Nhà phố xử lý nhược điểm thiếu sáng, có rạp chiếu phim và hồ bơi ‘ngàn sao’

Ngôi nhà phố sử dụng giải pháp xử lý triệt để vấn đề thiếu sáng và gió trời. Đặc biệt nhà mang yếu tố nghỉ ngơi, thư giãn cao, để đây không chỉ là nơi ở mà còn là ‘thiên đường’ nghỉ dưỡng đích thực, giúp mọi người gắn kết với nhau hơn.

“K.house” là ngôi nhà phố 6 tầng ở quận Tân Bình (TP.HCM) có diện tích 4x18m, được nhóm kiến trúc sư Huỳnh Công Hữu, Võ Thái Huy, Lưu Anh Khoa và Nguyễn Duy Khánh thực hiện năm 2022.

Anh Huỳnh Công Hữu – trưởng nhóm thiết kế chia sẻ, nhóm muốn đưa sự riêng, chung hài hòa trong không gian sống. Vấn đề không gian và ánh sáng là một trong những trở ngại lớn đối với hầu hết những ngôi nhà trong thành phố lớn. K.house đã khắc phục được vấn đề này bằng cách bố trí các không gian mở và khoảng đón sáng đan cài hợp lý.

Bên cạnh các giải pháp xử lý triệt để vấn đề thiếu sáng và gió trời, nhóm đặc biệt lưu ý đến yếu tố nghỉ ngơi, thư giãn, để đây không chỉ là nơi ở mà còn là “thiên đường” nghỉ dưỡng đích thực, giúp mọi người gắn kết với nhau hơn.

Ngoại cảnh công trình với hình khối đơn giản, dùng cây xanh làm nhà nổi bật và thẩm mỹ hơn. Hệ cửa nhôm kính cải thiện đáng kể vấn đề thiếu sáng cho nhà.

Ngoại cảnh công trình với hình khối đơn giản, dùng cây xanh làm nhà nổi bật và thẩm mỹ hơn. Hệ cửa nhôm kính cải thiện đáng kể vấn đề thiếu sáng cho nhà.

Phòng khách liền mạch với bếp và bàn ăn, phía sau có khoảng sân vườn nhỏ với tường ốp đá rối mộc mạc. Khoảng vườn nhỏ này có tác dụng thông gió và lấy sáng cho bếp. Vào ban ngày, cả phòng khách và bếp đều không phải sử dụng đèn điện.

Phòng khách liền mạch với bếp và bàn ăn, phía sau có khoảng sân vườn nhỏ với tường ốp đá rối mộc mạc. Khoảng vườn nhỏ này có tác dụng thông gió và lấy sáng cho bếp. Vào ban ngày, cả phòng khách và bếp đều không phải sử dụng đèn điện.

Trần bếp không ốp thạch cao mà dùng loại nhựa giả gỗ, cùng màu với nội thất bếp, tạo nên tổng thể hài hòa.

Trần bếp không ốp thạch cao mà dùng loại nhựa giả gỗ, cùng màu với nội thất bếp, tạo nên tổng thể hài hòa.

Đèn thả trần hình cầu lạ mắt làm không gian thêm ấm áp. Bàn đảo ốp đá kết hợp với bàn ăn nối dài, thuận tiện cho việc chế biến đồ ăn, làm bánh của gia chủ.

Đèn thả trần hình cầu lạ mắt làm không gian thêm ấm áp. Bàn đảo ốp đá kết hợp với bàn ăn nối dài, thuận tiện cho việc chế biến đồ ăn, làm bánh của gia chủ.

Những không gian ngủ sang trọng như khách sạn cao cấp.

Những không gian ngủ sang trọng như khách sạn cao cấp.

Thiết bị phòng tắm hiện đại. Ở đây, nhóm thiết kế bố trí một cửa sổ tròn, hướng ra giếng trời để lọc mùi, tránh ẩm ướt. Bồn tắm ngâm giúp gia chủ thư giãn và xả mệt mỏi mỗi ngày.

Thiết bị phòng tắm hiện đại. Ở đây, nhóm thiết kế bố trí một cửa sổ tròn, hướng ra giếng trời để lọc mùi, tránh ẩm ướt. Bồn tắm ngâm giúp gia chủ thư giãn và xả mệt mỏi mỗi ngày.

Những khoảng thoáng, hút gió dưới giếng trời. Phần tường giếng trời ốp đá rối nhằm giảm độ ồn.

Những khoảng thoáng, hút gió dưới giếng trời. Phần tường giếng trời ốp đá rối nhằm giảm độ ồn.

Phòng ngủ của bé trai và bé gái được thiết kế phù hợp với tính cách, cá tính của từng bé. Mỗi phòng đều có vệ sinh khép kín, tiện dụng.

Phòng ngủ của bé trai và bé gái được thiết kế phù hợp với tính cách, cá tính của từng bé. Mỗi phòng đều có vệ sinh khép kín, tiện dụng.

Lối giao thông giữa các tầng, các phòng. Một bàn rộng, chạy dài ở sát giếng trời để bố mẹ, con cái có thể cùng nhau học tập, làm việc.

Lối giao thông giữa các tầng, các phòng. Một bàn rộng, chạy dài ở sát giếng trời để bố mẹ, con cái có thể cùng nhau học tập, làm việc.

Phòng thờ kết hợp nơi thiền, uống trà đạo. Cửa ra vào thiết kế mái vòm cổ điển.

Phòng thờ kết hợp nơi thiền, uống trà đạo. Cửa ra vào thiết kế mái vòm cổ điển.

Vườn sân thượng có hồ bơi mini, xung quanh là những bồn cây xương rồng phù hợp với khí hậu nắng nóng của TP.HCM, rất dễ chăm, quanh năm đều xanh tốt. Lối đi lát đá và trải sỏi đẹp mắt.

Vườn sân thượng có hồ bơi mini, xung quanh là những bồn cây xương rồng phù hợp với khí hậu nắng nóng của TP.HCM, rất dễ chăm, quanh năm đều xanh tốt. Lối đi lát đá và trải sỏi đẹp mắt.

Phía sau khu sân vườn là nơi giặt sấy, trồng rau sạch.

Phía sau khu sân vườn là nơi giặt sấy, trồng rau sạch.

Rạp chiếu phim mini, giải trí của cả gia đình.

Rạp chiếu phim mini, giải trí của cả gia đình.

Quỳnh Nga / Báo Mới.Com

Chỉ một bài báo đã làm điêu đứng một tài năng văn học

Suốt 30 năm sống vật vờ như một cái bóng, chỉ quanh quẩn xó nhà, buồn lây cho vợ con, chỉ biết làm bạn với chim muông và cây cảnh. Nhiều lúc tôi đã nghĩ đến cái chết và tôi đã đốt hết cả gia tài tác phẩm của mình. Tôi đã rút ruột, vắt óc của mình vì một sự nghiệp văn chương, một quan niệm nhân sinh, bởi vì tôi là một người Việt, mang tâm hồn Việt, vậy mà tôi bị xóa phiên hiệu nhà văn đã trên 30 năm!

Đúng là như vậy. Từ một bài báo làm phương hại một tài năng văn học. Người ấy khi đang giữ chức Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, tự cho mình có cái quyền phán xét với tư cách bề trên, đã biên tập, cắt gọt, sửa chữa bài viết của nhà văn lớn Nguyễn Tuân, làm cho ông phải nổi đóa: “Này Nguyễn Bắc, muốn cắt thì viết lấy mà cắt!”. Rồi ông đòi lại bản thảo mang về. Không cần in nữa, mặc dù người của quý tòa soạn đến khẩn khoản đặt tác giả viết bài. Còn người bị quy chụp vô lối ấy là nhà văn Ngọc Giao (5.5.1911 – 8.7.1997). Ông là một nhà văn yêu nước, thương dân, hết lòng vì sự nghiệp văn học mà bị quy chụp là “dinh tê”, bỏ kháng chiến quay về Hà Nội sống yên thân trong vùng địch đang còn kiểm soát. Hơn 30 năm ông buông bút, vì “sống cũng như chết”. Ông còn tự tay đốt hết cả gia tài tác phẩm đồ sộ của mình. Đã có lúc nghĩ đến cái chết, đưa giây thòng lọng vào cổ mình để kết liễu cuộc đời cho xong, vì oan ức và phẫn uất quá, đường cùng không lối thoát. Bắt đầu từ năm 1986, nhờ không khí đổi mới của đất nước, ông như hồi sinh, ông hối hả và cấp tập cầm bút viết lại cho đến lúc cuối đời.

Nhà văn Ngọc Giao tên khai sinh là Nguyễn Huy Giao, quê quán ở Thuận Thành – Bắc Ninh, sinh năm 1911 tại Huế trong một gia đình có truyền thống nho học. Ngọc Giao viết văn từ năm 1930, khi ấy mới 19 tuổi. Truyện ngắn đầu tay đăng trên Ngọ Báo (do Bùi Xuân Học chủ trương) và nhanh chóng trở thành cây bút chủ lực của “Tiểu thuyết thứ Bảy”, cùng thời với các cây bút danh tiếng hồi ấy như Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Lan Khai, Thạch Lam, Thanh Châu, Tchy A, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân…

Từ năm 1934, Ngọc Giao được mời làm Tổng thư ký tòa soạn “Tiểu thuyết thứ Bảy”, đồng thời còn viết cho các báo “Tiểu thuyết thứ Bảy” và nhiều báo khác.

Ngày 5.5.2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Ngọc Giao (1911 – 2011). Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh, trong nhận xét đúc kết đã nói các đánh giá về Ngọc Giao cho thấy một thái độ công bằng, chân thành và cái nhìn đổi mới trong việc trả lại vị trí đúng cho các giá trị: “Nhà văn Ngọc Giao chắc chắn có một vị trí xứng đáng trong Bảo tàng Văn học Việt Nam và Hội Nhà văn đã sẵn sàng đỡ đầu việc xuất bản một toàn tập tác phẩm Ngọc Giao”.

Mỗi khi băn khoăn được giải tỏa, phong thái nhà văn Ngọc Giao là như thế đó. Ảnh Hoàng Kim Đáng

Tôi biết ông qua tác phẩm, đặc biệt là tập truyện ngắn mang tên “Cô gái làng Sơn Hạ”. Ông thực sự là một trong những văn nhân tài năng xuất hiện khá sớm. Nếu tôi không lầm thì ông cùng thời và đứng ngang hàng với các danh sĩ thời ấy như Lan Khai, Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Tam Lang, Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài…

Tôi quen ông đã vài năm, đôi ba lần gặp qua nhà nhiếp ảnh lão thành Hồng Tranh giới thiệu. Nhà nhiếp ảnh Hồng Tranh là bạn thân của nhà văn Nguyễn Tuân và cũng là bạn tâm giao tri kỷ của nhà văn Ngọc Giao cho đến những ngày cuối đời.

Một buổi sáng mùa đông những năm gần cuối thế kỷ XX, tôi nhận được cú điện thoại của nhà nhiếp ảnh Hồng Tranh nói rằng: “Tôi đang ngồi với nhà văn Ngọc Giao tại nhà riêng của ông ở nhà số 1 – B4 khu Trung Tự. Ông Ngọc Giao có nhã ý mời Hoàng Kim Đáng đến chơi”. Tôi nhận lời và đã có mặt chỉ nửa giờ sau đó.

Hai ông đang ngồi đàm đạo trước hiên nhà với vẻ mặt trầm ngâm. Đặc biệt là ông Ngọc Giao với mái tóc bạc phơ, đang buồn, thể hiện một điều gì băn khoăn khó tả.

Tôi chưa vội đánh tiếng, liền dùng máy ảnh lắp ống kính “Tê-lê 135” chĩa qua lỗ thủng hàng rào mà bấm máy để giữ lấy nguyên dạng khuôn mặt đầy tâm trạng ấy rồi mới cất tiếng chào. Hai ông mời tôi uống nước và từ đấy xem ra không khí có phần sinh động hơn, vui vẻ hơn.

Tưởng ông Ngọc Giao không nhớ, ông Hồng Tranh liền giới thiệu:

– Đây là anh Hoàng Kim Đáng, nhà nhiếp ảnh, nhà báo hiện đang là Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh – người mà ông Ngọc Giao đang cần gặp đấy!

Bắt tay tôi thật chặt rồi bằng một giọng nhỏ nhẹ, chậm rãi, ông tâm sự:

– Quả thật tôi biết tiếng anh từ lâu qua các nhà văn, nghệ sĩ lão thành, nhất là ông Hồng Tranh đã có lần cho gặp. Có điều này, tôi đã hỏi ông Hồng Tranh nhưng chưa có sự trả lời. Tôi viết văn khá sớm, từ những năm 1930, khi ấy tôi mới 19 tuổi và thành đạt cũng khá sớm, được bạn đọc biết đến với bút danh Ngọc Giao qua truyện ngắn, bút ký, phóng sự, truyện vừa, truyện dài rồi tiểu thuyết, nhất là từ khi ông Vũ Đình Long mời tôi làm Tổng thư ký tòa soạn “Tiểu thuyết thứ bảy” – một tờ báo để lại nhiều danh thơm tiếng tốt cho đến ngày nay.

Ông khẽ lắc đầu, vẻ luyến tiếc cho cái thời vàng son, huy hoàng đến tột đỉnh ấy. Tôi cũng từng được làm thư ký tòa soạn cho tờ tuần báo Người Hà Nội, do nhà văn Tô Hoài sáng lập. Tôi còn được giao phụ trách thêm mảng nghệ thuật của báo, còn là người đứng ra mở các khóa đào tạo nhiếp ảnh, lại phụ trách phong trào nhiếp ảnh của Thủ đô nên tôi có sự thông cảm sâu sắc.

Tôi kém ông những trên hai mươi tuổi, không thuộc thế hệ ông nhưng tôi biết công việc của người thư ký tòa soạn khá bận rộn mà mỗi tuần lại cho ra đời một truyện ngắn, một tháng “xuất bản” đến 4 truyện ngắn ở báo nhà và còn cộng tác khá nhiều và thường xuyên với các báo: Tri tân, Ngọ báo, Phổ thông, Sinh lực, Tao đàn, Lẽ sống, Lên đường, Công tội, rồi Phổ thông bán nguyệt san… cùng với gần 10 đầu sách gồm truyện ngắn, bút ký, phóng sự, tiểu thuyết như: Một đêm vui (NXB Tân Dân, 1937, NXB Hương Sơn tái bản, 1952); Cơn gió bấc – Tiểu thuyết (NXB Tân Dân, 1938); Phấn Hương (NXB Tân Dân, 1939); Đất – Tiểu thuyết (NXB Cây thông, 1940); Hiền – truyện thiếu nhi (NXB Tân Dân, 1942); Cô gái làng Sơn Hạ (NXB Tân Dân, 1942); Chuyện người trẻ tuổi (NXB Phổ thông, 1944); Nhà quê – tiểu thuyết (NXB Bách Việt và NXB Hương Sơn tái bản 1951).

Sức sáng tạo và làm việc của ông thật phi thường. Ông như một con ong cần mẫn hút nhụy hoa làm mật cho đời. Ông là một nhà văn triệu phú về vốn sống và viết ào ạt nhưng tuyệt nhiên không phải là sản phẩm của cơ chế thị trường, nên được bạn đọc yêu mến bởi một văn phong bình dân nhưng không kém phần tinh tế, trữ tình và lãng mạn. Ông nói hộ tâm trạng, cảnh huống những người cùng khổ của xã hội đương thời.

Vậy mà chỉ vì một vài bài báo quy chụp vô lối, vô trách nhiệm đã làm phương hại một đời văn tới trên ba mươi năm.

– Anh Đáng ạ, tôi đau lắm, tôi nhục lắm. Suốt 30 năm sống vật vờ như một cái bóng, chỉ quanh quẩn xó nhà, buồn lây cho vợ con, chỉ biết làm bạn với chim muông và cây cảnh. Nhiều lúc tôi đã nghĩ đến cái chết và tôi đã đốt hết cả gia tài tác phẩm của mình. Tôi đã rút ruột, vắt óc của mình vì một sự nghiệp văn chương, một quan niệm nhân sinh, bởi vì tôi là một người Việt, mang tâm hồn Việt, vậy mà tôi bị xóa phiên hiệu nhà văn đã trên 30 năm!

Ông khẽ lắc đầu và im lặng trong giây lát rồi bằng một giọng cởi mở hơn, ông tiếp:

May sao vào cuối thập kỷ tám mươi của thế kỷ XX, nhờ không khí đổi mới của đất nước nên ngòi bút của Ngọc Giao mới gắng gượng trở lại để những năm cuối đời có được một loạt bút ký, hồi ký về Hà Nội cũ và những chân dung bạn bè tâm huyết và đáng trân trọng như tôi đã viết, đang viết và sẽ viết về Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Long, Lê Văn Trương; về Tam Lang, Vũ Đình Chí, về Lan Khai, về Nguyễn Bính… Và cách đây mấy hôm, ông Bùi Hiển, một trong những thành viên trong ban lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đến mời tôi vào lại Hội Nhà văn!… Hôm nay gặp anh tôi muốn hỏi: “ý anh thế nào?”

– Thưa bác, Đáng chưa biết ý kiến của bác Hồng Tranh ra sao nhưng Đáng xin mạo muội thưa với bác rằng: Thời trai trẻ Ngọc Giao đã sống và viết xứng đáng với một tên tuổi, một tác giả được bạn đọc vô cùng yêu mến và nể trọng, vẫn còn in đậm vào tâm thức lớp độc giả lớn tuổi cùng thời cho đến hôm nay. Với trên ba mươi năm vắng bóng trên văn đàn, thế hệ trẻ không mấy ai biết về nhà văn Ngọc Giao. Bây giờ bác đã hồi sinh, đã bắt đầu viết lại, phải viết sao cho thế hệ trẻ kính phục bởi ngòi bút của văn tài Ngọc Giao vẫn sắc sảo và tâm huyết như trước. Độc giả lớn tuổi lại ngỡ ngàng và mừng vui tìm đọc chỉ riêng một tập truyện ngắn chọn lọc “Cô gái làng Sơn Hạ” được NXB Văn học xuất bản năm 1989, độc giả cũng đủ thấy tầm cỡ của nhà văn Ngọc Giao như thế nào rồi. Việc vào lại Hội Nhà văn chỉ là tôn trọng tổ chức mà thôi… không phải vì vào lại Hội Nhà văn thì Ngọc Giao mới là nhà văn chính hiệu, phải không bác?

– Anh Đáng nói chí phải, tôi nghe anh. Cảm ơn anh về những lời khuyên chân tình và hoàn toàn chính xác!…

Với tôi hôm đó là một ngày có ý nghĩa vì đã được các bậc đàn anh tin yêu tham khảo ý kiến khá hệ trọng cho một cuộc đời, một sự nghiệp và tôi đã cố định được bức chân Ngọc Giao đầy tâm trạng vào ống kính của mình.

Các tác phẩm của nhà văn Ngọc Giao

Một ngày đầu xuân năm 1992, khoảng 11 giờ, tôi chuẩn bị đi ăn cơm trưa thì có một ông già mái tóc bạc phơ dắt chiếc xe đạp mini vào sân 51 Trần Hưng Đạo. Theo sự chỉ dẫn của cụ Triệu ở phòng thường trực: “Đây là trụ sở của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Ông Đáng vẫn đang ở cơ quan, xin mời cụ vào”. Tôi bước ra cửa và chợt nhận ra vị khách quý.

– Xin chào bác Ngọc Giao, mời bác vào uống nước đã.

– Gớm! tôi đã đến tìm anh đến ba lần, hôm nay mới gặp được.

– Dạ thưa bác, có điều chi bác cần hỏi ạ?

– Tôi đến thăm và tặng anh cuốn sách, vậy thôi. Và tiện đây tôi cũng thông báo cho anh một tin mừng: bên Mỹ họ đang in lại cuốn tiểu thuyết “Cầu sương” (hay “Thiếp phụ chàng”) của tôi. Bìa sau cuốn sách, tôi có in bức chân dung anh chụp và đôi dòng về tác giả bức ảnh. Họ đã tạm ứng cho tôi một số tiền. Tôi xin gửi anh gọi là tiền làm ảnh, xin anh vui lòng nhận giúp. Khi nào in xong, họ sẽ trả nhuận bút, tôi lại sẽ có lời cảm ơn anh.

Tôi cầm cuốn sách mang tên “Cô gái làng Sơn Hạ” trên tay. Đây là tuyển tập truyện ngắn do đích thân anh Nguyễn Tuấn Khanh, con trai nhà văn sưu tầm và tuyển chọn; do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1989. Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Lý Hải Châu. Biên tập: Nguyễn Văn Lưu (sau này là giám đốc Nhà xuất bản Văn học). Trình bày sách: Tần Khoát. Trình bày bìa: Sĩ Khương. Bìa và giấy in tuy không đẹp nhưng số lượng in tới 5.000 cuốn.

Tôi mở trang đầu với dòng đề tặng của tác giả:

“Rất kính yêu tặng nghệ sĩ thiên tài Hoàng Kim Đáng. Đọc để không nỡ quên nhau cuối nẻo đường mòn văn bút, đi vào cõi hết!

Ngọc Giao. Xuân 1992”.

Tôi sửng sốt và ngỡ ngàng tước hai chữ “thiên tài” do chính tay nhà văn Ngọc Giao viết.

– Thưa bác, bác “phong” cho Đáng hai chữ thiên tài thì e không xứng!

– Ngọc Giao là người cầm bút, đã viết cả hàng vạn chữ, xưa nay không biết nịnh ai, kể cả kẻ đang nắm chính quyền thời Pháp khi Ngọc Giao còn trai trẻ. Anh Đáng đã đọc kỹ tác phẩm của Ngọc Giao, thấu hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Ngọc Giao. Tấm ảnh chân dung đã ghi đúng thần thái, ghi dấu chấm hết cái giờ phút bĩ cực của Ngọc Giao, từ đấy chuyển sang một trang mới, kể từ giờ phút anh bấm máy, Ngọc Giao vẫn còn đang đứng giữa ngã ba đường… sự nghiệp.

Nhà văn khi viết chân dung văn học nhiều khi viết dài nhưng vẫn không ra chân dung con người ấy. Nhiều họa sĩ chỉ cần vẽ đúng, vẽ giống đã khó. Huống chi chỉ là một cú bấm máy đúng lúc, giữ được thần thái, đặt dấu chấm hết một giai đoạn của một văn sĩ như Ngọc Giao chẳng hạn. Hai chữ ấy có nghĩa lý chi. Ngọc Giao đã suy nghĩ kỹ – cân nhắc kỹ mới ghi vào đấy. Anh Đáng hãy vui lòng nhận cho để Ngọc Giao còn nhận anh là bạn tâm giao tri kỷ rất quý mến và quý hiếm!

Ngọc Giao đã dặn các con: Khi có điều kiện in sách của cha, hãy nhớ in bức chân dung do Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng chụp. Khi cha mất, bức chân dung ấy sẽ để lên ban thờ cha, các con nhé!

Tôi sung sướng và xúc động đến trào nước mắt dù biết ông yêu mến nên khen hơi quá lời. Với tôi, lời để tặng của ông còn quý cả hơn vàng. Ở tuổi ngoài 80 khi tư tưởng được giải tỏa, ba tập sách liên tiếp được xuất bản, những ngày cuối đời, do NXB Văn học ấn hành, chứng tỏ bút lực và sức sáng tạo của nhà văn Ngọc Giao quả là phi thường. Rất tiếc, chỉ một cơn tai biến mạch máu não đã cướp đi sinh mạng của một văn tài đang còn nhiều ý tưởng, dự định chưa kịp thực hiện. Con người và sự nghiệp văn chương của ông còn mãi trong lòng bạn đọc.

HOÀNG KIM ĐÁNG  / Thời báo Văn Học Nghệ Thuật

3 điều người dân quốc gia này không bao giờ làm, bảo sao họ có thể hạnh phúc nhất thế giới suốt 5 năm liên tục

3 điều người dân quốc gia này không bao giờ làm, bảo sao họ có thể hạnh phúc nhất thế giới suốt 5 năm liên tục
Trong 5 năm liên tiếp, quốc gia này luôn được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới. Chính xác thì điều gì đã giúp họ không ngừng hài lòng với cuộc sống như vậy?

Trong báo cáo năm 2022, người dân ở 156 quốc gia đã thực hiện “đánh giá cuộc sống của họ trên thang điểm từ 0 đến 10, với cuộc sống tồi tệ nhất có thể là 0”. Các yếu tố về hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, sự hào phóng và nền kinh tế… cũng được cân nhắc.

Dẫn đầu danh sách tiếp tục là Phần Lan, đánh dấu năm thứ năm liên tiếp nước này giữ vị trí số một.

Các nước Bắc Âu khác cũng tiếp tục giữ top đầu bảng xếp hạng. Đan Mạch giữ vị trí thứ hai, nối tiếp bởi Iceland, Thụy Sĩ và Hà Lan. Mỹ tăng ba bậc so với báo cáo một năm trước, đạt hạng 16 và xếp trên Anh. Pháp di chuyển lên hạng 20. Việt Nam cũng tăng hạng trong danh sách, từ 79 trong báo cáo năm ngoái lên 77.

Tiến sĩ Frank Martela là một nhà nghiên cứu triết học và tâm lý học, người nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của hạnh phúc. Ông cũng là giảng viên tại Đại học Aalto ở Phần Lan và là tác giả của cuốn sách “Cuộc sống tuyệt vời: Những hiểu biết sâu sắc về việc tìm kiếm một sự tồn tại có ý nghĩa”.

Trong suốt quá trình nghiên cứu triết học và tâm lý học người Phần Lan, Tiến sĩ Frank Martela thường được hỏi: Chính xác thì điều gì đã khiến người dân Phần Lan cực kỳ hài lòng với cuộc sống của họ?

3 điều người dân quốc gia này không bao giờ làm, bảo sao họ có thể hạnh phúc nhất thế giới suốt 5 năm liên tục  - Ảnh 1.

Người dân Phần Lan đón ngày hạ chí tại Helsinki vào năm 2018. Ảnh: Reuters.

Ông tiết lộ, để duy trì chất lượng cuộc sống cao, đây là ba điều mà người dân quốc gia này không bao giờ làm:

1. Họ không so sánh mình với “nhà người ta”

Có một câu thơ nổi tiếng của một nhà thơ Phần Lan: “Kell’ onni on, se onnen kätkeköön”. Tạm dịch, nó có nghĩa là: Đừng so sánh hay khoe khoang về hạnh phúc của bạn.

Người Phần Lan thực sự ghi nhớ và áp dụng điều này trong cuộc sống, đặc biệt khi nói đến vật chất và sự khoe giàu.

“Tôi đã từng tình cờ gặp một trong những người đàn ông giàu có nhất ở Phần Lan. Ông ấy đang đẩy xe cho một đứa trẻ mới biết đi về phía trạm xe điện. Với khối tài sản của bản thân, ông ấy hoàn toàn có thể mua cho mình một chiếc ô tô đắt tiền hoặc thuê một người lái xe, nhưng ông ấy đã chọn phương tiện giao thông công cộng”, Tiến sĩ Frank Martela chia sẻ.

Đó là thành công ở Phần Lan: Cuộc sống giống như bao người khác.

Bí quyết hạnh phúc mà nhà nghiên cứu đúc kết được chính là: Tập trung nhiều hơn vào những gì khiến bản thân bạn hạnh phúc, đồng thời giảm bớt sự chú ý vào việc làm sao để “trông có vẻ thành công”. Bước đầu tiên để đạt được hạnh phúc thực sự là thiết lập tiêu chuẩn của riêng bạn, thay vì so sánh bản thân với người khác.

2. Họ không bỏ qua những lợi ích vô giá từ mẹ thiên nhiên

Theo một cuộc khảo sát năm 2021, 87% người Phần Lan cảm thấy rằng thiên nhiên rất quan trọng đối với họ vì nó mang lại sự bình yên trong tâm hồn, năng lượng và sự thư thái cho họ.

Ở Phần Lan, người lao động được nghỉ hè 4 tuần. Nhiều người thường sử dụng thời gian đó để đặt chân tới một vùng nông thôn và hòa mình vào thiên nhiên. Với họ, đó là thời điểm mà sử dụng càng ít tiện nghi hiện đại, thậm chí đến mức không có điện hoặc nước sinh hoạt thì càng tốt.

3 điều người dân quốc gia này không bao giờ làm, bảo sao họ có thể hạnh phúc nhất thế giới suốt 5 năm liên tục  - Ảnh 2.

Nhiều thành phố của Phần Lan cũng được xây dựng rất “xanh”, điều đó có nghĩa là nhiều người có thể tiếp cận với thiên nhiên ngay trước cửa nhà của mình. Bản thân Tiến sĩ Frank Martela sống cạnh Công viên Trung tâm Helsinki, nơi ông có thể thường xuyên đi dạo mỗi ngày.

Bí quyết hạnh phúc mà nhà nghiên cứu đúc kết được chính là: Dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên sẽ làm tăng sức sống, hạnh phúc của chúng ta và mang lại cho mỗi người cảm giác phát triển bản thân. Hãy tìm cách thêm chút sắc xanh vào cuộc sống sẽ giúp tinh thần bạn thay đổi rất nhiều, ngay cả khi chỉ mua một vài chậu cây nhỏ xinh để trang trí cho ngôi nhà.

3. Họ không niềm tin vào cộng đồng

Nghiên cứu cho thấy rằng, mức độ “niềm tin vào cộng đồng” trong một quốc gia càng cao thì công dân của quốc gia đó càng hạnh phúc.

Năm 2022, một thí nghiệm “mất ví” đã được thực hiện âm thầm để kiểm chứng tính trung thực của người dân khắp thế giới. Đơn vị thực hiện thí nghiệm đã giả bộ đánh rơi 192 chiếc ví tại 16 thành phố ở nhiều quốc gia. Tại Helsinki, thủ đô của Phần Lan, có tới 11 trong số 12 chiếc ví đã được trả lại cho chủ sở hữu.

3 điều người dân quốc gia này không bao giờ làm, bảo sao họ có thể hạnh phúc nhất thế giới suốt 5 năm liên tục  - Ảnh 3.

Người Phần Lan có xu hướng tin tưởng lẫn nhau và coi trọng sự trung thực. Nếu bạn để quên máy tính xách tay trong thư viện hoặc làm mất điện thoại trên tàu, bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ lấy lại được.

Trẻ em cũng thường đi xe buýt công cộng từ trường về nhà và chơi ngoài trời mà không cần phải giám sát quá nghiêm ngặt.

Bí quyết hạnh phúc mà nhà nghiên cứu đúc kết được chính là: Hãy nghĩ về cách bạn có thể xây dựng niềm tin vào cộng đồng xung quanh mình. Làm thế nào để cộng đồng tin tưởng bạn? Bạn có thể trao niềm tin cho những người xung quanh mình hay không? Bạn sẽ làm gì để hỗ trợ gia tăng niềm tin cộng đồng hay không?

Đôi khi, chỉ một vài hành động nhỏ như mở cửa cho người lạ hoặc nhường ghế trên tàu cũng tạo nên sự khác biệt.

*Nguồn: CNBC

Lý do miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng với 2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam

Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết Quốc hội thực hiện miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng đối với 2 ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam trên cơ sở nguyện vọng cá nhân.

Chiều nay 9-1, tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, trả lời câu hỏi báo chí, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết căn cứ quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, tại kỳ họp bất thường thứ 2, Quốc hội đã cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu với ông Phạm Bình Minh, ông Lê Minh Chuẩn và miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng đối với ông Phạm Bình Minh, ông Vũ Đức Đam và phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ đối với các ông Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà.

Lý do miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng với 2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam - Ảnh 1.

Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh trả lời câu hỏi báo chí. Ảnh: Phạm Thắng

“Các quy trình được tuân thủ theo đúng quy định pháp luật” – ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định.

Liên quan lý do miễn nhiệm 2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam và chức danh Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), ông Nguyễn Tuấn Anh nói: “Quốc hội thực hiện miễn nhiệm ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam trên cơ sở nguyện vọng cá nhân. Nội dung này được cơ quan có thẩm quyền xem xét thận trọng và tính toán nhiều mặt. Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng có Nghị quyết 32 đồng ý cho thôi giữ chức vụ và trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ với ông Phạm Bình Minh, ông Vũ Đức Đam” – ông Nguyễn Tuấn Anh nói.

Lý do miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng với 2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam - Ảnh 2.

2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam được Quốc hội miễn nhiệm trên cơ sở nguyện vọng cá nhân

Cũng trả lời báo chí, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết công tác cán bộ là chủ trương chung của Đảng và được nhà nước thể chế. “Công tác cán bộ là việc hệ trọng nhưng cũng là công việc thường xuyên, có lên có xuống, có vào có ra” – ông Bùi Văn Cường nói.

Theo ông Bùi Văn Cường, hiện nay, chủ trương của Trung ương, Bộ Chính trị cũng nói rõ trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là Ủy viên Trung ương, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị.

“Nếu có vấn đề sức khỏe không đảm bảo, hay uy tín giảm sút, thì xin thôi. Cấp có thẩm quyền khi đó sẽ xem xét miễn nhiệm nhiệm vụ ấy. Còn nếu nói là từ chức thì theo quy định, từ chức là thôi giữ nhiệm vụ khi chưa hết nhiệm kỳ được bổ nhiệm. Nội hàm này có điểm tương đồng nhưng ở đây, theo nghị quyết của Quốc hội là miễn nhiệm” – ông Bùi Văn Cường nói.

Về kiện toàn chức danh Bộ trưởng TN-MT, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ công tác cán bộ rất thận trọng trong tính toán, lựa chọn, sắp xếp. Thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét kiện toàn nhân sự Bộ trưởng TN-MT. Trước mắt, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng thời giữ chức Bộ trưởng TN-MT cho tới khi có nhân sự mới.

Trước đó, chiều 5-1, với 476/484 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với 2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.

Theo Tờ trình của Chính phủ, sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng vào năm 2021, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được Đảng, nhà nước, nhân dân giao phó.

Xét nguyện vọng cá nhân, Bộ Chính trị đã đồng ý để Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi giữ các chức vụ lãnh đạo, nghỉ công tác và nghỉ hưu theo quy định.

Lý do miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng với 2 ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam - Ảnh 3.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa chúc mừng 2 tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang

Cũng chiều 5-1, tiếp tục công tác nhân sự tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, với 481/481 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khoá XV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN-MT; ông Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Với việc kiện toàn này, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 hiện có 4 Phó Thủ tướng, gồm các ông: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành, Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang.

B Trân / Người lao động

Từ vụ thay ngựa giữa cung đình Hà Nội

Việt Nam bước vào năm mới 2023 bằng một vụ “thay ngựa” trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu: Ông Phạm Bình Minh, ủy viên Bộ Chính Trị, phó thủ tướng thường trực, và ông Vũ Đức Đam, phó thủ tướng, “bỗng dưng” mất chức, bị thay bằng hai ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang tại phiên họp bất thường của Quốc Hội “bù nhìn” hôm 5 Tháng Giêng. Chuyện này ai cũng biết, vấn đề là nó góp phần lột trần bản chất gian dối của chế độ như thế nào.

Các đại biểu Quốc Hội “bù nhìn” Việt Nam. (Hình minh họa: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Vở tuồng dân chủ giả hiệu

Vụ mất chức của ông Minh và ông Đam được dư luận đoán trước trên mạng xã hội rất lâu trước khi nó diễn ra, ít nhất là từ khi các phụ tá thân cận của hai ông này bị “xộ khám” trong các vụ án tham nhũng chuyến bay giải cứu và bộ xét nghiệm của công ty Việt Á. Người thay hai ông này trong chính phủ cũng đã được dư luận nêu ra nhiều ngày trước khi Quốc Hội bắt đầu nhóm họp.

Tuy vậy, đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vẫn cho diễn một vở tuồng họp hành bầu bán, làm cho có vẻ dân chủ để hợp thức hóa một quyết định bí mật của các ông trùm trong Bộ Chính Trị. Một cuộc họp bất thường của 181 ủy viên trung ương đảng CSVN vào ngày cuối năm và một cuộc họp bất thường khác của 484 “đại biểu quốc hội” vào ngày đầu năm mới, tiêu tốn hàng chục tỷ đồng chỉ để làm công việc của một tờ thông cáo.

Nhưng quy trình “dân chủ giả cầy” khiến họ không thể làm khác. Theo điều lệ của đảng, ông Minh và ông Đam là cán bộ thuộc “diện trung ương quản lý,” muốn kỷ luật các ông này thì trung ương đảng phải họp và biểu quyết, dù chỉ biểu quyết thuận theo chỉ thị của Bộ Chính Trị. Trong quá khứ, chỉ có một lần duy nhất ban chấp hành trung ương đảng CSVN biểu quyết không kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng theo yêu cầu của ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, làm ông Trọng chảy nước mắt nước mũi tèm lem trước bàn dân thiên hạ và để lại một mối thâm thù trong lòng ông Trọng, kéo dài đến tận bây giờ.

Cũng theo cái quy trình đó, Bộ Chính Trị quyết định ông Trần Hồng Hà ông Trần Lưu Quang sẽ thay thế ông Minh ông Đam trong chính phủ, ban chấp hành trung ương làm công việc “giới thiệu” và Quốc Hội “gật” theo với số phiếu đồng ý tuyệt đối 100% – 481 phiếu/481 đại biểu dự họp. Trước đó, tin ông Hà và ông Quang lên làm phó thủ tướng đã được khẳng định trên truyền thông xã hội, chẳng cần bỏ phiếu, cũng chẳng cần hội nghị bất thường tiêu tốn tiền muôn bạc vạn của ngân sách quốc gia.

Cái thể chế “dân chủ gấp vạn lần tư bản” là như vậy: Một người, một nhóm người tùy tiện quyết định những vấn đề quốc gia đại sự rồi các định chế như đảng, quốc hội phải nhất nhất làm theo, còn tuyệt đại bộ phận dân chúng thì không được quyền có ý kiến gì cả.

Ai phải chịu trách nhiệm?

Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin nào cho biết ông Minh và ông Đam bị cách chức vì lý do gì, chỉ biết trong cuộc bỏ phiếu chiều ngày 5 Tháng Giêng có 476/484 đại biểu quốc hội tán thành việc “miễn nhiệm” chức phó thủ tướng của hai ông này. Nhiều người đinh ninh ông Minh và ông Đam mất chức là do tham nhũng trong các vụ chuyến bay giải cứu và bộ xét nghiệm Việt Á.

Ngay đến Giáo Sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam rất nổi tiếng thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, cũng nhận định hai ông này mất chức vì liên quan tới tham nhũng.

Nhưng sự thể không đơn giản như vậy.

Vụ tham nhũng chuyến bay giải cứu trục lợi trên nỗi đau của người dân, vụ bộ xét nghiệm Việt Á và những chính sách phòng chống COVID-16 ngu xuẩn làm hàng chục ngàn người thiệt mạng một cách oan uổng là tội lỗi ghê tởm của đảng CSVN và chính phủ Việt Nam, những kẻ vẫn tự cho quyền “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối,” không thể là trách nhiệm cá nhân của ông Minh và ông Đam.

Và như chúng tôi đã nhiều lần nhận định trên trang báo này, các vụ tai tiếng này không chỉ là hành vi tham nhũng, lợi dụng chức quyền thông thường mà thực chất là một thể chế nhà nước bị đồng tiền lũng đoạn, trong đó những cơ quan nhà nước và cán bộ cao cấp cấu kết với các công ty bất lương, biến quyền lực nhà nước thành phương tiện vơ vét tài sản của nhân dân. Để chấm dứt và ngăn ngừa sự lũng đoạn đó nhất thiết phải thay đổi thể chế cai trị và thực hiện dân chủ hóa đất nước.

Nói như thế không phải là để biện minh hay bao che cho ông Minh và ông Đam. Các ông này đáng bị cách chức, thậm chí cần phải bị truy tố, vì những tội lỗi trong lĩnh vực mà các ông phụ trách. Nhưng nếu cho rằng ông Minh và ông Đam phải bị xử vì hành vi tham nhũng thì chưa thật thỏa đáng khi các đồng chí cấp trên của các ông vẫn vô can, vẫn cao giọng dạy dỗ người khác về liêm chính.

Có “nêu gương trong đảng” được không?

Nếu ông Minh và ông Đam ngã ngựa vì tham nhũng thì người thay thế các ông này có “trong veo” không? Hoàn toàn không. Chỉ cần xem qua lý lịch và con đường tiến thân của ông Trần Hồng Hà và ông Trần Lưu Quang đủ thấy ông Hà có vai trò không nhỏ trong vụ Formosa xả độc ở Hà Tĩnh gây thảm họa môi trường khủng khiếp suốt dải miền Trung.

Còn ông Quang cấu kết với các ông trùm bất động sản lũng đoạn thị trường đất đai ở Tây Ninh như thế nào.

Ông Hà còn là người giả mù giả điếc để các công ty và cá nhân người Trung Quốc thâu tóm đất đai ở các vùng trọng yếu của Việt Nam như Đà Nẵng, Biên Hòa, và các tỉnh biên giới – lĩnh vực mà ông phụ trách – chỉ để phục vụ cho lợi ích chiến lược của Bắc Kinh.

Tìm được một quan chức trong sạch trong đảng CSVN còn khó hơn mò kim đáy bể cho nên việc đưa hai ông này lên thay ông Minh và ông Đam không phải để “làm trong sạch đội ngũ,” “góp phần thực hành nêu gương trong đảng” như ý kiến của ông Trọng và cũng không phải “minh chứng rõ ràng cho tinh thần đấu tranh triệt để với những cán bộ suy thoái, biến chất dù đang lẩn trốn ở đâu, đang ngồi chiếc ghế nào” như nhận định của một tờ báo ở Sài Gòn.

Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thường tự hào về chiến dịch “đốt lò” mà ông sao chép từ cuộc “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc, coi đó là dấu ấn mà ông sẽ để lại trong lịch sử chính trị của đất nước. Mới đây, ông huênh hoang khoe thành tích “đốt lò” 10 năm qua là đã “kỷ luật hơn 2,700 tổ chức đảng, gần 168,000 đảng viên, trong đó có hơn 7,390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng.”

Nhưng thực tế, sau 10 năm ông Trọng đốt lò, tham nhũng không giảm đi mà còn tăng đều và tăng mạnh. Đường lối chống tham nhũng của ông Trọng không chỉ sai từ gốc, mà thực chất chỉ là một vỏ bọc che đậy những cuộc đấu đá, và tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền.

Trong cuộc đốt lò đó, quan chức nào giỏi chạy chọt, có vây cánh rộng lớn và mạnh, có sự ủng hộ của lực lượng công an, mật thám và nhất là có được sự đồng thuận của đàn anh cộng sản ở bên kia biên giới phía Bắc thì có cơ may vượt lên, ngược lại thì sẽ bị đào thải, bị biến thành củi. Có năng lực và được đào tạo bài bản ở Hoa Kỳ và Phương Tây như ông Minh và ông Đam chẳng những không phải là lợi thế mà có khi là mầm mống của tai họa.

Dân chủ và chống tham nhũng có quan hệ nhân quả với nhau. Không thể “trong sạch,” không thể “nêu gương” cho ai chừng nào đảng CSVN cầm quyền vẫn tiếp tục dối trá, vẫn tự huyễn hoặc mình và nhân dân bằng những vở tuồng dân chủ giả cầy không còn gạt gẫm được ai. [đ.d.]

Hiếu Chân / Người Việt