Truyện ngắn : Lão Liêu

Lão Liêu mở cửa, chầm chậm bước ra phía bóng đêm đặc quánh, những đốm đèn đom đóm nhập nhòe dẫn lối cho lão. Chân lão đạp lên gai, đạp lên đá, đạp lên những ổ gà, ổ voi lỗ chỗ. “Nom mặt chú quen quen, lương thiện thế sao lại làm nghề này”, câu nói của cô gái trẻ cứ quanh quẩn trong đầu lão mãi. Lão chợt tưởng tượng đến cảnh một lần nào đó, lão đi ăn trộm rồi bị đuổi đánh. Vợ con lão sẽ phải đến nhặt một cái xác còng queo, sứt mẻ như kẻ trộm chó trong bài báo kia.

Phẫn chí thế nào, lão Liêu lại chuyển sang hành nghề trộm cắp vặt. Bốn mươi chín tuổi, từng thử làm xe ôm, bơm vá, đồng nát, trà đá, phụ hồ… đủ cả nhưng chẳng khấm khá lên chút nào. Mụ vợ suốt ngày chỉ biết tỉa tót móng tay, nhổ lông nách, liên tục đổi màu cho mái tóc rễ tre khô cứng và chem chẻm mắng chồng điệp khúc quen thuộc: “Sao ngày ấy, tôi lại lấy ông cơ chứ? Nghèo đến không có mồng tơi mà rớt”.

Lão Liêu thầm nghĩ, ừ, may bà vớ được tôi chứ vớ phải thằng khác nó cho cuốn xéo về nơi sản xuất lâu rồi. Nhưng lão im lặng nhẫn chịu. Cái tính nhẫn chịu của lão càng khiến mụ được nước lấn tới. Thôi thì mình là trụ cột trong gia đình, đã không lo được cho vợ con một cuộc sống đủ đầy, sung túc lại đi đôi co với cái ngữ mồm mười miệng năm ấy làm gì? May sao thằng con trai độc tôn không giống mẹ, mà chẳng giống bố. Nó lớn lên, khôi ngô sáng sủa, lại học giỏi nhất cái xóm Mái Tôn này.

Xóm Mái Tôn nằm trên một bãi đất đang quy hoạch um tùm cỏ lác và hôi thối mùi rác rưởi nhiều năm liền bị bỏ hoang. Ở đó có mươi gia đình nho nhỏ bốn phương, tứ xứ vì không kiếm nổi mấy trăm nghìn một tháng trả tiền thuê nhà nên mới phải ra đây quây bạt, lợp những tấm tôn bong tróc sơn ngụ tạm. Lâu dần thành chòm, thành xóm tự phát. Trẻ con xóm này thường ăn mặc nhếch nhác, tóc tai rối bù, khét lẹt, ít đứa được ăn học tử tế. Vậy mà thật lạ, thằng con trai tên Tú của lão Liêu lại vóc dáng cao to, da dẻ trắng trẻo, học hành tấn tới. Và đặc biệt không bị phát âm ngọng như bố mẹ nó. Nhìn thằng Tú, ai đoán nổi nó là một đứa lớn lên từ xóm Mái Tôn.

Lão Liêu rất hãnh diện về đứa con nhà tông nhưng chẳng giống lông, cũng không giống cánh ấy. Giống bố, giống mẹ nó làm gì cho khổ? Cả đời lão nửa chữ bẻ đôi cũng không biết, vợ lão tậm tịt học hết lớp hai đâu khá hơn là bao. Hồi trẻ cứ nghĩ, chữ nghĩa là cái thá gì, có sức khỏe ắt có tất cả nên chiếu lệ cắp sách đến trường mấy hôm rồi bỏ. Giờ đây, khi sức khỏe bị năm tháng bào mòn còn trơ lại bộ xương gầy guộc tong teo mà chưa có nổi tấc đất cắm dùi trong khi bạn bè cùng lứa ở làng quê ngày ấy đứa thường thường bậc trung đã nhà gạch, ngói hồng, đứa giàu sang đã nhà lầu, xế hộp mới hay cuộc đời dài quá, chả ai đoán trước tương lai.

Đời lão khổ cũng vì không có cái chữ. Làm thuê thời nay đơn cử như phụ hồ cũng phải biết đôi chút tính toán bao nhiêu cát, bao nhiêu xi là đủ. Hay muốn hành nghề xe ôm thì phải biết đoạn đường dài vài chục cây số sẽ tiêu tốn chừng mấy lít xăng để tính giá cho vừa. Lão mù tịt mấy cái khoản số số, chữ chữ nên chỉ biết làm những việc chân tay vớt vát phần nào. Cái nghèo bám theo lão dai như đỉa mén. Lúc bị mụ vợ mắng nhiếc, lão đành đổ lỗi cho cái số:

– Số vợ chồng mình có làm gấp mười, gấp trăm lần thiên hạ cũng không giàu lên được.

– Đời ông nhuộm đen đời tôi rồi!

Nói vậy nhưng lão Liêu vẫn cố làm việc cật lực ki cóp từng đồng tiền lẻ nuôi thằng con ăn học nên người. Đời bố hỏng rồi nên phải tìm cách củng cố đời con. Một mình lão bươn chải nuôi ba miệng ăn. Vợ lão nái nậm, sồ sề thế nhưng đang mắc bệnh thoái hóa cột sống nghiêm trọng, không làm được việc nặng. Mụ đi làm một hôm về thì chỉ tổ khổ cho lão vất vả cả tháng không bù nổi tiền mua thuốc. Chẳng còn cách nào khác, đành để mụ ở nhà ngồi chơi, xơi nước. Nhàn rỗi sinh nông nổi, mụ đú đởn theo mấy bà sồn sồn trên phố cũng bắt chước phấn này, son nọ màu mè lòe loẹt.

Ở cái xóm Mái Tôn nghèo kiết xác này, kiểu sống sang chảnh của mụ thực phản cảm. Lão Liêu ban đầu hơi khó chịu nhưng rồi cũng xuôi xuôi. Biết làm thế nào được, nó lấy mình đã phải chịu khổ nhiều rồi, giờ cho nó làm đẹp một chút để biết được cảm giác làm một người phụ nữ. Hơn nữa, từ khi mụ nghỉ nghề nhặt đồng nát, việc bếp núc trong nhà cũng tươm tất, trọn vẹn hơn, cơm lành, canh ngọt thường xuyên. Tuy nhiên, điệp khúc nghèo khổ, bần hàn hầu như không ngày nào ngớt trên cái môi dày cộm, thâm sì như hai miếng thịt trâu luộc thái vội của mụ. Một lần hai vợ chồng xích mích với nhau chuyện tiền nong, lão gằn:

– Tôi đi ăn trộm cho bà vừa lòng nhé?

 Không chịu thua kém, mụ giương thanh quản gào đáp:

– Có giỏi, ông cứ việc.

*

Thế mà lão Liêu làm nghề trộm cắp thật. Hôm ấy, lão le ve vào một con phố, lùng sục hết thùng rác đầu ngõ, cuối hẻm xem thu lượm được gì không thì thấy cửa một nhà mở hé, không khóa. Đương lúc cổ họng khát khô, lão ghé mắt vào trong một ngôi nhà khang trang, gọi khẽ: “Có ai ở nhà không?”. Lặp lại tiếng gọi ba lần nhưng không có lời hồi đáp. Lão ghé mắt nhìn vào căn nhà thì thấy vắng ngơ vắng ngắt. Trên manh chiếu trải giữa nhà có một chiếc điện thoại di động. Lão chần chừ mấy giây. Cả ngày hôm nay chưa kiếm nổi năm mươi nghìn, tối về thể nào mụ ấy chả lèm bèm. Nghĩ thế, ý định nhắm mắt làm liều nảy ra trong đầu lão.

Bàn tay lão cứ thậm thò về phía chiếc điện thoại mấy lần rồi rụt lại như chạm phải mũi kim. Nhà người ta khá giả thế này, một chiếc điện thoại có đáng là bao? Thôi thì lấy của người giàu chia cho người nghèo vậy. Và thế, trong chớp nhoáng, chiếc điện thoại đã nằm sâu dưới đáy cái túi đựng đồng nát. Khi ra khỏi căn nhà một khoảng cách rất xa và an toàn, mồ hôi lão vẫn bết dính trên trán như lên cơn sốt. Lão mang chiếc điện thoại đi bán. Ba tờ năm trăm nghìn đồng mới cứng làm tay lão run lên lập cập, lòng lão vừa lâng lâng, vừa hơi lấn cấn.

320911592_920107349167052_218091705675462594_n.jpg -0
Minh họa: Đặng Tiến

Số tiền ấy làm cho mụ vợ lão nhảy cẫng lên như con ngựa sổng chuồng. Mụ hôn đánh chụt vào gò má nhăn nheo của lão. Vết son môi hằn lên đỏ loét. Rồi mụ chững lại:

– Có đúng lão nhặt được không đấy?

– Tôi… tôi… – Lão Liêu ú ớ – Tôi nhặt được thật.

Mụ vợ nhìn chằm chằm vào mắt lão. Lão lảng ánh nhìn đi nơi khác. Hơn hai mươi năm chung sống với nhau, lão Liêu không thể che mắt mụ được. Lão đành thành khẩn khai báo. Tưởng rằng mụ sẽ xối lên mặt lão một trận chửi té tát, nào ngờ, mụ nhẹ giọng:

– Nhà người ta giàu thế, một cái điện thoại bõ bèn gì.

– Nhưng mà tôi sợ quá…

– Đừng nghĩ ngợi nữa. Làm thì cũng làm rồi – Mụ nói như an ủi – Thằng Tú đang đòi nộp học phí kia kìa.

Thằng Tú là niềm động lực lớn nhất của lão Liêu. Nó đang là sinh viên năm cuối Đại học Kinh tế. Kỳ học vừa rồi nó đạt loại giỏi, điểm xếp hạng hai. Chao ôi là oách! Vượt mặt con mấy nhà thành phố chính hiệu. Bảo sao lão không hãnh diện với người dân xóm Mái Tôn cơ chứ. Nhưng nếu thằng con biết bố nó đi ăn trộm, nó sẽ nghĩ thế nào về lão? Lão thấy lương tâm bị rứt ra từng mảnh. Con ơi, bố mày chỉ lầm lỡ một lần, đúng một lần này thôi! Bố của một sinh viên ưu tú không thành đạt thì ít ra cũng phải là người tử tế chứ, con nhỉ? Đầu lão o o như bị một đàn ong bao vây. Lão lẩm nhẩm trong mồm như đứa trẻ mắc lỗi: “Không được tái phạm! Không được tái phạm!”. Mụ vợ chả hiểu lão đang nói gì, đằng hắng:

– Ông bị ma ám hả? Đi tắm còn vào ăn cơm.

– Ờ, tìm cho tôi bộ quần áo.        

Bình thường, mụ vợ toàn chê lão khắm lặm mùi thuốc lào nhưng đêm ấy, mụ mặc bộ đồ ngủ màu tím hoa cà mỏng mảnh, sà vào lòng lão. Tay mụ mơn trớn khắp cơ thể lão. Bản năng trỗi dậy, lão lao vào mụ như mũi tên nhắm thẳng đích. Lâu rồi, lão mới nếm lại mùi vị đàn bà. Mụ vợ lão hãy còn mọng mẩy lắm. Sau cuộc vui, mụ vợ đấm thùm thụp vào lưng lão:

– Gớm, khỏe như trâu ấy!

– Tại bà niêm phong lâu quá.

– Thế thích không?

– Hỏi thừa.

– Hôm nào cũng làm việc chăm chỉ như hôm nay thì ai cấm làm gì?

Mụ rót vào tai lão Liêu những lời bồng bềnh gió mây, ngọt ngào đường mật. Nhưng bỗng dưng, đầu lão rối như mạng nhện giăng mắc. Dừng lại hay tiếp tục? Tiếp tục hay dừng lại? Một ngày ăn trộm có khi bằng nửa tháng nhặt đồng nát thật. Nhưng nhỡ đâu người ta bắt được, bỏ tù thì ai kiếm tiền nuôi thằng Tú ăn học? Mụ vợ lão thì nuôi miệng chưa xong huống gì nuôi con? Tương lai của thằng Tú đang xán lạn. Và nó làm sao dám ngẩng mặt lên nhìn bè bạn nếu có một ông bố đang ngồi trong nhà đá? Mụ vợ sống thực dụng quá. Mụ xúi bậy lão rồi. Lão trở dậy, giọng dùng dằng:

– Làm thế… không ổn đâu!

– Không liều thì chỉ có mốc mồm! – Mụ cũng trở dậy, kéo tấm chăn mỏng che ngang ngực – Ông yên tâm, tôi sẽ giữ bí mật tuyệt đối. Thằng Tú có hỏi, tôi vẫn nói lão đi nhặt đồng nát cơ mà.

– Lỡ…

– Phỉ phui cái mồm ông. Chừng nào có của ăn, của để dôi ra một tí, tôi khắc nhắc ông dừng.

*

Dấn thân vào nghề trộm cắp, lão Liêu như tên nghiện không cai được. Cái đầu lão nhiều lúc dằn vặt đến trĩu nặng như đeo đá nhưng đôi chân vẫn quen vết đường cũ. Mụ vợ thì chừng nào cũng chưa đủ. Tiền, xưa lão hành nghề đồng nát thì bĩu môi chê ít, nay đi làm đạo chích thì õng ẹo bảo chưa nhiều. Những đồng polymer xanh đỏ, lão vẫn đem về đều đều. Có tiền, bữa cơm có thêm bát thịt, đĩa trứng. Có tiền, thằng Tú học thêm tiếng Anh, tiếng Nhật. Có tiền, tóc mụ sáng vàng, chiều nâu hạt dẻ. Có tiền, lão Liêu chẳng bị nghe chửi, đêm đêm lại được mụ chiều tới bến. Những ngày hiểm nguy trèo tường, phá khóa của lão đã được bù đắp bằng những thứ vật chất và tinh thần như thế. Nhưng tóc lão Liêu cứ ngày một thêm nhuốm bạc nỗi âu lo…

Hàng xóm chẳng hiểu sao dạo gần đây vợ lão bớt cằn nhằn. Tiếng cười, tiếng nói hằng tối luôn rôm rả tạo thành một chiếc vỏ bọc hạnh phúc. Vợ lão trẻ ra gần vài tuổi. Lão chẳng phải lọ mọ đi xin hàng xóm một hơi thuốc lào. Vách nhà được xây lại bằng gạch và xi măng hẳn hoi. Bao nhiêu ánh mắt trầm trồ, bao nhiêu khuôn mồm há hốc. Đố ai biết lão làm nghề trộm cắp. Những điều ấy khiến lão muốn dứt cái nghề này cũng không dứt nổi.

Đùng một cái con trai lão bảo muốn lấy vợ. Vợ chồng lão giáo huấn nó một trận tơi bời. Cái gì? Mày mới hai mươi mốt tuổi thôi. Yêu thì được chứ cưới thì không nhé! Mày không định lập nghiệp à? Mày biết bố mẹ mày lao tâm khổ tứ cũng chỉ vì mong mày đỗ đạt thành tài có một nghề nghiệp ổn định, thu nhập khấm khá thôi. Lấy vợ là lấy thế nào? Mày cứ học cho giỏi rồi sau này làm doanh nhân thành đạt com – lê, cà vạt, lúc đó gái xếp hàng dài, muốn lấy cô nào mà chả được. Thằng con trai lão bỏ bát cơm xuống mâm, chắp tay vái lạy bố mẹ:

– Đùa nhau một tí thôi mà. Gì mà bố mẹ căng thế?

Lão Liêu dứ cái nắm đấm vào mặt nó:

– Hết chuyện đùa rồi hả. Ăn cơm đi còn ôn thi.

Mụ vợ thêm vào:

– Mày cố thành ông này, bà nọ để bọn tao được hưởng lây tí lộc.

– Bố mẹ muốn hưởng lộc thì phải có đầu tư chứ. Cho con xin mười củ nộp học phí.

– Há? Mười triệu? – Mụ vợ căng lông mày – Đùa à?

– Còn chưa đầy hai tháng nữa là làm luận văn tốt nghiệp rồi, mẹ ơi.

– Mày tiết kiệm cho bố mẹ chút được không?

– Nếu mẹ không thích con đi học thì con về nhà phụ bố nhặt đồng nát cũng được. Dù gì đấy cũng là nghề truyền thống của gia đình mình mà.

– Ấy ấy – Lão huých nhẹ vào mạng sườn vợ – Con nó cần thì chu cấp cho nó. Sự học là quan trọng nhất.

Sau bữa ăn, thằng Tú đọc bài báo viết về kẻ trộm chó bị người dân một ngôi làng quây lại, đánh đến chết. Người vợ đến ôm xác chồng khóc ngặt nghẽo. Đọc xong, nó dửng dưng:

– Đáng đời thằng ăn trộm!

Câu nói vô tình của thằng con như mũi dao đâm xuyên vào ngực lão Liêu, nhói nhức. Bên cạnh mặt mụ vợ cũng bỗng dưng tái đỏ. Giọng mụ ra chiều thông cảm:

– Con đừng nói như thế, biết đâu nhà người ta có nỗi khổ tâm riêng?

– Khổ tâm, thiếu thốn gì cũng không được đi ăn trộm – Nó nhìn về phía lão Liêu – Như bố mình đấy, nghèo thì đi nhặt đồng nát, vất vả, lấm láp chút nhưng chân chính, trong sạch, bố nhỉ?

Thằng con đi học rồi, đầu lão Liêu còn quay cuồng như câu nói của nó. Lão hết gãi đầu lại loạt soạt vuốt mặt. Mụ vợ dằn hắt:

– Gì mà lão lù rù như gà cồ mắc dịch cúm H5N1 vậy?

– Tôi không đi trộm cắp nữa đâu, bất lương lắm!

– Làm bố để con thất học thì còn bất lương hơn!

*

Hôm nay, lão Liêu lại hành nghề. Nhà ấy có một hàng bờ tường cao nghều bọc thép gai. Lão không tài nào với lên được. Đột nhập đường cổng chính thì thật bất tiện. Lão đi đi lại lại quanh những bức tường nghĩ kế thì phát hiện một cái lỗ chó hình vuông. Ngó trước nhìn sau, xung quanh lặng như tờ, đặng lão thò cái đầu vào trước. Đầu xuôi, nhưng vai bị kẹt lại bên ngoài. Lão nghiêng vai theo đường chéo rồi khéo léo trườn từng chút, từng chút một. Lúc qua cửa ải rồi mới nghe ran rát bả vai. Áo bị rách một mảng. Lão quờ tay qua ô cửa sổ, với được chiếc điện thoại di động. Bỗng nhiên, trong nhà phát ra tiếng kêu khe khẽ. Lão như không còn tin vào tai mình. Lão dụi mắt và nhìn thấy một cô gái mặc váy trắng, đầu tóc xõa xượi đang quằn quại dưới sàn nhà. Tim đập mạnh và máu dồn lên đầu lão nhanh hơn.

– A! Đau… Đau quá… Đau…

Tiếng kêu đau của cô gái đứt rời từng đoạn. Máu tràn ra trên nền nhà trắng, đỏ nhức nhối. Lão đẩy cửa sổ, nhảy vào. Cô gái trẻ đang trở dạ, một tay chống đất làm điểm tựa, một tay ôm cái bụng chềnh ễnh. Cô gái cầu xin:

– Cứu! Chú ơi, cứu cháu!

Lão lúng túng:

– Trời ơi, sao cô lại ở nhà? Tôi phải làm sao bây giờ?

Cô gái xua tay:

– Chú …đỡ đẻ giùm…giùm…cháu

Tay lão bần bật vén chiếc váy bê bết của cô gái lên. Cái đầu đứa trẻ đã chui ra được một nửa. Đời lão chưa bao giờ cảm thấy sợ như khoảnh khắc này. Nín thở, lão run rẩy nâng cái đầu dính màng nhau thai bầy nhầy của đứa trẻ, khẽ xoay xoay theo tiếng rên đuối dần của cô gái.

Nửa tiếng sau…

– Oa!

Tiếng khóc ré của đứa trẻ vang lên. Lão thở hắt ra nhẹ nhõm, vớ chiếc kéo đặt bên giường, chùi qua ống áo rồi cắt dây rốn:

– Là con gái.

Cô gái đỡ lấy đứa con, ấp vào lòng, cố nở một nụ cười:

– Cháu cảm ơn chú.

– Người nhà cô đâu? Sao lại một thân một mình thế này?

– Bố mẹ cháu đang ở bên Mỹ. Cháu có thai ngoài ý muốn nên không muốn để ai biết, chú ạ.

– Ra là vậy…

– Còn chú, nom mặt chú quen quen lại lương thiện thế sao lại làm nghề này?

– Tôi…

– A cháu nhớ ra rồi, trước đây chú làm nghề đồng nát phải không? Cháu vẫn nhớ con búp bê nhựa cụt một tay mà chú cho cháu đấy. Chú bảo nhà chú không có con gái.

– Tôi không nhớ nữa…

– Trong nhà này, có thứ gì chú thích, chú cứ lấy tất đi. Coi như cháu hậu tạ chú đã cứu mẹ con cháu hai mạng.

Lão móc trong túi chiếc điện thoại vừa lấy trộm, đặt ngay ngắn trên bàn:

– Tôi không cần gì cả. Mẹ con cô nên đến bệnh viện thăm khám cho an toàn.

Lão Liêu mở cửa, chầm chậm bước ra phía bóng đêm đặc quánh, những đốm đèn đom đóm nhập nhòe dẫn lối cho lão. Chân lão đạp lên gai, đạp lên đá, đạp lên những ổ gà, ổ voi lỗ chỗ. “Nom mặt chú quen quen, lương thiện thế sao lại làm nghề này”, câu nói của cô gái trẻ cứ quanh quẩn trong đầu lão mãi. Lão chợt tưởng tượng đến cảnh một lần nào đó, lão đi ăn trộm rồi bị đuổi đánh. Vợ con lão sẽ phải đến nhặt một cái xác còng queo, sứt mẻ như kẻ trộm chó trong bài báo kia. Cơn gió buôn buốt tốc vào mặt nhắc lão trở về thực tại. Và hình ảnh gương mặt mụ vợ với cặp môi thâm sì như hai miếng thịt trâu thái vội lại hiện lên. Tầm giờ này mà đi về tay không, thể nào mụ vợ cũng chửi cho tan mặt.

*

Lão Liêu len lén soi gương một hồi lâu. Bàn tay nham nhám sờ lên từng đường nét trên khuôn mặt rồi tự tát vào má. Sao mình lại làm cái nghề mạt hạng này cơ chứ? Lão nhớ những ngày bươn chải thu nhặt đồng nát, mệt mà vui. Gặp người này, người kia, hỏi han, bông đùa đôi ba câu sao thấy đời thoải mái, vô tư thế. Còn từ ngày hành nghề đạo chích, lão như con chuột, thoáng thấy bóng người là hốt hoảng chui tuột vào hang. Lão ngồi thụp xuống, khóc thút thít. Khóc cho nước mắt rửa trôi hết những sai lầm đã gây ra.

Lão quyết tâm bỏ thói trộm cắp vặt. Cái điện thoại di động lần đầu tiên trộm được, lão cũng đã chuộc lại, cẩn thận gói ghém vào bọc giấy báo, lén thả vào thùng thư trước cửa ngôi nhà hôm nọ. Mấy món trộm cắp lặt vặt khác giá trị nhỏ hơn, lão không nhớ hết và cũng chẳng có cách nào trả nổi. Điều đó khiến đầu lão vẫn còn day dứt.

Mụ vợ lão sau khi đọc mấy bài báo viết về tên trộm chó thì mấy đêm liền toàn gặp ác mộng. Mụ thấy mình trùm khăn tang trắng ngồi giữa đồng không mông quạnh, bên cạnh nấm mộ của chồng được đắp bằng những món đồ lão đã từng lấy trộm, cao chất ngất. Những cơn gió ầm ào ùa tới, chở đầy tiếng cười nhạo hả hê. Lần nào mơ đến đó, mụ cũng giật tỉnh, lòng dạ bồn chồn như lửa đốt. Mụ thay tính, đổi nết:

– Thôi thì quay lại kiếp đồng nát, ông ạ. Có no cùng hưởng, có đói cùng chịu. Chứ chém mồm, lỡ ông đi ăn trộm có mệnh hề gì thì mẹ con tôi cũng không sống nổi. Phải để dành đức cho con cái nữa.

– Bà nói chí phải! – Lòng lão Liêu nhẹ hơn chút – Từ ngày hành nghề đạo chích, cái mồm ăn miếng ngon nhưng mắt tôi chẳng đêm nào ngủ ngon được. Trên đời này, nghề đồng nát là hợp với tôi nhất rồi.

Nguồn thu của gia đình lại trở về cái thuở nhỏ giọt. Nhưng mâm cơm thi thoảng vẫn có khoanh giò, bát thịt. Lúc này, mụ vợ mới chịu khai ra chuyện mụ may mắn trúng vé số, được đâu tròm trèm ba chục triệu. Tiền ấy, mụ đã vạch ra những dự định tân trang nhan sắc. Nhưng rồi mụ nhận thấy, cái tuổi của mụ dẫu cưa sừng thì cũng không thành nghé được. Mụ thủ thỉ:

– Vậy là chúng ta cũng có một chút của để dành. Không chết đói đâu mà sợ! À mà này, nghe đồn thằng Tú có người yêu rồi đấy?

– Tuổi ấy yêu dần cũng là vừa rồi…

Bất chợt, lão Liêu ủ rũ nhìn ra phía con đường nhỏ đọng nước loang lổ. Sau những ngày mưa nắng thất thường, cỏ dại mọc lên lún phún hai bên. Rác rưởi quấn quanh cột điện thành những mảng nham nhở. Mùi nước cống rãnh xộc lên chua lòm. Vài hộ đã chuyển đi khỏi nơi này, để lại căn nhà quây bạt rách bươm. Mấy đứa trẻ trần truồng chơi trên ụ cát của công trình đang thi công dang dở. Con lão rồi đến cháu lão sẽ phải tiếp tục sinh ra và lớn lên ở đây? Công trình càng mọc lên cao, xóm Mái Tôn lại càng lủm xuống như bị bóp nghẹt. Thời gian bỏ quên xóm trong một vũng lầy tù đọng. Lão nghèn nghẹn:

– Ừ nhỉ, đứa con gái nào dám chui vào cái xó xỉnh nhà không ra nhà, lều không ra lều này.                                                                         

Đúng lúc ấy, thằng Tú vào nhà, tóc tai xơ xác:

– Mẹ cho con vay vài chục triệu được không?

– Cái gì? Cái gì?

Thằng Tú bối rối gãi đầu, gãi tai:

– Chẳng giấu gì bố mẹ, người yêu con mới sinh em bé! Con lên chức bố rồi.

Ngoài ô cửa, mặt trời đang cố trồi lên sau những tòa cao ốc nghễu nghện. Nắng tỏa xuống hong khô con đường đất…

Truyện ngắn của Phan Đức Lộc / Văn Nghệ CA

40 bức ảnh màu cực quý về tỉnh Hà Đông năm 1915

Khung cảnh thôn dã ở làng Định Công, chợ làng Thanh Liệt, các đô vật ở làng Xa La… là loạt ảnh màu cực sống động về tỉnh Hà Đông năm 1915 do nhiếp ảnh gia Léon Busy ghi lại.

Ảnh: Léon Busy / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Năm 1909, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) bắt đầu thực hiện dự án “Kho dữ liệu về Trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới và chụp tổng cộng 72.000 bức ảnh. Người được giao nhiệm vụ tiến hành dự án này tại xứ Đông Dương là nhiếp ảnh gia Léon Busy (1874-1951).
40 bức ảnh màu cực quý về tỉnh Hà Đông năm 1915

Một quán ăn ở vùng nông thôn tỉnh Hà Đông năm 1915. Tỉnh Hà Đông thời điểm này có địa giới tương ứng với một số huyện ngoại thành và một phần nội thành của thành phố Hà Nội hiện tại.

Làng Định Công ở tỉnh Hà Đông, 1915. Ngày nay nơi đây là phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Chợ làng Định Công.

Ngôi nhà bên ao nước ở làng Định Công.

Khung cảnh thôn dã ở làng Định Công xưa.

Khu nhà chợ lợp mái tranh ở làng Thanh Liệt, nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Cây đa và bến nước ở làng Mậu Lương, nay thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

Ông Hoàng Trọng Phu – Tổng đốc tỉnh Hà Đông và phu nhân trước biệt thự của mình, 1915.

Hình ảnh khác về vợ chồng ông Tổng đốc tỉnh Hà Đông.

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu và các thành viên gia đình.

Các con của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu.

Chân dung ông Hoàng Trọng Phu.

Bàn thờ gia tiên ở nhà ông Hoàng Trọng Phu, dịp Tết năm 1915.

Hoa thủy tiên trên bàn thờ gia tiên nhà ông Hoàng Trọng Phu.

Cổng khu lăng của quan Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà (gồm phần đất bốn làng Thịnh Quang, Nam Đồng, Khương Thượng và Yên Lãng), tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

Trong khuôn viên lăng Hoàng Cao Khải. Ông Hoàng Cao Khải là bố ông Hoàng Trọng Phu – Tổng đốc Hà Đông.

Khung cảnh thôn quê ở ấp Thái Hà.

Cảnh lụt lội ở ấp Thái Hà.

Nghĩa trang của giới quý tộc ở ấp Thái Hà trong trận lụt.

Các đô vật làm lễ tôn vinh Thành Hoàng trước khi giao đấu với nhau trong lễ hội Tết ở làng Xa La, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội.

Một quý ông ngồi trong sân nhà ở Xa La.

Quan Chánh tổng và các bô lão tập trung trước đình làng Nam Dư, nay thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Quan Chánh tổng được che lọng khi ngồi ở sân đình.

Viên quan địa phương đứng bên cổng đình.

Chiếc đầu trâu đặt trên bàn thờ trong đình.

Các bệnh nhân trong trại cùi ở Yên Duyên, nay thuộc phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Chân dung một bệnh nhân cùi ở Yên Duyên.

Những đứa trẻ bên ngoài một ngôi chùa ở Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay thuộc huyện Thanh Trì của Hà Nội. Người Pháp gọi chùa này là “chùa lò mổ” (Pagode de l’ abattoir).

Hình ảnh khác về “chùa lò mổ” ở Thanh Trì.

Một khu lăng mộ ở Hà Đông, 1915.

Những cây thùa trước lối vào khu lăng mộ.

Hai phụ nữ chuẩn bị lễ vật tại một đền chùa.

Con đường ven sông, 1914-1915.

Động Hương Tích ở danh thắng Hương Sơn, nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Cửa động Hương Tích.

Khung cảnh quanh chùa Giải Oan ở danh thắng Hương Sơn.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Bản đồ các tỷ phú giàu nhất mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ: Ông Phạm Nhật Vượng được xướng tên

Mặc dù có gần 8 tỷ người trên thế giới, nhưng chỉ có hơn 3.000 người là tỷ phú tính đến năm nay. Nhóm người nhỏ bé này lại có tài sản lớn trị giá 11,8 nghìn tỷ USD – tương đương với khoảng 11,8% GDP toàn cầu.

Những tỷ phú này sống ở đâu? Truman Du đã sử dụng dữ liệu từ Forbes để chỉ ra những tỷ phú giàu nhất thế giới.

Bản đồ các tỷ phú giàu nhất mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ: Ông Phạm Nhật Vượng được xướng tên - Ảnh 1.

Hoá ra, các tỷ phú sống tập trung về mặt địa lý nhiều hơn những gì mọi người thường nghĩ. Chỉ có 76 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới là nơi sinh sống của các tỷ phú. Và ngay cả trong những quốc gia này, vẫn có sự chênh lệch lớn giữa số lượng tỷ phú.

Mỹ nổi tiếng là một trong những nơi tập trung nhiều tỷ phú nhất. Đây là nhà của hơn 900 người giàu “nứt đố đổ vách”, trong đó Elon Musk là người giàu nhất trong số họ với giá trị tài sản ròng đáng kinh ngạc hơn 191 tỷ USD vào tháng 11 năm 2022. Tuy nhiên, đến tháng 12, ông chủ của đế chế thời trang LVMH là tỷ phú Bernard Arnault đã soán ngôi Elon Musk với khối tài sản 186,2 tỷ USD.

Trung Quốc có lượng tỷ phú cao thứ hai với 400 người siêu giàu có tổng tài sản ròng trị giá 1,45 nghìn tỷ USD. Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc là người sáng lập công ty nước giải khát Nongfu Spring – Zhong Shanshan.

Thật thú vị, không có mô hình rõ ràng nào về loại ngành hoặc lĩnh vực mà các tỷ phú này tham gia. Chỉ có Mỹ là ngoại lệ. Quốc gia này có một số lượng đáng kể các tỷ phú có liên quan đến ngành công nghệ.

Và có một điều khác cũng thú vị không kém. Đó là một số nguyên thủ quốc gia cũng được cho là tỷ phú và trong nhiều trường hợp, họ chính là những người giàu nhất quốc gia của mình. Nhưng sự giàu có của họ đôi khi rất đa dạng và quá khó để ước tính chính xác.

Một xu hướng nổi bật có thể dễ dàng nhận ra khi nhìn vào bản đồ về các tỷ phú trên thế giới chính là số lượng nam giới so với nữ giới. Trong số 76 tỷ phú có tên trong danh sách, chỉ có 7 người là phụ nữ. Trong số 3.311 tỷ phú trên toàn thế giới, chỉ có 12,9% là phụ nữ.

Điều đáng nói là dân số nữ tỷ phú này đang tăng lên. Theo Forbes, danh sách năm 2021 đã có 328 phụ nữ, nhiều hơn 36% so với năm 2020.

Tham khảo Visual Capitalist / Minh Phương / Nhịp Sống Thị Trường

ĐCSTQ thừa nhận có 130 chủng virus đột biến ở Trung Quốc

Ngày 20/12, ông Hứa Văn Ba, Giám đốc Viện virus thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, thừa nhận tại cuộc họp rằng trong 3 tháng qua, hơn 130 chủng virus đột biến đã được phát hiện ở Trung Quốc.

Ngày 20/12, ông Hứa Văn Ba, Giám đốc Viện virus thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, thừa nhận tại cuộc họp rằng trong 3 tháng qua, hơn 130 chủng virus đột biến đã được phát hiện ở Trung Quốc.

Sau khi người đàn ông Thiên Tân mắc COVID, ông phát hiện rằng lưỡi và răng của mình đã chuyển sang màu đen (bên trái); Vào ngày thứ 4 sau khi chẩn đoán mắc COVID, khuôn mặt của người phụ nữ An Huy trở nên đen kịt, như thể bị hủy hoại dung nhan (bên phải). (Ảnh: MXH)
Gần đây, dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã nhanh chóng nóng lên ở Trung Quốc. Rất nhiều bệnh nhân bị sốt, thậm chí nhiều người mắc COVID bị “phổi trắng”. Triệu chứng phổi trắng là đặc điểm nổi bật nhất của virus corona hồi đầu năm 2020.

Biến thể Omicron xâm lấn phổi nhẹ hơn và ít nghiêm trọng hơn. Cư dân mạng Đại Lục đã đặt câu hỏi về điều này: “Lò hỏa táng chất đầy người mỗi ngày! Liệu có còn là do Omicron nữa không?”
Ngày 20/12, Cơ chế kiểm soát và phòng thủ chung của Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức một cuộc họp báo tại Bắc Kinh. Ông Hứa Văn Ba cho biết đặc trưng chủ yếu của các chủng đột biến là sự gia tăng lây nhiễm và khả năng chống miễn dịch.

Ngày 22/12, Đài Châu Á Tự do dẫn lời một nhà nghiên cứu họ Lý từ CDC thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc tiết lộ rằng việc đột ngột “nới lỏng” công tác phòng chống dịch bệnh ở nhiều vùng tại Trung Quốc đã dẫn đến sự lây nhiễm chéo nhanh chóng của biến thể Omicron.

Số người nhiễm dịch và tốc độ đột biến gia tăng. Bên cạnh đó chủng Delta vẫn đang lây lan và tiếp tục biến chủng, khiến tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhà nghiên cứu này chỉ ra rằng do ĐCSTQ phong tỏa trong thời gian dài, nên chủng virus này không có thời gian để biến đổi từ Delta thành Omicron, vì vậy hai chủng virus này vẫn cùng tồn tại ở Trung Quốc.

Sau khi hai chủng đột biến này xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể đồng thời lây nhiễm vào cùng một tế bào, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Nhà nghiên cứu này cũng cho biết, trong các mẫu virus gần đây thu được từ những người nhiễm COVID-19 ở Bắc Kinh, Hà Bắc và những nơi khác, ngoài biến thể Omicron BF.7, còn có chủng Delta. Chủng này cũng được trộn lẫn với các chủng khác. Tỷ lệ tử vong khác nhau tùy theo khu vực.

Theo báo cáo của giới truyền thông Đại Lục, sau khi một người đàn ông ở Thiên Tân được chẩn đoán nhiễm bệnh, ông tình cờ phát hiện ra rằng lưỡi và răng của mình có màu đen.

Lớp phủ lưỡi rõ ràng là màu đen, giữa các kẽ răng còn có vết đen. Người đàn ông cho biết toàn thân ông đau nhức, sợ lạnh, như thể vừa trải qua một cuộc đại phẫu. Sau khi bức ảnh bị lộ, cư dân mạng Weibo châm chọc “ngọc châu đen” xuất hiện.

Mạng xã hội Weibo Trung Quốc cũng đưa tin sau khi được chẩn đoán nhiễm COVID-19, một phụ nữ ở An Huy bị sốt cao, khan tiếng, miệng nôn chôn tháo. Sang ngày thứ 4, không những cân nặng của cô giảm đi rõ rệt, da môi cũng bị bong tróc, da mặt sạm đi, trông như bị hủy hoại dung nhan.

(Nội dung tweet: “Thật không nỡ nhìn. Người phụ nữ trẻ rõ ràng là không thở được. Sau khi cô ấy gục xuống, những người xung quanh cô gọi: ‘Bác sĩ! Bác sĩ!’ Nhưng không bác sĩ nào tới. Cô ấy đã chết. Theo giọng của một số người trong video, tôi nghĩ rằng đây có thể là ở thành phố Trùng Khánh.”)

Khi dịch bệnh tiếp tục hoành hành, tính đến ngày 21/12, 42 viện sĩ của ĐCSTQ đã chết vì bệnh tật, hầu hết họ đều là đảng viên ĐCSTQ.

Theo báo cáo của “Nhật báo Giang Tây”, ông Chu Trị Hoành, cựu Chủ tịch Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tỉnh Giang Tây, kiêm Bí thư tổ đảng, đã qua đời tại Nam Xương lúc 7:10 ngày 20/12/2022, “do bệnh tật và điều trị không thành công”.

Ngày 19/12, ông Lưu Cát, cựu Phó giám đốc Ủy ban Thể thao Quốc gia, qua đời vì bệnh tại bệnh viện Bắc Kinh. Tờ “Kinh tế Trung Quốc Trực tuyến” đưa tin ông Lưu Cát đã chết “vì COVID và việc điều trị không thành công.”

Đến nay, đây là ca tử vong của quan chức cấp cao nhất chết vì COVID được công bố chính thức. Ông Lưu Cát từng chủ trì việc biên soạn và xuất bản cuốn “Tranh minh họa Tam đại biểu”, và giảng hơn 300 bài giảng về “Tam đại biểu” của ông Giang Trạch Dân ở nhiều cơ quan khác nhau.

Gần đây, khi giới chức báo cáo về cái chết của các quan chức cấp cao, về cơ bản họ đều nói rằng “do mắc bệnh và việc điều trị không hiệu quả”, mà không đề cập đến nguyên nhân cụ thể.

Tuy nhiên, cư dân mạng tin rằng cái chết của họ đều liên quan đến việc lây nhiễm virus Trung Cộng (COVID-19). Họ cười nhạo giới chức: “Nếu bạn không thể loại bỏ căn bệnh này, thì hãy loại bỏ tên của nó.”

(Nội dung tweet: “Trong các nhà tang lễ ở Bắc Kinh có quá nhiều xác chết chất đống bên ngoài, xếp hàng dài chờ hỏa táng. Các nhân viên tăng ca cũng thiêu không xuể, nhà tang lễ như địa ngục.

Theo tỷ lệ tử vong vì COVID 2/1000 ở New South Wales, nếu Bắc Kinh có 10 triệu người bị lây nhiễm, thì ít nhất 20.000 người sẽ chết. Xét đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của Bắc Kinh, dân số đông đúc, độc tính cao và tỷ lệ bệnh nặng cao, tỷ lệ tử vong sẽ tăng gấp đôi, tức gần 100.000 người đã chết.”)

Trong khi đó, hội nghị công tác kinh tế thường niên do ông Tập Cận Bình chủ trì gần đây, số quan chức cấp cao nhất vắng mặt nhiều nhất trong lịch sử, gồm các ông:

Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), Hà Vệ Đông (He Weidong): 2 phó chủ tịch Quân ủy,
Đinh Học Đông (Ding Xuedong): Phó Tổng bí thư điều hành của Quốc vụ viện ĐCSTQ,
Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi): Giám đốc Văn phòng các vấn đề Đài Loan của ĐCSTQ,
Dịch Cương (Yi Gang): Thống đốc Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ, v.v.
Ngoại giới nghi ngờ rằng họ vắng mặt vì mắc COVID.

Theo Lý Duyệt, Vision Times / Trí thức VN

Chiến tranh Ukraine: Kịch bản nào trong năm 2023?

Một xe tăng bị phá hủy của Nga tại thị trấn Sviatohirsk, Ukraine, mới được giải phóng

Cuộc xung đột tại Ukraine sắp bước sang năm thứ hai. BBC đã hỏi một số nhà phân tích quân sự về những diễn biến trên chiến trường có thể xảy ra trong năm 2023.

Liệu cuộc chiến này có kết thúc trong năm sau và bằng cách thế nào – trên chiến trường hoặc trên bàn đàm phán? Hoặc liệu nó có thể kéo sang năm 2024?

‘Cuộc tấn công mùa xuân của Nga sẽ mang tính cốt lõi’

Michael Clarke, Phó Giáo sư, Viện Nghiên cứu Chiến lược (Strategic Studies Institute), Exeter, Anh Quốc

Những kẻ tìm cách xâm lược quốc gia khác ở bất kỳ nơi đâu trên khắp lục địa Á-Âu rộng lớn cuối cùng phải chịu bản án mùa đông tại nơi đó.

Napoleon, Hitler và Stalin đều phải để quân đội của mình di chuyển khi đối mặt với mùa đông khắc nghiệt.

Và bây giờ – cuộc xâm lược của Vladimir Putin đi hướng ngược lại trên chiến trường – Vladimir Putin đang bố trí lực lượng của mình trong mùa đông để chờ đợi một cuộc tấn công mùa xuân.

Cả hai bên đều cần một thời gian dừng nhưng quân đội Ukraine thì lại được trang bị tốt hơn và có động lực tiếp tục chiến đấu, và chúng ta có thể kỳ vọng họ duy trì sức ép, ít nhất là tại vùng Donbas.

Xung quanh Kreminna và Svatove, họ đã tiến rất gần đến một bước ngoặt lớn – đẩy lùi quân Nga 40 dặm ngược về đường phòng vệ thiên nhiên tiếp theo, gần nơi mà cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng Hai.

Kyiv sẽ chần chừ dừng lại khi phần thưởng tức thì quá lớn. Các cuộc tấn công của Ukraine, tuy nhiên, có thể tạm ngưng ở miền tây nam, theo sau việc Kherson được giải phóng.

Vượt qua bờ phía đông của con sông Dnipro nhằm gây sức ép lên các tuyến đường bộ và tàu hỏa dễ bị tấn công kết nối giữa Nga và Crimea có thể cần rất nhiều công sức. Thế nhưng không bao giờ có thể loại trừ khả năng Kyiv tiến hành một cuộc tấn công mới, gây ngỡ ngàng.

Trong năm 2023, nhân tố quyết định chính sẽ là vận mệnh của cuộc tấn công mùa xuân của Nga. Putin đã thừa nhận khoảng 50.000 binh sĩ mới được huy động hiện đã ở trên chiến trường, và 250.000 người khác vừa được huy động đang tham gia huấn luyện cho năm sau.

Không có khả năng cho bất kỳ điều gì khác ngoại trừ việc thêm giao tranh cho đến khi lực lượng mới của Nga được dàn xếp trên chiến trường.

Một viễn cảnh khác chỉ có thể là lệnh ngừng bắn ngắn và không ổn định. Putin đã nói rõ là ông ta sẽ không dừng lại. Và Ukraine cũng đã nói rõ sẽ chiến đấu vì cuộc sống của mình.

‘Ukraine sẽ giành lại lãnh thổ của mình’

Andrei Piontkovsky, nhà khoa học và phân tích tại Washington DC

Ukraine sẽ chiến thắng bằng cách phục hồi hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, trễ nhất là trước thời điểm mùa xuân năm 2023. Có hai nhân tố định hình kết luận này.

Một là động lực, lòng quyết tâm và can trường của quân đội Ukraine và toàn thể quốc gia Ukraine, vốn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh hiện đại.

Lực lượng pháo kích của Ukraine đang tác chiến gần thành phố Bakhmut ngày 26/12
Chụp lại hình ảnh,Lực lượng pháo kích của Ukraine đang tác chiến gần thành phố Bakhmut ngày 26/12

Nhân tố nữa là có một sự thật rằng, sau nhiều năm nhân nhượng một nhà độc tài Nga, Phương Tây cuối cùng đã trưởng thành và nhận ra tầm quan trọng của thách thức lịch sử mà họ đang đối mặt.

Điều này được mô tả tốt nhất thông qua tuyên bố gần đây của Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg.

“Cái giá chúng ta trả là tiền. Trong khi cái giá mà người dân Ukraine trả là bằng máu. Nếu các chế độ độc tài thấy rằng sức mạnh đó được tưởng thưởng thì tất cả chúng ta sẽ phải trả một cái giá cao hơn nhiều. Và thế giới sẽ trở nên nguy hiểm hơn cho tất cả chúng ta.”

Thời gian chính xác cho một chiến thắng chắc chắn đạt được của Ukraine sẽ được quyết định theo tốc độ mà Nato có thể chuyển giao gói vũ khí tấn công quân sự mang tính chất thay đổi cục diện (xe tăng, máy bay, tên lửa tầm xa).

Tôi cho rằng Melitopol sẽ là một điểm giao chiến chính trong những tháng (có thể tuần) tiếp theo. Nắm thế kiểm soát Melitopol, quân đội Ukraine sẽ dễ dàng tiến ra biển Azov, cắt đứt tuyến liên lạc và hậu cần của Nga đến Crimea.

Việc Nga chấp nhận thất bại sẽ chính thức được thông qua tại các cuộc hội đàm mang tính kỹ thuật sau bước tiến công mang tính hủy diệt của Ukraine trên chiến trường.

Các quốc gia chiến thắng – Ukraine, Anh và Mỹ – sẽ định hình một kiến trúc an ninh quốc tế mới.

‘Không thấy có kết thúc’

Barbara Zanchetta, Khoa Nghiên cứu Chiến tranh, Đại học King’s College London

Vladimir Putin đã kỳ vọng về sự chấp nhận thụ động của Ukraine đối với hành động của quốc gia láng giềng mạnh hơn, và các quốc gia khác không có sự can dự mang ý nghĩa nào. Sự tính toán sai lầm này đã dẫn đến cuộc xung đột kéo dài, và dường như không thấy điểm kết thúc.

Mùa đông này sẽ khó khăn, khi Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine nhằm làm phá vỡ nhuệ khí và sức chống chọi của các cư dân vốn đã tan nát. Thế nhưng sức kháng cự của Ukraine thật đáng nể. Họ sẽ đứng vững. Cuộc chiến này sẽ kéo dài. Và kéo dài.

Viễn cảnh đàm phán là mong manh. Đối với một thỏa thuận hòa bình có thể đạt được, thì ít nhất một bên cần phải thay đổi các yêu cầu cốt lõi.

Không thấy có bằng chứng điều này đã xảy ra, hoặc có thể sớm xảy ra.

Xe tăng tại Donbas

Thế thì sau đó, cuộc chiến này sẽ kết thúc thế nào?

Cái giá của cuộc chiến tranh, cả về vật chất và con người, có thể phá vỡ mức độ cam kết của giới tinh hoa chính trị Nga. Yếu tố cốt lõi sẽ nằm bên trong lòng nước Nga.

Các cuộc chiến tranh trong quá khứ, mà sự tính toán sai lầm là yếu tố cực kỳ quan trọng, như Việt Nam đối với Mỹ, Afghanistan đối với Liên Xô, chỉ kết thúc theo cách này.

Các điều kiện chính trị trong nước thay đổi ở quốc gia có tính toán sai lầm, khiến việc rời đi – dù là “danh dự” hay không – là lựa chọn khả thi duy nhất.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu phương Tây kiên quyết ủng hộ Ukraine, trước những áp lực gia tăng trong nước liên quan đến chi phí chiến tranh.

Đáng buồn là cuộc chiến này sẽ là một cuộc chiến đấu của lòng quyết tâm chính trị, kinh tế và quân sự kéo dài. Và trước thời điểm cuối năm 2023, cuộc chiến này sẽ hầu như có thể vẫn tiếp diễn.

‘Không có kết quả nào khác ngoại trừ Nga bị đánh bại’

Ben Hodges, cựu tướng chỉ huy, Tư lệnh United States Army Europe

Thật quá sớm để lên một kế hoạch diễu binh mừng chiến thắng tại Kyiv nhưng Ukraine đang có tất cả động lực vào lúc này, và tôi không còn ngờ vực gì nữa là họ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này, có thể vào năm 2023.

Mọi thứ sẽ diễn ra chậm hơn trong mùa đông nhưng chắc chắn rằng các lực lượng của Ukraine sẽ có khả năng đối phó tốt hơn so với Nga vì tất cả các thiết bị mùa đông đều đến từ Anh, Canada và Đức.

Đến tháng Giêng, Ukraine có thể bắt đầu giai đoạn cuối cùng của chiến dịch giải phóng Crimea.

Chúng ta biết được từ lịch sử, một cuộc chiến tranh sẽ là phép thử của ý chí và sẽ là phép thử về hậu cần. Khi tôi thấy ý chí của người dân và binh sĩ Ukraine, và tình hình hậu cần được cải thiện nhanh chóng cho Ukraine, tôi không thấy kết quả nào khác ngoại trừ một thất bại cho Nga.

Việc Nga rút quân khỏi Kherson đã phần nào đưa tôi đến kết luận này. Đầu tiên là củng cố tâm lý cho người dân Ukraine, thứ hai là một sự hổ thẹn sâu sắc dành cho Điện Kremlin và thứ ba là trao cho lực lượng quân đội Ukraine một lợi thế tác chiến quan trọng – tất cả các phương pháp tiếp cận Crimea hiện đều nằm trong tầm bắn của các hệ thống vũ khí Ukraine.

Vladimir Putin

Tôi tin rằng vào cuối năm 2023 thì Crimea sẽ hoàn toàn trở về sự kiểm soát và thuộc chủ quyền của Ukraine mặc dù cũng có một dạng thỏa thuận nào đó cho phép Nga rút dần sự hiện diện hải quân tại Sevastopol theo từng giai đoạn… thậm chí đến hiệp ước (khoảng năm 2025), vốn đã tồn tại trước khi Nga sáp nhập trái phép Crimea.

Các nỗ lực tái thiết cơ sở hạ tầng Ukraine sẽ diễn ra dọc biển Azov, bao gồm các cảng quan trọng tại Mariupol và Berdyansk, và mở lại kênh đào Bắc Crimea (North Crimean Canal) dẫn nước từ sông Dnipro đến Crimea sẽ là một dự án quan trọng khác, thu hút sự quan tâm.

‘Chờ đợi điều giống nhau hơn’

David Gendelman, chuyên gia quân sự ở Tel Aviv

Thay vì nói “cách cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào” thì đây là những gì mỗi bên có thể đạt được trong giai đoạn tiếp theo.

Chỉ khoảng một nửa trong số 300.000 binh sĩ được huy động của Nga đã trong vùng chiến sự. Phần còn lại, cùng với các lực lượng được ngừng chiến đấu sau khi rút khỏi Kherson, đã mang đến cho Nga cơ hội tiến hành một cuộc tấn công.

Việc chiếm vùng Luhansk và Donetsk sẽ tiếp diễn nhưng bước đột phá quan trọng của Nga như di chuyển từ miền nam đến Pavlograd, thiết lập vòng vây đối với lực lượng Ukraine tại Donbas là ít khả thi.

Nhiều khả năng hơn là sự tiếp tục của các chiến thuật hiện tại – tấn công chậm các lực lượng Ukraine theo các hướng hẹp và tiến công chậm, như ở các khu vực Bakhmut và Avdiivka, với các chiến thuật tương tự có thể xảy ra ở khu vực Svatove-Kreminna.

Việc tiếp tục nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine và các cuộc tấn công khác vào hậu phương của Ukraine sẽ hoàn tất chiến lược chiến tranh tiêu hao này.

Các lực lượng quan trọng của Ukraine cũng được giải phóng sau khi quân Nga rút lui khỏi Kherson. Đối với họ, hướng có giá trị chiến lược nhất là hướng nam, tới Melitopol hoặc Berdyansk, nhằm cắt hành lang bộ của Nga tới Crimea. Đó sẽ là một chiến thắng lớn của Ukraine, và đó chính là lý do tại sao Nga đang củng cố Melitopol.

Một lựa chọn khác cho Ukraine là Svatove – thành công này sẽ đe dọa toàn bộ phần sườn phía bắc của toàn bộ phía tiền tuyến Nga.

Và câu hỏi lớn là bao nhiêu binh sĩ Ukraine có thể được huy động cho cuộc tấn công vào lúc này, và lộ trình nào mà Tướng Zaluzhnyi có trên bàn làm việc cho biết có bao nhiêu lữ đoàn và quân đoàn dự bị mới, đang được thiết lập sẽ sẵn sàng trong vòng một, hai hoặc ba tháng tới, tính từ thời điểm này, bao gồm nhân lực, xe thiết giáp và vũ khí hạng nặng.

Và sau khi lớp bùn đóng băng, chúng ta sẽ có lời giải đáp đối với câu hỏi này. Và câu trả lời sẽ đưa chúng ta đến gần hơn một chút đối với cách “cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào”.

Các nhà phân tích được lựa chọn dựa theo chuyên môn quân sự và sự tổng hòa các quan điểm của họ.

Theo BBC