ chủ tịch nước và các vị trí nắm quyền quyết sách trong đảng hôm 17/1”. Vì đảng quy định người giữ chức chủ tịch nước – một trong tứ trụ – phải là ủy viên Bộ Chính trị nên ba ông bà Lâm, Thưởng và Mai có lợi thế hơn bà Xuân nói trên.
Ông Võ Văn Thưởng sinh năm 1970, năm nay 53 tuổi. Ông đang là thường trực Ban Bí thư, chức vụ trong đảng chỉ sau ông Trọng, có thể hô mưa gọi gió, từ đó có thể ngắm nghía vị trí tổng bí thư. Liệu ông có từ bỏ cái ghế đẹp ấy để sang làm chủ tịch nước, một chức vụ nặng phần nghi thức mà chẳng có mấy thực quyền hay không.
Bà Trương Thị Mai mới vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ đầu tiên, không có lợi thế bằng ông Thưởng và ông Lâm đã ngồi hai nhiệm kỳ. Vả lại, ở chức vụ trưởng ban, Ban Tổ chức trung ương, bà Mai có quyền rất lớn trong việc điều động cán bộ cao cấp của đảng, bố trí người vào các chức vụ từ trung ương xuống tỉnh thành. Bà có chịu rời bỏ chiếc ghế rất màu mỡ đó không thì chưa biết được.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm – nhân vật gian hùng số một hiện nay ở Việt Nam, và có đủ quyền lực thao túng bất cứ ai, kể cả vị trí thủ tướng của Phạm Minh Chính. Ảnh: VTV
Xem ra ông Tô Lâm, đương kim bộ trưởng Bộ Công an là có vẻ hợp lý nhất. Ông Lê Hồng Hiệp cho rằng “ông Tô Lâm, 65 tuổi, ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2, Bộ trưởng Công an, là khuôn mặt sáng giá nhất để kế nhiệm ông Phúc”. “Ông Tô Lâm có rất nhiều ảnh hưởng, nhiều quyền lực, có thể sẽ nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận lớn trong Ban chấp hành Trung ương Đảng”, ông Hiệp nói với VOA. Một lý do khác để Tô Lâm có thể được chọn thay Nguyễn Xuân Phúc là vì Tô Lâm có trong tay “hồ sơ” của những người khác, như bình luận của giáo sư Trần Hữu Dũng, chủ trang viet-studies.
Nếu ông Tô Lâm lên thay ông Phúc thì sẽ có những hiện tượng đáng chú ý: Toàn bộ “tứ trụ” đều là dân phía bắc vĩ tuyến 17, trong đó có hai trụ là tướng công an (Phạm Minh Chính + Tô Lâm)! Miền Nam coi như “trắng” đại diện, không có khuôn mặt nào trong chốn cung đình. Cơ cấu lãnh đạo như vậy đáp ứng mục tiêu “đốt lò” của ông Trọng là quyết củng cố sự cai trị độc đoán của đảng CSVN, đề cao guồng máy an ninh, triệt tiêu mọi tiếng nói khác và xóa bỏ ảnh hưởng của phương Tây dân chủ – giống như ông Tập Cận Bình đã làm bên Tàu.
Nhưng cơ cấu đó cũng gây phản cảm, mà như giáo sư Zachary Abuza thuộc Học viện Chiến tranh Hoa Kỳ nhận xét trên Nikkei Asia Review, đó là “biểu hiện sự bất an của chế độ” và có thể làm cho các nhà đầu tư ngoại quốc hoài nghi độ ổn định chính trị cùng quyết tâm cải cách kinh tế của Việt Nam.
Dù ai lên thay ông Phúc thì vụ thanh trừng cũng sẽ không “mở đường cho sự vươn lên của các nhà lãnh đạo trong sạch hơn, có năng lực hơn, giúp cho đảng CSVN đấu tranh với tham nhũng tốt hơn, cải thiện sự điều hành” như nhận định của ông Lê Hồng Hiệp trên tạp chí Fulcrum. Hy vọng của ông Hiệp về cải thiện điều hành, đấu tranh với tham nhũng tốt hơn sau vụ thanh trừng quả là một ảo vọng thiếu thực tế!
Với người dân trong nước, ai lên thay ông Phúc là chuyện không đáng bận tâm vì cốt lõi của vấn đề là thể chế chính trị chứ không phải cá nhân; chừng nào đảng cộng sản độc tài, phản động và tàn bạo vẫn còn đó thì không hy vọng có sự thay đổi tốt hơn. Vả lại, ai lên ai xuống là chuyện của Bộ Chính trị, của giới lãnh đạo chóp bu trong đảng CSVN, người dân Việt Nam không có quyền được biết, không được bàn bạc, góp ý kiến hay bỏ phiếu, cứ như đất nước là tài sản riêng của những người đó. Đã vậy thì người dân cũng chẳng quan tâm nhiều, trừ khi cần trút nỗi tức giận trên các trang mạng xã hội.
Sau lời đồn về ông Phúc chứng tỏ là đúng, người ta bắt đầu chú ý đến ông Phạm Minh Chính, thủ tướng. Ông Chính được cho rằng đã nộp đơn xin thôi tất cả các chức vụ vì trách nhiệm chính trị liên quan đến thời kỳ làm Bí thư Quảng Ninh mười năm trước. Vụ ông Chính được đồn là sẽ xem xét ngay sau tết Nguyên đán.
Vài tuần trước tết là thời gian có nhiều biến động chính trị hiếm thấy. Cái lò của ông Trọng cháy rừng rực đốt cả cành nhánh lẫn củi gộc, không phải để nấu bánh chưng bánh tét mừng xuân mà chỉ bộc lộ một sự hỗn loạn trong cuộc đấu đá ở thượng tầng và bộ mặt thật của một chế độ đã đến hồi mạt vận.