Thế giới trang hoàng đón Giáng sinh

Các thành phố khắp thế giới trang hoàng rực rỡ, người dân mua sắm, cầu nguyện và dạo chơi trước thềm Giáng sinh.

Một em bé tại khu chợ bán đồ trang trí Giáng sinh và năm mới tại Cairo, Ai Cập, ngày 24/12.

Người dân tại quảng trường Ala-Too, nơi được trang hoàng đón Giáng sinh và năm mới ở trung tâm thủ đô Bishkek, Kyrgyzstan, ngày 23/12.

Đường phố quận Melrose Arch, thành phố Johannesburg, Nam Phi, trang trí bằng các hình nộm ông già Noel, tuần lộc ngày 23/12.

Mô hình Chúa giáng sinh dựng ở quảng trường tại Rzeszow, Ba Lan, ngày 22/12.

Cây thông Noel trang trí bằng đèn rực rỡ đối diện Phủ tổng thống Sri Lanka ở thủ đô Colombo ngày 23/12. Khoảng 1,2 triệu người Công giáo ở Sri Lanka, chiếm 6,1% dân số, đón Giáng sinh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Lạm phát, thiếu nhiên liệu, thuốc men, chi phí sinh hoạt tăng vọt, ảnh hưởng tới số lượng các lễ hội mừng Giáng sinh năm nay ở Sri Lanka.

Người dân Kiev trang trí cây thông Noel tại trung tâm thành phố ngày 23/12. Người Ukraine năm nay đón Giáng sinh trong bầu không khí căng thẳng của chiến sự. Một số người cho biết họ không có tâm trạng đón Giáng sinh nhưng vẫn cố trang trí và chuẩn bị bánh kẹo cho các con.

Cảnh Ngôi nhà Ông già Noel thắp sáng vào mỗi dịp Giáng sinh với hơn 500.000 đèn led ở Melegnano Milan, Italy, ngày 19/12.

Cảnh đêm của Custom House (tòa nhà xây dựng từ thế kỷ 18, nay là trụ sở của Bộ Nhà ở, Chính quyền Địa phương và Di sản Ireland) được trang trí để đón Ánh sáng Mùa đông Dublin, lễ hội Giáng sinh truyền thống ở Dublin, ngày 22/12.

Người dân tập trung ở phố Neumarkt trước nhà thờ Công giáo Frauenkirche tại thành phố Dresden, Đức, ngày 23/12, xem lễ cầu nguyện đón Giáng sinh truyền thống.

Người dân nhảy múa đón Đông Chí tại Quảng trường Tòa thị chính ngày 21/12 ở Riga, Latvia. Lễ đón Đông chí là nghi lễ có truyền thống từ thời Pagan giáo, là một trong số nhiều lễ hội trên khắp Latvia mà một số nhà sử học cho rằng là tiền thân của các truyền thống liên quan đến cây thông Noel ngày nay.

Một phụ nữ bế em bé trước con đường rực rỡ ánh đèn ở Kolkata, Ấn Độ, ngày 22/12.

Người dân tại khu vườn trang trí đèn lấp lánh ở tòa phức hợp Tokyo Midtown Hibiya, trung tâm Tokyo, ngày 20/12.

Một người dân Hong Kong đi dọc qua khu trưng bày cây thông ngày 22/12.

Ảnh: AFP / Vietnam Express

Người có 4 đặc điểm này đi đâu cũng có quý nhân phù trợ: Gặp dữ hóa lành, cuộc đời tự nhiên suôn sẻ, làm đâu thắng đó

Người có 4 đặc điểm này đi đâu cũng có quý nhân phù trợ: Gặp dữ hóa lành, cuộc đời tự nhiên suôn sẻ, làm đâu thắng đó

Người có những đặc điểm này dù trong cuộc sống có gặp khó khăn, vất vả như thế nào đều sẽ có quý nhân giúp đỡ, thuận lợi vượt qua thử thách.

Trong cuộc sống này, ai cũng mong mọi chuyện lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lúc gặp khó khăn sẽ có quý nhân phù trợ, giúp đỡ mà nhẹ nhàng vượt qua. Tuy nhiên, phúc khí và may mắn không phải bẩm sinh đã có, mà nó có liên quan rất nhiều đến đặc điểm tính cách và hành vi cá nhân của mỗi người. Đó cũng là những nhân tố quan trọng góp phần quyết định vận mệnh của cả đời bạn.

Theo đúc kết của người xưa, dưới đây là 4 mẫu người có “phúc tướng”, dễ gặp được quý nhân trong cuộc đời. Nếu một người có 1 trong 4 đặc điểm này cũng đủ để hưởng phúc. Thử xem bạn có nằm trong số đó không.

1. Người có tấm lòng biết ơn

Cuộc sống này muôn màu muôn dạng, sẽ có những việc bất ngờ xảy ra mà chúng ta không thể lúc nào cũng có ngay cho mình một hướng giải quyết. Nếu bạn được người khác giúp đỡ cho bất cứ vấn đề gì, hãy luôn có một trái tim biết ơn đối với những người đã giúp đỡ bạn. Đừng bao giờ cho rằng người khác giúp bạn là điều hiển nhiên bởi trong cuộc sống này, không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ chúng ngoại trừ cha mẹ hay người thân.

Do đó, khi được mọi người xung quanh giúp đỡ, hãy trao cho họ sự biết ơn. Chỉ khi bạn trân trọng những điều người khác làm cho mình thì người khác mới sẵn sàng tin tưởng và giúp đỡ bạn vô điều kiện.

Người có 4 đặc điểm này đi đâu cũng có quý nhân phù trợ: Gặp dữ hóa lành, cuộc đời tự nhiên suôn sẻ, làm đâu thắng đó - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Không chỉ có lòng biết ơn với những người giúp đỡ mình, chúng ta cũng hãy học cách biết ơn cả cuộc sống này. Cuộc đời vốn chẳng trải hoa hồng cho riêng ai. Ai cũng sẽ có lúc gặp những rắc rối, những thử thách nhưng chính những điều đó sẽ là cơ hội để chúng ta hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn. Hãy xem mỗi sự kiện xảy đến với mình đều là một món quà và học cách nói “cảm ơn” với những những điều không như ý, kiên nhẫn và bình tĩnh vượt qua thử thách. Chỉ khi bạn nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tích cực, bạn mới thấy may mắn thực sự hiện hữu và sẽ luôn gặp được quý nhân phù trợ.

2. Người nhân hậu, thích làm việc thiện

Xung quanh chúng ta có nhiều người rất tốt bụng, lương thiện, luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người. Ở đời, người thích làm điều thiện mà không mưu cầu hồi báo sẽ nhận nhiều phước báu. Ông cha ta có câu “ở hiền gặp lành”, một người có tấm lòng nhân hậu sẽ tích được công đức lớn và họ đương nhiên sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Trên thực tế, giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ chính mình. Khi bạn sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không yêu cầu được đền đáp thì cũng sẽ có người giúp đỡ bạn như thế. Quý nhân hay may mắn mà bạn gặp được sau này hoàn toàn có thể là do bạn tạo ra từ những việc tốt mà bạn đã làm trước đó.

Người có 4 đặc điểm này đi đâu cũng có quý nhân phù trợ: Gặp dữ hóa lành, cuộc đời tự nhiên suôn sẻ, làm đâu thắng đó - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

3. Người hay cười

Có câu: “Thái độ quyết định hết thảy và tính cách quyết định vận mệnh”, vậy nên những người luôn vui vẻ và có thái độ sống tích cực sẽ có thể cải biến vận mệnh của mình. Những người này thường khiến bầu không gian quanh họ trở nên tươi sáng và thoải mái hơn. Năng lượng của họ sẽ lan tỏa và khích lệ mọi người, để lại ấn tượng tốt trong lòng người đối diện nên từ đó, họ cũng sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ của quý nhân.

Trong cuộc sống này, bất kể bạn gặp phải chuyện gì, hãy cứ mỉm cười, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Khi gặp khó khăn cũng đừng đánh mất nụ cười, sẽ có người sẵn lòng giúp đỡ bạn. Hãy luôn mỉm cười và động viên chính mình, cuộc sống sẽ nhanh chóng mở ra một cánh cửa mới. Cuộc sống giống như một tấm gương, bạn cười thì nó cười, khi bạn khóc thì nó cũng khóc. Vì vậy, hãy mỉm cười nhiều hơn, yêu thương và bao dung nhiều hơn, chắc chắn bạn sẽ sớm gặp được quý nhân của đời mình.

4. Người hiếu thảo

Người có 4 đặc điểm này đi đâu cũng có quý nhân phù trợ: Gặp dữ hóa lành, cuộc đời tự nhiên suôn sẻ, làm đâu thắng đó - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Người hiếu thảo với cha mẹ sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, có nhiều bạn bè. Bởi điều này chứng tỏ họ là người tu dưỡng tốt, sống tốt đời đẹp đạo. Ngược lại, người đối xử tệ bạc với đến đấng sinh thành thì chẳng ai dám tin tưởng và tới gần. Dù có quý nhân ở bên cạnh cũng chẳng thế giúp đỡ, cứu nguy.

Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục to lớn, nên tốt với cha mẹ chính là hành thiện. Trước khi có tâm muốn giúp đỡ người khác, con cái hãy đem thiện tâm đặt trên người cha mẹ mình. Gia đình có con cái hòa thuận, hiếu thảo sẽ tạo ra bầu không khí ấm áp, vui vẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới phước báu tất cả mọi người trong nhà.

(Theo Sina) / Ánh Lê / Thể thao văn hóa

7 đứa trẻ giàu nhất thế giới năm 2022: Số 1 sở hữu tài sản 118 ngàn tỷ, hai con nhà tỷ phú Bill Gates đều thua xa

Chúng ta hầu như không nghĩ rằng ngay cả những đứa trẻ cấp 1 cũng có thể lọt vào danh sách những đứa trẻ giàu nhất thế giới với tài sản khổng lồ.

Bất cứ khi nào bắt gặp danh sách những người giàu nhất thế giới, chúng ta luôn nghĩ đến những doanh nhân, tỷ phú người sở hữu các doanh nghiệp, đế chế hàng trăm ngàn tỷ đồng. 

Hàng năm, chúng ta chứng kiến sự gia tăng số lượng triệu phú và tỷ phú mới trong danh sách những người giàu nhất. Khi con cái họ lớn lên, phần lớn tài sản, phần lớn tài sản của những tỷ phú này đa phần được cho con cái thừa kế và khiến cho những cậu ấm cô chiêu này trở nên giàu có ngay lập tức, ngay cả khi chúng kịp hiểu cách đồng tiền được vận hành trong xã hội này.

Dưới đây là danh sách những đứa trẻ giàu nhất thế giới tính đến năm 2022.

1. Công chúa Charlotte của Hoàng gia Anh 

7SJSCGPZWAGX4ZMVNVRTXGCSLI

Công chúa Charlotte trưởng thành ở tuổi lên 7

Tài sản ròng: Hơn 5 tỷ USD.

Sinh năm 2015, cô là con gái duy nhất của Hoàng tử William, Công tước xứ Cambridge và Công nương Kate. Cô được sinh ra trong một trong những gia đình quyền lực nhất thế giới và đứng thứ 3 trong danh sách kế vị ngai vàng.

Anh trai của cô, Hoàng tử George, có thể một ngày nào đó sẽ lên ngôi, tuy nhiên, danh hiệu đứa trẻ giàu nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại đang thuộc về Công chúa Charlotte xứ Cambridge.

2. Hoàng tử George Alexander Louis của Hoàng gia Anh

Tài sản ròng: Hơn 3 tỷ USD

Hoàng tử George xứ Cambridge, sinh năm 2013, hiện đứng thứ hai trong danh sách kế vị ngai vàng Anh, chỉ sau bố của mình.  Hoàng tử George được cho là sở hữu tài sản ròng lên tới 3 tỷ đô la vào năm 2022 và đứng thứ hai trong danh sách những đứa trẻ giàu nhất thế giới. Bên cạnh đó, George cũng được cho là sẽ nhận khoản thừa kế khoảng 40 triệu USD từ ông nội là Vua Charles III.

Hoàng tử George đĩnh đạc với vai trò người thừa kế vương vị

3. Blue Ivy Carter

Tài sản ròng: 1 tỷ USD

Sinh năm 2010, ở tuổi 12, Blue Ivy Carter đang là một tỷ phú thực sự với khoản thừa kế khổng lồ. Theo đó, cô gái nhỏ này là con gái đầu lòng của cặp đôi quyền lực và giàu có nhất làng âm nhạc khi có bố là rapper đình đám Jay Z và mẹ là ca sĩ nổi tiếng Beyoncé. Với khối tài sản của mình, Blue Ivy đang là đứa trẻ giàu có nhất nước Mỹ.

newFile-7

Blue Ivy Carte được nhận xét có ngoại hình giống hệt mẹ của mình

4. Stormi Webster 

Tài sản ròng: 410 triệu USD

Là con gái đầu lòng của Kylie Jenner, một người mẫu, diễn viên và doanh nhân người Mỹ và rapper đình đám Travis Scott, ngay cả trước khi sinh, Stormi đã nhận được nhiều sự chú ý khi có cả bố và mẹ đều là những người giàu có bậc nhất.

Với việc sở hữu khoản thừa kế trị giá 410 triệu USD, cô nhóc sinh năm 2014 này được kỳ vọng sẽ tiếp nối truyền thống giàu có của gia đình Jenner.

83173098

Mới 6 tuổi nhưng Stormi đã thường xuyên gây choáng bởi cuộc sống sang chảnh

5-6. Ryan John và Phoebe Adele Gates

Tài sản ròng: 20 triệu USD.

Hai con nhà tỷ phú công nghệ Bill Gates là Ryan John và Phoebe Adele Gates và vợ cũ Melinda Gates hiện đứng thứ 5 và 6 trong danh sách khi sở hữu khoản thừa kế ngang nhau. 

Được biết, từ khi mới sinh, Bill và vợ là Melinda đã đưa ra thông báo rằng ba đứa con của họ sẽ nhận được một khoản rất nhỏ trong tổng tài sản khổng lồ mà nhà sáng lập Microsoft sở hữu. Được biết, đa phần tài sản của mình sẽ được tỷ phú người Mỹ quyên góp từ thiện.

7 đứa trẻ giàu nhất thế giới năm 2022: Số 1 sở hữu tài sản 118 ngàn tỷ, hai con nhà tỷ phú Bill Gates đều thua xa - Ảnh 5.

Nhà Gates sẽ làm từ thiện phần lớn số tài sản của mình

7. Valentina Paloma Pinault

Tài sản ròng: 12 triệu USD

Valentina Paloma Pinault, sinh năm 2007, là con gái chung của nữ diễn viên Salma Hayek và tỷ phú CEO François-Henri Pinault. Được biết, Francois Pinault là chủ tịch của đế chế Kering, công ty sở hữu nhiều nhãn hiệu thời trang xa xỉ nổi danh thế giới như Gucci, Balenciaga, Bottega Veneta, Alexander McQueen và Yves Saint Laurent. 

Ngay từ khi sinh ra, Valentina đã nhận được nhiều sự chú ý từ báo giới khi cô bé 15 tuổi này là người thừa kế khối tài sản trị giá tới 12 triệu đô la từ cha mẹ mình. Một số ước tính cho rằng con số này thậm chí còn cao hơn so với những gì được đăng tải khi tài sản của cha cô ngày càng tăng và đang chạm ngưỡng 34,4 tỷ USD vào năm 2022, theo Forbes.

salma-hayek-valentina-grownup

Valentina xinh đẹp, cuốn hút ở tuổi 15

Nguồn: The Richest, The Teal Mango/ afamily VN

Chiến tranh Ukraine có thể là “cái đinh đóng vào quan tài” đối với đế chế Putin

Cuộc chiến ở Ukraine có thể là “cái đinh đóng vào quan tài” đối với “đế chế” của Tổng thống Nga Vladimir Putin, một nhà kinh tế sinh ra ở Moscow và là giáo sư tại Đại học Indiana cho biết trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Kyiv Post.

Trò chuyện với phóng viên tờ Kyiv Post trong một cuộc thảo luận qua video, Tiến sĩ Michael Alexeev gọi cuộc chiến là “quái dị” và “một sai lầm đối với những người tham gia.” Ông cũng nói rằng chiến tranh có thể mang lại những tác động tích cực cho Ukraine “về lâu dài”, còn Nga có thể mất đi phần lớn quyền lực toàn cầu của mình.

“Điều tích cực duy nhất mà tôi có thể nghĩ về cuộc chiến này là có thể cuối cùng nó sẽ đóng một chiếc đinh vào quan tài của ý tưởng về Đế quốc Nga,” ông Alexeev nói. “Có lẽ cuối cùng, nó sẽ trở thành một đất nước bình thường.”

Ông Alexeev từng viết trong một bài báo xuất bản hơn 20 năm trước rằng Nga là một quốc gia bình thường, có thu nhập mức trung bình. 

“Thật không may, điều đó đã sai,” ông nói. “Nó [Nga] không phải là một quốc gia bình thường. Nó vẫn có quan điểm đế quốc và điều đó có hại cho tất cả mọi người, kể cả Nga. Vì vậy, tôi hy vọng rằng kết quả của cuộc chiến khủng khiếp này là có thể Nga cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia bình thường.”

Liên Hợp Quốc gần đây ước tính gần 18.000 dân thường thương vong ở Ukraine do chiến tranh, trong khi các quan chức quốc phòng Ukraine tuần trước báo cáo rằng hơn 100.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng.

Hiện tại, đàm phán hòa bình dường như khó có thể xảy ra. Người phát ngôn của Điện Kremlin hôm thứ Tư cho biết các cuộc đàm phán để chấm dứt chiến tranh không thể tiến hành trừ khi Ukraine đồng ý việc Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine gần đây.

Ông Alexeev cũng cho biết cuộc chiến “về lâu dài có thể là một điều tốt cho Ukraine, bởi vì cuộc chiến này thực sự đã củng cố bản sắc dân tộc của Ukraine… “Có những người có thiện cảm với Nga, với Putin và tất cả những điều đó sẽ không còn nữa.” 

Ông Alexeev lớn lên ở Moscow và học đại học ở đó trước khi chuyển đến Hoa Kỳ để tiếp tục học tại Đại học Duke. Trong khi chuyên môn của ông chủ yếu liên quan đến nền kinh tế của Nga và Liên Xô cũ, Alexeev nhấn mạnh rằng ông không có thiện cảm với Liên Xô. Cha mẹ ông sinh ra ở Ukraine, và mẹ anh, bà Ludmila Alexeeva, là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Liên Xô. Bà là người đồng sáng lập Moscow Helsinki Group, một tổ chức nhân quyền nổi tiếng.

Nhật Minh (theo Newsweek) / Trí thức VN

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)

Các kịch bản dự đoán thất bại của người Nga.

Cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đáng lẽ phải là thành tựu đỉnh cao của ông, bằng chứng cho thấy nước Nga đã tiến xa như thế nào kể từ khi đế chế Xô-viết sụp đổ vào năm 1991. Sáp nhập Ukraine được dự kiến là bước đầu tiên trong quá trình tái thiết đế chế Nga. Putin có ý định vạch trần Mỹ chỉ là “con hổ giấy” bên ngoài Tây Âu, và chứng minh rằng Nga, cùng với Trung Quốc, được định sẵn sẽ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong một trật tự quốc tế mới, đa cực.

Nhưng kế hoạch đã không thành sự thật. Kyiv kiên trì đứng vững, và quân đội Ukraine đã phát triển thành một lực lượng hùng mạnh, một phần nhờ vào quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh phương Tây. Ngược lại, quân đội Nga đã thể hiện khả năng tổ chức và tư duy chiến lược kém. Hệ thống chính trị Nga cũng cho thấy họ không thể học hỏi từ những sai lầm của mình. Vì gần như không thể tác động đến hành động của Putin, phương Tây buộc phải chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến thảm khốc do Nga lựa chọn.

Chiến tranh vốn dĩ không thể đoán trước. Thật vậy, diễn biến của cuộc xung đột đã bác bỏ những dự đoán phổ biến ban đầu rằng Ukraine sẽ nhanh chóng sụp đổ, và việc nước này đảo ngược vận mệnh là hoàn toàn khả thi. Người Nga đang hướng tới thất bại, chỉ chưa rõ thất bại này sẽ diễn ra dưới hình thức nào. Về cơ bản, có ba kịch bản, và mỗi kịch bản lại có hàm ý khác nhau đối với các nhà hoạch định chính sách ở phương Tây và Ukraine.

Kịch bản đầu tiên và ít có khả năng xảy ra nhất là Nga sẽ chấp nhận thất bại của mình bằng cách chấp nhận một thỏa thuận thương lượng dựa trên các điều kiện của Ukraine. Tình hình sẽ phải thay đổi rất nhiều thì kịch bản này mới trở thành hiện thực, bởi bất kỳ hình thức đối thoại ngoại giao nào giữa Nga, Ukraine, và phương Tây đều không còn tồn tại. Phạm vi xâm lược và mức độ tội ác chiến tranh của Nga cũng khiến Ukraine khó chấp nhận một giải pháp ngoại giao thấp hơn sự đầu hàng hoàn toàn của Nga.

Ngoài ra, chính phủ Nga – dưới thời Putin hoặc người kế nhiệm – có thể cố gắng giữ lại Crimea và tìm kiếm hòa bình ở nơi khác. Để giữ thể diện trong nước, Điện Kremlin có thể tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị cho chiến tranh trường kỳ ở Ukraine, để ngỏ khả năng xảy ra tiến công quân sự bổ sung. Họ có thể đổ lỗi cho NATO về sự kém cỏi của mình, lập luận rằng việc chuyển giao vũ khí của NATO, chứ không phải sức mạnh của Ukraine, đã cản trở chiến thắng của Nga. Để cách tiếp cận này được thông qua trong chế độ, những người theo đường lối cứng rắn – nhiều khả năng gồm cả chính Putin – sẽ bị loại ra bên lề. Điều này sẽ khó nhưng không phải là không thể. Dù vậy, dưới thời Putin, kết quả này rất khó xảy ra, vì ông đã chọn cách tiếp cận tối đa ngay từ đầu.

Kịch bản thứ hai sẽ là một thất bại trong bối cảnh leo thang. Điện Kremlin sẽ tìm cách kéo dài cuộc chiến ở Ukraine trong khi tung ra một chiến dịch gồm các hành động phá hoại ngầm ở các quốc gia ủng hộ Kyiv và ở chính Ukraine. Trong trường hợp xấu nhất, Nga có thể lựa chọn tấn công hạt nhân vào Ukraine. Sau đó, chiến tranh sẽ leo thang đến đối đầu quân sự trực tiếp giữa NATO và Nga. Nga sẽ chuyển từ một quốc gia theo chủ nghĩa xét lại thành một quốc gia bất hảo, một quá trình vốn dĩ đang diễn ra rồi, và quá trình đó sẽ củng cố niềm tin của phương Tây rằng Nga là một mối đe dọa đặc biệt và không thể chấp nhận được. Vượt qua ngưỡng hạt nhân có thể dẫn đến sự can dự của quân đội NATO vào cuộc chiến, đẩy nhanh thất bại của Nga trên chiến trường.

Một khẩu lựu pháo của Nga bị phá hủy ở vùng Kharkiv, Ukraine vào tháng 9/2022. Nguồn ảnh: Lực lượng Vũ trang Ukraine / Reuters

Kịch bản cuối cùng sẽ là một thất bại thông qua sụp đổ chế độ, với những trận chiến quyết định không diễn ra ở Ukraine, mà là trong hành lang của Điện Kremlin hoặc trên đường phố Moscow. Putin đã tập trung quyền lực vào tay mình, và việc ông ngoan cố theo đuổi một cuộc chiến cầm chắc thất bại đã đặt chế độ của ông vào thế lung lay. Người Nga sẽ chỉ ủng hộ vị sa hoàng kém cỏi của họ đến một thời điểm nhất định mà thôi. Dù Putin đã mang lại sự ổn định chính trị cho nước Nga – một tình trạng được đánh giá cao sau những đổ vỡ của thời hậu Xô-viết – người dân vẫn có thể quay lưng lại với ông nếu chiến tranh dẫn đến tình trạng thiếu thốn chung. Sự sụp đổ của chế độ Putin có thể đồng nghĩa với việc kết thúc chiến tranh ngay lập tức, vì Nga sẽ không còn khả năng tham chiến khi chính nước này rơi vào hỗn loạn. Một cuộc đảo chính theo sau bởi nội chiến sẽ lặp lại những gì đã xảy ra khi phe Bolshevik giành chính quyền vào năm 1917, dẫn đến việc Nga rút khỏi Thế chiến I.

Bất kể nó diễn ra dưới hình thức nào, một thất bại của Nga tất nhiên sẽ được hoan nghênh. Nó sẽ giải phóng Ukraine khỏi nỗi kinh hoàng mà nước này phải gánh chịu kể từ khi bị xâm lược. Nó sẽ củng cố nguyên tắc rằng hành động tấn công một quốc gia khác chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Nó có thể mở ra những cơ hội mới cho Belarus, Gruzia, và Moldova, và cho phương Tây hoàn tất việc sắp xếp châu Âu theo dự định của mình. Đối với Belarus, sẽ xuất hiện một con đường để chấm dứt chế độ độc tài và hướng tới các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Gruzia, Moldova, và Ukraine có thể cùng nhau phấn đấu để cuối cùng hội nhập vào Liên minh châu Âu và thậm chí là NATO, theo bước các chính phủ Trung và Đông Âu sau khi Liên Xô sụp đổ.

Dù thất bại của Nga sẽ mang lại nhiều lợi ích, Mỹ và Châu Âu nên chuẩn bị cho tình trạng rối loạn khu vực và toàn cầu mà nó sẽ tạo ra. Kể từ năm 2008, Nga đã là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại. Họ đã vẽ lại biên giới, sáp nhập lãnh thổ, can thiệp vào các cuộc bầu cử, chen chân vào nhiều cuộc xung đột khác nhau ở châu Phi, và thay đổi động lực địa chính trị ở Trung Đông bằng cách ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nếu Nga theo đuổi leo thang triệt để hoặc rơi vào hỗn loạn thay vì chấp nhận thất bại thông qua đàm phán, hậu quả sẽ được cảm nhận ở cả châu Á, châu Âu, và Trung Đông. Tình trạng rối loạn có thể diễn ra dưới hình thức ly khai, hoặc các cuộc xung đột mới nổ ra bên trong và xung quanh Nga, quốc gia có diện tích đất liền lớn nhất thế giới. Việc biến Nga thành một quốc gia thất bại bị nội chiến tàn phá sẽ làm sống lại những câu hỏi từng khiến các nhà hoạch định chính sách phương Tây chật vật vào năm 1991: chẳng hạn, ai sẽ giành quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân của Nga? Một thất bại trong hỗn loạn của Nga sẽ tạo ra một lỗ hổng nguy hiểm trong hệ thống quốc tế.

KHÔNG THỂ ĐÀM PHÁN

Cố gắng thuyết phục Putin chấp nhận thất bại thông qua đàm phán là điều rất khó, nếu không muốn nói là không thể. (Việc này có thể khả thi hơn dưới thời người kế nhiệm ông.) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ yêu cầu Moscow từ bỏ yêu sách đối với các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát trên danh nghĩa ở Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia. Putin đã ăn mừng việc sáp nhập các khu vực này bằng nhiều hoạt động long trọng. Ông sẽ khó mà thay đổi quan điểm sau màn thể hiện lòng yêu nước, dù khả năng kiểm soát của Nga đối với các lãnh thổ này là rất mong manh. Bất kỳ nhà lãnh đạo Nga nào, dù là Putin hay người nào khác, cũng sẽ không chịu từ bỏ Crimea, một khu vực của Ukraine mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014.

Các điều kiện ở Nga sẽ phải có lợi cho sự thỏa hiệp. Ban lãnh đạo mới của Nga sẽ phải đối diện với một quân đội mất tinh thần và đánh cược vào việc công chúng chấp nhận đầu hàng. Người Nga có thể trở nên thờ ơ nếu chiến tranh tiếp diễn mà không có giải pháp rõ ràng. Nhưng giao tranh sẽ vẫn tiếp tục ở các khu vực phía đông Ukraine và căng thẳng giữa hai nước sẽ vẫn ở mức cao.

Dù vậy, một thỏa thuận với Ukraine có thể giúp bình thường hóa quan hệ giữa Nga và phương Tây. Đó sẽ là một điểm hấp dẫn đối với một nhà lãnh đạo Nga ít quân phiệt hơn Putin, và cũng sẽ hấp dẫn nhiều người Nga. Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng có thể có lợi ích khi thúc đẩy đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh. Vấn đề ở đây là mặt thời điểm. Trong hai tháng đầu tiên sau cuộc xâm lược vào tháng 2/2022, Nga đã để mất cơ hội đàm phán với Zelensky và tận dụng đòn bẩy chiến trường của mình. Sau đợt phản công thành công của Ukraine, Kyiv có rất ít lý do để nhượng bộ bất cứ điều gì. Kể từ khi xâm lược, Nga đã dốc toàn lực và liên tục leo thang chiến sự thay vì thể hiện sự sẵn lòng thỏa hiệp. Một nhà lãnh đạo mềm mỏng hơn Putin có thể khiến Ukraine cân nhắc việc đàm phán. Khi đối mặt với thất bại, Putin có thể dùng đến việc đả kích trên trường quốc tế. Ông đã liên tục mở rộng lập luận về chiến tranh của mình, tuyên bố rằng phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga với mục tiêu hủy diệt nước này. Các bài phát biểu năm 2022 của Putin là phiên bản lớn tiếng hơn của bài phát biểu mà ông đưa ra tại Hội nghị An ninh Munich 15 năm trước, trong đó ông tố cáo chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ, lập luận rằng Mỹ “đã vượt quá biên giới quốc gia của mình về mọi mặt”.

Gồm một chút đe dọa, một chút vô nghĩa, và một chút thăm dò, những luận điệu của Putin là nhằm động viên người Nga về mặt cảm xúc. Nhưng cũng có một logic chiến thuật đằng sau nó: dù việc mở rộng chiến tranh ra bên ngoài Ukraine rõ ràng sẽ không giúp Putin giành được lãnh thổ mà ông khao khát, nhưng nó có thể ngăn cản Ukraine và phương Tây giành chiến thắng trong cuộc xung đột. Ngôn từ hiếu chiến của ông đang đặt nền móng cho sự leo thang và cho cuộc đối đầu thế kỷ 21 với phương Tây, trong đó Nga sẽ tìm cách khai thác lợi thế bất đối xứng của mình với tư cách là một quốc gia khủng bố hoặc bất hảo.

Các công cụ đối đầu của Nga có thể bao gồm việc sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học bên trong hoặc ngoài Ukraine. Putin có thể phá hủy các đường ống vận chuyển nhiên liệu hoặc cơ sở hạ tầng dưới đáy biển, hoặc thực hiện các cuộc tấn công mạng vào các thể chế tài chính phương Tây. Sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật có lẽ là phương án cuối cùng. Trong bài phát biểu vào ngày 30/9, Putin đã đề cập đến Hiroshima và Nagasaki, đưa ra những diễn giải lộn xộn về giai đoạn kết thúc của Thế chiến II. Nói một cách nhẹ nhàng, thì phép so sánh ở đây là không hoàn hảo. Ngay cả khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine, Kyiv vẫn sẽ không đầu hàng. Bởi một điều, người Ukraine biết rằng sự chiếm đóng của Nga đồng nghĩa với sự diệt vong của đất nước họ, điều đó không đúng với nước Nhật năm 1945. Chưa kể, Nhật Bản đang thua trận vào thời điểm đó. Còn tính đến cuối năm 2022, chính Nga, cường quốc hạt nhân, mới là kẻ thua cuộc.

Hậu quả của một cuộc tấn công hạt nhân sẽ rất thảm khốc, không chỉ đối với người dân Ukraine. Chiến tranh sẽ tiếp diễn và vũ khí hạt nhân sẽ không giúp được gì nhiều cho binh lính Nga trên mặt đất. Thay vào đó, Nga sẽ phải đối mặt với sự phẫn nộ của quốc tế. Hiện tại, Brazil, Trung Quốc, và Ấn Độ chưa lên án cuộc xâm lược của Nga, nhưng không có quốc gia nào trong nhóm này thực sự ủng hộ Moscow trong cuộc chiến kinh hoàng của họ, cũng không quốc gia nào ủng hộ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai điều này vào tháng 11: sau khi gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông đưa ra một tuyên bố rằng hai nhà lãnh đạo “cùng phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân”. Nếu Putin bất chấp lời cảnh báo này, ông sẽ trở thành một kẻ bị cô lập, bị trừng phạt về kinh tế và có lẽ cả về quân sự bởi một liên minh toàn cầu.

Do đó, đối với Nga, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân có lợi hơn là thực sự làm vậy. Nhưng Putin vẫn có thể lựa chọn sử dụng vũ khí hạt nhân: xét cho cùng, phát động cuộc xâm lược là một nước đi sai lầm nghiêm trọng, nhưng ông vẫn làm thế. Nếu ông chọn phá vỡ điều cấm kỵ hạt nhân, NATO có lẽ sẽ không phản ứng tương xứng, để tránh rủi ro xảy ra đáp trả hạt nhân. Tuy nhiên, liên minh rất có thể sẽ phản ứng bằng lực lượng thông thường để làm suy yếu quân đội Nga và ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân tiếp theo, theo đó đặt ra nguy cơ gây ra một vòng xoáy leo thang nếu Nga tiến hành các cuộc tấn công thông thường nhằm vào NATO để đáp trả.

Ngay cả khi tránh được kịch bản này, một thất bại của Nga sau khi sử dụng hạt nhân vẫn sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm. Nó sẽ tạo ra một thế giới không có trạng thái cân bằng hạt nhân không hoàn hảo của Chiến tranh Lạnh và kỷ nguyên 30 năm sau Chiến tranh Lạnh. Nó sẽ khuyến khích các nhà lãnh đạo trên toàn cầu sử dụng vũ khí hạt nhân, vì dường như sự an toàn của họ chỉ có thể được đảm bảo bằng cách có được vũ khí hạt nhân và thể hiện sự sẵn sàng sử dụng chúng. Một thời đại chạy đua phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ xảy ra sau đó, gây tổn hại lớn cho an ninh toàn cầu.

(Còn tiếp một phần)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng / Nghiên cứu Quóc Tế