Công trình nhà cấp 4 mang phong cách Hàn Quốc được hoàn thiện năm 2022 là món quà của người mẹ đơn thân tặng 2 đứa con và đấng sinh thành.
Kiến trúc sư Thành ở Tây Ninh được biết đến qua những công trình nhà cấp 4 đơn giản, mang phong cách hiện đại, trẻ trung. Các công trình của anh thiên về không gian mở, đưa con người đến gần hơn với thiên nhiên, mang đến sự tươi mới trong tầm hồn cho gia chủ.
Công trình nhà cấp 4 anh mới hoàn thiện năm 2022 là món quà của người mẹ đơn thân tặng 2 đứa con và đấng sinh thành.
Anh Thành chia sẻ, đây là một ngôi nhà đặc biệt nhất trong thời gian làm nghề của mình. Anh gọi tên nó là “ NHÀ” vì không đơn thuần chỉ là nơi che mưa che nắng mà nó còn mang ý nghĩa là nơi để quay về.
Gia chủ là người phụ nữ đơn thân, từng trải qua 1 lần đổ vỡ hôn nhân. Kinh tế khó khăn, chị đành chọn cách gửi con cho chồng cũ chăm sóc, nuôi dưỡng, còn mình sang xứ người lao động.
Ngày ly hôn, chị thường xuyên mất ngủ, hay khóc và mắc trầm cảm. Việc sang nước ngoài lao động không chỉ là giải pháp thay đổi cuộc sống còn là cách để chị quên đi quá khứ đau buồn.
Sau 4 năm bươn chải nơi đất khách, chị tiết kiệm được số vốn nhỏ để về Việt Nam làm ăn và xây tặng 2 con gái cùng bố mẹ căn nhà như chị từng mơ ước.
Ngôi nhà này chính là mồ hôi, là nước mắt, là động lực, là sự hi sinh, là phấn đấu tích góp từng đồng chị gửi về Việt Nam để xây dựng lên. Nó có thể không quá to, có thể không quá đẹp so với những ngôi nhà khác nhưng chứa đựng cả tình cảm lớn lao mẹ dành cho con, con gái dành cho bố mẹ.
Hãy cùng VietNamNet tham quan ngôi nhà này:
Ngoại cảnh căn nhà cấp 4 lợp tôn với mảng tường ốp gạch đỏ dân dã, mộc mạc. Khoảng sân rải đá sỏi nhỏ kết hợp lát đá đi lại tránh trơn trượt.
Phần sân vườn được quy hoạch rõ ràng: khu trồng rau, trồng cây cảnh, trồng hoa. Hệ cửa gỗ kính lớn thu tối đa ánh sáng vào nhà. Màu sắc vàng gỗ đồng điệu với mảng tường gạch đỏ.
Sân cổng hình vòm cổ điển, anh Thành dự định sẽ trồng hoa hồng hoặc các loại hoa leo ở đây cho đẹp.
Khung cửa sổ nhìn ra khu vườn xanh mát, tạo sinh khí và năng lượng tích cực mỗi ngày. Chiếc ghế mây thư giãn mang nét mộc mạc, giúp gia chủ xoa dịu những mệt mỏi của cuộc sống xô bồ.
Phòng khách rộng rãi cho cả gia đình quây quần, sum họp mỗi tối. Màu vàng của đệm ghế nổi bật, là điểm nhấn cho không gian.
Khu bếp+bàn ăn rộng rãi, thiết kế tối giản nhưng vẫn đảm bảo đủ công năng cho việc nấu nướng.
Phòng tắm nghỉ dưỡng, bồn tắm thiết kế như hồ bơi thu nhỏ. Chỉ cần chút nến thơm mùi quế, mùi tinh dầu sả chanh là không gian phảng phất hương vị của resort.
Phòng ngủ cho hai con gái.
Phòng ngủ cho người già với chiếc ghế bập bênh bằng mây tre đan. Mọi chi tiết được tối giản hóa để ông bà có giấc ngủ ngon, không bị bí bách.
Mặc dù đã 116 năm trôi qua kể từ khi nhà soạn nhạc đại tài người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky từ giã cõi đời, song các nhà nghiên cứu tiểu sử của ông vẫn ngày đêm day đầu bứt tóc nhằm làm sáng tỏ những điều bí ẩn xoay quanh cái chết của nhạc sĩ. Thật khó có thể hình dung: Chỉ nội một việc thi hài Tchaikovsky được để ngỏ tới hai ngày cho người ta vào viếng ấy thôi, đã vô tình bỏ ngỏ cho hậu thế bao điều thắc mắc. Dường như đến nay, cái chết của Tchaikovsky vẫn được xem là một nghi án…
Theo thông tin chính thức thời ấy, Tchaikovsky mất là do bệnh tả. Trong khi dịch bệnh đang hoành hành, ông đã sơ ý uống phải cốc nước lã để rồi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, điều mà các nhà nghiên cứu muốn đặt dấu hỏi là: Tại sao, trước căn bệnh lây lan nguy hiểm (vốn được xem là một trong những bệnh khủng khiếp nhất thời đại) vậy, người ta dám để ngỏ thi hài của nhạc sĩ tới hai ngày mới khâm liệm (thay vì phải đặt trong quan tài kẽm như qui định thông thường dành cho những người chết vì căn bệnh này)? Và tại sao, trong một số tài liệu liên quan đến giây phút cuối cùng của cuộc đời ông, người ta lại phát hiện thấy có vết tẩy xóa hoặc cắt bỏ có chủ đích?
Điều này hẳn không thể không liên quan đến tin đồn khá phổ biến khi Tchaikovsky còn sống, ấy là việc nhạc sĩ bị mắc bệnh… đồng tính luyến ái. Hơn thế, có nhà nghiên cứu còn quả quyết: Tchaikovsky đã từng “dan díu” với người cháu trai của một công tước và đó chính là lý do mà một phiên tòa thời đó (Tòa án Danh dự) đã buộc ông phải tự sát.
Sự thật thế nào, một đôi cuộc tình nhắc tới đây của Tchaikovsky hẳn sẽ giúp bạn đọc thêm một số cứ liệu giúp cho quá trình tự suy xét của mình.
Quả là, ở thời trai trẻ, Tchaikovsky đã từng yêu, từng ngỏ lời cầu hôn… nhưng trong những biểu hiện tình cảm với những người “khác giới” ấy, dư luận vẫn xem có gì đó bất thường. Đến khi Tchaikovsky lấy vợ cũng vậy. Không chỉ những ai quen biết ông, mà ngay cả những người ruột thịt gần gũi nhất cũng phải lấy làm ngạc nhiên, bởi trước đấy, nào đâu có dấu hiệu yêu đương giữa ông và cô vợ mới cưới tên gọi Antonina Milykova (vốn là một học trò của ông ở Nhạc viện)? Người ta cho rằng, hành động cưới xin vội vã ấy của Tchaikovsky chẳng qua là để trốn chạy mặc cảm tội lỗi về những quan hệ đồng tính mà trước đấy, nhạc sĩ đã gây nên.
Dẫu vậy, “giải quyết” như thế có khác gì thêm dầu vào lửa?
Chỉ chừng mươi ngày sau khi cưới, những căng thẳng trong gia đình Tchaikovsky đã lên đến cực điểm. Ông ở vào tình trạng “tinh thần đau đớn không thể tưởng tượng nổi” và đã “bắt đầu có những phút mất trí”. Sự thất vọng khiến nhạc sĩ chỉ trông vào một lối thoát duy nhất là tìm đến cái chết.
Đến đây, hẳn có nhiều bạn đọc sẽ ngạc nhiên đặt câu hỏi: Chuyện gì đã xảy đến vậy với người nhạc sĩ tài ba? Tại sao tuần trăng mật chưa tàn mà vị hôn phu Tchaikovsky đã sa vào tuyệt vọng đến nhường kia? Ở tuổi 37 (Tchaikovsky sinh năm 1840, lấy vợ năm 1877), Tchaikovsky đã thể hiện là một nhạc sĩ đầy tài năng. Các bản tình ca thấm đẫm nỗi buồn của ông đã chiếm lĩnh tâm hồn nhiều bạn trẻ thời ấy. Tên tuổi Tchaikovsky vượt ra ngoài biên giới nước Nga, đến với các sân khấu và phòng trà ở nhiều nước… Trong khi vợ ông – một cô gái trẻ từng là nữ sinh Nhạc viện… Có lẽ nào cuộc hôn nhân giữa hai thành phần như vậy lại không thể nảy nở một chút gì gọi là hạnh phúc? Không những thế, nó lại chóng vánh trở nên ngột ngạt, khủng khiếp như dưới… địa ngục. Rõ ràng, có một điều gì đó bất thường, có thể gọi là “trục trặc” cũng được, ở một trong hai người.
Một trường hợp nữa mà người ta thường hay nhắc tới, khi nói về “chuyện tình” của Tchaikovsky. Ấy là mối quan hệ giữa ông với bà Nadezhda Von Meck: Họ đã có tới 13 năm trời thư từ cho nhau, với số lượng lên tới trên nghìn bức. Và ngay cả lần này cũng vậy, ở Tchaikovsky người ta vẫn thấy có gì đó rất bí ẩn, rất khó hiểu (trái với lôgíc thông thường).
Von Meck là một người đàn bà thuộc tầng lớp quý tộc, giàu có (phía nhà chồng bà là những người chủ sở hữu của những tuyến đường sắt lớn nhất nước Nga). Von Meck lớn hơn Tchaikovsky 9 tuổi. Bà góa chồng ở tuổi 40 và là một trong những thính giả rất mến mộ âm nhạc của Tchaikovsky.
Von Meck bắt đầu có những liên hệ với Tchaikovsky là khi bà được nghe một học trò của ông nói về những khó khăn của nhà nhạc sĩ. Vốn được xem là một Mạnh Thường Quân đối với giới nhạc sĩ ở Moskva, ngay lập tức Von Meck chuyển lời đề nghị của mình tới Tchaikovsky, nhờ ông giúp bà một đôi việc, như viết những khúc biến tấu cho piano chẳng hạn. Tất nhiên, đây chỉ là một cái cớ.–PageBreak–
Khỏi phải nói những cảm kích của Tchaikovsky khi ấy. Ông biết, việc Von Meck nhờ không làm ông mất nhiều thời gian, trong khi nhu cầu về tiền đối với ông lại khá cần kíp. Hơn thế, chàng nhạc sĩ trẻ thực sự cảm thấy xúc động khi biết có một người đàn bà quý phái vừa hâm mộ vừa biết nâng niu trân trọng tài năng nghệ thuật của mình. Qua một người bạn, Tchaikovsky chuyển lời cảm tạ tới bà Von Meck.
Đó là bước khởi đầu tốt đẹp, mở ra một mối quan hệ lãng mạn, cảm động, kéo dài mười mấy năm trời giữa nhạc sĩ thiên tài và người đàn bà có tâm hồn cao thượng.
“Hãy lượng thứ về tất cả những tình cảm tôi dành cho anh: Mặc dù nó không giúp gì cho anh cả, nhưng anh đừng ân hận là anh đã đem đến cho một người tưởng đã hết hy vọng như tôi cái khả năng được cảm nhận một khoảnh khắc của cuộc đời trong những buổi trình diễn âm nhạc đẹp đẽ đến thế. Tình yêu của tôi đối với anh như thể món nợ truyền kiếp mà tôi không thể nào tránh được…”- Trong một lá thư, Von Meck đã thổ lộ với Tchaikovsky như vậy. Thật ra ở đây, người đàn bà góa chồng có phần hơi… nhún mình. Làm sao có thể nói tình cảm của bà đối với Tchaikovsky lại “không giúp gì” cho ông cả.
Hãy dẹp sang một bên những ý nghĩa về vật chất (như khi ở Moskva loan tin Tchaikovsky bị mắc chứng loạn thần kinh, Von Meck đã ngay lập tức trợ cấp cho con người đáng thương ấy một khoản tiền 6.000 rúp một năm, gấp đôi khoản tiền lương mà Tchaikovsky nhận ở Nhạc viện), nó có ý nghĩa động viên tinh thần lớn lao làm sao! Hãy nghe chính Tchaikovsky tâm sự: “Tôi đã ở bên bờ vực thẳm. Và tình bạn của bà đã đem hạnh phúc lại cho tôi”. Năm 1877 là năm Tchaikovsky lập gia đình và phải gánh chịu nhiều “hậu quả đớn đau”, thì cũng chính vào năm này, ông đã quả quyết khẳng định với Von Meck: “Từ nay, mỗi một nốt nhạc được sáng tác ra dưới ngòi bút của tôi là để dành cho bà”.
Ngày 10/2/1878, bản hòa tấu số 4 mà Tchaikovsky sáng tác để tặng “Người bạn đời tốt nhất của tôi” đã được trình diễn ở Moskva. Cũng trong năm này, vở nhạc kịch bất hủ “Evgeny Onegin” của ông đã chính thức ra mắt làng âm nhạc thế giới.
Mặc dù lời lẽ thư qua thư lại đằm thắm thế, song trong thực tế cả hai người chưa hề lần nào gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với nhau. Lần duy nhất điều ấy có “khả năng” xảy ra, ấy chính là vào mùa thu năm 1878. Theo lời mời của Von Meck, Tchaikovsky đến nghỉ tại một biệt thự ở Florence. Gia đình Von Meck cũng thuê một biệt thự ở kề đó. Nhiều buổi sáng, nhìn qua cửa sổ, Tchaikovsky trông thấy Von Meck đi lướt qua ngôi nhà ông ở, đến gần cửa sổ, bà thoáng dừng lại và liếc mắt vào như để được nhìn thấy ông. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại thế thôi: Tchaikovsky thì lúng túng chẳng biết xử trí ra sao, còn Von Meck cũng không dám vượt xa hơn ranh giới đã định trước.
Để giải thích hành động “kỳ quặc” này của Von Meck, người ta cho rằng vì Von Meck khi ấy đã có tuổi, vốn dĩ nhan sắc lại không được “mặn mà” cho lắm. Có lẽ người ta căn cứ vào nội dung thư của bà: “Đã có một thời tôi khao khát được làm quen với anh. Bây giờ càng yêu quý anh, tôi lại càng sợ gặp gỡ anh. Hình như tôi chưa sẵn sàng để nói chuyện với anh… Giờ đây tôi thích nghĩ đến anh khi ở cách xa, được cảm thông với âm nhạc của anh”.
Đấy là nói về Von Meck, còn Tchaikovsky, bản thân ông nghĩ sao về trường hợp trên, và ngay cả về mối quan hệ giữa ông và người đàn bà đã và vẫn còn là chỗ dựa tinh thần, là ân nhân của mình? Tình yêu của Von Meck đối với ông thật quá rõ ràng. Khi ông viết thư tâm sự với bà về những tấn bi kịch ông phải chịu đựng trong những ngày tháng đầu sống với Antonina Milykova, Von Meck đã viết: “Tôi nguyền rủa người đàn bà ấy đã không mang lại hạnh phúc cho anh, nhưng tôi còn nguyền rủa gấp trăm lần nếu anh hạnh phúc với người đàn bà ấy”. Phải thật yêu, người ta mới có tâm trạng và mới dám thổ lộ như thế. Trong khi Tchaikovsky, mười mấy năm trời quan hệ thư từ với nhau, ông chưa một lần chủ động tìm gặp Von Meck. Có lẽ, trên tất cả, ông coi bà như một người bạn – người bạn cùng… giới tính.
Cách xử sự của Tchaikovsky có lẽ cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự chia tay giữa họ vào năm 1890. Tuy nhiên, trong 13 năm liên hệ với nhau, Von Meck đã thực sự là điểm tựa cho thiên tài âm nhạc của Tchaikovsky có thêm cơ hội phát triển. Hầu hết các tuyệt tác của Tchaikovsky, những tác phẩm xuất sắc về nhạc kịch, ballet, giao hưởng và âm nhạc thính phòng như: “Evgeny Onegin”, “Hồ thiên nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, khúc dạo đầu mộng ảo “Romeo và Juliette”… đều được ra đời trong quãng thời gian từ năm 1877 đến 1890
Khi nhìn những biểu hiện này của đối phương bạn sẽ nghĩ họ thua thiệt và yếu kém. Song thực tế đây mới là người làm nên nghiệp lớn.
Cổ ngữ cho câu “Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp” ý chỉ những người tài năng, thông minh nhưng lại thường không bộc lộ sự sắc sảo tinh khôn ra bên ngoài. Người khác nhìn vào tưởng khờ khạo nhưng thực tế họ là người có cái nhìn sâu sắc, hiểu rõ bản chất sự việc.
Những người này họ hiểu được rằng núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi ắt có người giỏi hơn. Trong đại dương trí thức, những gì bạn biết chỉ như một giọt nước nhỏ mà thôi. Thay vì tự thoả mãn, tự kiêu ngạo với chút vốn liếng nhỏ của mình, người “đại trí nhược ngu” học cách lắng nghe và tiếp thu thêm nhiều hơn. Chỉ những người duy trì thái độ khiêm tốn, lòng can đảm để tự nhận mình là người ngốc nghếch mới thực sự là kẻ khôn ngoan. Vậy nên đừng nhìn bề ngoài để đánh giá bên ngoài bởi, người “đại trí nhược ngu” thường có 3 biểu hiện sau:
1. Luôn mỉm cười
Mỉm cười là một nghi thức cơ bản trong giao tiếp giữa người với người. Đây cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Bên cạnh đó nụ cười cũng cho thấy sự tự tin trong bạn. Người thực sự tự tin đều là người có trí tuệ bởi nếu không họ chẳng thể có tâm thái như vậy được?
Thực tế sự tài giỏi bạn có được không phải là điều sai trái hay cần phải che giấu. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là sử dụng sự thông minh của bản thân đúng lúc, đúng chỗ. Biết giả hồ đồ cũng là biểu hiện của người thông tuệ.
Ảnh: Internet
“Đại trí nhược ngu” là kiểu tâm thái xuất phát từ bên trong. Họ thường có những biểu hiện bình thường, hình tượng không có gì quá nổi bật nhưng lại mang phong thái riêng. Vậy nên cổ nhân thường nói những người thường xuyên cười không nhất định là người trí tuệ nhất nhưng người “đại trí nhược ngu” nhất định sẽ hay cười.
2. Không tranh giành đúng sai với người khác
Trên thực tế, mọi sự vật hiện tượng không có kết quả đúng hay sai một cách tuyệt đối. Một người quan tâm đúng sai một cách mù quáng rất dễ bị lạc lối. Bất luận kết quả sẽ như thế nào nhưng sẽ thật vô nghĩa khi bạn tranh giành, chiến đấu với chính những người thân thiết.
Cuộc sống là của chính bạn nên không cần thiết phải tranh giành hay so sánh với bất kỳ ai. Đừng sống cuộc sống của bạn theo con mắt của người khác. Mỗi người nên hành động theo lý trí và cố gắng sống hết mình.
Vậy nên người thông minh luôn biết “đạo trung dung”, buông bỏ và nhường nhịn khi cần thiết để cân bằng mọi mối quan hệ xung quanh.
Sự trưởng thành thực sự của một người là trở nên tốt hơn so với quá khứ của chính họ. Lựa chọn cuộc sống đơn giản và hạnh phúc, người “đại trí nhược ngu” sẽ không lãng phí thời gian cho những người hay những việc không xứng đáng, đặc biệt là tranh cãi đúng sai.
3. Chấp nhận chịu thiệt
Khổng Tử từng nói: “Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn mau thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành”. Làm việc mà cầu mong chóng thì sẽ không thành công, không đạt được mục tiêu. Người ham muốn lợi nhỏ sẽ khó đạt được sự nghiệp lớn.
Bởi vậy người xưa vẫn thường nói tranh chính là không tranh, không tranh chính là tranh. Trên đường đời, không ngại bước chậm, chỉ sợ bước đi của bạn không thực tế. Bước chậm mà bước chắc, mới có thể càng đi càng xa.
Cuộc sống là một quá trình. Hạnh phúc phải do chính bạn tạo ra mới có thể dài lâu. Những gì bạn tranh giành chưa chắc đã thuộc về bạn, đôi khi còn ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Bởi vậy mà người “đại trí nhược ngu” luôn biết nhìn xa trông rộng, chấp nhận chịu thiệt những lợi ích nhỏ để đạt được giá trị lớn.
Ảnh: Internet
Muốn có thể tiến xa hơn, chúng ta cần phải gạt bỏ tư duy hạn hẹp và cái tính “khôn lỏi”. Thời gian sẽ cho mỗi người biết câu trả lời ai là người thông minh. Bạn không nên quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác và cũng đừng tốn sức cho những chuyện không có giá trị. Người khôn ngoan sẽ luôn biết dành thời gian để làm những việc thật sự xứng đáng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin DPA của Đức hôm 30/12, ông Stoltenberg tuyên bố: “Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là con đường nhanh nhất mang lại hòa bình cho quốc gia này”. Theo ông, Nga sẽ chỉ chấp thuận đàm phán hòa bình với Ukraine khi đối mặt với tình huống không thể đạt được các mục tiêu quân sự của nước này.
Cụ thể, người đứng đầu liên minh quân sự phương Tây tuyên bố để chấm dứt xung đột, Tổng thống Vladimir Putin phải đi đến kết luận rằng lực lượng Nga không thể kiểm soát Ukraine. Chỉ khi đó, Điện Kremlin mới sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột.
Tuyên bố của ông Stoltenberg được đưa ra sau hôm 29/12, khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thẳng thừng bác bỏ “công thức hòa bình” 10 điểm do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất. Bản đề xuất yêu cầu Nga rút quân khỏi bán đảo Crimea, khu vực Donetsk, Lugansk, Zaporizhia và Kherson.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh Moskva sẽ “không thảo luận với bất kỳ bên nào” theo các điều kiện do Tổng thống Ukraine đề xuất trước đó. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh về nguyên tắc, Điện Kremlin không từ chối tham gia đàm phán với Ukraine. Đồng thời, ông nói thêm rằng Kiev trước tiên phải nhận ra thực tế mới trên thực địa.
Trong khi đó, đề cập đến các cuộc tấn công gần đây vào các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga, ông Stoltenberg lập luận rằng “mọi quốc gia đều có quyền tự vệ”, nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công này là chính đáng.
Khi được hỏi liệu NATO có nên cung cấp tên lửa đạn đạo tầm trung cho Ukraine hay không, ông Stoltenberg tiết lộ rằng rằng các quốc gia thành viên NATO và Ukraine đang tham gia đối thoại về các hệ thống bí mật mà ông từ chối nêu tên. Ông cũng chỉ ra rằng một số thành viên của khối quân sự này đã cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí có tầm bắn xa hơn, chẳng hạn như hệ thống tên lửa phóng loạt M142 HIMARS do Mỹ sản xuất và máy bay không người lái.
Trong diễn biến liên quan, vào tối hôm 30/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật chi tiêu khổng lồ trị giá 1,7 nghìn tỷ USD, trong đó dành 45 tỷ USD “hỗ trợ quan trọng cho Ukraine”. Trong khoản ngân sách đó, 9 tỷ USD sẽ được sử dụng trực tiếp để huấn luyện và trang bị cho Quân đội Ukraine.
Về phần mình, Nga tuyên bố việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột kéo dài. Moskva đồng thời cảnh báo những quốc gia ủng hộ Ukraine rằng những lô hàng viện trợ này có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực diện giữa Nga và NATO.
Mới đây nhất, hôm 29/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố quân đội nước này đang lên kế hoạch mới cắt đường cung cấp vũ khí và đạn dược của nước ngoài cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: “Chúng tôi nhận thấy Ukraine đang nhận ngày càng nhiều vũ khí của phương Tây hơn”. Ông bổ sung rằng đường sắt, các cây cầu và đường hầm được coi là mục tiêu để ngăn chặn việc chuyển vũ khí.
Ông Lavrov cũng cho biết việc Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine sẽ khiến việc chuyển vũ khí mới gặp nhiều khó khăn hơn. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga chia sẻ ông tin rằng Moskva sẽ đạt được các mục tiêu tại Ukraine nhờ lòng “kiên nhẫn” và “bền chí”. Theo ông, mặc dù Nga muốn xung đột với Ukraine kết thúc nhưng nước này cần thời gian để đạt được các mục tiêu trên chiến trường.
Trong năm 2022, tại Việt Nam, nhiều cựu quan chức lẫn doanh nhân nổi tiếng bị truy tố, xét xử và phải nhận bản án.
Đại án Việt Á
Trong đại án Việt Á, Bộ Công an và công an cả nước đã khởi tố 26 vụ án, 94 bị can để làm rõ nhiều tội danh. Trong số các bị can, có 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN.
Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4.000 tỉ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm.
Đến nay, Bộ Công an và công an cả nước đã khởi tố 26 vụ án, 94 bị can để làm rõ nhiều tội danh. Trong số các bị can, có 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN.
Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4.000 tỉ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm.
Đại án Việt Á dẫn đến “cú ngã ngựa” của Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế – ông Nguyễn Thanh Long và cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội – ông Chu Ngọc Anh.
Ông Long được cho là quan chức cao nhất của Bộ Y tế bị khởi tố trong vụ án nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.
Theo đó, ngày 7/6, trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Long – cựu bộ trưởng Bộ Y tế.
Ông Long bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Thanh Long đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.
Ông Chu Ngọc Anh cũng bị bắt vì những sai phạm liên quan đến vụ án Công ty Việt Á hối lộ các quan chức hàng trăm tỉ để thông đồng nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.
Luật sư Nguyễn Chiến, đại biểu Quốc hội khoá 14, nói trên VOV: “CDC Bắc Giang nhận ‘hoa hồng’ 44 tỷ đồng trên tổng giá trị hợp đồng là 148 tỷ đồng, nghĩa là tới 30%, một con số không ai có thể ngờ. ‘Ăn’ ngay giữa lúc đồng bào cả nước hoạn nạn là hành vi không thể chấp nhận được”.
Vào tháng Tám, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, yêu cầu xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án liên quan đến Công ty Việt Á.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan giám sát kỷ luật của Đảng cũng nói rằng vụ án tại Công ty Việt Á “hết sức phức tạp”.
Ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Văn Trịnh, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị bắt vì cáo buộc ông này lợi dụng vị trí công tác can thiệp, tác động các đơn vị, cá nhân tại Bộ Y tế để Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit test.
Chuyến bay giải cứu
Sau gần một năm khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan “chuyến bay giải cứu” tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 37 người của 8 bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.
Phần lớn trong đó số này có nhiều lãnh đạo thuộc các bộ, ngành và địa phương như Bộ Ngoại giao, Công an, Y tế, Văn phòng Chính phủ… Và cũng trong số đó, có những cán bộ cấp cao là thứ trưởng, cựu thứ trưởng… của Bộ Ngoại giao.
Cũng theo kết quả điều tra ban đầu của Công an, có tới gần 2.000 chuyến bay “giải cứu”. Có chuyến bay sau khi trừ các chi phí, số tiền “bỏ túi” lên đến vài tỉ đồng.
Ngày 28/1, những cá nhân ở Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án nhận hối lộ. Những người này gồm Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng lãnh sự; Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục Lãnh sự; Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự; Lưu Tuấn Dũng, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự.
Đến ngày 25/3, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ ra quyết định bổ sung quyết định khởi động vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao buộc tội danh mới là hối lộ. Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình.
Tiếp đến ngày 14/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam về tội nhận hối lộ đối với ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, Chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế và Vũ Anh Tuấn, nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Ngày 27/9, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an còn khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ về tội nhận hối lộ; Nguyễn Quang Linh, trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, về tội nhận hối lộ.
Đến những ngày đầu tháng 10, nhiều cán bộ Đại sứ quán cũng rơi vào vòng lao lý do liên quan vụ việc.
Cụ thể, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hồng Hà, nguyên cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản về tội nhận hối lộ; bà Nguyễn Lê Ngọc Anh, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngày 22/12 vừa qua, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ. Ông Dũng được xác định có sai phạm liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu.
Cùng bị bắt về tội danh với ông Dũng còn có ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.
Diễn biến mới nhất về vụ việc, ngày 27/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao và các ông: Bùi Thanh Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Kết quả, ông Bùi Thanh Sơn bị phê bình nghiêm khắc và Bộ Chính trị cho rằng, ông Sơn cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Vụ AIC và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Chiều 28/12, ngày thứ 7 xét xử vụ án vi phạm đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Đồng Nai, gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng. Theo đó, đại diện VKSND Hà Nội cho rằng bà Nhàn là người “chủ mưu, cầm đầu và đạo diễn” các vụ thông thầu.
VKS nhận định các vụ án thông thầu ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai được tổ chức tinh vi, phân vai đầy đủ dưới sự “chủ mưu, cầm đầu và đạo diễn” của bà Nhàn. Mỗi người được phân công trách nhiệm cụ thể với các quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng.
Theo đó, bà Nhàn sử dụng các mối quan hệ với lãnh đạo tỉnh, sở ngành ở Đồng Nai, bà Nhàn đã thắng 16 gói thầu trị giá hơn 665 tỷ đồng tại dự án xây dựng bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, thu lợi bất chính gần 150 tỷ đồng.
Nhiều quan chức Đồng Nai dính líu vụ việc như ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, và bảy người khác là nhân viên của AIC và các công ty liên quan.
AIC cùng các đơn vị khác bị cáo buộc là “thông đồng, nâng khống giá” để trúng thầu, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 152 tỷ đồng.
Chiều 28/12, đại diện khẳng định AIC sẽ phải bồi thường 152 tỷ đồng thiệt hại trong vụ án, chứ không phải ba cá nhân là bà Nhàn, ông Trần Mạnh Hà và bà Hoàng Thị Thúy Nga ( đều là nguyên Phó Tổng giám đốc AIC) như VKS đề nghị.
Do đã phong toả hơn 107 tỷ đồng của AIC tại các tài khoản ngân hàng và nếu cần, nhà chức trách có thể phong toả thêm để phục vụ bồi thường. Tuy nhiên, theo VKS, đây là vụ án hình sự nên trách nhiệm bồi thường thuộc về những người gây ra hành vi trái pháp luật. Bởi thế, bà Nhàn phải bồi thường 2/3 thiệt hại; hai phó tổng AIC Hà và Nga bồi thường 1/3.
Trước đó, ngày 18/08/2022, tờ VnExpress thông tin Cựu giám đốc AIC Group, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng bảy người bị khởi tố sai phạm liên quan đấu thầu thiết bị y tế tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã “khởi tố, bắt tạm giam ba cán bộ Sở Y tế Quảng Ninh là Hoàng Đình Sơn, cựu phó giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình y tế; Phạm Ngọc Dũng, cựu chuyên viên phòng Kế hoạch – Tài chính; Nguyễn Quý Thịnh, chuyên viên phòng Kế hoạch – Tài chính.
Phiên tòa cũng tranh luận về vấn đề “bỏ trốn”. Theo đó, luật sư bào chữa cho rằng, “nhiều bị cáo bị quy kết bỏ trốn là không đúng”, do họ đã xuất cảnh từ khi vụ án chưa khởi tố. Luật sư đề nghị tạm đình chỉ điều tra bị can hoặc gỡ lệnh truy nã với những bị cáo này.
Cũng trong cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hồi 18/11, bài phát biểu kết luận được đăng toàn văn trên trang Tuổi Trẻ Online dài độ 4.000 chữ có đến ba lần nhắc đến vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và AIC, được coi là vụ án “trọng điểm”.
Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bà Trương Mỹ Lan đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can khác với cùng tội danh:
Trương Huệ Vân (cháu của bà Trương Mỹ Lan, vợ ca sĩ Thanh Bùi) – tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor;
Nguyễn Phương Hồng – trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát;
Hồ Bửu Phương – nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Chiều 19/12, lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đến nay đã khởi tố hai vụ án và 27 bị can. Cơ quan cảnh sát điều tra đang tập trung điều tra, xem xét xử lý triệt để sai phạm trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không ngoại lệ.
Cơ quan điều tra cũng tập trung thu hồi triệt để tài sản đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bị hại.
Một trong ba bị can bị bắt giam nói trên có bà Nguyễn Phương Hồng (sinh năm 1984), trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng SCB đã qua đời, được cho là “đột tử”.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Công an, không giải thích hoàn cảnh tử vong, địa điểm cũng như danh tính những người này.
Trước đó, hôm 7/10, báo Tuổi Trẻ đưa tin ông Nguyễn Tiến Thành – chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập tại Ngân hàng SCB “vừa qua đời do đột quỵ”.
Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
“Trong quá trình tố tụng có bị can và một số người liên quan qua đời do đột tử. Điều này tất nhiên sẽ gây thêm khó khăn cho quá trình điều tra. Tuy nhiên, với quyết tâm của lực lượng thực thi pháp luật, điều này không gây ảnh hưởng, vụ việc chắc chắn sẽ được làm rõ, làm đúng pháp luật, đảm bảo đúng người đúng tội,” Người phát ngôn Bộ Công an giải thích.
Tuy nhiên, về cái chết của bị can Hồng, tối ngày 10/10, các trang Pháp luật TP HCM, Vietnamnet, Vietstock, Viez,.. từng đưa tin về cái chết của bà này nhưng chỉ sau vài giờ sau các báo này đồng loạt xoá tin.
Tướng Xô được truyền thông Việt Nam dẫn lời mô tả vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và bị can là bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm là “vụ án rất khó với lực lượng thực thi pháp luật“.