Ảnh du lịch năm 2022 do National Geographic chọn

National Geographic (NatGeo) công bố những bức ảnh du lịch được đánh giá đẹp nhất trong hàng triệu tấm gửi đến tạp chí này.

National Geographic là tạp chí Mỹ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia và là kênh truyền hình thu phí. Hàng năm, NatGeo công bố các giải thưởng nhiếp ảnh, gồm các bức ảnh đẹp nhất năm 2022 ở nhiều hạng mục như du lịch, khám phá, thiên nhiên, tính bền vững. Ban giám khảo là các nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới.

Năm nay, National Geographic nhận được hơn 2,2 triệu bức ảnh của 132 nhiếp ảnh gia đến 60 quốc gia “Khi du lich trở lại, chúng tôi đã mạo hiểm trở lại thế giới với một cảm giác phiêu lưu mới. Những bức ảnh mà chúng tôi xuất bản phản ánh vẻ đẹp thế giới chúng ta đang sống qua những góc nhìn mới”, NatGeo nói về tiêu chí chọn ảnh năm nay. Bên cạnh đó, những bức ảnh phải khơi dậy tinh thần phiêu lưu, khuyến khích những trải nghiệm mới và giúp người xem hào hứng cho cuộc hành trình tiếp theo.

Bức ảnh trên chụp thành phố Choquequirao cổ đại, nằm ở vùng núi Andes, Peru của tác giả Victor Zea. Đây là tàn tích của người Inca và địa điểm này được NatGeo ví như “người anh em họ của Machu Picchu”, có thể tiếp cận bằng đường bộ. Hiện tại, chính phủ đang có dự án xây cáp treo nối hai khu vực trên, để thuận tiện tham quan.

Bức ảnh Khu dự trữ hoang dã Alladale của tác giả Robert Ormerod. Trước kia, nơi này là khu săn bắn rộng 93 km2 nằm ở cao nguyên Scotland. Ngày nay đây là chỗ nghỉ qua đêm cho du khách để tận hưởng thiên nhiên hoang dã.

Căn nhà gỗ Sheldon nằm ở khu bảo tồn vườn quốc gia Denali, Alaska, Mỹ. Để đến được đây, du khách phải đi bằng trực thăng vì căn nhà nằm ở độ cao hơn 1.700 m, không có đường. Khu bảo tồn hoang dã này là cơ hội dành cho những người đam mê các cuộc phiêu lưu với điều kiện khắc nghiệt. Tác phẩm được chụp bởi Jason Gulley.

Tác giả Cesar Rodriguez chụp người bán hàng cho khách du lịch trên các con thuyền màu sắc (trajineras) ở Xochimilco, khu ngập nước được UNESCO công nhận ở miền nam thành phố Mexico.

Trên ảnh là Alba Heredia, vũ công đến từ Granada, Tây Ban Nha. Khi tác giả Aitor Lara chụp bức ảnh này, Alba đang biểu diễn tại El Tablao Flamenco la Carmela, thủ đô Madrid. Có nguồn gốc từ Andalusia khoảng 1.000 năm, flamenco đã phát triển thành một loại hình nghệ thuật nổi tiếng toàn thế giới.

Sau hai năm dừng hoạt động vì dịch bệnh, lễ hội thả diều Bali, Indonesia được tổ chức lại vào tháng 8 năm nay. Hàng trăm cánh diều được thả trên bãi biển Mertasari. Bức ảnh của tác giả Putu Sayoga.

Nhà thờ St. Euphemia với tháp chuông cao nổi bật nằm ở Rovinj, thành phố cổ bên bờ biển phía tây của bán đảo Istria, Croatia. Nơi này thường được so sánh với Venice vì phong cách kiến trúc tương đồng. Du khách đến đây có thể khám phá cuộc sống của người dân quanh khu cảng cá, các nhà hàng địa phương và những con đường lát đá cuội. Tác giả bức ảnh này là Ciril Jazbec.

Một người đang leo núi băng ở vùng Patagonia của Chile. Nơi này được biết đến với những đỉnh núi và vịnh hẹp được tạc tạo từ băng trôi. Theo NatGeo, miền nam Chile vẫn là một trong những nơi hoang dã nhất trên trái đất. Người chụp bức ảnh này là Tamara Merino.

Hình trái ở Dome of the rock (Núi Đền), Jerusalem của tác giả Ziyah Gafic. Khu vực này được xây dựng từ thế kỷ thứ bảy, và là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của Jerusalem.

Hình phải là đài tưởng niệm Lincoln, Washington DC Mỹ của tác giả Sasha Arutyunova. Bức ảnh chụp lại đám đông du khách đang ở bên trong đài tưởng niệm nhân dịp kỷ niệm 100 năm nơi này được thành lập (30/5). Nơi tôn vinh tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, Abraham Lincoln này được chạm khắc từ 38.00 tấn đá cẩm thạch, đá vôi và granit.

Bức ảnh chụp những con hẻm ở Cửu Phần, một ngôi làng miền núi ven biển cách Đài Bắc, Đài Loan 90 phút lái xe. NatGeo miêu tả nơi này trở nên “vô cùng lộng lẫy dưới ánh đèn”. Mike Kai Chen là tác giả của bức ảnh này.

Tác giả Chris Burkard chụp bức ảnh này ở bán đảo Reykjanes, Iceland. Sau nhiều thế kỷ “ngủ quên”, núi lửa Fagradalsfjall đã thức giấc hai lần trong vòng chưa đầy một năm, thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm.

Vùng băng giá quanh bờ biển Nova Scotian của tác giả Renan Oztur (Canada).

Anh Minh (Theo National Geographic)

Truyện ngắn vui : Siêu lừa vẫn bị lừa


Người dân trong thôn tôi ít đi ra ngoài, thường chỉ đến phiên chợ họ mới lên thị trấn mua hoặc bán thứ gì đó. Chợ thị trấn rất náo nhiệt do có các cửa hàng bán quần áo, bán cây giống, bán thuốc nông dược, bói toán, v.v…là chợ mà cái gì cũn

Hôm đó, tôi theo ông chú tôi đi chợ, thấy phía trước có đông người vây quanh chúng tôi len vào xem, hóa ra là có một người trung niên giới thiệu cái bình sứ cổ, ông ta ăn mặc áo sơ mi trắng, quần tây, đeo kính mát gọng vàng trông như một trí thức. Chiếc bình sứ của ông ta rất đẹp và có vẻ cổ kính.

Siêu lừa vẫn bị lừa -0
Minh họa: Lê Tâm

“Tôi từ Phúc Kiến đến đây sưu tầm đồ cổ, bất cứ cái gì cổ là có thể mua. Ở nhà vợ tôi sắp sinh tôi định về quê nhưng tiền tôi để trên xe bị mất cắp không còn một xu nên không về được đành phải bán chiếc bình cổ này để có tiền. Đây là đồ rất quý nhưng không còn cách nào khác nên tôi đành phải bán nó đi. Đúng là rất tiếc”. Người trung niên nói xong móc ra một que diêm rồi quẹt nhẹ lên thành cái bình, que diêm bùng cháy ngay. Mọi con mắt tròn xoe nhìn ông ta kinh ngạc, người trung niên tỏ ra rất đau xót nói: “Tôi bỏ ra 6 ngàn tệ để có được cái bình này nếu mang được đến Quảng Châu phải bán được hàng chục ngàn, hôm nay vì bí quá tôi phải bán 5 ngàn tệ để lấy lộ phí”.

Những người đứng xem hầu hết là nông dân, bình thường mua cái gì giá 10 đồng còn phải đắn đo, suy nghĩ nên khi nghe cái bình giá 5 ngàn tệ thì lắc đầu, lè lưỡi tản đi ngay. Ông chú tôi như bị cái bình sứ cổ cuốn hút nên ngồi xuống xem cái bình rất kỹ. Người trung niên lại lấy ra mấy que diêm đưa cho ông chú để ông chú thử, đúng là ông chú quẹt que diêm vào thành cái bình là que diêm bùng cháy ngay. Miệng ông chú tôi không ngừng lẩm bẩm “Đúng là thần kỳ!”.

Người trung niên nói: “Không thần kỳ thì không phải là đồ cổ, quẹt diêm cháy chứng tỏ chiếc bình này đã chôn ở dưới đất hàng ngàn năm rồi, người ta không biết hàng nên tôi mới mua được 6 ngàn tệ, nếu không thì hàng chục ngàn người ta cũng không bán, còn tôi thì bí quá mới phải bán nó đi”.

Ông chú tôi ngẩng đầu lên nói: “Tôi không có nhiều tiền như thế, ông có thể giảm bớt không?”.

Người trung niên nói: “Tôi đã phải bán lỗ vốn rồi, ông biết đấy? Ông mua về thành phố chỉ sang tay nhẹ nhàng cũng được chục ngàn”.

“Nhưng cả nhà tôi bây giờ chỉ có 3 ngàn tệ, ông không thể giảm bớt à?”.

Tôi nghe chú tôi nói mà lo quá, ông chú tôi là nông dân chất phác thật thà nhưng không thể thật thà như thế được. Tôi là học sinh trung học mà nhìn cũng thấy cái bình này có vấn đề nên kéo áo chú tôi đi ra chỗ khác nhưng ông chú tôi không chịu đi còn nói với tôi cẩn thận không làm vỡ bình của người ta thì không có tiền đền đâu. Ông chú tôi cứ ngồi mặc cả cái bình nhưng người trung niên nhất định không giảm giá nên ông chú đành đứng lên nói: “Không bán thì thôi, vợ ông sắp sinh rồi mà ông không chịu bán”. Nói xong quay người đi. Dường như câu nói cuối cùng của ông chú đã khiến người trung niên cảm động, ông ta gọi chú tôi lại nói: “Tôi có thể bán cho ông cái bình này với giá 3 ngàn tệ nhưng ông phải hứa với tôi một điều?”.

“Điều kiện gì?”, Ông chú tôi hỏi.

“Nếu trong vòng một tháng ông chưa bán được nó tôi sẽ mang tiền đến chuộc lại thì ông không đươc lấy hơn 6 ngàn tệ đấy nhé!”.

Ông chú tôi thấy có vẻ hợp lý gật đầu đồng ý và nói người trung niên ở đây đợi ông về nhà lấy tiền. Vừa đi được mấy bước nhưng chợt nghĩ có điều gì đó không đúng nên ông chú quay lại nói với người trung niên: “Nhỡ may tôi về lấy tiền ở đây ông lại bán cái bình cho người khác thì tôi mất công toi”.

Người trung niên thề rằng sẽ luôn giữ chữ tín nhưng ông chú tôi không chịu, ông chú tôi yêu cầu người trung niên đưa cho ông chú tôi 100 tệ tiền cược thì ông mới yên tâm về nhà lấy tiền. Người trung niên suy nghĩ một lúc rồi lấy ra 50 tệ nói là đây là gia tài cuối cùng của ông ta. Ông chú tôi cầm tiền nói là 30 phút ông sẽ quay lại.

Ông chú tôi vừa ra khỏi cổng chợ thì bà thím tôi vội chạy theo nói với ông chú: “Lừa được người ta 50 tệ không chạy nhanh kẻo người ta đuổi thì chạy không kịp đâu? …”.

Nguyễn Thiêm (dịch) / Truyện vui của Lý Kỳ Tường (Trung Quốc) / Văn nghệ CA

6 thời điểm uống nước vào còn độc hơn cả thuốc

Mỗi chúng ta ai cũng biết uống nước rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên uống quá nhiều nước và uống sai thời điểm lại thành rước họa vào thân chứ chằng đùa.

Những thời điểm uống nước có lợi và có hại cho sức khỏe

Nước giúp hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, đốt cháy calo và duy trì thân nhiệt ổn định của cơ thể. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không hẳn tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, uống nước vào 6 thời điểm này trong ngày thì chẳng khác nào uống “thuốc độc” cả. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên uống nước vào những lúc như sau.

Cách uống nước có hại cho sức khỏe

1. Khi cơ thể bạn đã uống quá nhiều nước

Uống quá nhiều nước sẽ làm loãng lượng muối cân bằng tự nhiên của cơ thể, khiến nồng độ natri trong máu giảm. Uống nhiều nước liên tục có thể dẫn đến viêm mô tế bào, gây buồn nôn, co giật, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Uống nhiều nước sẽ khiến dạ dày nạp được ít thức ăn hơn.
Uống nhiều nước sẽ khiến dạ dày nạp được ít thức ăn hơn.

2. Uống nhiều nước trước bữa ăn

Nhiều người vì muốn ăn ít hơn nên thường uống 1-2 cốc nước vào trước bữa ăn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định thói quen này không tốt cho sức khỏe. Cơ thể chúng ta mỗi ngày đều cần một lượng calo đủ để duy trì hoạt động. Uống nhiều nước sẽ khiến dạ dày nạp được ít thức ăn hơn, về lâu dài có thể gây thiếu chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Khi nước tiểu chuyển sang màu trong như nước lọc

Hãy nhìn màu nước tiểu để biết cơ thể đã uống đủ nước hay chưa. Khi nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã uống đủ nước. Khi nước tiểu màu vàng đậm nghĩa là cơ thể thiếu nước, cần uống bổ sung ngay. Nếu nước tiểu có màu trong như nước lọc thì tuyệt đối không nên uống thêm nước.

Hãy quên quy tắc uống 8 ly nước mỗi ngày, vì nước nạp vào cơ thể còn bao gồm cả nước trái cây, trà xanh, nước dừa và nước chanh…

4. Khi vừa tập luyện với cường độ cao

Khi tập luyện với cường độ cao, cơ thể đổ mồ hôi nhiều gây mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy cần phải bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết ngay. Tuy nhiên, chỉ uống nước lọc mà không chứa một chất dinh dưỡng nào sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, dễ gây hạ huyết áp. Khi đó, có thể thay nước lọc bằng nước dừa, nước chanh muối… nhưng nên uống ở mức độ vừa phải.

Thời điểm uống nước tốt nhất là 30 phút sau bữa ăn.
Thời điểm uống nước tốt nhất là 30 phút sau bữa ăn.

5. Không uống nước ngay sau khi ăn no

Các bác sĩ cho biết, thời điểm uống nước tốt nhất là 30 phút sau bữa ăn. Nếu uống ngay sau khi ăn no sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và các enzyme tiêu hóa. Ngoài ra còn gây căng dạ dày, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa.

6. Không uống nước trước khi đi ngủ

Uống nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn phải đi tiểu nhiều. Khi đó, hệ bài tiết cơ thể phải làm việc mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế uống nước sau 18 giờ.

Những thời điểm uống nước tốt cho sức khỏe

Uống nước sau khi thức dậy cải thiện tình trạng táo bón

Một ly nước vào buổi sáng giúp ích rất nhiều cho nhu động ruột đường tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Nếu bạn đặt ly nước trên đầu giường vào đêm hôm trước và uống ngay sau khi thức dậy, hiệu quả sẽ tăng gấp đôi.

Uống nước sau khi thức dậy cải thiện chứng táo bón hiệu quả.
Uống nước sau khi thức dậy cải thiện chứng táo bón hiệu quả.

Bác sĩ chuyên khoa thận Khương Thọ Sơn tại Bệnh viện Xinguang Đài Loan cho biết: “Khi cơ thể nằm xuống rồi ngồi dậy, sẽ gây ra tình trạng co thắt ruột, uống khoảng 500ml nước sẽ cải thiện cơn đau nhanh chóng”.

Nhiệt độ bình thường của nước lạnh có thể kích thích nhu động ruột nhiều hơn nước ấm. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước quá lạnh thì sẽ làm ức chế nhu động ruột.

Đối với nước ấm có pha chút muối, các bác sĩ nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, cơ thể tiêu thụ nhiều nước muối sẽ khiến miệng bị khô. Vào buổi sáng, huyết áp thường tăng cao, do đó những người bị huyết áp cao nên uống nước ấm vào thời điểm này sẽ rất tốt.

Uống nhiều nước trong khi uống rượu để tránh mất nước

Rượu chứa thành phần lợi tiểu, nó lặng lẽ rút nước từ các bộ phận khác của cơ thể, khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần. Rượu cũng làm giãn mạch máu, tăng nhiệt độ, khiến não và cơ thể rơi vào trạng thái mất nước.

Do đó, trong khi uống rượu đừng quên bổ sung thêm nước cùng một lúc. Điều này có thể làm giảm cơn khát, khô da sau khi thức dậy và giảm đau đầu vào ngày hôm sau.

Uống nước khi cảm thấy lo lắng và mệt mỏi

Bác sĩ Y học cổ truyền Trung Quốc Lưu Anh Như tại phòng khám Trung y Liu Guilan cho biết: “Nước có chức năng điều hòa, giữ ẩm, giảm nhiệt. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ nóng bức, khô da. Ngoài việc khát nước, lưỡi, môi, lòng bàn tay và chân cũng khô nóng. Một số tình trạng như ho khan, táo bón, khô mắt cũng là do cơ thể thiếu nước”.

Nếu đột nhiên cơ thể mệt mỏi không giải thích được, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu hay không thể tập trung… đó cũng có thể là do thiếu nước. Hãy thử uống một ly nước mát để khôi phục lại trạng thái đầy sức sống. Đối với người cao tuổi, mỗi khi thay đổi tư thế có thể gây ra chóng mặt, hạ huyết áp, ngoài việc thiếu máu thì cũng do thiếu nước.

Việc uống nước cũng cần điều chỉnh theo tình trạng hoạt động
Việc uống nước cũng cần điều chỉnh theo tình trạng hoạt động.

Trung bình cơ thể cần 2 lít nước mỗi ngày, nhưng cần được phân bố đều cho cả ngày. Việc uống nước cũng cần điều chỉnh theo tình trạng hoạt động, chẳng hạn như tắm nước nóng, ở bên ngoài nhiều vào mùa hè hoặc trong phòng điều hòa thì nên bổ sung thêm 1,2 ly nước.

Lưu Anh Như nhắc nhở một số người cảm thấy khó uống nước vì chắc năng vận động và tiêu hóa của họ kém. Hễ uống 1 ly nước sẽ khiến họ bị đầy hơi, khó chịu. Nếu cảm thấy uống nước không tốt, đó có thể là dấu hiệu của chức năng lá lách và dạ dày kém.

 Theo VTC/nhipsongviet / Khoa học TV

Những điều đáng ngưỡng mộ về tính kỷ luật của người Đức

Nước Đức đang giữ vai trò là đầu tàu kinh tế ở châu Âu, là quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Điều đặc biệt là họ không làm việc chăm chỉ, cần cù để tạo ra kỳ tích mà nước Đức lại được biết đến với luật bảo về quyền lợi người lao động cực kỳ nghiêm khắc và có thời gian làm việc trung bình ít hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.

Những điều đáng ngưỡng mộ về tính kỷ luật của người Đức

Người Đức chỉ làm 35 giờ mỗi tuần, trung bình mỗi năm họ sẽ được nghỉ phép 24 ngày. Câu hỏi đặt ra là tại sao người Đức làm việc ít mà năng suất cao nhất thế giới? Vì người Đức theo chủ nghĩa hoàn hảo trong sản xuất, họ tự đặt ra kỷ luật cho chính bản thân mình: làm ra làm, chơi ra chơi.

Không Facebook trong giờ làm

Trong văn hóa doanh nghiệp của Đức, khi một công nhân làm việc, họ chuyên tâm vào công việc hơn là bất cứ một thứ gì khác. Lướt facebook, tán chuyện với đồng nghiệp và sau đó vẽ lăng nhăng ra giấy khi thấy sếp bước vào phòng đều bị xem là những hành vi không thể chấp nhận đối với người lao động ở Đức.

Đối với các nước công nghiệp khác, thói quen chuyên tâm công việc có thể được rèn giũa qua người quản lý nhưng đối với người Đức, đây được xem như bản tính vốn có.

Trong bộ phim tài liệu “Hãy biến tôi thành một người Đức” của BBC, một phụ nữ trẻ Đức đã lý giải cú sốc văn hóa mà cô gặp phải trong một chuyến trao đổi công việc ở Anh: “Tôi đến Anh trong một chuyến trao đổi công tác…Tôi ở trong văn phòng và thấy người ta nói chuyện suốt cả buổi về những thứ rất riêng tư, chẳng hạn như tối nay bạn sẽ làm gì, rồi họ uống café suốt cả buổi”. Cô cho biết, tại Đức, Facebook bị cấm sử dụng trong văn phòng. Thậm chí cả những email có nội dung riêng tư cũng không được phép.

Đúng giờ

Đối với người Đức, “đúng giờ” nghĩa là đến sớm hơn 10 phút. Người Đức đúng giờ không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống cá nhân, việc “đến trễ” được xem là hành động bất lịch sự và thiếu tôn trọng. Không những con người mà đến phương tiện công cộng ở đất nước này cũng đúng giờ đến từng phút.

Tự giác chấp hành luật

Người Đức chấp hành tuyệt đối các luật lệ, các quy tắc đã đặt ra. Tuy không bị giới hạn tốc độ tối đa được phép lái xe như các nước khác. Nhưng tai nạn dường như rất ít xảy ra bởi người dân tự giác tuân thủ luật lệ, đi đúng làn đường.

Bạn gần như thoải mái khi đi ra ngoài đường dù ngày hay đêm vì trật tự an ninh được đảm bảo tốt, tệ nạn xã hội gần như là hiếm hoi, người dân tự ý thức tuân thủ pháp luật.

Tính tự giác của người Đức cũng được thể hiện ở việc mua vé tàu. Tại Mỹ, bạn phải có thẻ hoặc mua vé mới đi qua cửa để xuống metro được, nhưng ở Đức thì khá thoải mái. Bạn có thể nhảy lên tàu và tự do di chuyển, hên thì thoát, xui thì gặp người kiểm tra và tất nhiên, họ sẽ phạt bạn 40 Euro cho dù vé đó nếu bạn mua chỉ chưa đầy 2 Euro.

Thẳng thắn và rõ ràng

Ngươi Đức nổi tiếng là thẳng thắn và rõ ràng. Các công nhân có thể trực tiếp phản ánh với giám đốc về một sản phẩm,họ sử dụng ngôn ngữ công việc một cách thẳng thắn mà không phải đề cao những ngôn từ văn hoa lịch sự mất thời gian. Chẳng hạn, một người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt vời nếu anh có thể nộp báo cáo cho tôi trước 3 giờ chiều”. Trong khi đó, một người Đức sẽ nói: “Tôi cần báo cáo trước 3 giờ chiều”.

Tiết kiệm

Người Đức sống xanh và tiết kiệm. Những gì có thể tiết kiệm được, họ sẽ tiết kiệm đến mức tối đa. Không sả nước nhiều, không để điện hay để chế độ “stand by”. Đi ăn uống thì không đặt quá nhiều món, thiếu thì đặt thêm chứ không để thừa.

Chơi hết mình

Người Đức làm được chơi được. Nếu trong thời gian làm việc, họ thực sự tập trung và chăm chỉ, thì đến lúc nghỉ ngơi, họ cũng nghỉ ngơi thực sự thoải mái. Việc tách biệt hoàn toàn thời gian chơi và làm giúp họ có cuộc sống cần bằng hơn, không làm việc sau giờ làm giúp họ khỏe khoắn hơn khi quay trở lại công ty.

Chính phủ Đức hiện đang lên kế hoạch cấm gửi các email liên quan đến công việc sau 6 giờ tối để ngăn người sử dụng lao động bóc lột nhân viên của họ.

Văn hóa công sở rất khác biệt, nên người Đức không cần thiết phải tụ tập với đồng nghiệp sau khi đi làm về. Họ tách biệt giữa công việc và đời tư. Để tận hưởng kỳ nghỉ, hầu hết người Đức có tham gia một Verein (câu lạc bộ) để gặp gỡ và chia sẻ sở thích với mọi người. Sở thích của người Đức xoay quanh thể thao, ca hát, leo núi, … và nhiều loại câu lạc bộ khác nữa.

Người Đức cũng có số ngày nghỉ phép nguyên lương khá nhiều. Trung bình họ được trả nguyên lương 25 – 30 ngày nghỉ trong năm (Luật pháp Đức quy định là 20). Việc kéo dài kỳ nghỉ giúp các gia đình có nhiều thời gian bên nhau và đi chơi thoải mái hơn.

Cho dù những năm có nền kinh tế đi xuống nhưng số tiền họ dành ra để đi du lịch hằng năm vẫn không thay đổi. Các lễ hội văn hóa ở đây cũng thu hút tất cả người dân xuống phố, cởi bỏ vẻ nghiêm khắc để hòa mình vào không khí vui tươi, tưng bừng nơi đây. Các lịch kỷ niệm, ngày hội của họ dường như kín mít lịch trong cả năm.

Theo VIETNAMNET

“Mỏ vàng” mới của châu Âu: Sở hữu thứ có thể đẩy giá điện xuống gần bằng 0

Vùng biển sâu với những cơn gió rất mạnh đang được khai phá những tiềm năng mới.

Mỏ vàng mới của châu Âu: Sở hữu thứ có thể đẩy giá điện xuống gần bằng 0 - Ảnh 1.

Những cánh quạt có chiều dài ngang bằng độ cao của tháp đồng hồ Big Ben, trong khi bộ phận trục quay và trụ đỡ có kích thước lớn bằng cả tòa nhà. Diện tích để những turbine gió này hoạt động lớn bằng kích thước của 150 sân bóng. Có thể so sánh chúng giống như những tháp Eiffel sừng sững ở ngoài khơi biển Bắc.

Chào mừng bạn đến với Esbjerg, thành phố cảng 72.000 dân của Đan Mạch hiện là trung tâm của ngành điện gió châu Âu. 2/3 số turbine được đặt ở ngoài khơi, đủ để cung cấp điện năng cho 40 triệu hộ gia đình ở châu Âu. Dự án này còn có những tham vọng lớn hơn thế với dự định đến năm 2026 sẽ tăng gần gấp 3 công suất.

Những công ty cơ khí từng tạo nên sức mạnh cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch giờ đây lại trở thành những nhà cung cấp vật liệu cho ngành điện gió. Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa mua 212 hecta đất nông nghiệp ở ngoại ô Esbjerg để xây dựng trung tâm dữ liệu sử dụng năng lượng tái tạo.

Sâu dưới đáy biển là nơi đặt tuyến cáp truyền tải 30% lưu lượng data quốc tế vào Na Uy. Mới đây thị trưởng Esbjerg đã đi khắp nơi, từ Việt Nam tới Mỹ, để chia sẻ câu chuyện thành công của địa phương.

Với tầm nhìn chiến lược cộng thêm một chút may mắn, nhân rộng mô hình của Esbjergs có thể thổi một luồng sinh khí mới và tạo nên cái gọi là “nền kinh tế biển Bắc”. Điều này sẽ giúp châu Âu đạt được các mục tiêu đầy tham vọng về biến đổi khí hậu, đồng thời tái cân bằng lại nguồn năng lượng thay vì quá phụ thuộc vào năng lượng từ Nga như trước.

Quan trọng hơn, nó còn có thể đảo ngược cán cân quyền lực chính trị và kinh tế ở châu Âu bằng cách tạo ra 1 nhóm mới thay thế cho 2 cỗ máy lớn nhất ở thời điểm hiện tại và Pháp và Đức.

Tiềm năng to lớn của vùng biển Bắc

Từ trước đến nay biển Bắc vẫn là vùng quan trọng về mặt kinh tế. Bao quanh là 6 quốc gia châu Âu (gồm Bỉ, Anh, Đan Mạch, Đức, Hà Lan và Na Uy), vùng biển này là nơi giao giữa nhiều tuyến vận tải đường biển quan trọng. Những cơn thủy triều mạnh tạo nên vùng khai thác tiềm năng cho các ngư dân.

Trong thế kỷ 20, người ta phát hiện ra nhiều dầu mỏ và khí đốt tại đây. Ở thời kỳ đỉnh cao trong những năm 1990, Anh và Na Uy – 2 nhà sản xuất lớn nhất vùng – khai thác được 6 triệu thùng dầu mỗi ngày, bằng một nửa so với sản lượng của UAE ngày nay.

Với tốc độ gió trung bình 10m/giây, đây là một trong những vùng biển có gió mạnh nhất thế giới. Ngày mà phóng viên The Economist tới Esbjerg, tốc độ gió còn lớn gấp đôi mức trung bình, đủ để khiến giá điện bán buôn giảm xuống gần bằng 0. Địa hình ở vùng biển Bắc cũng rất thích hợp để đặt các thiết bị tạo điện gió.

Ed Northam, lãnh đạo quỹ đầu tư Macquarie Group sở hữu cổ phần trong 40% số trang trại điện gió ngoài khơi đang hoạt động ở Anh, cho biết các turbine đặt ở ngoài khơi có công suất lên tới 60%, so với mức trung bình là 30 – 40%.

Năm 2022, các nước vùng biển Bắc đạt công suất 25 gigawatts từ điện gió, lớn nhất từ trước đến nay. Dự báo trong 3 năm tới con số sẽ đạt gần 30 gigawatts. Tại 1 hội thảo tổ chức ở Esbjerg vào tháng 5 vừa qua, Ủy ban châu Âu và 4 quốc gia quanh biển Bắc đã nhất trí đến năm 2050 sẽ đạt công suất 150 gigawatts, cao gấp 5 lần mức của châu Âu và gấp 3 lần tổng công suất của toàn thế giới ở thời điểm hiện tại.

Tham vọng này hoàn toàn có thể đạt được nếu tính toán theo “định luật Moore” – thay vì áp dụng với công suất của máy tính thì áp dụng với gió. 3 năm trước, trang trại điện gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới – ở Đan Mạch, gồm 11 turbine – có tổng công suất đạt 5 megawatt. Ngày nay chỉ 1 turbine cũng có thể tạo ra 14 megawatt, và 1 trang trại có tới hơn 100 turbine. Không chỉ có vậy, công nghệ ngày nay còn giúp truyền tải điện năng đi xa hơn mà không bị thất thoát quá nhiều.

Kết quả là một số trang trại điện gió đã có công suất vượt 1 gigawatt, tương đương 1 nhà máy điện hạt nhân. Lợi ích kinh tế về quy mô giúp giảm bớt chi phí, khiến điện gió cạnh tranh tốt với các nguồn điện khác. Tháng 7 vừa qua, Chính phủ Anh đã phê duyệt hợp đồng cho 5 dự án, trong đó có Dogger Bank. Dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ mùa hè 2023, trang trại này sẽ đạt công suất kỷ lục 3,6 gigawatt với mức giá chỉ 44 USD/megawatt giờ – chưa bằng 1/6 giá điện bán buôn ở Anh tại thời điểm tháng 12 năm ngoái.

Không chỉ là năng lượng

Tiềm năng của kinh tế biển Bắc không chỉ gói gọn trong lĩnh vực năng lượng. Một số ngành như hóa chất hay sản xuất xi măng rất khó, thậm chí là không thể khử carbon. Tuy nhiên, CO2 mà các ngành này thải ra có thể được gom lại và “chôn” xuống những mỏ khí ở biển Bắc. Đây không phải là lựa chọn hấp dẫn để chống lại biến đổi khí hậu vì chi phí quá cao và bị các nhà môi trường học chỉ trích vì kéo dài tuổi thọ của nhiên liệu hóa thạch. Nhưng giờ đây nhờ có điện gió, chi phí giảm xuống và những lời chỉ trích cũng ít đi.

Dự án có tên Porthos đang chờ chính quyền thành phố Rotterdam phê duyệt sẽ kết nối cảng lớn nhất châu Âu với 1 trạm nén và sau đó dẫn tới 1 mỏ khí rỗng ở ngoài khơi. Khi đi vào hoạt động, cơ sở này sẽ tiếp nhận được khoảng 2,5 triệu tấn khí Co2 mỗi năm trong 15 năm, gần bằng 2% lượng khí thải carbon của Hà Lan.

Các quốc gia biển Bắc là nơi tuyệt vời đặt trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu. Giá điện thấp khiến chi phí number-crunching (phân tích một lượng dữ liệu lớn) giảm mạnh. Thời tiết lạnh đồng nghĩa các trung tâm dữ liệu có thể được làm mát chỉ bằng cách lưu thông không khí thay vì phải lắp đặt những hệ thống làm lạnh đắt tiền. Khu vực này cũng có nguồn nhân lực chất lượng cao, thể chế ổn định và hệ thống pháp luật gọn nhẹ.

Ngày nay, nhờ công nghệ mà thời gian truyền dữ liệu vào và ra khỏi các hệ thống điện toán đám mây không còn là vấn đề lớn, vì thế các trung tâm dữ liệu có thể được đặt ở những vùng xa xôi. Các nước khu vực biển Bắc hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh nhiều nơi ở châu Âu bị hạn chế. Năm 2021, các trung tâm dữ liệu và ngành công nghệ số nói chung ngốn tới 17% tổng lượng điện mà Ireland tiêu thụ. Do đó để ngăn tình trạng thiếu điện và các sự cố, công ty điện lực nhà nước EirGrid đã quyết định ngừng cung cấp cho các trung tâm mới.

Theo số liệu của TeleGeography, kể từ năm 2020 đến nay tổng cộng đã có 13 tuyến cáp mới được lắp đặt ở biển Bắc, so với con số 5 của 10 năm trước đó. Amazon Web Services (aws) và Microsoft Azure, 2 nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất hiện nay, đều đã xây dựng trung tâm máy chủ ở vùng này.

Không chỉ các ông lớn công nghệ, 2 nhà sản xuất ô tô Mercedes-Benz và Volkswagen cũng đặt các trung tâm thử nghiệm ở Na Uy. Theo ước tính của công ty tư vấn Altman Solon, nhu cầu về trung tâm dữ liệu ở khu vực biển Bắc sẽ tăng trưởng 17% mỗi năm cho tới cuối thập kỷ này.

Nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế Nikolaus Wolf từng nhận định “các ngành công nghiệp sẽ bị thu hút tới nơi nào dư thừa năng lượng”. Giống như đầu thế kỷ 19, khi nguồn thủy điện dồi dào giúp vùng Lancashire của nước Anh phát triển ngành bông.

Chuyển tất cả hoạt động đến biển Bắc không phải là lựa chọn hợp lý về mặt kinh tế. Ví dụ, vận chuyển đá vôi tới đây rồi lại chuyển xi măng tới người tiêu dùng sẽ là 1 điều ngớ ngẩn. Tuy nhiên nhận định của Wolf vẫn đúng với một số ngành.

Tại Boden, thị trấn Thụy Điển nằm gần bờ phía Đông của bán đảo Scandinavi, h2 Green Steel đang xây dựng 1 nhà máy thép mới. Nhà máy này sẽ không chạy bằng than hay khí đốt mà chạy bằng hydrogen xanh, trở thành một trong những nhà máy điện phân sử dụng điện gió và thủy điện lớn nhất trên thế giới. Ngoài sản xuất thép, h2 Green Steel kỳ vọng sẽ xuất khẩu cả hydrogen và sắt xốp – sản phẩm thu được khi luyện quặng sắt trong lò mà không nấu chảy quặng sắt, do đó không tiêu tốn thêm năng lượng.

Theo Henrik Henriksson, CEO của công ty, ngành thép sẽ chia thành 2 ngả. Quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ dịch chuyển đến nơi có nhiều nguồn năng lượng tái tạo nhất, trong khi mảng cần nhiều nhân công và kiến thức hơn sẽ ở lại các thủ thủ phép của châu Âu.

Không chỉ ngành thép, trong nhóm dịch chuyển về phương Bắc có cả các nhà sản xuất pin xe điện và các nhà sản xuất turbine gió. Vestas, công ty sản xuất turbine lớn nhất thế giới, đang đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc và sẽ mở nhà máy khác ở Ba Lan.

Tham khảo The Economist / Thu Hương / Shoha

Cuộc chiến chip khốc liệt và những câu hỏi ngàn tỷ USD: Liệu Mỹ có bị vượt mặt?

Giống như cuộc chiến Nga-Ukraine, hiện nay thế giới đang đối mặt với một cuộc chiến khác trong lĩnh vực chất bán dẫn, hay còn có thể gọi là “cuộc chiến chip”, theo Modern Diplomacy.

Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực chip điện tử ngày càng gay gắt, trong khi chất bán dẫn là phần không thể thiếu của ngành công nghiệp điện tử và quân sự.

Lý do của “cuộc chiến” này là gì tình hình hiện tại ra sao, và tác động của nó đối với tương lai cũng như người thắng cuộc tiềm năng là ai, tất cả sẽ được phân tích trong bài viết này của Modern Diplomacy. Sau đây là nội dung lược dịch của bài viết.

Chất bán dẫn, hay chip, là loại vật liệu có tính dẫn điện nằm giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Các chất bán dẫn có thể bao gồm các nguyên tố tinh khiết như germanium hay silicon.

Chất bán dẫn được sử dụng trong các thiết bị và dụng cụ điện tử, bao gồm điốt, bóng bán dẫn, mạch tích hợp, các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy chơi game, lò vi sóng, ô tô.

Hiện nay, chất bán dẫn được coi là loại “dầu mỏ mới”, và “móng ngựa của thế kỷ 21”. Chất bán dẫn cũng là thành phần cốt lõi trong các ngành sản xuất.

Mỹ, đảo Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Các công ty Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 87% thị trường toàn cầu.

Chuỗi cung ứng bấp bênh, đại dịch COVID-19, nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đã dẫn thế giới đến một cuộc chiến chất bán dẫn. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đóng một vai trò rất lớn trong cuộc khủng hoảng này.

Các ngành công nghiệp không đáp ứng được cung và cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh đó, các công ty bán dẫn bị tụt lại phía sau và không ổn định để đáp ứng được lực cầu mạnh từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cuộc chiến chip khốc liệt và những câu hỏi ngàn tỷ USD: Liệu Mỹ có bị vượt mặt? - Ảnh 1.

Mỹ là quốc gia dẫn đầu cuộc đua về chất bán dẫn trên thị trường toàn cầu, với giá trị thị phần hơn 200 tỷ USD vào năm 2020. Mỹ cũng là quốc gia tiên phong trong việc xuất khẩu chất bán dẫn chiếm 50% thị trường thế giới.

Nhìn chung, chất bán dẫn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ và họ đầu tư hơn một phần năm doanh thu vào việc nghiên cứu và phát triển mặt hàng này, chỉ đứng thứ hai sau lĩnh vực kinh doanh dược phẩm. Mỹ vẫn phụ thuộc vào Đài Loan để xuất khẩu chất bán dẫn.

Mặt khác, Trung Quốc hiện là một đối thủ lớn mới nổi trong cuộc đua bán dẫn. Ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đã mở rộng từ năm 2015. Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn dự đoán Trung Quốc sẽ vượt qua Đài Loan vào năm 2030 với 24% thị phần, cùng với đó là sự hỗ trợ từ sáng kiến “Made in China 2025”.

Thực tế, có thể nói Trung Quốc đã “nuốt chửng” Đài Loan trong lĩnh vực kinh doanh chất bán dẫn từ 2 năm trước đó. Mỹ luôn muốn cản đường Trung Quốc nhưng ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc liên tục tăng trưởng 9%, doanh thu hàng năm của nước này có thể đạt 114 tỷ USD vào năm 2024.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang chạy đua trong lĩnh vực chất bán dẫn. Trung Quốc nỗ lực để bắt kịp các công nghệ tiên tiến của Mỹ và cạnh tranh trong lĩnh vực vi mạch. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trọng kỹ thuật ở Trung Quốc sẽ dẫn đến cả cạnh tranh và xung đột với Mỹ.

Mỹ gần đây vừa thông qua Đạo luật CHIPS bao gồm khoản hỗ trợ tài chính “khủng” cho khoa học và công nghệ nhằm phục vụ mục tiêu chính của họ là duy trì lợi thế cạnh tranh với Trung Quốc. Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ thực hiện các biện pháp kiểm soát toàn diện nhất đối với việc bắt chước công nghệ sản xuất chip.

Tháng 10/2022, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tăng cường các biện pháp kiểm soát đối với việc xuất khẩu thiết bị và đầu vào liên quan đến chất bán dẫn sang Trung Quốc. Vào ngày 6/12, Tổng thống Biden đã đến thăm địa điểm của nhà máy mới của Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan ở Arizona và gọi đây là một dự án tiềm năng cho chuỗi cung ứng chip của Mỹ.

Vào giữa tháng 12/2022, chính quyền Mỹ đã thêm 36 nhà sản xuất chip Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận công nghệ chip của nước này, bao gồm YMTC.

Nỗ lục của Mỹ nhằm giành quyền bá chủ trong ngành công nghiệp chip không chỉ được thể hiện ở khoản đầu tư 40 tỷ USD, mà nước này còn từng bước ngăn chặn ngành công nghệ bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc. Rõ ràng Mỹ đã tuyên bố một cuộc chiến bán dẫn với Trung Quốc.

Câu hỏi ngàn tỷ USD hiện nay là ai sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chip này? Không chỉ dừng lại ở mức độ xung đột địa chính trị, cuộc chiến chip giờ đây giống chiến tranh hơn. Rất khó xác định người chiến thắng trong cuộc chiến này.

Mỹ đang có lợi thế là “bá chủ toàn cầu”, nên một số quốc gia sẽ cố gắng liên minh với Mỹ và đồng minh của Mỹ. Mỹ sẽ thống trị công nghệ bán dẫn cho trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật quân sự. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực vi điện tử như điện toán đám mây và thiết b điện tử.

Theo một số chuyên gia kinh tế, sẽ không có người chiến thắng trong cuộc chiến này, mà chỉ có những kẻ thua cuộc. Và người chịu thiệt cuối cùng chính là người tiêu dùng.;

Theo Nhịp sống thị trường / Shoha