Những địa điểm siêu “hot” vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách

Toàn tọa độ quen thuộc nhưng chưa bao giờ hết hot trong các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là Tết Dương lịch, mật độ du khách đổ về chơi, khám phá lại càng đông hơn bao giờ hết.

Trong khi nhiều người tranh thủ kỳ nghỉ Tết Dương lịch để sum họp gia đình thì cũng có không ít người tranh thủ thời gian này để đi du lịch. Dù chỉ có vài ngày nhưng đây cũng là thời điểm để thư giãn sau 1 năm làm việc vất vả và khởi đầu năm mới bằng một chuyến vi vu cùng người thân, gia đình hoặc bạn bè.

Và cứ đến mỗi dịp nghỉ lễ, những tọa độ dưới đây dường như luôn là nơi thu hút du khách từ khắp nơi đổ về. Không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, mà còn là nơi lý tưởng cho những chuyến đi ngắn ngày, không quá tốn kém nhưng vẫn đem lại những trải nghiệm tuyệt vời.

Sa Pa

Sa Pa là một địa điểm du lịch miền Bắc được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới thì sắc xuân lại càng cuốn hút, thôi thúc du khách ghé thăm. Mỗi dịp nghỉ lễ trong năm, người người nhà nhà lại xách balo lên và đi mặc dù biết kiểu gì tầm này Sa Pa cũng rất rất đông.

Sa Pa vào dịp đầu năm mới có một nét đẹp rất độc đáo và đặc trưng của miền núi Phía Bắc. Vào thời điểm đầu năm mới, thời tiết ở đây thường khá lạnh có khi là rét đậm nhưng người ta vẫn muốn đến để cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật từ băng tuyết và hoa cỏ phủ khắp các đồng ruộng, sườn đồi.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 1.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 2.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 3.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 4.

Ảnh: @Dương Quốc Hiếu,@Sapatravel, @hoajuly, @the_prabster

Đặt chân đến Sa Pa đầu năm mới du khách còn có thể được hòa mình vào các lễ hội truyền thống chào xuân độc đáo ở nơi rẻo cao Tây Bắc này. Du khách còn được chiêm ngưỡng một Sa Pa thơ mộng hơn trong màn sương mờ ảo bao trùm cảnh vật vô cùng ấn tượng. Đó cũng là một trong những điểm nhấn độc đáo khiến nhiều người cứ có dịp là lại rủ nhau đi Sa Pa.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 5.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 6.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 7.

Ảnh: @sapatravel

Tam Đảo

Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km lại khoác trên mình chiếc áo mùa xuân đẹp nao lòng, với một vị trí thuận lợi cùng khoảng cách gần như vậy rất thích hợp cho một chuyến du lịch ngắn ngày.

Nơi đây mang đến một không khí vừa trong lành lại yên tĩnh và riêng tư, có thể xoa dịu những căng thẳng học tập, công việc trong suốt năm qua. Bởi vậy nơi đây luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu vô cùng thích hợp cho một chuyến vi vu vui chơi Tết Dương lịch trọn vẹn.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 8.

Ảnh: Tam Đảo review

Hội mê sống ảo thích ngắm cảnh đẹp đều check-in tại nơi đây, thành phố này vẫn ẩn mình trong sương sớm những sáng se lạnh, lãng mạn và đủ trữ tình. Một trong những địa điểm thu hút đông khác nhất ở Tam Đảo phải kể đến Nhà thờ Tam Đảo. Đa phần du khách tới đây là các cặp đôi, nhóm bạn, gia đình… tranh thủ vui chơi trong dịp nghỉ Tết Dương lịch.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 9.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 10.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 11.

Ảnh: @Cúc Yên, @Hoài Thương, @_cuiyun

Ninh Bình

Ninh Bình chỉ cách Hà Nội gần 100km và là địa điểm hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm nhờ có cảnh quan đẹp cùng nhiều địa điểm check-in nổi tiếng. Như những dịp nghỉ lễ nhiều năm gần đây, cố đô Ninh Bình với hàng loạt danh thắng như Tràng An, chùa Bái Đính, đầm Vân Long, phố cổ Hoa Lư, Hang Múa… vẫn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 12.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 13.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 14.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 15.

Ảnh: @vietnamtravelaway, @cebupacificair, @yuukap1n

Nơi đây mang một vẻ đẹp cổ kính, hùng vĩ, những ngọn núi nằm giữa cánh đồng tạo thành một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp khiến ai đến đây cũng phải trầm trồ. Một chuyến du lịch Ninh Bình nhân dịp Tết Dương lịch không chỉ giúp du khách cảm nhận được trọn vẹn không khí năm mới xuân sang với những trải nghiệm thú vị.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 16.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 17.

Ảnh: @vietnam_awesome

Ngoài cảnh đẹp thì ẩm thực Ninh Bình cũng gây ấn tượng với những món ăn như gỏi nhệch, ốc núi, thịt dê, cơm cháy… Du khách cũng có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng bất kể cả phương tiện như xe máy, ô tô, xe khách,…

Đà Lạt

Đà Lạt là điểm du lịch đã quá quen thuộc với du khách yêu thích chuyến đi vừa có thể tận hưởng không khí se lạnh ở miền núi vừa được đắm mình trong khung cảnh nên thơ của hoa lá ngập tràn. Địa điểm này cũng không quá xa TP.HCM, đi lại dễ dàng và không quá tốn kém. Bởi vậy, mỗi năm cứ vào dịp Tết Dương lịch, Đà Lạt lại chào đón hàng chục nghìn du khách thập phương ghé thăm, cùng đón năm mới tại thành phố ngàn hoa.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 18.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 19.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 20.

Ảnh: @dalat.holic, @_im.rot_

Bên cạnh thời tiết đẹp lãng mạn, đến với Đà Lạt thời điểm đầu năm du khách còn được chiêm ngưỡng, tràn ngập trong sắc màu của muôn ngàn hoa. Những bông hoa anh đào, dã quỳ, hướng dương, cẩm tú cầu, biến Đà Lạt thành tọa độ sống ảo lý tưởng để lưu giữ những kỷ niệm thật tươi đẹp đầu năm mới.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 21.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 22.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 23.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 24.

Ảnh: @ngachen_, @thiezhuang, @reviewdalat

Vũng Tàu

Cách trung tâm TP.HCM chỉ khoảng 2 tiếng lái xe, biển Vũng Tàu là một trong những điểm đến yêu thích của du khách cho kỳ nghỉ ngắn ngày bởi sự thanh bình, không gian thoáng đãng, mát mẻ.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 25.

Ảnh: Kim Vinh

Với nhiệt độ dao động 25-29 độ C, Vũng Tàu quanh năm là mùa du lịch, đây cũng chính là lý do Vũng Tàu thường xuyên thu hút lượng lớn khách tới thăm vào mỗi dịp Tết. Chỉ cần nằm dài trên bờ cát mịn, nghe sóng vỗ rì rào dưới chân hay thưởng thức tiệc hải sản tươi ngon bên bờ biển thì việc tận hưởng kỳ nghỉ lễ tết ở biển Vũng Tàu thực sự là một gợi ý đầy hấp dẫn.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 26.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 27.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 28.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 29.

Ảnh: @mievatho, @anchoivungtau, @lth._

Có vô số địa điểm vui chơi, check-in sống ảo mà mỗi khi đến đây giới trẻ đều nháy cháy cả máy, như Bãi Trước, Bãi Sau, ngọn hải đăng, mũi Nghinh Phong, đồi Con Heo. Ngoài ra ở Vũng Tàu còn có các khu nghỉ dưỡng sang trọng và đa dạng để bạn thể tận hưởng gió biển tại mảnh đất này.

An Giang

Dịp Tết Dương lịch sắp tới, du khách có xu hướng lựa chọn những điểm đến trong nước có cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ và đồ ăn phong phú, tươi ngon. Một trong những toạ độ siêu hot ở khu vực miền Tây là An Giang. Dù không quá nổi tiếng như Đà Lạt hay Sa Pa nhưng đây là địa điểm ăn chơi, sống ảo tuyệt đẹp gây “đốn tim” biết bao người.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 30.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 31.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 32.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 33.

Ảnh: @vbid.app, @trunglna, @ngkhanhvukhoa

Nhắc đến du lịch An Giang, phần lớn chúng ta thường nhớ ngay đến Miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm, núi Sam, cánh đồng thốt nốt chụp ngược ánh hoàng hôn, cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa và nhiều điểm check-in ấn tượng.

Đặc biệt, ẩm thực của An Giang rất đa dạng với nhiều món ngon bình dị, dân dã nhưng vô cùng cuốn hút. Đến An Giang mà không “ăn sập cái bao tử” thì cũng hơi tiếc, bởi nơi đây vốn nổi tiếng với rất nhiều đặc sản ngon – bổ – rẻ không phải nơi đâu cũng có. Vậy nên vùng đất 7 núi được thiên nhiên ưu ái này đang là tọa độ lý tưởng mà du khách tìm về để tận hưởng một dịp lễ đầy thú vị.

 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 34.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 35.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 36.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 37.
 Những địa điểm siêu hot vào Tết Dương lịch, năm nào cũng nườm nượp khách - Ảnh 38.

Ảnh: @Nguyễn Hoàn Hảo, @sweetbee9543, @trangnhonho, @Sơn Đoàn

Mỹ: Tìm ra thuốc mới trị được cả ung thư và COVID-19

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra một cơ chế đặc biệt hỗ trợ sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể, có thể bị khóa bởi một loại thuốc họ đang nghiên cứu để chống ung thư.

Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia dẫn đàu bởi giáp sư Amy S.Lee. chuyên gia về hóa sinh và y học phân tử từ Trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California (Mỹ) đã phát hiện vai trò của một protein mang tên GRP78 trong sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Trong các thử nghiệm, ức chế được GRP78 sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus vào các tế bào của cơ thể, một điều quan trọng để chống lại các trường hợp bệnh nghiêm trọng.

Mỹ: Tìm ra thuốc mới trị được cả ung thư và COVID-19 - Ảnh 1.

Thuốc mới hứa hẹn điều trị cả COVID-19 và ung thư – Ảnh minh họa từ SCITECH DAILY

Đây là một phát hiện đầy hứa hẹn bởi trong khi vắc-xin hiện đã giúp nhiều người mắc bệnh nhẹ hơn, giảm tỉ lệ nhập viện, nhưng một thiểu số – thường là người mang các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn – vẫn có thể bị bệnh nghiêm trọng và tử vong. Các thuốc trị COVID-19 phổ biến lại ngày càng thua virus trong đường đua đột biến để thoát miễn dịch.

Thế nhưng nhóm nghiên cứu, với sự phối hợp của Trung tâm Nghiên cứu và sáng tạo Cleveland Clinic Floria, đã sẵn một loại thuốc ức chế được GRP78 dựa trên phân tử HA15.

Thuốc này ban đầu được phát triển để chống lại ung thư, bao gồm ung thư phổi. Nó có khả năng liên kết với GRP78 và khóa chặt protein này, tức có thể được sử dụng như thuốc trị COVID-19 cho bệnh nhân nặng.

Trong một nghiên cứu độc lập, giáo sư Lee và các cộng sự đang nghiên cứu hiệu quả của HA.15 trong bệnh ung thư, bên cạnh một chất ức chế FRP78 khác là YUM70. Nghiên cứu có sự cộng tác của Đại học Michigan này đã thành công bước đầu, khi cho thấy thuốc ngăn chặn việc sản xuất các protein KRAS đột biệt khiến ung thư trở nên kháng trị.

Tiềm năng ứng dụng của thuốc HA15 và YUM70 khá rộng, có thể dùng trong ung thư tuyến tụy, phổi, ruột kết… Vì vậy, cùng với nhau, hai nghiên cứu về COVID-19 và ung thư hứa hẹn sớm đưa ra thị trường một loại thuốc cứu mạng nhiều người.

Các nghiên cứu vừa được công bố trên hai tạp chí khoa học Nature Communications và Neoplasia.

Theo Nguòi Lao Động.

Top 12 quốc gia tiên tiến nhất về khoa học trên thế giới

Phân tích chi tiết về tiến bộ khoa học, những lợi ích do công nghệ mang lại và xu hướng khoa học của thế kỷ 21, trang web tài chính Insider Monkey đã xếp hạng 12 quốc gia tiên tiến nhất về khoa học.

Những quốc gia tiên tiến nhất về khoa học

Insider Monkey đã xếp hạng các quốc gia dựa trên điểm chỉ số h cho các bài báo khoa học của họ vào năm 2021. Chỉ số h đo lường tác động tổng hợp của đầu ra học thuật.

Dữ liệu được lấy từ Bảng xếp hạng quốc gia SCImago và từ Ngân hàng Thế giới.

Đại học Stanford là một trong các cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu của Mỹ
Đại học Stanford là một trong các cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu của Mỹ – (Ảnh: ĐẠI HỌC STANFORD).

1. Mỹ

Số lượng bài báo khoa học: 726.552.

Tổng điểm h-Index: 2.711

Hiện nay Mỹ chiếm vị trí số 1, vượt xa các quốc gia khác về khoa học với một khoảng cách rất lớn.

Các cơ sở nghiên cứu hàng đầu là Đại học Harvard, Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts.

Các tập đoàn hàng đầu của Mỹ tham gia vào R&D bao gồm Google, Microsoft, Apple, Amazon và Meta.

2. Anh

Số lượng bài báo khoa học: 243.792.

Tổng điểm h-Index: 1.707

Các viện nghiên cứu uy tín nhất của Anh là Đại học Oxford, Đại học College London và Đại học Cambridge.

3. Đức

Số lượng bài báo khoa học: 208.210

Tổng điểm h-Index: 1.498

Đức được biết đến với 28 người đoạt giải Nobel Vật lý.

Các cơ quan nghiên cứu hàng đầu bao gồm Hiệp hội Helmholtz, Viện Nghiên cứu và Chuyên gia Max Planck, và Hiệp hội Leibniz.

4. Canada

Số lượng bài báo khoa học: 130.786

Tổng điểm h-Index: 1.381

Canada tập trung cao độ vào các ngành khoa học nông nghiệp, y tế và môi trường. Đồng thời có hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới đào tạo ra một số nhà nghiên cứu giỏi nhất thế giới.

Ba học viện hàng đầu là Đại học Toronto, Đại học British Columbia và Đại học McGill.

5. Pháp

Số lượng bài báo khoa học: 128.210

Tổng điểm h-Index: 1.352

Đóng góp của Pháp cho nỗ lực khoa học toàn cầu là đáng kể trong các lĩnh vực vật lý, y học, hóa học.

Một số học viện hàng đầu gồm Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, Viện Nghiên cứu y tế và sức khỏe quốc gia và Đại học Sorbonne.

6. Hà Lan

Số lượng bài báo khoa học: 74.317

Tổng điểm h-Index: 1.206

Ba viện nghiên cứu hàng đầu là Đại học Utrecht, Đại học Amsterdam và Viện Hubrecht – được công nhận trên toàn cầu về uy tín học thuật.

Hà Lan cũng được coi là một trong những quốc gia tiên tiến nhất trong khoa học nông nghiệp.

7. Úc

Số lượng bài báo khoa học: 125.211

Tổng điểm h-Index: 1.193

Ba tổ chức nghiên cứu hàng đầu trong nước là Đại học Melbourne, Đại học Sydney và Đại học Queensland.

Đại học Melbourne có 8 người đoạt giải Nobel về nghiên cứu khoa học.

Úc có nhiều tập đoàn tham gia vào hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển).

8. Ý

Số lượng bài báo khoa học: 154.304

Tổng điểm h-Index: 1.189

Ba viện nghiên cứu hàng đầu của Ý bao gồm Hội đồng Nghiên cứu quốc gia, Đại học Sapienza của Rome và Đại học Milan.

9. Nhật Bản

Số lượng bài báo khoa học: 144.778

Tổng điểm h-Index: 1.171

Đóng góp về mặt kỹ thuật điện tử của Nhật Bản cho thế giới cao thứ ba, bao gồm 8% sản lượng toàn cầu.

Các viện nghiên cứu/học thuật hàng đầu của Nhật Bản bao gồm Đại học Tokyo, Đại học Kyoto và Đại học Osaka.

10. Thụy Sĩ

Số lượng bài báo khoa học: 57.331

Tổng điểm h-Index: 1.142

Có 4,3 bài báo khoa học trên 1.000 công dân Thụy Sĩ. Số lượng trích dẫn trung bình trên mỗi bài báo là 1,60.

Hai viện nghiên cứu hàng đầu là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ và Đại học Zurich.

11. Trung Quốc

Số lượng bài báo khoa học: 860.012

Tổng điểm h-Index: 1.112

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, với GDP là 18.000 tỉ USD tính đến năm 2021.

Ba cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Trung Quốc là Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Bộ Giáo dục Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại học Thanh Hoa.

12. Tây Ban Nha

Số lượng bài báo khoa học: 122.688

Tổng điểm h-Index: 1.073

Ba viện nghiên cứu khoa học hàng đầu của nước này bao gồm Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha, Viện Y tế Carlos III và Đại học Barcelona.

Theo Khoa học TV

Âm mưu thống trị thế giới của quân đội Trung Quốc

Báo cáo mới nhất của Ngũ Giác Đài phân tích những điểm quan trọng về sức mạnh và âm mưu thống trị thế giới của quân đội Trung Quốc

Tập Cận Bình phát biểu tại lễ bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào Chủ nhật, ngày 20 tháng 10 năm 2022. Ảnh: Getty Images

Theo qui định liên bang, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã ban hành bản báo cáo dài hơn 170 trang, vào ngày 29 Tháng Mười Một, phân tích và đánh giá lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People’s Liberation Army – PLA), gọi nước này là một “thách thức mang tính hệ thống và quan trọng nhất đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ cũng như đối với hệ thống quốc tế tự do và cởi mở.”

Bộ Chính trị Trung Quốc ngày càng tăng cường sử dụng quân đội nước này như một công cụ kiểm soát quyền lực và theo đuổi âm mưu bành trướng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thống nhất Đài Loan. Sau khi hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa vào năm 2020, quân đội Trung Quốc lấy năm 2027 làm mục tiêu đẩy nhanh sự phát triển tổng hợp của cơ giới hóa, thông tin hóa, và thông minh hóa các lực lượng vũ trang.

Ngũ Giác Đài nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty Images

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Ngũ Giác Đài cho biết tham vọng thống trị thế giới của Trung Quốc ngày càng rõ ràng hơn, phơi bày trong chiến lược của Trung Quốc “là theo đuổi quyết tâm và mở rộng sức mạnh quốc gia” cũng như kiểm soát “các khía cạnh của hệ thống quốc tế” nhằm tạo thuận lợi hơn cho hệ thống chính trị của nước này. Đây là một chiến lược đối nội và đối ngoại quan trọng của Trung Quốc.

Sau đây là một số điểm quan trọng rút ra từ báo cáo của Ngũ Giác Đài về quân đội Trung Quốc.

Tăng cường hiện đại hóa năng lực quốc phòng

Bộ Quốc Phòng Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành chương trình “cơ giới hóa, thông tin hóa, và thông minh hóa” vào năm 2027, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu “Phục Hưng Quốc Gia” với hy vọng quân đội nước này sẽ trở thành một lực lượng vũ trang “đẳng cấp thế giới” vào năm 2049, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có khoảng 2.2 triệu thành viên, so với 1.4 triệu thành viên của quân đội Hoa Kỳ. Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh là $261 tỷ cho năm 2021, ít hơn so với $801 tỷ của Ngũ Giác Đài. Trung Quốc và Mỹ có các học thuyết hạt nhân khác nhau, mặc dù họ dường như đang dần đi đến những mục đích giống nhau – dẫn đến sự bành trướng mạnh mẽ của Trung Quốc.

Ảnh: Getty Images

Bộ Quốc Phòng ước tính rằng kho dự trữ đầu đạn hạt nhân đang hoạt động của Trung Quốc đã vượt qua con số 400 và có khả năng đạt 1,500 vào năm 2035, khi nước này có kế hoạch “hoàn thành hiện đại hóa cơ bản” các lực lượng của mình. Điều đáng chú ý, Lực lượng Tên lửa của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLARF) đã thử nghiệm khoảng 135 tên lửa đạn đạo vào năm 2021, nghĩa là “nhiều hơn cả phần còn lại của thế giới cộng lại, không bao gồm việc sử dụng tên lửa đạn đạo trong các khu vực xung đột.”

Hải quân Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới tính theo số lượng tàu chiến và tàu ngầm, trong khi Không quân Trung Quốc xếp thứ ba trên thế giới về tổng số máy bay chiến đấu, theo báo cáo của Ngũ Giác Đài 2022.

Tăng cường áp lực ngoại giao, kinh tế, chính trị và quân sự đối với Đài Loan

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã dành một phần đáng kể phân tích những phát triển đầy tham vọng về cơ giới hóa, thông tin hóa, và thông minh hóa các lực lượng vũ trang của Trung Quốc” nhằm theo đuổi tham vọng thống nhất của Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Mặc dù Trung Quốc công khai ủng hộ việc thống nhất bằng biện pháp ôn hòa với Đài Loan, nhưng họ chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực. Chẳng hạn như quân đội Trung Quốc đã tiến hành 20 cuộc tập trận hải quân mô phỏng việc chiếm Đài Loan vào năm ngoái, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Trong năm 2022, tổng số lần các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan là 240 ngày.

Liệu Trung Quốc có thể xâm chiếm Đài Loan ngay bây giờ nếu muốn? Bản báo cáo của Ngũ Giác Đài đề cập đến bốn khả năng quân sự mà Trung Quốc có thể tiến hành chiếm đóng Đài Loan, nhưng không đưa ra bất kỳ dự đoán nào về thời điểm Bắc Kinh có thể tiến hành các khả năng này.

Đầu tiên, Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc phong tỏa trên không và trên biển để cắt đứt nguồn hàng nhập khẩu quan trọng của Đài Loan, kèm theo là các cuộc tấn công tên lửa hoặc chiếm giữ các hòn đảo, buộc Đài Loan phải đầu hàng. Điều này cũng có thể sẽ được bổ sung bằng chiến tranh mạng đồng thời kiểm soát luồng thông tin về cuộc xung đột nhằm cô lập chính quyền và người dân Đài Loan.

Máy bay huấn luyện K-8 của Đội biểu diễn hàng không Red Falcon thuộc Lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAAF) biểu diễn trong Air Show tại sân bay Đại Pháp Trường Xuân, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Khả năng thứ hai là Bắc Kinh có thể tiến hành “các hoạt động cưỡng bức hoặc vũ trang” nhằm vào cơ sở hạ tầng chính trị, quân sự, hoặc kinh tế để gây sợ hãi và suy giảm niềm tin của người Đài Loan vào chính quyền. Trong một chiến dịch như vậy, các lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Trung Quốc cũng thể đột nhập vào Đài Loan và tiến hành các cuộc tấn công vũ lực nhằm vào cơ sở hạ tầng hoặc các mục tiêu lãnh đạo.

Một khả năng khác là Trung Quốc có thể tiến hành một chiến dịch không quân và tên lửa nhắm vào các mục tiêu quan trọng của chính phủ và quân đội Đài Loan để làm suy giảm hệ thống phòng thủ, “vô hiệu hóa” ban lãnh đạo, hoặc làm suy yếu quyết tâm kháng cự của công chúng có thể được sử dụng.

Khả năng cuối cùng là Trung Quốc có thể sẽ tiến hành một cuộc xâm lược thực sự tấn công Đài Loan với chiến thuật đổ bộ toàn diện. Tuy nhiên, bản báo cáo lưu ý rằng một cuộc xâm lược đổ bộ quy mô lớn là “một trong những hoạt động quân sự phức tạp và khó khăn nhất” vì có thể khiến lực lượng vũ trang của Trung Quốc bị thiệt hại nặng và trở thành một rủi ro chính trị đáng kể đối với Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngay cả khi cuộc đổ bộ thành công. Tuy nhiên, Ngũ Giác Đài tin rằng Trung Quốc đã có khả năng tiến hành các hoạt động đổ bộ thần tốc trước khi xâm lược toàn diện, chẳng hạn như xâm chiếm đảo Pratas (đảo Đông Sa), đảo Itu Aba (đảo Thái Bình), hoặc đảo Kim Môn.

Ngũ Giác Đài tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc đã chọn năm 2027 là một năm mang tính bước ngoặt đối với việc thống nhất Đài Loan. Trong suốt năm 2021, quân đội Trung Quốc đã gia tăng “các hành động khiêu khích và gây bất ổn trong và xung quanh eo biển Đài Loan, bao gồm tăng cường các chuyến bay vào Khu Vực Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) của Đài Loan và tiến hành các cuộc tập trận chiếm đảo xung quanh một trong những hòn đảo của Đài Loan.”

Điều đáng lưu ý, bản báo cáo nhấn mạnh rằng tăng cường khả năng xâm lược Đài Loan là chiến lược của Trung Quốc, nếu không muốn nói là mục tiêu quân sự chính trong việc Trung Quốc tăng cường xây dựng lực lượng quân sự hiện tại.

Tiếp tục tranh chấp lãnh thổ

Báo cáo đề cập đến căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), vốn leo thang vào ngày 15 Tháng Sáu năm 2020 sau một cuộc giao tranh biên giới ở Thung lũng Galwan giữa hai nước, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và ít nhất 40 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Cuộc đụng độ này được cho là đẫm máu nhất giữa hai nước láng giềng trong suốt 46 năm qua.

Đầu Tháng Chín năm 2022, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tuyên bố cả hai nước bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới Gogra-Hotsprings ở phía Tây dãy Himalaya hai năm sau khi đụng độ đẫm máu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì số lượng lớn binh sĩ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) chia cắt hai nước. Đây là đường biên giới không chính thức được thiết lập sau cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1962. New Delhi và Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền hàng loạt khu vực dọc theo LAC, dẫn tới các vụ binh sĩ hai bên chạm mặt nhau thường xuyên.

Hải quân và Lục quân tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 24 tháng 8 năm 2022. Ảnh: Getty Images

Hình ảnh vệ tinh mới, do dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế thu được, cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một tiền đồn quân sự gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ, một động thái báo hiệu ý định triển khai quân sự lâu dài của Bắc Kinh tại một trong những điểm nóng của thế giới.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở Biển Đông vẫn không có dấu hiệu dừng lại khi Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Quần đảo Điếu Ngư) do Nhật Bản quản lý. Nhật Bản vẫn lo ngại về việc Trung Quốc liên tục  triển khai các tàu bảo vệ bờ biển và tàu đánh cá ở vùng biển tranh chấp.

Bản báo cáo của Lầu Năm Góc cũng xem xét áp lực “tăng cường” ngoại giao, kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc nhằm thống nhất Đài Loan. Xuyên suốt năm 2021 và năm 2022, quân đội Trung Quốc đã tăng cường vô số ‘hành động khiêu chiến và bất ổn gần eo biển Đài Loan. Báo cáo cũng nhấn mạnh Trung Quốc đang tăng cường kho vũ khí hạt nhân, và có thể tăng số lượng sở hữu đầu đạn gấp ba lần con số hiện tại.

Tham vọng bành trướng

Báo cáo của Ngũ Giác Đài nhấn mạnh rằng quân đội Trung Quốc đã áp dụng “các hành động nguy hiểm, cưỡng chế, và hung hăng hơn” trong suốt năm 2021 và đã tiếp tục chiến lược này trong năm 2022. Một viên chức cấp cao Ngũ Giác Đài nhấn mạnh: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​nhiều hành động cưỡng chế và hung hăng hơn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có một số hành động mà chúng tôi cho là nguy hiểm. Điều này bao gồm các tàu chiến và máy bay của quân đội Trung Quốc đã có những hành động không an toàn và không chuyên nghiệp.”

Tháng Tám năm 2022, quân đội Trung Quốc lần đầu tiên cử lực lượng tham gia cuộc tập trận chung tại Nga. Có thể thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa Tập Cận Bình và Puti thông qua các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.

Tờ Washington Post dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết Trung Quốc đang bí mật xây dựng một căn cứ hải quân ở Campuchia, nằm ở phần phía Bắc của quân cảng Ream thuộc vịnh Thái Lan. Đây là căn cứ hải quân đầu tiên ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Bắc Kinh, trong chiến lược xây dựng một mạng lưới các cơ sở quân sự trên khắp thế giới nhằm hỗ trợ cho tham vọng trở thành một cường quốc toàn cầu.

Việc xây dựng một cơ sở có khả năng tiếp nhận các tàu hải quân lớn ở phía Tây Biển Đông sẽ là một yếu tố quan trọng trong tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và sẽ tăng cường sự hiện diện của họ gần các tuyến đường biển quan trọng của Đông Nam Á.

Mai Vũ Phạm /Saigon Nhỏ

Mỹ được lợi hại những gì ở Ukraine?

TT Zelensky tặng lá cờ từ chiến trường Bakhmut cho Quốc Hội Hoa Kỳ.

Chuyến đi của ông Volodymyr Zelensky từ Bakhmut, tỉnh Donetsk, Ukraine qua Washington diễn ra trong bí mật như phim gián điệp. Buổi sáng ông đến thăm binh sĩ đang chiến đấu bảo vệ một thành phố đang bị quân Nga tấn công hàng ngày. Sau đó ông đi hơn 400 cây số đường bộ tới một phi trường Ba Lan gần biên giới, rồi bay 11 tiếng đến căn cứ Andrews, ở thủ đô Mỹ. Từ ngày Ukraine bị Nga xâm lăng ông chưa đi thăm thủ đô một nước nào trong khối NATO dù việc đi lại dễ dàng giản dị hơn nhiều.

Zelensky biết rằng Mỹ sẽ không viện trợ tất cả những thứ vũ khí mà Ukraine yêu cầu. Vì ông Joe Biden muốn tránh không để Vladimir Putin lấy cớ mở rộng cuộc chiến. “Khối NATO không muốn một cuộc chiến tranh trực tiếp với Nga,” ông Zelensky nói, “Họ không muốn thấy Thế Chiến Thứ Ba bùng nổ!” Tổng thống Biden cũng nghĩ như vậy. Nhưng ông Zelensky vẫn thấy cần thuyết phục quốc hội Mỹ, là cơ quan nắm “quyền chi tiền” cho Tòa Bạch Ốc!

Sự kiện ông Zelensky đứng nói trước các đại biểu cả hai viện quốc hội ở Washington đã là một thông điệp mạnh mẽ. Tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã khuyến cáo ông rằng chắc chắn Putin sẽ đánh, và đề nghị kế hoạch giải cứu ông ra khỏi thủ đô Kyiv. Các nước Âu châu cũng nghĩ rằng quân Nga sẽ chiếm được Kyiv trong vài ngày, và biết rằng gián điệp Nga đang thi hành kế hoạch ám sát Zelensky cùng toàn bộ các nhà lãnh đạo Ukraine. Nhưng Zelensky can đảm ở lại, thề sống chết với thủ đô Kyiv, tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng cự. Quân đội và nhân dân Ukraine đã chứng tỏ họ sẽ chiến thắng, họ chỉ cần thêm vũ khí và rất đáng được giúp! Trước khi ông Zelensky đến, quốc hội Mỹ đã biểu quyết các ngân sách $1.85 tỷ và $45 tỷ viện trợ Ukraine.

Volodymyr Ze­len­sky đã nói với các đại biểu quốc hội bằng ngôn ngữ kinh doanh của người Mỹ, như nhật báo The Wall Street Journal viết ngày 22 tháng 12: Giúp Ukraine là một cuộc đầu tư với lợi suất rất cao! Một đạo quân thù nghịch quan trọng bậc nhất của nước Mỹ đang bị đánh tơi tả, mà không một người lính Mỹ nào phải hy sinh!

“Nước Mỹ giúp Ukraine không phải là một việc làm phước thiện!” Ze­len­sky không đến Mỹ để xin bố thí! Tờ báo Wall Street vốn là tiếng nói của giới tư bản và khuynh hướng bảo thủ ở Mỹ dẫn lời kinh tế gia Tim­o­thy Ash mới phân tích lợi hại (costs and ben­e­fits): Giúp Ukraine là một cuộc đầu tư ít tốn kém đáng kinh ngạc (in­cred­i­bly cost-ef­fec­tive in­vest­ment): “Thiêu rụi sức mạnh quân sự của nước Nga mà chỉ tốn mấy phần trăm ngân sách Ngũ Giác Đài,” tức bộ quốc phòng Mỹ.

Volodymyr Zelensky đã được Biden hứa sẽ gửi ngay các tên lửa phòng không Patriot, nhưng biết trước rằng mình sẽ không được tặng những thứ mà ông tha thiết nhất: xe thiết giáp, chiến đấu cơ phản lực, và hỏa tiễn tầm xa.

Món thứ nhất bị từ chối là các hệ thống hỏa tiễn mang tên ATACMS, bắn tầm xa 300 cây số. Thứ nhì là các thiết giáp Abrams và chiến đấu cơ F-16. Muốn biết sử dụng các món này quân Ukraine cần được huấn luyện trong nhiều tháng. Nhưng trở ngại lớn nhất là việc bảo trì các xe tăng và máy bay này rất phức tạp, ở Mỹ vẫn phải thuê các nhà thầu tư nhân, mà không thể nào đưa các công nhân đó qua chiến trường Ukraine.

Món thứ ba bị từ chối là các máy bay nhỏ không người lái (drones) loại dùng để tấn công như MQ-1C Gray Eagle và MQ-9 Reaper, có khả năng đánh các mục tiêu ở xa, hoặc lấy tọa độ để thông tin cho pháo binh. Bộ Quốc Phòng Mỹ không muốn gửi cho Ukraine các thứ drones này vì sợ nếu bị bắn rớt, lọt vào tay Nga, sẽ bị khám phá nhiều bí mật về kỹ thuật rất quý mà Nga chưa hề biết.

Năm 1999, một chiếc máy bay “tàng hình” của Mỹ bị bắn rớt tại chiến trường Kosovo trong lúc giúp quân xứ này bảo vệ độc lập, chống chính quyền Nam Tư. Máy bay F-117 Nighthawk do công ty Lockheed sản xuất có khả năng tàng hình vì bên ngoài được sơn bằng một chất đặc biệt khiến máy radar không nhận ra được. Trung Cộng đã gửi người sang mua một mảnh của chiếc F-117, đem về tìm hiểu chất liệu bí mật trên. Tháng Giêng năm 2011, bản tin Associated Press tiết lộ rằng Trung Cộng đã chế tạo được những chiến đấu cơ tàng hình J-20 nhờ nghiên cứu các mảnh máy bay F-117 bị hạ này.

Dù Tổng thống Zelensky khẩn khoản yêu cầu nhưng chính quyền Biden vẫn không cung cấp cho Ukraine ba loại khí giới tối tân trên. Ông Zelensky có thể hy vọng trong tương lai Mỹ thay đổi ý kiến nếu quân Nga thay đổi chiến thuật hoặc bắt đầu sử dụng các vũ khí nguy hiểm hơn trong chiến trường Ukraine.

Trước đây, bộ quốc phòng Mỹ đã từ chối cung cấp cho Ukraine những dàn tên lửa HIMARS và Patriot. Nhưng khi Nga bắt đầu rút các bộ chỉ huy ra ngoài, ở rất xa mặt trận khiến các đại pháo không thể tấn công, thì Mỹ đã gửi qua các hệ thống HIMARS với khả năng pháo kích tới mục tiêu xa hàng trăm cây số. Tương tự, gần đây Nga bắn hỏa tiễn tầm xa liên tiếp tấn công hệ thống điện các thành phố Ukraine thì Mỹ quyết định sẽ gửi qua tên lửa Patriot có thể bắn chặn phá các hỏa tiễn Nga. Sự kiện này khiến Vladimir Putin phải chú ý. Trong cuộc họp báo ngày Thứ Năm 21 tháng 12, Putin tuyên bố quân đội Nga sẽ có vũ khí chống lại các mũi tên lửa Patriot.

Khi giúp khí giới cho dân Ukraine bảo vệ nền độc lập, nước Mỹ đang giúp tất cả các nước Âu châu chặn đứng mối đe dọa của Nga. Nếu dân Ukraine mất nước, Putin sẽ có thể tạo áp lực trên các quốc gia khác trước đây từng nằm trong Liên bang Xô Viết. Những nước Moldova, Georgia hiện đang giúp Ukraine vì mối lo đó, mà các nước ở trong vùng Trung Á châu cũng vậy.

Nhưng điều quan trọng nhất khiến Mỹ, Anh, Pháp, Đức phải giúp Ukraine là cuộc tranh hùng giữa hai hệ thống chính trị: Những nước dân chủ tự do phải đoàn kết chống cuộc bành trướng của các chế độ độc tài chuyên chế của Vladimir Putin và Tập Cận Bình.

Có những nhà chính trị nói rằng nước Mỹ phải bỏ Ukraine để lo ngăn chặn Trung Cộng. Nhưng Putin và Tập Cận Bình đã tuyên bố họ là những đồng minh thân thiết nhất. Cho tới nay, Trung Cộng vẫn không ngăn cản Putin trong cuộc phiêu lưu gây chiến, mặc dù bên ngoài vẫn nói tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Nếu để cho Putin nuốt trôi Ukraine thì cũng khuyến khích Tập Cận Bình nhòm ngó Đài Loan và các nước miền Đông châu Á.

Trước sau, Mỹ phải giúp Ukraine giữ gìn nền độc lập và thể chế tự do dân chủ. Viện trợ Ukraine còn khiến nước Mỹ được hưởng những lợi lộc khác trong tương lai. Nhà kinh tế Tim­o­thy Ash nói thẳng rằng: Cuộc chiến Ukraine là một cửa hàng trưng bày của các công ty sản xuất vũ khí của Mỹ, và Anh, Pháp, Đức, đối đầu với công nghiệp quân sự của Nga, Trung Cộng, cùng Bắc Hàn và Iran! Những quốc gia đứng ngoài, nếu đang tính mua xe thiết giáp hay hệ thống phòng không của Nga sẽ phải suy nghĩ lại coi có nên mua hay không. Họ sẽ tìm coi “hàng hóa” của các công ty Mỹ và Âu châu, trong đó Mỹ sẽ được lợi nhiều nhất.

Chính phủ Biden vẫn dè dặt không giúp Ukraine những vũ khí tối tân nhất vì muốn tỏ ra không muốn khiêu khích Vladimir Putin khiến ông ta phản ứng mạnh, mở rộng cuộc chiến qua các nước NATO. Nhưng họ có thể đã lo ngại quá đáng. Báo New York Times ngày 22 tháng 12 thuật lời Tướng Frederick B. Hodges, cựu chỉ huy lục quân Mỹ ở Âu châu, nói rằng, “Chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục quá lo lắng về mối nguy chiến tranh sẽ lan rộng, và quá coi thường khả năng sáng tạo và ứng biến của quân đội Ukraine trong cuộc chiến.”

Nếu Ukraine không bảo vệ được nền độc lập thì lịch sử sẽ ghi một tiền lệ: Một nước nhỏ bị một nước lớn chiếm gọn bằng sức mạnh quân sự, mà thế giới không làm gì được! Các nước Á châu sẽ phải kinh hoàng thấy Putin gợi ý cho Tập Cận Bình noi gương! Cho nên người Việt Nam phải chọn thái độ trong cuộc chiến Ukraine: Không chấp nhận để tiền lệ đó xảy ra.

Ngô Nhân Dụng /VOA